Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Y TẾ SỨC KHỎE CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 12 trang )

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

BÀI 6:
CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG
I. Khái niệm:
- Gãy xương là tình trạng xương bị rạn nứt
hoặc gãy thành hai hoặc nhiều mảnh.
- Có thể gãy xương:
+ Kín
+ Hở
+ Đơn giản
+ Phức tạp
- Có thể kèm theo chẩy máu nghiêm trọng
và gây sốc.
II. Xác định gãy xương :
- Sau 1 chấn thương: ngã, va đập…
- Người bị thương hoặc người khác
nghe thấy tiếng xương gẫy: rắc
- Đau dữ dội khi ấn vào hoặc khi
cử động nơi bị gẫy.
- Biến dạnh chi:
+ Cong vẹo,
+ Xoắn vặn,
+ Lệch trục,
+ Ngắn chi.
- Nhìn thấy đầu xương gãy
ngay dưới da khi gãy xương hở.
- Cử động bất thường
Không cố tìm vì gây đau


- Tiếng lạo xạo vùng gãy xương khi cử động, sờ ấn
- Hạn chế vận động và sưng bầm nhưng không đặc hiệu của riêng gãy xương.
III. Nguyên tắc xử trí:
1. Phát hiện các tổn thương khác kèm theo gãy
xương: vỡ tạng (gan, thận, lá lách, bàng quang),
đứt mạch máu
2. Tư vấn Radio Medical, nhất là trong các trường
hợp gãy xương phức tạp ( hộp sọ, lồng ngực, gẫy
xương chậu, xương đùi, cột sống ).
3. Phòng, chống sốc: cầm máu, giảm đau, bù dịch, ...
4. Cố định xương gãy trước khi vận chuyển, trừ trong
các điều kiện nguy hiểm
39


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

IV. Xử trí một số loại gẫy xương.
1. Vỡ sọ:
- Do ngã, va đập, bị đè ép hay do hoà khí...
- Người bị thương có thể:
+ Tỉnh táo hoặc tri giác “xấu” dần,
+ Đau đầu và nôn.
+ Chảy máu qua mũi, tai, mồm,
+ Liệt và sốc.
- Xử trí:
+ Phải đặc biệt lưu ý đối với nạn nhân
để không gây thêm tổn thương ở não.

+ Nạn nhân phải giữ ở tư thế nằm, nếu
mặt hồng hào thì đầu và vai có thể để
hơi cao một chút.
+ Có thể cầm máu bằng cách để ngón
tay trực tiếp vào động mạch trán hoặc
động mạch cổ hoặc băng ép nhưng phải
tuyệt đối đảm bảo vô trùng.
+ Khi chuyển bệnh nhân phải rất nhẹ
nhàng và mỗi bên đâu nên có một chiếc
gối chèn không cho xê dịch.
+ Không bao giờ được tiêm Mocphin
cho bệnh nhân bị vỡ sọ.
2. Gẫy xương hàm trên:
- Đối với mọi thương tổn ở mặt bao giờ cũng phải chú ý tới đường hô hấp.
- Nếu có vết thương phải cầm máu (nhét gạc, kẹp mạch máu). Phải báo cáo qua
Radio Medical.
- Răng nếu rời ra cứ để nguyên trừ trường hợp đã rời hẳn ra và có thể rơi vào cổ
họng gây tắc nghẽn đường hô hấp thì mới lấy đi.
3. Gẫy xương hàm dưới:
- Có thể gây biến dạng hàm, mất răng, chẩy máu lợi và khó nuốt.
- Gẫy hàm có thể gây nên khó thở, trong trường hợp này hàm và lưỡi phải đẩy
ra phía trước và giữ ở tư thế đó.
- Khi cả hai bên bị gẫy, hàm dưới và lưỡi có thể bị đẩy về phía sau và làm cản
trở đường thở:
+ Dùng ngón tay của mình hay của nạn nhân móc vào phía dưới răng cửa
và kéo cả hàm và lưỡi ra phía trước.
+ Bảo nạn nhân nghiến răng lại để tránh không cho hàm gẫy trượt lại
phía sau.
+ Nếu người bị nạn không thể ngồi được vì có các tổn thương khác nên
40



Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

đặt họ ở tư thế bệnh nhân bất tỉnh và có một người ngồi săn sóc họ, giữ
cho hàm ra phía trước và theo dõi xem có bị khó thở không.
- Thông thường thì người bị gẫy hàm ngồi, răng cắn chặt lại, từ chối không khi
khi ta hỏi họ chỉ ra hiệu trả lời vì đau.
- Sự co căng các cơ làm giảm sưng và đau, nên cố định hàm bằng một kiểu
băng đặc biệt, nếu bệnh nhân mê man hay chảy máu ra mồm và có nôn phỉa
luôn có người bên cạnh để cởi băng ra khi họ nôn.

4. Gẫy xương đòn, xương bả vai:
- Thường là do ngã chống lên tay hoặc ngã đập vai trực tiếp vào vật cứng.
- Đặt 1 đệm bằng khoảng 1 nắm tay vào nách sau đó bó tay vào cạnh ngực.
- Có thể thực hiện bằng một băng vải tam giác.

5. Gẫy xương cánh tay và khớp khuỷu:
41


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Gẫy xương cánh tay rất dễ bị biến chứng vì vị trí của các mạch máu và giây
thần kinh đi rất sát xương.
- Đau và biến dạng chi rất rõ ràng, bệnh nhân không nhấc được cánh tay lên

hoặc gấp khớp khuỷu tay lại - cho bệnh nhân thuốc giảm đau.
- Cố định bằng các nẹp tuỳ theo khớp khuỷu có bị tổn thương hay không:
+ Nếu khớp khuỷu không bị tổn + Nếu khớp khuỷu cũng bị tổn
thương có thể đặt hai nẹp phía thương có thể đặt hai nẹp dài phía
trước và phía ngoài và treo cẳng ngoài từ vai, phía trong từ nách tới tận
tay bằng một băng tam giác:
cổ tay và băng lại:

6. Gẫy xương cẳng tay:
- Cẳng tay có hai xương, có thể bị gẫy một hoặc cả hai. Khi chỉ có một xương
bị gẫy, xương kia như một cái nẹp vì vậy không có hoặc có rất ít biến dạng.
- Biến dạng nhiều nhất hay gặp khi gẫy ở gần cổ tay và khi cả hai xương bị gẫy.
- Nếu có nẹp hơi phải đặt từ trên khớp khuỷu trở xuống.
- Nếu không có nẹp hơi có thể sử dụng hai nẹp bằng gỗ hoặc một vật bất kỳ
(một tờ báo gấp nhiều lần):
+ đặt một nẹp phía trên, một nẹp phía dưới, (chú ý là nẹp phải đủ dài từ
khớp khuỷu đến tận nửa bàn tay)
+ đệm bông gạc thật tốt,
+ dùng băng băng lại.
+ treo cẳng tay giữ cho bàn tay cao hơn khớp khuỷu chừng 10cm.( Nếu
không có băng tam giác có thể đeo tay bằng vạt áo hoặc vạt áo sơ mi).
42


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

43



Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

7. Gẫy cổ tay và bàn tay:
- Gẫy cổ tay do ngã, bàn tay ở tư thế duỗi; gẫy bàn tay do bị vật gì đập vào
hay đè chặt lên. Thường có biến dạng về phía lưng cổ tay, xưng gồ lên và đau.
- Không nên xoa bóp hay nắn kéo mà cũng xử trí như gẫy cánh tay.
- Cố định:
+ đặt 1 nẹp từ nửa cẳng tay tới đầu các ngón, nẹp phải độn kỹ càng.
+ đặt một cuộn bông hoặc gạc ở dưới các ngón để giữ cho bàn tay ở vị trí
hơi khum.
+ Dùng băng cuộn hay băng chun để giữ cho bàn tay cố định vào nẹp
+ Treo cẳng tay và bàn tay bằng một băng tam giác hay giây đeo.

8. Gẫy ngón tay:
- Dùng một tay của ta nắm chặt
cổ tay nạn nhân, tay kia nắm chặt
vào đầu ngón tay bị gẫy và kéo cho
thẳng ra
- Cố định ngón bị gẫy bằng một
nẹp nhỏ (ví dụ cái đè lưỡi bằng
gỗ) từ đầu ngón tới cổ tay, các
ngón kia vẫn để hoạt động bình
thường.
9. Gẫy cột sống:
- Gẫy cột sống là một tổn thương nghiêm trọng nhất, thường xảy ra khi bị ngã
cao hoặc đập mạnh cột sống vào vật cứng.
- Nếu đã nghi nạn nhân bị gẫy cột sống phải:

+ yêu cầu họ nằm yên và thẳng, không bao giờ được nằm co con tôm
hoặc ngồi gập lưng, không được tự xê dịch ra cáng
44


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

+ vận chuyển nhẹ nhàng nạn nhân theo phương pháp cuộn trứng hoặc
súc thìa rồi đặt nằm thẳng trên tấm ván cứng (lôi kéo di chuyển họ một
cách vụng về, không đúng phương pháp sẽ gây liệt vĩnh viễn).
+ Buộc hai chân cả giầy vào với nhau và cố định vào tấm ván cứng.
+ Sau đó đặt họ vào cái cáng kiểu Neil-Robertson.
+ Nếu không có cáng kiểu Neil-Robertson vẫn sử dụng tấm ván cứng
đó đặt lên cáng bạt. Không bao giờ được dùng một cáng bạt để chuyển
nạn nhân, nếu dùng cáng bạt phải có các thanh gỗ để ngang xuốt cả chiều
dài của cáng bạt.

10. Gẫy cột sống cổ
45


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Có thể xảy ra do nạn nhân đứng lên
đột ngột và đập đầu vào một vật cứng
quá mạnh; do cả vật gì rơi vào đầu;

ngã rơi từ cao xuống.
- Cách xử trí cũng giống như xử trí
gẫy cột sống vì cột sống cổ là đoạn
trên của cột sống.
+ Nạn nhân phải nằm thẳng và
giữ nguyên như vậy.
- Lấy một xếp báo gấp lại bề
ngang khoảng 10cm, đặt đoạn
giữ của cuộn báo vào dưới
cằm, hai đầu gấp lại sau rồi lấy
một băng vải buộc lại.
11. Gẫy các xương lồng ngực:
- Gẫy xương sườn thường do ngã đập vào một vật cứng có góc cạnh - có thể có
các thương tổn nặng do đập mạnh hoặc ngã cao như vỡ gan, lách, thận.
- Gẫy xương sườn làm cho bệnh nhân rất đau đớn, đau tăng lên khi thở, phổi có
thể bị tổn thương và khi đó ta thấy ho ra máu tươi có bọt. Nếu có vết thương
hở phải lập tức bịt lại:
+ thường dùng một loại gạc có sẵn vaselin đặt lên trên vết thương, ở ngoài
có tờ giấy nhôm hoặc polythylen và sau đó bịt kín bằng băng dính.
+ Nếu không có phương tiện gì có thể dùng ngay quần áo có nhuốm máu
của nạn nhân để tạm thời nút vết thương lại.
+ Nếu thấy nơi nào có máu đang chẩy phải ấn chặt hoặc kẹp lại.
+ Bắt mạch để theo dõi tình hình người bệnh, nếu còn tiếp tục chẩy máu
vào phổi, mạch sẽ nhanh và yếu - cần theo dõi cả nhịp thở.

46


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên


Chăm sóc y tế

- Người bị thương nếu tỉnh táo
nên để ngồi vì ở tư thế này dễ
thở hơn
- Nếu nạn nhân không ngồi
được nên để họ ở vị thế nửa ngồi,
có một gối đệm ở phía sau hay
tựa lên một gối đặt trên đầu gối,
- Nếu có thể được, cho bệnh
nhân tựa ngay chính vào phía bị
thương làm cho bớt đau và làm
giảm khả năng chẩy máu.
- Nếu bệnh nhân bất tỉnh phải
đặt ở tư thế thấp và nghiêng sang
một bên để giữ cho đường thở
thông suốt:
+ nếu có đờm dãi thì tự
chẩy ra được
+ nếu thấy máu có bọt ở
mồm hay mũi, dùng một
ống hút hay lau chùi hết
máu để dễ thở.

12. Gẫy xương chậu:
- Thường do ngã cao hay bị một lực nào tác động vào vùng khung chậu
- Người bị thương có thể kêu đau ở hông, ở khớp háng hay ở mông.
- Nếu nghi là gẫy xương chậu nên khuyên bệnh nhân đái để lấy nước tiểu xem
có máu không.
- Gẫy xương chậu có thể gây chảy máu nặng đe doạ đến tính mạng.

+ Phải theo dõi cẩn thận và liên tục.
47


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

+ Phòng và chữa sốc
- Vận chuyển nạn nhân theo phương pháp xúc thìa rồi đạt trên ván cứng và để
một cái đệm vào giữa hai bắp đùi, hai đầu gối và mát cá chân buộc vào nhau.
- Cho uống thuốc giảm đau.

13. Gẫy xương đùi:
- Gẫy xương đùi là một tổn thương lớn và có thể làm mất nhiều máu. có thể gây
sốc. Gãy xương đùi thường rất đau, chân có thể ngắn và đổ ra phía ngoài.
- Cho thuốc giảm đau, phòng và chống sốc.
- Cần phải tư vấn Radio Medical.
48


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Cố định:
+ Đặt một nẹp từ nách tới cẳng chân, một nẹp từ bẹn tới cẳng chân.
+ Đệm vải, gạc vào nách, giữa bắp đùi, đầu gối, và mắt cá chân.
+ Buộc dây cố định nẹp ( băng số 8 ở bàn - cổ chân, buộc dưới gối, trên
gối, thắt lưng, trên ngực ) – Chú ý: Luồn các dây cùng 1 lúc.

+ Sau đó buộc 2 chân vào nhau: ở cẳng chân và sát bẹn.
- Vận chuyển theo phương pháp xúc thìa hoặc bắc cầu đặt lên cáng hoặc tấm
ván dài.

14. Gẫy xương cẳng chân:
- Cẳng chân có 2 xương:
+ xương chầy (ống đồng): to
+ xương mác: nhỏ
- Khi xương chầy bị gãy, thường do một chấn thương rất mạnh, sẽ phức tạp hơn,
cẳng chân sưng to, nạn nhân rất đau đớn cần tiêm Mocphin.
- Nếu có nẹp hơi, dùng nẹp cả đùi, nẹp hơi còn có tác dụng là cầm máu.
49


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Nếu dùng nẹp gỗ:
+ Đặt 2 nẹp phía ngoài và
phía trong từ giữa xương đùi đến tận
gót chân
+ Đệm kỹ hai bên mắt cá
chân, hai bên gối.
+ Buộc dây cố định nẹp: trên
gối, dưới gối, cổ chân ( số 8 )
+ Buộc hai chân vào nhau:
đùi, cổ chân.
* Gãy cả 2 chân:
- Cầm máu, giảm đau.

- Tư vấn Radio Medical.
- Cố định: đệm, buộc 2 chân như
hình sau:

15. Gẫy cổ và bàn chân
- Thường do bị ngã, bị xoáy vặn hay vật gì
đập vào - chân bị sưng đau và không đi được.
- Nếu có nẹp hơi, đặt nẹp từ cẳng chân trở xuống.
- Với các nẹp khác:
+ Độn kỹ bằng vải, quần áo hoặc gối.
+ Đặt nẹp ở 2 bên chân: từ giữa bắp chân
tới tận bàn chân.
+ Buộc cố định nẹp.

The end.
50



×