Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đánh sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã xuân canh, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 94 trang )

3.4.
3.5.

Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 18
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 19

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................... 19

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................ 19

3.5.3.

Xử lý số liệu ................................................................................................ 20

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 21
4.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ........................................ 21

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 21

4.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội......................................................................... 23


4.1.3.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Canh........................................ 24

4.1.4.

Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã
Xuân Canh................................................................................................... 25

4.2.

Đánh giá xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu tại xã Xuân Canh ................ 25

4.2.1.

Xu thế nhiệt độ ............................................................................................ 26

4.2.2

Xu thế số ngày nắng nóng giai đoạn 1961-2014 ........................................... 30

4.2.3

Xu thế lượng mưa giai đoạn 1961-2014 ....................................................... 30

4.3

Đánh giá nhận thức của người dân về bđkh tại xã Xuân Canh ...................... 33

4.3.1


Nhận thức chung của người dân về BĐKH................................................... 33

4.3.2

Nhận thức của người dân về xu thế nhiệt độ gần đây.................................... 34

4.3.3.

Nhận thức của người dân về xu thế lượng mưa gần đây................................ 36

4.3.4

Nhận thức của người dân về xuthế bão......................................................... 37

4.4.

Nhận thức của người dân về những ảnh hưởng của bđkh đến sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Canh ....................................................... 38

4.5.2

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp tại xã Xuân Canh.............................................................. 38
Xác định các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Canh. ........................................ 41
Đánh giá khả năng thích ứng của người dân đối với bđkh trong sản
xuất nông nghiệp tại địa phương .................................................................. 44
Nguồn tiếp cận thông tin về tình hình thời tiết, thiên tai của người dân
tại địa phương .............................................................................................. 44

Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông

4.5.3

nghiệp tại xã Xuân Canh .............................................................................. 45
Đánh giá các biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất

4.4.1.
4.4.2.
4.5.
4.5.1

nông nghiệp ................................................................................................. 46

iv


4.6.

Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng với bđkh
của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã

4.6.1.

xuân canh..................................................................................................... 51
Với những giải pháp đã được áp dụng .......................................................... 51

4.6.2.
4.6.3.


Giải pháp nâng cao nhận thức ...................................................................... 51
Giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của thiên tai ................................ 52

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 53
5.1.
Kết luận ....................................................................................................... 53
5.2.
Kiến nghị ..................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo...................................................................................................... 55
Phụ lục .................................................................................................................... 57

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IPCC

Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

WMO

Tổ chức Khí tượng Thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.

ở các vùng khí hậu của Việt Nam ................................................................7
Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng
(% diện tích) ...............................................................................................8
Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất trồng trọt .............................11
Cấu trúc bảng ma trận SWOT....................................................................17
Bảng cơ cấu sử dụng đất tự nhiên xã Xuân Canh (đến ngày
1/10/2015).................................................................................................23
Mức tăng nhiệt độ tối cao và tối thấptrên từng thập kỷ giai đoạn

1961-2014.................................................................................................28
Bảng 4.3. Xu hướng biến đổi lượng mưa trên từng thập kỷ giai đoạn 19612014..........................................................................................................31
Bảng 4.4. Lịch thời vụ tại xã Xuân Canh từ 2012-2016 .............................................41
Bảng 4.5. Lịch thời vụ gắn với các hiện tượng thời thiết cực đoan trong năm ..............42
Bảng 4.6. Danh sách sự kiện thời thiết cực đoan đã trải qua trong 20-30
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.


năm trở lại đây ..........................................................................................43
Phân tích SWOT biện pháp thay đổi giống cây trồng.................................47
Phân tích SWOT biện pháp thay đổi giống thời gian gieo trồng.................47
Phân tích SWOT biện pháp thay đổi kỹ thuật canh tác...............................48
Phân tích SWOT biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp và hạn chế
thất thoát nước ..........................................................................................48
Phân tích SWOT biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp ..................................49

vii


DANH MỤC HÌNH
Lượng mưa trung bình của các tháng giai đoạn 1961-2014 ........................22
Nhiệt độ tối cao trung bình theo tháng của 2 giai đoạn...............................26
Nhiệt độ tối thấp trung bình theo tháng của 2 giai đoạn .............................27
Xu hướng thay đổi nhiệt độ trung bình tối cao và tối thấp vụ xuân
giai đoạn 1961-2014..................................................................................29
Hình 4.5. Xu hướng thay đổi nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình vụ mùa
giai đoạn 1961-2014..................................................................................29
Hình 4.6. Xu hướng biến đổi số ngày nắng nóng giai đoạn 1961-2014......................30
Hình 4.7. Xu hướng tổng lượng mưa năm từ năm 1961-2014....................................32
Hình 4.8. Xu hướng tổng lượng mưa vụ xuân và vụ mùa từ năm 1961-2014.............32
Hình 4.9. Nhận thức chung về BĐKH của người dân xã Xuân Canh.........................33
Hình 4.10. Nhận thức về biểu hiện của BĐKH............................................................34
Hình 4.11. Nhận thức của người dân về xu thế nhiệt độ trong vòng 30 năm
trở lại đây..................................................................................................34
Hình 4.12. Nhận thức của người dân về tần suất xuất hiện các hiện tượng nắng
nóng và rét đậm.........................................................................................35
Hình 4.13. Nhận thức của người dân về mức độ các hiện tượng nhiệt độ
bất thường.................................................................................................35

Hình 4.14. Nhận thức của người dân về sự thay đổi về lượng mưa và số đợt
hạn hán .....................................................................................................36
Hình 4.15. Nhận thức của người dân về sự thay đổi về số lượng bão và cường
độ bão .......................................................................................................37
Hình 4.16. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích
đất nông nghiệp.........................................................................................39
Hình 4.17. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa............39
Hình 4.18. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến thời vụ
gieo trồng..................................................................................................40
Hình 4.19. Nguồn tiếp cận thông tin thời thiết và thiên tai của người dân ....................44
Hình 4.20. Biện pháp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong
sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Canh .....................................................45
Hình 4.21. Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại xã
Xuân Canh ................................................................................................46
Hình 4.22. Thuận lợi của người dân trong việc sản xuất nông nghiệp thích ứng
với BĐKH.................................................................................................50
Hình 4.23. Khó khăn của người dân trong việc sản xuất nông nghiệp thích ứng
với BĐKH.................................................................................................51
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được nhiều
quốc gia trên thế giới quan tâm bao gồm cả Việt Nam và ngày càng có những
tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp. Xuân Canh là một xã thuộc huyện

Đông Anh, Hà Nội, với diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn khoảng 353,68
ha, nằm gần trung tâm Hà Nội nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã còn nhỏ lẻ và nhận thức cũng như hiểu biết của người dân về BĐKH còn
chưa cao dẫn đến các biện pháp thích ứng còn bị động. Luận văn này góp phần
đánh giá bước đầu về nhận thức và sự thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp tại xã Xuân Canh, từ đó tìm ra các giải pháp giúp người dân
nâng cao nhận thức và thích ứng tốt hơn với BĐKH. Để thực hiện đánh giá này,
có ba phương pháp chính được sử dụng là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất tại địa phương và
các số liệu khí tượng để phân tích các xu hướng diễn biến và sự khác biệt giữa
các giai đoạn; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp nhằm tìm hiểu nhận thức,
các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp và những tác
động đến sản xuất nông nghiệp của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong
những năm gần đây và phương pháp xử lý số liệu để tìm ra sự khác biệt về mặt
thống kê các yếu tố thời tiết và tìm ra xu hướng thay đổi các yếu tố thời
tiết.Qua quá trình tìm hiểu, đánh giá từ các số liệu nghiên cứu trên và thực tế tại
địa phương, một số kết quả nghiên cứu có được như sau: Từ năm 1961 đến
2014, nhiệt độ tối thấp và tối cao trung bình ở vụ xuân và vụ mùa đều có xu
hướng tăng, tổng lượng mưa cả năm có xu hướng giảm giảm; người dân địa
phương đánh giá BĐKH có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, tuy
nhiên năng suất nông sản vẫn ổn định do hiện nay, người dân sử dụng các giống
mới có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn và cho năng suất cao; Người
dân đã có những thay đổi để thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp,
chủ yếu là thay đổi giống cây trồng, thay đổi thời vụ gieo trồng và thay đổi kỹ
thuật canh tác; Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao sự hiểu biết về BĐKH
cho cả cán bộ và người dân trong xã để có thể chủ động thích ứng với tác động
mà BĐKH gây ra cho sản xuất nông nghiệp.

ix


Formatted: Turkish


THESIS ABSTRACT
Climate change is one of the phenomena that have a strong impact on the
nature and human life in many countries, including Vietnam. The extreme
weather phenomena have impacted negatively on agriculture production
activities. Xuan Canh ward of Dong Anh district is located close to the heart of
Hanoi with the total cultivated land area of 353.65 ha; however, agricultural
production activities is still small-scale and local farmers are hardly aware of the
climate change, resulted to passive adaptability. This thesis comprises the initial
assessment of awareness and adaptation to climate change in agricultural
production in Xuan Canh and suggestions of solutions to help farmers become
more aware of and adapt effectively to climate change.The research was carried
out using three main methods: secondary data collection, primary data collection
and data analysis. Secondary data collection to understand the natural condition,
the socio economic development and the status of agricultural production at the
ward and meteorological data for analysis evolution trends and the difference
between the phases. Primary data collection is to understand awareness, adaptive
measures to climate change in agriculture and the impact on agriculture of
extreme weather events in recent years. Data analysisis to find out the difference
statistically weather factors and figure out trends in the weather elements. After
the analysis, findings are summarized as follows: (i) From 1961 to 2014, the
average low temperature and average high temperature have increased and the
total annual rainfall has decreased; (ii) Contrary to locals' belief of the climate
change's impacts on agricultural production, the productivity have remained the
same thanks to the adoption of new varieties; (iii) the people have adapted to the
climate change mainly by changing crop varieties, planting date and farming
techniques. Following the findings above, some solutions will be proposed to
improve the understanding of climate change for both local officers and the

people in the village to help them be able to proactively adapt to impacts of the
climate change on agricultural production.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi của Trái đất về nhiệt độ, lượng
mưa, thiên tai, thời tiết… do sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính (KNK).
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là vấn đề được các quốc gia trên thế giới đặc
biệt quan tâm vì những hậu quả của BĐKH như: mực nước biển dâng, hạn
hán, lũ lụt, bão… ngày càng xuất hiện thường xuyên với những diễn biến khó
dự báo. Từ đó, có thể thấy, BĐKH đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động tự nhiên cũng như các hoạt động sản xuất - kinh tế - xã hội của con
người trên toàn thế giới.
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB, 2009), Việt Nam với bờ
biển dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m
sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản
xuất nông nghiệp.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khí hậu
như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,... Do đó, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới
các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, sinh trưởng và năng suất cây trồng hàng năm.
Xuân Canh là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Với diện
tích đất nông nghiệp tương đối lớn khoảng 353,68ha, nằm gần trung tâm Hà Nội
nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã còn nhỏ lẻ và nhận thức
cũng như hiểu biết của người dân về BĐKH còn chưa cao. Trong những năm gần
đây, khí hậu có nhiều sự biến đổi, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với
tần suất lớn và khó dự báo, vì thế việc nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng
là thực sự cần thiết.

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Đông Anh và UBND xã Xuân Canh, người dân xã Xuân Canh đã
có những điều chỉnh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để phù hợp hơn với
những sự thay đổi của khí hậu. Tuy nhiên, sự điều chỉnh (sự thích ứng) của người
dân con mang tính chủ quan và bị động. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi đã
chọn đề tài: “Đánh giá sự thích ứng với Biến đổi khí hậu trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Đánh giá nhận thức của người dân với BĐKH trong sản xuất nông
nghiệp tại xã Xuân Canh, huyên Đông Anh, thành phố Hà Nội.
• Xác định các hiện tượng thời tiết cực đoan/thiên tai ảnh hưởng đến hoạt
động nông nghiệp trên địa bàn xã.
• Đánh giá sự thích ứng của người dân với BĐKH trong sản xuất nông
nghiệp tại xã Xuân Canh, huyên Đông Anh, thành phố Hà Nội.
• Từ đó, đề xuất những giải pháp phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm
nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng của người dân với BĐKH trong sản
xuất nông nghiệp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Formatted: Italian (Italy)

Phạm vi thời gian: từ 1961–2015.
Giới hạn của đề tài: do thời gian có hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự
thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất lúa tại xã Xuân Canh, huyện Đông

Formatted: Italian (Italy)


Anh, Hà Nội
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu và đánh giá sự thích ứng của người dân
trong sản xuất nông nghiệp với BĐKH. Đề xuất giải pháp phù hợp với bối cảnh
địa phương nhằm nâng cao khả năng thích ứng của người dân với BĐKH trong
sản xuất nông nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu giúp người dân địa phương quan
tâm đến các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp, giảm
thiểu những thiệt hại do thiên tai và BĐKH gây nên. Kết quả nghiên cứu là tài
liệu tham khảo có giá trị đối với cán bộ quản lý và chính quyền địa phương khi
lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG Về BIếN ĐổI KHÍ HậU
Thời tiết: được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, gió, nóng
lạnh… tại bất kỳ nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một ngày hay từ
ngày này qua ngày khác hay từ năm này qua năm khác (Lê Văn Khoa, 2012).
Khí hậu: là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng
bởi các thống kê dài hạn, các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó.
Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (IPCC, 2007b).
Thời tiết và khí hậu cực đoan: Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện

tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem xét phân bố thống kê của nó. Định nghĩa
“hiếm” có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết cực đoan thông thường được có
tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa này, những đặc trưng
của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà đặc trưng cho khu
vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên, bức xạ, địa hình… Hiện
tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời tiết cực đoan
trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan (Lê Văn
Khoa, 2012).
Khí nhà kính: là những chất khí có chức năng cản trở bức xạ các tia sáng
có bước sóng lớn (hồng ngoại) và cho qua những tia sáng có bước song ngắn (tử
ngoại). Theo IPCC (2001), khí nhà kính vào gồm: hơi nước, khí cacbon dioxit
(CO2), khí mêtan (CH4), khí oxit nitơ (N2O), khí ozon (O3) và khí
Chlorofluorocacbon (CFC).
Hiệu ứng nhà kính: là một quá trình vật lý tự nhiên có tác dụng điều chỉnh
nhiệt độ làm cho Trái Đất trở nên ấm áp để sinh vật và con người có thể sinh
sống. Tuy nhiên, sự tăng nồng độ các khí nhà kính làm không khí tại tầng đối lưu
nóng dần lên và được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH toàn cầu hiện
nay (Lê Văn Khoa, 2012).

3


2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA BĐKH TRONG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
Theo Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết (2013) thì nguyên nhân của sự
BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt
động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con
người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu
hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn
đến tăng nhiệt độ của Trái đất.

Ngoài ra nguyên nhân thứ hai gây ra BĐKH là do nguyên nhân tự nhiên
như: do vị trí Trái Đất và Hệ Mặt Trời trong vũ trụ, sự thay đổi cường độ bức xạ
mặt trời, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, lượng
mây,… (Lê Văn Khoa, 2012).
2.3. THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
2.3.1. Thực trạng BĐKH trên thế giới
Theo Lê Văn Khoa (2012), các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu trên
toàn cầu gồm:
• Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường cùa thời tiết khí hậu
tăng;
• Lượng mưa thay đổi;
• Mực nước biển dâng do sự tan băng ở hai cực và các đỉnh núi cao;
• Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như năng nóng, bão, lũ lụt,
hạn hán, giá rét,… diễn ra với tần suất, độ bất thường và có cường độ tăng lên.
2.3.1.1. Gia tăng nhiệt độ khí quyển – Trái Đất nóng lên
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 0,85 [0,65-1,06]0C trong giai đoạn
(1880-2012). Trong đó, giai đoạn 1983-2012 là giai đoạn nóng nhất trong 1.400
năm trở lại đây tại Bắc bán cầu. Xu thế tăng nhiệt độ trong 15 năm gần đây là 0,05
[-0,05-0,15]0C/thập kỷ và được bắt đầu bằng một đợt El Nino mạnh (IPCC, 2013).
Trong giai đoạn từ 1992-2011, các tảng băng ở Nam Cực, ở Greenland đã
mất đi hàng loạt. Các dòng sông băng tiếp tục giảm trên toàn thế giới. Đại dương
bị axit hóa, khiếnchỉ số pH giảm đi 0,1.
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2010): Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt
trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Tuy nhiên, trong

4


vòng 200 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng lên tới 0,30,40C trong mấy chục năm qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp.
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu giai đoạn từ 2016 đến 2035 thì

tương đối giống giai đoạn từ 1986 đến 2005 và dao động trong khoảng 0,3-0,70C.
Trong khi đó, mức tăng nhiệt toàn cầu cuối thế kỷ 21 (1981-2100) được dự báo
là từ 1,5-20C và Bắc cực tiếp tục là vùng ấm lên nhanh chóng hơn các vùng trên
thế giới (IPCC, 2013).
2.3.1.2. Biến đổi của lượng mưa
Theo tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam (2010) của Viện khí
tượng thuỷ văn và môi trường, trong thời kỳ 1901-2005 xu thế biến đổi của
lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng
khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực.
Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu
thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901-2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất
trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO.
Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung
Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Trên phạm vi toàn cầu
lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 300N thời kỳ 1901-2005 và giảm đi
ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990.
2.3.1.3. Nước biển dâng
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC, 2013), trong giai đoạn từ 1901 đến 2010, mực nước biển trung bình toàn
cầu tăng 0,19 [0,17-0,21] m. Mực nước biển tăng lên trong thế kỷ 19 lớn hơn
nhiều so với 2 thiên niên kỷ trước đó.
Kể từ Báo cáo đánh giá thứ 3 của IPCC năm 2001, đã có nhiều nỗ lực trong
việc đo lượng băng mất đi ở Greenland và sự góp phần của hiện tượng này vào
xu thế nước biển dâng. Sự tăng lên nhanh chóng của các dòng sông băng lớn ở
vùng vĩ độ thấp trong những năm 1996- 2000, và lan rộng đến vùng vĩ độ cao
vào năm 2005. Kết quả cho thấy tổng lượng băng tan chảy đã tăng gấp đôi so với
thập kỷ trước. So sánh sự đóng góp của lượng băng tan của Greenland đối với nước
biển dâng với ước tính của IPCC trong thế kỷ 20, các đo đạc mới lớn hơn khoảng
từ 2-5 lần.


5


Tại Nam Cực, sử dụng vệ tinh GRACE, các nhà khoa học đã xác định được
sự thay đổi lớn của các tảng băng ở Nam Cực trong giai đoạn 2002-2005. Kết quả
cho thấy rằng khối lượng băng đã giảm đáng kể, với tốc độ 152 ± 80 km3/năm;
phần lớn khối lượng này từ các tảng băng phía Tây của Nam Cực. Tỷ lệ này lớn
hơn gấp nhiều lần so với dự đoán của IPCC trong bản Báo cáo thứ ba, và IPCC
cũng đã thừa nhận rằng báo cáo cuối cùng đã không xem xét đến những thay đổi
động của các tảng băng phía Tây của Nam Cực.
Báo cáo thứ ba của IPCC cho thấy từ cuối thế kỷ 19 nhiệt độ trung bình bề
mặt Trái đất đã tăng xấp xỉ 0,2-0,6oC. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là thập kỷ nóng
nhất trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc. Hai giai đoạn có nhiệt độ tăng nhanh
nhất là 1910-1945 và từ 1976 đến nay với khoảng 0,15oC/thập kỷ. Mức tăng
nhiệt độ của biển chỉ bằng khoảng một nửa mức tăng nhiệt độ không khí bề mặt
đất. Những phân tích mới cho thấy hàm lượng nhiệt của đại dương toàn cầu tăng
lên rõ rệt từ những năm 1950, trong đó hơn một nửa lượng nhiệt tăng lên này xảy
ra ở lớp nước bên trên, tương đương với mức tăng khoảng 0,040C/thập kỷ.
Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008 (UNDP) đưa ra dự báo nếu nhiệt
độ tăng thêm 3-4oC, 330 triệu người sẽ phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ
lụt. Hơn 6 triệu người ở vùng đồng bằng thấp của Ai cập và 22 triệu người Việt
Nam có thể bị ảnh hưởng. Các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và vùng Caribê
có thể bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Sự thay đổi hình thái dòng chảy và hiện
tượng băng tan sẽ gây ra thêm các áp lực sinh thái, ảnh hưởng xấu đến lưu lượng
nước tưới và sự định cư của con người. Trung Á, Bắc Trung Quốc và khu vực
phía bắc của Nam Á phải đối mặt với các nguy cơ rất lớn liên quan đến sự tan
chảy của các núi băng với tốc độ 10-15m/năm ở dãy Hymalaya. Khi các núi băng
tan chảy, 7 hệ thống sông lớn của châu Á sẽ có lưu lượng tăng lên trong khoảng
thời gian ngắn, sau đó lại hạ xuống, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước và duy
trì nguồn cung lương thực cho hàng trăm triệu người ở khu vực Nam Á.

2.3.2. Thực trạng BĐKH tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy sự biến đổi của các
yếu tố khí hậu và mực nước biển như sau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
2.3.2.1. Nhiệt độ
Trong khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm đã tăng
lên khoảng 0,5-0,70C. Nhiệt độ trung bình mùa đông tăng nhanh hơn mùa hèvà
nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía

6


Nam. Nhiệt độ trung bình của 40 năm gần đây (1961-2000) cao hơn 30năm trước
đó (1931-1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội cao
hơn trung bình nhiều năm (1961-1990) 0,70C. Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình
hàng năm không gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí
tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng
đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,320C kể từ 1970. Mùa nóng sẽ
khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía
Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái
mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, Miền Nam.
2.3.2.2. Lượng mưa
Theo Lê Văn Khoa (2012), tại tất cả các khu vực, sự thay đổi lượng mưa
trung bình trong 9 thập kỷ gần đây là không đồng nhất (1911-2000). Có những
thời gian lượng mưa tăng và cũng có thời gian lượng mưa giảm. Ở các tỉnh Nam
Trung Bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn có phần tăng lên.
Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng có phần tăng lên trong những thập kỷ gần
đây. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa,
tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu
vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng
mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua

(Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
ở các vùng khí hậu của Việt Nam
Nhiệt độ (0C)
Vùng khí hậu

Lượng mưa (%)

Tháng 1 Tháng 7 TB Năm

Thời kỳ Thời kỳ 5- Tổng lượng
10
mưa năm
9-11

Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

0,5

6

-6

-2

Đông Bắc Bộ


1,5

0,3

0,6

0

-9

-7

Đồng bằng Bắc Bộ

1,4

0,5

0,6

0

-13

-11

Bắc Trung Bộ

1,3


0,5

0,5

4

-5

-3

Nam Trung Bộ

0,6

0,5

0,3

20

20

20

Tây Nguyên

0,9

0,4


0,6

19

9

11

Nam Bộ

0,8

0,4

0,6

27

6

9

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012)

7


Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh
xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự nóng lên

toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình Dương với
xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.
2.3.2.3. Mực nước biển
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh giai đoạn từ năm 1993 đến 2010 cho
thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm. Chỉ tính cho
dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu
hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng
2,9mm/năm (Trần Thục và cs., 2012).
Theo IMHEN (2011) đánh giá:
- Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3-4
mm/năm hay 3-4 cm/thập kỷ, tương đương nước biển ở Việt Nam dâng lên
khoảng 15-20 cm trong gần nửa thế kỷ vừa qua.
- Mực nước biển cao nhất có tốc độ xu thế cao hơn, còn mực nước biển
thấp nhất thì ngược lại, tăng ít hơn thậm chí có nơi thấp so với mực nước
biển trung bình.
- Trong thời kỳ gần đây, mực nước biển cao hơn thời kỳ 1961-1990 về trị
số trung bình cũng như trị số cao nhất và trị số thấp nhất.
Bảng 2.2. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng
(% diện tích)
Mực
nước
dâng (m)

Đồng bằng sông
Hồng và Quảng
Ninh

Thành phố

Ven biển

miền Trung

Hồ Chí Minh

Đồng bằng sông
Cửu Long

0,5

4,1

0,7

13,3

5,4

0,6

5,3

0,9

14,6

9,8

0,7

6,3


1,2

15,8

15,8

0,8

8,0

1,6

17,2

22,4

0,9

9,2

2,1

18,6

29,8

1,0

10,5


2,5

20,1

39

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012

8


2.3.2.4. Không khí lạnh
Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thượng lại thường xuyên xuất hiện như đợt
không khí lạnh gây rét đậm, rét hại trong 38 ngày ở Bắc Bộ và các đợt rét đậm
khác vào cuối năm 2012, 2013, 2014 tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Bộ.
2.3.2.5. Hạn hán
Biến đổi của hạn hán không nhất quán giữa các khu vực và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố địa phương ngoài lượng mưa. Ở nước ta, hạn hán xảy ra hàng năm
trong tất cả các mùa vụ và nhiều nơi đặc biệt là Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. Các kịch bản về biến đổi lượng mưa trong thế kỷ 21 cho thấy, lượng
mưa mùa mưa ở Trung Bộ tăng lên 5-10% nhưng lượng mưa mùa khô lại giảm
0-5%. Như vậy, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa khô.
2.3.2.6. Lũ lụt
Lượng mưa mùa mưa trong thế kỷ 21 ở hầu hết các vùng sẽ tăng 5-10%. Do
đó, nhiều khả năng lũ, lụt sẽ xảy ra ác liệt hơn. Phần lớn lũ xảy ra trong các năm
La NiNa và có sự kết hợp của dải hộ tụ nhiệt đới với hoạt động của bão và không
khí lạnh. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn
hán ngày càng trở nên ác liệt hơn, xảy ra với tần suất xuất hiện gia tăng. Bên

cạnh đó, hoạt động của bão trên biển Đông và ảnh hưởng của bão là một trong
những nguyên nhân gây mưa lớn cho Việt Nam.
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động và stress của hàng loạt các yếu tố
mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong hiện tại và tương lai. Biến đổi khí hậu đã, đang
và sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng và vật nuôi, đầu vào
trong quá trình sản xuất và các thành phần khác trong hệ thống nông nghiệp
(Adams et al., 1998; Oyekale and Ibadan, 2009). Biến đổi khí hậu còn có thể dẫn
đến thay đổi chủng loại, số lượng và tần suất xuất hiện của côn trùng gây hại trên
cây trồng và vật nuôi (Adams et al., 1998; Oyekale and Ibadan, 2009; Dow and
Downing, 2007).
2.4.1. Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Hệ thống cây trồng bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố về môi trường như
độ ẩm và nhiệt độ và những nhân tố này quyết định đến năng suất cũng như

9


phẩm chất cây trồng (Adams et al., 1998). BĐKH ở nước ta được xác định là gia
tăng nhiệt độ nói chung, tăng cường nắng nóng vào mùa Hè và tăng cường mưa
vào mùa Đông, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến phức tạp
và nó đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực trồng trọt.
Nhiệt độ tăng có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến năng suất
cây trồng, nhưng nhìn chung, nhiệt độ tăng đã làm giảm năng suất và chất lượng
của nhiều loại cây trồng do tăng quá trình phát triển sinh lý dẫn đến tăng nhanh
quá trình chín (Adejuwon, 2004). Ảnh hưởng này tập trung ở những cây trồng
quan trọng, bao gồm các cây ngũ cốc và các cây lấy hạt làm thức ăn cho gia súc
(Adams et al., 1998). Nhiệt độ tăng dẫn đến tăng nhanh quá trình thoát khí CO2
trong quá trình hô hấp của cây và kết quả là giảm điều kiện tối ưu cho tăng
trưởng thực của cây, khi nhiệt độ tăng quá cao, cây trồng có phản ứng tiêu cực và

từng bước giảm tăng trưởng thực và năng suất. Nhiệt độ cao trên từ 32 đến 36oC
có thể làm giảm đi đáng kể quá trình hình thành hạt của các cây hằng năm nếu
nhiệt độ gia tăng đúng vào giai đoạn quan trọng từ 1-3 ngày ở thời gian ra hoa
(Craufurd and Wheeler, 2009).Đối với ngô, tỷ lệ hoa được thụ phấn giảm ở nhiệt
độ trên 36oC, trong khi đó tỷ lệ hạt lép ở lúa tăng lên ở nhiệt độ từ 30 đến 35oC
(Porter and Semenov, 2005).
Bên cạnh đó, nhiệt độ kết hợp với chế độ mưa ngày càng làm gia tăng
cường độ và tần suất hạn hán. Khi gặp điều kiện hạn, phản ứng thích nghi của
cây là thoát hơi nước. Tuy nhiên, thoát hơi nước làm giảm khả năng quang hợp
của cây, dẫn đến làm giảm khả năng tích luỹ chất khô, giảm phát triển chiều cao
cây, kích thước lá,… Càng hạn cây trồng sinh trưởng càng kém, tỷ lệ sống giảm
và khả năng chống chịu sâu bệnh giảm.
Một số quốc gia Đông Nam Á hiện đang chịu ảnh hưởng hầu hết các thảm
họa khí hậu: các thiệt hại cho ngành nông nghiệp Philippines sau khi cơn bão
Bopha trong năm 2012 được ước tính khoảng 230 triệu USD; trong năm 20112012, có 25% sản lượng gạo của Thái Lan đã bị mất do lũ lụt, ảnh hưởng đến giá
lương thực thế giới. Năm 1987, mưa lũ đã gây ra thiếu hụt trên quy mô lớn về
năng suất cây trồng ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, khiến cho 2 nước Ấn Độ
và Pakistan phải quay trở lại tình trạng nhập khẩu lúa mì.
2.4.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã được khẳng định ở hầu
hết các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước, gồm hạn; nắng nóng; mưa nắng

10


thất thường; rét đậm, rét hại; sương muối; lũ ống, lũ quét; bão, lụt; lốc tố; và xâm
nhập mặn (Phạm Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Thắng, 2007). Tác động của
các hiện tượng thời tiết cực đoan đến cây trồng được tóm tắt ở bảng 2.3. Các
nhân tố bị ảnh hưởng gồm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng; sâu bệnh
hại cây trồng; mục đích sử dụng đất hay hệ thống cây trồng; tỷ lệ này mầm và tỷ

lệ sống; mùa vụ và sản lượng cây trồng và diện tích đất canh tác.
Bảng 2.3. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất trồng trọt
Hiện tượng thời
Nhân tố bị ảnh
Mô tả ảnh hưởng
tiết cực đoan
hưởng
Nhiệt độ tăng/ Hạn - Tốc độ sinh trưởng - Năng suất cây trồng ở vùng ôn đới và
hán
và phát triển cây.
vùng cao tăng lên.
- Quá trình sinh trưởng phát triển nhanh
hơn, tăng nhanh quá trình chínlàm giảm
năng suất cây trồng ở vùng nhiệt đới,
vùng thấp nắng nóng.
-Sâu, bệnh hại cây
- Khả năng năng kháng sâu bệnh giảm.
trồng.
- Sâu, bệnh hại bùng phát nhanh, xuất
hiện chủng mới.
-Mục đích sử dụng
- Thay đổi phân bố cây trồng.
đất nông nghiệp.
- Tăng diện tích đất bỏ hoang do khô hạn.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Chế độ mưa thay
- Tỷ lệ nảy mầm,
- Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng phát triển
đổi, thất thường
sinh trưởng phát

giảm do rét đậm rét hại.
của thường của
triển của cây.
- Diện tích cây trồng chết gia tăng do
thời tiết , rét đậm, - Sâu, bệnh hại cây hiện tượng sương muối xuất hiện thường
rét hại, sương
trồng
xuyên hơn.
muối.
- Sâu, bệnh hại bùng phát nhanh, khó
kiểm soát.
- Thay đổi hình thức sử dụng đất do hiệu
quả sản xuất trồng trọt giảm, năng suất
một số cây trồng không thể duy trì.
Lũ ống lũ quét,
-Diện tích đất nông - Diện tích đất nông nghiệp giảm do lũ
lụt, bão, lốc xoáy. nghiệp.
ống, lũ quét dẫn đến xói mòn và sạt lở đất.
- Năng suất và sản
Đất giảm độ màu mỡ.
lượng cây trồng.
- Năng suất và sản lượng cây trồng bị ảnh
hưởng do ngập úng.
Xâm nhập mặn
- Diện tích đất nông - Độ mặn cao ảnh hưởng đến sinh trưởng
nghiệp, sinh trưởng và phát triển của cây trồng và ảnh hưởng
và phát triển của
đến năng suất, sản lượng và giảm diện
cây trồng.
tích trồng trọt.

Nguồn: Lê Đức Ngoan và Lê Thị Hoa Sen, 2010

Siêu bão số 10 năm 2013 đổ bộ vào Quảng Bình, cường độ bão lớn sức gió
cấp 12, giật trên cấp 12 kéo dài 5 giờ đồng hồ. Theo báo cáo của Ban chỉ huy

11


phòng chống lụt bão Quảng Bình đã có 3.819ha lúa, 4.753ha hoa màu và 1.858ha
rau bị hư hỏng và cuốn trôi. Tổng thiệt hại trong nông nghiệp khoảng 349.889
triệu đồng.
Hạn hán ở ĐBSCL năm 2016, có 13 tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
thành bị mặn xâm nhập. 10 tỉnh đã công bố thiên tai, trong đó nhiều tỉnh công bố
cấp độ 2. Tại nhiều cửa sông, độ mặn tăng lên mức hơn 30g/l. 20 triệu người dân
Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chịu ảnh hưởng. Theo ước tính của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có khoảng 160.000ha lúa bị thiệt hại,
ước tính có khoảng 800.000 tấn lúa đã bị mất trắng. Các tỉnh bị thiệt hại nặng
nhất trong đợt hạn hán này là Kiên Giang (hơn 54.000 ha), Cà Mau (gần 50.000
ha), Bến Tre gần (14.000 ha), Bạc Liêu gần (12.000 ha).
Lượng nước trên các ao hồ, công trình thủy lợi rơi vào tình trạng cạn kiệt và
sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên. Đến cuối tháng 3, con
số thiệt hại do hạn ở các tỉnh Tây Nguyên đều ở mức trên 100 tỷ đồng
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ghi nhận trận rét đậm rét
hại chưa từng có năm 2008 kéo dài trong 38 ngày. Nhiệt độ xuống thấp dưới
100C, và xuống đến -20C ở hai địa phương – đây là điều hiếm khi xảy ra ở Việt
Nam. Thời tiết rét đậm, rét hại đã giết chết hơn 60.000 gia súc, ảnh hưởng ít nhất
100.000ha lúa, và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Bên cạnh đó, mực nước biển dần dâng lên cũng làm giảm diện tích canh tác
do mất đất và xâm nhập mặn tại hai đồng bằng lớn nhất cả nước. Mực nước biển
dâng từ 10 đến 85cm từ giai đoạn 2007 đến 2100 thì sẽ có trên 7% diện tích đất

nông nghiệp của Việt Nam bị ngập và tổng sản lượng lương thực giảm 12%.
Năm 1997, ảnh hưởng nghiệm trọng của ngập lụt xảy ra ở đồng bằng sông Cửu
Long đã làm 607,524ha bị ngập lụt.
2.4.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng
Sông Hồng
Theo Mai Văn Trịnh và nhk (2009), với lúa xuân, năng suất lúa xuân nước
ta sẽ giảm đi 405,8 kg/ha do tác động của BĐKH vào năm 2030 và 716,6 kg/ha
vào năm 2050. Nếu diễn biến khí hậu theo đúng kịch bản, sản lượng tiềm năng
lúa vụ xuân tại Đồng bằng Sông Hồng có nguy cơ giảm 1,2 triệu tấn vào năm
2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050. Với lúa mùa, theo tính toán, tại Đồng bằng
Sông Hồng, tiềm năng sản xuất lúa vụ mùa giảm khoảng 429 kg/ha vào năm

12


2030 và 795 kg/ha vào năm 2050. Kết quả này dẫn đến giảm sản lượng 743,8
ngàn tấn vào 2030 và 1.475 ngàn tấn vào 2050.
2.5. THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.5.1. Khái niệm
Thích ứng là một khái niệm rất rộng, khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó
được dùng trong rất nhiều trường hợp. Theo IPCC, 2007b: thích ứng với BĐKH
là một quá trình, trong đó những giải pháp được triển khai nhằm giảm nhẹ hoặc
đối phó với tác động của các sự kiện bất lợi của khí hậu và lợi dụng những mặt
thuận lợi của chúng.
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị
tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng
các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
2.5.2. Các biện pháp thích ứng với BĐKH
Báo cáo đánh giá lần thứ hai của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã

đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ
biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:
Chấp nhận tổn thất: Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh
với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp
nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác
động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những
cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng
là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).
Chia sẻ tổn thất:Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ
những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra
trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.
Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa
cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các
cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ
những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ
công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

13


Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó có thể kiểm soát được
những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như
là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt
(đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ
BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ
khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương
pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với
các biện pháp thích ứng.
Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng
để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí

hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng
tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.
Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể
tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, có thể thay đổi cách sử dụng.
Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển
sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở
thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí,
làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.
Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay
đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ
di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến
một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong
tương lai.
Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên
cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động
thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công
cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây
ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do
cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng
với BĐKH.

14


2.5.3. Giải pháp thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp
Một số mô hình thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp đang được áp
dụng tại Việt Nam:
1. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI: là phương pháp canh tác lúa giải
không những giải quyết vấn đề lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu mà còn giải

quyết thiếu nước và tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những hiện
tượng thời tiết cực đoan. Những hiệu quả của phương pháp SRI như sau: tăng
khả năng chống chịu của lúa trước sâu bệnh và các điều kiện khí hậu thời tiết
khắc nghiệt, tiêu tốn ít nước gấp 2-3 lần/vụ so với phương pháp canh tác truyền
thống, giảm lượng thuốc trừ sâu nhưng vẫn đảm bảo khả năng sâu bệnh cao,
giảm phát thải khí nhà kính và đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp.
2. Nông trại kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC): mô hình VAC tận dụng cách
tiếp cận 3 lớp giúp giảm xâm nhập mặn, xói mòn đất, hoang hoá, giảm mức phân
bón hoá học và thuốc trừ sâu. Bên canh đó, mô hình cũng làm giảm lượng phát
thải khí nhà kính.
3. Thay đổi phương thức canh tác và đa dạng hoá sinh kế tại Quảng Trị:
mô hình là sự kết hợp giữa việc lựa chọn giống cây trồng, lên kế hoạch và kết
hợp với các kiến thức bản địa của người dân. Những hiệu quả đem lại từ mô
hình: hạn chế nguy cơ hoang mạc hoá nhờ sự duy trì và cải thiện độ phì nhiêu
của đất, tăng cường khả năng chống chịu trước sâu bênh và các điều kiện thời
tiết khắc nghiệt.
4. Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng: mô hình nhằm
tăng cường quản lý tài nguyên liên xã, tăng cường sinh kế chống chịu với
BĐKH, đa dạng hoá nguồn thu nhập, lập và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ rủi ro
thiên tai. Mô hình cũng giúp đem lại sự công bằng xã hội, an ninh sinh kế cho
người dân và tăng cường được năng lực quản lý cho cả chính quyền địa phương
và cộng đồng.
5. Tăng cường quản lý hệ sinh thái ven biển và phát triển sinh kế cộng đồng
nhằm ứng phó với BĐKH tại Nam Định và Khánh Hoà: mô hình tập trung vào
tăng cường năng lực, kiến thức và nhận thức cho những đối tượng sử dụng tài
nguyên ven biển, hỗ trợ đa dạng hoá sinh kế và hỗ trợ phổ biến kinh nghiệm và
thông tin cho các nhà hoạch định chính sách.

15



2.5.4. Mối liên hệ giữa nhận thức và khả năng thích ứng của người dân với
BĐKH trong sản xuất nông nghiệp
Theo Apata T.G et al., 2009 giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người
nông dân về lợi ích của việc thích ứng với biến đổi khí hậu là một biện pháp về
chính sách quan trọng. Theo Maddison, (2006) trước khi thích ứng với BĐKH,
đầu tiên người dân phải nhận thức rằng những thay đổi này đang diễn ra, và điều
này có nghĩa là nhận thức của người dân về BĐKH là rất quan trọng trong sự tiếp
thu các biện pháp thích ứng. Maddison (2006) lập luận rằng nếu người dân tìm
hiểu về sự thay đổi khí hậu, họ cũng sẽ tìm hiểu dần về kỹ thuật và giải pháp
thích ứng có sẵn. Theo ông, người dân tìm hiểu về sự thích nghi tốt nhất thông
qua ba cách: (1) vừa học vừa làm, (2) học tập bằng cách sao chép và (3) học tập
từ hướng dẫn Thích ứng với BĐKH là một quá trình gồm: nhận thức được khí
hậu đang thay đổi và sau đó đáp ứng với những thay đổi thông qua sự thích nghi.
Một yếu tố quan trọng trong sự thích ứng đa dạng của người dân là sự khác biệt
về năng lực cá nhân, cách quản lý và kinh doanh và hoàn cảnh gia đình của mỗi
người dân. Ngoài ra, người dân có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của những người
xung quanh và cộng đồng nơi họ sinh sống cũng như chuyên môn của họ.
Một hệ thống nông nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi BĐKH thì phụ thuộc vào
khả năng thích ứng của nó. Khả năng thích ứng là khả năng hệ thống có thể điều
chỉnh ảnh hưởng của BĐKH đến ngưỡng trung bình, để tận dụng cơ hội, hoặc để
đối phó với hậu quả (IPCC, 2007a). Giả thuyết chính là người dân thích ứng với
BĐKH và nhận thức những thay đổi. Các phân tích được thực hiện trong hai giai
đoạn. Đầu tiên, nó được xác định liệu khí hậu đã thay đổi, cho dù người dân có
nhận thấy được BĐKH, và những đặc điểm thay đổi khí hậu từ người khác hay
không. Thứ hai, yếu tố quyết định của sự thích nghi được kiểm tra. Không phải
tất cả những người dân nhận thức BĐKH sẽ phản ứng bằng các biện pháp thích
ứng. Ở đây là những người dân nhận thức BĐKH và đáp ứng chia sẻ một số đặc
điểm thích ứng chung. Do đó, cần phải hiểu những lý do cơ bản trong biện pháp
thích ứng của họ hoặc lý do của những người không thích ứng với BĐKH. Hơn

nữa, thích ứng với BĐKH đòi hỏi người dân cần lựa chọn trong tập hợp các giải
pháp thích ứng (thực hành và công nghệ) có sẵn trong khu vực của họ. Vì vậy,
thích ứng còn phải phụ thuộc vào nhận thức và lựa chọn của mỗi người dân.

16


2.6. PHÂN TÍCH SWOT
Bảng 2.4. Cấu trúc bảng ma trận SWOT
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Chúng ta có thế mạnh gì?

Những hạn chế?

Chức năng?

Những yếu tố cản trở?

Khả năng ảnh hưởng
Có tận dụng được cơ hội hay không?
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

Cơ hội cho sự phát triển?

Những hiểm hỏa, nguy cơ đe dạo sự


Các yếu tố bên ngoài có là động lực phát triển là gì?
cho sự phát triển?
Phân tích SWOT (S-strenghts, W-weaknesses, O-opportunities, T-threats):
Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong cấu trúc nội tại của hệ thống, cơ
hội và thách thức phân tích những tác động bên ngoài có thể tạo ra cơ hội hoặc
dẫn đến một số cản trở hoặc thách thức. Phương pháp SWOT là phương pháp
nghiên cứu đề xuất có sự tham gia. Kết quả của phân tích SWOT phải dựa trên
kết quả thảo luận nhóm bao gồm nhà nghiên cứu, những tổ chức và các cá nhân
liên quan.
Ma trận SWOT phát huy được ý kiến của tập thể và sức mạnh của cộng
đồng cùng nhau giải quyết một vấn đề. Việc ứng dụng ma trận SWOT hạn chế
được các ý kiến chủ quan của các cá nhân đơn lẻ (Nguyễn Thanh Lâm, 2012).

17


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiên trên địa bàn xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Số liệu về điều tra nông hộ và phỏng vấn người có kinh nghiệm về các
hiện tượng thời tiết cực đoan được thu thập từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 11
năm 2015.
Số liệu về khí tượng tượng tại Trạm Láng–Hà Nội được thu thập từ năm
1961 đến 2014.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số yếu tố khí hậu, nhận thức và các giải pháp thích ứng của người dân

địa phương và tình hình sản xuất lúa tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.
Do thời gian có hạn và xã Xuân Canh có diện tích trồng lúa chiếm tỷ lệ
lớn nên đề tài chỉ đánh giá sự thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất lúa
trong những năm qua tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Tình hình sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hộichi
phối tới sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
• Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu trong giai đoạn từ 1961 đến 2014 tại xã
Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội (biến động các yếu tố khí tượng trong 54
năm qua).
• Xác định ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân
Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
• Đánh giá nhận thức và sự thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp:
o Nhận thức của người dân về Biến đổi khí hậu.
o Các hình thức thích ứng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

18


×