Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Các nguyên lý của kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 39 trang )

Các nguyên lý của kinh tế học


Mục lục
1

Các nguyên lý của kinh tế học

1

1.1

Con người ra quyết định như thế nào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

1.1.1

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

1.1.2

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó . . . . . . . .

2

1.1.3

Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên . . . . . . . . . . .



2

1.1.4

Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2

Con người tương tác với nhau như thế nào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

1.2.1

Nguyên lý 5: ương mại làm cho mọi người đều có lợi . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

1.2.2

Nguyên lý 6: ị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế . . . .

3

1.2.3

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục thị trường . . . . . . . . . . . . .

3


Nền kinh tế với tư cách một tổng thể vận hành như thế nào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.3.1

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó . . .

4

1.3.2

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.3.3

Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

4

1.4

Các thuật ngữ then chốt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.5


am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.6

Chú thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.7

Liên kết ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

1.2

1.3

2

Lị sử tư tưởng kinh tế

6

2.1

Tư tưởng kinh tế sơ khai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


6

2.1.1

Aristotle . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6

2.1.2

ời Trung cổ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.1

omas Mun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.2

Philipp von Hörnigk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8


2.2.3

Jean-Baptiste Colbert . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

ời kỳ khai sáng ở Anh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.3.1

John Locke . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.3.2

Dudley North . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

2.3.3

David Hume . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

2.4


Trường phái trọng nông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

2.5

Adam Smith và Sự giàu có của các quốc gia . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

2.2

2.3

i


ii

MỤC LỤC
2.5.1

Bối cảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11

2.5.2

Bàn tay vô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


11

2.5.3

Những hạn chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

Kinh tế chính trị cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

2.6.1

Jeremy Bentham . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

2.6.2

Jean-Baptiste Say . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

2.6.3

omas Malthus . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14


2.6.4

David Ricardo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

15

2.6.5

John Stuart Mill . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

15

Chủ nghĩa tư bản và Marx . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

16

2.7.1

Bối cảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

16

2.7.2

Tư bản luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

17

2.7.3


Sau Marx . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18

Trào lưu tân cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

19

2.8.1

Độ thỏa dụng biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

19

2.8.2

Phân tích toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

Trường phái Áo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

2.9.1

ời kỳ đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20


2.9.2

Ludwig von Mises . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

2.9.3

Friedrich von Hayek . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

2.9.4

Murray Rothbard . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22

2.10 Suy thoái và tái thiết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22

2.10.1 John Maynard Keynes . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22

2.10.2 Lý thuyết tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23


2.10.3 Kinh tế học Keynes

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23

2.11 “Lối sống Mỹ" . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

24

2.11.1 Kinh tế học định chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

24

2.11.2 John Kenneth Galbraith . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

2.11.3 Paul Samuelson . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

26

2.11.4 Kenneth Arrow . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

27

2.12 Chủ nghĩa trọng tiền và trường phái Chicago . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

27


2.12.1 Ronald Coase . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

27

2.12.2 Milton Friedman . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

2.13 ời đại toàn cầu hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

2.13.1 Amartya Sen . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

2.13.2 Joseph E. Stiglitz . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

2.13.3 Paul Krugman . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

29

2.13.4 Kinh tế vĩ mô kể từ hệ thống Breon Woods

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

29


2.14 am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

30

2.15 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33

2.15.1 Văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33

2.6

2.7

2.8

2.9


MỤC LỤC

iii

2.15.2 Hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33


2.15.3 Giấy phép nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

35


Chương 1

Các nguyên lý của kinh tế học
doanh nghiệp. Do vậy, kinh tế học cần tìm hiểu xem
mọi cá nhân ra quyết định thế nào, quyết định làm việc
bao nhiêu, mua cái gì, tiết kiệm như thế nào và khoản
tiết kiệm đó đầu tư ra sao. Kinh tế học cũng cần nghiên
cứu, phân tích làm thế nào mà rất nhiều người mua
cùng một sản phẩm lại có thể cùng nhau tạo ra một
mức giá duy nhất và một lượng hàng ổn định. Mục tiêu
cuối cùng, kinh tế học phải phân tích được các lực lượng
và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách tổng
thể, tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân, thất
nghiệp và sự gia tăng của giá cả.

1.1 Con người ra quyết định như
thế nào
Nền kinh tế không có gì là bí hiểm cả, xét cho cùng,
khái niệm này được dùng để chỉ “một nhóm người tác
động qua lại với nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn”.
y cho cùng, thì hoạt động của nền kinh tế chẳng qua
chỉ là tác động tổng hợp hoạt động của các cá nhân cấu
thành nền kinh tế.
Các nguyên lý của kinh tế học


1.1.1 Nguyên lý 1: Con người đối mặt với
sự đánh đổi
Các nguyên lý của kinh tế học là những quy luật tổng
quan về kinh tế học và là những dự báo có thể xảy ra
trong nền kinh tế. Trên thực tế, hộ gia đình là một bộ
phận nằm trong nền kinh tế; và hộ gia đình và nền kinh
tế có rất nhiều điểm chung. Kinh tế học là bộ môn khoa
học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực
khan hiếm của mình. Nó được đặt trên cơ sở của một số
ý tưởng cơ bản chi phối hành vi cá nhân, sự tương tác
giữa các cá nhân và nền kinh tế với tư cách một tổng
thể - Các nhà kinh tế gọi chúng là các nguyên lý của
kinh tế học - đây là các nguyên lý cơ bản của kinh tế
học.

“Mọi thứ đều có giá" - Để có được một thứ ưa thích,
người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích. Nói
cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh
đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác.

Ví dụ 1: Một sinh viên đứng trước một quyết định phân
bổ nguồn lực quý báu của mình là thời gian. Anh ta có
thể dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn kinh tế
học, hoặc dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn
Kinh tế học chủ yếu nghiên cứu phương thức xã hội tâm lý học, và hoặc là phân chia thời gian giữa hai môn
quản lý nguồn lực khan hiếm của xã hội, tức là giải học đó. Để có một giờ học môn này, anh ta phải từ bỏ
quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế (Sản xuất cái một giờ học môn kia. Để có một giờ học một trong hai
gì?, Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?). ực tế, môn kia, anh ta phải từ bỏ một giờ đi chơi, xem ca nhạc
nguồn lực được phân bổ không phải chỉ do nhà hoạch hoặc đi làm để kiếm thêm thu nhập.
định duy nhất của chính phủ trung ương, mà còn thông Ví dụ 2: Về chi tiêu của một gia đình nhiều thế hệ, họ

qua sự tác động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và có thể mua thực phẩm, hoặc quần áo, hoặc đưa cả nhà
1


2

CHƯƠNG 1. CÁC NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

đi nghỉ. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập
cho lúc về già, hoặc cho con cái vào học đại học. Khi
quyết định chi tiêu thêm một đồng cho một trong các
sản phẩm nêu trên, họ mất đi một đồng để chi cho sản
phẩm khác.

Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ
để có được nó. Khi quyết định bất kỳ việc gì (chẳng hạn
đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến
chi phí cơ hội gắn với các hành động có thể thực hiện.
Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổi
Khi con người tập hợp lại thành xã hội, Chính phủ phải sinh viên có thể rất cao - họ có thể kiếm được rất nhiều
đối mặt với nhiều loại đánh đổi. Trong cuốn “Kinh tế tiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao nhà nghề.
học” của tác giả Paul Anthony Samuelson (15/5/1915- Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc học
đại học là quá nhỏ so với chi phí.
13/12/2009) - một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại
biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp tổng
hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh
tế học - đưa ra sự đánh đổi giữa “Súng và bơ". Khi tăng 1.1.3 Nguyên lý 3: Con người hành động
chi tiêu cho quốc phòng để tăng khả năng phòng thủ
hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
đất nước (mua thêm súng), Chính phủ phải từ bỏ một

phần tiêu dùng (một phần bơ), và như vậy mất đi cơ hội
nâng cao mức sống của nhân dân.

1.1.2

Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là dưới dạng có hoặc không, mà thường là dưới dạng tăng
thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn

Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy
trong quá trình ra quyết định, ta thường so sánh giữa
chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái
khó ở đây là trong nhiều trường hợp, chi phí của một
số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi
mới nhìn qua.
Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách
hành động này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội có
được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. ế
còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các
khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học
phí, tài liệu, sinh hoạt phí,…). Nhưng tổng số tiền đó
thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ
để theo học đại học.

tối, bạn phải đối mặt không phải là ăn hay không ăn,
mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không.
Khi kỳ thi đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hay
học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng nữa
hay dừng lại để lên mạng Wikipedia. Các nhà kinh tế

sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ những điều
chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện
tại. Cận biên có nghĩa là lân cận một cái gì đó và bởi
vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân
cận.
Nhiều trường hợp, mọi người đưa ra được quyết định
tối ưu nhờ tính đến điểm cận biên; bằng cách so sánh
ích lợi cận biên và chi phí cận biên.
Các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định
tốt hơn nhờ cách suy nghĩ ở điểm cận biên. Con người
hành động hợp lý chỉ quyết định tăng thêm hành động
khi thấy ích lợi cận biên còn cao hơn chi phí cận biên.

Ví dụ trên cho thấy:
1. ứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự
là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không phải
học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt,
vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn uống ở
trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học
đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác. Cũng
có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ
hơn những nơi khác - Trường hợp này, số tiền tiết
kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học.
2. ứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc
học đại học là thời gian của việc học. Khi dành một
khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết
tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm
việc khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lường phải
từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản
chi phí lớn nhất cho việc học đại học.


1.1.4 Nguyên lý 4: Con người đáp lại các
kích thích

Con người ra các quyết định dựa trên sự so sánh chí phí
và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi chi
phí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi. Nghĩa là, con người đáp
lại các kích thích. Ví dụ, khi giá bưởi tăng, mọi người
quyết định ăn ít bưởi hơn, vì chi phí cho việc mua bưởi
đã tăng lên. Đồng thời người nông dân trồng bưởi thuê
thêm lao động và thu hoạch nhiều bưởi hơn vì lợi nhuận
thu được từ bán bưởi tăng lên. Chúng ta thấy, tác động
của giá cả lên hành vi của người mua và người bán trên
thị trường, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu
phương thức vận hành của nền kinh tế.


1.2. CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO

1.2 Con người tương tác với nhau
như thế nào

3

gia đình và gia đình tương tác với nhau trên thị trường,
nơi mà giá cả và phúc lợi cá nhân định hướng cho các
quyết định của họ.

Nhiều quyết định của chúng ta không chỉ ảnh hưởng Xét cho cùng, trong nền kinh tế thị trường không có ai
đến bản thân chúng ta, mà còn tác động đến những chủ trương phụng sự xã hội với tư cách một toàn thể.

ị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người
người xung quanh.
bán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và quan
trọng hơn là mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi
1.2.1 Nguyên lý 5: Thương mại làm cho ích của mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có
tính chất phân tán và người ra quyết định chỉ hướng
mọi người đều có lợi
tới lợi ích riêng của mình, nền kinh tế vẫn tỏ ra thành
công khác thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế
theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.
Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ Nhà kinh tế Adam Smith (1723-1790) đã nêu ra nhận
cạnh tranh của Hoa Kỳ. Xét trên một vài khía cạnh, thì định nổi tiếng trong kinh tế học là: “Khi tác động qua
điều này đúng vì các công ty Nhật và Hoa Kỳ đều sản lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh
xuất nhiều mặt hàng giống nhau. Hãng Toyota và Ford nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt bởi một bàn
cạnh tranh để thu hút một nhóm khách hàng trên thị tay vô hình, đưa họ tới những kết cục thị trường đáng
trường ô tô. Hewle-Packard HP cũng cạnh tranh với mong muốn”. Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô
Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút hình điều khiển các hoạt động kinh tế. Giá cả phản ánh
cùng một nhóm hàng.
cả giá trị của hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã
Rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa hội phải chịu để sản xuất ra nó; vì hộ gia đình và doanh
các nước, thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ không nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và
giống như cuộc thi đấu thể thao là có kẻ thắng, người bán cái gì, nên vô tình họ tính đến lợi ích và chi phí
thua. Sự thật thì điều ngược lại mới đúng, thương mại xã hội mà hành vi họ tạo ra. Kết quả giá cả giúp các cá
giữa hai nước làm cả hai đều có lợi. ương mại cho nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho
phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình phép tối đa hóa phúc lợi xã hội.
sản xuất tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ hàng hóa Hệ quả của bàn tay vô hình: “Khi ngăn không cho giá cả
và dịch vụ phong phú hơn. Nhật và Hoa Kỳ vừa là bạn điều chỉnh một cách tự nhiên theo quy luật cung - cầu,
hàng của nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của chính phủ cũng đồng thời cản trở bàn tay vô hình trong
nhau.
việc phối hợp hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp

- những đơn vị cấu thành nền kinh tế". Đây là hệ quả
quan trọng, nó lý giải tại sao thuế tác động tiêu cực tới
1.2.2 Nguyên lý 6: Thị trường thường là quá trình phân bổ nguồn lực (thuế làm biến dạng giá
phương thức tốt để tổ chức hoạt cả, và do vậy làm biến dạng quyết định của các hộ gia
động kinh tế
đình và doanh nghiệp).

Nửa cuối ế kỷ XX với sự sụp đổ của hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có lẽ là
thay đổi quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ này. Nền
kinh tế của các nước này hoạt động dựa trên tiền đề là
các nhà hoạch định trong chính phủ được đặt vào vị trí
tốt nhất để định hướng hoạt động kinh tế. Họ là những
người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, sản
xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và phân phối cho
ai. ực chất, đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Hiện nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế hóa
tập trung đều đã từ bỏ hệ thống này và đang nỗ lực
phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, quyết định của các nhà hoạch định kinh tế của
chính phủ được thay bằng quyết định của các doanh
nghiệp và hộ gia đình. Họ toàn quyền sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào và phân phối nó cho ai. Các hộ
gia đình tự quyết định việc làm cho doanh nghiệp nào
và mua cái gì bằng chính thu nhập của mình. Các hộ

1.2.3 Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải
thiện được kết cục thị trường

úc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là hai

nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền
kinh tế. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào
mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên và vừa
làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.
Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ
nguồn lực một cách có hiệu quả. Song vì nhiều nguyên
nhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt. Các nhà kinh
tế sử dụng thuật ngữ “thất bại thị trường” để chỉ tình
huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ
nguồn lực theo cách có hiệu quả.
Có một nguyên nhân làm cho thị trường thất bại là ảnh
hưởng bên ngoài. Ảnh hưởng bên ngoài là tác động do


4

CHƯƠNG 1. CÁC NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người
ngoài cuộc. Ví dụ về ảnh hưởng bên ngoài tiêu cực (hay
chi phí của tác động bên ngoài) là ô nhiễm môi trường.
Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi
phí cho khí thải, thì nó có thể thải ra rất nhiều khí thải.
Trường hợp này, chính phủ có thể làm tăng phúc lợi
kinh tế nhờ các quy định về môi trường. Một ví dụ nữa
về ảnh hưởng ngoại hiện tích cực (hay lợi ích của tác
động bên ngoài) là phát triển khoa học. Khi đi đến một
phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới
lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng. Trường hợp
này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách

như đều có chung một thủ phạm - đó là sự gia tăng của
trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
lượng tiền. Khi Chính phủ phát hành ra một lượng tiền
lớn, giá trị của tiền sẽ giảm.

1.3 Nền kinh tế với tư cách một
tổng thể vận hành như thế nào 1.3.3 Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với
sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát
và thất nghiệp

Trong phần này nêu lên ba nguyên lý liên quan đến sự
vận hành của nền kinh tế với tư cách một tổng thể.

1.3.1

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước
phụ thuộc vào năng lực sản xuất của
nước đó

Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự
khác nhau về năng suất lao động của mỗi quốc gia (số
lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi một giờ lao động
của một công nhân). Ở những quốc gia, người lao động
sản xuất ra được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn
trong một đơn vị thời gian, thì hầu hết người dân được
hưởng mức sống cao; còn những quốc gia có năng suất
kém hơn, thì hầu hết người dân phải chịu cuộc sống
khó khăn. ực chất, tốc độ tăng năng suất lao động Đường Phillips dốc xuống phía phải
của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình
quân của quốc gia đó.

Mối quan hệ cơ bản giữa năng suất và mức sống khá
đơn giản, nhưng nó mang một hàm ý sâu xa. Nếu năng
suất là yếu tố then chốt quyết định mức sống, thì những
cách lý giải khác về mức sống phải đóng vai trò thứ
yếu. Nhiều người tin vào vai trò của công đoàn hoặc
luật về tiền lương tối thiểu trong việc làm đã làm tăng
mức sống của người dân Hoa Kỳ. Song người thực sự
làm tăng đời sống người dân lại là năng suất lao động
ngày càng cao.

1.3.2

Nếu lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch
định chính sách lại gặp rắc rối trong việc chèo lái con
thuyền kinh tế? Một lý do là mọi người cho rằng chính
sách cắt giảm lạm phát thường gây ra sự gia tăng tạm
thời của thất nghiệp. Đồ thị minh họa cho sự đánh
đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được gọi là đường
phillips.[1]

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính
1.4
phủ in quá nhiều tiền

Các thuật ngữ then chốt

• Sự khan hiếm - scarcity
Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì? Trong hầu hết các
trường hợp, lạm phát trầm trọng hoặc kéo dài dường


• Nền kinh tế - economy
• Kinh tế học - economics


1.7. LIÊN KẾT NGOÀI
• Hiệu quả - efficiency
• Công bằng - equality
• Chi phí cơ hội - opportunity cost
• ất bại thị trường - market failures
• Ảnh hưởng ngoại hiện - externality
• Sức mạnh thị trường - market power
• Năng suất - productivity
• Lạm phát - inflation
• Đường Phillips - Phillips curve
• Những thay đổi cận biên - marginal changes
• Nền kinh tế thị trường - market economy

1.5 Tham khảo
• Bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân
tộc; Tác giả: Adam Smith. Xuất bản năm 1776.
• Bài giảng nguyên lý kinh tế vi mô; Tác giả:
Nguyễn Văn Ngọc. Nhà xuất bản: Trường ĐH
Kinh tế ốc dân.

1.6 Chú thích
[1] Về cuốn Principles of Economics - Nguyên lý kinh tế
học (Giáo sư N. Gregory Mankiw, Đại học Harvard, Hoa
kỳ) - xxxx.

1.7 Liên kết ngoài


5


Chương 2

Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lị sử tư tưởng kinh tế là lịch sử của các nhà tư tưởng
và học thuyết kinh tế chính trị và kinh tế học từ thời cổ
đại đến ngày nay. Lịch sử tư tưởng kinh tế gồm nhiều
trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau. Các tác gia
Hy Lạp cổ đại như triết gia Aristotle xem xét những
ý tưởng về nghệ thuật đạt được sự giàu có và nêu ra
câu hỏi liệu tài sản tốt nhất là nên nằm trong tay cá
nhân hay công cộng. Vào thời Trung cổ, các học giả
như omas Aquinas tranh luận rằng các doanh nghiệp
có nghĩa vụ về mặt đạo đức phải bán hàng hóa ở mức
giá công bằng.

Những chính sách Keynes bắt đầu thất thế từ những
năm 1970 với sự xuất hiện của cái gọi là trường phái
tân cổ điển, với những nhà lý luận chủ đạo như Robert
Lucas và Edward Presco. Những nhà kinh tế học
Keynes mới phản bác lại và gây ra một cuộc tranh luận
kéo dài trong kinh tế học vĩ mô. Những nhà kinh tế học
phát triển như Amartya Sen và kinh tế học thông tin
như Joseph Stiglitz cũng giới thiệu các ý tưởng mới đối
với tư tưởng kinh tế.

2.1 Tư tưởng kinh tế sơ khai


Triết gia người Scotland Adam Smith thường được trích
dẫn là cha đẻ của kinh tế học hiện đại bởi tác phẩm
kinh điển của ông Sự giàu có của các quốc gia. Những
ý tưởng của ông được xây dựng dựa trên công trình của
những người đi trước trong thế kỷ 18. Cuốn sách của
ông xuất hiện vào thời kỳ ngay trước cuộc cách mạng
công nghiệp Anh và gắn với nhiều thay đổi lớn trong
nền kinh tế.

Những cuộc trao đổi sớm nhất về kinh tế học có từ thời
cổ đại. Khi đó, và cho tới cuộc cách mạng công nghiệp,
kinh tế học không phải là một ngành khoa học riêng
rẽ mà là một bộ phận của triết học. Ở Athens cổ đại,
một xã hội dựa trên chế độ sở hữu nô lệ đồng thời với
nền dân chủ thị dân, cuốn sách Nền cộng hòa của Plato
đã có đề cập tới lao động và sản xuất. Nhưng học trò
Những người tiếp nối của Smith bao gồm các kinh tế gia
của ông Aristotle mới bắt đầu đưa ra những lập luận
kinh điển như linh mục omas Malthus, Jean-Baptiste
rõ ràng và quen thuộc, hiện vẫn còn được dẫn lại trong
Say, David Ricardo và John Stuart Mill. Họ tìm hiểu
kinh tế học.
cách mà các giai cấp địa chủ, tư bản và người lao động
sản xuất và đóng góp vào sản lượng quốc gia và mô
hình hóa các ảnh hưởng của dân số và thương mại quốc 2.1.1 Aristotle
tế. Tại London, Karl Marx đã nghiên cứu hệ thống tư
bản chủ nghĩa mà ông cho rằng có bản chất là sự bóc Tác phẩm Chính trị học (khoảng 350 trước công
lột giá trị thặng dư. Từ khoảng năm 1870, các kinh tế nguyên) của Aristotle chủ yếu phân tích những hình
gia tân cổ điển tìm cách xây dựng kinh tế học dựa trên thức khác nhau của nhà nước (quân chủ, quý tộc, lập

toán học và khoa học thống kê tách biệt ra khỏi chính hiến, độc tài, tập đoàn trị, dân chủ) như một phê bình
trị.
với những ủng hộ của Plato dành cho một giai cấp
Sau những cuộc chiến vào đầu thế kỷ 20, John Maynard thống trị bao gồm “các vị vua về triết học”. Riêng với
Keynes dẫn đầu một học thuyết cổ súy cho sự can thiệp các kinh tế gia, Plato vẽ ra một xã hội dựa trên cơ sở sở
của chính quyền vào các vấn đề kinh tế bằng chính hữu chung về các nguồn lực. Aristotle coi mô hình này
sách tài khóa để kích thích nhu cầu và tăng trưởng. Khi thực chất là kiểu chính quyền tập đoàn trị đáng lên án.
thế giới chia rẽ giữa những nước tư bản chủ nghĩa (thế Trong Chính trị học, quyển hai, phần năm, ông lập luận
giới thứ nhất), cộng sản chủ nghĩa (thế giới thứ hai) và rằng,
các nước nghèo (thế giới thứ ba), sự thống nhất thời
hậu chiến cũng đổ vỡ. Những kinh tế gia như Milton
Tài sản trong một số trường hợp nhất
Friedman và Friedrich von Hayek cảnh báo về việc
định có thể sở hữu chung, nhưng nhìn chung
chính phủ can thiệp quá nhiều và tập trung vào những
phải là sở hữu tư nhân; vì mỗi người đều có
học thuyết về sự thịnh vượng có thể đạt được thông
lợi ích khác nhau, sở hữu tài sản tư nhân sẽ
qua chính sách tiền tệ và giảm bớt luật lệ cũng như can
khiến mọi người không phải than phiền về
thiệp.
nhau và có thể tiến bộ tốt hơn vì mỗi người tự
6


2.2. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
xử trí lấy công việc và tài sản của mình… Hơn
nữa, lòng tốt giúp đỡ bạn bè, các vị khách hay
những người đồng sự mang tới sự hài lòng
lớn, mà một người chỉ có thể làm được như

thế nếu có sở hữu tài sản cá nhân. Những lợi
ích này mất đi dưới sự hợp nhất cực đoan về
tài sản từ nhà nước.

7

dịch bất công, những kẻ lừa gạt vẫn sẽ phải chịu trách
nhiệm trước Chúa, theo quan điểm của Aquinas. Một
trong những nhà phê bình chính của Aquinas là Duns
Scotus (1265-1308) với tác phẩm Sententiae (1295).
Gốc gác ở Duns, Scotland, ông dạy ở các đại học Oxford,
Cologne và Paris. Scotus cho rằng có thể tính được giá
công bằng chính xác hơn so với đề xuất chỉ về mặt ý
tưởng của Aquinas, dựa trên chi phí lao động và các chi
phí khác, dù ông thừa nhận chi phí khác là khó định
lượng vì người mua và người bán thường có suy nghĩ
khác nhau về việc thế nào là giá công bằng. Nếu các
bên tham gia không được hưởng lợi từ giao dịch, theo
quan điểm của Scotus, họ sẽ không tiến hành trao đổi.
Scotus cũng bênh vực các thương buôn vì họ có vai trò
hữu ích và cần thiết cho xã hội, vận chuyển hàng hóa
và đưa chúng đến cộng đồng.

Dù Aristotle chắc chắn cũng ủng hộ nhiều thứ phải
được sở hữu chung, ông lập luận rằng mọi thứ không
thể là sở hữu chung, đơn giản vì “bản chất độc ác của
con người”. “Rõ ràng tốt hơn là tài sản phải thuộc sở
hữu tư nhân”, Aristotle viết, “nhưng việc sử dụng cho
mục đích chung, và một số ngành nghề đặc biệt cũng
cần sự sở hữu tài sản chung mà các nhà lập pháp phải ấn

định”. Trong Chính trị học, quyển 1, Aristotle thảo luận
về bản chất chung của hộ gia đình và trao đổi trên thị
trường. Với ông, có những hoạt động nhất định thuộc
về một kiểu “nghệ thuật làm giàu”. Tiền bạc chỉ có mục
2.2 Chủ nghĩa trọng thương và chủ
đích duy nhất là trung gian cho sự trao đổi, nghĩa là
bản chất tiền bạc “vô giá trị… không hữu ích theo nghĩa
nghĩa dân tộc
là một phương tiện cho các nhu cầu cần thiết của đời
sống”.
Bắt đầu từ thời kỳ suy thoái của các lãnh chúa phong
Tuy nhiên, vì tính phương tiện của tiền, nhiều người bị kiến thời Trung cổ, những khuôn khổ mới cho kinh
ám ảnh bởi việc tích tụ tiền bạc. “Làm giàu” cho một hộ tế ở tầm mức quốc gia bắt đầu được củng cố. Từ năm
gia đình là việc “cần thiết và đáng vinh danh”, trong khi 1492 với những cuộc thám hiểm như của Christopher
chỉ đơn giản tích tụ tiền bạc vì sự ảm ảnh là “thiếu danh Columbus, những cơ hội thương mại mới mở ra với Tân
dự". Aristotle cũng là một người phản đối việc làm giàu thế giới và châu Á. Những nhà quân chủ hùng mạnh
muốn tập trung quyền lực và củng cố sự thống nhất
bằng các phương tiện độc quyền.
nhà nước để tăng cường quyền lãnh đạo của họ. Chủ
nghĩa trọng thương trở thành một phong trào chính
2.1.2 Thời Trung cổ
trị và một học thuyết kinh tế ủng hộ việc sử dụng sức
mạnh quân sự của nhà nước để giành giật các thị trường
omas Aquinas (1225-1274) là một nhà thần học người và bảo vệ những nguồn tài nguyên cướp bóc được.
Ý và là một tác giả về các vấn đề kinh tế. Ông giảng dạy
ở cả đại học Cologne và đại học Paris, và là một thành Những người trọng thương tin rằng thương mại quốc
viên trong nhóm các học giả Công giáo La Mã trường tế là những giao dịch có tổng bằng không. Vì tiền bạc
phái Triết học kinh viện, những người không chỉ tranh và vàng là những nguồn duy nhất cho sự giàu có và số
luận về thần học, mà đưa các vấn đề sang cả địa hạt lượng tài nguyên có thể chia sẻ giữa các quốc gia là giới
triết học và khoa học. Trong tác phẩm của ông, Summa hạn. Cho nên, các loại thuế được sử dụng để khuyến

eologica, Aquinas nêu ra ý tưởng về giá cả công bằng, khích xuất khẩu (có nghĩa là mang về nhiều tiền bạc
mà ông cho rằng cần thiết để tạo ra một xã hội trật tự. hơn cho đất nước) và hạn chế nhập khẩu (tức là chi
Có nhiều điểm rất giống với khái niệm hiện đại về sự tiêu ra nước ngoài). Nói cách khác, phải luôn duy trì
cân bằng trong dài hạn, giá công bằng được coi là giá thặng dư trong cán cân thương mại. ực ra, khái niệm
vừa đủ để bù đắp cho các chi phí sản xuất, bao gồm việc chủ nghĩa trọng thương chỉ bắt đầu được sử dụng với
trả lương cho người lao động đủ nuôi sống bản thân và các nghĩa đầy đủ nói trên từ cuối năm 1763 bởi Victor
gia đình. Ông lập luận sẽ là vô đạo đức nếu người bán de Riqueti, marquis de Mirabeau, và trở nên phổ biến
nâng giá đơn giản vì người mua có nhu cầu bức thiết nhờ Adam Smith, người quyết liệt chống lại những ý
tưởng của chủ nghĩa trọng thương.
cho một sản phẩm.
Aquinas trao đổi về nhiều đề tài thông qua hình thức
hỏi-đáp, trong đó có một phần đáng kể bàn luận về
học thuyết của Aristotle. Những câu hỏi 77 và 78 trong
Summa eologica liên quan tới các vấn đề kinh tế, chủ
yếu là giá công bằng, và sự trung thực của người bán
trong việc phân phát các hàng hóa bị lỗi. Aquinas lập
luận chống lại bất cứ hình thức lừa gạt nào về đề xuất
phải trả đền bù đi kèm với hàng hóa bị lỗi. Trong khi
luật của con người có thể không xử lý được những giao

2.2.1 Thomas Mun
Doanh nhân người Anh omas Mun (1571-1641) đại
diện cho chính sách trọng thương thời kỳ đầu qua
cuốn sách của ông, England’s Treasure by Foraign Trade
(Ngân khố của nước Anh qua thương mại với nước
ngoài). Dù tới năm 1664 nó mới được xuất bản, cuốn
sách đã được phổ biến rộng dưới dạng bản thảo trước


8


CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ

đó. Mun là một thành viên của Công ty Đông Ấn Anh
và đã trình bày về những trải nghiệm của ông trong
cuốn A Discourse of Trade from England unto the East
Indies (1621, Ghi chép về thương mại từ Anh tới Đông
Ấn).
eo Mun, thương mại là cách duy nhất để tăng ngân
khố cho nước Anh (tức là sự giàu có của quốc gia) và
để theo đuổi điều đó, ông đề xuất một số phương án
hành động. Nhập khẩu cần phải tính toán kỹ để tăng
lượng hàng hóa có thể xuất khẩu, tăng việc sử dụng đất
đai và các tài nguyên thiên nhiên khác để giảm bớt nhu
cầu nhập khẩu, giảm thuế xuất khẩu đánh vào các hàng
hóa sản xuất nội địa từ nguyên vật liệu nước ngoài, và
xuất khẩu những hàng hóa có cầu không co giãn vì có
thể thu được nhiều tiền hơn với mức giá cao hơn.

2.2.2

Philipp von Hörnigk

Philipp von Hörnigk (1640-1712, đôi khi có họ là
Hornick hoặc Horneck) sinh ở Frankfurt am Main và
trở thành nhân viên nhà nước ở Áo vào giai đoạn đất
nước ông bị đe dọa liên tục bởi những cuộc xâm lăng
của Đế chế Ooman. Trong tác phẩm Österreich Über
Alles, Wann es Nur Will (1684, Nước Áo trên tất cả, nếu
muốn) ông đã nêu ra những tuyên bố rõ ràng về chính

sách trọng thương. Ông liệt kê chín nguyên tắc cơ bản
của nền kinh tế quốc gia.
Một, xử lý vấn đề đất đai canh tác của quốc gia với sự
thận trọng tối đa, không để trống bất cứ khoảnh đất
nào có thể canh tác. Hai, tất cả hàng hóa trong một
quốc gia không thể sử dụng ở dạng thô cần phải được
sản xuất bên trong quốc gia. Ba, cần chú ý tới vấn đề
dân số, để dân không tăng quá mức mà đất nước có thể
đáp ứng. Bốn, vàng và bạc không bao giờ được rời quốc
gia trong bất cứ tình huống nào. Năm, người dân bản
địa phải luôn sử dụng hàng hóa quốc nội. Sáu, hàng
hóa nước ngoài phải được mua không phải bằng vàng
hay bạc, mà bằng đổi hàng lấy hàng. Bảy, hàng hóa
nhập khẩu phải được nhập ở dạng nguyên liệu thô, và
chế tạo trong nước. Tám, phải ngày đêm tận dụng các
cơ hội bán những hàng hóa dư thừa trong nước sản
xuất được ra nước ngoài, dưới dạng hàng hóa chế tạo.
Và chín, không cho phép nhập khẩu trong bất cứ tình
huống nào mà nguồn cung trong nước có thể đáp ứng.
Chủ nghĩa dân tộc, tinh thần tự cung tự cấp và quyền
lực nhà nước là những nguyên tắc cơ bản được đề xuất
từ những người theo chủ nghĩa trọng thương.

2.2.3

Jean-Baptiste Colbert

Jean-Baptiste Colbert (1619-1683) là Bộ trưởng tài
chính dưới thời vua Louis XIV của Pháp. Ông đã lập
nên phường hội cho các ngành công nghiệp lớn. Lụa,

vải sợi, thảm, đồ nội thất và rượu là những mặt hàng
mà nước Pháp chuyên sản xuất, tất cả những nhà sản
xuất các mặt hàng này phải gia nhập phường hội để

thúc đẩy xuất khẩu. Điều này tồn tại cho tới cuộc Cách
mạng Pháp. eo Colbert "đơn giản, và chỉ có, tiền bạc
dồi dào tạo ra sự khác biệt trong sức mạnh giữa các nhà
nước”.

2.3 Thời kỳ khai sáng ở Anh
Nước Anh đã trải qua thời kỳ bất ổn nhất vào thế kỷ 17
với những chia rẽ về chính trị và tôn giáo như cuộc nội
chiến Anh, việc xử tử vua Charles I và nền độc tài của
Cromwell, chưa kể dịch hạch và những trận hỏa hoạn.
Nền quân chủ được khôi phục dưới thời Charles II,
người có cảm tình với Công giáo La Mã, nhưng người kế
vị của ông James II lại nhanh chóng bị lật đổ. Được mời
vào thay thế là William của Orange theo Tin lành và
nữ hoàng Mary II, người đã phê chuẩn Đạo luật về các
quyền 1689 đảm bảo quốc hội chiếm ưu thế trên chính
trường trong cuộc Cách mạng Vinh ang. Chính sách
mới đã chứng kiến những tiến bộ khoa học lớn, bao
gồm việc Robert Boyle phát minh ra định luật BoyleMarioe (1660) và Sir Isaac Newton xuất bản tác phẩm
Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687)
mô tả ba định luật cơ bản về chuyển động và định luật
vạn vật hấp dẫn. Tất cả những nhân tố này góp phần
vào thúc đẩy tư tưởng kinh tế. Chẳng hạn, Richard
Cantillon (1689-1734) đã sao chép những ý tưởng của
Newton về các lực và trọng lực trong tự nhiên sang
cho con người và cạnh tranh thị trường trong kinh tế.

Trong tác phẩm Essay on the Nature of Commerce in
General (Tiểu luận về bản chất của thương mại tổng
quát), ông lập luận rằng tư lợi duy lý trong một hệ
thống thị trường tự do sẽ dẫn tới giá cả phù hợp và có
trật tự. Không như những người theo chủ nghĩa trọng
thương, ông lập luận rằng sự giàu có không phải có
nguồn gốc từ thương mại, mà từ lao động. Người đầu
tiên đưa những ý tưởng này vào một khung phân tích
chính trị là John Locke.

2.3.1 John Locke
John Locke (1632–1704) sinh gần Bristol và theo học ở
London và Oxford. Ông được coi là một trong những
nhà triết học quan trọng nhất của thời kỳ này vì việc
phát triển học thuyết về khế ước xã hội và những phê
bình của ông với omas Hobbes, người bảo vệ sự
chuyên quyền của nhà nước trong tác phẩm Leviathan.
Locke tin rằng người dân có hợp đồng với nhà nước
trong một xã hội về việc bảo vệ các quyền tài sản của
họ.[1] Ông xác định tài sản với khái niệm rộng, bao gồm
cả sinh mạng và các quyền tự do của con người, cũng
như của cải của họ. Khi con người kết hợp lao động với
tài sản, thì quyền tài sản hình thành. Trong tác phẩm
Second Treatise on Civil Government (1689, Tiểu luận
thứ hai về chính quyền dân sự), ông viết
Chúa trao thế giới cho con người…


2.4. TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG


9

Dudley North
John Locke.

Nhưng mỗi người có quyền tài sản với chính
bản thân mình. Lao động từ cơ thể chúng ta
và đôi bàn tay chúng ta là của chúng ta. Kết
hợp cơ thể đó, đôi bàn tay đó với lao động và
con người tạo ra tài sản cho mình.[2]
Locke lập luận rằng chính quyền không chỉ không được
phép can thiệp vào tài sản của người dân (tức sinh
mạng, quyền tự do và của cải của họ) mà còn phải tích
cực bảo vệ cho người dân. an điểm về giá và tiền tệ
của ông được trình bày trong bức thư gửi cho một thành
viên nghị viện năm 1691 với tựa đề Some Considerations
on the Consequences of the Lowering of Interest and the
Raising of the Value of Money (1691, Một số đánh giá
về hậu quả của việc giảm lãi suất và tăng giá trị đồng
tiền). Locke lập luận rằng giá của một hàng hóa tăng
hay giảm, phụ thuộc vào tỉ lệ số người mua và số người
bán.[3]

2.3.2

Dudley North

Dudley North (1641–1691) là một thương nhân và chủ
đất giàu có. Ông làm quan chức trong Bộ tài chính
Anh và phản đối lại hầu hết các chính sách của trường

phái trọng thương. Trong Discourses upon trade (1691,
Tiểu luận về thương mại), được ông xuất bản nặc danh,
North lập luận rằng đòi hỏi có cán cân thương mại có
lợi là sai. ương mại, theo lập luận của ông, có lợi cho
cả hai bên, tăng cường chuyên biệt hóa, phân công lao
động trong sản xuất và làm tăng sự giàu có cho tất
cả mọi người. y định về thương mại can thiệp vào
thương mại tự do do đó sẽ làm giảm sự giàu có chung.

2.3.3 David Hume
David Hume (1711–1776) đồng ý với lý thuyết của
North và bác bỏ những giả thuyết của chủ nghĩa trọng
thương. Những đóng góp của ông được nêu lên trong
Political Discourses (1752, Tiểu luận chính trị học), sau
đó được củng cố thêm trong Essays, Moral, Political,
Literary (1777, Những bài luận, đạo đức, chính trị, văn
học). Hume cho rằng đòi hỏi về cán cân thương mại
không chỉ là sai, mà còn là không thể trong bất cứ
trường hợp nào. Hume cho rằng bất cứ thặng dư từ xuất
khẩu nào cũng sẽ phải đổi lại bằng việc nhập khẩu vàng
và bạc. Điều này chỉ làm tăng cung tiền và khiến giá cả
trong nền kinh tế tăng lên. Khi giá cả trong nền kinh
tế tăng lên, đến lượt nó làm giảm xuất khẩu cho tới khi
tình trạng cân bằng với nhập khẩu được tái lập.

2.4 Trường phái trọng nông
Cũng bất đồng với quan điểm của chủ nghĩa trọng
thương, một người Pháp tên là Vincent de Gournay
(1712–1759) đã trở nên nổi tiếng khi đặt câu hỏi tại
sao lại khó đạt được thương mại tự do như thế. Ông là

một trong những người đầu tiên của chủ nghĩa trọng
nông trong kinh tế. Trường phái này coi nông nghiệp là
nguồn gốc của sự giàu có. Sử gia David B. Danbom viết
rằng những người trọng nông “thù ghét các thành pố
vì sự nhân tạo của chúng và ca ngợi đời sống tự nhiên.
Họ ngưỡng mộ những nông dân.”[4] Vào cuối thế kỷ 17
và đầu thế kỷ 18, những tiến bộ lớn diễn ra trong khoa
học tự nhiên và giải phẫu học, bao gồm việc phát hiện
ra vòng tuần hoàn máu trong cơ thể người. Khái niệm
này được những người theo chủ nghĩa trọng thương áp


10

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
ba giai cấp: giai cấp sản xuất nông nghiệp, giai cấp ăn
lương và giai cấp sở hữu đất. Ông lập luận rằng chỉ nên
đánh thuế dựa trên sản phẩm làm từ đất đai và ủng hộ
tự do hoàn toàn cho thương mại cũng như công nghiệp.
áng 8 năm 1774, Turgot được bổ nhiệm làm bộ
trưởng tài chính và trong hai năm ông đã tiến hành
nhiều biện pháp chống lại các quan điểm trọng thương
và quan điểm phong kiến được nhà vua ủng hộ. Trong
một tuyên bố về những nguyên tắc làm việc của ông,
được gửi cho nhà vua, Turgot nêu luận điểm ba không:
“không để nhà nước phá sản, không tăng thuế, không
vay mượn.” Ước muốn cuối cùng của Turgot là chỉ đánh
duy nhất một loại thuế lên đất và bỏ các loại thuế gián
thu khác, nhưng các biện pháp của ông gặp phải sự
chống đối quyết liệt từ những người sở hữu đất. Hai sắc

lệnh, một yêu cầu giảm số tiền tô tá điền phải nộp cho
chủ đất (thường là quý tộc) và một loại bỏ các đặc quyền
của những phường hội, đặc biệt gặp phải sự chống đối
mạnh mẽ. Ông buộc phải từ chức năm 1776.

2.5 Adam Smith và Sự giàu có của
các quốc gia

Pierre Samuel du Pont de Nemours, một nhân vật lớn của trường
phái trọng nông, di cư sang Mỹ và con trai ông đã thành lập hãng
DuPont, hãng hóa chất lớn thứ hai thế giới.

dụng, với đề xuất của họ về “dòng tuần hoàn thu nhập”
chảy qua nền kinh tế.
François esnay (1694–1774) là ngự y của vua Louis
XV của Pháp. Ông tin rằng thương mại và công nghiệp
không phải là nguồn gốc cho sự giàu có, và trong cuốn
sách của ông, Tableau économique (1758, Cái bàn kinh
tế), esnay lập luận rằng thặng dư trong nông nghiệp,
chảy vào nền kinh tế dưới hình thức tiền thuê, tiền
lương và thương mại nông nghiệp, là động lực đích thực
của nền kinh tế. Vì vậy, esnay lập luận, trước hết luật
lệ làm cản trở dòng chảy thu nhập qua tất cả các giai
cấp trong xã hội, do đó làm cản trở phát triển kinh tế.
ứ hai, thuế đánh vào các giai cấp sản xuất, như nông
dân, phải giảm xuống, mà phải tăng thuế vào những
tầng lớp không sản xuất, như chủ đất, vì cuộc sống xa
hoa của họ bóp méo dòng chảy thu nhập. David Ricardo
sau này chứng minh rằng thuế đánh vào đất thực chất
là đánh vào chính những người tá điền, trong tác phẩm

của ông Law of Rent (1809).
Jacques Turgot (1727–1781) sinh ở Paris trong một
gia đình Norman. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,
Réflexions sur la formation et la distribution des richesses
(1766, Những suy nghĩ về sự hình thành và phân bố của
cải) phát triển học thuyết của esnay cho rằng đất đai
là nguồn gốc của sự giàu có. Turgot chia xã hội thành

Adam Smith, cha đẻ của kinh tế chính trị học hiện đại.

Adam Smith (1723–1790) được thừa nhận rộng rãi là
cha đẻ của kinh tế chính trị học hiện đại. Việc xuất
bản tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của
cải của các quốc gia (hay Sự giàu có của các quốc gia)
năm 1776 trùng hợp không chỉ với cuộc Cách mạng Mỹ,
không lâu trước những biến động rộng khắp ở châu Âu
do cuộc Cách mạng Pháp, mà còn vào bình minh của
cuộc Cách mạng công nghiệp giúp tạo ra của cải ở quy
mô lớn hơn bất cứ khi nào trước đó. Smith vốn là một


2.5. ADAM SMITH VÀ SỰ GIÀU CÓ CỦA CÁC QUỐC GIA

11

nhà triết học luân lý người Scotland. Cuốn sách đầu
tiên xuất bản của ông là e eory of Moral Sentiments
(1759, Học thuyết về những cảm xúc luân lý). Ông lập
luận rằng những hệ thống đạo đức do con người phát
triển nên thông qua các mối quan hệ cá nhân với những

cá nhân khác, và chuyện đúng sai được phân biệt thông
qua phản ứng của những người khác với hành vi của
một cá nhân. Ban đầu, cuốn sách này giúp Smith nhận
được nhiều sự chú ý hơn hẳn tác phẩm thứ hai của ông,
Sự giàu có của các quốc gia, vốn bị dư luận hoàn toàn
phớt lờ.[5] Nhưng kiệt tác của Smith vẫn rất thành công
với những người quan tâm đến nó.

Burke cũng là một nhà kinh tế chính trị có tên tuổi, với
cuốn sách oughts and Details on Scarcity (Những suy
nghĩ và chi tiết về sự khan hiếm). Ông chỉ trích chính
trị học tự do, và lên án cuộc Cách mạng Pháp, nổ ra
năm 1789. Trong tác phẩm Reflections on the Revolution
in France (1790, Những suy nghĩ về cuộc Cách mạng
Pháp), ông viết rằng “thời đại của các hiệp sĩ kỵ mã đã
chết, thời đại của những cậu học trò, những nhà kinh
tế và những người làm tính đã thay thế, và vinh quang
ở châu Âu sẽ tàn lụi vĩnh viễn.” Những người cùng thời
chịu ảnh hưởng của Smith bao gồm François esnay
và Jacques Turgot, người mà ông gặp trong một chuyến
đi Paris, và David Hume, đồng hương Scotland của ông.
ời đại này cũng là giai đoạn mà các học giả đứng
2.5.1 Bối cảnh
trước một yêu cầu chung giải thích những biến động
xã hội do cuộc Cách mạng công nghiệp và sự hỗn loạn
William Pi, ủ tướng Anh của Đảng Bảo thủ vào cuối khi những cấu trúc phong kiến và quân chủ ở châu Âu
những năm 1870 ban hành các đề xuất thuế dựa trên bị thách thức nghiêm trọng.
những ý tưởng của Smith và ủng hộ thương mại tự do
như một môn đồ nhiệt thành của tác phẩm Sự giàu có
của các quốc gia.[6] Smith được bổ nhiệm làm cao ủy 2.5.2 Bàn tay vô hình

về hải quan của Anh quốc và trong 20 năm, ông đã có
cả một thế hệ mới những tác giả đi sau với ý định xây Smith bảo vệ một hệ thống tự do tự nhiên[9] trong đó
dựng một ngành khoa học riêng cho kinh tế chính trị.[5] nỗ lực cá nhân giúp tạo ra hàng hóa cho xã hội. Smith
tin rằng những người ích kỷ trong xã hội cũng sẽ bị
kềm chế và làm việc vì điều tốt trong một thị trường
cạnh tranh. Giá cả thường không đại diện cho giá trị
của hàng hóa hay dịch vụ. eo bước John Locke, Smith
cho rằng giá trị thật của mọi thứ nằm trong hàm lượng
lao động được đầu tư vào đó.

Smith bày tỏ những suy nghĩ giống nhau của ông với
Edmund Burke, một nghị sĩ được biết đến rộng rãi là
một nhà triết học chính trị thời bấy giờ.

Mỗi người giàu hay nghèo tùy thuộc vào
mức độ mà người đó có thể chi trả để tận
hưởng những tiện nghi và niềm vui trong đời
người. Nhưng một khi phân công lao động đã
diễn ra xuyên suốt, lao động tự thân của một
người chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu
cầu của anh ta. Phần lớn hơn nhiều anh ta
phải nhận được từ lao động của những người
khác, và anh ta phải giàu hoặc nghèo tùy
thuộc vào số lượng lao động mà anh ta có thể
chi phối, hay anh ta có thể chi trả để mua.
Giá trị của bất kỳ hàng hóa nào, do đó, với
người sở hữu nó, và người không có ý định
tự mình tiêu dùng nó, mà đổi nó lấy các hàng
hóa khác, là bằng với khối lượng lao động cho
phép anh ta mua hay chi phối. Lao động, do

đó, là thước đo đích thực của giá trị có thể
trao đổi được của tất cả hàng hóa. Giá thực
sự của tất cả mọi thứ, điều mà tất cả mọi thứ
khiến cho một người phải tốn phí để có được,
là công sức và những khó khăn bỏ ra để có
được nó.

Burke là người duy nhất tôi từng biết nghĩ
về các chủ đề kinh tế chính xác như cách tôi
nghĩ mà không hề có trao đổi nào trước đó
giữa chúng tôi.[7]

Khi người hàng thịt, người nấu bia và người thợ làm
bánh hành động dưới sự khống chế của một nền kinh
tế thị trường tự do, họ sẽ theo đuổi tư lợi, Smith lập luận,

Edmund Burke.

[10]


12

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ

nhưng đồng thời một cách nghịch lý, điều đó giúp cho Tầm nhìn của Smith về nền kinh tế thị trường tự do,
việc định giá đúng giá trị những hàng hóa của họ. Lập dựa trên quyền tư hữu tài sản được bảo đảm, tích tụ tư
luận của ông về cạnh tranh như sau.
bản, mở rộng các thị trường và phân công lao động đối
lập với xu hướng của những người trọng thương tìm

cách quản lý tất cả những hành động xấu xa của con
Khi số lượng bất kỳ hàng hóa nào được
người. [9] ứ nhất, Smith tin rằng chính xác thì chính
đưa vào thị trường thấp hơn so với nhu cầu
quyền có ba chức năng hợp pháp. Chức năng thứ ba
thực tế, tất cả những ai sẵn sàng chi trả…
là…
sẽ không nhận được số lượng mà họ muốn…
Một số người sẽ đồng ý trả nhiều hơn. Cạnh
tranh sẽ xảy ra giữa họ, và giá thị trường sẽ
tăng… Khi số lượng hàng hóa được đưa ra thị
trường vượt hơn nhu cầu thực tế, hàng hóa
sẽ không thể bán hết cho những người sẵn
sàng trả mức giá bao gồm chi phí cố định,
tiền lương và lợi nhuận cho người bán… Giá
thị trường sẽ giảm…[11]
Smith tin rằng một thị trường sẽ sinh ra điều mà ông gọi
là sự giàu có gia tăng. Điều này bao gồm hàng loạt khái
niệm, như sự phân công lao động là động lực cho hiệu
quả kinh tế, nhưng nó bị giới hạn bởi quy mô của các thị
trường. Cả phân công lao động và mở rộng thị trường
đòi hỏi sự tích tụ tư bản lớn bởi những doanh nhân và
những nhà lãnh đạo kinh doanh và công nghiệp. Toàn
bộ hệ thống dựa trên nền tảng duy trì sự đảm bảo với
quyền tư hữu về tài sản.

2.5.3

Những hạn chế


…thiết lập và duy trì những dịch vụ và
định chế công cộng nhất định, vốn không bất
kỳ cá nhân nào, hay nhóm nhỏ các cá nhân
nào, có thể thiết lập và duy trì vì lợi ích của
họ… Mọi hệ thống (nhà nước) bị lôi kéo về
phía lợi ích nhóm của một số lĩnh vực nhất
định để những lĩnh vực này nhận được phần
chia lớn hơn từ vốn của xã hội, theo lẽ tự
nhiên, sẽ đi tới sụp đổ, thay vì tăng trưởng,
tiến tới một xã hội thực sự giàu có và thịnh
vượng.
ứ hai, ngoài sự cần thiết có dẫn đạo của nhà nước
trong một số lĩnh vực nhất định, Smith lập luận rằng
các tập đoàn lũng đoạn theo kiểu cartel là điều xấu vì
chúng có nguy cơ giới hạn việc sản xuất cũng như chất
lượng của hàng hóa và dịch vụ.[12]
ứ ba, Smith chỉ trích nhà nước ủng hộ bất cứ hình
thức độc quyền nào, vì độc quyền luôn dẫn tới việc bòn
rút của người mua với mức giá cao nhất.[13] Sự tồn tại
của độc quyền và nguy cơ xuất hiện các cartel, sau này
sẽ là trọng tâm của chính sách về luật cạnh tranh, có
thể phá hoại những lợi ích của thị trường tự do vì lợi
ích của các doanh nghiệp với cái giá phải trả thuộc về
người tiêu dùng.

2.6 Kinh tế chính trị cổ điển
Những nhà kinh tế cổ điển được nhắc tới như một tập
hợp lần đầu tiên bởi Karl Marx.[14] Điểm chung trong
các học thuyết của họ là học thuyết giá trị lao động, đối
lập với giá trị xuất phát từ một sự cân bằng giữa cung

và cầu. Những nhà kinh tế này trước hết đã chứng kiến
sự chuyển đổi kinh tế xã hội do cuộc Cách mạng công
nghiệp: sự giảm dân số ở nông thôn, bất ổn, nghèo đói,
sự xuất hiện của giai cấp công nhân.

Trang bìa cuốn Sự giàu có của các quốc gia.

Họ đặt câu hỏi về gia tăng dân số, vì những chuyển dịch
nhân khẩu đã bắt đầu ở Anh vào thời đó. Họ cũng nêu
ra những câu hỏi mang tính nền tảng, về nguồn gốc
của giá trị hàng hóa, những nguyên nhân dẫn tới tăng
trưởng kinh tế và vai trò của tiền trong nền kinh tế. Họ
ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, lập luận rằng đó
là một hệ thống tự nhiên dựa trên sự tự do và quyền sở
hữu tài sản. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học cổ điển
chia rẽ và không tạo thành một dòng tư tưởng thống
nhất.


2.6. KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN
Một học thuyết đáng chú ý trong kinh tế học cổ điển
là học thuyết về tiêu dùng dưới mức, được trường phái
Birmingham và omas Malthus phát triển vào đầu thế
kỷ 19. Những người thuộc trường phái này lập luận
rằng chính quyền phải hành động để giảm bớt tình
trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế, họ là những
người tiền bối về học thuật của kinh tế học Keynes sau
này vào những năm 1930. Một trường phái đáng chú
ý khác là chủ nghĩa tư bản Manchester, trường phái
muốn thúc đẩy thương mại tự do, chống lại học thuyết

của chủ nghĩa trọng thương trước đó.

2.6.1

Jeremy Bentham

13
như lời đồn. Trong tác phẩm e Principles of Morals
and Legislation (1791, Những nguyên lý của đạo đức và
pháp lý), Bentham đã vạch ra học thuyết của ông về
chủ nghĩa công lợi.[15]
Mục tiêu của pháp luật phải là làm giảm sự khổ đau
và chịu đựng trong khi tạo ra hạnh phúc lớn nhất
cho đa số lớn nhất.[16] Bentham thậm chí thiết kế một
phương pháp luận toàn diện cho việc tính toán tổng
hạnh phúc xã hội mà một đạo luật có thể tạo ra, một
felicific calculus, hay phép tính hạnh phúc.[17] Xã hội,
theo Bentham, không gì khác hơn là tổng cộng của các
cá nhân,[18] nên nếu nhắm vào việc tạo ra sự tốt đẹp
cho xã hội, thì phải đảm bảo tạo ra nhiều sự hài lòng
hơn là nỗi đau, dù cho số lượng cá nhân là bao nhiêu.
Chẳng hạn, một đạo luật đề xuất mọi xe buýt trong
thành phố có lối lên xuống cho xe lăn, nhưng sẽ làm
chậm tốc độ di chuyển của xe buýt. Hàng triệu người
đi xe buýt do đó sẽ phải chịu sự phiền toái nhỏ (hay
nỗi đau) vì mất thêm thời gian cho giao thông và đi lại,
nhưng một số nhỏ những người sử dụng xe lăn sẽ nhận
được sự hài lòng lớn vì có thể sử dụng phương tiện công
cộng, sự hài lòng lớn này giá trị hơn tổng cộng sự phiền
toái của những người dùng khác.

So sánh về mức độ hạnh phúc của các cá nhân là điều
Bentham tin có thể làm được, ý tưởng là sự hài lòng
lớn cho một người có thể ý nghĩa hơn phiền toái nhỏ
cho nhiều người. Nhưng học thuyết của ông sau này
bị chỉ trích vì liệu sự tính toán hạnh phúc có cho phép
một nhà độc tài hạnh phúc lớn dựa trên sự đau khổ
của số đông? Ngoài ra, bất chấp phương pháp luận của
Bentham, hạnh phúc vẫn là điều rất khó cân đong đo
đếm.

2.6.2 Jean-Baptiste Say

Jeremy Bentham.

Jeremy Bentham (1748–1832) có lẽ là nhà tư tưởng cấp
tiến nhất ở thời đại của ông và là người phát triển khái
niệm về chủ nghĩa công lợi. Bentham là một người vô
thần, một nhà cải cách với các trại giam, người hoạt
động vì quyền động vật, tin tưởng ở bầu cử phổ thông,
tự do ngôn luận, thương mại tự do và bảo hiểm y tế
ở một thời đại mà rất ít người dám bảo vệ những giá
trị đó. Ông đi học từ rất sớm, hoàn tất đại học và bắt
đầu hành nghề luật sư từ năm 18 tuổi. Cuốn sách đầu
tiên của ông, A Fragment on Government (1776, Một
mảnh về chính quyền) được xuất bản nặc danh là một
sự phê bình đanh thép với tác phẩm Commentaries of
the laws of England (Những bình luận về luật pháp
nước Anh) của William Blackstone trước đó. Cuốn sách
thành công lớn cho tới khi bị phát hiện là của Bentham
trẻ tuổi, chứ không phải của một giáo sư tiếng tăm


Jean-Baptiste Say (1767–1832) là một người Pháp sinh ở
Lyon. Ông đã giúp phổ biến tác phẩm của Adam Smith
ở Pháp.[19] Cuốn sách của ông A Treatise on Political
Economy (1803, Một chuyên luận về kinh tế chính trị)
bao gồm một đoạn văn ngắn sau này trở thành giáo lý
cho kinh tế chính trị học tới tận cuộc Đại khủng hoảng
và được biết đến là Nguyên lý Say về các thị trường. Say
cho rằng không bao giờ có sự thiếu hụt lượng cầu hay
tình trạng dư thừa hàng hóa trong nền kinh tế. eo
Say, mọi người sản xuất ra hàng hóa để thỏa mãn nhu
cầu của chính họ, chứ không phải của người khác. Sản
xuất vì vậy không phải là vấn đề về phía cung, mà là
chỉ dấu của những người sản xuất muốn có hàng hóa.
Say đồng ý rằng một phần thu nhập được các hộ gia
đình tiết kiệm, nhưng trong dài hạn, tiết kiệm được đầu
tư. Đầu tư và tiêu dùng do đó là hai nhân tố của cầu,
nên sản xuất tức là cầu, nên không thể có chuyện sản
xuất vượt qua mức cầu, hay nhìn chung là sẽ không có
chuyện dư cung. Say lập luận tiền bạc là trung tính, vì
vai trò duy nhất của nó là làm công cụ cho trao đổi,
vì vậy, mọi người muốn tiền chỉ để mua hàng hóa. Say


14

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ

2.6.3 Thomas Malthus


Nguyên lý Say, cho rằng cung luôn bằng với cầu, không bị thách
thức cho tới thế kỷ 20.

cho rằng “tiền là một thứ che đậy bên ngoài”.
Tổng kết hai ý tưởng đó, Say cho rằng “hàng hóa được
dùng để đổi hàng hóa”. Cùng lắm thì sẽ có những lĩnh
vực kinh tế khác nhau trong đó cầu không được đáp
ứng. Nhưng qua thời gian cung sẽ chuyển dịch, các
doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản xuất và thị trường sẽ
tự điều chỉnh. Một ví dụ của tình trạng thừa cung là
thất nghiệp, nói cách khác, có quá nhiều cung người
lao động, và quá ít việc làm. Nguyên lý Say nói điều đó
đồng nghĩa với việc có tình trạng mức cầu cho các sản
phẩm khác vượt quá mức cân bằng và thị trường sẽ tự
điều chỉnh.
Như vậy, tiền đề của nguyên lý này là giá cả hàng hóa sẽ
được điều chỉnh nếu lượng cung và lượng cầu hàng hóa
không cân bằng. Nếu lượng cung vượt quá lượng cầu
(dư cung), thì nhất định giá cả hàng hóa sẽ giảm. Lượng
cầu hàng hóa nhờ thế sẽ tăng lên, khiến cho lượng cung
và lượng cầu trở nên cân bằng. Từ đó suy ra, để nền
kinh tế quốc gia có thể trở nên giàu có hơn, thì chỉ cần
đẩy mạnh sản xuất (tăng tổng cung).
Nguyên lý Say trở thành nền tảng cho lý thuyết kinh tế
tới tận những năm 1930 và được dịch sang tiếng Anh
lần đầu bởi James Mill. Sau đó nó nhận được sự ủng
hộ từ David Ricardo, Henry ornton[20] và John Stuart
Mill. Tuy nhiên, hai nhà kinh tế chính trị khác, omas
Malthus và Sismondi tỏ ra không thật sự tin ở nguyên
lý này.


Thomas Malthus cảnh báo các nhà làm luật về các hệ quả của
những chính sách giảm nghèo.

omas Malthus (1766–1834) là một bộ trưởng của
Đảng bảo thủ trong ốc hội Anh. Trái ngược với
Jeremy Bentham, ông tin rằng chính quyền phải tránh
xa các vấn đề của xã hội.[21] Malthus dành chương cuối
cuốn sách của ông Principles of Political Economy (1820,
Các nguyên lý kinh tế chính trị) để phán bác Nguyên
lý Say và tranh luận rằng nền kinh tế có thể trì trệ nếu
không có được “mức cầu hiệu quả".[22]
Nói cách khác, nếu tiền lương thấp hơn tổng chi phí sản
xuất, thì tiền lương đó không thể mua hết các sản phẩm
đầu ra của các ngành sản xuất, khiến giá cả giảm xuống.
Giá giảm làm xói mòn động cơ đầu tư và vòng xoáy đó
có thể cứ tiếp diễn không ngừng. Tuy nhiên, Malthus
nổi tiếng hơn với tác phẩm trước đó của ông, An Essay
on the Principle of Population (Tiểu luận về nguyên tắc
của dân số). Tác phẩm này tranh luận sự can thiệp của
nhà nước là không thể vì hai nguyên nhân. “ực phẩm
là cần thiết cho sự tồn tại của con người ", Malthus viết.
“Cảm xúc và mong muốn truyền lại nòi giống giữa hai
giới tính là cần thiết và sẽ được duy trì gần như ở tình
trạng hiện tại”, có nghĩa là “sức gia tăng dân số chắc
chắn lớn hơn khả năng mà Trái Đất có thể cung cấp
cho sự tồn tại của loài người.”[23]
Tuy nhiên, tình trạng gia tăng dân số được kiểm soát
bởi các thiên họa và nhân họa. Tăng lương cho số đông
có thể gây ra vấn đề tăng dân số, gây căng thẳng cho

nguồn cung của Trái Đất và dẫn tới những thiên tai và
nhân họa để điều chỉnh lại dân số như ban đầu.[24]


2.6. KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN

2.6.4

David Ricardo

15
Ricardo tranh luận rằng tăng thuế nhập khẩu, dù với
mục tiêu tưởng chừng là vì lợi ích của người nông dân
trong nước, chỉ khiến giá cả tăng lên, và phần đó sẽ trở
thành địa tô rơi vào túi các chủ đất, chứ người nông
dân thực chất không được hưởng gì.[27]
Hơn nữa, thêm lao động được tuyển dụng trong ngành
sản xuất lúa mì đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí
lương ở các ngành khác và do đó làm giảm xuất khẩu
và lợi nhuận từ các ngành xuất khẩu. Kinh tế học với
Ricardo là mối quan hệ giữa “ba nhân tố sản xuất":
đất đai, lao động và vốn. Ricardo sử dụng toán học để
thuyết minh rằng lợi ích từ thương mại có thể lớn hơn
những lợi ích của chính sách bảo hộ. Ý tưởng về lợi thế
so sánh cho rằng ngay cả nếu một nước bị bất lợi trong
việc sản xuất ra các hàng hóa so với một nước khác,
nước đó vẫn có thể hưởng lợi từ việc mở cửa biên giới
vì dòng hàng hóa vào được sản xuất rẻ hơn so với sản
xuất ở trong nước, tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng
trong nước.[28] eo Ricardo, khái niệm này sẽ dẫn tới

chuyển dịch về giá cả, dần dần cho phép nước Anh sản
xuất những hàng hóa mà nước này có lợi thể so sánh
cao nhất.

2.6.5 John Stuart Mill
Ricardo nổi tiếng với quy luật của lợi thế so sánh.

John Stuart Mill (1806–1873) là một nhân vật hàng đầu
trong dòng tư duy kinh tế chính trị ở thời của ông. Ông
là nghị sĩ Anh đại diện khu vực Westminster và còn
là một triết gia chính trị hàng đầu. Từ nhỏ Mill đã có
tố chất thiên tài. Ông đọc triết học Hy Lạp cổ đại lúc
ba tuổi và theo đuổi sự nghiệp học hành rất tích cực
nhờ người cha James Mill.[29] Jeremy Bentham là thầy
dạy của ông và là một người bạn của gia đình. Mill còn
chịu ảnh hưởng lớn từ David Ricardo. Cuốn đầu tiên
trong bộ sách giáo khoa của Mill, in năm 1848 với tựa đề
Principles of Political Economy (Những nguyên lý kinh
tế chính trị) là một tác phẩm tổng kết các tri thức về
kinh tế của giai đoạn giữa thế kỷ 19.[30]

David Ricardo (1772–1823) sinh ở London. Năm 26 tuổi,
ông đã là một nhà buôn chứng khoán giàu có và mua
cho mình một ghế nghị sĩ ở Ireland để làm bước đệm
bước vào Hạ viện Anh.[25] Tác phẩm nổi tiếng nhất của
Ricardo là Principles of Political Economy and Taxation
(Những nguyên lý về kinh tế chính trị và thuế khóa).
Tác phẩm bao gồm những chỉ trích của ông với các
rào cản thương mại quốc tế và sự mô tả về cách thức
phân phối thu nhập trong dân số. Ricardo phân biệt

giữa người làm công ăn lương, những người nhận một
mức lương cố định ở mức đủ để họ sống sót; với chủ đất,
tức những người thu tô; và những nhà tư bản, những Principles of Political Economy được sử dụng làm sách
người nắm giữ vốn tư bản và tạo ra lợi nhuận, tức là
giáo khoa cơ bản trong hầu hết các trường đại học cho
phần thu nhập dôi dư ra của một xã hội.[26]
tới đầu thế kỷ 20. Về vấn đề tăng trưởng kinh tế, Mill
Nếu dân số tăng, sẽ phải có thêm đất canh tác, những tìm kiếm một lập trường trung lập giữa quan điểm của
phần đất sẽ có độ màu mỡ kém hơn những vùng đất đã Adam Smith về việc mở rộng các cơ hội cho thương
được canh tác rồi, vì quy luật sản lượng giảm dần. Do mại và sáng tạo công nghệ với quan điểm của omas
đó, chí phí sản xuất lúa mì sẽ tăng, và giá lúa mì sẽ tăng: Malthus về những giới hạn của gia tăng dân số. Trong
Phần địa tô sẽ tăng, lương cũng sẽ phải điều chỉnh theo cuốn sách thứ tư, Mill vạch ra một số viễn cảnh tương
các mức tăng giá đó để cho phép người làm công sống lai, thay vì dự đoán riêng một kết cục nào đó. Kịch bản
sót được. Lợi nhuận vì thế giảm xuống, cho tới khi các thứ nhất theo thuyết Malthus cho rằng dân số tăng
nhà tư bản không thể đầu tư nữa. Vì vậy, Ricardo kết nhanh hơn khả năng cung cấp của Trái Đất, dẫn tới
luận nền kinh tế sẽ hướng tới một tình trạng trì trệ.
lương giảm và lợi nhuận tăng.[31]
Để can thiệp vào tình trạng trì trệ này, Ricardo ủng hộ
thúc đẩy thương mại quốc tế để nhập khẩu lúa mì ở
giá thấp để đối phó với các chủ đất muốn tăng địa tô.
Các đạo luật về ngũ cốc ở Anh được thông qua năm
1815 thiết lập nên hệ thống thế khóa hết sức phiền
phức nhằm ổn định giá lúa mì ở thị trường trong nước.

Kịch bản thứ hai, theo Smith, vốn tư bản được tích tụ
nhanh hơn mức tăng danh số nên tiền lương thực tế sẽ
tăng. Kịch bản thứ ba phản ánh quan điểm của Ricardo,
rằng nếu tích tụ tư bản và dân số tăng cùng mức, công
nghệ ổn định, sẽ không có thay đổi nào trong tiền lương
thực tế vì cung và cầu cho lao động sẽ vẫn giữ nguyên.



16

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ

Tuy nhiên, dân số gia tăng sẽ cần sử dụng đất nhiều
hơn, tăng chi phí sản xuất lương thực và do đó làm giảm
lợi nhuận. Kịch bản thứ tư là công nghệ tiến bộ nhanh
hơn so với tích tụ tư bản và mức tăng dân số.[32]

Giống như cụm từ “chủ nghĩa trọng thương” chỉ trở
nên nổi tiếng bởi những người chỉ trích nó, như Adam
Smith, cụm từ “chủ nghĩa tư bản” được sử dụng bởi
những người chỉ trích, đáng kể nhất là Karl Marx. Karl
Kết quả sẽ là một nền kinh tế thịnh vượng. Mill cho Marx (1818–1883) đã là, và trên nhiều phương diện vẫn
rằng kịch bản thứ ba là dễ xảy ra nhất, và ông giả định đang là nhà kinh tế học trụ cột của kinh tế học xã hội
tiến bộ công nghệ đến mức nào đó sẽ phải kết thúc.[33] chủ nghĩa. Sự kết hợp học thuyết chính trị của ông,
Nhưng về triển vọng tăng trưởng kinh tế, Mill ít đề cập được trình bày trong Tuyên ngôn Cộng sản và chủ nghĩa
duy vật biện chứng được tạo cảm hứng từ Friedrich
rõ ràng hơn.
Hegel mang tới những phê bình mang tính cách mạng
với chủ nghĩa tư bản theo đánh giá của Marx trong thế
Tôi thừa nhận tôi không bị thu hút bởi ý
kỷ 19. Phong trào xã hội chủ nghĩa mà ông tham gia
tưởng cho rằng tình trạng bình thường của
xuất hiện như lời đáp lại tình trạng cùng khổ của người
con người là phải vật lộn để sống sót; rằng
công nhân trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa và kinh
việc giẫm đạp lên nhau, đè nén nhau, xô đẩy

tế học cổ điển đi kèm với cuộc cách mạng công nghiệp
nhau và đánh đạp nhau, vốn là tình hình
đó. Marx viết kiệt tác Tư bản luận tại thư viện của Bảo
xã hội hiện giờ, là điều mà loài người mong
tàng quốc gia Anh.
muốn, đó chỉ là những dấ uhiệu về sự bất
động của một trong những giai đoạn phát
2.7.1 Bối cảnh
triển công nghiệp.[34]
Mill cũng được ghi nhận là người đầu tiên nói về cung
và cầu như một mối quan hệ chứ không chỉ là số lượng
hàng hóa trên thị trường,[35] khái niệm về chi phí cơ hội
và phản bác lại học thuyết về quan hệ giữa tiền lương
và tư bản trong tương quan với dân số.[36]

2.7 Chủ nghĩa tư bản và Marx

Cùng với Marx, Friedrich Engels là đồng tác giả Tuyên ngôn
cộng sản và tập hai của Tư bản luận.

Karl Marx đưa ra những phê bình trọng yếu với kinh tế học cổ
điển dựa trên học thuyết giá trị lao động.

Robert Owen (1771–1858) là nhà công nghiệp đầu
tiên quyết tâm cải thiện điều kiện sống của người
công nhân. Ông mua các nhà máy dệt ở New Lanark,
Scotland, nơi ông cấm trẻ em dưới 10 tuổi làm việc, ấn
định thời gian làm việc từ 6 giờ sáng tới 7 giờ tối và
cung cấp các lớp học ban đêm cho trẻ em khi các em
làm xong việc. Những biện pháp nhỏ giọt đó vẫn giúp

cải thiện đáng kể đời sống người lao động và việc kinh
doanh của ông phát đạt nhờ năng suất cao hơn, dù tiền
lương ông trả thấp hơn mức trung bình trên cả nước
lúc đó.[37] Ông trình bày nhãn quan của mình trong tác
phẩm e New View of Society (1816, an điểm mới về


2.7. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ MARX

17

xã hội) trong giai đoạn thông qua đạo luật về nhà máy
ở đảo Anh, nhưng rốt cuộc nỗ lực xây dựng một cộng
đồng utopia (xã hội tốt đẹp không tưởng) mới của ông
ở New Harmony, Indiana kết thúc trong thất bại.
Một trong những người khác có ảnh hưởng lớn tới
Marx là nhà xã hội chủ nghĩa/vô chính phủ người Pháp
Pierre-Joseph Proudhon. Phê phán gay gắt chủ nghĩa
tư bản và muốn thay thế bằng liên đoàn các công nhân
lao động, nhưng Proudhon cũng phản đối những nhà
xã hội chủ nghĩa đương thời muốn tập trung hóa các
hiệp hội do nhà nước điều hành. Trong tác phẩm Hệ
thống của những mâu thuẫn kinh tế (1846), Proudhon
chỉ trích nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản, phân tích các
tác động trái ngược của việc cơ giới hóa, cạnh tranh,
quyền tư hữu tài sản, độc quyền và các khía cạnh khác
của nền kinh tế.[38][39] ay vì chủ nghĩa tư bản, ông
muốn một hệ thống cùng có lợi “dựa trên sự bình đẳng,
nói cách khác, sự tổ chức của lao động trong đó vô
hiệu hóa kinh tế chính trị và chấm dứt quyền tư hữu.”

Trong cuốn sách yền tư hữu là gì? (1840), ông lập
luận rằng quyền tư hữu chẳng khác gì hành vi ăn cắp,
một quan điểm khác với kinh tế gia cổ điển John Stuart
Mill, người cho rằng "đánh thuế mới là ăn cáp ".[40] Tuy
nhiên, vào cuối đời, Proudhon thay đổi một số quan
điểm trước kia của ông. Trong tác phẩm được xuất bản
sau khi đã qua đời Học thuyết về quyền tư hữu, ông lập
luận rằng “quyền tư hữu là quyền lực duy nhất có thể
trở thành đối trọng với quyền lực nhà nước.”[41]
Friedrich Engels, một tác giả có tư duy cấp tiến, đã xuất
bản cuốn sách với nhan đề Tình cảnh giai cấp công nhân
Anh năm 1844[42] mô tả địa vị của người lao động làm Trang bìa lần in thứ nhất của cuốn Tư bản luận bằng tiếng Đức.
công ăn lương “là số phận bi đát nhất không thể che
giấu trong những đau khổ của đời sống xã hội thời đại
bị áp bức, đứng ở hai mặt trận đối lập nhau…
chúng ta.” Sau khi Marx qua đời, Engels là người hoàn
Xã hội tư sản hiện đại bắt nguồn từ tàn tích
tất tập hai cuốn Tư bản luận từ những ghi chú của Marx.
của xã hội phong kiến cũng chưa thoát khỏi
cuộc đấu tranh giai cấp. Nhưng xã hội đó đã
hình thành những giai cấp mới, với những
2.7.2 Tư bản luận
điều kiện mới cho áp bức, những điều kiện
mới cho đấu tranh thay cho những điều kiện
Karl Marx bắt đầu cuốn Tư bản luận với khái niệm về
cũ.
hàng hóa.Trước các xã hội tư bản chủ nghĩa, theo Marx,
là hình thái sản xuất dựa trên lao động nô lệ (chẳng hạn
như ở xã hội La Mã cổ đại) trước khi chuyển sang chế Cũng từ trang đầu của cuốn Tư bản luận,
độ nông nô phong kiến (chẳng hạn như châu Âu Trung

Sự giàu có của các xã hội ở tình trạng
cổ). Khi xã hội tiến bộ hơn, các mối quan hệ kinh tế
tư bản chủ nghĩa đã chiến thắng, nhờ sự tập
lỏng lẻo hơn, nhưng dòng chảy lao động dễ dàng hơn
trung lớn về hàng hóa,[43] Đơn vị của xã hội
cũng dẫn tới tình trạng bất ổn và đời sống khó khăn cho
đó là một hàng hóa đơn lẻ. Nên việc tìm hiểu
người lao động, tạo những điều kiện cho cách mạng.
của chúng ta phải bắt đầu tư phân tích một
Mọi người mua và bán sức lao động giống như cách
hàng hóa.
họ mua hàng hóa và dịch vụ. Con người do đó cũng là
một thứ hàng hóa thông qua sức lao động, như ông viết
trong Tuyên ngôn Cộng sản,
Cách sử dụng từ “hàng hóa” của Marx gắn với cuộc
tranh luận siêu hình học về bản chất của cải vật chất,
Lịch sử của tất cả các xã hội từng tồn tại
làm sao để đạt được của cải và nên sử dụng của cải như
là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và
thế nào. Khái niệm một hàng hóa đối lập với khái niệm
nô lệ, quý tộc và bình dân, lãnh chúa và nông
về sự vật trong thế giới tự nhiên. Khi một người sử dụng
nô, trưởng phường hội và thợ thủ công, nói
lao động đối với một sự vật, nó trở thành “hàng hóa”.
cách khác, những kẻ áp bức và những người
Trong thế giới tự nhiên có cây cối, kim cương, quặng


18
sắt và con người. Trong thế giới kinh tế học chúng trở

thành bàn ghế, nhẫn, các nhà máy và người lao động.
Tuy nhiên, theo Marx, hàng hóa có hai bản chất, hai
giá trị. Ông phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi
của hàng hóa.[44]
Giá trị sử dụng của hàng hóa có nguồn gốc từ hàm
lượng lao động sản xuất ra nó, theo Marx, theo như
các nhà kinh tế học cổ điển trong học thuyết giá trị
lao động. Tuy nhiên, Marx không tin rằng lao động là
nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng của hàng hóa.
Ông tin rằng giá trị có thể xuất phát từ các hàng hóa
tự nhiên và định nghĩa lại giá trị sử dụng của hàng hóa
là “thời gian lao động xã hội cần thiết” (thời gian mà
người lao động cần để sản xuất ra hàng hóa).[45] Hơn
nữa, con người thường có khuynh hướng đánh giá cao
giá trị của một số thứ, chẳng hạn vì sự sùng bái hàng
hóa đối với kim cương,[46] một mối quan hệ có tính áp
bức đối với việc sản xuất hàng hóa này xuất hiện. Hai
nhân tố này khiến cho giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
của hàng hóa là rất khác nhau. Một mối quan hệ áp bức,
theo Marx, xuất hiện trong cả việc sử dụng và trao đổi
lao động, trong những mặc cả về lượng lao động-tiền
lương xuất phát từ thực tế là người chủ lao động trả
cho người làm công của họ số tiền tương ứng với “giá
trị trao đổi” thấp hơn nhiều so với “giá trị sử dụng” thực
sự của sức lao động. Sự khác biệt này tạo ra lợi nhuận
cho các nhà tư bản, hay theo thuật ngữ của Marx, giá
trị thặng dư.[47] Vì vậy, Marx tuyên bố, chủ nghĩa tư
bản là một hệ thống bóc lộc.

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ

Công trình của Marx làm thay đổi hoàn toàn học thuyết
giá trị lao động mà các kinh tế gia cổ điển từng sử dụng.
Sự châm biếm cay đắng của ông đi xa tới mức đặt câu
hỏi về thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
chính lao động (tức là người lao động). Marx trả lời rằng
giá trị này chỉ ở mức tối thiểu đủ để người lao động sống
sót để tái tạo các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế.[48]
Người lao động do đó bị tách rời khỏi thành quả của sản
xuất và các phương tiện để họ nhận ra tiềm năng thực
sự của mình, vì họ ở vào vị thế bị áp bức trên thị trường
lao động. Nhưng cùng lúc với tình trạng bóc lột và tách
người lao động khỏi thành quả lao động của họ, mới có
thể diễn ra sự tích lũy tư bản và tăng trưởng kinh tế.
Người chủ lao động chịu sức ép cạnh tranh liên tục từ
thị trường yêu cầu họ phải bóc lột lao động nhiều hơn,
và những giới hạn trong việc đầu tư vào các công nghệ
thay thế lao động giản đơn (như các dây chuyền robot).
Điều này làm tăng lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng,
nhưng lợi nhuận rơi vào những người có quyền tư hữu
về tư liệu sản xuất. Giai cấp lao động trong khi đó đối
mặt với tình trạng bị bần cùng hóa liên tục vì bị tước
đoạt các sản phẩm do lao động của họ làm ra, do bị tách
rời với tư liệu sản xuất. êm vào đó là việc thất nghiệp
vì sự xuất hiện của máy móc, họ trở thành đội quân thất
nghiệp dự bị ngày càng tăng lên, gây ra áp lực giảm tiền
lương và ngày càng nhiều người lao động tuyệt vọng
sẽ nhận việc làm với mức lương thấp hơn. Nhưng điều
này cũng làm giảm mức cầu vì sức mua sẽ giảm do tiền
lương giảm, gây ra tình trạng khủng hoảng thừa, sản
xuất sẽ bị cắt giảm, lợi nhuận giảm xuống cho tới khi

tích lũy tư bản dừng lại vì một cuộc suy thoái kinh tế.
Khi cuộc khủng hoảng thừa kết thúc, nền kinh tế lại
bắt đầu tăng trưởng và bắt đầu chu kỳ bùng nổ tiếp
theo. Với mỗi chu kỳ kinh tế như thế, đi kèm các cuộc
khủng hoảng của kinh tế tư bản chủ nghĩa, theo Marx,
xung đột về mặt giai cấp giữa các tầng lớp tư bản ngày
càng giàu và người lao động ngày càng nghèo sẽ tăng
lên. Hơn nữa, các công ty nhỏ bị các công ty lớn thôn
tín trong các chu kỳ kinh doanh, và quyền lực kinh tế
ngày càng tập trung vào một số ít người. Rốt cuộc, điều
này sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản
lãnh đạo để hình thành nên một xã hội không giai cấp.
Marx không bao giờ đề cập đến việc quá trình này diễn
ra ra sao. Đóng góp chính của ông không phải là việc
một xã hội mới sẽ như thế nào, mà là sự phê bình với
xã hội đương thời mà ông chứng kiến.

2.7.3 Sau Marx
Tập một cuốn Tư bản luận là phần duy nhất mà Marx
tự ông xuất bản. Tập hai và ba được hoàn thành với
sự giúp đỡ của Friedrich Engels và Karl Kautsky, một
người bạn của Engels và cũng là người đóng góp chính
cho việc xuất bản tập bốn.
Marx giải thích cho tình trạng bùng nổ rồi suy thoái của nền kinh
tế, như cuộc khủng hoảng 1873, là do tính bất ổn mãn tính trong
các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Marx bắt đầu cho một truyền thống các nhà kinh tế
học tập trung một cách tương xứng vào những vấn
đề chính trị, ngoài vấn đề kinh tế. Cũng ở Đức, Rosa



2.8. TRÀO LƯU TÂN CỔ ĐIỂN

19

Luxemburg là một thành viên của Đảng Dân chủ Xã
hội Đức, sau này trở thành thành viên Đảng Cộng sản
Đức vì lập trường của đảng này trong chiến tranh thế
giới thứ nhất. Beatrice Webb ở Anh cũng là một nhà xã
hội chủ nghĩa đã góp phần xây dựng cả Trường Kinh
tế London lẫn Hội Fabian.

2.8 Trào lưu tân cổ điển
Những năm 1860 xảy ra một cuộc cách mạng với kinh tế
học. Các ý tưởng mới thuộc về trường phái học thuyết
về cận biên. Cùng thời và viết độc lập với nhau, một
người Pháp (Léon Walras), một người Áo (Carl Menger)
và một người Anh (William Stanley Jevons) cùng phát
triển học thuyết này, với một số dị bản. ay vì giá cả
hàng hóa và dịch vụ phản ánh lao động làm ra nó, giá
cả phản ánh lợi ích cận biên của lần mua cuối cùng.
Điều này có nghĩa là ở trạng thái cân bằng, sự ưa thích
của người tiêu dùng với hàng hóa quyết định giá cả của
nó, bao gồm một cách gián tiếp, giá của lao động.
Dòng tư duy này không thống nhất, và có ba trường
phái chính độc lập với nhau. Trường phái Lausanne
với hai đại diện chính là Walras và Vilfredo Pareto,
phát triển các học thuyết về cân bằng tổng quát và
hiệu quả Pareto. Tác phẩm chính của trường phái này

là của Walras: Elements of Pure Economics (Những yếu
tố của kinh tế học thuần túy). Trường phái Cambridge
xuất hiện với tác phẩm cả Jevons: eory of Political
Economy (1871, Học thuyết kinh tế chính trị). Trường
phái Anh này phát triển học thuyết về cân bằng
từng phần và nhấn mạnh thị trường tự do có thể
thất bại. Những đại diện chính là Alfred Marshall,
Stanley Jevons và Arthur Cecil Pigou. Trường phái Áo
do Menger, kinh tế gia người Áo, Eugen von BöhmBawerk và Friedrich von Wieser đại diện. Họ phát triển
học thuyết về tư bản và tìm cách giải thích các cuộc
khủng hoảng kinh tế. Trường phái này nổi lên với
tác phẩm của Menger: Principles of Economics (1871,
Những nguyên lý của kinh tế học).

William Stanley Jevons giúp phổ biến học thuyết về độ thỏa dụng
biên.

ví dụ của quy luật độ thỏa dụng giảm dần là với mỗi quả
cam mà một người ăn, họ sẽ ít thấy nó mang lại sự hài
lòng hơn so với quả cam trước đó (cho tới khi người
đó không thể ăn cam nữa). Rồi Léon Walras (1834–
1910), một lần nữa cũng làm việc độc lập, tổng quát hóa
học thuyết này đối với nền kinh tế trong Elements of
Pure Economics (1874, Những nhân tố của kinh tế thuần
túy). Những thay đổi nhỏ trong sở thích của mọi người,
chẳng hạn việc chuyển từ thịt bò sang nấm, sẽ dẫn tới
giá nấm tăng và giá thịt bò giảm. Điều này khiến người
sản xuất dịch chuyển sản xuất, tăng đầu tư vào nấm,
tăng cung trên thị trường và đạt tới một mức cân bằng
mới giữa các sản phẩm, chẳng hạn như giảm giá nấm

xuống mức đâu đó giữa hai mức ban đầu. Với nhiều sản
phẩm khác trong nền kinh tế, mọi việc cũng sẽ xảy ra
2.8.1 Độ thỏa dụng biên
như thế, nếu giả định rằng thị trường là cạnh tranh,
mọi người lựa chọn duy lý và không có chi phí trong
Carl Menger (1840–1921), một kinh tế gia trường phái việc chuyển đổi sở thích và sản xuất.
Áo, tuyên bố nguyên tắc cơ bản của thỏa dụng biên
trong tác phẩm Grundsätze der Volkswirtschaslehre[49] Những cố gắng ban đầu để giải thích các cuộc khủng
(1871, Những nguyên lý của kinh tế học). Người tiêu hoảng theo chu kỳ, mà Karl Marx đã nói đến trước đó,
dùng hành động duy lý bằng cách tối đa hóa độ thỏa không thành công. Sau khi tìm ra một tương quan về
mãn tất cả các sở thích của họ. Họ phân phối chi tiêu mặt thống kê giữa những vết đen Mặt Trời và các chu
theo cách đơn vị cuối cùng của một hàng hóa mà họ kỳ kinh doanh vào thời điểm nhiều người tin rằng các
mua tạo ra sự hài lòng lớn nhất còn có thể. Stanley vết đen Mặt trời ảnh hưởng tới thời tiết do đó làm ảnh
Jevons (1835–1882) là cộng sự người Anh của Menger, hưởng tới sản lượng nộng nghiệp, Stanley Jevons viết,
sau này sẽ trở thành trợ giảng rồi giáo sư tại Đại học
khi chúng ta biết đó là nguyên nhân, sự
Owens, Manchester và Đại học Tổng hợp London. Ông
nhấn mạnh trong eory of Political Economy (1871,
thay đổi của hoạt động mặt trời, cũng có
Học thuyết về kinh tế chính trị) rằng ở mức biên, sự hài
nghĩa là tự nhiên làm ảnh hưởng tới sản
lòng với một hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống. Một
xuất nông nghiệp, khá chắc chắn là hai hiện


20

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
tượng, vòng quay tín dụng và các hoạt động
của mặt trời, có liên hệ nhân quả với nhau.[50]


2.8.2

Phân tích toán học

diễn đạt được. (3) Dịch sang tiếng Anh phần
diễn đạt. (4) Minh họa bằng những ví dụ là
điều quan trọng trong cuộc sống thực tế. (5)
Đốt bỏ toán học. (6) Nếu thành công ở bước
4, thì đốt bỏ bước 3. Tôi vẫn thường làm như
thế.[53]
Nổi lên sau cuộc cách mạng về cận biên, Marshall tập
trung vào việc phê phán học thuyết giá trị lao động
cổ điển, vốn tập trung vào phía cung của thị trường,
trong khi các học thuyết về cận biên tập trung vào
người tiêu dùng, tức phía cầu. Những trình bày bằng
đồ thị của Marshall chính là những đồ thị cung-cầu sau
này trở nên hết sức phổ biến trong kinh tế học. Ông
nhấn mạnh rằng giao của cả cung và cầu là mức giá
cân bằng trong một thị trường cạnh tranh. Về dài hạn,
theo Marshall, chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa và
dịch vụ có khuynh hướng giảm về điểm thấp nhất nếu
như sản xuất cứ được tiếp tục. Arthur Cecil Pigou trong
tác phẩm Wealth and Welfare (1920, Sự giàu có và phúc
lợi), thì khẳng định có tồn tại thất bại thị trường. Các
thị trường không hiệu quả vì các ngoại tác kinh tế và
nhà nước phải can thiệp. Tuy nhiên, Pigou vẫn duy trì
sự tin tưởng ở thị trường tự do, và năm 1933, giữa cuộc
khủng hoảng kinh tế, ông giải thích trong e eory
of Unemployment (Nguyên lý về thất nghiệp) rằng sự

can thiệp thái quá từ nhà nước và thị trường lao động là
lý do thực sự dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt,
vì chính quyền thiết lập mức lương tối thiểu, khiến cho
lương không thể tự điều chỉnh. Đây sẽ là điểm tập trung
bị tấn công từ John Maynard Keynes sau này.

Alfred Marshall viết sách giáo khoa kinh tế được dùng thay
cho sách của John Stuart Mill, Principles of Economics (1882,
Những nguyên lý của kinh tế học)

Vilfredo Pareto (1848–1923) là một nhà kinh tế người
Ý nổi tiếng với việc phát triển khái niệm về nền kinh
tế cho phép tối đa hóa độ thỏa dụng của mỗi cá nhân,
nhờ vào độ co giãn về độ thỏa dụng của những người
khác thông qua sản xuất và trao đổi. Kết quả là hiệu
quả Pareto. Pareto phân tích về mặt toán học đối với sự
phân bổ nguồn lực như thế, đáng chú ý là thông qua
việc phân bổ thu nhập trong nền kinh tế.[51]
Alfred Marshall cũng được ghi nhận đặt kinh tế học
trên một cơ sở toán học vững chắc hơn. Ông là giáo
sư đầu tiên về kinh tế học ở Đại học Cambridge và tác
phẩm của ông, Những nguyên lý kinh tế học [52] trùng
hợp với việc chuyển tên gọi của ngành nghiên cứu này
từ kinh tế chính trị sang cách gọi được ông ưa thích
hơn, kinh tế học. Ông coi toán học là cách đơn giản
để giải thích kinh tế học, dù có quan điểm thận trọng,
thông qua một lá thư ông gửi cho học trò của mình,
Arthur Cecil Pigou.
(1) Sử dụng toán học như một ngôn ngữ
rút ngắn, hơn là một phương tiện để nêu câu

hỏi. (2) Tiếp tục sử dụng toán học sau khi đã

2.9 Trường phái Áo
2.9.1 Thời kỳ đầu
Trong khi giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là
thời kỳ các kinh tế gia sử dụng toán học chiếm ưu thế,
những người thừa kế tư tưởng của Carl Menger, với
truyền thống từ Eugen von Böhm-Bawerk, đi theo con
đường khác, cổ súy việc sử dụng suy diễn logic. Nhóm
này chính là trường phái Áo, phản ánh việc nhiều người
sáng lập là các nhà kinh tế người Áo.
orstein Veblen vào năm 1900, trong tác phẩm Những
khái niệm cơ bản của khoa học kinh tế, đối lập những
người theo chủ nghĩa cận biên tân cổ điển, tức theo
bước Alfred Marshall, với những triết thuyết của
trường phái Áo.[54][55]
Joseph Alois Schumpeter (1883–1950) là một kinh tế gia
và khoa học gia người Áo nổi tiếng bởi các tác phẩm
của ông về chu kỳ kinh doanh và sáng tạo công nghệ.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nhân
trong một nền kinh tế. Trong tác phẩm Các chu kỳ kinh
doanh: Một phân tích lý thuyết, lịch sử và thống kê về
tiến trình của chủ nghĩa tư bản (1939), Schumpeter đưa
ra một tổng hợp các lý thuyết về các chu kỳ kinh doanh.


2.9. TRƯỜNG PHÁI ÁO

21


2.9.2 Ludwig von Mises

Ludw
von Mises (trái) và Friedrich von Hayek

Carl Menger, người sáng lập trường phái Áo trong kinh tế học.

Ludwig von Mises (1881–1973) là nhân vật trung tâm
của trường phái Áo. Trong tiểu luận của ông về kinh
tế học, Hành vi con người, Mises giới thiệu môn hành
vi học, “khoa học về hành vi con người”, như một nền
tảng mang tính khái niệm chung với các khoa học xã
hội. Hành vi học coi kinh tế học là hàng loạt các trao đổi
tự nguyện làm tăng sự hài lòng của các bên liên quan.
Mises cũng tranh luận rằng chủ nghĩa xã hội gặp phải
vấn đề không thể giải quyết được về tính toán kinh tế,
mà theo ông, chỉ có thể giải quyết thông qua các cơ chế
giá cả của thị trường tự do.

2.9.3 Friedrich von Hayek

Ông cho rằng những chu kỳ này có thể giải thích tình
trạng của nền kinh tế. eo Schumpeter, chủ nghĩa tư
bản nhất thiết trải qua các chu kỳ dài hạn, vì nó phụ
thuộc hoàn toàn vào các phát minh và sáng tạo khoa
học. Kinh tế có thể tăng trưởng là nhờ vào các phát
minh và sáng tạo cộng nghệ, bởi các phát minh làm
tăng sản lượng và khuyến khích các doanh nhân đầu
tư. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư không còn có hội đầu
tư nữa, nền kinh tế lâm vào suy thoái, một số công ty

đổ vỡ, đóng cửa và phá sản. Giai đoạn này kéo dài cho
tới khi những sáng tạo công nghệ mới tạo ra quá trình
phá hủy sáng tạo, phá hủy những sản phẩm cũ, giảm
việc làm, nhưng cho phép nền kinh tế bắt đầu một giai
đoạn tăng trưởng mới, dựa trên các sản phẩm mới và
những yếu tố sản xuất mới.[56]

Những chỉ trích lớn tiếng của Mises với chủ nghĩa
xã hội có ảnh hưởng lớn tới tư duy kinh tế học của
Friedrich von Hayek (1899–1992), người ban đầu cũng
có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, nhưng sau đó trở
thành một trong những nhà phê bình gay gắt nhất với
chủ nghĩa tập thể trong thế kỷ 20.[57] Phản ánh lại quan
điểm của Adam Smith về “hệ thống tự do tự nhiên”,
Hayek lập luận rằng thị trường là một “trật tự ngẫu
nhiên” và tích cực phản đối quan điểm về “công bằng
xã hội”.[58] Hayek tin rằng mọi hình thức của chủ nghĩa
tập thể (thậm chí cả những hình thức trên lý thuyết là
dựa vào sự hợp tác tự nguyện) chỉ có thể duy trì bằng
tình trạng tập quyền cao độ. Trong cuốn sách của ông,
Đường tới nô dịch (1944) và các tác phẩm sau đó, Hayek
tuyên bố chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung và sự kế hoạch hóa đó có thể trở
thành chủ nghĩa toàn trị. Hayek tin rằng nền văn minh
ra đời chính là nhờ tư hữu về tài sản. Ông trình bày điều
này trong cuốn sách của ông ói tự phụ chết người
(1988). eo ông, các tín hiệu giá cả là phương tiện duy
nhất cho phép mỗi bên ra quyết định trong nền kinh
tế trao đổi với nhau các thông tin hiểu ngầm và thông
tin phân tán, để giải quyết vấn đề về tính toán kinh tế.



×