Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

MÔ HÌNH TIỀN tệ một mô HÌNH xác ĐỊNH tỷ GIÁ GIẢN đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.76 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH


Môn học: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
PHẦN II: XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHƯƠNG 5: “MÔ

HÌNH TIỀN TỆ”

MỘT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ GIẢN ĐƠN
TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ LINH HOẠT
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Nhóm HVTH:



Phạm Thanh Nhất
Trần Thị Thanh Thủy

Lớp Cao học Tài chính K26 sáng Chủ nhật
Tháng 06/2017

MỤC LỤC


“MÔ HÌNH TIỀN TỆ”: MỘT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ
GIẢN ĐƠN TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ LINH HOẠT
NỘI DUNG:
Giới thiệu
5.1 Mô hình tiền tệ giản đơn trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi


5.2 Mô hình tiền tệ giản đơn trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
5.3 Lãi suất trong mô hình tiền tệ
5.4 Mô hình tiền tệ lý giải những vấn đề thực tiễn
5.5 Kết luận
Tóm tắt
Hướng dẫn đọc
Ghi chú

2


GIỚI THIỆU
Có một số lý do khiến chúng ta lựa chọn mô hình tiền tệ để xem xét trước tiên. Điều
đầu tiên, “mô hình tiền tệ” là cách tiếp cận sớm nhất để giải thích các hiện tượng liên
quan đến biến động tỷ giá, và mặt khác liên quan đến cán cân thanh toán. Cách tiếp
cận này có từ đầu những năm 1970 của thời kỳ Phục Hưng. Quan trọng hơn, nó thể
hiện một chuẩn mực rõ ràng trong việc so sánh các phương pháp tiếp cận khác so với
việc xác định tỷ giá hối đoái theo mô hình,mà nhiều trong số những phương pháp đó
đã thoát li khỏi những mô hình tiền tệ. Cuối cùng, mặc dù không thỏa đáng một cách
hoàn toàn trong việc giải thích sự biến động diễn ra hàng ngày, hàng tháng hay trong
những năm gần đây, nhưng nó lại đưa ra một bức tranh rộng lớn hơn bao hàm những
kiến thức sâu sắc và hữu ích về xu hướng trong dài hạn.
Cái mà hiện tại chúng ta gọi là mô hình tiền tệ bắt nguồn từ cách tiếp cận cán cân
thanh toán có niên đại từ ít nhất từ thời của David Hume năm 1741. Nó bao gồm hai
phần nội dung cơ bản: Mối quan hệ ngang giá sức mua được đề cập trong chương 2 và
cầu tiền được đề cập trong chương 4.
Trong phần thứ nhất, hai mối quan hệ này sẽ được kết hợp trong một mô hình tổng
cung và tổng cầu đơn giản, sau đó sẽ được sử dụng trong các phần kế tiếp để phân tích
tác động của việc tăng cung tiền, thu nhập và giá cả nước ngoài đến tỷ giá. Trong
Phần 5.2, chúng ta xem xét hàm ý của những biến động giống nhau về cán cân thanh

toán trong điều kiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Phần 5.2.4 phân tích ảnh hưởng
của mất giá tiền tệ. Mục 5.3 xem xét vai trò của lãi suất. Phần cuối cùng, đưa một
cuộc khảo sát ngắn gọn kèm theo những bằng chứng mà đa phần trong số đó chống lại
mô hình tiền tệ.

5.1 MÔ HÌNH TIỀN TỆ GIẢN ĐƠN TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI THẢ NỔI
Chúng tôi bắt đầu bằng việc thiết lập bối cảnh. Mô hình được đưa ra trong phần này
rất đơn giản nhưng nó sẽ đủ để tạo ra những kết luận điển hình của chủ nghĩa trọng
tiền quốc tế.

5.1.1 Thiết lập bối cảnh: 3 giả định cho mô hình tiền tệ
Mô hình tiền tệ chủ yếu dựa trên ba giả thiết: một đường tổng cung dốc đứng, sự ổn
định về cầu tiền và ngang giá sức mua (PPP). Chúng ta sẽ xem xét những giả định này
theo thứ tự sau đây:
Giả định 5.1. Đường tổng cung dốc đứng
Cần phải nhớ lại hai điểm quan trọng đã được đề cập ở chương 4. Thứ nhất, giả thiết
này không ngụ ý rằng sản lượng không đổi - đơn giản là nó chỉ có thể thay đổi do sự
3


thay đổi về năng suất của nền kinh tế, hiểu một cách rộng hơn thì đó là thông qua tiến
bộ kỹ thuật, sự tích lũy vốn, tăng trưởng lực lượng lao động hoặc trình độ giáo dục,….
Thứ hai, đường tổng cung dốc đứng hàm ý giá cả linh hoạt một cách hoàn hảo trên tất
cả các thị trường.
Giả định 5.2. Cân bằng về cầu tiền thực là một hàm số cố định chỉ đối với một vài
biến số kinh tế nội địa. Thực tế thì tính tới thời điểm này và cho đến khi có chú ý tiếp
theo, chúng ta sẽ làm việc với phương trình Cambridge (Phương trình 4.7):
Md = k.P.y (k>0)
Trong đó y là thu nhập thực của quốc gia và k là một tham số dương, P là mức giá.

Công thức đặc biệt này đã đơn giản hóa các vấn đề một cách đáng kể. Hãy xem xét
những gì nó ngụ ý cho tổng cầu. Với trữ lượng tiền tệ, , sự cân bằng nghĩa là:

Do đó thu nhập danh nghĩa Y, phải là không đổi dọc theo đường tổng cầu, từ đó rút ra
được giá trị cụ thể của lượng cung tiền.
Nhìn vào hình 5.1. Thu nhập quốc gia danh nghĩa Y = P.y liên quan đến bất kỳ điểm
nào trên đường cong AD0 () chỉ đơn giản là diện tích của hình chữ nhật giữa điểm đó
và các trục tọa độ, ví dụ OP 0Ay0 tại A và OP2Dy1 tại D. Nếu diện tích các vùng này
bằng nhau nó phải tuân theo quy luật sau: khi chúng ta di chuyển từ A sang D, sự sụt
giảm về giá cả có cùng tỷ lệ với sự gia tăng thu nhập.(1)
Mục đích hiện tại quan trọng hơn là phải xem xét tác động của sự gia tăng trong cung
tiền danh nghĩa. Như chúng ta đã thấy trong Chương 4, sự thay đổi này làm thay đổi
đường cầu tổng cầu lên trên và sang phải. Như vậy, trong trường hợp này sự thay đổi
là bao nhiêu? So sánh điểm A và B. Rõ ràng, P 1 phải lớn hơn P0 đúng bằng tỷ lệ lớn
hơn .

4


Hình 5.1: Tổng cầu và phương trình số lượng

Ví dụ, nếu trữ lượng tiền tệ tăng gấp đôi => phải có một sự tăng gấp đôi trong cầu
danh nghĩa => Tại bất kỳ mức thu nhập thực y0, đều hàm ý sự tăng gấp đôi mức giá P
Giả định 5.3. Luôn có ngang giá sức mua (PPP) tại mọi thời điểm
Nhớ lại từ Chương 2 (Phương trình 2.4) giả thuyết về PPP cho rằng, với mức giá nội
địa P (UK) và mức giá P * của nước ngoài (US), sự cân bằng sẽ đạt được khi hai mức
giá trên đặt trong mối quan hệ sau:

P = P*.S


(2.4 Chương 2)

Do đó không thể thu được gì từ việc chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác. Ta
cũng nên nhớ rằng điều đó tương đương với việc nói rằng sức mua của đồng tiền của
mỗi nước phải giống nhau dù có chi tiêu ở thị trường trong nước hoặc chuyển đổi sang
ngoại tệ và chi tiêu ở nước ngoài.
Bây giờ hãy xem xét hình 5.2 (a), trong đó trục tung biểu hiện các mức giá trong nước
và trục hoành là tỷ giá giao ngay của Đô la Mỹ. Đường thẳng được vẽ từ gốc tọa độ đi
qua tất cả các kết hợp của P và S thỏa mãn phương trình 2.4 được gọi là đường PPP.
Rõ ràng, nó có độ dốc bằng P*. Điểm phía trên và phía bên trái của đường thẳng là
những điểm mà nền kinh tế Anh không thể cạnh tranh (mức giá trong nước quá cao),
do đó sẽ có lợi hơn nếu nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ thay thế cho nhưng sản phẩm đắt

5


tiền tương tự ở Anh. Điều ngược lại xảy ra cho những điểm nằm phía dưới đường
thẳng.
Xét tới tỷ giá hối đoái thực (xem lại định nghĩa trong mục 2.4: Tỷ giá hối đoái thực là
giá cả của hàng hóa và dịch vụ nước ngoài so với trong nước, được đo bằng công
thức: Q = S.P*/P), cần phải có một phần sụt giảm thực tế nằm trên đường PPP để khôi
phục lại trạng thái cân bằng, và ngược lại.

Hình 5.2: Cung tiền tăng dưới tác động của tỷ giá thả nổi

5.1.2 Trạng thái cân bằng
Trong hình 5.2 (b), đường cong tổng cầu và tổng cung được vẽ với giá trị cung tiền và
sản lượng. Với lượng cung tiền ban đầu tại , P 0 là mức giá cân bằng của 'nền kinh tế
đóng', nghĩa là phù hợp với điều kiện trong nền kinh tế nội địa.
Trên thực tế, P0 vẫn là mức giá cân bằng, ngay cả trong mô hình kinh tế mở. Hơn nữa,

giá trị của nó được xác định mà không cần xem xét các điều kiện của các khu vực bên
ngoài của nền kinh tế.
Tuy nhiên, đối với khu vực bên ngoài, PPP yêu cầu mức giá P 0 gắn liền với tỷ giá S 0.
Một giá trị S thấp hơn S0 sẽ khiến sản lượng trong nước không có tính cạnh tranh trên
thị trường thế giới và do đó dẫn đến cung đồng tiền trong nước dư thừa và ngược lại
cho trường hợp S cao hơn S0.
Chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của sự cân bằng một cách rõ ràng bằng cách kết
hợp các phương trình 2.4 và 5.1, ta có:

= k.P.y = k.S.P*.y

(5.2)
6


Chúng ta rút ra được S:

Vì vậy, tỷ giá hối đoái trong mô hình cực kỳ đơn giản này là tỷ lệ của lượng cung tiền
và lượng cầu được đo lường ở mức giá ngoại tệ. Bất cứ điều gì làm tăng tỷ số này, nói
cách khác là làm tăng tử số hoặc giảm mẫu số, sẽ làm cho giá ngoại hối tăng lên (đồng
nội tệ mất giá).
Bây giờ hãy xem xét ảnh hưởng của ba loại nhiễu loạn đến sự cân bằng (5.3) này: sự
mở rộng cung tiền, sự gia tăng thu nhập thực của nền kinh tế trong nước và sự gia
tăng của mức giá quốc tế.
5.1.3 Cung tiền tăng trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
Bắt đầu với việc mở rộng cung tiền lên một mức độ mới, . Giả sử các biến ngoại sinh
khác (thu nhập thực, y, và mức giá tnước ngoài, P * không thay đổi).
Ở mức giá cũ, P0, rõ ràng là có một lượng cung dư thừa, làm cho các chủ thể trong
kinh tế tăng chi tiêu để giảm số dư tiền của họ.(Nhớ lại rằng lý thuyết về số lượng dựa
trên giả định rằng cách duy nhất để các chủ thể giảm số số dư tiền là mua hàng hoá và

dịch vụ). Nguồn cung quá mức của tiền là do nhu cầu hàng hóa quá cao được đo
lường bằng khoảng cách (- y0) trong hình 5.2 (b).
Với giả định của chúng ta về thu nhập và sản lượng thực cố định, chi tiêu thêm phải
khiến cho giá tăng (các mũi tên từ c đến b, và từ A đến B). Khi giá hàng hóa tăng lên,
giá đô la phải tăng lên (đồng bảng Anh giảm giá) để giữ sản lượng nội địa có tính cạnh
tranh, nói cách khác, để ngăn chặn sự đổ xô hàng hóa với giá tương đối rẻ của Mỹ vào
nền kinh tế Anh trong việc phản ứng lại sự lên giá của tỷ giá hối đoái thực
Dễ dàng thấy được mức sụt giảm phải lớn như thế nào để khôi phục lại trạng thái cân
bằng. Với mức giá trong nước cao hơn cân đối với sự mở rộng tiền tệ và mức giá của
Hoa Kỳ là không thay đổi, duy trì PPP hàm ý một sự tăng lên với tỷ lệ tương ứng
trong giá đồng đô la.
Chúng ta đã đạt đến kết luận quan trọng đầu tiên trong phân tích mô hình tiền tệ
Định đề 5.1. Trong mô hình tiền tệ, một tỷ lệ phần trăm tăng trong cung tiền trong
nước dẫn đến sự sụt giảm cùng một tỷ lệ trong giá trị của đồng tiền trong nước (với
điều kiện những yếu tố khác là không đổi).
Chứng minh định đề 1

7


Viết lại dạng của phương trình 5.1 (), lấy logs của cả hai bên, sau đó lấy vi phân,
được:

Nhớ rằng, đối với bất kỳ biến X nào, d (log X) = dX / X. Vì chúng ta giả định rằng y
là hằng số (nhằm phục vụ cho các mục đích hiện tại), vế phải không. Do đó, mức giá
trong nước phải thay đổi theo tỷ lệ trữ lượng tiền tệ.
Tương tự xử lý phương trình PPP (P = P*.S) theo cùng một cách, được:

Với P* được giả định không đổi, điều này nói lên rằng tỷ giá phải giảm theo tỷ lệ tăng
trong giá của đồng Anh.


5.1.4 Tăng thu nhập trong điều kiện tỷ giá thả nổi
Bây giờ hãy xem xét tác động của tăng thu nhập thực, từ y 0 đến y1,với việc không có
sự thay đổi trong trữ lượng tiền tệ (Hình 5.3).
Ở bất kỳ mức giá nào, thu nhập thực tế cao hơn hàm ý một nhu cầu lớn hơn về tiền.
Nói một cách khác, với nguồn cung tiền nhất định chúng ta phải có thu nhập danh
nghĩa không đổi, Py. Vì vậy, thu nhập thực tế cao hơn, mức giá phải thấp hơn.
Khi thu nhập danh nghĩa đã nhảy vọt lên P 0y1 (tại điểm c trên hình 5.3 (b)), tác động
thực tế phải tạo ra một cầu tiền dư thừa và cung hàng hóa dư thừa bằng khoảng chênh
lệch (y1 - y0) ở mức giá ban đầu P 0. Như chúng ta đã thấy, cân bằng thực chỉ có thể
được lấp đầy bằng cách giảm chi tiêu.
Kết quả phải là giảm phát, đưa mức giá giảm từ P 0 xuống P1. Trong trạng thái cân
bằng mới ở b, cả thị trường tiền tệ và hàng hoá đều rõ ràng, với cùng cung và cầu như
trước khi tăng thu nhập và có cùng thu nhập danh nghĩa.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái phải giảm (tức là đồng pound được
định giá cao) từ S0 đến S1. Nếu không, sự giảm giá trong nước (giảm trong tỷ giá hối
đoái thực) sẽ làm cho nền kinh tế Anh quá cạnh tranh, gây ra nhu cầu dư thừa khổng
lồ cho đồng bảng Anh (ví dụ như trường hợp ở G). PPP được duy trì bởi việc tăng giá,
do đó sự sụt giảm trong giá sản lượng của Anh được bù lại bởi sự gia tăng giá của
đồng bảng so với đồng đô la.

8


Hình 5.3: Thu nhập tăng dưới tác động tỷ giá thả nổi

Chúng ta kết luận như sau:
Định đề 5.2. Trong mô hình tiền tệ, sự gia tăng thu nhập thực tế trong nước dẫn đến
sự lên giá của đồng nội tệ (với điểu kiện những yếu tố khác không đổi)
Lưu ý rằng chúng tôi kết hợp tăng thu nhập thực với sự tăng giá của tiền tệ. Kết luận

này mâu thuẫn với kết luật của mô hình DIY, khi thu nhập tăng, nền kinh tế trong
nước có xu hướng hút hàng nhập khẩu, gây ra một sự mất giá trong tỷ giá hối đoái thả
nổi.
Lý do chúng tôi có kết quả ngược lại ở đây là mô hình tiền tệ tập trung vào tác động
của tăng thu nhập lên nhu cầu tiền, chứ không phải hàng hoá. Khi tăng cầu về tiền,
phải gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu về hàng hoá, dẫn đến sự giảm giá trong nước.

5.1.5 Tăng mức giá nước ngoài trong điều kiện tỷ giá thả nổi
Một tính năng quan trọng của mô hình là kết luận của nó về ảnh hưởng của sự thay
đổi biến ngoại sinh còn lại, P *, mức giá nước ngoài.
Tập trung vào đường PPP trong Hình 5.4 (a). Nó sẽ thay đổi như thế nào khi P *
tăng? Bởi vì độ dốc của nó là P / S = P *, nó sẽ trở nên dốc hơn, do đó mức giá ban
đầu của đồng Anh P0 gắn liền với một mức giá thấp hơn của đô la Mỹ, nói cách khác,
một tỷ giá hối đoái cao hơn cho đồng bảng Anh.
Lý do dẫn đến kết quả này sẽ được làm rõ ngay bây giờ. Với mức giá cao hơn ở Hoa
Kỳ, hàng hoá của Anh Quốc quá cạnh tranh với tỷ giá hối đoái cũ. Nhu cầu của các
nhà nhập khẩu tiềm năng của Hoa Kỳ về hàng hóa rẻ hơn ở Anh đang quá mạnh và
đẩy giá trị của đồng pound lên cho đến khi sức cạnh tranh của Mỹ được phục hồi.

9


Trong trạng thái cân bằng mới, thực tế là sản lượng của Hoa Kỳ được định giá cao
hơn bằng đồng đô la so với trước đây được bù lại bởi mức giá tương đối cao hơn của
đồng tiền Anh. Chúng tôi kết luận:
Định đề 5.3. Trong mô hình tiền tệ, sự gia tăng mức giá ngoại tệ liên quan đến việc
tăng giá đồng nội tệ (tức là giảm tỷ giá giao ngay S) và không có sự thay đổi nào trong
nền kinh tế trong nước (với điều kiện những yếu tố khác không đổi).

Hình 5.4: Tăng mức giá nước ngoài theo tỷ giá thả nổi


Từ quan điểm của chính sách kinh tế vĩ mô, đề xuất này rất có ý nghĩa. Nó cho thấy
lạm phát trên thế giới không ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Mức giá của Anh
được xác định trên các thị trường tiền tệ Anh theo cùng một cách nếu như phần còn lại
của thế giới chưa bao giờ tồn tại. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoạt động như một cái van,
liên tục trượt lên hoặc xuống theo nhu cầu để duy trì PPP khi đối mặt với những rối
loạn có nguồn gốc từ các thị trường tiền tệ trong nước (hoặc của cả hai nước).
Hàm ý ở đây là quyền độc lập của chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia được
duy trì bởi sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Mỗi đất nước có thể lựa chọn tỷ lệ lạm
phát một cách độc lập mà không quan tâm đến hành động của nước khác. Nếu tính
độc lập của quốc gia được đề cập đến như một thông tục trong một hối phiếu chuyển
tiền quốc tế, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có vẻ sẽ khá hấp dẫn dựa trên cơ sở phân
tích trong phần này.

10


Lưu ý rằng, khi đưa ra định đề 5.3, chúng ta không cần quan tâm đến hình 5.4
(b).Điều đó có nghĩa là các thị trường tiền tệ không có liên quan gì đến các kết luân?
Có hai lý do tại sao các thị trường tiền tệ chắc chắn là không liên quan đến các kết
luận. Thứ nhất, sự thưc là sự cân bằng của thị trường tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi
sự thay đổi của giá tại Mỹ, điều này giữ mức giá trong nước cố định ở mức ban đầu P 0
và dẫn đến gánh nặng phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân câu hỏi sau: điều gì có thể đã làm cho mức giá của Mỹ
tăng?

5.1.6 Mô hình tỷ giá hối đoái thả nổi hai quốc gia
Câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đã nêu ở phần trước của bài là: thứ gì đó đã gây ra
nguồn cung dư thừa xuất hiện trên thị trường tiền tệ của Mỹ, ví dụ như sự tăng lên
trong trữ lượng tiền tệ của Mỹ hoặc sự sụt giảm trong thu nhập của Mỹ. Trên thực tế,

nếu bạn nghĩ về nó một chút, cách thức mà mức giá của Mỹ được xác định chắc chắn
sẽ giống như cái cách mà mức giá của Anh được xác định, tất nhiên là phải trong thị
trường tiền tệ nội địa của Mỹ.
Xem lại phân tích của chúng tôi về ảnh hưởng của việc mở rộng tiền tệ trong nền kinh
tế trong nước (xem Phần 5.1.3). Tại sao chúng ta không nên áp dụng cùng một lập
luận với Mỹ như đã được áp dụng cho Vương quốc Anh?
Sự gia tăng cung tiền của Mỹ sẽ gây ra sự dư thừa trong thị trường tiền tệ bản địa,
khiến người Mỹ phải chi tiêu nhiều hơn, trong điều kiện những yếu tố khác là không
đổi, để giảm số dư tiền của họ. Kết quả trong nỗ lực của họ để chi tiêu nhiều hơn cuối
cùng sẽ dẫn tới sự tăng trong mức giá, P*, dẫn tới đồng đô la mất giá để ngăn chặn
Hoa Kỳ bị tràn ngập với những hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn,
Chúng ta có thể chính thức hóa mô hình đối xứng này bằng cách viết phương trình số
lượng phiên bản Mỹ:

Md* = k*P*y*

(5.4)

Phương trình này đơn giản nói rằng nhu cầu về tiền của Mỹ, Md *, tỷ lệ thuận với thu
nhập danh nghĩa của Mỹ, P * y *. Lưu ý yếu tố tỷ lệ k *, cho phép xảy ra khả năng cầu
tiền của Hoa Kỳ có thể khác với của Anh, mặc dù nó có tính chất tương tự (có nghĩa là
có cùng dạng phương trình)
Bây giờ giả sử rằng, giống như trữ lượng tiền tệ Anh ban đầu là M 0, nguồn cung tiền
của Mỹ bắt đầu ở *. Chia phương trình cầu tiền của Anh (công thức 4.7) cho phương
trình 5.4 và thiết lập cầu tiền tương ứng bằng với cung ở mỗi nước, có:

11


Vì theo PPP, chúng ta có P / P * = S, cho phép chúng ta có thể viết lại phương trình

5.5 như sau:

Giải phương trình tìm S:

Điều này nói lên rằng tỷ giá hối đoái bằng tỷ lệ tử số (trữ lượng tiền tương đối) với
mẫu số (nhu cầu thực tế tương đối). Do đó, bất cứ thứ gì dẫn tới xu hướng tăng trữ
lượng tiền tệ của Anh so với Mỹ hoặc làm giảm nhu cầu tiền của Anh so với Mỹ sẽ
khiến đồng bảng mất giá (S tăng).
Xem đến việc chúng ta phải sửa lại công thức trước đây như thế nào, viết lại công
thức 5.7 đơn giản hơn, như sau:

Với những quy ước đã được giới thiệu (được tuân theo xuyên suốt toàn bộ cuốn sách)
rằng một dấu ngã trên một biến biểu thị tỷ lệ nội địa của nó với giá trị nước ngoài, vì
vậy có nghĩa là M / M *, …
Bây giờ hãy nhớ rằng tăng 10% cung tiền của Anh so với Mỹ, M / M * = , có thể đến
từ việc tăng 10% trong trữ lượng tiền tệ của Anh, hay từ mức giảm 10% trong trữ
lượng tiền Mỹ hoặc , nhiều khả năng, từ một vài sự kết hợp của cả hai như là tăng
15% cung tiền của Anh, với sự gia tăng 5% trong tiền của Mỹ.
Theo đó, mặc dù chúng ta có thể chấp nhận kết luận ban đầu (Định đề 5.1) rằng sự gia
tăng cung tiền của Anh, với những yếu tố khác không đổi, dẫn đến sự mất giá trong
đồng bảng Anh với cùng một tỷ lệ, chúng ta thừa nhận rằng điều tương tự cũng xảy ra
nếu có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến trữ lượng tiền tệ. Như vậy, ví dụ, sự sụt
giảm 10% trong tiền của Mỹ khi trữ lượng tiền tệ của Anh vẫn không đổi sẽ gây ra sự
mất giá 10% trong tỷ giá hối đoái của đồng bảng, trong điều kiện những yếu tố khác
không đổi.
Một cách tương tự, thu nhập thực tế tương đối xác định nhu cầu tiền của một quốc gia
so với nước khác, do đó sự gia tăng thu nhập của Hoa Kỳ có tác động tương tự như sự
12



sụt giảm trong thu nhập của Vương quốc Anh như chúng ta đã biết từ định đề 5.2 về
nguyên nhân sau cùng dẫn đến một sự tăng giá tương đối của đô la.
Sau đó, chúng ta có thể tổng hợp cả giả định 5.1 và 5.2 bằng cách thay thế các biến
nội địa tương ứng với giá trị biến ngoại

5.2 MÔ HÌNH TIỀN TỆ ĐƠN GIẢN ĐƠN TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ
CỐ ĐỊNH
Bây giờ chúng ta hãy xem xét một tình huống mà tỷ giá không được phép thay đổi.
Phân tích ở đây sẽ phức tạp hơn một chút, do đó nếu chúng ta bắt đầu bằng cách làm
rõ các biến nào đang được coi là ngoại sinh và nội sinh sẽ hữu ích hơn
Thu nhập thực, y, giả sử được đưa ra bởi các yếu tố nằm ngoài phạm vi mô hình của
chúng ta, như đã nêu trước đây, và mức giá nước ngoài, P *, được xác định bằng
nguồn cung ngoại tệ, thu nhập, …
Nhắc lại cuộc thảo luận về cung tiền trong mục 4.1.2 (Phương trình 4.10). Theo một
chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chúng tôi kết luận rằng cung tiền không phải là một
biến ngoại sinh. Thay vào đó là biến chính sách - tín dụng nội địa, DC, và chúng ta có
thể viết:
FX + DC=M$
Do đó, gánh nặng của việc điều chỉnh để thay đổi trong các biến ngoại sinh rơi vào dự
trữ ngoại tệ, FX.
Biến ngoại sinh duy nhất còn lại là tỷ giá hối đoái, được xác định bởi quyết định bởi
các nhà hoạch định chính sách, 3.

5.2.1 Cung tiền tăng trong điều kiện tỷ giá cố định
Bây giờ hãy quan sát Hình 5.5, cho thấy tác động của chính sách tiền tệ mở rộng, nói
cách khác, tăng tín dụng trong nước, từ mức ban đầu DC0 lên mức cao hơn, DC1.
Bắt đầu với hình 5.5 (c), trong đó trữ lượng tiền tệ là trục tung ứng với mức dự trữ
ngoại hối, FX - truc hoành. Đánh dấu DC0 trên trục thẳng tung, và từ điểm đó, kẻ một
đường 45°. Đường biểu thị đó cho thấy trữ lượng tiền tăng như thế nào khi bổ sung dự
trữ, với khối lượng tín dụng trong nước ban đầu, DC0. Ví dụ, nếu dự trữ là không, toàn

bộ trữ lượng tiền sẽ chính là mức tín dụng. Khi chúng tôi di chuyển đường đồ thị sang
phải, mỗi pound bổ sung sẽ làm tăng trữ lượng tiền lên chính xác một pound.
Nếu chúng ta bắt đầu với dự trữ ở FX0, trữ lượng tiền tệ phải là:
(5.9)
Đánh dấu điểm bắt đầu trong sơ đồ là ở H.

13

Hình 5..5: Tin dụng nội địa tăng theo tỷ giá cố định (


Bây giờ chúng ta hãy đặt giá trị ban đầu của cung tiền và mức giá cùng với nhau. Nói
cách khác, giả sử chúng ta có: ky 0 = 1. Giả định này chỉ nhằm mục đích minh hoạ. Lợi
thế là nó cho phép chúng ta phân tích tác động của sự thay đổi giá trị cung tiền (trên
trục tung của hình 5.5 (c)) đến mức giá hàm ý trong hình 5.5 (a) và (b) một cách trực
tiếp.
Khai thác thực tế này, mức giá ban đầu ứng với trữ lượng tiền phải là P 0. Do đó, nền
kinh tế bắt đầu từ điểm a trong Hình 5.5 (b). Lưu ý rằng nếu tổng cung và cầu có liên
quan, thì đồ thị vẫn không thay đổi, vì ở giai đoạn này chúng ta không có lý do để tin
rằng hành vi của khu vực tư nhân sẽ khác biệt trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
hơn là trong điều kiện tỷ giá thả nổi.

Hình 5.5: Tín dụng nội địa tăng theo tỷ giá cố định (

Hình 5.4, sơ đồ bên trái (Hình 5.5 (a)) vẽ đường PPP. Tuy nhiên, với tỷ giá hối đoái
chốt tại 0, nền kinh tế phải luôn bị giới hạn bởi các điểm nằm trên đường trục tung.
Như đã đề cấp ở các phần trước, sự cân bằng đòi hỏi mức giá nội địa phải bằng ngang
giá sức mua do đó thì cơ chế phải bắt đầu từ A, tại giao điểm của đường PPP với
đường tỷ giá cố định. Cơ bản, chúng ta phải có:
(5.10)

Dấu gạch ngang của các biến bên tay phải nhắc nhở chúng ta rằng cả S và P * là một
biến ngoại sinh cố định
Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng ban đầu, bởi vì mức giá PPP được xác định
trong phương trình 5.10 là phù hợp một cách chính xác với cung tiền (biến nội sinh)
và do đó với sự cân bằng của tổng cung và cầu tại điểm a trong Hình 5.5 (b).

14


Bây giờ giả sử sự cân bằng ban đầu được minh hoạ bởi điểm A, a và H bị xáo trộn như
thế nào bởi sự mở rộng tiền tệ.
Với việc mở rộng tín dụng trong nước, đường 45 ° trong biểu đồ cung tiền hình 5.5 (c)
dịch chuyển lên trên bằng với lượng tiền mở rộng, do đó, với dự trữ ngoại hối vẫn giữ
ở mức trước đây (FX0), trữ lượng tiền bây giờ đã tăng lên , như chúng ta có thể nhìn
thấy tại điểm J.
Theo đường thẳng từ J, chúng ta thấy rằng trữ lượng tiền tệ mới hàm ý mức giá P1 (tại
b), đó là nhờ vào sự dịch chuyển lên trên của tổng cầu. Từ đường PPP trong hình 5.5
(a), rõ ràng là mức giá cao hơn đã làm cho nền kinh tế trong nước không có tính cạnh
tranh, bởi vì với giá nước ngoài không thay đổi và tỷ giá cố định, nó thực sự được
định giá cao.Tại điểm C, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từ
nước ngoài và cản trở người nước ngoài mua hàng hoá sản xuất trong nước.
Kết quả rõ ràng là sự thâm hụt cán cân thanh toán (4) khi nền kinh tế đáp ứng các điều
khoản thương mại thay đổi. Trạng thái này không được duy trì. Nó sẽ gây ra sự giảm
giá ngay lập tức nếu các nhà hoạch định chính sách cho phép nó xảy ra. Tuy nhiên,
theo giả định, họ tránh được hậu quả trên bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối (FX) để
mua đồng nội tệ hoặc nói khác, để bù đắp cho thâm hụt cán cân thanh toán. Kết quả là
dự trữ ngoại hối (FX) bắt đầu giảm.
Mỗi lần giảm dự trữ ngoại hối (FX) dẫn tới xu hướng làm giảm cung tiền, đẩy nền
kinh tế dọc theo các đường mũi tên trong góc toa độ thứ 3, J di chuyển đến K, b trở
về a và từ C chuyển xuống A. Quá trình kết thúc với khả năng cạnh tranh được khôi

phục và thâm hụt cán cân thanh toán giảm xuống bằng 0, quay trở lại điểm A trên
đường PPP, với mức giá hồi phục tại mức giá cũa P 0 (tại điểm a) có thể khôi phục lại
trạng thái cân bằng ban đầu bởi vì nguồn cung tiền đã bị thu hẹp đến mức ban đầu, .
Để hiểu lý do tại sao chúng ta có được kết quả này, hãy nhớ lại từ phương trình 4.7
rằng cầu về tiền của chúng ta, với PPP, phải bằng:
(5.11)
Khía cạnh cuối cùng cần xét đến là cầu tiền. Lưu ý rằng tất cả các thành phần của nó
là các biến ngoai sinh. Theo đó, với giả định của chúng ta, cơ quan tiền tệ trong nước
không thể hưởng đến nhu cầu tiền tệ. Nếu thị trường là rõ ràng, thì sau đó cung tiền
phải tự động tìm đường trở lại mức trước khi mà nó được mở rộng.
Tương đương với cung và cầu như sau:
(5.12)
Giải phương trình tìm FX chúng ta có
(5.13)
15


Phương trình 5.13 cho thấy dự trữ ngoại hối, FX, phải chính xác bằng chênh lệch giữa
cầu tiền trong nước và cung tiền từ hệ thống ngân hàng bản địa, thông qua quá trình
mở rộng tín dụng trong nước. Điều đó nghĩa là, các nhà hoạch định chính sách trong
nước càng tiết kiệm trong việc tạo ra tín dụng, thì dự trữ càng thiếu hụt nhiều hơn.
Trong các điều kiện thay đổi, chúng ta có thể kết luận rằng
Định đề 5.4. Với tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ trạng thái
cân bằng, việc tạo ra tín dụng trong nước sẽ bị vô hiệu hóa bởi sự sụt giảm các khoản
dự trữ ngoại hối để khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán tạm thời, trong điều kiện
những yếu tố khác không thay đổi. Ngược lại, sự sụt giảm tín dụng trong nước sẽ tạo
ra thặng dư cán cân thanh toán tạm thời và được bù đắp bởi sự tăng lên trong dự trữ.
Luôn chú ý rằng, trong mô hình tiền tệ, cơ chế liên quan ở đây có thể được thể hiện
hoàn toàn dưới dạng cầu tiền vượt mức.
Phía bên tay phải của phương trình 5.13 ( là lượng cầu tiền vượt mức. Cầu tiền vượt

mức đó được thỏa mãn bằng cung ngoại tệ. Việc gia tăng tín dụng nội địa từ cân bằng
ban đầu tạo ra sự cung tiền vượt mức trong thị trường bản địa. Cũng như trong bối
cảnh nền kinh tế khép kín (xem Phần 4.1.2), tác động là làm cho người dân trong nước
giảm cung tiền vượt mức bằng cách chi tiêu. Tuy nhiên, với thu nhập thực cố định,
hậu quả của lạm phát làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ một cách tương đối và xuất
khẩu trở nên đắt hơn. Thâm hụt bên ngoài là một kết quả phụ của sự nỗ lực trong khu
vực tư nhân để thay thế hàng hoá bằng dự trữ tiền vượt mức. Khi dự trữ chảy ra nước
ngoài, dự trữ ngoại hối giảm cùng với giá trong nước cho đến khi cân bằng được phục
hồi.
Lưu ý rằng đó là cung tiền được tính trong mô hình này, nên dòng dự trữ vào hay ra
khỏi quốc gia có thể chỉ là một hiện tượng tạm thời, vì cung tiền được điều chỉnh qua
thời gian theo nhu cầu. Nói cách khác, thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán được
xem như là kết quả phụ thoáng qua vốn có của cơ chế điều chỉnh. Một khi quy trình
đó hoàn thành và thị trường tiền tệ quay lại cân bằng, thâm hụt hay thặng dư sẽ biến
mất.
Nếu nguồn cung tiền, mức giá và cán cân thanh toán đều quay trở lại mức trước đây,
vậy có những gì đã thay đổi trong trạng thái cân bằng mới?
So sánh các điểm K và H trong hình 5.5 (c). Mặc dù cung tiền không thay đổi ở K,
nhưng thành phần của nó đã thay đổi do sự tích lũy của thâm hụt cán cân thanh toán
tồn tại trong suốt thời gian điều chỉnh.
Cung tiền mới được tạo thành như sau:
(5.14)

16


Nói cách khác, kết quả thuần là trữ lượng tiền tệ hiện giờ đây gồm nhiều tín dụng
trong nước và ít ngoại hối hơn trước đây. Những gì xảy ra là một cách làm giảm giá trị
của tiền tệ - sự pha loãng tài sản quốc tế trong cung tiền. Chắc chắn, quy trình có một
giới hạn rõ ràng – tại điểm khi mà dự trữ giảm xuống 0 và toàn bộ cung tiền là tín

dụng nội địa.
Vô hiệu hóa thay đổi dự trữ ngoại hối
Lưu ý rằng quá trình được mô tả ở đây liên quan đến một loại ổn định tự động. Trên
thực tế, cơ chế này được sử dụng rộng rãi để đảm bảo sự ổn định của cả Tiêu chuẩn
bản vị vàng trước thế chiến I và Hệ thống Bretton Woods (xem Phần 1.5.1). Với tỷ giá
hối đoái cố định, các luồng dự trữ sẽ tự động điều chỉnh cung tiền nhằm khôi phục
trạng thái cân bằng. Chính sách tiền tệ của chính phủ không những không thể thực
hiện mà còn không cần thiết.
Cụ thể, nhìn từ quan điểm này, thâm hụt cán cân thanh toán (hoặc thặng dư) chính là
những kênh mà thông qua đó sự mất cân bằng được điều chỉnh tự động mà không đòi
hỏi phải có chính sách kinh tế vĩ mô sửa đổi.
Tuy nhiên, một chính phủ nào đó vì bất cứ lý do gì mong muốn chống lại sự ổn định
này thì về nguyên tắc là có thể làm được, ít nhất là tạm thời. Bằng cách nào để có thể
đạt được điều này, hãy quay trở lại với tình huống mà các nhà hoạch định chính sách
trong nước bắt đầu từ giai đoạn điều chỉnh, do hậu quả của sự mở rộng tín dụng ban
đầu gây bất ổn, khi nền kinh tế ở các điểm C, B và J tương ứng trong hình 5.5 (a) đến
(c).
Trong bối cảnh đó, Vương quốc Anh đang bị thâm hụt cán cân thanh toán và do đó
mất dự trữ (như được thấy trong phương trình 4.11). Nói cách khác, cung tiền của Anh
đang giảm vì trong đồng nhất thức:

Biến đầu tiên ( của đồng nhất thức là âm. Vì biến thứ hai ( là hằng số (cho lần này và
cho tất cả các lần gia tăng cung tiền được giả định là đã diễn ra trước đó), dẫn đến
cung tiền đang giảm. Do đó, vấn đề ở đây chỉ là thời gian cho đên khi ảnh hưởng tích
lũy của sự thâm hụt liên tục làm giảm cung tiền về mức như trước khi có sự nhiễu
loạn xảy ra.
Bây giờ giả sử các nhà chức trách quyết định cố gắng để ngăn chặn cung tiền giảm
bằng cách mở rộng tín dụng trong nước. Có vẻ như, khi làm như vậy, họ có thể ngăn
chặn sự sụp đổ của cung tiền. Nếu họ tăng tín dụng đủ để bù đắp sự sụt giảm dự trữ
ngoại hối trong từng thời kỳ thì dường như họ có thể vô hiệu hóa hoàn toàn mức thâm

hụt.
Thuật ngữ sau đây thường được sử dụng:
17


Vô hiệu hóa: là quá trình vô hiệu hóa ảnh hưởng của thâm hụt (thặng dư) cán cân
thanh toán bằng cách tạo ra đủ tín dụng nội địa để bù đắp sụt giảm trong dự trữ ngoại
tệ
Đã có rất nhiều cuộc tranh luận, giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính
sách, về tính khả thi của chính sách vô hiệu hóa. Ngay cả những người ủng hộ nhiệt
tình nhất cũng không dám tuyên bố rằng nó có thể hoạt động lâu dài. Có hay không
việc nó có thể hoạt động ở tất cả các thị trường tiền tệ hiện nay là điều rất mơ hồ.
Để thấy tại sao tính hữu ích của nó lại bị giới hạn, chúng ta cần phải dựa vào hàm ý
của giai đoạn thứ hai - gia tăng tín dụng trong nước. Rõ ràng, ảnh hưởng của việc gia
tăng tín dụng trong nước bắt đầu từ tình huống J trong Hình 5.5 (c) sẽ là di chuyển
đường cung tiền xa hơn lên phía trên của trục tung. Kết quả sẽ làm giảm thêm đông
ngoại tệ trong trữ lượng tiền của Anh.
Không phải là tất cả. Chúng tôi đã xác lập rằng, khi nào trữ lượng tiền còn ở trên mức
cân bằng, Vương quốc Anh sẽ bị xuất huyết dự trữ. Rõ ràng, bất cứ điều gì kéo dài
tình huống đó sẽ làm giảm trữ lượng dưới mức mà chúng sẽ không thể có trong bất kỳ
nỗ lực vô hiệu hóa nào.
Theo đó, chinh sách vô hiệu hóa như một chiếc máy chạy bộ. Việc mở rộng tín dụng
trong nước sẽ kéo dài thời gian dự trữ bị mất và do đó tạo ra nhu cầu tạo nguồn tín
dụng lớn hơn. Ở mỗi giai đoạn, thành phần tín dụng trong nước của cung tiền ngày
càng lớn hơn và cấu phần dự trữ ngày nhỏ hơn.
Về lý thuyết, ít nhất, sẽ có một giai đoạn khi dự trữ đã cạn kiệt và trò chơi sẽ kết thúc.
Trong thực tế, giới hạn cho quá trình này có thể sẽ đến vào một thời gian trước khi dự
trữ của quốc gia thực sự cạn kiệt, đơn giản bởi vì thị trường tiền tệ sẽ dự đoán ngày tồi
tệ và do đó đẩy nhanh sự xuất hiện của nó bằng cách đổ xô bán pound theo tỷ giá hiện
tại trước khi vẫn còn có thể , như chúng ta sẽ thấy trong Chương 15.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 5.1
TRUNG QUỐC VÀ MỸ 1995-2005
Một ví dụ rất quan trọng cho thấy rằng sự vô hiệu hóa có thể duy trì trong nhiều năm
ở một quốc gia có dòng vốn nội địa và dòng vốn quốc tế được kiểm soát bởi chính
phủ. Xem xét trường hợp của Trung Quốc trong thập kỷ công nghiệp hóa trước khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008 và mối hệ thương mai giữa Trung Quốc và Mỹ. Để đơn
giản và làm nổi bật vấn đề vô hiệu hóa này, chúng ta hãy bỏ qua phần còn lại của thế
giới (ngoài Trung Quốc và Mỹ). Mặc dù bức tranh do chúng ta phác họa ở đây không
đầy đủ so với bức tranh thực tế đang xảy ra. Nhưng nó vẫn đầy đủ để đưa ra một cái
nhìn sâu sắc về những hạn chế của nền kinh tế toàn cầu vừa qua. Điều đó sẽ phục vụ
cho một nghiên cứu tình huống về mô hình tiền tệ với cơ chế tỉ giá hối đoái cố định.
18


Trước khi chúng ta có thể áp dụng công cụ phân tích được giới thiệu trong chương
này, chúng ta cần phải thừa nhận đặc điểm nổi bật trong giai đoạn nghiên cứu và cần
thiết để sửa đổi những giả định một cách hợp lý như sau:
-

-

-

-

Trong thập kỷ bắt đầu từ 1995, tỉ giá đồng Nhân dân tệ so với USD được duy
trì xung quanh 1USD=8.3NDT, mặc dù GDP thực của Trung quốc tăng trưởng
nhanh chóng nhưng từ năm 2000, Mỹ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
mạnh mẽ.
Đầu thập kỷ 2000, Trung quốc có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc nông dân không có

việc làm tại các khu trung tâm, sau đó những người này di chuyển một cách ồ
ạt đến các thành phố công nghiệp hóa ở vùng ven biển phía đông của Trung
Quốc trước khi cầu lao động tăng hoặc trước khi tiền lương tăng nhanh hơn
năng suất. Hệ quả thực sự ở đây là Trung Quốc đã tăng sản lượng gần như
không giới hạn nhưng giá cả vẫn không thay đổi. Xét về mặt hình học, đường
tổng cung nằm ngang.
Nhờ quá trình toàn cầu hóa về hàng hóa, dịch vụ, lao động, nguồn vốn, hệ
thống giao thông rẻ, công nghệ truyền thông hiện đại (điện thoại, internet), bãi
bỏ những quy định,…đã làm cho thị trường lao động của hai quốc gia trở nên
hòa hợp vì mục đích thực tế. Ngành bán sỉ ở Mỹ được cung cấp từ trung quốc
và các nhà cung cấp nội địa của mỹ một cách dễ dàng, nhanh chóng với mức
giá rẻ. Đường tổng cung nằm ngang của Trung quốc chồng lên đường tổng
cung dốc đứng của Mỹ, có nghĩa là Mỹ đối mặt với một đường tổng cung nằm
ngang.
Đầu giai đoạn nghiên cứu, tổng cầu của Trung quốc rất nhỏ sơ với Mỹ. Cho
nên, để đơn giản ta xem tổng cầu của Trung quốc bằng 0.
Chúng ta cũng giải định rằng Trung quốc sử dụng đồng đô như một kênh dự trữ
(giả định này không phi thực tế trong giai đoạn nghiên cữu của chúng ta)
Tuy nhiên, đồng đô không bao giờ được xem như một kênh dự trữ tại thị
trường Mỹ. Vì tất cả mục đích thực tế, Mỹ không có dự trữ đồng tiền của chính
đó. Cung tiền của Mỹ tương đương với 100% tín dụng nội địa, ngay sau đó Mỹ
từ bỏ hệ thống bản vị vàng Brettin Woods vào năm 1971 (xem phần 1.5.1). Xét
mô hình cơ chế tỉ giá hối đoái cố định mà chúng ta vừa phác họa, nó nói lên
rằng quá trình cung tiền ở Mỹ (vẫn tiếp tục đến ngày hôm nay) được quyết định
trong nền kinh tế mở hoặc chế độ tỉ giá thả nổi.

Với những giả định trên, chúng ta có thể minh họa một số đặc điểm về tình trạng của
hai Quốc gia bằng biểu đồ biến động đơn giản trong hình 5.5
Hãy bắt đầu từ trạng thái cân bằng tại các điểm A, a ở hai đồ thị 5.6 (a) và (b). Tại
điểm a, tổng cầu y0 bằng với tổng cung của Mỹ (vì vậy đường tổng cung của Mỹ được

ký hiệu là ASUSA). Đường cung tiền mỹ ban đầu là M 0S, mức giá là P0 và tỉ giá của
đồng Nhân dân tệ được cố định là , cán cân tài khoản vãng lai mỹ được cân bằng.
19


(Chúng ta có thể giả định rằng, trong hai mươi năm trước (tức giai đoạn nghiên cứu
tình huống này), khối lượng thương mại của trung quốc với Mỹ thì không đáng kể so
với quy mô nền kinh tế Mỹ.)
Biểu đồ 5.6 (c) nói về cung tiền ở Mỹ. Đường cung tiền bắt đầu với hệ số chặn nằm
trên trục tung, được khí hiệu là M0S
Khi Fed tăng cung tiền nhiều lần trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt sau bong bóng
thị trường chứng khoán năm 2000 và cuộc khủng bố ngày 09/11, đường cung tiền dịch
chuyển lên trên đến điểm MS1 và trong biểu đồ (b) đường tổng cầu cũng dịch chuyển
sang phải.
Sản lượng Mỹ bị sụt giảm do sự thiếu hụt nguồn lực, cho nên nhu cầu tại mỹ được đáp
ứng từ Trung quốc tại điểm b nằm trên đường tổng cung AS USA + ASPRC. Tại điểm b,
lượng cầu tăng thêm tại Mỹ chính là y1 – y0 , nhưng không có áp lực lên giá cả. Nhập
khẩu từ Trung quốc được cung cấp với mức giá cố định là P 0, vì vậy không có thay đổi
nào về đồ thị PPP trong hình (a). Nếu xét đến cán cân thanh toán thì do cầu tăng thêm
làm cho cán cân thanh toán mỹ bị thâm hụt nhưng lại thặng dư đối với Trung quốc.
Biểu đồ hình 5.6(c), dòng đô la Mỹ chảy sang trung quốc được thể hiện tại điểm K,
với mức dự trữ ngoại tệ của Trung quốc là FX1PRC.
Bây giờ mặc dù Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng từ bất kỳ hạn chế dự trữ nào, nhưng sự
thật là sự rò rỉ của đô la thông qua thâm hụt tài khoản vãng lai cuối cùng sẽ làm giảm
lượng cung tiền của Mỹ và quay trở về mức M0S, dịch chuyển đường tổng cầu về vị trí
ban đầu và khôi phục trạng thái cân bằng tại điểm a trong hình 5.6b. Nếu cung tiền
của Mỹ không tăng liên tục thì cán cân tài khoản vãng lai sẽ quay trở lại mức zero và
trong cân bằng mới, không có gì thay đổi ngoại trừ việc Trung Quốc sẽ dự trữ đồng đô
la bằng với dư thừa tích lũy trong thương mại với Mỹ trong gai đoạnh điều chỉnh tạm
thời.

Thực sự, đây chính là điều đã xảy ra - nhưng đó không phải là sự kết thúc của câu
chuyện. Trong phân tích chuẩn, dòng dự trữ USD chảy vào Trung Quốc có thể sẽ làm
tăng cung tiền, làm tăng tổng cầu và tăng nhập khẩu từ Mỹ, do đó làm hạn chế sự mất
cân bằng tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, Quá trình này không xảy ra. Nó đã bị kìm hãm
hoặc bị làm suy yếu bởi chính quyền Trung Quốc, những người tin rằng tỷ lệ tăng
trưởng của nước này chỉ bị hạn chế bởi nền thương mại thặng dư vĩnh viễn với Hoa
Kỳ. Để đạt được kết quả này, họ đã tăng khoản dự trữ đô la bằng cách mua các chứng
khoán chính phủ Mỹ, cho vay một cách hiệu quả đồng đô la Mỹ và ngăn không cung
tiền nội địa ở Mỹ quay trở về mức ban đầu.
Chính sách này làm triệt tiêu thặng dư cán cân thanh toán của Trung Quốc. Tuy nhiên
thành công của nó không phải là thách thức với quan điểm cho rằng, sự triệt tiêu là bất
khả thi vì chính sách không thể có hiệu quả nếu dòng vốn tự do trong và ngoài Trung
20


Quốc đã được cho phép. Với lãi suất ở Mỹ được giữ ở một mức thấp bởi sự tăng cung
tiền trong dài hạn, bao gồm cả việc các đồng đô la quay trở lại từ Trung Quốc để mua
trái phiếu kho bạc Mỹ và các chứng khoán khác có rủi ro thấp, lãi suất thấp ở Mỹ gây
hấp dẫn mạnh cho các tổ chức tài chính khu vực tư nhân ở Trung Quốc, những người
sẽ vay mượn USD bằng cách phát hành chứng khoán trên thị trường New York hoặc
trực tiếp cho các ngân hàng Mỹ vay vốn. Nhưng với các cơ chế trực tiếp, phi thị
trường để kiểm soát việc vay mượn và cho vay cả ở và ngoài nước, chính quyền Bắc
Kinh có thể ngăn chặn hoạt động này gần như hoàn toàn và do đó làm cho việc triệt
tiêu hoạt động một cách hiệu quả, ít nhất trong những năm đầu của Thập kỷ.
Kết quả là sự cân bằng trong ngắn hạn tại điểm a và K trở lại trạng thái ổn định kéo
dài suốt một thập niên, khi mà Trung Quốc tích lũy được khoảng 2.5 nghìn tỷ đô dự
trữ, phần lớn là từ thặng dư thương mại với Mỹ. Đối với người dân mỹ, kết quả hạnh
phúc là trong khi mức lương thực tế của họ giảm về mặt hàng hoá và dịch vụ phi
ngoại thương, họ đã tăng về mặt nhập khẩu.
Không may thay, trạng thái hạnh phúc của vấn đề này không thể kéo dài. Với tình

trạng dư thừa thanh khoản, giá tiêu dùng không đổi và lãi suất thấp, hệ quả không thể
tránh khỏi là tăng giá các tài sản tại Mỹ, do đó thiết lập bối cảnh cho những sự kiện
thảm khốc năm 2007-8 một câu chuyện sẽ được đưa vào chương 15.

5.2.2 Sự tăng thu nhập trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
Khi có sự thay đổi về thu nhập thực và mức giá nước ngoài có liên quan, phân tích
này liên quan đến việc áp dụng đơn giản các kết quả từ trường hợp lãi suất thả nổi.
Với mức giá không thay đổi, sự gia tăng thu nhập thực sẽ làm tăng cầu tiền thực, các
yếu tố khác không đổi. Bắt đầu từ một trạng thái cân bằng, khi đó, tác động này sẽ làm
cho người dân trong nước chi tiêu ít hơn, để nâng cao số dư của họ đến mức tương
xứng với sự khối lượng giao dịch nhiều hơn. Khi làm như vậy, họ buộc phải hạ mức
giá xuống, với tỷ giá hối đoái cố định làm cho sản lượng của nước này vượt quá cạnh
tranh trên thị trường nước ngoài, dẫn đến thặng dư cán cân thanh toán và kết quả là
tăng dự trữ. Quá trình này sẽ chấm dứt chỉ khi cung tiền trong nước mở rộng đủ để
đáp ứng nhu cầu mới nhiều hơn.
Vì vậy, người đọc có thể xác nhận bằng cách vẽ lại Hình 5.5 và di chuyển đường tổng
cầu sang bên phải, chúng ta có thể nêu rõ như sau:
Định đề 5.5. Theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ trạng
thái cân bằng, kết quả của sự gia tăng thu nhập thực của quốc gia sẽ làm tăng dự trữ do
thặng dư cán cân thanh toán tạm thời, các yếu tố khác không thay đổi. Trong trạng thái
cân bằng mới, cung tiền trong nước sẽ tăng và mức giá trong nước sẽ quay trở lại mức
PPP.
Một lần nữa lưu ý sự tương phản với mô hình DIY (Phần 1.4).
21


5.2.3 Sự tăng giá nước ngoài trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định.
Với cơ chế tỷ giá cố định, sự gia tăng của mức giá nước ngoài làm tăng khả năng cạnh
tranh của đất nước, gây ra thặng dư thanh toán và tăng dự trữ. (Trong hình 5.5, tác
động này làm cho đường PPP trở nên dốc hơn). Điều này dẫn đến sự gia tăng cung

tiền, đẩy mức giá trong nước tăng cho đến khi nó đạt đến mức ngang bằng với mức
giá của nước ngoài bên ngoài, tại đó điểm PPP và cân bằng bên ngoài được thiết lập.
Vì vậy, để hoàn thành:
Định đề 5.6. Với cơ thế tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ trạng
thái cân bằng, kết quả của sự gia tăng mức giá nước ngoài sẽ làm tăng dự trữ do thặng
dư cán cân thanh toán tạm thời, mọi thứ khác không thay đổi. Trong trạng thái cân
bằng mới, cung tiền trong nước sẽ lớn hơn và mức giá trong nước sẽ tăng lên mức PPP.
Lưu ý: một quốc gia kiên định với chính sách tỷ giá hối đoái cố định đã chấp nhận
mức giá thế giới. Trong những năm 1960 và 1970, quốc gia đó buộc phải chấp nhận
lạm phát do sự tăng mức giá nước ngoài. Thực tế là các quốc gia không thể kiểm soát
nguồn cung tiền, nghĩa là nó không thể quyết định mức giá hoặc tỷ lệ lạm phát một
cách độc lập với sự phát triển vượt ra ngoài biên giới của quốc gia đó.
Do đó, một kết luận quan trọng trong mô hình tiền tệ là, một quốc gia không thể thực
hiện chính sách tiền tệ độc lập với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định - do đó không thể
quyết định mức giá hoặc tỷ lệ lạm phát một cách độc lập với phần còn lại của thế giới.
Để xem the application cần được thêm vào kết luận trên, hãy tự hỏi rằng: điều gì quyết
định mức giá quốc tế, P *? Điều gì gây ra lạm phát quốc tế - ở mức nào, xét trong mô
hình đơn giản này?
Câu trả lời phải là giá quốc tế tăng lên khi cung tiền quốc tế tăng mạnh hơn cầu quốc
tế. Đồng thời, cung và cầu tiền quốc tế chỉ đơn giản là tổng cung và cầu ở tất cả các
nước trên thế giới. Sau đó, khi phân tích tác động của việc tăng cung tiền nội đia,
chúng ta chỉ có thể coi mức giá quốc tế là yế tố ngoại sinh nếu việc tăng cung tiền có
ý nghĩa không đáng kể đối với thị trường quốc tế. Nói cách khác, chúng ta phải có khả
năng bỏ qua tác động của sự gia tăng cung tiền trong nước đối với phần còn lại của thị
trường tiền tệ thế giới cũng như giá cả quốc tế. Rõ ràng, giả định này có ý nghĩa nếu
kinh tế của quốc gia đủ nhỏ so với nền kinh tế thế giới, từ đó chúng ta có thể bỏ qua
những hậu quả của các chính sách đối với nền kinh tế thế giới.
5.2.4 Sự mất giá trong điều kiện tỷ giá cố định
Trước khi phân tích tỷ giá hối đoái cố định, có một trường hợp đặc biệt đáng chú ý,
bởi vì nó cung cấp cái nhìn sâu sắc rõ ràng về bản chất của mô hình tiền tệ.


22


Không có tỷ giá cố định được ấn định mãi mãi. Sớm hay muộn chính phủ buộc phải
thay đổi tỉ giá, có thể là cao hơn hoặc thấp hơn. Đó là lý do tại sao một chế độ tỷ giá
hối đoái cố định đôi khi được gọi như một cột mốc cố định nhưng có thể điều chỉnh
được. Điều gì sẽ xảy ra khi điều chỉnh cột mốc?
Hình 5.7 cho thấy tác động của sự giảm giá, khi một sự gia tăng giá ngoại tệ đã được
công bố. Cần phải nhấn mạnh rằng phân tích này chỉ áp dụng đối với sự mất giá là
một sự kiện tách biệt, chứ không phải là sự tạo ra kỳ vọng giảm giá thêm nữa (hoặc
đánh giá lại).
Theo quy ước sư phạm về kinh tế, chúng ta bắt đầu phân tích từ một trạng thái cân
bằng, điều này hơi phi thực tế trong trường hợp này bởi vì các quốc gia thường thay
đổi tỷ giá hối đoái cố định khi cần thiết để điều chỉnh một sự bất cân bằng. Tuy nhiên,
thật dễ dàng để thấy những kết luận có thể được sửa đổi để đối phó với thâm hụt cán
cân thanh toán ban đầu.
Nền kinh tế bắt đầu bằng trạng thái cân bằng ở các điểm A, a và G trong ba đồ thị
trong Hình 5.7, với, như trước, sự thay đổi tỷ giá 0, mức giá theo PPP là P0, và cung
tiền là MS0, được tạo thành Tín dụng trong nước DC0 và dự trữ FX0.
Sau đó quốc gia phá giá nội tệ, tăng giá ngoại tệ lên 1.
Tác động qua đêm làm di chuyển nền kinh tế đến điểm C ngay lập tức. Nói cách khác,
với một mức giá quốc tế nhất định và không có thời gian để thay đổi giá trong nước
(giả sử sự mất giá đã diễn ra vào cuối tuần, điều này như sự kiện thời trang cuối tuần
trong hệ thống tiền tệ châu Âu), khi đó tính cạnh tranh của quốc gia nội địa đó là rất
cao. Nếu quốc gia bắt đầu từ một vị trí không có tính cạnh tranh (nghĩa là, Đường
PPP) thì sự tác động đó làm di chuyển sang bên phải, làm cho quốc gia đó cạnh tranh
hơn trước.
Phán quyết tạm thời phải là: cho đến nay, rất tốt. Khi giá cả trong và ngoài nước
không thay đổi thì tỷ giá hối đoái thực cũng như tỉ gia hối đoái danh nghĩa bị giảm giá

trị (phá giá). Các mặt hàng nước ngoài giờ đây tốn mắc hơn, trong khi hàng nội địa
không thay đổi giá cả. Kết quả là người tiêu dùng có xu hướng mua hàng nội địa hơn
là nhập khẩu. Ngược lại, người nước ngoài thấy sản phẩm của nước bạn có giá cả hấp
thấp hơn.
Bắt đầu từ trạng thái cân bằng, kết quả phải là thặng dư cán cân thanh toán. Nếu
chúng ta bắt đầu một cách thực tế hơn, từ một vị thế thâm hụt cán cân thanh toán,
chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng kết quả sẽ là một sự cân bằng nước ngoài ít bất lợi
hơn.

23


Câu chuyện về những gì xảy ra trong giai đoạn tiếp theo, khi nền kinh tế điều chỉnh sự
phá giá, có thể được đưa ra bằng nhiều cách khác nhau, mỗi tập trung vào quá trình
điều chỉnh trong một lĩnh vực khác nhau, tất cả dẫn tới một kết luận tương tự.
Thứ nhất, hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra với cung tiền khi nền kinh tế di chuyển đến C.
Với cán cân thanh toán thặng dư, nước này phải tăng dự trữ - do đó có sự di chuyển
dọc từ điểm G lên điểm H trên đường dự trữ (Hình 5.7 (c)). Do khối lượng tín dụng
trong nước không thay đổi, nguồn cung tiền phải tăng lên, làm dịch chuyển tổng cầu.
Xét về thị trường tiền tệ, vì thu nhập thực và sản lượng cố định, vì vậy cầu không thay
đổi, mức giá phải được tăng lên vì các đại lý cố gắng giảm cán cân thặng dư thực bằng
cách mua thêm hàng hoá. Do mức giá tăng lên, tất nhiên, lợi thế cạnh tranh và thặng
dư bên ngoài giảm dần cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng mới tại điểm B trong
hình 5.7 (a).
Xét về thị trường hàng hóa, nếu sản lượng được ấn định tại mức y 0, cầu gia tăng xuất
phát từ người dân trong nước mua hàng nhập khẩu với giá trẻ và người nước ngoài
mua hàng từ quốc gia đó không thể được đáp ứng. Khi cầu tăng, đơn giản là tạo ra lạm
phát, và vẫn tồn tại cho đến khi hàng hóa được định giá cao hơn thị trường cân bằng
ban đầu để khôi phục lại sự cân bằng với mức giá cân bằng mới .
Quá trình này đã được chấp nhận rộng rãi vào đầu những năm 1970, đặc biệt ở Anh,

nhấn mạnh phản ứng của thị trường lao động với sự phá giá. Người ta lập luận rằng
vai trò then chốt chính là lạm phát tiền công, do quá trình chi phí đẩy khi công nhân
phản ứng với giá nhập khẩu cao hơn bằng cách yêu cầu bồi đắp bằng tiền lương hoặc
bằng cơ chế cầu kéo, vì chủ lao động sẽ tăng lương để cố gắng đáp ứng nhu cầu hàng
hóa tăng thêm bằng cách tuyển thêm lao động.
Cho dù trong số những quá trình này là một ưu thế, không có nghi ngờ nào về kết
luận. Cuối cùng, nền kinh tế kết thúc ở mức B, với sự phục hồi của PPP và tỷ giá thực
sự trở lại trước đó, nhờ vào lạm phát trong nước.
Rõ ràng, mức giá cao hơn được hỗ trợ hoặc duy trì bởi lượng cung tiền lớn hơn, Ms1,
có cùng mức tín dụng trong nước cộng với một kho dự trữ ngoại tệ lớn hơn - Sự tích
lũy của các tuần, tháng hoặc năm có thể thâm hụt cán cân thanh toán. Vì thế:
Định đề 5.7. Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, kết quả của việc
phá giá một lần và cho tất cả sẽ là sự cải thiện tạm thời về khả năng cạnh tranh của
quốc gia, và do đó, một sự thặng dư cán cân thanh toán dẫn đến sự gia tăng Dự trữ
ngoại hối. Tuy nhiên, lạm phát sẽ làm giảm giá trị của nền kinh tế nước này, cho đến
khi nền kinh tế bắt đầu trở lại, với mức giá cao hơn, dự trữ lớn hơn và mở rộng cung
tiền danh nghĩa, nhưng cung tiền thực lại không đổi.

24


Từ quan điểm chính sách, tin tốt là, nếu lời nhắn từ mô hình tiền tệ được tin tưởng,
phá giá có hiệu quả. Nó thực sự tạo ra thặng dư cán cân thanh toán hoặc ít nhất là
giảm thâm hụt của một quốc gia đó khi bắt đầu mất cân bằng. Sự phá giá làm tăng dự
trữ hoặc làm giảm tỷ lệ dự trữ đới với một quốc gia đang thâm hụt.

Hình 5.6 Sự dịch chuyển theo tỷ giá cố định (
Tin xấu là lợi ích chỉ là tạm thời. Nó không thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
trong dài hạn. Chính vì lạm phát, cuối cùng vô hiệu hóa những lợi ích mà nó is
supposed to confer. Việc điều chỉnh mất bao lâu là một câu hỏi thực nghiệm, câu trả

lời có thể sẽ khác nhau giữa các quốc gia và trong từng trường hợp.
Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng có thể có chậm trễ trước sự xuất hiện của ảnh
hưởng cán cân thanh toán khi có sự phá giá. Người ta thường lập luận rằng tác động
trực tiếp của sự phá giá là xấu đi hơn là cải thiện tình hình. Lập luận này như sau:
Nếu các dòng thương mại thường được xác lập bằng đồng tiền của nước xuất khẩu,
việc phá giá đồng bảng Anh sẽ làm giảm giá đô la trung bình của xuất khẩu của Anh,
nhưng không ảnh hưởng đến giá (USD) của hàng nhập khẩu của Anh. Hơn nữa, nếu
độ co giãn trong ngắn hạn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu không đáng kể (vì thói
quen về thị hiếu người tiêu dùng, khó khăn trong chuyển đổi sản xuất...), kết quả tức
thì sẽ không thay đổi khối lượng thương mại có giá ít thuận lợi hơn cho quốc gia phá
giá đồng tiền. Mỗi đơn vị xuất khẩu sẽ kiếm được ít đô la hơn, trong khi mỗi lần nhập
khẩu vẫn có giá như nhau. Kết quả sẽ là sự suy giảm trong cán cân thanh toán của Anh
Quốc, sẽ chỉ được điều chỉnh với thời gian, vì khối lượng thương mại phản ứng với
giá cả liên quan.
25


×