DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Giả thiết: Xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn về yếu tố mùa vụ. Đặc
điểm này do việc chế biến gỗ thường phải trải qua nhiều công đoạn. Mua gỗ nguyên liệu nhập khẩu
và chế biến theo đơn đặt hàng cần có thời gian khoảng 3-4 tháng. Các đơn hàng thường được đặt
trong tám tháng đầu năm nên bốn tháng cuối năm là những tháng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Nhưng do nhóm phân tích số liệu trị giá xuất khẩu gỗ theo năm, nên nhóm sẽ loại bỏ thành
phần thời vụ ra khỏi mô hình.
2. Thiết lập mô hình:
a) Những nhân tố ảnh hưởng đến trị giá xuất khẩu gỗ của thị trường Việt Nam trong giai đoạn
2001-2011 (các biến của mô hình):
• Xu hướng biến động chung cho giai đoạn trên chủ yếu là tăng đều qua các năm trong giai đoạn này.
- Ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có những bước phát triển vượt bậc, với trị giá xuất khẩu
luôn tăng trưởng cao, năm 2010 đạt 867 triệu USD, vượt xa mục tiêu đạt 210 triệu USD kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2004 đã được đặt ra tại Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg 01/6/2004 của Thủ
tướng Chính phủ. Theo đó, sản phẩm gỗ đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Do đó, trị giá xuất khẩu gỗ giai đoạn này có xu hướng tăng.
- Nhu cầu tiêu thụ của thế giới, đặc biệt các thị trường chính như Mỹ, Nhật, Đức là yếu tố quan trọng
nhất tác động tới trị giá xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Kể từ năm 2001, mỗi khi nhu cầu nhập khẩu của
các thị trường này tăng lên thì trị giá xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng có những biến động tích cực.
Trong đó, 3 thị trường chính chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất là Mỹ (38-44%), EU (28-30%) và
Nhật Bản (12-15%).
Riêng đối với thị trường Mỹ, đây là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Sau Hiệp
định Thương mại Việt- Mỹ và các chính sách ưu đãi và khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đã mở
ra nhiều triểnvọng đểViệt Nam thâm nhập thị trường này. Mỹ là thị trường đồ gỗ xuất khẩu lớn nhất
củaViệt Nam và có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2-3 con số. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
sản xuất gỗ bằng việc bãi bỏ việc giấy phép xuất khẩu gỗ, hạn mức thuế xuống 0%, giảm thuế VAT
xuống 5% cho các mặt hàng gỗ, hưởng mức thuế quan bình thường so với mức thuế khoảng 40% so
với trước đây. Điều này làm cho trị giá xuất khẩu gỗ tăng trong giai đoạn trên.
- Năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn
về đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, tay nghề của công
nhân. Theo thống kê, đến tháng 10/2008, cả nước có trên 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó
có 300 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp, sử dụng 170.000 lao động trực tiếp và có
năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003, thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu
bứt phá, tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà nhập khẩu nước ngoài.
- Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy
mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các
bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã. Điều
này thúc đẩy trị giá xuất khẩu gỗ tăng đều.
• Riêng 2 giai đoạn 2002-2003 và 2008-2009, trị giá xuất khẩu gỗ có xu hướng giảm.
- Giai đoạn 2002-2003:
Về thị hiếu thị trường nước ngoài: Theo thống kê của Hải quan Mỹ năm 2002, Việt Nam xuất
khẩu khoảng 81.7 triệu USD đồ gỗ sang thị trường nước này. Được biết trong năm 2002, đồ gỗ VN
chỉ chiếm 0.7% thị phần. Trong khi, Trung Quốc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ khoảng 10 tỷ USD, tương
đương 37.5% thị phần. Đây là lý do vì sao trị giá xuất khẩu gỗ lại có xu hướng giảm trong giai đoạn
này.
- Giai đoạn 2008-2009:
+Về tình hình kinh tế thế giới: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến hầu hết các
nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam bị ảnh hưởng chậm hơn một nhịp so với các
quốc gia khác, lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất được coi là hoạt động xuất khẩu. Hoa Kỳ, EU,
Trung Quốc là những thị trường quan trọng, có sức tiêu thụ lớn hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam,
trong đó không thể không kể đến mặt hàng gỗ.
+ Về chính sách vĩ mô (chủ yếu là chính sách tiền tệ): Áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng,
nhưng chỉ dừng lại ở việc tăng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, do đó việc này gây khó khăn
cho việc xoay sở vốn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu gỗ.
(Sơ đồ: Chính sách tiền tệ mở rộng)
+ Về thị trường tiêu thụ: Việc tập trung vào 3 thị trường lớn nêu trên, một mặt tạo ra sức tiêu thụ
lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, nhưng cũng đầy những rủi ro khi chính các thị trường này có
những biến động bất lợi. Từ năm 2008 trở lại đây, thị trường EU và Mỹ đã được ra những yêu cầu
chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ.Vì vậy, ngoài việc duy trì khả năng tiêu thụ trên các thị trường
lớn đã có, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các thị trường mới như:
Các Quốc gia vùng Tây Á, Khu vực Đông Âu… và quan tâm hơn đến thị trường nội địa.
+ Về tỷ giá hối đoái của USD/VND:
Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử.
Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là gỗ
(một trong những mặt hàng của ngành nông- lâm- thủy sản).
(Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008- Nguồn: BIDV)
Đến cuối năm 2009, Ngân hàng nhà nước ban hành chính sách mở rộng đối tượng được vay vốn bằng
ngoại tệ, đặc biệt là đối tượng xuất khẩu. Do đó, trị giá xuất khẩu gỗ trong năm 2010 tăng trở lại, sau
đợt giảm trong 2 năm 2008, 2009.
+ Về lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu, làm ảnh
hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn 2008-2009, lạm phát
tăng cao do ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới, làm trị giá xuất khẩu gỗ giảm, từ đó làm giảm tính
cạnh tranh của mặt hàng này.
+ Về nhu cầu tiêu thụ của thế giới: Xu hướng thế giới đang chuyển sang sử dụng sản phẩm chế
biến từ nguồn gỗ được khai thác có kiểm soát, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), hoặc gỗ có
nguồn gốc hợp pháp. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chế biến từ gỗ của
Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thiếu
bền vững, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, nó làm giảm trị giá xuất khẩu gỗ.
+ Chính sách điều hành xuất nhập khẩu của cả Việt Nam lẫn các nước nhập khẩu đồ gỗ: Giai
đoạn 2008-2009, các chính sách này có gây một số bất lợi cho việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Ví dụ:
o Chính sách điều hành xuất nhập khẩu của các nước nhập khẩu đồ gỗ:
6-2008, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Farm Bill quy định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ các
sản phẩm gỗ nhập khẩu của Mỹ.
4-2009, Đạo luật Lacey được đưa vào áp dụng nhằm kiểm soát nguồn gốc hợp pháp các loại gỗ và
sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Mỹ.
Đây là những rào cản gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam, vì hàng năm, Việt
Nam phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ từ Myanmar, Lào, Campuchia nhưng thường không có
nguồn gốc rõ ràng.
o Chính sách điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam:
9-2008, Bộ Tài chính ra Công văn số 11270/BTC-CST yêu cầu việc hàng hóa xuất khẩu được sản
xuất từ nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Theo công văn này,
các sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng phải chịu thuế. Sau khi chịu thuế xuất khẩu 10%, các doanh nghiệp
xuất khẩu gỗ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, do khoảng thời gian này là khoảng thời gian xuất
khẩu chính. Do đó, trị giá xuất khẩu gỗ giảm từ năm 2008 đến năm 2009.
Nhưng đến 1-2009, Bộ Tài chính đã ra Công văn 965/BTC-CST hoàn thuế đối với các doanh nghiệp
gỗ đã đóng thuế nhập khẩu và bãi bỏ thuế xuất khẩu 10% đối với các sản phẩm có nguyên liệu nhập
khẩu. Quyết định này đã tháo gỡ khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và tạo động lực cho tình hình
xuất khẩu đồ gỗ. Do đó, trị giá xuất khẩu gỗ tăng trở lại vào năm 2010.
b) Mối quan hệ giữa các biến của mô hình:
- Cuộc khủng hoảng đã có tác động nhất định đến thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam, vì kinh tế
Mỹ là một nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng chu chuyển vốn của thị trường thế giới. Trong
điều kiện tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên bất cứ hoạt động nào của nền kinh tế đều có ảnh
hưởng nhất định tới nền kinh tế thế giới.
- Chính sách tỷ giá hối đoái có thể đạt được hiệu quả nhất định nào đó được phối hợp chặt chẽ với các
chính sách kinh tế khác, đặc biệt là chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu.
- Lạm phát ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Nếu tốc độ lạm phát của một quốc gia tăng cao hơn nước
khác, hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ của quốc gia này sẽ trở nên đắt hơn, khả năng cạnh tranh
trong thương mại quốc tế giảm xuống.
+ Lạm phát cầu kéo:
+ Lạm phát chi phí đẩy:
+ Tỷ giá hối
đoái:
Đường cong AA thể hiện tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tài sản (cân bằng đồng thời
cả thị trường ngoại hối lẫn thị trường tiền tệ trong nước).
Cân bằng trên thị trường ngoại hối có thể diễn đạt bằng phương trình sau:
R = R* + (e(E) -E)/E
Trong đó R là lãi suất của các khoản tiền gửi bằng nội tệ, R* là lãi suất của các khoản tiền gửi
bằng ngoại tệ, e(E) là giá trị kỳ vọng tương lai của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, E là tỷ giá hối đoái
danh nghĩa.
Khi lạm phát tăng cao, thì mức giá hàng hóa được đẩy lên cao. Mà ngoại tệ cũng là một loại hàng
hóa, do đó giá ngoại tệ cũng tăng cao. Điều này làm cho cầu ngoại tệ trong nước giảm đi, do việc thu
mua ngoại tệ sẽ tốn rất nhiều chi phí, do đó hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ của quốc gia này sẽ trở
nên đắt hơn.
c) Ước lượng các tham số mô hình: (Trong excel)
d) Phân tích và dự báo: (Trong excel)