Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế vĩ mô : tình hình lạm phát của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.3 KB, 37 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM.

1



Phạm Thị Kim Liên (A6) (Nhóm trưởng) MSV : 16D100429



Trần Thanh Liêm (A6) (Thư kí) MSV: 16D100428



Nguyễn Thị Huyền (A7)



Nguyễn Thị Thanh Huyền (A6)



Nguyễn Thị Linh (A7)



Nguyễn Thị Hải Linh (A6) MSV : 16D100430



Phạm Thùy Linh (A7)





Vương Thị Diệu Linh (A7) MSV : 16D100507



Phạm Đức Long (K50)



Dương Thị Khánh Ly (A7) MSV : 16D100510

MSV : 16D100502

MSV : 16D100423

MSV: 16D100505

MSV : 16D100506

1


Đề cương sơ bộ đề tài và danh sách phân công
Dựa trên lý thuyết về lạm phát, hãy phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam
trong những năm gần đây. Hãy đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kì này.
A: lời mở đầu ( Phạm Thị Kim Liên )
B: nội dung

I : cơ sở lý thuyết
( Nguyễn Thị Huyền + Nguyễn Thị Thanh Huyền)
1: lạm phát
1.1: khái niệm lạm phát
1.2 : đo lường lạm phát
1.3: phân loại lạm phát
1.4: các mức lạm phát
1.5: nguyên nhân lạm phát
1.6: tác động lạm phát
2: khái niệm tăng trưởng kinh tế
II: tình hình lạm phát việt nam trong những năm gần đây
( Phạm Thùy Linh + Vương Thị Diệu Linh + Dương Thị Khánh Ly )
1: biến động
2: nguyên nhân
3: đưa ra chính sách
III: mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kì
này
(Nguyễn Thị Hải Linh + Nguyễn Thị Linh)

Trần Thanh Liêm: (thư kí) danh sách thành viên, đề cương sơ bộ, danh sách
phân công, biên bản họp nhóm, mục lục, tài liệu tham khảo.

2

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhóm: 4
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1
Địa điểm làm việc: sân trước thư viện
Từ: 9giờ15 phút đến 10 giờ15 phút, ngày 22 tháng 3 năm 2017
Nội dung công việc chính:


Nhóm trưởng Phạm Thị Kim Liên : đọc lại nội dung, yêu cầu của đề tài
cho cả nhóm thảo luận trong khoảng 15’.



Thư kí Trần Thanh Liêm: nói rõ lại hướng dẫn của giáo viên về đề tài.



Cả nhóm thảo luận đóng góp ý kiến từ đó nhóm trưởng đưa ra dàn ý đại
cương cho các thành viên về nghiên cứu.

Hà Nội ,ngày 22 tháng 3 năm 2017
THƯ KÍ

3

NHÓM TRƯỞNG

3



4

4


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhóm: 4
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 2
Địa điểm làm việc: sân kí túc xá
Từ: 9giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Nội dung công việc chính:





Các thành viên nhóm sau khi nghiên cứu nhờ đề cương sơ bộ của nhóm
đưa ra một số câu hỏi còn khúc mắc.
Nhóm trưởng cùng các bạn đã hiểu rõ giải đáp cho thành viên nhóm.
Sau khi giải đáp một số bạn đóng góp thêm ý kiến để giúp bài làm đề tài
thêm hoàn chỉnh.
Sau khi xong mọi việc nhóm trưởng phân công cho các bạn về làm phần
việc của mình.

Hà Nội ,ngày 29 tháng 3 năm 2017

THƯ KÍ

5

NHÓM TRƯỞNG

5


6

6


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhóm: 4
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 3
Địa điểm làm việc: sân trước nhà G
Từ: 8giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút, ngày 3 tháng 4 năm 2017
Nội dung công việc chính:




Các thành viên sau khi được phân công gửi bản nháp của mình cho
nhóm trưởng.

Nhóm trưởng và thư kí tổng hợp đủ bài sau đó xem xét, chỉnh sửa
những chỗ chưa đúng cho các thành viên.
Sửa chữa xong nhóm trưởng chả bài cho các thành viên để hoàn
thành bài.

Hà Nội ,ngày 3 tháng 4 năm 2017
THƯ KÍ

7

NHÓM TRƯỞNG

7


8

8


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhóm: 4
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 4
Địa điểm làm việc: sân trước thư viện
Từ: 8giờ 00 phút đến 9 giờ 30 phút, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Nội dung công việc chính:




Các thành viên nộp bài hoàn chỉnh sau khi thống nhất ý với nhóm
trưởng.
Nhóm trưởng gộp bài làm thành một bài hoàn chỉnh để nộp cho
giảng viên.

Hà Nội ,ngày 5 tháng 4 năm 2017
THƯ KÍ

9

NHÓM TRƯỞNG

9


10

10


Danh sách tài liệu tham khảo
-

11

Global Advanced Master of Business Administration
Slide của giảng viên

Sách kinh tế vĩ mô ( bộ giáo dục và đào tạo – tái bản lần 7)
Kinh tế và dự báo.vn
Ktpt.edu.vn
Vn economy.vn
Gso.gov.vn
Kinhdoanh.vnexpress.net
Tinnhanhchungkhoan.vn
www.thesaigontimes.vn
Tổng cục thống kê
www.tapchitaichinh.vn
Vietnamnet.vn
www.bcc.com

11


MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và lạm phát luôn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong
các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và dành được sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản
lý, nhà hoạch định cũng như công chúng. Không những thế, tăng trưởng và lạm
phát còn được xem là những đề tài hấp dẫn và mới mẻ trong nghiên cứu kinh tế
đặc biệt là trong nền kinh tế hiện đại. Dù bạn là ai đi nữa thì hàng ngày, hàng giờ
tăng trưởng và lạm phát đều đang ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Tăng trưởng
có thể giúp bạn trở nên giàu có thì lạm phát chính là kẻ móc túi vô hình luôn
thường trực bên bạn.
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là vấn đề thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiêm cứu kinh tế. theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp để
tăng trưởng bền vững là rất quan trọng đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới
nói chung. Những năm gần đây, chu kì lạm phát rất ít, đặc biệt với năm 2015
lạm phát Việt Nam nằm ở con số thấp nhất trong vòng mười bốn năm trở lại đây.

Đó là điều đáng mừng cho sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát
của Việt Nam hiện nay và cùng nhau đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng của Việt Nam. Bài sẽ điểm lại một số nội dung lý thuyết cần thiết và
đi sâu vào phân tích thực trạng lạm phát và giải pháp để giữ lạm phát ở mức
thấp và ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài luận còn mắc nhiều sai sót
không thể tránh khỏi. Nhóm tiểu luận chúng em rất mong được nhận những ý
kiến nhận xét của giảng viên bộ môn cũng như toàn thể sinh viên có kiến thức
để củng cố và hoàn thiện bài luận hơn.
Chúng em xin trân thành cảm ơn !

12

12


I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1: LẠM PHÁT
1.1 khái niệm lạm phát
Trong kinh tế học lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá
chung của nền kinh tế.trong một nền kinh tế , lạm phát là sự mất giá trị thị
trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác
thì lạm phát là sự phá giá của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Thông thường khi hiểu theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của một
đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ
hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường
toàn cầu. phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là chủ đề gây tranh cãi
giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số
lạm phát bằng không hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn

định giá cả.
1.2 Đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi về giá cả của một
lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế ( thông thường dựa trên các
số liệu được thu thập bởi các tổ chức nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động
và các tổ chức kinh doanh cũng làm việc này) .giác cả của các loại hàng hóa và
dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức
giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá
trung bình ở thời điểm hiên tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương
ứng ở thời điểm gốc. tỷ lệ lạm phát thể hiệm qua chỉ số giá cả là tỷ lên phần
trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình tại thời
điểm gốc. để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của
một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của
chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ
số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. các
phép đo phổ biến cua chỉ số lạm phát bao gồm:
- Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của
một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả
định một cách xấp xỉ. các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không
việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được
xem như là ‘sự thiên lệch’ trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi “
sự ngang giá sức mua” để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay
13

13


hàng hóa khác trong khu vực ( chúng dao động rất lớn từ các giá cả thế giới nói
chung).

- chỉ số giá tiêu dùng CPI đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi “ người
tiêu dùng thông thường” một cách có lựa chọn. Trong điều kiện quốc gia công
nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con
số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. các phép đo này thường được sử
dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có
khoản chi trả tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI . Đôi khi, các
hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản
chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một
tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế ( và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
- chỉ số giá sản xuất PPI đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không
tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc qua thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự
trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các
nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây
cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong CPI và bất kỳ sự tăng phát
sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự
đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI ngày mai dựa trên lạm
phát CPI ngày hôm nay mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau, một
trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
- chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán
buôn( thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này
rất giống với PPI
- Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách
có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng
là vàng. Khi nước mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng
và bạc.
- chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội:
nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ
đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh . Nó là phép đo mức
giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. các phép khử lạm phát cũng tính toán các
thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, cục dự trữ liên bang

đã chuyển xang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm
phát khác để tính toán các chính sách iềm chế lạm phát của mình.
- chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI) trong “ báo cáo chính sách tiền
tệ cho quốc hội” 6 tháng một lần của mình (“ báo cáo humphray-hawkins”) ngày
17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy
ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang “ chỉ số
giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân “.
14

14


1.3 phân loại lạm phát
a) Thiểu phát
- Là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp . Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở
Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
Không có tiêu chí chính xác tỉ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trơ
xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm
phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên
ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ rất không ưa lạm phát như Đức và
Nhật Bản thì tỷ lệ 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ
chưa được coi là thiểu phát. ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở
mức 3-4 phần trăm một năm nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng
đây là thiểu phát.
Có những đặc trưng không phải con số tỷ lệ giúp xác định thiểu phát đó là :
(1) Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi
xuất huy động tiết kiệm thấp- một tình trặng được coi là thị trường tiền tệ chì
trệ . Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho lãi xuất thực tế trở nên cao, khiến các nhà
đầu tư dè dặt đi vay ngân hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động
tiết kiệm bằng cách hạ lãi xuất huy động tiết kiệm.

(2) Sản xuất trở nên thiếu sôi động. lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế
cao hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động và tăng thời gian
nghỉ ngơi. Mặt khác giá cả hàng hóa thấp làm giảm động lực sản xuất.
Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát ( một tình trạng ngược
lại với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế )
b) Lạm phát thấp
mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3-7 phần trăm một năm
c) Lạm phát cao( lạm phát phi mã)
mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá 2 chữ số một năm, nhưng vẫn
thấp hơn siêu lạm phát.
d) Siêu lạm phát
Là lạm phát mất kiểm soát một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền
tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận
phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên.
Theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế 29, có 4 tiêu chí để xác định siêu lạm phát đó là:
(1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa
trong nước không tính bằng nội tệ nữa mà tính bằng ngoại tệ ổn định; (3) các
khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn ;(4)
lãi xuất, tiền công và giá cả được gắn liền với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng
dồn trong 3 năm lên tới 100%.
1.4 Nguyên nhân lạm phát
15

15


Điều gì gây lạm phát là một câu hỏi phổ biến, song các nhà kinh tế vẫn còn
những bất đồng. Có nhiều lý thuyết giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát
mà dưới đây là một số nguyên nhân chính.
a:Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng , đặc biệt khi sản lượng đã
đạt hoặc vượt quá tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm
phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại
của một mức cầu quá cao. Theo lý thuyết này nguyên nhân của dư cầu được
giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất.
Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu
cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn khi có những làn sóng mua sắm mới làm
tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng lên và ngược lại.
Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự
lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng
lên.
Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá
mức các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi
tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng.
Ngược lại khi chính phủ cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng hoặc các
chương trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.
Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nguyên nhân xuất khẩu. Tuy nhiên,
hàng xuất khẩu tác động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu
cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm
tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn cháy vào
cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì
điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng. Tình
hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài chảy
vào giảm do nền kinh tế thế giới hay khu vực lâm vào suy thoái.
Trong đồ thị tổng cung-tổng cầu, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự
chuyển dịch sang phải của đường tổng cầu.

16

16



Như hình minh họa trên, sự gia tăng của một thành tố nào đó của tổng cầu
sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải. Do đường tổng cung dốc
trong ngắn hạn, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hơn và thất nghiệp thấp
hơn, nhưng đồng thời phải đối mặt với lạm phát. Rõ ràng lạm phát do cầu kéo
sẽ không phải là vấn đề mà thực ra còn cần thiết và có lợi cho nền kinh tế nếu
như nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng như trong trường hợp đường
tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1; lạm phat sẽ khá thấp trong khi sản
lượng và việc làm tăng đáng kể. Ngược lại, do cầu kéo sẽ trở thành vấn đề thực
sự nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rất
dốc như trong trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2. Khi
đó sự tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát tăng cao trong khi sản lượng và việc
làm tăng lên rất ít.
a.

Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chí phí đồng loạt tăng lên
trong nền kinh tế.

Trong đồ thị tổng cung-tổng cầu, một số cú sốc như vậy sẽ làm đường
tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số
17

17


b.

kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản

lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát nghiệp đều tăng. Chính vì vậy, loại lạm
phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đi kèo suy thoái.
Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá
nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên
cao, các doanh nghiệp sẽ tìm các tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện.
Vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng
nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.
Việc chính phủ tăng các loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất
cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gảm thu đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp đến giá các loại hàng hóa.
Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu
mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được thì sự thay đổi giá của
chúng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của
chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay nội tệ giảm giá mạnh trên thị
trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm
phát sẽ bùng nổ.
Lạm phái dự kiến
Trong nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát
vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng theo một
tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phạt này được gọi là lạm phát dự kiến hay lạm phát
ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn dự tính trước.

Hình trên cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra thế nào. Cả đường tổng cung
và tổng cầu đều dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn duy
trì ở mức tự nhiên, trong khi giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian.
1.5 Tác động của lạm phát
a.Tác động tiêu cực
- Lạm phát và lãi suất:
Ta có: lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
18


18


Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao nếu muốn cho lãi suất thật bình ổn và thực
dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất
danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh
tế và thất nghiệp gia tăng.
-Lạm phát và thu nhập thực tế:
khi lạm phát tăng lên mà thu mhập danh nghĩa không đổi sẽ làm cho thu nhập
của người lao động giảm xuống.
-Lạm phát và phân bốc thu nhập
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ
có lợi trong vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng làm tăng thêm nhu cầu
tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến cho những người thừa tiền và giàu có, dùng
tiền của mình để vơ vét và thu gon hành hóa, tài sản, nận đầu cơ xuất hiện, tình
trạng này càng làm nghiêm trọng việc mất cân đối quan hệ cung-cầu hàng hóa
trên thị trường, giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng nhười dân
nghèo phải chịu hậu quả. Tình trạng lạm phát như vậy có thể gây ra những rối
loạn trong nền kinh tế và tạo khoảng cach lớn về thu nhập và khoảng cách giàu
nghèo.
-Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào
người dân, những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do lạm phát
làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng
tiền nước ngoài.

19


19


b:Tác động tích cực
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ
lạm phát vừa phải từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang
phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
+Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư
vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại
thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong
thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo
hiểm nếu không chủ động sẽ gây hậu quả xấu.
Lạm phát có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh
tiết kiệm và đầu tư. lạm phát thấp ở mức hợp lí sẽ làm đầu tư trở nên hấp dẫn
hơn là nắm giữ tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị của nó nhanh
hơn so với đầu tư. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát luôn có độ trễ thời gian giữa
tăng giá sản phẩm đầu ra và tăng giá chi phí đầu vào biểu hiện ở độ trễ về tăng
tiền lương. lạm phát vừa phải như là chất bôi trơn của nền kinh tế (grease
effect), lạm phát giúp các nhà sản xuất có thể giảm chi phí thực sự để mua đầu
vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ mở rộng quy
mô sản xuất.
Lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng thông qua tác động
kích cầu. Lạm phát tạo ra tâm lý giá tăng nên mọi người có xu hướng tiêu dùng
nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích trữ, do đó làm gia tăng tổng cầu. Bên cạnh
đó, lạm phát thường kéo theo việc phá giá của đồng nội tệ, nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng. Cầu xuất khẩu
tăng kích thích tăng cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước - nguồn cho xuất khẩu.
giảm lãi suất sẽ tạo ra lạm phát, từ đó kích thích mọi người sử dụng tiền mặt để
tiêu dùng, đầu tư kinh doanh

Nhà nước có thể thông qua việc gia tăng cung tiền để tăng cường phát
triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng,….Việc
đầu tư xây dựng thêm trường học, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tăng lương
cho cán bộ nhân viên, xây dựng nhà máy, xí nghiệp,… sẽ góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ, đáp ứng các điều
kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế

20

20


Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa
có hại vừa có lợi. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm
phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
II: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập đạt
được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) của một quốc
gia (hoặc địa phương). Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ
phản ánh tốc độ tăng trưởng.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia
đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây
ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử
dụng lạm phát một con số làm động lực kích thích sự phát triển của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, lạm phát xảy ra rất nhiều, đặc biệt là trong những năm 2010-2015.
Chính phủ đã có những giải pháp để kìm chế tình hình lạm phát Việt Nam ở một
con số.

1. Biến động về lạm phát ở Việt Nam trong những năm 2010-2017.
Do ưu tiên hàng đầu của chính phủ là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát mà
lạm phát trong những năm 2010-2016 tiếp tục duy trì phù hợp với diễn biến
chung của xu thế lạm phát trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể như sau:
Vào năm 2014:
Nhìn chung cả năm 2014, lạm phát Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm
2013, trong đó giáo dục có mức tăng cao nhất 8,25%, riêng dịch vụ giáo dục
tăng 8,96%, các nhóm hàng hóa khác đều có mức tăng khá thấp( khoảng 1-2%) .
Riêng hai nhóm hàng hóa có tỉ trọng lớn trong CPI là giao thông và nhà ở- vật
liệu xây dựng là giảm giá( giảm 5,57% và 1,95%)
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng và giá của hầu hết các nhóm hàng đều có xu
hướng giảm. Lạm phát năm 2014 chỉ đạt 37% mức lạm phát mục tiêu do chính
phủ đặt ra . Nếu xét theo mức lạm phát bình quân, lạm phát năm 2014 tăng
4,09% so với năm 2013, đạt 80% mục tiêu. Tỷ trọng đóng góp của các nhóm
hàng trong CPI năm 2014:
21

21


Biểu đồ 1: CPI của các nhóm hàng trong năm 2014.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Sau nhiều năm đứng trong nhóm các nước có lạm phát cao nhất thế giới, lạm
phát thấp nhất năm 2014 đã đưa Việt Nam vào vị trí thứ 58 trong bảng xếp hạng
lạm phát toàn thế giới( theo thứ tự từ thấp đến cao)
 Năm 2015:
Lạm phát năm 2015 có thể được coi là thấp nhất trong 15 năm qua. Chỉ số giá
bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, CPI tăng 0,85% sau 11 tháng
(Theo thông tin từ tổng cục thống kê). Đây là con số thấp hơn rất nhiều so với
chỉ tiêu lạm phát mà Quốc Hội đặt ra( dưới 5%). Bình quân mỗi tháng trong

năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05% so với tháng trước. Trong đó lạm phát cơ bản của
năm 2015 tăng 2,05% so với năm 2014.

CP
I

T122014
0

T12015
-0,2

T22015
-0,25

T32015
-0,1

T42015
0,04

T52015
0,2

T62015
0,55

T72015
0,68


T82015
0,61

T92015
0,4

T102015
0,67

T112015
0,64

T122015
0,63

Bảng 2: chỉ số giá tiêu dùng của các tháng năm 2015.(theo Tổng cục thống kê)
Một số ngành có mức tăng giá cao là giáo dục( 2,42%, dịch vụ giáo dục tăng
2,54%), dược phẩm- dịch vụ y tế ( 1,79%, dịch vụ y tế tăng 1,82%), may mặc
(2,81%), đồ uống- thuốc lá(2,05%), riêng nhóm ngành giao thông và lương thực
giảm lần lượt là 8,74% và 1,65%. Có thể nói lạm phát năm 2015 ở mức thấp.
Năm 2016
Theo Cơ quan thống kê, vào tháng 12/2016, CPI tăng 0,23% so với tháng
trước; tăng 4,74% so với tháng 12 năm trước; thấp hơn so với mục tiêu 5% của
Quốc Hội đề ra. Báo cáo tình hình giá cả năm 2016 của Tổng cục thống kê nhấn
mạnh, năm 2016 được coi là thành công trong vệc kiểm soát lạm phát trong điều
kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều
chỉnh giá của một số mặt hàng do nhà nước quản lí tiệm cận dần theo giá thị
trường. Tính chung CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm
2015 và bình quân mỗi tháng tăng 0,4%
Năm

Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016
CPI
18,58%
25,39%
131,43% 135,53% 136,16% 140,9%
.Bảng 3: Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2011-2016( Nguồn: kinh tế Sài Gòn)
22

22


Nhìn chung bình quân năm 2016 so với 2015, lạm phát chung có mức cao hơn
lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức
tăng cao. Đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều chỉnh giá
cả qua việc tăng giá các dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng của lạm phát cơ bản
từ tháng 1 đến tháng 12 có biên độ giao động trong khoảng khá hẹp từ 1,64%
đến 1,88%. Như vậy lạm phát năm 2016 cũng có không ít biến động, có ảnh
hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam.
 Năm 2017
Chính phủ đặt ra mức mục tiêu cho lạm phát là 4%. Và theo kế hoạch, chính

phủ sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục nên lạm phát sẽ cao
hơn.

Biểu đồ 4: Dự báo lạm phát so với cùng kì năm trước của các tháng trong năm
2017.
Nhìn tình hình kinh tế và lạm phát 2 tháng đầu năm 2017, ta thấy được lạm
phát tăng cao trong tháng 1 nhưng đã có xu hướng giảm trở lại ngay sau kì nghỉ
tết( tháng 1/2017: +0,42%YoY và tháng 2/2017: +0,23%YoY), mức tăng giá chủ
yếu đến từ nhóm giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng. nhìn chung diễn biến
lạm phát của 2 tháng đầu năm 2017 vẫn trong tầm kiểm soát.
Nói tóm lại, tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010-2017 cũng có khá
nhiều biến động. Đặc biệt là lạm phát năm 2015 thấp nhất từ trước tới nay.

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Lạm phát cơ bản
của tháng 5 năm
0,27
0,22
0,18

-0,06
báo cáo so với
năm trước
CPI tháng 5 báo
cáo so với cùng
8,21
13,8
8,23
4,76
kì năm trước
Lạm phát cơ bản
bình quân năm so
7,78
13,62
8,19
4,77
với năm trước
Bảng 5: Lạm phát cơ bản của tháng 5 từ năm 2010-2016.
23

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

0,24


0,14

0,25

3,44

2,10

1,87

3,31

2,05

1,78

23


Từ bảng số liệu trên đã chứng minh cho việc lạm phát chung thấp hơn lạm
phát cơ bản, do các mặt hang lương thực, thực phẩm tươi sống, xăng dầu tăng
nhưng mức tăng không cao hơn mức tăng của các nhóm hang còn lại nằm trong
rổ tính lạm phát cơ bản. Như vậy lạm phát ở Việt Nam( 2010-2017) biến động
thất thường và điều này có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nước ta trong các
năm qua.
2.Nguyên nhân:
2.1 Năm 2014
Lạm phát năm 2014 ở mức thấp chủ yếu do một số nguyên nhân sau :
*Đầu tiên là do nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào nên chỉ

số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 12 chỉ tăng 2,61% so với tháng
12/2013, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,08% của cùng kỳ năm trước;
* Thứ 2 là do giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định
*Thứ 3 là giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu thô thời gian gần
đây giảm mạnh và đang tiếp tục giảm dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được
điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và
nhóm giao thông tháng 12 năm nay lần lượt giảm 1,95% và giảm 5,57% so với
cùng kỳ năm trước, ngược với xu hướng tăng 5,49% và tăng 2,6% của cùng kỳ
năm 2013;
* Thứ 4, công tác quản lý giá trong năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời
điểm điều chỉnh không trùng vào các tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác
động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức giá được điều chỉnh đối với một số
nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so
với năm trước.
Năm 2014 chỉ còn 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, đồng
thời năm 2014 là năm cuối của chu kỳ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị
định số 49/2010/NĐ-CP nên mức giá được điều chỉnh cũng thấp hơn nhiều so
với những năm trước
*Thứ 5 ,sự ổn định của thị trường ngoại hối cùng với mức điều chỉnh tăng tỷ giá
thấp 1% trong năm 2013-2014
2.2 Năm 2015
24

24


Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, chỉ số lạm phát năm 2015 cơ bản có
xu hướng giảm dần và ổn định, lạm phát cơ bản chỉ tăng 2.05% so với năm
trước . Thực trạng trên được nhìn nhận do các nguyên nhân cụ thể:

*Thứ nhất, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra
sản lượng lương thực của thế giới tăng cùng với sự cạnh tranh với các nước như
Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn, do đó
giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác (tính đến hết tháng 11 năm
2015 Việt Nam xuất khẩu được 6,08 triệu tấn gạo, tăng 0,7% về lượng nhưng
giảm 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong năm 2015 chỉ số giá lương thực liên tục giảm từ tháng 3 đến tháng
10, có 4 tháng tăng nhưng mức độ tăng không cao, nguyên nhân chính là do tình
hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu gạo sang
Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo
theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ
nhiều nguồn cung với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.
Ngoài ra, trong năm 2015, Thái Lan đã bán tháo gạo tồn kho và trước đây
Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp. Thị phần gạo
cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt
đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp - thị phần chủ yếu của gạo Việt
Nam. Thêm vào đó, gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh
tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. Bình
quân trong 11 tháng đầu năm 2015, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm
30,74$/tấn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động
đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm lương thực
năm 2015 giảm 1,24% so với cuối năm trước.
*Thứ hai, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh, giá dầu
Brent xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, từ mức 110,47 USD/thùng
(cuối năm 2013) xuống còn dưới 40 USD/thùng (thời điểm ngày 15/12/2015),
bình quân giá dầu Brent năm 2015 giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, nên
giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng
“Nhà ở và vật liệu xây dựng” và “Giao thông” năm 2015 lần lượt giảm 1,62% và
11,92%, so với năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu giảm 24,77% so với năm
trước đã góp phần giảm CPI chung 0,9%.

Giá các mặt hàng thiết yếu khác trên thế giới khá ổn định, một số mặt
hàng có xu hướng giảm mạnh như giá chất đốt, sắt thép…nên chỉ số giá nhập
khẩu của các mặt hàng này năm 2015 so năm 2014 đã giảm 5,82%, chỉ số giá
25

25


×