Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
a. Lý do chọn đề tài
- Ngành chế biến thực phẩm đang là vấn đề nhạy cảm hiện nay bởi đây là ngành
mà mặt hàng trực tiếp ảnh hưởng đế sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên
không ít trường hợp có liên quan như: vụ nhiễm sữa có Melamin, thức ăn ướp
nhiều hóa chất công nghiệp độc hại làm ảnh hưởng đế sức khỏe, tính mạng
người sử dụng, Công ty Vedan và hàng loạt doanh nghiệp khác xả trộn chất thải
phá hoại môi trường và những vấn đề về trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp đã được xã hội đặt lên bàn cân
- Những qui định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bình
đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo
và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng thể hiện trong bộ quy tắc ứng
xử (Code of conduct-COC) được Liên hiệp Quốc, các qui định pháp luật
- Doanh nghiệp mong muốn sự phát triển bền vững phải tuân thủ những chuẩn
mực về vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát
triển cộng đồng. Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực
hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm đối với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác
dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Bằng
chứng là họ có thể thực hiện trách nhiệm đạt tới một chứng chỉ quốc tế hoặc áp
dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of conduct-COC). Đó cũng là nguyên
nhân góp phần cho nền kinh tế phát triển.
- Trách nhiệm xã hội là giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa doanh nghiệp, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi người lao động, chống tham nhũng, bảo
vệ môi trường, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động, thu hẹp
khoảng cách nhân viên và lãnh đạo, và góp phần phát triển xã hội lợi ích cộng
đồng.
Vì những lợi ích trên, nhóm 5 chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao trách nhiệm
xã hội của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Masan (Masan Food)” trên địa bàn thành phố Hồ
chí Minh”
b. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các khía cạnh, vai trò của trách nhiệm xã hội nói chung
- Nghiên cứu các khía cạnh trách nhiệm xã hội của Công Ty TNHH TM Quang Ninh.
( hành tỏi)
- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp về trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp chế
biến thực phẩm đã và đang áp dụng
- Tìm ra những vấn đề và giải pháp mà doanh nghiệp còn bỏ qua hay chưa áp dụng
mà cần thiết cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
c. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài sẽ tìm hiểu các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các chuyên gia thế giới
và Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm...
2
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
-
Từ đó đề xuất một số mô hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và để chọn một mô
hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội thiết thực với doanh nghiệp làm cơ sở lý
thuyết của đề tài
- Nghiên cứu một số giải pháp của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên
thế giới đã và đang thực hiện, chủ yếu của các nước tiên tiến những mặt tốt, mặt
chưa tốt của các giải pháp này so với tình hình Việt nam.
- Nghiên cứu thực trạng ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, thực trạng các giải pháp của các doanh nghiệp đã và đang thực hiện liên
quan đến trách nhiệm xã hội thông qua trao đổi với các chuyên gia, lập và điều tra
qua bảng câu hỏi thăm dò ý kiến, sau đó phân tích, đánh giá những mặt tốt, mặt
chưa tốt của các giải pháp này so với mô hình lý thuyết.
- Thiết kế nghiên cứu các đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có tham
khảo ý kiến các chuyên gia và bảng câu hỏi điều tra để đánh giá mức độ tin cậy của
các giải pháp tác giả đề xuất.
d. Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội
- Giải pháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
e. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
2. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp định tính:
- Thu thập ý kiến của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp ngành chế biến thực
phẩm
- Thu thập ý kiến của người tiêu dùng
- Thu thập ý kiến của người lao động
- Phương pháp chuyên gia
- Các ý kiến này là cơ sở để lập bảng câu hỏi điều tra các giải pháp về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
Phương pháp định lượng:
- Đối tượng thu thập thông tin: Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh: Công ty
- Đối tượng điều tra trực tiếp:
- Chủ doanh nghiệp
- Người lao động
- Nhà cung ứng
- Người tiêu dùng
Cụ thể:
Lập bảng câu hỏi điều tra về giải pháp mà các doanh nghiệp ngành chế biến thực
phẩm đã và đang thực hiện nhằm phân tích và đánh giá về hiệu quả đạt được và
chưa được
Lập bảng câu hỏi điều tra về giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm mà tác giả đề xuất để kiểm chứng độ tin cậy
3. Bố cục của luận văn
Ngoài chương mở đầu và chương kết luận, đề tài còn bao gồm 4 chương chủ yếu sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội,
3
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Chương 2: Tổng quan về doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh và thực trạng giải pháp về trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp này
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực trạng giải pháp về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
Chương 4: Nghiên cứu giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.1.Lịch sử hình thành khái niệm trách nhiệm xã hội
Cách đây hơn một trăm năm, có một triết gia đã nêu lên một cách khoa học những
vấn đề lớn trong xã hội có thể trở thành “mầm mống tự hủy diệt” trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường. Ngày nay con số mầm mống này càng lớn hơn.
Những vấn đề cổ điển vẫn còn đó, cộng thêm những vấn đề mới do xã hội hiện đại
tạo ra. Trong đó, môi trường là một vấn đề cụ thể, cấp bách, có ảnh hưởng sâu rộng, và
tiêu cực cho cả tương lai phát triển lẫn giá trị văn hóa, xã hội. Nếu xã hội không có ý thức
trách nhiệm rõ ràng về nó và có hành động thích ứng, sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái về
mặt vật chất lẫn tinh thần.
Khoa học ngày nay đã cho con người nhiều phương tiện hiện đại hơn để các quy
trình sản xuất ngày càng có hiệu suất cao hơn. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có những hệ
quả làm đảo lộn trật tự thiên nhiên với cái giá khó lường hết trước được, đặc biệt là trong
lĩnh vực môi trường.
Môn nghiên cứu Kế toán môi trường (environmental accounting) tương đối mới.
Người ta đã bàn đến nó từ những năm 1960. Nhưng ngay cả ở những nước tiên tiến, môn
này cũng chỉ mới được sự chú ý và phát triển trong vòng 20 năm nay. Những vấn đề chính
mà ngành Kế toán môi trường đặt ra là:
- Khi ta sử dụng một công nghệ sản xuất có những chất thải có thể gây nguy hại vệ
sinh sức khỏe về lâu cho công nhân và xã hội, thì làm sao định cái giá này, ai phải trả, và
phải tính nó như thế nào trong con số tổng sản lượng quốc gia (GDP)?
- Khi ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở một mức mà thiên nhiên không kịp và
không thể tái sinh (rừng, mỏ quặng…) thì ta cũng phải trả một cái giá (khai thác rừng bừa
bãi sẽ gây ra lũ lụt, khai thác quặng mỏ cho cái lợi hôm nay còn khi ta cần thêm trong
tương lai mà không còn nữa thì sao?). Trong cách tính GDP theo Hệ thống Kế toán Quốc
gia của Liên Hiệp Quốc (Systems of National Accounts) thì khai thác tài nguyên thiên
nhiên đang được tính như là một số cộng mà đáng lẽ phải là số trừ.
Ngoài ra, ta còn phải trả một cái giá nữa cho những tiện nghi hàng ngày của ta. Ta
cần chiếc xe gắn máy để di chuyển. Nhưng thử nhìn hình ảnh hàng vạn trẻ em được cha
mẹ chở trên chiếc xe đến trường hai lần mỗi ngày, trên đường phải hít bụi, khí độc từ khói
xe, ngày này qua ngày khác. Cái giá mà bản thân phụ huynh, trẻ em, gia đình và xã hội
phải trả, có được ý thức và quan tâm đúng mức chưa?
Trong cuộc chiến vượt khó để làm giàu, chúng ta có thể hiểu được những u muội,
vô cảm, thiếu ý thức đang bao trùm lên toàn xã hội. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận
và phải trực diện với những cái giá phải trả.
Nhìn qua Trung Quốc với những thành tích phát triển lớn lao trong ba thập niên
qua, trung bình 8-10% mỗi năm. Nhưng đồng thời Trung Quốc đang chịu một gánh nặng
do những hậu quả tác hại môi trường. Một số nghiên cứu quốc tế đã cho rằng nếu tính
thêm những cái “nợ” môi trường mà Trung Quốc đã tạo ra thì thu nhập của nước này chỉ
tăng một nửa của con số chính thức, chỉ còn khoảng 4-5%/năm.
Hơn nữa, số nợ cũ sẽ tiếp tục tích lũy và lớn dần từng năm, đến một lúc nào đó số
lãi phải trả hàng năm cho cái nợ vô hình này sẽ lớn hơn mức tăng trưởng, mức thu nhập
của người dân sẽ giảm, dẫn đến những xáo trộn kinh tế, xã hội, chính trị… bất ngờ, không
5
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả thế giới. Ở một mức độ nhỏ hơn là Thái Lan cũng
cùng chung số phận, hồ hởi tăng trưởng để rồi thức giấc mới thấy cái nợ khổng lồ trước
mắt.
Chúng ta không có con đường nào khác hơn để đi ra khỏi vòng nghèo đói hơn là
phải phát triển, làm giàu bằng cách tận dụng mọi cơ hội sẵn có và có thể có. Đúng là có
thực mới vực được đạo, nhưng bao giờ chúng ta cũng có sự lựa chọn giữa phát triển mù
quáng và phát triển sáng suốt. Phát triển sáng suốt là phát triển có văn hóa. Đơn giản nhất
là chúng ta phải biết chúng ta đang làm gì, sinh ra hệ quả gì và phải biết hổ thẹn với lương
tâm.
Những chùa Một Cột, truyện Kiều, những lăng tẩm này, những di tích lịch sử nọ có
giá trị gì khi ta còn thờ ơ vô cảm với những “làng ung thư”, với những nhà máy xi măng,
nhà máy dệt gần khu dân cư hàng ngày thải cả tấn chất, bụi ô nhiễm độc hại, và hàng loạt
những vấn đề môi trường khác mà chúng ta chứng kiến và là nạn nhân của nó hàng ngày?
Xã hội còn thờ ơ trước những vấn đề xã hội vì thiếu ý thức, tưởng rằng đó là
chuyện của người chứ không phải chuyện của ta. Ý thức trách nhiệm xã hội phải được
giáo dục từ lúc “lên ba” đến lúc lìa đời. Đó là trách nhiệm của toàn xã hội, và vì lợi ích
chung của xã hội. Dân có “biết” việc để tự giác và để biết đặt vấn đề đúng thì quan với
dân mới có thể cùng nhau hành động trong tinh thần trách nhiệm.
Vấn đề công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội đã được đặt ra từ
rất sớm trong lịch sử nhân loại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, đây vẫn là
những vấn đề mang tính cấp thiết đối với tất cả quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam
trong quá trình phát triển, hội nhập và giao lưu quốc tế.
1.2.Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội:
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về trách nhiệm xã hội:
Friedman, 1970
Từ những năm 1970, luận điểm nổi tiếng của nhà kinh tế học Milton Friedman,
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ” đã chiếm lĩnh các
diễn đàn tranh luận từ giới khoa học, chính trị đến các tầng lớp doanh nhân. Khái niệm
“trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility) nhanh chóng trở
thành xu hướng của tầng lớp tiến bộ ở các nước phát triển.
Sau gần 30 năm, quan điểm này tiếp tục phát triển và phổ biến rộng rãi, thành một
nguyên tắc bắt buộc cho hầu hết các tập đoàn và công ty đa quốc gia. Không những ràng
buộc trong phạm trù đạo đức, phần lớn các nguyên tắc này đã được luật hóa, hoặc được
công nhận bất thành văn trên sân chơi toàn cầu.
Khai triển cùng hai ý trên, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, phát triển có văn hóa
phải chăng là kinh doanh để vừa sinh lợi nhuận vừa cống hiến cho xã hội? Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp nên được hiểu như thế nào, là mục tiêu, động lực hay chiến lược để
công ty phát triển thành công? Và trong quá trình gia nhập con thuyền kinh tế thế giới, khái
niệm trên sẽ có ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
1.2.2. Một số nghiên cứu của Việt nam về trách nhiệm xã hội:
Một số nghiên cứu của Việt nam về trách nhiệm xã hội, chủ yếu là chủ trương, chính sách,
các qui định của Nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các qui định
pháp luật có liên quan đến ngành chế biến thực phẩm
6
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
ISO 22000
Tiêu chuẩn mới ISO 22000:2005 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm
bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuổi dây chuyền cung ứng về thực phẩm được xây dựng bởi
những chuyên gia & tổ chức quốc tế về lĩnh vực thực phẩm có kết hợp với những nguyên
tắc của hệ thống HACCP về vệ sinh thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point
- Phân tích mối nguy & kiểm soát những điểm trọng yếu trong quá trình sản xuất - chế biến
thực phẩm) và với Ủy ban thực phẩm CODEX (CODEX - Cơ quan liên kết giữa Tổ chức
lương nông thế giới của Liên hiệp quốc FAO (United Nations’ Food and Agriculture
Organization) và Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) để biên soạn các
tiêu chuẩn về thực phẩm).
Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể được đưa vào bất kỳ giai đoạn nào của
dây chuyền cung ứng thực phẩm do vậy kiểm soát đầy đủ xuyên suốt trong toàn chuỗi dây
chuyền là cần thiết, do vậy an toàn thực phẩm là trách nhiệm liên ngành được đảm bảo
thông qua sự liên kết giữa các bên tham gia vào chuổi quá trình này. Đây là tiêu chuẩn mới
cho phép áp dụng đối với tất cả loại hình tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... liên quan trong
chuỗi dây chuyền thực phẩm để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Phạm vi áp dụng bao gồm
từ sau thu hoạch nông nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cho súc vật, nhà sản xuất thiết bị phục
vụ sản xuất thực phẩm, những nhà sản xuất ở giai đoạn đầu đến các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến, vận chuyển, lưu giữ, lưu kho thực phẩm và kể cả những cửa hàng bán lẽ và đại lý
dịch vụ thực phẩm, những tổ chức liên quan như cung cấp thiết bị, bao gói, nhà cung cấp
chất phụ gia thực phẩm, những doanh nghiệp/tổ chức làm dịch vụ vệ sinh - dọn dẹp trong
các nơi chế biến, sản xuất, buôn bán thực phẩm.
Các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao
đáng kể trong các quốc gia phát triển và đang phát triển vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn mới
ISO 22000:2005 là rất cần thiết.
Các mối nguy về sức khỏe, các căn bệnh từ an toàn thực phẩm có thể gây ra các chi
phí đáng kể cho các quốc gia từ việc điều trị bệnh, mất việc, chi phí bảo hiểm, bồi thường.
ISO 22000:2005 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một tổ chức/doanh nghiệp cần chứng minh năng lực
quản lý các mối nguy trong dây chuyền sản xuất - chế biến thực phẩm để có thể cung cấp
sản phẩm cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật
định về an toàn thực phẩm.
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005 tạo điều kiện cho việc hợp tác
giữa các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói,
lưu kho, cung cấp thiết bị & dịch vụ... thực phẩm nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin
và kinh nghiệm về việc thống nhất hóa các chuẩn mực quốc tế về an toàn thực phẩm.
Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 gồm có các tiêu chuẩn sau đây:
ISO/TS 22004, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Hướng dẫn áp dụng ISO
22000:2005 ban hành vào tháng 11/2005 (Food safety management systems - Guidance on
the application of ISO 22000:2005).
ISO/TS 22003, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Các yêu cầu cho các tổ chức
đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management
systems - Requirements for bodies providing audit and certification of food safety
management systems) sẽ ban hành vào Quý 1/2006.
ISO 22005, Liên kết chuẩn trong chuỗi dây chuyền thực phẩm và thức ăn súc vật những nguyên tắc & hướng dẫn chung cho thiết kế và phát triển hệ thống (Dự thảo tiêu
chuẩn - DIS) (Traceability in the feed and food chain - General principles and guidance for
system design and development, Draft International Standard).
7
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường có tên là ISO 14000
Tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 2004 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu (mà doanh nghiệp
áp dụng ISO phải thực hiện) và hướng dẫn sử dụng.
Tiêu chuẩn ISO 14004 phiên bản 2004 là tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn chung về
nguyên tắc và hỗ trợ. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 còn nhiều tiêu chuẩn khác đề cập đến các khía cạnh
khác nhau trong quản lý môi trường như ISO 14020s về nhãn môi trường hay ISO 14040s
về đánh giá vòng đời sản phẩm LCA....
Tóm lại để thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO và có thể
nhận chứng chỉ thì chỉ cần đáp ứng ISO 14001 là đủ, các tiêu chuẩn khác chỉ dùng để tham
khảo thôi nhé.
Để làm ISO cho 1 nhà máy
Có 2 việc cần thực hiện để bắt đầu:
1. Sếp cao nhất của nhà máy phải đề ra Chính sách môi trường của nhà máy và
thông báo nội dung chính sách đó cùng với dự định áp dụng ISO 14001 cho toàn thể cán
bộ/công nhân trong nhà máy
2. Bạn cần tiến hành "Phân tích môi trường ban đầu" để xác định và đánh giá xem
đâu là những "Khía cạnh môi trường nổi bật" của nhà máy bạn.
Theo kinh nghiệm của W thì các KCMT nổi bật của công ty bạn có thể là:
- Tiêu thụ nước và thải ra nước thải
- Tiêu thụ năng lượng: điện, than, gas...
- Chất thải rắn
ISO 14001:
1. Tích lũy kiến thức & kinh nghiệm liên quan đến các loại hình sản xuất khác
nhau, càng nhiều càng ít. Có thể đọc qua các báo cáo ĐTM phần phân tích các tác động
môi trường (tuy nhiên lưu ý là các báo cáo nhiều khi chỉ mang tính hinh thức cho đủ thủ
tục nên hay viết lung tung)
2. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường
3. Các tiêu chuẩn TCVN về môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn...), các văn
bản pháp qui về môi trường. Đặc biệt lưu ý đến các qui định về lập/thẩm định ĐTM hoặc
bản đăng ký đạt TCMT, quản lý chất thải nguy hại, giám sát môi trường...
4. Các nguyên tắc sản xuất sạch hơn, quản lý chất thải rắn, 3R...
5. Quản lý hệ thống môi trường (các loại ISO)
6.Các tiêu chuẩn nói trên đều thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (bộ tiêu chuẩn này
còn nhiều nữa cơ ). Để đi làm trong các doanh nghiệp FDI trong các KCN thì chỉcần tìm
hiểu về ISO 14001-2005.
1. Nếu đã xác định được các khía cạnh môi trường thì làm cách nào mình có thể
xác định những khía cạnh MT quan trọng? Theo như mình biết là có thể dùng phương pháp
trọng số nhưng phương pháp đó thực hiện như thế nào mình không biết rõ.
Phương pháp thì nhiều lắm nhưng thông thường người ta sẽ tính điểm cho từng
khía cạnh môi trường để đánh giá xem cái nào là quan trọng. Các tiêu chí dùng để chấm
điểm thường là:
- Mức độ chấp hành luật
- Mối quan tâm của công ty (lãnh đạo) đến KCMT đó
- Tác động kinh tế của KCMT đó đến hoạt động của công ty
- Tác động môi trường gây bởi KCMT đó
- Đó là phương pháp, còn kỹ thuật thì rất nhiều và tùy chọn, mỗi công ty/chuyên gia
khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Nếu bạn ở HN thì
có thể liên hệ với tôi, tôi sẽ cho bạn mượn một số tài liệu.
8
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
2. Nếu như công ty muốn chứng nhận ISO 14001 đã từng áp dụng SXSH vậy thì
công ty đó có những lợi thế gì?
Công ty bạn sẽ có nhiều thuận lợi vì bạn có sẵn các số liệu kiểm toán năng
lượng/tài nguyên... và đã/đang thực hiện các chương trình cải tiến về môi trường, đã có sẵn
các mục tiêu cải tiến và các chỉ số đánh giá kết quả...
Đầu vào & đầu ra là thế này: xuất phát từ cá tác động môi trường tiêu cực được
chia làm 2 loại:
1. Làm cạn kiệt tài nguyên
2. Gây ô nhiễm nên khi phân tích/đánh giá các KCMT người ta tách ra 2 loại riêng
để đánh giá cho đúng với bản chất gây tác động môi trường của chúng:
1. Các KCMT tiêu thụ tài nguyên/năng lượng: thường là các đầu vào cần thiết cho các quá
trình SX như điện, nước, gas, than....
2. Các KCMT gây ô nhiễm: tức là các phát thải (đầu ra) như khói, nước thải, CTR...
Việc lập bảng đánh giá đó là một trong những cách phân tích xem xuất phát điểm của
doanh nghiệp có đáp ứng không (Gapysis) và cần phải bổ sung gì, việc này là không bắt
buộc và thường được làm dựa trên các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001. Thời mới vào nghề
mình cũng có làm nhưng bây giờ quen rồi thì không dùng nữa.
Cách dùng bảng trên mạng thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp ở "tây" thôi vì
nền tảng quản lý của họ thường hơn các DN ở VN mình nhiều. Các DN ở VN trước khi
làm ISO 14001 thường chẳng có chính sách, mục tiêu hay KPI gì cả (bạn có thể thấy trong
bảng câu hỏi thường bắt đầu với câu "DN đã có policy chưa???..."). Vì vậy mà Worker
thường quan tâm tới các vấn đề khác khi đến doanh nghiệp như đã làm ĐTM chưa?, có
monitoring định kỳ không? có quản lý chất thải nguy hại không? có các KPI không? vì nó
phù hợp với thực tế VN hơn.
Về nguyên tắc và cách tiếp cận (phòng ngừa, PDCA) thì 2 cái ISO đó nó giống
nhau, chỉ khác nhau cái đối tượng kiểm soát:
- 9K: các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng: thường được khái quát thành Man,
Method, Material, Machine (4M) và Information (1I)
- 14K: các khía cạnh môi trường cho nên việc tích hợp sẽ là rất tốt và thuận lợi.
Có thể tích hợp các qui trình & tài liệu: Sổ tay, chính sách, mục tiêu, kiểm soát tài liệu/hồ
sơ, đánh giá nội bộ, theo dõi đo lường, trao đổi thông tin, xem xét của lãnh đạo, đào tạo,
hành động KPPN, mua hàng...
Và việc thực hiện cũng tích hợp nhất quán trong các kế hoạch hành động, ví dụ đơn
giản là mục tiêu về giảm tỉ lệ sản hỏng (NG) nếu nhìn dưới góc độ môi trường sẽ là giảm
phế thải, giảm tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng....
Các hoạt động khác như việc đào tạo cho công nhân/nhân viên mới, đánh giá nội
bộ, họp xem xét của lãnh đạo.... hoàn toàn có thể thực hiện đồng thời
ISO 9000
Trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới hiện nay, quá trình tiêu chuẩn hóa các
hệ thống quản lý có sự phát triển cao, thể hiện qua việc các tiêu chuẩn được ban hành và áp
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bắt đầu được giới thiệu tại Việt
nam trong những năm 1990 và đã được áp dụng rộng rãi. Trong vòng 10 năm số doanh
nghiệp Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 9000 đã tăng 328 lần, từ 13 (năm 1997) lên đến 4282
(năm 2007). Trong khi đa số các nhà quản lý và nghiên cứu đồng ý rằng ISO 9000 là cần
thiết cho quá trình quản lý chất lượng, bài viết sau đây trình bày khái quát một phân tích về
các yếu tố tác động đến hiệu quả áp dụng ISO 9000 tại các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp.
9
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ mối quan hệ giữa bốn yếu tố: mục đích áp
dụng và chứng nhận ISO 9000, mức độ tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu của ISO 9000,
kết quả cải tiến nhờ ISO 9000, và các khó khăn khi áp dụng ISO 9000 tại Việt nam.
Hiệu quả áp dụng ISO 9000 - góc nhìn từ doanh nghiệp
Qua khảo sát các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã nhận chứng chỉ ISO 9001,
bốn nội dung liên quan đến việc áp dụng ISO 9000 được khảo sát dựa trên nguyên tắc
”doanh nghiệp tự đánh giá” là :
1) Mục đích áp dụng ISO 9000: doanh nghiệp tự xác định mình thuộc một trong hai
nhóm sau
a) Chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải tiến các quá trình
nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, kiến thức, kỹ năng và năng lực của cán
bộ công nhân viên.
b) Chủ yếu nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện sự hài lòng của khách
hàng, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường và tăng thị phần
2) Mức độ áp dụng ISO 9000 tại doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu
chuẩn”: do doanh nghiệp tự đánh giá thang điểm từ 1 đến 5, dựa trên kết quả đánh giá nội
bộ, chứng nhận, giám sát và đánh giá của khách hàng.
3) Các kết quả kinh doanh sản xuất được cải thiện sau khi áp dụng ISO 9000: doanh
nghiệp tự đánh giá mức độ cải thiện nhờ áp dụng ISO 9000 đối với 16 chỉ tiêu thuộc 4 lĩnh
vực ”Thị trường và khách hàng”, ”Các chỉ tiêu tài chính”, ”Các quá trình nội bộ”, và ”Học
hỏi, đổi mới và phát triển”. Mức độ cải thiện nhờ ISO 9000 được đánh giá theo thang điểm
từ 1 đến 5
4) Các khó khăn khi áp dụng ISO 9000: doanh nghiệp tự đánh giá các vấn đề mà tổ
chức mình gặp phải liên quan đến cam kết của lãnh đạo, thiếu nguồn lực, hiểu biết về tiêu
chuẩn ISO, đào tạo...
Kết quả điều tra từ 2006 – 2008 đã nhận được phản hồi từ 250 doanh nghiệp ( tỷ lệ
phản hồi đạt 40%) . Tỷ lệ thành phần giữa doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh, và
nước ngoài lần lượt là 34.4%, 37.6%, 21%, và 11.2%. Trong số 250 doanh nghiệp, có
25.6% thuộc ngành cơ khí, 28% thuộc ngành điện-điện tử, 18.4% thuộc ngành hóa chất,
14.4% thuộc ngành dệt-may, và 13.6% thuộc ngành thực phẩm. Tổng số 250 doanh nghiệp
này chiếm khoảng 5.4% tổng số doanh nghiệp Việt nam đạt chứng chỉ ISO 9001 vào thời
điểm 2007.
Khuyến nghị các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả áp dụng ISO
9000
Việc đánh giá thực trạng áp dụng ISO 9000 nói riêng cũng như các hoạt động chất
lượng nói chung là việc quan trọng và cần thiết khi chúng ta muốn thúc đẩy phong trào
năng suất quốc gia. Có một số câu hỏi về ISO 9000 tiếp tục cần được giải đáp là:
Thực chất ISO 9000 đem laị kết quả trực tiếp và gián tiếp gì cho doanh nghiệp cũng
như tổng thể nền kinh tế quốc dân?
10
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Một doanh nghiệp (hay tập đoàn) đạt chứng chỉ ISO 9000 có lợi nhuận cao hơn và
có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp (hay tập đoàn) khác không?
Ở mức độ vĩ mô, các nội dung về ISO 9000 cần được tiếp tục nghiên cứu là:
Tỷ lệ chứng chỉ ISO 9000 đối với sức cạnh tranh của quốc gia
Đóng góp của ISO 9000 đối với xuất khẩu
Vai trò của ISO 9000 đối với chất lượng sản phẩm xuất khẩu của từng ngành và tập
đoàn
Điểm bão hòa của ISO 9000 ở cấp độ quốc gia
Ở mức độ vi mô, các nội dung về ISO 9000 cần được tiếp tục nghiên cứu là:
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng ISO 9000
Tác động trực tiếp của ISO 9000 lên chất lượng sản phẩm
Mối quan hệ giữa chất lượng với các yếu tố khác như chi phí sản xuất, giá cả, thời
gian giao hàng, môi trường
Các thay đổi của tổ chức để đảm bảo cho áp dụng thành công ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 có một số lợi ích quan trọng như sau:
Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng phù
hợp với ISO 9000 sẽ giúp công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi
phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu
chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy hệ thống chất lượng cần
thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng.
Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO
9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ
đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho
hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm được lãng phí
về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty có chất lượng
phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp giảm thiểu được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được
chi phí cho cả công ty và khách hàng.
Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày
càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện
nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đến cho doanh
nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với
ISO 9000 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất
phù hợp với chất lượng mà họ khẳng định. Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO 9000
được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo
rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng
định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ
thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội
kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO 9000.
Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất lượng theo
ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch
vụ của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều
được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác
định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhầm không ngừng cải
tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thảo mãn khách hàng.
11
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000
Đánh giá hệ thống chất lượng là việc kiểm tra độc lập và có hệ thống để xác định
xem các hoạt động chất lượng và kết quả liên quan có phù hợp với kế hoạch và kế hoạch
có phù hợp để đạt mục tiêu hay không.
Có ba phương thức đánh giá chất lượng:
Đánh giá của bên thứ nhất (Đánh giá nội bộ): Do chính công ty sử dụng đội ngũ
nhân viên của công ty hoặc thuê người đánh giá bên ngoài để tiến hành đánh giá.
Đánh giá của bên thứ hai: Do khách hàng hoặc đại diện của khách hàng đánh giá
nhà cung ứng.
Đánh giá bên thứ ba: Công ty ủy nhiệm cho một tổ chức chứng nhận tiến hành việc
đánh giá với mục đích là đạt được chứng chỉ độc lập về sự phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể.
Việc thực hiện chứng nhận ISO 9000 do tổ chức đánh giá bên thứ ba tiến hành để
xác nhận rằng hệ thống chất lượng của công ty phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Chứng
chỉ ISO 9000 là phương tiện để thông báo cho khách hàng và người tiêu dùng hiểu rằng hệ
thống chất lượng của công ty đã được một tổ chức công nhận xác nhận phù hợp với tiêu
chuẩn ISO 9000.
Chi phí cho việc thực hiện ISO 9000 phụ thuộc vào mức độ phù hợp của chất lượng
hiện tại của công ty so với tiêu chuẩn. Thời gian để đạt được chứng nhận cũng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố về nguồn lực. Để được chứng nhận công ty phải có
khả năng chứng minh hệ thống chất lượng đang thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn ISO
9000. Để đạt được điều này, thông thường các công ty cần một khoảng thời gian tối thiểu
là 3 đến 4 tháng để áp dụng hệ thống và lưu giữ hồ sơ trước khi tiến hành đánh giá chứng
nhận của bên thứ ba. Thông thường các công ty mất khoảng 1 đến 2 năm thực hiện ISO
9000 từ khi bắt đầu đến khi được công nhận.
Việc đánh giá chứng nhận thường được tiến hành như sau: Chuyên gia đánh giá bên
thứ ba sẽ tiến hành xem xét tài liệu và phỏng vấn những người liên quan đến việc xây dựng
và áp dụng hệ thống chất lượng để xác định các quá trình và các thủ tục xem có dược lập
thành văn bản đầy đủ và được tuân thủ không. Chuyên gia đánh giá sẽ báo cáo tất cả những
sự không phù hợp và sau đó, dựa trên nhận xét của họ về mức độ nghiêm trọng của sự
không phù hợp, khuyến nghị lên một hội đồng xem xét của tổ chức chứng nhận. Nếu như
hệ thống phù hợp hoặc không có sự phù hợp nhưng được đánh giá là không nghiêm trọng
thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO
9000. Trong trường hợp hệ thống có sự không phù hợp nghiêm trọng thì người đánh giá sẽ
đề xuất hành động khắc phục.
Sau khi cấp chứng nhận, tổ chức bên thứ ba sẽ thực hiện đánh giá lại sáu tháng một
lần lại thực hiện chứng nhận lại. Điều này phụ thuộc vào tổ chức chứng nhận cho công ty.
Công ty (hoặc nhà cung ứng) muốn chứng nhận ISO 9000 có quyền lựa chọn tổ
chức chứng nhận và phải trả một khoản lệ phí chứng nhận. Khi đạt tiêu chuẩn thì công ty
được cấp một chứng chỉ ISO 9000 trong đó chỉ rõ phạm vi đánh giá (nghĩa là nêu rõ hệ
thống phù hợp tiêu chuẩn nào và phạm vi của hệ thống chất lượng được đánh giá), tên của
tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận.
HACCP
Là viết tắt của những từ “Hazard Analysis and Critical Control Point”. Các nhà
quản lý chất lượng thường đọc theo cách gọi tắt là “át-sáp”. Theo một số tài liệu của ngành
thực phẩm Việt Nam, HACCP được dịch là “hệ thống phân tích mối nguy và các điểm
kiểm soát tới hạn”. Nói rõ hơn, đây là một hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực vệ
sinh, an toàn thực phẩm và được quốc tế thừa nhận rông rãi.
12
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Cũng theo các sách giáo khoa về quản lý chất lượng, HACCP là khái niệm được
hình thành vào những năm 1960 bởi công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian
và Hàng không quốc gia (NASA) và Phòng Thí nghiệm Quân đội Mỹ ở Natick, họ đã phát
triển hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình
không gian.
Về sau, việc phát triển kế hoạch liên quan khắp thế giới về an toàn thực phẩm bởi
những người có thẩm quyền sức khoẻ cộng đồng, công nghiệp thực phẩm và người tiêu
dùng đã là sự thúc đẩy chủ yếu trong việc áp dụng hệ thống HACCP trong những năm gần
đây. Việc này đã được chứng minh bởi sự tăng lên đáng kể phạm vi ra đời thực phẩm
không bệnh tật trên thế giới và gia tăng nhận thức về hiệu quả kinh tế và sức khoẻ của thực
phẩm không bệnh tật. Đây là hướng phát triển của HACCP được yêu cầu từ thị trường,
được tiếp nhận bởi người điều chỉnh và người mua chủ yếu tại các quốc gia châu Âu, Mỹ,
Canada, Úc,... Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, Uỷ ban
Tư vấn Quốc gia về Tiêu chuẩn Vi trùng học cho Thực phẩm, và Uỷ ban Thực phẩm Codex
WHO/FAO đã chứng nhận HACCP là hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an
toàn thực phẩm.
Nôm na cho dễ hiểu, HACCP là một phương pháp quản lý nhằm giúp các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm kiểm soát được “tất tần tật” từ đầu vào
nguyên liệu đến đầu ra của sản phẩm. Việc kiểm soát này nhằm tìm ra những nguy cơ có
thể gây ảnh hưởng đến vệ sinh, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến.
Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra cách khắc phục và phòng ngừa những nguy cơ đó. Toàn
bộ việc kiểm soát này buộc phải ghi lại thành hồ sơ để theo dõi và để... xuất trình theo yêu
cầu của khách hàng (các đối tác của doanh nghiệp, người tiêu dùng).
Như vậy, một doanh nghiệp chế biến thực phẩm như giò chả, jambon, xúc xích, lạp
xưởng,... phải “nắm” được nguyên liệu (thịt... chẳng hạn) được mua từ đâu, có đảm bảo an
toàn, vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định không. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có
“nắm” được số thịt này đã đi qua những khâu sản xuất nào cho đến khi trở thành thành
phẩm và bán ra thị trường. Ở mỗi khâu trong quy trình sản xuất đó, liệu thịt có bị nhiễm
bẩn do các tác nhân sinh học như vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc,... do tác nhân hoá học như
nước tẩy rửa khi vệ sinh máy móc, nhà xưởng nên “dây” vào thịt, hay do các tác nhân vật
lý như phân côn trùng, mảnh thuỷ tinh, kim loại... lẩn vào thịt. Doanh nghiệp phải có trách
nhiệm xác định rõ những nguy cơ gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm đó. Nếu gặp phải các
nguy cơ này, doanh nghiệp phải tìm cách khắc phục. Khắc phục xong, phải tìm cách phòng
ngừa để loại bỏ nguy cơ đó. Toàn bộ quá trình nói trên phải được doanh nghiệp thực hiện
liên tục và ghi lại thành hồ sơ để theo dõi. Thành thử, để làm đúng theo HACCP, doanh
nghiệp chỉ có cách làm ăn thật cẩn thận, chi ly theo đúng theo các nguyên tắc khoa học.
Thông thường, doanh nghiệp phải thuê tư vấn để họ trợ giúp những kỹ năng cần
thiết nhằm thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn HACCP. Trung bình, doanh nghiệp sẽ mất
khoảng 6-12 tháng để phát triển và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn
thực phẩm theo HACCP. Tuy vậy, cái khó ở Việt Nam hiện nay là phần lớn doanh nghiệp
chỉ quen làm việc theo kinh nghiệm, thiếu và cũng không có thói quen thực hiện các kỹ
năng cần thiết trong quản lý. Thêm vào đó, một số “chuyên gia” tư vấn do thiếu kinh
nghiệm thực hành, chỉ quen “nói theo sách”, thành thử doanh nghiệp càng cảm thấy mù mờ
khi tiếp cận với các nguyên tắc HACCP đề ra. Đi vào làm, lại càng lúng túng hơn...
Như vậy, với tiêu chuẩn HACCP, tương tự như với hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO 9000, doanh nghiệp tự mình (hoặc có sự trợ giúp của tư vấn) cố gắng thực hiện
đúng theo các yêu cầu, quy định theo HACCP để liên hệ với các công ty chứng nhận về
quản lý chất lượng, mời họ cử chuyên gia tới đánh giá. Nếu được các chuyên gia xác nhận
13
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
đã thực hiện tốt và đúng theo các tiêu chuẩn HACCP, doanh nghiệp sẽ được cấp một giấy
chứng nhận đã thực hiện quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm HACCP. Nếu
không đạt, doanh nghiệp phải “ôn bài” (từng bước thực hiện lại việc quản lý chất lượng vệ
sinh, an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn HACCP đề ra) và “thi lại”. Nghĩa là phải
chịu... tốn tiền thêm lần nữa để mời chuyên gia đánh giá đến chấm điểm lại, cho đến khi
nào đạt thì thôi!
Bù lại, nếu doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận từ một công ty đánh giá có uy
tín, được nhiều tổ chức quốc tế về quản lý chất lượng công nhận thì uy tín thương hiệu của
doanh nghiệp càng được củng cố theo niềm tin của của khách hàng (các đối tác của doanh
nghiệp, người tiêu dùng...).
Nếu doanh nghiệp được chứng nhận đã thực hiện HACCP, đương nhiên khách hàng
hoàn toàn có thể tin tưởng rằng doanh nghiệp này làm ăn nghiêm túc, minh bạch. Giả sử,
có một khách hàng là người tiêu dùng khiếu nại do ăn phải sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất mà bị tiêu chảy, đau bụng hoặc “ngộ độc thực phẩm”, khách hàng có thể tin là doanh
nghiệp của bạn truy lại được hồ sơ về sản phẩm đó, xác định rõ nguyên nhân nào đã khiến
cho khách hàng bị ngộ độc, trách nhiệm thuộc về ai... Từ đó, doanh nghiệp có hướng xử lý
phù hợp, khách quan với khiếu nại của khách hàng (thông qua việc hợp tác với khách hàng,
với đại diện Hội Người tiêu dùng, các cơ quan thực thi luật pháp) do có hồ sơ minh chứng.
Vì vậy, theo các chuyên gia quản lý chất lượng, HACCP là một cách quản lý vệ
sinh an toàn, thực phẩm theo cơ chế thị trường. Nhà nước không bắt buộc, cũng không can
thiệp vào việc chọn lựa của doanh nghiệp có quyết định thực HACCP hay không. Nhưng
nếu doanh nghiệp thực hiện HACCP và được chứng nhận từ một công ty chuyên về đánh
giá quản lý chất lượng, doanh nghiệp đó sẽ được “phần thưởng” là sự chọn lựa của khách
hàng đối với sản phẩm thực phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trường hợp doanh
nghiệp không thực hiện HACCP, làm sao khách hàng (các đối tác trong và ngoài nước,
người tiêu dùng) dám “tin” để mua hàng của doanh nghiệp.
Tuy vậy, theo vài số liệu đã công bố, ngoài các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế
biến thuỷ - hải sản, đến nay chỉ mới có năm doanh nghiệp ở Việt Nam đạt chứng nhận
HACCP: Công ty Nestlé Việt Nam - Nhà máy Ba Vì, Công ty Rượu - Nước giải khát
Thăng Long, Công ty TNHH Nước giải khát DELTA, Viet - Fish Garment, Vietnam Fish –
One Co. Ltd.
Dù sao, dần dần cũng đã có sự chuyển biến về nhận thức của các doanh nghiệp về
vấn đề HACCP. Hiện đã có nhiều nơi mở khoá đào tạo về HACCP cho doanh nghiệp.
Trong số này, doanh nghiệp quan tâm đến tiêu chuẩn HACCP cũng có thể liên hệ với Tổng
cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng (Hà Nội), hoặc Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường
- Chất lượng Khu vực 3 ở TP.HCM (49 Pasteur, Q.1, điện thoại: (08) 8 215 497 – 8 294
274 (208) – 8 298 565 (208), fax: (08) 8 293 012 – 8 215 497) để có thể tham khảo nhiều
loại tài liệu có liên quan trong lĩnh vực quản lý chất lượng, cùng thông tin về các khoá đào
tạo HACCP
SA 8000
SA 8000 là gì ?
SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Công
nhận Quyền ưu tiên Kinh tế (nay là tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI) được ban hành lần
đầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, sau khi sửa đổi để thích hợp với sự thay đổi
môi trường lao động toàn cầu, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một
tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu
chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước
14
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. Đây là tiêu
chuẩn tự nguyện và có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho các nước công nghiệp và cho cả các
nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có qui mô nhỏ …
Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải
thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận.
Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà
cung cấp, mà cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao chất
lượng điều kiện sống và làm việc đó chính là nguồn gốc sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế
SA 8000.
Lợi ích của việc áp dụng SA 8000
Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lạI nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức
mà cụ thể là:
- Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
- Sử dụng sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức có trách nhiệm cao đối với cộng
đồng và xã hội.
- Khách hàng và người tiêu dùng tin rằng sản phẩm hay dịch vụ cung ứng đã được
sản xuất trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng và tạo cơ sở để nâng cao uy
tín cũng như hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trên thương trường.
- Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:
- Trong môi trường kinh doanh khi mà vấn đề xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thì SA 8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế
cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời
đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”.
- Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp các tổ chức giảm được chi phí liên quan đến
tai nạn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, … dẫn đến việc gia tăng năng suất lao động.
- Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao
động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ
dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là
“Chìa khóa cho sự thành công” đốI với mọi tổ chức.
- Cam kết của Công ty về đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăng
sự gắn bó và cam kết của họ đối với công ty.
Nội dung của Tiêu chuẩn SA 8000:2001
SA 8000:2001 bao gồm những yêu cầu cơ bản sau:
+ Lao động trẻ em: Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi; hoặc mức thấp nhất là
dưới 14 tuổi ở các nước đang phát triển (theo công ước 138 của Tổ chức Lao động thế giới,
gọi tắt là ILO); ngoài giờ lao động, trẻ em phải được tạo điều kiện để tham dự các chương
trịnh giáo dục phổ thông.
+ Lao động cưỡng bức: Không sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng
bức, cũng không được yêu cầu người lao động đóng tiền thế chân hoặc lưu giấy tờ tùy thân
cho chủ doanh nghiệp.
+ Sức khỏe và an toàn: Môi trường làm việc phải đảm bảo an toàn và vệ sinh;
người lao động được tham gia các khóa huấn luyện định kỳ về an toàn và vệ sinh; đảm bảo
việc cung cấp đầy đủ khu vực vệ sinh cá nhân cũng như nước uống phải luôn sạch sẽ.
+ Tự do hội họp và quyền thương lượng tập thể: Quyền được tự do lập và tham gia
công đoàn cũng như các thỏa ước tập thể; khi các quyền trên bị giới hạn bởi pháp luật sở
tại, người lao động có quyền được lập và tham các hội hay đoàn thể có tính chất tương tự.
+ Sự phân biệt đối xử: Không phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia,
tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị, không
lạm dụng tình dục.
15
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
+ Kỷ luật: Không áp dụng các biện pháp nhục hình về thể xác, tinh thần hoặc sỉ
nhục hay lạm dụng lời nói.
+ Thời gian làm việc: Phải phù hợp với luật pháp hiện hành, bất kỳ trường hợp nào,
người lao động không làm việc quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít
nhất 1 ngày nghỉ; nếu tình nguyện làm thêm ngoài giờ thì sẽ không quá 12 giờ/ tuần và
được chi trả đúng theo luật định. Làm thêm ngoài giờ chỉ được chấp thuận khi người lao
động tình nguyện hoặc khi đã được qui định trong thỏa ước lao động tập thể.
+ Việc chi trả lương: Tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn trong một tuần
phải phù hợp với qui định của luật pháp hoặc của ngành và phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản
của người lao động và gia đình họ, không áp dụng việc trừ lương như là một hình thức kỷ
luật.
+ Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (gọi tắt là SMS): Cũng tương tự như các hệ
thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000,
hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội được xây dựng dựa trên chu trình quản lý của Deming
PDCA. Phần này của tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý trách nhiệm xã
hội mà việc thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả các
yêu cầu cơ bản về trách nhiệm xã hội nêu ở các phần trên
OHS 18000
OHSAS 18000 là gì?
OHSAS 18000 là một bộ tiêu chuẩn chuyên sâu về Hệ Thống Quản Lý An Toàn và
Sức Khoẻ Nghề Nghiệp (gọi tắt là OH&S) được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm
soát những rủi ro về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp đồng thời cải thiện công tác quản lý.
Hai khía cạnh quan trọng của OHSAS 18001 là cam kết chấp hành các qui định
cũng như chính sách pháp luật và cam kết cải tiến liên tục hệ thống. OHSAS 18001 có thể
áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức kể cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại sao áp dụng OHSAS 18000
Việc áp dụng hệ thống cũng thể hiện cam kết của doanh nghiệp về một môi trường
làm việc an toàn đi đôi với chính sách phòng ngừa rủi ro về tai nạn cho người lao động.
OHSAS 18001 đã được thiết kế để tương thích với tiêu chuẩn quản lý ISO 9001 (về
chất lượng) và tiêu chuẩn quản lý ISO 14001 (về môi trường) nhằm tạo điều kiện dễ dàng
xây dựng một hệ thống tích hợp với mục đích chất lượng cho sản phẩm - an toàn cho con
người - an toàn cho môi trường - tiết kiệm chi phí.
Các yêu cầu của OHSAS 18001 bao gồm:
- Chính sách và cam kết;
- Nhận biết các mối nguy, đánh giá và kiểm soát rủi ro;
- Các yêu cầu pháp luật
- Các mục tiêu và chương trình;
- Tổ chức và nhân sự;
- Huấn luyện thông tin và tư vấn;
- Hệ thống tài liệu và hồ sơ;
- Kiểm soát hoạt động;
- Chuẩn bị đối phó trong các trường hợp khẩn cấp;
- Theo dõi và đo lường;
- Điều tra tai nạn và đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa;
- Đánh giá và xem xét của lãnh đạo.
Lợi ích của việc áp dụng hệ thống:
- Hạn chế số lượng người lao động bị tai nạn nhờ các hoạt động kiểm soát và phòng
ngừa các mối nguy
- Hạn chế khả năng gây ra những tai nạn nghiêm trọng
16
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
- Đảm bảo có một đội ngũ công nhân có trình độ và nhiệt tình trong công việc
thông qua việc đáp ứng những mong muốn của họ về môi trường làm việc tốt và an toàn
- Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu và gián đoạn trong sản xuất gây ra do tai nạn
lao động
- Hạn chế chi phí bảo hiểm cũng như giảm thiểu những chi phí phát sinh do khiếm
khuyết nhân sự
- Giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống tích hợp về quản lý chất
lượng, môi trường, và sức khoẻ an toàn lao động
- Đảm bảo việc tuân thủ đúng mức các qui định pháp luật
- Tạo uy tín với cộng đồng qua việc đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của an
toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
1.3.Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility CSR) có thể
được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi
ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng,
nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Theo đó, trách nhiệm xã hội được coi là một
phạm trù của đạo đức kinh doanh (Business Ethics), có liên quan đến mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Ở thế kỷ thứ XXI, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, khi ý thức của
loài người về các nguy cơ đối với môi trường sống ngày càng cao thì các đòi hỏi về trách
nhiệm xã hội cũng ngày càng tăng lên, như đòi hỏi phải kiểm soát khí thải của xe hơi lưu
hành trên đường phố, kiểm soát mức độ khói bụi trong các khu dân cư, v.v.. Như vậy, có
thể thấy, ít nhất đã có bốn nhóm đối tượng mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong ứng
xử đối với các đối tượng sau đây:
- Thị trường và người tiêu dùng, bao gồm cả nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung ứng
và hợp tác
- Người lao động
- Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa
nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc)
- Môi trường sống.
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết đóng góp cho sự phát triển
bền vững của xã hội thông qua các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống con người, an sinh cho cộng đồng”. Theo định nghĩa này, trách nhiệm xã hội có
phạm vi rộng, đa dạng hóa về hình thức: từ việc tuân thủ pháp luật đến việc tôn trọng
các cam kết với đối tác, khách hàng hay việc tuân thủ những ưu tiên trong hành động
để bảo tồn và phát triển cộng đồng.
1.4.Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ
em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng
nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách
nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường
được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển
những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp
vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và
17
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh
nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được
ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất
giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó...
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía
cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế,
pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.
Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp
ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung
ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát
triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào
trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng
thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm
với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên
môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo
quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng
hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất
lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng
và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các
hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể
chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.
Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi
trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những
hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ
bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành
vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách
nhiệm pháp lý của mình
Khía cạnh đạo đức
18
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành
vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ
thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng
vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các
thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho
chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những
nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của
công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam
cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
1.5.Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mục đích của việc đánh giá và giám sát trách nhiệm xã hội (qui tắc hành xử,
nhân quyền, các yêu cầu về đạo đức) là để đảm bảo các đối tác kinh doanh của bạn tuân
thủ những cam kết của công ty bạn đối với chính sách về trách nhiệm xã hội. Để thẩm
tra tính minh bạch, nhất quán và trung thực, hầu hết các công ty xử dụng bên thứ ba
chẳng hạn như TQCSI để tiến hành đánh giá việc tuân thủ trách nhiệm xã hội.
Bằng cách sử dụng các dịch vụ đánh giá trách nhiệm xã hội, các nhà bán lẻ và
nhập khẩu có thể đảm bảo rằng các quyền của người công nhân tại các nhà máy đang
sản xuất hàng hoá cho họ được tôn trọng và thương hiệu của họ không bị ảnh hưởng bởi
các điều kiện về môi trường làm việc dưới tiêu chuẩn hoặc các vi phạm về quyền con
người.
Khi nào nên sử dụng dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội (SA)
• Trước khi chọn một nhà cung ứng, các nhà nhập khẩu và bán lẻ.
• Khi muốn kiểm tra sự phù hợp của nhà cung cấp về việc đảm bảo điều kiện
làm việc của người lao động được chấp nhận đang được duy trì về cơ bản.
• Khi muốn ngăn ngừa các vụ kiện về việc không thực hiện nghĩa vụ pháp lý
liên quan tới việc vi phạm về quyền con người.
Phương pháp triển khai:
Dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội của chúng tôi là một cuộc đánh giá tại hiện trường
về Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội tại cơ sở phù hợp với bản danh mục chuẩn.Cuộc
yếu tố của cuộc đánh giá bao gồm các vấn đề :
1. Lao động trẻ em;
2. Lao động cưỡng bức;
3. Sức khoẻ và An toàn;
4. Tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể;
5. Không phân biệt đối xử;
6. Các nguyên tắc kỷ luật;
7. Lạm dụng hoặc quấy rối;
8. Bồi thường và quyền lợi;
9. Giờ làm việc;
10. Phù hợp về môi trường ; và
11. Thầu phụ và công việc tại nhà.
Các yếu tố này sẽ được đánh giá theo các quy định pháp lý và/hoặc theo các yêu
cầu đặc biệt của Khách hàng/ nhà thương mại. Phương pháp đánh giá bao gồm quan sát,
19
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
phỏng vấn người lao động và xem xét tài liệu.
Tiêu chí đánh giá dựa trên bộ luật lao động của quốc gia khác nhau và các
tổ chức đa cổ đông tham gia như:
1. Hội đồng Quốc tế Ngành sản xuất đồ chơi (ICTI): Đây là một tổ chức phi
lợi nhuận bao gồm các hiệp hội thương mại về sản xuất đồ chơi trên toàn thế giới. Tổ
chức này được thành lập để tăng cường các tiêu chuẩn an toàn sản xuất đồ chơi và trách
nhiệm đối với việc quảng cáo và bán hàng cho trẻ em.
2. Hiệp hội Lao động công bằng (FLA): Đây là một tổ chức phi lợi nhuận
được thành lập để bảo vệ các quyền của người lao động tại Mỹ và các nước khác trên
thế giới. Điều lệ của FLA đã tạo ra bộ luật tự nguyện, áp dụng rộng rãi trong ngành công
nghiệp về việc tiến hành và kiểm soát hệ thống.
3. Hội Sản xuất đáp ứng Trách nhiệm toàn cầu (WRAP): Một tổ chức phi
lợi nhuận, độc lập cam kết xúc tiến và chứng nhận sản xuất mang tính hợp pháp, nhân
văn và đạo đức trên toàn thế giới.
4. Tổ chức Khuyến khích thương mại đạo đức (ETI): là một Liên minh các
công ty, các tổ chức phi chính phủ và nghiệp đoàn thương mại để xác nhận và tăng
cường việc áp dụng tốt việc thực hiện các bộ luật lao động. Mục tiêu cuối cùng của ETI
là đảm bảo các điều kiện lao động của công nhân sản xuất cho thị trường Anh Quốc đáp
ứng hoặc vượt các tiêu chuẩn quốc tế.
5. Doanh nghiệp với Trách nhiệm xã hội (BSR): là một tổ chức có thành
viên là các công ty thuộc mọi quy mô và thành phần. Tổ chức này có ảnh hưởng toàn
cầu và đem đến cho các thành viên những sản phẩm và dịch vụ sáng tạo để giúp họ
thành công về mặt thương mại bằng cách chứng minh sự tôn trọng của họ đối với các
giá trị về đạo đức, cộng đồng và môi trường.
20
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NGÀNH
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NÀY
2.1.Tổng quan về ngành chế biến thực phẩm
2.1.1. Ngành chế biến thực phẩm thế giới
Do ảnh hưởng của cơn khủng hoảng ngành kinh tế khu vực năm 1998 kim ngạch
xuất khẩu của Thành phố chỉ bắng 98% so với năm 1997, riêng doanh thu xuất khẩu ngành
công nghiệp giảm chỉ còn 68,49%, đáng phấn khởi là trong bối cảnh đó đầu tư xuất khẩu
công nghiệp chế biến đồ hộp vẫn tăng, do mở thêm được một số thị trường trung Ðông,
Bắc Mỹ và Ðông Âu, và mới đây chúng đã ký được Hiệp định thương mại song phương
Việt Mỹ, đây là là hiệp định khá quan trọng nó ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường xuất
khẩu hàng hoá Việt Nam.
Trong 144 doanh nghiệp của ngành, hiện có 71 doanh nghiệp đã thực hiện việc
xuất khẩu với khoảng 50 nhóm mặt hàng, 25 doanh nghiệp có có triển vọng xuất khẩu và
48 doanh nghiệp không đủ khả năng xuất khẩu .
Theo điều tra khả năng hội nhập của 41 doanh nghiệp trong ngành CBTP Thành phố
Thị trường xuất khẩu
Các nước đông Á
Các nước Bắc Á
Khối EU
Ðông Aâu
Bắc Mỹ
Các nước thuộc Châu Ðại Dương
Tổng cộng
Tổng kim nghạch xúât khẩu là (USD)
1996
1997
1998
17.21%
39.28%
18.57%
10.45%
1.89%
12.57%
8.61%
38.79%
6.72%
19.52%
19.63%
7.30%
6.87%
35.30%
12.24%
23.37%
20.32%
1.90%
100%
100%
100%
96,174,834
120,966,535
121,138,848
Các mặt hàng lương thực - thực phẩm sản xúât trên địa bàn, xúât khẩu năm 2000:
Rau qủa: 3.464 tấn
Thịt đông lạnh : 10 tấn
Hải sản đông lạnh : 24.815 tấn.
Gạo : 826.353 tấn (thu mua, xay xát)
Và các sản phẩm từ bột như : bún khô, mì, hủ tiếu, phở ăn liền ... xuất khẩu đI các nước
Châu Âu, không có đủ hàng để xúât.
Thực tế các doanh nghiệp “tự thân vận động là chính”, có 89% doanh nghiệp tự tìm
thị trường xuất khẩu, 22,69% do Tổ chức nhà nước hoặc Hiệp hội cung cấp địa chỉ,
26,05% do bạn bè và người thân giới thiệu, có 31,93% do khách hàng nước ngoàI cung cấp
và 31% do nơi khác. Qua đó ta thấy vai trò của nhà nứơc và các hiệp hội còn rất hạn chế
cho công tác xúc tiến thị trường xuất khẩu.
21
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
2.1.2 Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam:
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và thu nhập sau thuế của người dân ngày càng
cao, Việt Nam hiện là một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất Thực phẩm và Đồ uống.
Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch và một lượng lớn dân số di cư sang Việt Nam cũng là
nguyên chính tác động mạnh mẽ và tích cực đối với sự phát triển của ngành này.
1. Ngành thực phẩm - Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế
(BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 20092014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ
đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628
đồng) vào năm 2014
2. Thực phẩm Đóng hộp: BMI dự báo ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp
của Việt Nam sẽ tăng 24,2% về lượng và 48,7% về giá trị doanh số bán hàng. Nguyên nhân
chủ yếu là do cuộc sống bận rộn cùng với lối sống hiện đại ở các thành phố lớn dẫn đến
nhu cầu về các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng gia tăng
3. Ngành Đồ uống: Trong báo cáo mới nhất về ngành đồ uống của Việt Nam ra
ngày 5/3 của trang mạng www.companiesandmarkets.com chuyên cung cấp thông tin về
nghiên cứu thị trường nhấn mạnh, thị trường bia của Việt Nam đang phát triển cùng với sự
phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Dù có sự cạnh tranh rất cao, song các công ty nước
ngoài vẫn mở rộng đầu tư tại Việt Nam vì đây "được xem là một trong những thị trường
22
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
bia tiềm năng nhất thế giới với sự tăng trưởng được kích thích bởi sự phát triển kinh tế và
du lịch".
Báo cáo nhận định các hãng sản xuất bia của thế giới đã có mặt tại thị trường
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư vào thị trường này để đảm bảo chỗ đứng vững chắc ở
đây khi sự cạnh tranh tiếp tục tăng do Việt Nam tiếp tục mở cửa cho các doanh nghiệp
nước ngoài./.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư nước ngoài
chảy vào lớn. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền công
nghiệp đang ngày càng đi lên theo hướng hiện đại, trong đó có công nghiệp chế biến và
đóng gói… Các dự án thu hút hàng tỷ USD được công bố gần đây trong các lĩnh vực thực
phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, thuốc và phòng thí nghiệm... cho thấy, những
lĩnh vực này ở Việt Nam đang mở rộng qui mô phát triển. Nhiều DN chế biến, đóng gói ở
Việt Nam đang từng bước nỗ lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thay đổi phương thức sản
xuất, mở rộng và cập nhật công nghệ mới để hướng tới hệ thống sản xuất tiên tiến, có khả
cạnh tranh cao trên thương trường trong và ngoài nước... Vietfood & ProPack Vietnam
2010 sẽ là cầu nối thương mại, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công
nghiệp chế biến và đóng gói Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế đang phục hồi tăng
trưởng.
2.2.Tổng quan về doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực
của Việt Nam hiện nay. Hiện cả nước có 627.964 cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp 1[1],
trong đó có tới 228.982 đơn vị cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp thực phẩm, chiếm
36,5% về số đơn vị cơ sở của các ngành công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất ngành công
nghiệp thực phẩm năm 2001 đạt 49.388,6 tỷ đồng (theo giá cố định), chiếm 27,1% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp chế biến của Việt Nam, lao động làm việc trong công nghiệp thực
phẩm chiếm trên 15% tổng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến, và
đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản, công nghiệp thực phẩm hiện
chiếm 30,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Niên Giám Thống kê Việt Nam
năm 2001).
Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong số các ngành công nghiệp phải được
ưu tiên phát triển vì nó là ngành sản xuất trước tiên nhằm mục tiêu đảm bảo tiêu dùng, an
toàn lương thực, thực phẩm cho 80 triệu dân trong nước, sau đó là thực hiện mục tiêu xuất
khẩu. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là thị trường lớn đối với sản phẩm
nông nghiệp. Với dân số nông nghiệp chiếm trên 72%, lao động nông nghiệp chiếm gần
62% thì sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ hỗ trợ đầu ra cho nông
nghiệp, đồng thời tạo việc làm cho hàng triệu nông dân.
Vai trò quan trọng của ngành công nghiệp thực phẩm có thể được tóm lược qua các
mặt sau đây:
Ðảm bảo tiêu dùng và an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân trong nước, chế biến nhiều mặt hàng sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước
thay thế các mặt hàng nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu;
1
23
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
Làm tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường, giảm nhanh
tỷ trọng xuất khẩu thuần nông sản và nông sản sơ chế, tạo điều kiện phát huy ưu thế của
nông nghiệp nhiệt đới. Nông sản chế biến có điều kiện bảo quản và lưu thông mạnh hơn;
Tạo điều kiện cho người nông dân khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
tiềm năng hải sản trên biển, tiền vốn, sức lao động. Từ đó tạo thêm việc làm, tăng thêm thu
nhập cho người lao động ở nông thôn;
Công nghiệp thực phẩm phát triển sẽ kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn, thu hút các ngành công nghiệp - dịch vụ có liên quan và công nghiệp-dịch vụ hỗ
trợ khác. Nhờ đó sẽ hình thành các tụ điểm, khu công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn gắn
liền với nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp nông
thôn;
-
Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng tích lũy ngân sách.
Với vai trò nêu trên của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì việc phát triển
ngành này vừa có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa có ý nghĩa
quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm
đói nghèo cho một bộ phận lớn dân cư đang số tại các vùng nông thôn.
Mặc dù cả nước hiện nay có đến 63 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng
sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển chung của cả
nước ở hầu hết các lĩnh vực. Là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam hiện nay, thành phố
Hồ Chí Minh đã luôn đi đầu trong cả nước về tăng trưởng kinh tế. Hiện nay thành phố
đóng góp trên 19% GDP cả nước, gần 30% giá trị sản xuất công nghiệp, trong đó công
nghiệp chế biến chiếm khoảng 36% công nghiệp chế biến cả nước, tổng kim ngạch xuất
khẩu của thành phố hiện chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và hàng năm
thành phố đóng góp trên 30% ngân sách quốc gia. Thành phố cũng có nhiều tiềm năng
trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Trong những năm qua,
mặc dù đã có nhiều nguyên nhân khách quan tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế
của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nhưng tốc độ tăng trưởng bình
quân của công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là trên 13%/năm trong giai đoạn 1997-2001.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp chế biến Thành phố, công nghiệp
chế biến thực phẩm cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định, góp phần quan trọng
trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng ngành công nghiệp của Thành phố trong những
năm qua.
Năm 2001, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 3.780 đơn vị cơ sở ngành chế
biến công nghiệp thực phẩm chiếm trên 16% số cơ sở của ngành này trong cả nước. Tuy
nhiên, số lượng cơ sở của cả nước lớn là do có nhiều số cơ sở nhỏ như hộ gia đình tham gia
chế biến lương thực thực phẩm. Trong tổng số 3.780 đơn vị cơ sở chế biến thực phẩm trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2001 thì có 277 đơn vị doanh nghiệp, trong đó 35 đơn vị
DNNN, 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 202 doanh nghiệp, công ty tư nhân.
So với năm 2000, năm 2001 số doanh nghiệp, công ty tư nhân ngành chế biến thực phẩm
tăng cao trên 30% (205/157 đơn vị) số lượng đơn vị là do sự ra đời của Luật Doanh nghiệp
(có hiệu lực từ ngày 01/01/2001) đã tạo được môi trường khá thông thoáng cho các doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Xét về
số lượng đơn vị doanh nghiệp thì hiện TP. Hồ Chí Minh so với cả nước có 13,1% số lượng
DNNN, 24,2% số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và trên 30% số doanh
nghiệp, công ty tư nhân. Tuy nhiên, xét về giá trị sản xuất thì giá trị sản xuất ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm TP. Hồ Chí Minh hiện chiếm trên 32% giá trị sản xuất công
nghiệp thực phẩm cả nước (xem bảng 1) và chiếm 24,3%% giá trị sản xuất công nghiệp
24
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
chế biến của thành phố. Nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm của cả nước chỉ là 7,4 %/năm (giai đoạn 1996-2001), thì tốc độ tăng trưởng
bình quân của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố đạt trên 9,4%/năm (giai
đoạn 1996-2001). Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm của thành phố có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những đóng góp vào
sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của cả nước nói riêng và của nền
kinh tế nói chung, mà còn giải quyết được những vấn đề xã hội khác như tạo việc làm,
giảm nghèo đói cho không chỉ nhân dân thành phố mà còn hỗ trợ đầu ra cho nông dân
Ðồng Bằng Sông Cửu Long-vùng sản xuất trên 60% sản lượng lương thực của cả nước.
Bảng 1: Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của TPHCM so với cả
nước (đvt: triệu đồng)
Ngành
1996
1997
1998
1999
2000
2001
CN CBTP cả nước
30.886.700
34.015.100
36.495.600
37.743.500
43.633.900
50.373.100
CN CBTP của
TP.HCM
10.125.349
10.333.941
10.430.882
11.674.181
12.802.399
15.004.168
30,4%
28,6%
30,9%
29,3%
29,8%
TP.HCM so với
Việt Nam
32,8%
Dù chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp chế biến, song xét về tốc độ tăng trưởng
so với các ngành công nghiệp chế biến khác, công nghiệp chế biến thực phẩm đang có tốc
độ tăng trưởng giảm. Theo số liệu thống kê, thì tốc độ tăng trưởng của các ngành công
nghiệp chế biến Việt Nam giai đoạn 1996-2001 tăng bình quân trên 13%/năm, trong khi đó
tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm cả nước trong giai đoạn này tăng
bình quân là 7,4%/năm. Tại TP. Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng bình quân của công
nghiệp chế biến giai đoạn 1996-2001 cũng đạt 13,4%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành công nghiệp thực phẩm chỉ đạt 9,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng nghành
công nghiệp thực phẩm của cả nước và TP. Hồ Chí Minh trong các năm qua là tăng giảm
thất thường, không ổn định (NGTK Việt Nam 2002 và TP. HCM 2002).
Do TP. Hồ Chí Minh có thuận lợi về vị trí địa lý, có tầm quan trọng trong nền kinh
tế cả nước và là một trung tâm công nghiệp, nên hầu như tất cả các sản phẩm công nghiệp
thực phẩm chế biến của cả nước đều có mặt tại TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ cao. Một số mặt
hàng công nghiệp thực phẩm của TP. Hồ Chí Minh gần như chiếm tỷ lệ trên 70% các
ngành hàng cùng loại của cả nước như mì ăn liền, dầu thực vật, các sản phẩm chế biến từ
thịt, nhiều mặt hàng đã và đang chiếm tỷ trọng cao về giá trị xuất khẩu so với các ngành
hàng trong cả nước đó là gạo, thủy hải sản đông lạnh, sữa, cà phê, chè, thịt chế biến, rau
quả đóng hộp, nên TP. Hồ Chí Minh được lựa chọn làm địa bàn để nghiên cứu đại diện.
25
Tiểu Luận: Giao Tiếp Kinh Doanh
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Trách Nhiệm Của Công Ty TNHH TM Quang Ninh
2.3.Thực trạng của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đang áp
dụng
1. Tình trạng sản xuất :
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn
Ðơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Toàn ngành công nghiệp TP 45.341.133 56.755.956 63.506.186 70.763.501 82.182.689
Giá trị sx thực phẩm và đồ
13.342.296 12.938.595 14.023.958 15.486.497 18.772.269
uống
Tốc độ tăng trưởng
131,57% 96,97% 108,39% 110,43% 121,22%
Tỷ trọngCN CBTP/Toàn
29,43%
22,80%
22,08%
21,88%
22,84%
ngành CN
Trong đó
Doanh nghiệp trung ương
5.440.818 5.616.015 6.392.864 8.403.017 9.668.380
DNQD địa phương
1.758.562 1.628.694 1.744.475 15.222.982 2.367.043
DN ngoài quốc doanh
2.331.007 217.938 2.067.037 2.878.902 2.725.474
Ðầu tư nước ngoài
3.529.447 3.185.657 3.523.282 1.681.509 4.011.372
Ðịa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3.745 cơ sở chế biến thực phẩm trong
đó có khoảng 183 doanh nghiệp chế biến lương thực, chia ra: Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài là 39 doanh nghiệp; Khu vực vốn đầu tư trong nước là 144 doanh nghiệp bao
gồm:17 doanh nghiệp quốc doanh trung ương,19 doanh nghiệp quốc doanh địa phương và
108 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn lại là các đơn vị cá thể nhỏ.
Tính theo giá thực tế, năm 2000 tổng giá trị sản xuất thực phẩm đồ và uống trên địa
bàn thành phố là 18.772,3 tỷ đồng (trừ thuốc lá) chiếm 22,84% so với tổng giá trị sản xúât
công nghiệp toàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm và đồ uống
giai đoạn 1996-2000 là 13,72% /năm. Hàng năm mức đóng góp vào ngân sách nhà nước
khoảng 40% tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước (1.683 tỷ đồng trên 4.134 tỷ đồng,
phạm vi các doanh nghiệp nội địa)
Giá trị sản xuất các mặt hàng chủ yếu:
Ngành
Lương thực(gạo+mì ăn liền)
Thực phẩm :
Thịt các loại
Cá
Rau quả
Sữa
Dầu ăn
Ðường
Ðơn vị tính
Năm 2000
Tấn
505,000
Tấn
Tấn
Tấn
1000 Lít
1000 Kg
1000 tấn
124,800
162,200
375,000
28,000
2,500
375
26