Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHCN ĐĂNG KÝ, ĐỀ XUẤT TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2015 LĨNH VỰC: KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 182 trang )

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHCN ĐĂNG KÝ, ĐỀ XUẤT
TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2015
LĨNH VỰC: KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
1. Tên dự án: Nhu nhập nuôi thử nghiệm cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus
Rafinesque, 1818) thương phẩm trong ao đất tại Thừa Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh TTH
Nguồn gốc dự án:
- Nghiên cứu thăm dò khả năng phát triển nuôi cá Nheo Mỹ trong điều kiện miền
Bắc Việt Nam đã được Viện Nghiên cứu NTTS 1 tiến hành từ năm 2010 và đã
có những thông tin khả quan ban đầu. Sau 1 năm nuôi cá có tốc độ sinh trưởng
nhanh và đạt 1,5 kg/con với cỡ cá thả ban đầu 20 g/con. Đã xác định được giới
tính (đực, cái) bằng quan sát hinh thái ngoài. Cá bố mẹ thành thục ở tuổi 1+,
trứng phát triển ở giai đoạn IV vào các tháng 5-7 trong năm. Việc sử dụng kích
dụ tố kích thích cá cái rụng trứng đã được thử nghiệm, tuy nhiên kết quả còn hạn
chế. Những kết quả ban đầu này cho thấy khả năng tích cực của việc nghiên cứu
phát triển nuôi cá Nheo Mỹ ở Việt Nam.
- Một số tình ở miền Bắc đã nhập cá Nheo Mỹ giống ở Trung Quốc về nuôi cho
thấy cá sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta.
Sự cần thiết:
- Cá Nheo Mỹ là loài cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada và phía
đông bắc Mỹ và phía bắc của Mexico. Cá có khả năng thích nghi cao và khả
năng chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, là cá nước ngọt có khả năng sống
trong môi trường nước lợ, nơi có độ mặn thấp; khả năng kháng bệnh tốt, phổ
thức ăn rộng; có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ protein cao, mỡ và cholesterol thấp,
thành phần khoáng và vitamin phong phú.
- Hiện nay nuôi cá Nheo Mỹ đang bắt đầu tại VN, nguồn giống nhập từ Trung
Quốc về.
- Viện NC NTTS 1 bắt đầu thu thập quần đàn và tiến hành cách ly nghiên cứu về
cá Nheo Mỹ từ năm 2010-2011 và đã thu được những kết quả khả quan.
- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm từ cá Nheo


Mỹ ngày càng cao.
Mục tiêu:
- Đa dạng đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi
các đối tượng thủy sản xuất khẩu, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi
trồng thủy sản.
- Du nhập nuôi thành công cá Nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất tại Thừa
Thiên Huế.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao đất
tại Thừa Thiên Huế.
Nội dung chính:
1


- Chuẩn bị ao nuôi: diện tích 1.000 m2. Ao được cải tạo theo đúng quy trình kỹ
thuật.
- Chọn và thả giống.
- Chăm sóc quản lý.
Sản phẩm dự kiến:
- Sản xuất được 550-650 kg cá Nheo Mỹ thương phẩm, cỡ cá từ 1-1,2 kg/con.
- Báo cáo tổng kết.
- Đào tạo được các cán bộ kỹ thuật của đơn vị nắm vững quy trình nuôi thương
phẩm cá Nheo Mỹ trong ao đất.
- Xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao đất tại TTH.
- Phát triển được nghề nuôi các đối tượng mới có giá trị thương phẩm tại TTH.
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi, giải quyết việc làm.
Thời gian thực hiện: 3/2015-3/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 800 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 500 triệu đồng
2. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi cá Chạch sông ở Thừa
Thiên Huế

Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
Sự cần thiết:
- Hiện nay cá Chạch sông đã được nghiên cứu và bước đầu sinh sản nhân tạo
thành công ở một số tỉnh miền Bắc.
- Nguồn cá Chạch sông tại địa phương khá phong phú, tuy nhiên ngày càng cạn
kiệt và trở thành đối tượng khan hiếm trên địa bàn tỉnh TTH.
- Bổ sung, thay thế các đối tượng nước ngọt hiện nay trên địa bàn tỉnh khó tiêu
thụ và cho hiệu quả kinh tế thấp.
Mục tiêu:
- Bảo tồn và phát triển đối tượng nuôi cá Chạch sông có giá trị kinh tế từ nguồn
cá Chạch tự nhiên.
- Cơ cấu bổ sung đối tượng nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế để nâng cao hiệu
quả sản xuất của người nuôi.
Nội dung chính:
- Triển khai nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Chạch sông từ nguồn cá bố mẹ tại
địa phương và chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá Chạch sông từ nguồn
cá bố mẹ hậu bị tại các địa phương đã sinh sản nhân tạo thành công.
- Xây dựng các mô hình ương nuôi thí điểm cá Chạch sông từ nguồn cá giống
ngoại tỉnh và nguồn cá giống sản xuất được tại địa phương.
2


Thời gian thực hiện: 2015-2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 2.600 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 1.800 triệu đồng
Dân đóng góp: 800 triệu đồng
3. Dự án: Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá anh vũ.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Sự cần thiết:
- TTH có tiềm năng phát triển NTTS nước ngọt rất lớn nhưng chỉ tập trung chủ
yếu nuôi đa số các loài cá nước ngọt truyền thống giá thành thấp, mặc dù nuôi
đạt kết quả năng suất nhưng mức độ tiêu thụ khó khăn, nhỏ lẻ.
- Cá anh vũ là loài cá kinh tế của nước ta. Thịt cá thơn, ngon, được coi là 1 trong
những loài cá ngon nhất sông Hồng (cá tiến vua), giá thị trường khoảng 2-3 triệu
đồng/kg. Trước đây, cá anh vũ có ở hầu hết các sông suối thuộc trung và thượng
lưu hệ thống sông Hồng. Hiện nay, do điều kiện môi trường bị biến đổi theo
chiều hướng xấu đi, nhưng chủ yếu là do bị khai thác quá mức bằng các phương
tiện mang tính hủy diệt như: dùng xung điện, thuốc nổ nên sản lượng cá anh vũ
bị giảm sút nghiêm trọng. Cá anh vũ đã được xếp vào mức nguy cấp tuyệt chủng
bậc II (Sách đỏ, Bộ KHCN và Môi trường, 1992).
- Chi cục Thủy sản Phú Thọ đã cho sinh sản nhân tạo thành công năm 2010, đàn
giống cá bố mẹ được mua từ Viện NTTS 1.
Việc chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá anh vũ thành công góp phần
giải quyết nguồn con giống tự chủ, giúp người nuôi có đối tượng nuôi mới phát
triển bền vững vùng hồ sông suối và đem lại giá trị kinh tế cao.
- TTH có điều kiện cơ sở ao hồ, nguồn lao động dồi dào, có điều kiện sản xuất
phát triển nuôi trồng thủy sản thuận lợi.
Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá anh vũ, sản xuất giống
phục vụ đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt ở Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp nhận và làm chủ được quy trình sản xuất giống nhân tạo cá anh vũ.
- Xây dựng mô hình nuôi cá thương phẩm cá anh vũ tại Thừa Thiên Huế.
Nội dung chính:
- Thu thập thông tin về nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Thừa Thiên Huế.
- Nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cá anh vũ.
- Tiếp nhận và ứng dụng sản phẩm của dự án:

+ Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá anh vũ tại Thừa Thiên Huế.
3


+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật, quảng bá tuyên truyền quy trình kỹ thuật cho người
nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại TTH.
+ Xây dựng các mô hình ương, nuôi cá anh vũ thương phẩm tại TTH.
Sản phẩm dự kiến:
- Cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị phục vụ sinh sản nhân tạo cá anh vũ.
- Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá anh vũ tại Thừa Thiên Huế.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 950 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 700 triệu đồng
Nguồn khác: 250triệu đồng
4. Dự án: Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo Lươn đồng.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
Sự cần thiết:
- Với điều kiện tự nhiên ao hồ, sông suối, ruộng lúa nơi tập trung nhiều Lươn
thương phẩm nhưng nguồn Lươn thịt cũng như Lươn giống ngày càng mai một
do tình trạng khai thác quá mức, mặc dù thị trường rất khan hiếm nhưng người
dân không đàu tư nuôi thương phẩm đại trà do nguồn giống không chủ động, giá
giống cao.
- Dân số chủ yêu của TTH đa số tập trung ở nông thôn, mơi có nguồn lao động
dồi dào, điều kiện sản xuất phát triển nuôi trồng thủy sản thuận lợi, đối tượng
nuôi Lươn đồng gần gũi và có thể phát triển nuôi và sinh sản nhân tạo ngay tại
hộ gia đình, rất dễ chăm sóc, quản lý.
Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo Lươn đồng để sản xuất

giống đại trà phục vụ đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt ở Thừa
Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể:
- Sản xuất được Lươn giống tại Thừa Thiên Huế.
- Áp dụng ương nuôi Lươn giống đến giai đoạn Lươn trưởng thành và sử dụng
Lươn thương phẩm nuôi vỗ làm nguồn giống bố mẹ để tái sản xuất.
Nội dung chính:
- Thu thập thông tin về nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Thừa Thiên Huế.
- Thu thập thông tin về nuôi Lươn thương phẩm tại Thừa Thiên Huế. Điều tra
tình hình con giống tự nhiên và việc khai thác sử dụng đưa vào nuôi thương
phẩm.
4


- Chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo Lươn giống.
- Xây dựng các mô hình ương, nuôi Lươn thương phẩm và áp dụng thử nghiệm
sinh sản nhân tạo nuôi Lươn cho các hộ ngư dân tại Thừa Thiên Huế.
Thời gian thực hiện: 2015-2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 925 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 715 triệu đồng
Nguồn khác: 210 triệu đồng
5. Đề tài: Nghiên cứu sản xuất thuốc thảo mộc trừ sâu hại cây trồng từ cây sắn
(Manihot esculenta Crantz).
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trường Đại học Nông lâm Huế
Sự cần thiết:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp rất quan trọng để hạn chế dịch hại và
bảo vệ sản xuất cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật
quá nhiều và liên tục như hiện nay đã gây độc hại nghiêm trọng cho con người
và môi trường. Sử dụng liên tục thuốc hóa học là nguyên nhân phát triển tính

kháng thuốc của sâu hại nên làm giảm hiệu lực phòng trừ sâu hại của thuốc. Vì
vậy, người dân phải tăng liều lượng và tần suất sử dụng dẫn đến tăng chi phí,
tăng dư lượng thuốc trong nông sản phẩm, môi trường đất và nước.
Việc sử dụng thực vật, nguyên liệu thực vật hoặc các chất chiết xuất từ thực vật
(thuốc trừ sâu thảo mộc) đã được xem là tiềm năng thay thế thuốc trừ sâu hóa
học bởi vì các sản phẩm từ tự nhiên có tác động ít hơn đối với môi trường và sức
khỏe của con người. Hơn nữa đã có nhiều minh chứng cho thấy thuốc trừ sâu
hóa học ảnh hưởng đến cả sinh vật không gây hại và hệ sinh thái. Nhiều loài
thực vật và dược liệu được sử dụng như là sản phẩm kiểm soát sâu bệnh hại cây
trồng. Cả nông dân và các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc sử dụng có hiệu quả
các nguyên liệu thực vật trong kiểm soát dịch hại bao gồm cả tro, tinh dầu, dịch
chiết và bột.
Từ lâu cây sắn được biết như là cây trồng với nhiều công dụng làm lương thực,
thực phẩm, thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học, chế biến tinh bột dùng trong
công nghiệp thực phẩm, hồ vải, màng phủ sinh học,… Diện tích sắn Việt Nam
năm 2011 đạt 559,80 nghìn ha. Các tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung
bộ là vùng có diện tích lớn nhất cả nước, đạt 174,9 ngàn ha, trong đó tỉnh TTH
có diện tích khoảng 7.500 ha.
Một số nghiên cứu gần dây cho thấy dịch chiết của các phế phụ phẩm của cây
sắn là thân, lá, vỏ củ còn có khả năng phòng trừ một số loài sâu bệnh hại cây
trồng.
Mục tiêu:

5


- Hiểu rõ các hợp chất có trong cây sắn và hiệu lực của dịch chiết từ cây sắn
trong phòng trừ sâu hại cây trồng, làm cơ sở cho việc sử dụng cây sắn như là
thuốc thảo mộc trừ sâu hại, từ đó giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu,
đảm bảo sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Nội dung chính:
- Nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong cây sắn.
- Nghiên cứu hoạt tính sinh học của dịch chiết toàn phần từ cây sắn đối với một
số loài sâu hại cây trồng như: sâu tơ, sâu khoang, sâu kéo màng, rệp, rầy nâu,
sâu cuốn lá, bọ trĩ, ruồi đục lá, mối… trong phòng thí nghiệm.
- Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ sâu hại của dịch chiết từ cây sắn trên đồng
ruộng.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc từ cây sắn.
Sản phẩm dự kiến:
- Báo cáo kết quả khảo sát thành phần hóa học và hiệu quả phòng trừ của dịch
chiết từ cây sắn đối với sâu hại cây trồng.
- 01 quy trình công nghệ sản xuất thuốc thảo mộc từ lá cây sắn.
- 01 thuốc thảo mộc có hiệu lực trừ sâu cao.
- 2 bài báo khoa học trong nước.
- 1 thạc sĩ, 3 cử nhân.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 800 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 800 triệu đồng
6. Dự án: Ứng dụng mô hình phòng trừ chuột cộng đồng theo hướng sinh thái
tại Thừa Thiên Huế
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trường Đại học Nông lâm Huế
Nguồn gốc của dự án:
- Từ kết quả của dự án “Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa-xã hội đến sự chấp nhận
việc quản lý chuột hại dựa vào sinh thái” được thực hiện bởi sự phối hợp của
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam từ năm 2006-2009. Sau 2
năm tiến hành dự án kết quả cho thấy: diện tích lúa bị chuột hại giảm xuống 15,4
lần (4.894 ha năm 2005 giảm còn 318,2 ha năm 2009); sản lượng thóc bị thất
thoát do chuột gây ra giảm 12 lần (1.318 tấn năm 2005 giảm còn 109 tấn năm

2009); số người dùng thuốc trừ chuột giảm 10 lần và thu nhập ròng của người
trồng lúa tăng 1,3 lần và nhiều hiệu quả khác về mặt xã hội,…
- Trên cơ sở hiệu quả của phương pháp đưa lại, quản lý chuột theo hướng sinh
thái dựa vào cộng đồng EBRM được xem là giải pháp hữu ích cho địa phương
trong công tác phòng trừ chuột.
6


Mục tiêu:
- Xây dựng được mô hình phòng trừ chuột sinh thái EBRM tại các địa bàn
nghiên cứu.
- Nâng cao năng lực phòng trừ chuột cho nông dân trồng lúa ở Thừa Thiên Huế
theo cách tiếp cận vừa học (thông qua các lớp tập huấn kiến thức và biện pháp
trừ chuột) và vừa làm thông qua các mô hình quản lý chuột hại tổng hợp tại địa
phương.
Sản phẩm dự kiến:
- 03 mô hình phòng trừ chuột EBRM mang lại hiệu quả kinh tế và thu hút người
dân địa phương tham gia.
- 240 nông dân và 60 kỹ thuật viên cơ sở được tập huấn phương pháp phòng trừ
chuột theo hướng sinh thái và dựa vào cộng đồng.
- 03 hội nghị đầu bờ chia sẻ kinh nghiệm quản lý chuột hại tổng hợp EBRM.
- 01 DVD về quy trình quản lý chuột hại lúa tổng hợp.
- 01-02 sinh viên khoa nông học làm khóa luận tốt nghiệp thành công.
- 01-02 bài báo được công bố trên tạp chí khoa học.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 680 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 680 triệu đồng
7. Đề tài: Thử nghiệm mô hình sản xuất giống lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trường Đại học Nông lâm Huế

Sự cần thiết:
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã nổi lên như một vấn đề
thời sự mang tầm quốc tế. VN được xem là một trong những quốc gia châu Á bị
ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Theo Fisher và cộng sự (2003), hạn
hán là nguyên nhân giảm đến 70% năng suất lúa.
Việt Nam là một nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp còn chiếm một tỷ
trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đất đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, ở
những vùng đồi núi đất nông nghiệp chủ yếu là đất dốc, kém màu mỡ và chưa có
hệ thống tưới tiêu chủ động, canh tác lúa và cây lương thực khác chủ yếu nhờ
nước trời. Gần 20% diện tích đất trồng lúa ở nước ta phụ thuộc nước trời. Vì
vậy, nhiều vùng đất phải bỏ hoang hoặc chỉ sản xuất được 1 vụ lúa/năm.
Ở Thừa Thiên Huế, nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất lúa vụ Hè thu đang
hiện hữu, có khoảng 10% diện tích trồng lúa thiếu nước nghiêm trọng. Tại huyện
miền núi Nam Đông, có ½ diện tích trồng lúa (170ha) bị bỏ hoang không canh
tác được.
Mục tiêu:
7


Xác định được các giống lúa có khả năng chịu hạn, năng suất và chất lượng cao,
phù hợp với vùng sản xuất lúa không chủ động nước tưới trên địa bàn tỉnh. Qua
đó, tiết kiệm nguồn nước tưới cho lúa, góp phần phát triển kỹ thuật tưới nước
tiết kiệm cho lúa để hạn chế phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng tại địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu
như hiện nay.
Nội dung chính:
- Thu thập tập đoàn giống lúa chịu hạn từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.
- Đánh giá mức độ chịu hạn của tập đoàn giống trong nhà lưới.
- Đánh giá khả năng thích nghi của giống lúa chịu hạn được tuyển chọn.
- Phân tích chất lượng của giống chịu hạn có tiềm năng.

- Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác lúa chịu hạn.
- Triển khai mô hình trình diễn lúa chịu hạn.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa chịu hạn tại Thừa Thiên Huế.
Sản phẩm dự kiến:
- Tập đoàn lúa chịu hạn.
- 01-02 giống lúa chịu hạn có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái Thừa
Thiên Huế, có chất lượng cao, năng suất khá, có khả năng thương mại hóa.
- Quy trình kỹ thuật canh tác lúa chịu hạn.
- 01 thạc sĩ, 02 cử nhân.
- 02 bài báo đăng trên tạp chí trong nước.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 700 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 800 triệu đồng
8. Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, nuôi trồng
thương phẩm nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm mộc nhĩ, nấm Linh
chi thích hợp với mọi nguyên liệu và điều kiện nuôi trồng khác nhau ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp miền
Trung.
Sự cần thiết:
- Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm rất được coi trọng, nhất là vấn đề
rau sạch, thịt sạch. Xã hội càng phát triển thì vấn đề rau sạch, thịt sạch càng
được ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, các loại thực phẩm được mua bán trên thị
trường hiện nay như rau quả tươi đều tồn dư một lượng thuốc bảo vệ thực vật
gấp 3-4 lần liều lượng cho phép và phần lớn các loại thịt đều có chứa các chất
kháng sinh, hooc môn sinh trưởng, các hóa chất chống thối rữa, hóa chất làm thịt
8



tươi lâu (đạm ure, đạm sunfat amon…), hóa chất làm dai, cứng thịt (hàn the) gây
độc cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “sản phẩm nấm ăn và nấm dược
liệu” theo Quyết định số 2690/QĐ-BNN-PTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ngày 12 tháng 11 năm 2013 đã nêu rõ mục tiêu: phát
triển ngành nấm ăn và nấm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung
trên quy mô công nghiệp giai đoạn 2014-2020.
- Trong tự nhiên, nấm là loài thực vật mang lại nhiều công dụng hữu ích cho con
người nhiều hơn các loại rau-quả và các loại thịt khác.
Về mặt dinh dưỡng: Trong nấm có nhiều loại vitamin: A, B1-B2-B12, C, PP và
các chất xơ, chất khoáng. Trong nấm có hàm lượng đạm (protein) cao hơn trong
sữa bò, từ 8-47% và không gây xơ cứng động mạch, không làm tăng cholesterol
trong máu như động vật.
Về mặt dược liệu học: Nhiều loài nấm như Linh Chi có tác dụng chữa được bệnh
về tim mạch, suy nhược thần kinh, bảo vệ gan, chống được các khối u, chống lão
hóa, kéo dài tuổi thọ.
- Trong nấm không chứa các hóa chất độc hại như các loại rau quả và thịt.
Mục tiêu:
- Điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi 6 loại nấm chủ lực, đặc sản ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Quy trình công nghệ nuôi trồng 6 loại nấm chủ lực thích hợp với mọi nguyên
liệu, điều kiện nuôi trồng khác nhau.
- Xây dựng thí điểm mô hình các cụm dân cư, các tổ, nhóm chuyên nuôi trồng
nấm.
Nội dung chính:
- Điều tra, đánh giá thực trạng, nguồn lợi các loài nấm chủ lực ở khu vực tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để nuôi trồng thương phẩm 6 loài
nấm chủ lực trên 6 loại nguyên liệu (rơm rạ, mùn cưa, bã mía, bông vải sợi, thân
lõi bắp, phân trâu bò..).

- Nuôi trồng nấm trong các điều kiện nuôi trồng khác nhau (treo dây, làm giàn..)
- Nuôi trồng nấm ở mọi vùng (đồng bằng, ven biển, đồi cát trung du và miền
núi).
- Giải pháp về phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại nấm.
Sản phẩm dự kiến:
- 06 loài nấm chủ lực, đặc sản thích hợp với các loại nguyên liệu khác nhau, điều
kiện nuôi trồng khác nhau, mọi vùng trong tỉnh.
- Năng suất-hiệu quả thu hồi: so sánh kết quả nuôi trồng trong các điều kiện khác
nhau.
- Các giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi các loài nấm chủ lực ở Thừa
Thiên Huế.
9


Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2017
Kinh phí: Tổng kinh phí: 300 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 300 triệu đồng
9. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định khả năng kháng bệnh héo vàng và các giải
pháp khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất giống chuối tây nguồn gốc
Thái Lan ở TTH.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế
Sự cần thiết:
Hiệu quả sản xuất chuối tây/mật mốc ở tỉnh TTH thấp do giống địa phương rất
mẫn cảm với bệnh héo vàng hay còn gọi là bệnh Panama, người trồng chuối
quen gọi là “bệnh nhạy” gây hại bởi nấm Fusarium Oxysporum Cubense (FOC).
Nhiều diện tích nhiễm bệnh ngay vụ đầu và gây thất thu toàn bộ. Giải pháp khắc
phục hiệu quả chủ yếu là sử dụng giống kháng bệnh.
Giống chuối tây nguồn gốc Thái Lan được du nhập về Bình Định từ đầu năm
2000. Đến năm 2005, giống đã được sản xuất thử quy mô nhỏ ở một số vùng

trồng chuối phía Bắc. Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Ray quả xác định
giống chuối này sinh trưởng khỏe, năng suất cao hơn giống địa phương 25-30%
và được xác định rất có triển vọng. Đáng chú ý là, cho đến nay chưa phát hiện
giống bị nhiễm bệnh héo vàng kể cả trồng trên đất vụ trước nhiễm bệnh nặng
hoặc liền kề với những vườn chuối đang bị bệnh. Tuy nhiên, việc mở rộng diện
tích gặp khó khăn do cây trồng quá đắt và nhất là chưa có những luận cứ khoa
học xác định khả năng thích nghi, kỹ thuật thâm canh và cơ sở pháp lý cho phép
phát triển sản xuất giống chuối này.
Tỉnh TTH có điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp, diện tích đất đồi gò thấp có
khả năng phát triển sản xuất chuối khá nhiều. Việc nghiên cứu phát triển sản
xuất giống chuối tây năng suất cao, kháng bệnh trên địa bàn tỉnh có tính khả thi
cao, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội lớn và là nhu cầu cấp bách của sản xuất ở
khu vực miền núi.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất giống chuối tây nguồn gốc Thái Lan có
khả năng kháng bệnh trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định khả năng kháng bệnh của giống.
- Xác định các vùng thích hợp sản xuất giống chuối tây nguồn gốc Thái Lan.
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình thâm canh đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Nội dung chính:
- Nghiên cứu xác định khả năng kháng bệnh nhạy của giống chuối tây nguồn gốc
Thái Lan.
10


- Nghiên cứu xác định khả năng phát triển sản xuất giống chuối tây nguồn gốc
Thái Lan ở tỉnh TTH.
+ Khả năng sinh trưởng.

+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
+ Chất lượng và mã quả.
+ Sâu bệnh hại chủ yếu.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh
+ Nghiên cứu xác định mật độ và khoảng cách trồng.
+ Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón.
+ Nghiên cứu xác định số liều và phương pháp bón.
+ Nghiên cứu kỹ thuật đánh tỉa chồi.
- Xây dựng mô hình
+ Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy trình.
+ Tổng kết, đánh giá và khuyến cáo nhân rộng mô hình.
Sản phẩm dự kiến:
- Giống chuối tây nguồn gốc Thái Lan được Bộ NN&PTNT công nhận giống
sản xuất thử.
- Các báo cáo chuyên đề.
- Quy trình thâm canh giống chuối tây nguồn gốc Thái Lan đạt năng suất cao,
chất lượng quả tốt.
- Mô hình thâm canh chuối tây nguồn gốc Thái Lan cây giống nhân in vitro quy
mô 1 ha.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 630 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 630 triệu đồng
10. Tên đề tài: Xác định nguyên nhân gây bệnh rụng lá trên cây cao su tiểu điền
và giải pháp phòng trừ tại tỉnh TTH.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh TTH
Sự cần thiết:
Bệnh mới xuất hiện và đã gây hại trên một số dòng vô tính, diện tích bị bệnh
tăng nhanh trên diện rộng ở các tỉnh miền tây Nam Bộ, Tây Nguyên và một số

tỉnh ở miền Trung. Bệnh gây hại làm rụng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang
hợp, vận chuyển mủ trong cây, làm giảm năng suất, chất lượng mủ. Cây nhiễm
bệnh càng nặng thì năng suất mủ càng giảm. Qua kiểm tra, đánh giá trên địa bàn
11


tỉnh TTH bệnh đã xuất hiện gây hại từ đầu năm 2010, trên các vùng trồng cao su
tại Thượng Lộ, Thượng Long, Hương Phú-Nam Đông; Hồng Hạ, Hương
Nguyên-A Lưới, Hương Thọ, Hương Bình-Hương Trà; Phong Mỹ-Phong Điền,
Lộc Bổn-Phú Lộc, Hồng Hạ-A Lưới, bệnh gây hại tỷ lệ phổ biến 5-10%, nơi cao
30-90%, cục bộ bệnh hại nặng gây chết cành, chết cây cục bộ.
Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh và giải pháp
phòng trừ hiệu quả.
Mục tiêu:
- Xác định nguyên nhân gây bệnh rụng lá cây cao su tiểu điền.
- Xác định thời điểm bệnh rụng lá phát sinh gây hại và các yếu tố ảnh hưởng.
- Thử nghiệm các giải pháp phòng, trừ bệnh rụng lá có hiệu quả.
Nội dung chính:
- Nghiên cứu về tình hình thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến quá trình phát sinh
bệnh hại.
- Điều tra, thu thập, giám định nguyên nhân gây bệnh rụng lá cây cao su.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ.
- Xây dựng mô hình phòng trừ bệnh rụng lá cao su có hiệu quả.
Sản phẩm dự kiến:
- Xác định nguyên nhân gây bệnh rụng lá, thời điểm phát sinh phát triển của
bệnh hại.
- Mô hình phòng trừ bệnh rụng lá cao su có hiệu quả.
- Quy trình phòng trừ bệnh rụng lá cây cao su.
- Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
- Báo cáo tổng kết.

Thời gian thực hiện: 1/2015-11/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 300 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 300 triệu đồng
11. Tên dự án: Nhân nuôi các nguồn nấm xanh Metarhizium anisopliae; nấm
trắng Beauveria basiana để phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh TTH
Sự cần thiết:
Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho cây trồng hướng đi đúng đắn của phát
triển nông nghiệp sinh thái bền vững. Hiện nay, sự phát triển của nền nông
nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng
nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng loạt các biện
pháp canh tác khác với mục đích tăng năng suất và sản lượng. Chính vì vậy, với
sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân
đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất đã bị phá hủy,
12


tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất
ngày càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không báo trước. Do đó, xu
hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế
phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng
chung của VN nói riêng và thế giới nói chung. Vai trò của chế phẩm sinh học,
trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu
điểm sau:
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.
Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,…) trong môi
trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai

đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
Mục tiêu:
- Nâng cao khả năng hiểu biết và sử dụng sản phẩm sinh học trong nông dân,
bước đầu thay đổi tập quán chuyển đổi từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc hóa học sang sử dụng thuốc sinh học, bảo vệ sức khỏe con người, vật
nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.
- Giúp nông dân nắm bắt được quy trình và tự sản xuất được chế phẩm nấm xanh
Metarhizium anisopliae; nấm trắng Beauveria basiana để phòng trừ côn trùng
gây hại cây trồng.
Chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm:
- Hiệu quả phòng trừ sâu hại cây trồng của nấm xanh Metarhizium anisopliae;
nấm trắng Beauveria basiana đạt 75-85%.
- Nông dân có thể tự sản xuất, nhân nuôi nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm
trắng Beauveria basiana tại hộ gia đình
Thời gian thực hiện: 1/2015-10/2015
Kinh phí: Tổng kinh phí: 200 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 200 triệu đồng
12. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình nhiễm Hội chứng rồi
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (gọi tắt là bệnh PRRS, bệnh Tai xanh) và khảo sát
khả năng bảo hộ của một số loại vắc xin phòng bệnh tai xanh lợn ở tỉnh TTH.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế
Sự cần thiết:
- Dịch tai xanh ở lợn đã xảy ra ở tỉnh TTH trong nhiều năm (2007, 2008, 2009
và 2013) gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi ở tỉnh, đặc biệt là năng 2008,
dịch tai xanh đã xảy ra 2 đợt ở 46 xã thuộc 4 huyện Quảng Điền, Phong Điền,
Hương Trà, Hương Thủy và thành phố Huế với tổng số lợn mắc bệnh là 19.517
con, số lợn phải tiêu hủy bắt buộc là 3.702 nái, 7.738 lợn thịt, 7.215 lợn sữa.

13



- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về bệnh tai xanh lợn trên địa bàn tỉnh
một cách tổng thể.
- Khuyến cáo được loại vắc xin có khả năng bảo hộ tốt để phòng chống dịch
bệnh có hiệu quả.
Mục tiêu:
- Đánh giá được thực trạng tình hình nhiễm Hội chửng rối loạn sinh sản và hô
hấp ở lợn trên địa bàn tỉnh.
- Khảo sát khả năng bảo hộ của một số loại vắc xin phòng bệnh Tai xanh đang
lưu hành tại Việt Nam để lựa chọn loại vắc xin có khả năng phòng bệnh tốt nhất
cho người chăn nuôi.
Nội dung chính:
- Đánh giá thực trạng bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh TTH từ năm 20072015.
- Nghiên cứu sự lưu hành mầm bệnh tai xanh ở đàn lợn nái trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá khả năng bảo hộ của một số loại vắc xin phòng bệnh tai xanh đang có
mặt để lựa chọn loại vắc xin có hiệu quả cao nhất trong phòng, chống bệnh.
Sản phẩm dự kiến:
- Báo cáo tổng thể thực trạng tình hình bệnh tai xanh lợn trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế từ năm 2007-2015.
- Lựa chọn được loại vắc xin để phòng, chống bệnh tai xanh có hiệu quả.
- 1 bài báo khoa học.
Thời gian thực hiện: 7/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 500 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 500 triệu đồng
13. Tên đề tài: Xây dựng mô hình giết mổ gia súc, gia cầm nhân đạo, an toàn
sinh học, nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng góp phần phát
triển chăn nuôi và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế

Sự cần thiết:
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Vấn đề này không những ảnh hưởng đến sức khỏe,
tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định đến uy tín của một địa
phương, một đất nước.
Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung ở
tỉnh ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất tích cực, góp phần
cung cấp thực phẩm an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng, phòng chống dịch
bệnh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở được xây dựng từ
cuối thập nền 90 đầu năm 2000, tất cả đều giết mổ thủ công trên sàn, chọc tiết
thủ công, việc đầu tư vào khâu xử lý chất thải chưa được đầu tư đúng mức,.. dẫn
14


đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, lây lan dịch bệnh động vật và ô
nhiễm môi trường là rất lớn.
Mục tiêu:
- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ gia súc, gia cầm sang người.
- Hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường.
- Phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho gia súc, gia cầm.
Nội dung chính:
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải.
- Cải tạo nâng cấp nền, sàn và mương thoát nước.
- Đầu tư dây chuyền giết mổ treo.
- Đào tạo cho công nhân sử dụng hệ thống giết mổ treo.
- Tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sinh học trong giết mổ cho các
chủ kinh doanh và công nhân giết mổ.
- Tham quan mô hình giết mổ treo.
- Tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình.

Sản phẩm dự kiến:
- Xây dựng được mô hình giết mổ gia súc, gia cầm nhân đạo, an toàn sinh học
đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, hạn chế ô nhiễm môi
trường góp phần phòng chống dịch bệnh động vật, phát triển chăn nuôi bền vững
và làm cơ sở để các cơ sở giết mổ khác của tỉnh áp dụng đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2/2015-12/2015
Kinh phí: Tổng kinh phí: 500 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 300 triệu đồng
14. Tên đề tài: Điều tra hiện trạng cung ứng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn tỉnh TTH và đề xuất các giải pháp trong quản lý, sử dụng thuốc.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trường Đại học Nông lâm Huế
Sự cần thiết:
Để tăng năng suất cây trồng, giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, người nông dân
đã áp dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật để bảo vệ năng suất cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật là một loại
hàng hóa đặc biệt do đặc tính độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường
nhưng nó lại là loại hàng hóa rất thông dụng đối với người làm nông nghiệp.
Hiện nay, người dân đang sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực
vật vào ngành trồng trọt.
Ở nước ta, trong những năm qua, số lượng và giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ
thực vật không ngừng tăng lên. Hàng năm, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh,
thành phố đã mở các lớp tập huấn cho nông dân về sử dụng an toàn và hiệu quả
thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, việc
15


sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều tồn tại, bất cấp do một số nông dân
nhận thức hạn chế và đặc biệt ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội chưa tốt.
Năm 2012, qua kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau của 5.473

hộ nông dân thì có 1.600 hộ vi phạm các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật. Mặt khác, công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các địa phương
trong cả nước chưa hiệu quả. Nhiều địa phương, chính quyền cơ sở cấp xã chưa
thực sự tham gia vào việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Sự phối hợp của cơ
quan chuyên môn (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh) với chính quyền địa phương
chưa tốt nên chưa huy động được hệ thống chính trị tại địa phương tham gia
quản lý và sử dụng an toàn hiệu quả thuốc Bảo vệ thực vật.
Mục tiêu:
Xác định được hiện trạng cung ứng và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
đang được dùng phổ biến ở tỉnh TTH, các ảnh hưởng bất lợi của thuốc bảo vệ
thực vật đến sức khỏe con người và môi trường từ đó có chiến lược quản lý việc
cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên toàn tỉnh, hướng dẫn sử dụng và điều tiết sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nông hộ ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn và giảm
thiểu những bất lợi về môi trường và sức khỏe con người do thuốc bảo vệ thực
vật gây ra.
Nội dung chính:
- Điều tra hiện trạng cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh TTH.
- Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh TTH.
- Điều tra về các ảnh hưởng bất lợi về môi trường và sức khỏe con người do
thuốc bảo vệ thực vật gây ra ở Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các giải pháp để giúp công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật ở tỉnh TTH hiệu quả hơn.
Sản phẩm dự kiến:
- Bộ số liệu, dữ liệu điều tra, khảo sát.
- Các báo cáo chuyên đề.
- Báo cáo tổng kết.
- 2-3 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước.
- 2-3 kỹ sư, 1 thạc sĩ.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 400 triệu đồng

Nguồn SNKH tỉnh: 400 triệu đồng
15. Tên đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates
calcarifer) nuôi tại tỉnh TTH và giải pháp phòng trị bệnh.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trường Đại học Nông lâm Huế
Sự cần thiết:
16


Trước năm 2007, hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu là mang lại lợi nhuận cao
cho người nuôi tại TTH là nuôi tôm chuyên canh. Tuy nhiên, nuôi tôm mật độ cao
cùng với diễn biến bất lợi của thời tiết và hiện trạng ô nhiễm môi trường nuôi kéo
dài đã làm bùng phát nhiều dịch bệnh nghiêm trọng, sản lượng và chất lượng các
sản phẩm thủy sản giảm rõ rệt. Do đó, vấn đề đặt ra là phải có chiến lược phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản phù hợp để vừa khai thác hợp lý tiềm năng vùng đầm phá,
vừa bảo vệ nguồn lợi sinh học, cảnh quan môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền
vững. Một trong những giải pháp được lựa chọn là thay thế nuôi tôm chuyên canh
bằng các đối tượng cá nước mặn, lợ như cá mú, cá hồng, cá dìa, cá chẽm,… trong
đó cá chẽm được nuôi khá phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mặt nước để nuôi cá chẽm tràn lan, thiếu quy
hoạch chặt chẽ đã làm nghề nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn về môi trường và
dịch bệnh, trong đó bệnh lở loét trên cá chẽm rất phổ biến. Dịch bệnh lở loét đã
gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi cá chẽm tại TTH và cho đến nay vẫn chưa xác
định được nguyên nhân chính gây dịch bệnh lở loét trên cá chẽm nuôi tại TTH.
Mục tiêu:
- Xác định nguyên nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm nuôi tại tỉnh TTH.
- Quy trình phòng trị bệnh lở loét trên cá chẽm nuôi tại tỉnh TTH.
Nội dung chính:
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm nuôi tại tỉnh TTH.
- Nghiên cứu xác định mùa vụ và giai đoạn xuất hiện bệnh lở loét trên cá chẽm

nuôi tại tỉnh TTH.
- Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thuốc để phòng trị bệnh lở loét trên cá
chẽm nuôi tại tỉnh TTH.
Sản phẩm dự kiến:
- Báo cáo khoa học về nguyên nhân gây bệnh lở loét, mùa vụ và giai đoạn xuất
hiện bệnh lở loét trên cá chẽm nuôi tại tỉnh TTH.
- Quy trình phòng trị bệnh lở loét trên cá chẽm nuôi tại tỉnh TTH.
- Ít nhất 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.
- Đào tạo 5 kỹ sư.
Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 700 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 700 triệu đồng
16. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ và thử nghiệm kích thích sinh sản
nhân tạo cá Ong Bầu (Terapon theraps Cuvier, 1824) tại Thừa Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công nghệ, Đại học Huế
Sự cần thiết:
17


Cá Ong Bầu là một loài cá phổ biến trong họ cá Căng nhưng lại đặc hữu ở vùng
đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Cá có một số đặc điểm sinh học thích nghi như ăn
tạp, thiên về động vật, thích nghi rộng muối, có khả năng chịu đựng độ ngọt khá
cao nên rất dễ nuôi, nguồn thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm, Thịt cá ngon ngọt, chắc dai
mà không mềm bở như cá sông, cũng không gây dị ứng như cá biển. Phủ tạng
béo nhưng không ngán vì vị hơn nhân nhẫn đắng để khắc chế vị ngậy của mỡ,
của gan cá, đặc biệt là chất béo đặc trưng của mỡ cá, giàu dinh dưỡng. Hiện nay,
trên địa bàn tỉnh TTH ngư dân chủ yếu thu gom giống tự nhiên vào khoảng
tháng 8-11 âm lịch, cá giống con sinh sản từ biển, theo nguồn nước trôi vào đầm
phá có kích thước chừng 0,3g để ương và thả nuôi thử nghiệm trong ao đất. Đây

là một loài cá đầy triển vọng cho nghề nuôi cá nước lợ của các ngư dân vùng
đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Hiện nay, nguồn giống đang gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên, rất khó chủ động cho người nuôi cũng như phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học. Đồng thời những nghiên cứu về loài cá này nói chung và nghiên
cứu về khả năng sinh sản cá Ong Bầu (Terapon theraps Cuvier, 1824) nói riêng
còn nhiều hạn chế.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng thể:
Nhằm khai thác và phát triển nguồn gen cá bản địa để phát triển nghề nuôi trồng
thủy sản cho cư dân quanh đầm, nâng cao thu nhập ổn định sinh kế, đồng thời
cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người.
Mục tiểu cụ thể:
- Nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn gen động vật thủy sinh ở vùng đầm
phá Tam Giang-Cầu Hai.
- Phát triển quy trình nuôi vỗ và bước đầu sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu
(Terapon theraps Cuvier, 1824) giống phù hợp với điều kiện nuôi ở TTH.
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen động vật thủy sinh đặc hữu.
Nội dung chính:
- Đánh giá tiềm năng nguồn lợi cá Ong Bầu, đồng thời khả năng nuôi thương
phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Ong
Bầu bằng các liều lượng và các loại kích dục tố khác nhau: HCG, LHRH –
a+DOM, Steriod.
- Nghiên cứu quy trình ấp trứng và ương cá giống cung cấp nghề nuôi trồng thủy
sản ở TTH.
- Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường và đề xuất quy hoạch vùng
nuôi cá Ong Bầu ở đầm phá.
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Ong Bầu trong ao đất.
Sản phẩm dự kiến:

- Bộ cơ sở dữ liệu về quy trình nuôi vỗ, quy trình sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu
(Terapon theraps Cuvier, 1824).
18


- Dự kiến có 50 cặp cá Ong bố mẹ đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Dự kiến sản xuất 15.000 con giống (cỡ 1-2 cm).
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Ong Bầu đạt năng suất cao.
- Đào tạo 1 thạc sĩ, 3 kỹ sư.
- 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Thời gian thực hiện: 2015-2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 1.500 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 1.500 triệu đồng
17. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất giống Ngao Dầu (Meretrix
meretrix) ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công nghệ, Đại học Huế
Sự cần thiết:
Ngao dầu là loài hai mảnh vỏ, có giá trị thực phẩm cao, giàu chất dinh dưỡng và
rất tốt cho sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao không
những an toàn mà còn là thực phẩm vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai. Ngao
dầu ở vùng đầm phá TTH là loài đặc hữu có giá trị kinh tế cao, nguồn lợi này
ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức và hiếm dần. Ngao có mùa sinh sản từ
tháng 5-7 hàng năm, người dân tập trung khai thác ngao giống rồi đem về ương
nuôi và cung cấp giống. Tuy nhiên, chỉ đáp ứng 10% nhu cầu nuôi chắn sáo và
đặc biệt nhu cầu nuôi ghép với tôm. Đây cũng là hướng nuôi trồng mới để địa
phương khai thác hiệu quả mặt nước, nâng cao thu nhập, giúp người dân xóa đói
giảm nghèo. Các nghiên cứu về loài này nói chung và nghiên cứu về khả năng
sản xuất giống nói riêng còn rất hạn chế.
Năm 2004, khi nghiên cứu về các loài 2 mảnh vỏ của vùng đầm phá Tam GiangCầu Hai, các tác giả Lê Công Tuấn và cộng sự đã khẳng định nguồn lợi quý

hiếm này đã có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng. Gần đây, các nghiên cứu của
nhóm chuyên gia IMOLA/FAO đã thông báo hệ sinh thái đầm phá Tam GiangCầu Hai suy giảm nghiêm trọng do sự giảm sút nguồn lợi các loài đặc hữu như
ngao dầu, cá đối mục, cá ngứa, trìa đen,… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu sinh
sản nhân tạo các loài thân mềm này vẫn bỏ ngỏ, trong khi nhu cầu giống để nuôi
ghép, nuôi thâm canh nhằm tăng cường chất lượng môi trường, giảm rủi ro bệnh
rất lớn. Hơn nữa, nhu cầu thực phẩm về đối tượng này ngày càng cao.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng thể:
Nhằm khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm để phát triển nuôi trồng thủy
sản nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho cư
dân ven phá Tam Giang-Cầu Hai.
Mục tiêu cụ thể:
19


- Nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn gen động vật thủy sinh ở vùng đầm
phá Tam Giang-Cầu Hai cho phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản.
- Cung cấp giống động vật 2 mảnh vỏ cho phát triển nghề nuôi bằng sinh sản
nhân tạo.
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen động vật thủy sinh đặc hữu ở vùng đầm phá Tam
Giang-Cầu Hai.
Nội dung chính:
- Đánh giá tiềm năng và sự phân bố nguồn lợi ngao dầu ở vùng đầm phá Tam
Giang-Cầu Hai.
- Xây dựng quy trình nuôi vỗ ngao bố mẹ và thử nghiệm sinh sản nhân tạo.
- Nghiên cứu quy trình ấp trứng, nở và ương giống.
- Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường và hoàn thiện quy trình nuôi
ngao dầu ở các hình thức và phương thức nuôi khác nhau.
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm ngao dầu có năng suất và hiệu quả cao.
Sản phẩm dự kiến:

- Bộ cơ sở dữ liệu nguồn lợi, quy trình nuôi vỗ, quy trình sản xuất giống ngao dầu.
- Sản xuất 10.000.000 con giống (cỡ 0,5-1 cm/con).
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm ngao dầu đạt năng suất cao (40-50 tấn/ha).
- Đào tạo 01 thạc sĩ, 01 kỹ sư.
- 01-02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Thời gian thực hiện: 2015-2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 1.500 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 1.500 triệu đồng
18. Tên đề tài: Chủ động phòng bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis
VNN) cho cá mú và cá chẽm nuôi công nghiệp bằng vắc xin VNN.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công nghệ, Đại học Huế
Sự cần thiết:
Bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis-VNN) do Nervous Necrosis
Virut-NNV là bệnh cấp tính, xuất hiện trên khoảng 30 loài cá biển thuộc 16 họ,
trong đó có các loài cá mú, cá chình, cá chẽm, cá giò. Bệnh gây ra chủ yếu trên
cá giống và có tỷ lệ chết có thể lên đến 90-100%. Hầu hết những nghiên cứu về
VNN đều cho thấy: ảnh hưởng và tác hại của NNV đến hệ thần kinh trung ương
(gồm não và tủy sống) và võng mạc. Virut này gây hoại tử các nơ-ron thần kinh
dẫn đến những biểu hiện bất thường như bơi không định hướng, chủ yếu theo
hình trôn ốc hoặc lao thẳng, nhanh về phía trước mất cân bằng, thân sậm màu.
Virut phát triển ở mắt, não tạo ra những vùng không bào khi kiểm tra mô bệnh
học. Virut gây bệnh VNN ngoài lây truyền theo chiều dọc (từ mẹ sang con) còn
20


có thể lây truyền theo trục ngang (virut từ cá bệnh có thể theo dịch tiết vào môi
trường nước, xâm nhập vào cá khỏe qua mang, da và miệng)/
Ở Việt Nam hiện nay, bệnh VNN có gần như quanh năm và bùng phát mạnh từ
tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt khi mưa nhiều, tỷ lệ chết lên đến 100% gây thiệt

hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá biển. Hiện tại, việc phòng bệnh hoại tử thần
kinh được thực hiện theo hai hướng: loại trừ con giống mang mầm bệnh (kiểm
soát mầm bệnh từ cá bố mẹ, cá giống, quản lý nguồn nước nuôi) và sử dụng
vacxin.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng thể:
Bước đầu sử dụng vắc xin VNN phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú và cá
chẽm nuôi công nghiệp theo hướng chủ động và góp phần giảm thiểu rủi ro về
bệnh.
Mục tiêu cụ thể:
- Nhằm đánh giá tình hình bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú và cá chẽm nuôi
công nghiệp.
- Nhằm xác định hiệu quả của việc ứng dụng vắc xin VNN phòng bệnh hoại tử
thần kinh trên đàn cá bố mẹ nhằm sản xuất giống sạch bệnh phục vụ cho nuôi
công nghiệp.
- Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá mú, cá chẽm nuôi công
nghiệp có sử dụng vắc xin VNN.
- Hoàn thiện quy trình phòng trị bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú và cá chẽm
nuôi công nghiệp và chuyển giao cho người nuôi.
Nội dung chính:
- Khảo sát, đánh giá tình hình bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú và cá chẽm.
- Đánh giá tính an toàn và tính hiệu quả của vắc xin VNN khi sử dụng trên đàn
cá bố mẹ nhằm sản xuất các dòng con không bị nhiễm VNN.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa của mô hình nuôi cá mú, cá chẽm nuôi công
nghiệp có sử dụng vắc xin VNN và mô hình không sử dụng vắc xin VNN.
- Xây dựng quy trình phòng trị bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú và cá chẽm
nuôi công nghiệp bằng vắc xin VNN.
Sản phẩm dự kiến:
- Báo cáo về tình hình bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú và cá chẽm.
- Đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản được tiêm vắc xin VNN: 50 cặp cá/cá mú, 50

cặp cá/cá chẽm.
- Sản xuất được 10 vạn cá giống cho hai loài (cá mú, cá chẽm) không bị nhiễm
VNN từ việc sử dụng vắc xin VNN trên đàn cá bố mẹ.
- Quy trình phòng trị bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú, cá chẽm nuôi công
nghiệp bằng vắc xin VNN cho hiệu quả kinh tế cao.
- Đào tạo và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ.
21


- Các bài báo khoa học và sinh viên tốt nghiệp của ngành.
Thời gian thực hiện: 2015-2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 1.500 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 1.500 triệu đồng
19. Tên dự án: Tuyển chọn và chuyển hóa rừng giống cây bản địa từ rừng tự
nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn gốc của dự án:
- Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.
- Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản
xuất giai đoạn 2014-2020.
- Quy trình quy phạm kỹ thuật một số loài cây bản địa đã được Bộ NN&PTNT
công nhận.
Sự cần thiết:
Tỉnh TTH với đặc thù là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt,
mưa bão xảy ra thường xuyên. Hàng năm, các cơ sở sản xuất kinh doanh giống
cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh gieo tạo khoảng 15-20 triệu cây giống
phục vụ trồng rừng nhưng chủ yếu là cây trồng ngắn ngày (như keo lai hom, keo
tai tượng…) nên rừng trồng ít có khả năng chống chịu với gió bão. Mặt khác,
hiện nay rừng tự nhiên suy giảm về số lượng, chất lượng. Một số các loài cây

bản địa có giá trị kinh tế cao đã suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng nhưng chưa
có giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển hiệu quả.
Mục tiêu:
- Quy hoạch, tuyển chọn và chuyển hóa rừng giống cây bản địa từ rừng tự nhiên
đảm bảo chất lượng để cung cấp giống phục vụ gieo tạo cây con giống rừng bản
địa trên địa bàn tỉnh.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học các loài cây bản địa
có giá trị, tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Góp phần ổn định đời sống nhân dân thông qua việc tham gia trực tiếp vào các
hoạt động của dự án (như điều tra, đo đếm, tuyển chọn, chăm sóc, bảo vệ rừng
giống…).
Nội dung chính:
- Tiêu chuẩn chọn rừng giống và cây trội: khu vực tuyển chọn là những cây trội,
sinh trưởng tốt, không bị cong keo, sâu bệnh, có hình tán cân đối. Trong rừng có
một số hoặc một số loài cây cung cấp hạt giống có chất lượng tốt cho trồng rừng
và tái sinh rừng.
- Thiết kế kỹ thuật rừng giống chuyển hóa
+ Điều tra, thu thập số liệu
22


+ Xây dựng bản đồ
+ Xây dựng hồ sơ thiết kế.
Sản phẩm dự kiến:
- Xây dựng khoảng 3 mô hình với các loài cây tổ thành loài cây bản địa như Chò
chỉ, Huỷnh, Kiền Kiền, Sơn Huyết, Song Mây… cho các dạng lập địa tại 03
huyện: Nam Đông, A Lưới, Phong Điền với diện tích chuyển hóa khoảng 12 ha.
- Đánh giá chất lượng mô hình đề nghị công nhận nguồn giống chuyển hóa từ
rừng tự nhiên.
- Dự kiến mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 10-15 kg hạt giống cây bản

địa các loài có chất lượng tốt để phục vụ công tác trồng rừng.
Thời gian thực hiện: 2015-2017
Kinh phí: Tổng kinh phí: 300 triệu đồng
Nguồn SNKH tỉnh: 300 triệu đồng
20. Tên đề tài: Nghiên cứu phương pháp nuôi vỗ, thử nghiệm kích thích sinh
sản nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm Lươn đồng (Monopterus
albus, Zwiew, 1973) không bùn tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công nghệ, Đại học Huế
Sự cần thiết:
Lươn đồng là loài có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon, giàu chất
dinh dưỡng, thị trường tiêu thụ rộng lớn kể cả trong nước và xuất khẩu. Ngoài
ra, thịt lươn còn chứa nhiều DHA, EPA, vitamin B1, B2, có tác dụng bồi bổ sức
khỏe, tăng trí thông minh, hạn chế các khối u, chống viêm, có hàm lượng
arachidonic acid 10,17% và DHA chiếm 7,16% lipid cơ thể. Lươn đồng là loài
có tốc độ tăng trọng nhanh, nuôi 5-6 tháng đạt 150-200 g/con, đồng thời có thể
áp dụng với nhiều hình thức và phương thức nuôi khác nhau, đảm bảo cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh TTH ngư dân chủ yếu thu gom con giống ngoài tự
nhiên từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đây là loài có triển vọng cho nghề nuôi
nước ngọt nhưng nguồn giống phụ thuộc vào tự nhiên. Mặt khác, phương pháp
hiện nay đánh bắt chủ yếu là dùng giật điện nên lươn giống thường bị tổn
thương, cong, quẹo cột sống, chậm lớn và chết lai rai sau nhiều tháng nuôi, tỷ lệ
sống <30%. Để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, phục vụ con giống chủ động
cho người nuôi, vấn đề cấp bách hiện nay là phải có nguồn lươn giống đảm bảo
chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện nay, những nghiên cứu về
sinh sản lươn đồng trong nước bước đầu rất khả quan, tuy nhiên kết quả còn
khiêm tốn.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng thể:


23


Nhằm khai thác và phát triển nguồn gen về sinh sản Lươn đồng. Trên cơ sở các
đặc tính đặc hữu quý hiếm của đối tượng này, nhiệm vụ của nghiên cứu nhằm
xây dựng quy trình nuôi vỗ và sinh sản thành công Lươn đồng, cung ứng đầy đủ
nguồn giống phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm cho người dân Thừa Thiên Huế
và khu vực miền Trung. Góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mới có năng suất
và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thị trường, đồng thời
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng công nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm ra phương pháp nuôi vỗ thành thục lươn bố mẹ, đảm bảo tỷ lệ thành thục
>50%.
- Tìm ra loại kích dục tố có khả năng kích thích sinh sản lươn đồng có hiệu quả
cao nhất.
- Tạo ra được con giống co chất lượng, sạch bệnh, tỷ lệ sống cao.
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng không bùn cho năng suất cao.
Nội dung chính:
- Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ lươn đồng bằng các nguồn thức ăn, mật độ khác
nhau.
- Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo lươn đồng bằng các liều lượng và các
loại kích dục tố khác nhau: HCG, LHRH-a+DOM.
- Nghiên cứu quy trình ấp trứng và ương cá giống.
- Nghiên cứu độ tuổi thành thục và chu kỳ tái sinh sản lươn đồng trong điều kiện
nuôi vỗ bằng các nguồn thức ăn khác nhau.
- Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường trong các giai đoạn thí
nghiệm.
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng không bùn.
Sản phẩm dự kiến:

- Bộ cơ sở dữ liệu về quy trình sinh sản nhân tạo lươn đồng.
- Báo cáo chuyên đề về phương pháp ấp cá bột.
- Báo cáo chuyên đề về quy trình ương từ cá bột lên cá hương.
- Báo cáo chuyên đề về quy trình ương cá hương lên cá giống.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu về chu kỳ tái sinh sản của lươn đồng trong điều
kiện nuôi vỗ với các nguồn thức ăn khác nhau.
- Dự kiến sản xuất 10.000 con lươn giống (60-80 con/kg) đảm bảo chất lượng.
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm lươn không bùn, đạt 400-600 kg/100m2,
sau 5-6 tháng nuôi.
- 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
- Đào tạo 2 kỹ sư nuôi trồng thủy sản, sinh học.
Thời gian thực hiện: 2015-2016
Kinh phí: Tổng kinh phí: 950 triệu đồng
24


Nguồn SNKH tỉnh: 950 triệu đồng
21. Tên dự án: Ứng dụng công nghệ in vitro để mở rộng sản xuất khoai môn
Sáp vàng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị/ Cá nhân đăng ký:
Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao- Viện Di truyền
Nông nghiệp
Nguồn gốc dự án:
- Quy trình kỹ thuật nhân nhanh giống khoai môn sọ bằng công nghệ nuôi cấy in
vitro của Viện Di truyền Nông nghiệp, đã được giải thưởng Sáng tạo khoa học
(VIFOTEC) năm 2012.
- Quy trình sẽ được ứng dụng trên giống khoai môn Sáp vàng tại tỉnh TTH và
được hoàn thiện quy trình trong quá trình triển khai dự án.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy in vitro để chủ động và nhân nhanh giống cây
khoai môn Sáp vàng nhằm mở rộng, phát triển sản xuất hàng hóa sản phẩm
khoai môn Sáp vàng tại Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện và đề xuất áp dụng quy trình nuôi cấy in vitro phù hợp trong sản
xuất giống khoai môn Sáp vàng tại Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sản xuất củ bi giống đối với cây khoai
môn Sáp vàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ cây nuôi cấy in vitro.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sản xuất khoai thương phẩm từ củ bi
giống đối với cây khoai môn Sáp vàng tại Thừa Thiên Huế.
- Chuyển giao công nghệ nhân giống tiên tiến và quy trình canh tác cây khoai
môn Sáp vàng tại Thừa Thiên Huế cho Trung tâm Ứng dụng khoa học công
nghệ-Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và địa phương.
- Sản xuất được 50.000 cây con in vitro để làm nguồn giống nhân nhanh phục vụ
sản xuất.
- Xây dựng được mô hình sản xuất giống khoai môn Sáp vàng từ 5-10 ha.
Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm:
- Quy trình kỹ thuật nhân nhanh giống khoai môn Sáp vàng bằng công nghệ nuôi
cấy in vitro, được công nhận quy trình cấp cơ sở.
- Quy trình kỹ thuật sản xuất củ bi giống khoai môn Sáp vàng từ cây nuôi cấy in
vitro dễ áp dụng, được công nhận quy trình cấp cơ sở.
- Quy trình kỹ thuật canh tác khoai môn Sáp vàng thương phẩm dễ áp dụng, tăng
năng suất từ 10-15% so với canh tác truyền thống, được công nhận quy trình cấp
cơ sở.
25


×