Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở chính quyền cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.61 KB, 23 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hơn 20 năm thực hiện nền kinh tế chuyển đổi: nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và mới đây là hội nhập kinh tế quốc tế (thành viên của Tổ
chức Thương mại Quốc tế-WTO) đã tạo ra nhiểu tiềm năng to lớn cho sự phát triển
kinh tế-xã hội ổn định và bền vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo;
đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần;…. Song,
những thách thức mang tính nguy cơ luôn tiềm ẩn, đe doạ đến sự phát triển bền vững
của nền kinh tế, truyền thống văn hoá, an ninh chính trị của dân tộc. Một trong những
thách thức có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn xuất phát từ “hiệu lựchiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” ở nước ta hiện nay. Điều này đã tạo nên tính
thụ động, ỷ lại, thiếu trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm trong cơ chế của nền hành
chính công truyền thống. Mặt khác, tính năng động của nền kinh tế không được bảo
đảm đáp ứng với những quyết sách chính trị; chính sách; chiến lược; tổ chức bộ máy;
đội ngũ cán bộ, công chức;… phù hợp, đã kìm hãm sự phát triển của nó trong những
năm gần đây. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lâm nghiệp, sự phát triển
giữa tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên rừng
để phát triển kinh tế là một ngịch lý trong quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội của
một quốc gia.
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu mà Đảng, Nhà nước ta quan
tâm phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng theo đúng tính chất, vị trí của nó
trong xây dựng và phát triển đất nước. Với mục đích vừa đảm bảo cân bằng hệ sinh
thái, vừa là động lực để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, nhất
xoá đói, giảm nghèo cho các vùng đồng bào, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, một thực
trạng thường thấy hiện nay là việc khai thác quá mức; không chú ý đến phát triển bền
vững; buông lỏng quản lý;… đã làm cho nhiều cánh rừng tự nhiên biến mất, vùng đất
có tiềm năng phát triển rừng trở nên hoang hoá, cây công nghiệp lâu năm không có
khả năng khai thác hiệu quả;... dẫn đến những hậu quả về thiên tai, môi trường sinh
thái bị ô nhiễm;… tác động xấu đến đời sống của nhân dân. Điều này cho thấy, những
bất cập về thể chế pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển và khai thác rừng
1



không hợp lý, trong đó nhất là chính quyền địa phương các cấp chưa thực hiện tốt các
chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình đối với các diện tích rừng thuộc đơn vị hành
chính lãnh thổ, nên đã để xảy ra tình trạng phá rừng, đốt rừng làm dẫy theo tập tục,
cháy rừng,… thậm chí kể cả những trường hợp lợi dụng kẽ hở của các quy định của
pháp luật nhằm khai thác trái phép thu lợi cho cá nhân;…
Trước những thực trạng trên, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW
về đẩy mạnh cải cách chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước[1];
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng. Chẳng hạn như: Nghị định số 5/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ và
phát triển rừng; Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Chỉ
thị số 334/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/03/2009 về tăng cường các
biện pháp tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;… nhằm khôi phục, bảo
vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên rừng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội và
bảo vệ môi trường sinh thái. Cùng với những kiến thức lý luận khoa học quản lý nhà
nước đã được học, tiểu luận xác định vấn đề: “Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở
chính quyền cấp tỉnh” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.
PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Quản lý Nhà nước về lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực phức tạp, có nội
dung rộng bao gồm nhiều vấn đề như: xây dựng và phát triển đề án phát triển rừng,
cây công nghiệp lâu năm; quy hoạch đất rừng và bảo vệ rừng; khai thác, phát triển
tiềm năng của rừng; hoạt động quản lý nhà nước về cấp phép, quản lý, thanh tra,
kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác, sử dụng và phát triển rừng;… Song, với thời
gian và năng lực có hạn, tiểu luận giới hạn trong phạm vi “Công tác quản lý và bảo
vệ rừng ở chính quyền địa phương” qua tình huống được đăng trên Báo Nhân dân
điện tử ngày 10/03/2009 như sau:
“… Ngày 15-8-2006, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số
1007/QĐ-CTUBND, về việc cho Công ty Ngọc Thạch thuê 589,1 ha đất tại các Tiểu
khu 1515, 1516 thuộc xã Quảng Tân (huyện Tuy Đức), trong đó có 535,4 ha rừng tự
2



nhiên và 53,7 ha đất trống để thực hiện dự án bảo vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu.
Ngày 30-8-2006, UBND tỉnh Đắk Nông lại ban hành Quyết định số 1097/QĐCTUBND điều chỉnh, bổ sung một số điểm của Quyết định 1007. Theo hai quyết
định này của UBND tỉnh Đắk Nông, thì hiện trạng khu đất giao cho Công ty TNHH
Ngọc Thạch thuê đưa vào quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng tập trung là 249,3 ha;
khoanh nuôi làm giàu rừng là 124 ha và diện tích còn lại khoảng 116 ha để trồng rừng
gồm cao su, keo, gió bầu… và trồng cây công nghiệp, đồng cỏ, và xây dựng cơ sở hạ
tầng…
Đến tháng 2-2007, Công ty TNHH Ngọc Thạch chính thức nhận biên bản bàn
giao thực địa với tổng diện tích là 451,9 ha đất và rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên
là 416,2 ha và đất không có rừng là 35,7 ha. Mặc dù được tỉnh và các cấp, các ngành
ở địa phương tạo điều kiện cho thuê đất chiếm phần lớn là rừng, nhưng do không đủ
năng lực và buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên chỉ sau hai năm thực hiện
dự án đã có 90 ha rừng thuộc lâm phận công ty quản lý bị lâm tặc xóa sổ, thay vào đó
là những rẫy sắn của người dân địa phương.
Trước tình trạng rừng do công ty quản lý bị tàn phá nặng nề, sau một thời gian
kiểm tra, ngày 20-1-2009 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã có báo cáo số 44/BCKL về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng của Công ty
TNHH Ngọc Thạch, báo cáo nêu rõ: “Công ty TNHH Ngọc Thạch đã không triển
khai đúng các biện pháp quy định, để rừng bị phá 88,29 ha. Trong đó, tính đến đầu
năm 2009, riêng Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức đã phát hiện 52,6 ha rừng bị phá mà
công ty không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Còn riêng Đoàn kiểm tra liên ngành
của tỉnh do Chi cục kiểm lâm tỉnh chủ trì cũng đã phát hiện thêm 35,69 ha rừng bị
chặt phá, chưa được công ty và các ngành chức năng địa phương thống kê báo
cáo…”. Điều đáng nói là sau khi có kết quả kiểm tra, các ngành chức năng của tỉnh
đã thông báo về tình trạng rừng do Công ty nhận quản lý, bảo vệ bị tàn phá nặng nề,
nhưng công ty vẫn không có biện pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả. Vì vậy, chỉ hơn một
tháng sau, đến ngày 23-2-2009, qua kiểm tra, Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức lại phát

3



hiện đã có thêm gần 1,5 ha rừng bị chặt phá… Nguyên nhân chủ yếu để mất rừng là
do Công ty Ngọc Thạch đã buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Trong những ngày đầu tháng 3, chúng tôi được các cán bộ Hạt Kiểm lâm
huyện Tuy Đức đưa đến tận các Tiểu khu 1515, 1516 thuộc lâm phận Công ty TNHH
Ngọc Thạch quản lý, vừa đến nơi đã bắt gặp cảnh tượng hàng chục người dân ngang
nhiên vào rừng phát, dọn, đốt cây chiếm đất sản xuất ngay trên khu vực rừng do công
ty quản lý. Trong khi đó, không thấy bóng dáng lực lượng bảo vệ rừng của công ty ở
đâu. Khi chúng tôi thắc mắc về việc buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng của
công ty, thì được các anh ở Hạt Kiểm lâm huyện và cán bộ thôn dẫn đường cho biết:
không phải bây giờ mà kể từ khi được tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án bảo
vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu đến nay, có bao giờ thấy người của công ty đâu mà
bảo vệ. Quả đúng như vậy, khi chúng tôi đến trạm bảo vệ rừng số 1 của Công ty đặt ở
đầu thôn Đác M’rê thì thấy cửa đóng im ỉm, chung quanh cỏ dại mọc um tùm. Đi sâu
thêm vào rừng, nhiều cánh rừng già hàng trăm năm tuổi nay chỉ còn lại vài cây thưa
thớt, xen lẫn với các rẫy sắn. Còn những khoảnh rừng nằm sát mặt đường, địa thế
bằng phẳng thì cây cối vừa bị chặt phá ngã ngổn ngang, thân cây bị đốt cháy đen lẹm.
Vào sâu hơn nữa, sát cánh rừng già là trạm bảo vệ rừng số 2 của công ty. Nhưng cai
quản cả khu vực này chỉ có một mình bà Bùi Thị Dung, năm nay đã 60 tuổi. Theo bà
Dung thì lâu nay ở trạm bảo vệ rừng này chỉ có bà cùng với chồng là ông Phan Văn
Thủy, đã 70 tuổi; ngoài ra còn có thêm hai thanh niên nữa được Công ty thuê giữ
rừng, nhưng hiện nay họ đi đâu bà không biết…
Tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất của Công ty TNHH Ngọc Thạch, chúng tôi
được nhiều người dân sinh sống chung quanh khu vực đất của công ty cho biết: đến
nay công ty chỉ mới trồng được khoảng 10 ha cao su, còn không thấy trồng thêm cây
gì nữa. Ngay cả chính quyền địa phương cũng không biết công ty đã và đang triển
khai những gì trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Châu Phúc Dũng, cho
biết: “Lâu nay xã không biết Công ty đã làm được những gì trên diện tích đất được
cho thuê và hiện trụ sở đóng ở đâu xã cũng chịu. Trong thời gian qua, khi phát hiện

những vụ phá rừng trên diện tích rừng của công ty, xã có điện thoại báo cho đại diện
4


của công ty nhưng đâu có liên lạc được”. Thậm chí ngay cả vợ chồng bà Dung ông
Thủy, người được công ty thuê giữ rừng cũng chỉ biết là có ông Hậu thuê, rồi trả tiền
công cho hai vợ chồng với mức 3,4 triệu đồng/tháng. Theo bà Dung thì trước đây
hàng tháng vợ chồng bà vẫn nhận tiền đầy đủ lương, còn hai tháng gần đây chỉ nhận
được tiền tạm ứng mà thôi.
Không chỉ buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH Ngọc
Thạch còn thiếu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng địa phương để giải
quyết công việc. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức Lê Đình Vũ bức xúc: Để
khách quan trong công tác kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ rừng của công ty, huyện
đã thành lập đoàn công tác liên ngành và mời Công ty cử người tham gia, nhưng công
ty cố tình không cử người tham gia đoàn. Nhiều trường hợp công ty còn bất hợp tác
với ngành chức năng, chẳng hạn như trong chương trình phối hợp với Hạt kiểm lâm
huyện để kiểm tra về tình trạng phá rừng trái phép, công ty không cử người đủ thầm
quyền tham gia, và khi làm việc xong cán bộ của công ty còn không thèm ký vào biên
bản. Không chỉ vậy, nhiều lúc Hạt Kiểm lâm huyện muốn làm việc với công ty nhưng
không mấy khi liên lạc được.
Trong khi đó, tại quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Đắk Nông đã nêu rõ:
“Công ty TNHH Ngọc Thạch có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới
khu rừng cho thuê; chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đất đai và Luật Bảo vệ rừng. Đối
với diện tích rừng công ty được giao khoanh nuôi, phải quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt,
tuyệt đối không để xảy ra phá rừng trái phép, nếu để xảy ra tình trạng phá rừng trái
phép thì UBND tỉnh sẽ thu hồi lại diện tích đã cho thuê…”. Thế nhưng với những gì
mà Công ty TNHH Ngọc Thạch đã và đang làm dường như đi ngược lại với quyết
định cho thuê đất của UBND tỉnh Đắk Nông. Cụ thể là chỉ sau hai năm được UBND
tỉnh Đắk Nông cho thuê đất triển khai dự án quản lý, bảo vệ rừng thì đã có 90 ha rừng
do công ty quản lý đã bị xóa sổ. Nhưng các ngành chức năng của tỉnh Đắk Nông vẫn

chưa vào cuộc kiểm tra, xem xét trách nhiệm của công ty để có biện pháp xử lý. Nếu
cứ để tình trạng này kéo dài thì không ai dám chắc hàng trăm ha rừng do công ty
quản lý sẽ còn tồn tại.”
5


PHẦN 2: NHẬN XÉT VỀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
1. Nhận xét đánh giá về hậu quả của tình huống
Tình huống trên đã phản ánh đúng thực trạng phần nào tình hình quản lý, sử
dụng và khai thác rừng, đất rừng ở các địa phương có rừng ở nước ta hiện nay. Sự
thiếu năng động, quyết đoán và nhận định của chính quyền địa phương đã là cơ sở tạo
ra những hành hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, phát triển và bảo vệ rừng; phát
sinh các hiện tượng tiêu cực trong quản lý; buông lỏng hay có ý thức “bỏ mặc”,
“bàng quan”, “vô trách nhiệm”,… của những cơ quan chức năng, cán bộ, công chức
trong điều kiện “lờ mờ” của danh giới “ trách nhiệm” gắn với “thẩm quyền”; “tính
phải chịu trách nhiệm” với “hoạt động công vụ” được giao;… Phải chăng, hiện nay
nhà nước ta thiếu cơ chế; văn bản pháp quy và chế tài để xử lý hay thiếu tính quy
hoạch; xây dựng và nguồn lực để phát triển ? Chính quyền địa phương tỉnh Đắk
Nông chỉ là cấp “thừa hành” mang tính mệnh lệnh thứ bậc chặt chẽ để đến nỗi chỉ
thực hiện theo kiểu “cát cứ” mà bỏ quên trách nhiệm trước nhà nước và cộng đồng
dân cư ?... luôn là những câu hỏi đặt ra cần phải giải quyết triệt để cả về mặt lý luận
và thực tiễn đối với thực trạng mà tình huống trên nêu lên. Đồng thời, thông qua đó
xây dựng những giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hiện tượng phá rừng tràn lan
trên địa bàn.
2. Phân tích nguyên nhân
Đánh giá nguyên nhân của tình huống trên làm cơ sở cho việc tìm ra “căn
bệnh” để xảy ra tình trạng “buông lỏng quản lý” gây ra hậu quả lớn cho địa phương,
Nhà nước và xã hội có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý
nhà nước về lâm nghiệp của chính quyền cấp tỉnh có thể đánh giá thông qua các
nguyên nhân khách quan và chủ quan như:

Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan được coi là
những yếu tố không phụ thuộc vào ý chí chủ quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
lên hành vi, tình trạng “buông lỏng” quản lý rừng hiện nay ở Đắk Nông. Về cơ bản có
thể xem xét trên các nguyên nhân như sau:
6


Một là, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Xét về lý luận, cơ
sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng cả về nội dung và hình thức, trong đó cơ
cấu kinh tế-xã hội ở địa phương là thành tố cơ bản quan trọng quyết định đến phương
thức tổ chức và quản lý mang tính đặc thù ở tỉnh Đắk Nông. Ở phạm vi rộng sự phát
triển khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà nước (bộ máy nhà nước),
pháp luật, chính sách,… phải thích ứng, đáp ứng được những đòi hỏi khách quan đó
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng, những cải cách bộ máy, chính sách,
thể chế,… ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm, rời rạc,… chưa thực sự tạo ra sự
chuyển biến thực sự trong đổi mới cơ chế quản lý, chính sách, … nên những hạn chế
của nền hành chính công truyền thống là rào cản, hạn chế, kìm hãm sự phát triển kinh
tế-xã hội. Tính không thích ứng này thể hiện bằng những hiệu quả, hiệu lực quản lý
của bộ máy nhà nước trên các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã
hội, khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế, nông-lâm-ngư nghiệp,… Ở phạm vi hẹp, điều
kiện kinh tế-xã hội ở tỉnh Đắk Nông hiện còn là một địa phương có số hộ nghèo cao,
chủ yếu sống bằng phát triển rừng, cây công nghiệp, dân trí có trình độ thấp, lạc hậu
trong các sống du canh, du cư,… Song, việc tổ chức bộ máy và thực hiện các chính
sách kinh tế-xã hội của Nhà nước trên địa bàn không có sự khác biệt đáng kể so với
các địa phương khác. Chẳng hạn, cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương trong tỉnh
không khác gì so với cơ cấu tổ chức của tỉnh đồng bằng hay thậm chí là thành phố
trực thuộc Trung ương. Sự đánh đồng mô hình tổ chức này đã tạo ra những hạn chế
trong việc bố trí, sử dụng và tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân
cấp, phân công,…. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra những vấn
đề có tính khách quan như xu hướng chạy theo đồng tiền; ích kỷ cá nhân;… đã làm

cho tình hình khai thác bữa bãi, trái phép, bất chấp pháp luật của người dân, tổ chức
và những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức có thẩm quyền.
Hai là, diện tích rừng thuộc tỉnh Đắk Nông quản lý lớn, thiếu đất sản xuất
nông nghiệp sự di dân tự do đang là những thách thức khách quan không nhỏ đến
việc quản lý và bảo vệ rừng ở các địa phương trong tỉnh. Tỉnh Đắk Nông với phần
7


lớn dân số thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, có lối sống di canh, di cư lạc hậu, chưa có
kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt và phát triển với những phương thức kỹ thuật
mới nên đa số cuộc sống của các hộ gia đình vẫn phụ thuộc chính vào nguồn khai
thác tài nguyên rừng thô mà chưa có sự “tái trồng rừng” hay “tái canh tác trên đất
rừng”;… Chẳng hạn như tình huống đã nêu, số hộ dân sau khi khai thác gỗ cũng chỉ
biết trồng sắn một số vụ nhất định rồi di chuyển đến cánh rừng khác. Mặt khác, chu
kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro, … nên tính cạnh
tranh thấp so với nhiều cây trồng khác.
Thứ hai, các nguyên nhân chủ quan. Những nhân tố chủ quan là các yếu tố phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người tác động trực tiếp họăc gián tiếp đến những
tình trạng “phá rừng” mà tình huống nêu ra. Biểu hiện cụ thể như:
Một là, thể chế pháp luật,chính sách phát triển và quản lý rừng của nhà nước
hiện nay còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo chưa tạo ra được cơ sở pháp lý vững
chắc trong việc xác định trách nhiệm, chế độ thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về
lâm nghiệp. Qua tình huống trên cho thấy những biểu hiện mâu thuẫn cơ bản trong
các văn bản quy phạm pháp quy hiện hành và sự tắc trách của chính quyền dẫn đến
tình trạng “rừng” không có “chủ” kiểm soát, quản lý và bảo vệ.
- Xét về cơ cấu tổ chức chính quyền (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông) và cơ
quan chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo quy định tại các
điều 88 và 102 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày
26/11/2003; Điều 8, khoản 6 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày

04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã xác định cơ chế quản lý của Uỷ ban nhân dân
tỉnh và Sở Nông nghiệp đối với các nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong quản lý
rừng “(b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm
nghiệp;…”[2]. Nếu theo các quy định này, cơ quan chuyên môn chỉ với tính cách là
cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các hoạt động như lựa chọn
tổ chức, cá nhân có khả năng để giao dự án trồng, quản lý và phát triển rừng; tham
8


mưu xây dựng các chính sách; các văn bản pháp quy và xây dựng, tổ chức lực lượng
quản lý được giao;… đã tạo ra tính khó xác định trách nhiệm và sự song trùng trực
thuộc trong quan hệ cấp trên, cấp dưới. Trong tình huống trên, để xác định được trách
nhiệm thuộc về ai khi lựa chọn Công ty TNHH Ngọc Thạch làm chủ đầu tư trong các
dự án trồng rừng và bảo vệ rừng thì quả thật không đủ cơ sở xác định. Nếu cho rằng,
Sở Nông nghiệp và phiển nông thôn tỉnh Đắk Nông thì Sở chỉ là cơ quan chuyên môn
tham mưu không phải là cơ quan có thẩm quyền quyết định, còn nếu xác định Uỷ ban
nhân dân tình trách nhiệm giữa tập thể Uỷ ban và cá nhân chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh là là một khoảng cách “xa vời” nên khó quy trách nhiệm và tính phải chịu trách
nhiệm. Mặt khác, sự phân cấp hiện nay mới chỉ dừng lại ở phân cấp chức năng-tức là
Chính phủ phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đánh
giá năng lực, thực tiễn của các quận, huyện, xã,… để tiếp tục phân cấp, nhưng trên
thực tế sự phân cấp của tỉnh chỉ mang tính hình thức tức là phân cấp nhiệm vụ không
gắn với phân cấp nguồn lực (ngân sách, tài chính, vật chất) hoặc chỉ là những phân
cấp dè dặt chưa có sự mạnh dạn giao phó nên không tạo ra được tính đồng bộ trong
việc xem xét, quy hoạch, lựa chọn tổ chức, cá nhân, bố trí lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị phục vụ quá trình phát triển và bảo vệ rừng bền vững. Một khía cạnh
khác, sự mâu thuẫn quản lý giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
như: Sở Nông nghiệp với sở Tài nguyên môi trường;… là nguyên nhân nảy sinh

những tồn tại không đáng có về sự ỷ lại, cát cứ trong việc quản lý. Thông thường, các
sở và các địa phương thường thực hiện theo nguyên tắc “việc ai nấy làm” nên cho dù
có phát hiện vi phạm nhưng không thuộc chức năng của mình thì cũng bỏ mặc hoặc
những vấn đề quản lý không xác định được danh giới trách nhiệm của cơ quan thì
thường có ý thức “đùn đẩy” trách nhiệm;…
- Việc ra quyết định và bàn giao đất rừng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
vào thời điểm thời điểm tháng 8/2006 cho Công ty TNHH Ngọc Thạch là không đúng
thẩm quyền và đề án phát triển rừng mà Chính phủ giao cho Uỷ ban nhân dân. Bởi lẽ,
căn cứ vào Quyết định số 66/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
15/7/2007 về việc phê duyệt đề án, sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh
9


thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông xác định Công ty TNHH Ngọc Thạch không
thuộc đối tượng được giao quản lý rừng tự nhiên. Như vậy, Nếu là rừng tự nhiên chỉ
có lâm trường quốc doanh mới được nhận bảo vệ, còn với đất rừng dùng trồng cây dự
án được phép giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện dự án. Sự khác biệt về đất rừng tự
nhiên và đất trồng rừng đã bị Sở Nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân dân tỉnh “phù phép”
trong Quyết định của mình là giao xen lẫn một số đất có rừng tự nhiên với đất dùng để
trồng cây keo, gió bầu, cao xu của Công ty TNHH Ngọc Thạch. Như vậy, sự tắc trách
trong phân loại rừng, đánh giá vị trí, tính chất rừng,… của Sở Nông nghiệp để tham mưu
cho Uỷ ban ra các quyết định hợp lý, hợp pháp ở Đắk Nông không được làm triệt để và
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
- Xét về chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của cơ quan kiểm lâm trong việc
bảo vệ rừng được phân công mà tình huống trên nêu cho thấy: Tính thụ động của các
cấp, ngành trong tỉnh Đắk Nông ở việc để hành vi hoang hoá đất trồng rừng; phá
rừng tự nhiên liên tiếp và ngang nhiên. Theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BNN của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 28/01/2008 về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục kiểm lâm tại Điều 2, khoản 6: Về bảo vệ
rừng: “(c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp chống

chặt, phá rừng trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo
vệ rừng và quản ý lâm sản;..” thì không hiểu sự chỉ đạo của Cục kiểm lâm đối với Chi
cục tỉnh, hạt kiểm lâm huyện và chính quyền cơ sở trong việc bảo vệ số diện tích
rừng bị phá thuộc quản lý của Công ty TNHH Ngọc Thạch. Mặc dù, đã có sự kiểm
tra của Chi cục kiểm lâm; rồi đến những phát hiện của Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức,
… trong 2 năm nhưng không thấy động thái của Cục kiểm lâm và Uỷ ban nhân dân
tỉnh Đắk Nông. Không lẽ, đất rừng và rừng đã giao cho Công ty TNHH Ngọc Thạch
thì chính quyền không có quyền xử lý, can thiệp và đưa ra các biện pháp kịp thời để
bảo vệ rừng ? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra đối với chính quyền tỉnh ĐắK Nông trong
chiến lược phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay. Cơ chế phối hợp khi phát hiện ra sự
lãng phí và thờ ơ của các cơ quan kiểm lâm và dân quân tự vệ không được tổ chức

10


tiến thành theo đúng quy định của pháp luật nên tình trạng trên vẫn có thể tiếp tục
xảy ra trong số diện tích rừng còn lại thuộc quản lý của Công ty TNHH Ngọc Thạch.
Mặt khác, những chế tài xử lý, trách nhiệm xử lý theo quy định tại Nghị định
159/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì việc xử lý cá nhân, tổ
chức vi phạm đến rừng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự còn ở mức
quá nhẹ. Chẳng hạn, mức cao nhất của hành vi phá rừng mới chỉ ở khoảng từ 1 triệu
đồng đến 3 triệu đồng; hoặc đối với tổ chức tính 1000 đồng/1m2 rừng. Như vậy, biện
pháp chính mà Nhà nước đưa ra không đủ sức để răn đe các hành vi vi phạm hành
chính trong lâm nghiệp. Điều này đồng thời cũng khẳng định rằng, tại sao Công ty
TNHH Ngọc Thạch sau khi nhận số diện tích rừng và đất trống trên lại chỉ thuê một
vài người dân trông nom ? hay đằng sau những vụ phá rừng này là hành vi của “lâm
tặc” hay của chính “Công ty” ? Sự mờ ám này là lý do lý giải tại sao Công ty cũng
không có mặt hoặc chí ít có động thái tích cực trong ngăn chặn nạn phá rừng do Công ty
quản lý. Rõ ràng, mục đích để hoang hoá và bị phá rừng của Công ty là có chủ đích

trong việc lợi dụng chính sách, kẽ hở của pháp luật để trục lợi.
Hai là, phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa “xứng
tầm” với nhiệm vụ được giao. Tình huống trên là hàng loạt các sự kiện phá rừng nối
tiếp nhau; cách hành xử của cán bộ, công chức có chức năng của các cơ quan thuộc
tỉnh đã phản ánh phần nào về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Mặc dù
tình huống không nêu lên cụ thể nhưng qua những biểu hiện đó cho thấy khả năng về
sự liên quan của cán bộ, công chức có thẩm quyền với Công ty TNHH Ngọc Thạch
trong việc để xảy ra hiện tượng “rừng ngày một mất dần” là có căn cứ. Thực tế cho
thấy nhiều trường hợp, hợp thức hoá lâm sản bất hợp pháp thành lam sản hợp pháp
mà các kênh thông tin, báo chí nêu lên trong những năm qua là những thủ đoạn,
mánh khoé của những đầu nậu nhận được sự “che chở”, “bảo kê”,… của một số cán
bộ, công chức có chức có quyền. Mặt khác, tình trạng năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức có chuyên môn cao về quản lý và lâm nghiệp trong các tỉnh có diện tích

11


rừng lớn như Đắk Nông còn hạn chế nên cũng là những nguyên nhân tạo ra những
“kẽ hở”, “thao túng”,… trong quản lý và bảo vệ rừng.
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan trên, cũng cần phải kể đến các nguyên nhân
khác như: nhận thức về lâm nghiệp của cán bộ, công chức; chính sách xã hội hoá về lâm
nghiệp chưa được phát huy; đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ công tác theo dõi,
quản lý và bảo vệ rừng chưa được quan tâm;…
3. Phân tích hậu quả của tình huống
Tình huống trên cho thấy một thực trạng thường thấy trong công tác quản lý
nhà nước; giao rừng cho tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án phát triển theo quy
hoạch của Nhà nước,… đã để xảy ra những hậu quả lớn cho địa phương, xã hội và
Nhà nước. Hàng loạt các sự kiện mà tình huống nêu, từ kiểm tra, thanh tra của cơ
quan chức năng, kiểm lâm của tỉnh, huyện đến thực tiễn khi thâm nhập khu vực do
Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thạch quản lý là những cánh rừng đang ngày

ngày bị biến mất: Theo quyết định giao đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
tháng 2/2007 đến tháng 2/2009 đã có tới 90 ha/416,2 ha rừng tự nhiên bị “lâm tặc”
xoá sổ. Phải chăng, năng lực của Công ty TNHH Ngọc Thạch không đủ khả năng để
nhận quản lý và phát triển theo đề án kinh doanh hay sự tắc trách của chính quyền
tỉnh khi xem xét và ban hành quyết định lựa chọn không đúng doanh nghiệp;… dẫn
đến tình trạng, Công ty THHN Ngọc Thạch không có biện pháp bảo vệ; quản lý;…
chính quyền thì “đứng im” bỏ mặc cho người dân và lâm tặc ngang nhiên phá… Điều
này được chứng minh thông qua các sự kiện như: Theo báo cáo số 44/BC-KL của Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông ngày 20/1/2009 phát hiện số rừng bị phá là 88,29 ha,
tiếp đó ngày 23/2/2009 Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức tiếp tục phát hiện gần 1,5 ha
rừng đã bị phá,…?
Những hiện tượng trên cho thấy hậu quả của việc đánh giá năng lực và trách
nhiệm của doanh nghiệp khi nhận dự án và khả năng bảo vệ, quản lý của doanh
nghiệp với diện tích được giao đã làm thiệt hại khoảng 21,64% số rừng tự nhiên bị
mất chỉ trong 2 năm; đồng thời số diện tích 35,7 ha đất rừng trống giao cho Công ty
12


TNHH Ngọc Thạch trồng cây cao xu, gió bầu, keo,… thì không sử dụng đúng mục
đích, chỉ có khoảng 10 ha đã được trồng cây cao xu;… đã tạo ra những hậu quả:
Một là, hậu quả trực tiếp tác động đến chính quyền địa phương. Hậu quả mà
chính quyền địa phương phải gánh chịu là diện tích rừng tự nhiên, đất trống nằm
trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Nông không đạt được kết quả theo
mục đích đã đề ra. Nếu, việc giao dự án phát triển rừng tự nhiên, đất trống cho doanh
nghiệp có khả năng thì hiệu quả to lớn mà nó đem lại trước hết là sự phát triển kinh
tế-xã hội chung của tỉnh, nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc, thiểu số được sử
dụng tạo công ăn việc làm cho những hộ gia đình sống xung quanh khu vực của dự
án; môi trường trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo;… Ngược lại, khi giao đất không
xác định được năng lực của doanh nghiệp đã gây ra tình trạng phá rừng gây thiệt hại
lớn về tài sản rừng của Nhà nước; lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân

lực; mất ổn định trật tự xã hội;…. Điều đáng quan tâm hơn là đã tạo ra hệ luỵ mang tính
chất duy truyền trong việc “buông lỏng quản lý” của các cấp chính quyền trong tỉnh và
đội ngũ cán bộ, công chức chỉ biết lo vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình mà không để
ý đến lợi ích tập thể, địa phương và của Nhà nước.
Hai là hậu quả tác động đến nhân dân, xã hội và chính sách quy hoạch phát
triển rừng của Chính phủ. Mục đích xây dựng và phát triển rừng của Việt Nam không
chỉ nhằm xây dựng, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái, môi trường bền vững mà còn là
một trong những quốc gia có hệ sinh vật, thực vật, … đa dạng và phong phú được thế
giới công nhận và quan tâm. Bởi lẽ, sự tác động của nạn phá rừng, diện tích rừng tự
nhiên bị giảm, các loài sinh vật, thực vật quý hiếm bị tiệt chủng là mối đe doạ đến
môi trường, đời sống không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn cả các nước khác
trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn như: tình trạng khí hậu trái đất nóng lên;
hiện tượng băng tan; lũ lụt, hạn hán;… đều xuất phát từ hậu quả do con người không
những không bảo vệ mà còn tàn phá rừng.
Những hậu quả trên cho ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa phát triển bền
vững rừng và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế-xã hội của một địa phương; một quốc gia và cả
cộng đồng quốc tế. Tính chất biện chứng này, không phải bây giờ các nhà khoa học,
13


các nhà môi trường hay các quốc gia mới lên tiếng cảnh báo mà chính những hậu quả
mà con người phải gánh chịu trong những năm qua về sự biến đổi khí hậu, thiên
nhiên là những minh chứng sinh động nhất.
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP
A. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Để giải quyết tình trạng trên có thể có nhiều cách xử lý và lựa chọn khác nhau
tuỳ thuộc vào từng góc độ tiếp cận. Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước và thực
tiễn kinh nghiệm công tác của bản thân trong lĩnh vực lâm nghiệp, tiểu luận mạnh
dạn đề xuất các phương án giải quyết như sau:
1. Phương án 1 tiến hành xác định mức độ thiệt hại về rừng và mức độ hiệu

quả trồng rừng theo đề án và quyết định giao rừng và đất trồng rừng cho Công ty
TNHH Ngọc Thạch để tiến hành xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật;
2. Phương án 2: Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định yêu cầu Công ty TNHH
Ngọc Thạch phải có biện pháp hữu hiện để quản lý và bảo vệ rừng;
3. Phương án 3: Uỷ ban nhân dân tỉnh ĐắK Nông ra quyết định đình chỉ và
thu hồi diện tích rừng và đất trồng rừng đã giao cho Công ty TNHH Ngọc
Thạch.
B. ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
I. Đánh giá phương án
Các phương án nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong
điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và chính sách xã hội hoá lâm nghiệp; chiến lược
phát triển và bảo vệ rừng ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Đắk Nông nói riêng. Về cơ
bản có thể thấy những ưu và nhược điểm của mỗi phương án như sau:
1. Đối với phương án 1:
- Ưu điểm: Kịp thời chấn chỉnh hành vi vi phạm của Công ty TNHH Ngọc
Thạch đối với diện tích rừng và đất trồng rừng được giao theo đúng quy định về xử
14


phạt vi phạm hành chính hiện hành. Đồng thời, giữ nghiêm được nền nếp, kỷ cương
pháp chế trong hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ rừng ở các Nông trường quốc
doanh; các tổ chức; cá nhân nhận trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói chung.
Điều này cho thấy những động thái tích cực của cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh
trong việc kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm lâm luật và các quy định về quản lý
và bảo vệ rừng.
- Hạn chế: Hạn chế lớn nhất của phương án này là các chế tài hiện hành còn
quá nhẹ; khả năng thanh tra, kiểm tra và xác định mức độ thiệt hại của cán bộ, công
chức, nhất là cán bộ kiểm lâm còn hạn chế nên khó tổ chức lực ; lượng và tiến hành
thực hiện xử lý. Mặt khác, sự công tâm và quyết tâm của cán bộ, công chức chính

quyền tỉnh cũng là những trở ngại lớn trong việc thực hiện phương án này. Thông
thường, sự ngại va chạm của cán bộ, công chức đối với “lâm tặc” mà tình huống trên
nêu lên là điều dễ hiểu vì sự táo tợn; hung dữ và được sự hậu thuẫn của nhiều người
trong đó có cả những cán bộ, công chức và người dân địa phương;… nên hiệu quả
của việc xử lý vi phạm quả tang theo quy định hiện hành là rất khó.
2. Phương án 2:
- Ưu điểm: Phương án này có các ưu điểm như: phù hợp với chủ trương xã hội
hoá lâm nghiệp trên địa bàn về chính sách ưu đãi đối với các cá nhân, tổ chức nhận
đất trồng rừng; tuân thủ các thủ tục hành chính về quản lý và bảo vệ rừng;…
- Hạn chế: Phương án này có nhiều hạn chế đối với trường hợp của Công ty
TNHH Ngọc Thạch, bởi vì đã nhiều lần các cơ quan chức năng như Chi cục kiểm lâm
tỉnh Đắk Nông; Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức yêu có biên bản vi phạm và yêu cầu
Công ty có biện pháp quản lý nhưng thực tế tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản
trái phép vẫn không giảm và có chiều hướng tăng. Như vậy, nếu thực hiện phương án
này thì sẽ mất nhiều thời gian để Công ty nghiên cứu, khảo sát và xây dựng biện pháp
bảo vệ, quản lý hoặc các lý do mà Công ty có thể đưa ra lúc này là nguồn lực (bao
gồm nhân lực và vật lực) để bao biện cho tình trạng khó kiểm soát và kiểm soát hiệu
quả số rừng tự nhiên còn lại.
15


3.Phương án 3: Là phương án cũng có những ưu và khuyết điểm sau:
- Ưu điểm: Đây là phương án có khả năng khắc phục được các nhược điểm của
hai phương án trên như: thiếu chế tài nghiêm để xử lý; tránh tình trạng “vòng vo” của
Công ty TNHH Ngọc Thạch. Đặc biệt, phương án này hạn chế tối đa sự phá hoại và
hoang hoá số diện tích rừng tự nhiên và diện tích đất trồng rừng hiện đang cần được bảo
vệ và quản lý; đảm bảo được mục đích phát triển và quản lý rừng mà nhà nước và chính
quyền địa phương đặt ra;…
- Hạn chế: Để thực hiện tốt phương án này đòi hỏi cán bộ, công chức, nhất là
người có thẩm quyền phải có thái độ “dứt khoát”, “thẳng thắn” và “mạnh dạn” quyết

định. Nếu không thì những yếu tố chủ quan này lại trở thành trở ngại cho việc thực
hiện phương án 3.
II. Lựa chọn phương án
Như vậy, mỗi phương án đều có tính khả thi trong những điều kiện khách quan,
chủ quan nhất định và trong từng trường hợp cụ thể. Có thể việc thực hiện phương án
này cần phải kết hợp với phương án khác thì mới tạo ra hiệu quả cao trong công tác
đấu tranh, quản lý và bảo vệ rừng. Song, trong điều kiện giới hạn của một bài tiểu
luận và hoàn cảnh thực tế mà tình huống trên nêu lên, tiểu luận lựa chọn phương án 3
làm phương án tối ưu để giải quyết triệt để tình huống xảy ra ở tỉnh Đắk Nông. Bởi
lẽ, phương án 3 là phương án có nhiều ưu điểm thích hợp để chính quyền địa phương
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong quy hoạch, chính sách và chiến lược
phát triển bền vững diện tích rừng trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, việc làm của chính
quyền là cơ sở vừa có tính pháp lý (hợp pháp) vừa được đảm bảo bằng mệnh lệnh
“hành chính” nên khả năng tổ chức cưỡng chế, xử lý và thu hồi nhanh. Đồng thời,
việc rút ra bài học trong việc thực hiện chính sách xã hội hoá khi giao đất, rừng cho
các cá nhân, tổ chức ở đối với diện tích rừng trên địa bàn tỉnh sẽ có cơ sở để thực
hiện tốt-tức giao cho những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực tài chính, nhân lực,… và
có trách nhiệm đối với chính quyền và nhân dân địa phương.
PHẦN 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
16


Để thực hiện phương án tối ưu (phương án 3) có hiệu quả cần có sự phối hợp
và tiến hành các hoạt động cụ thể của nhiều cơ quan có liên quan. Đồng thời, tuân thủ
triệt để các nguyên tắc khoa học và các yêu cầu đặt ra đối với quy trình, thủ tục hành
chính trong hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Các bước tiến hành cụ thể cần xác định:
Bước 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cần họp thường trực Uỷ ban và Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tiến hành ban hành Quyết định yêu cầu Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tiến hành xây dựng kế hoạch, dự kiến lực lượng chuyên ngành,

phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm của Công ty TNHH
Ngọc Thạch đối với diện tích rừng và đất trồng rừng được giao. Hoặc cũng có thể ban
hành Chỉ thị giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức tiến
hành và thực hiện theo yêu cầu.
Căn cứ vào Quyết định này (hoặc Chỉ thị), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tiến hành ra Quyết định thành lập đoàn thanh tra do Chi cục kiểm lâm
chủ trì, trong đó xác định sự tham gia của Hạt kiểm lâm các huyện; lực lượng dân
quân tự vệ và cơ quan công an; các chuyên viên có chuyên môn được trưng tập; xác
định ngày, giờ tiến hành thanh tra; địa điểm thanh tra; vật chất bảo đảm cho thanh tra
nhằm đánh giá mức độ thực trạng diện tích rừng từ khi bàn giao cho Công ty TNHH
Ngọc Thạch cho đến nay.
Tiến hành thanh tra đánh giá mức độ, khi thanh tra cần xác minh, đánh giá thực
trạng theo tiêu chí so sánh trước khi bàn giao và sau khi bàn giao; tỷ lệ phần trăm đất
rừng tự nhiên bị mất; mức độ đất hoang hoá;… có sự chứng kiến và xác nhận của
chính quyền địa phương cơ sở và Hạt kiểm lâm huyện và đại diện Công ty TNHH
Ngọc Thạch. Biên bản thanh tra thể hiện đầy đủ các chứng cứ (kể cả ảnh chụp), ý
kiến đánh giá mức độ của các chuyên gia được trưng tập; ý kiến của chính quyền cơ
sở làm cơ sở cho việc đề xuất mức độ xử lý.
Trên cơ sở biên bản thanh tra Giám đốc Sở Nông nghiệp căn cứ vào các điều
kiện thực tế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thành quy định hiện hiện và
làm Tờ trình báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Nông. Đối với quyết
17


định xử phạt vi phạm hành chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp yêu cầu Ban quản trị
Công ty (Giám đốc Công ty) lên để giải quyết theo Quyết định xử phạt hành chính
nếu 3 lần triệu tập không có mặt, Giám đốc Sở ban hành Quyết định cưỡng chế xử
phạt vi phạm hành chính theo phương thức trừ tiền tại tài khoản của Công ty ở Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
Bước 2: Chủ tịch Uỷ ban căn cứ vào các kết luận của biên bản thanh tra có thể

tiến hành các thủ tục sau:
Một là, tiến hành mời Ban quản trị (Giám đốc) Công ty TNHH Ngọc Thạch
đến Uỷ ban nhân dân để làm việc về khả năng và năng lực nhận đầu tư theo quy
hoạch và kế hoạch trước đây mà Công ty trình Uỷ ban nhân dân. Trên cơ sở đưa ra
những chứng cứ chứng minh khả năng của Công ty TNHH Ngọc Thạch đối với dự án
quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên, quỹ đất trồng rừng. Nếu đại diện hợp pháp của Công
ty không có mặt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền ra Công văn thông báo
đánh giá mức độ vi phạm, và khả năng của Công ty.
Hai là, sau thời hạn 30 ngày nếu Công ty không giải trình về phương án, giải
pháp của mình bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
ra Quyết định đình chỉ việc quản lý, sử dụng, khai thác, quản lý và bảo vệ rừng đối
với số diện tích mà Uỷ ban nhân dân đã giao theo Quyết định số 1007/QĐ-CTUBND
ngày 15/8/2006 và Quyết định số 1097/QĐ-CTUBND ngày 30/8/2007 và ban hành
Quyết định thu hồi số diện tích rừng và đất trồng rừng đã giao cho Công ty quản lý và
sử dụng.
Như vậy, số diện tích rừng sẽ được thu hồi. Song vấn đề đặt ra với Uỷ ban nhân
dân tỉnh là phải đảm bảo để các diện tích đó được quản lý và bảo vệ tránh tình trạng
phá rừng tiếp tục xảy ra. Để đáp ứng yêu cầu này, căn cứ vào các Nông trường lầm
nghiệp và Công ty một thành viên theo đề án mà Chính phủ đã có quyết định phê
duyệt để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định giao quản lý và bảo vệ hoặc
tiến hành đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư có năng lực theo quy định của pháp luật.
PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18


1. Kết luận
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế-kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt
động gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như: các hoạt động
bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ
môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan

trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo,
đặc biệt cho người dân miền núi góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Do
vậy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp là một
nhu cầu tất yếu khách quan, một mặt vừa nhằm đảm bảo ổn định hoạt động của ngành
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, mặt khác tạo ra động lực cho việc phát triển các thế
mạnh của chính quyền địa phương, người dân địa phương tham gia vào hoạt động
quản lý nhà nước đối với sự phát triển các hoạt động, dịch vụ từ lâm nghiệp.
2. Kiến nghị
Qua phân tích đánh giá tình huống quản lý nhà nước về giao đất rừng và quản
lý rừng theo chủ trương xã hội hoá chính sách phát triển rừng nhằm xoá đói giảm
nghèo ở tỉnh Đắk Nông, bản thân tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề bất cập từ thể chế
pháp luật, chính sách và năng lực quản lý hiện hành ở các chính quyền địa phương
nói chung, trong đó có tỉnh Đắk Nông nói riêng. Để thực sự phát huy hiệu quả của
hoạt động quản lý, tạo môi trường pháp lý ổn định và trở thành động lực để giúp các
cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án được giao, tiểu luận xin kiến
nghị một số vấn đề như sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và chương trình
khoa học kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn địa phương, nhất là các vùng dân tộc thiểu
số. Việc phổ biến chính sách, chủ trương và pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo
vệ, khai thác và phát triển rừng là kênh cung cấp thông tin hiệu quả giúp cá nhân, tổ
chức có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chủ trương, đường lối và ý nghĩa tầm quan
trọng của việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói chung và của địa phương nói
riêng. Đồng thời, tổ chức triển khai tập huấn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật giúp các gia
đình có kinh nghiệm trong việc gây trồng, chăm sóc và bảo vệ những diện tích đất và
19


rừng được chính quyền giao cho quản lý, sử dụng và khai thác. Tuy nhiên, việc tổ
chức tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, thông qua nhiều kênh khác nhau như
phát thanh, truyền hình tỉnh kết hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể; ấp,

bản;… Nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân đối với công tác quản lý,
bảo vệ rừng, tài nguyên, môi trường sinh thái.
Hai là, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định về lâm nghiệp trên địa
bàn. Việc “buông lỏng quản lý”, xử lý thiếu kiên quyết là nguyên nhân làm nảy sinh
các hành vi vi phạm có tính dây chuyền. Do vậy, sự kiên quyết của chính quyền địa
phương là biện pháp hữu hiệu để giáo dục, dăn đe những hành vi vi phạm và tư tưởng
vi phạm của lâm tặc trên địa bàn.
Ba là, đẩy mạnh công tác phối hợp lực lượng giữa lực lượng kiểm lâm và lực
lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng. Phối hợp lực lượng đòi hỏi phải
được tiến hành, tổ chức thực hiện theo Quyết định số 39/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 09/03/2009 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm
và lực lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng nhằm đảm bảo thường xuyên
bám nắm, xử lý nhanh và hiệu quả các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý và
bảo vệ rừng.
Với những đề xuất trên, cùng với những phương án giải quyết chắc chắn tình
trạng “buông lỏng quản lý rừng” ở tỉnh Đắk Nông sẽ không còn là nguyên nhân nảy
sinh tình trạng phá rừng tràn lan và công khai, góp phần xây dựng địa phương tiến
nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên thế mạnh địa lý tự nhiên về
tài nguyên thiên nhiên.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Nhân dân điện tử.
2. Chỉ thị số 334/CT-TTg ngày 10/03/2009 về tăng cường các biện pháp tổ
chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003.
4. Nghị quyết số 17-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung

ương Đảng khoá X , ngày 1/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.
5. Nghị định 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2007 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
6. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 quy định
21


tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
7. Nghị định số 5/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ và phát triển
rừng.
8. Quyết định số 66/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
15/7/2007 về việc phê duyệt đề án, sắp xếp đổi mới nông, lâm trường
quốc doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.
9. Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 20072015.
10 Quyết định số 22/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
. thôn ngày 28/01/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục kiểm lâm.
11. Quyết định số 39/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
09/03/2009 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm
và lực lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng.

MỤC LỤC

22



Trang
Lời nói đầu

2

Phần 1: Mô tả tình huống

3

Phần 2: Nhận xét đánh giá về hậu quả của tình huống

7

1. Nhận xét đánh giá về hậu của tình huống

7

2. Phân tích nguyên nhân

7

3. Phân tích hậu quả

13

Phần 3: Đề xuất phương án và giải pháp

15

A. Xây dựng phương án


15

B. Đánh giá, lựa chọn phương án

16

I. Đánh giá phương án

16

II. Lựa chọn phương án

17

Phần 4: Kế hoạch thực hiện phương án lựa chọn

18

Phần 5: Kết luận-kiến nghị

20

1. Kết luận

20

2. Kiến nghị

21


Danh mục tài liệu tham khảo

23

23



×