Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SSKN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.42 KB, 13 trang )

2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2. Thực trạng của vấn đề
Giáo dục kĩ năng sống là một vấn đề không mới trong dạy học và cũng
không xa lạ trong thực tiễn cuộc sống vì nó là lĩnh vực giáo dục liên ngành. Tuy
nhiên, đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của
môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và
phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh,
đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên
quan đến nội dung bài học cho các em. Vì vậy, môn học này có khả năng tích hợp

nhiều mức độ khác nhau với các nội dung giáo dục kĩ năng sống cả về kiến thức, kĩ
năng, thái độ. Do đó, khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần đảm bảo nguyên tắc:
không gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học.
Tuy nhiên, qua thực tế dự một số giờ của đồng nghiệp ở trường hiện nay tôi
nhận thấy, có nhiều giáo viên bộ môn GDCD quan niệm rằng: Tích hợp giáo dục kĩ
năng sống là vô hình dung làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng
môn học dưới hình thức đơn điệu khô cứng. Bên cạnh đó, có một bộ phận giáo
viên
dạy chéo môn, không tâm huyết với nghề, ít đọc sách, báo, ít quan tâm đến các vấn
đề chính trị xã hội, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, cho nên ngại tích hợp vì
cho rằng chỉ cần tập trung vào kiến thức bài học là đủ, không cần phải tích hợp
những nội dung khác.
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
Để phát huy vai trò giáo dục bộ môn, giúp học sinh rèn luyện hành vi có
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp học sinh có
khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa
và lành mạnh. Giáo viên phải là những người có lòng nhiệt huyết, biết lựa chọn và
kết hợp tốt các phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh


phong trào thi đua học tập sôi nổi, hiệu quả, động viên kịp thời học sinh có những
tiến bộ. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện được mục
tiêu giáo dục THPT. Vì vậy, nhận thấy trong rất nhiều biện pháp nhằm phát huy vai
trò giáo dục bộ môn, tôi mạnh dạn sử dụng biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng
sống trong giảng dạy.
Thông qua chương trình GDCD lớp 10, giáo viên có thể tích hợp giáo dục kĩ
năng sống trong phần thứ hai: “Công dân với đạo đức”. Tùy vào nội dung kiến
thức của từng bài, từng mục ... giáo viên có thể lựa chọn tích hợp các loại kĩ năng
sống phù hợp. Qua việc giáo dục kĩ năng sống sẽ làm thay đổi nhận thức của học


sinh về môn học và đặc biệt sẽ hình thành những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh.
Trong bài 10: Quan niệm về đạo đức. Giáo viên có thể tích hợp kĩ năng so
sánh, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện sự thông
cảm ...
Khi dạy mục 1.a: Đạo đức là gì? Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lấy một
số ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với
chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua ví dụ đó, em rút ra cho mình được điều gì?
Ví dụ 1: Một số bạn đi xe buýt gặp người tàn tật, thương bệnh binh, người
già, trẻ em, phụ nữ mang thai ... nhưng không nhường ghế ngồi.
Câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ gì khi các bạn hành động như vậy?
2. Nếu gặp các trường hợp trên em sẽ hành động như thế nào? Vì sao?
Ví dụ 2: Trong lớp bố bạn Hoa đau nặng, phải nằm viện, nhưng một số bạn
không hề hỏi thăm, động viên hay giúp đỡ Hoa.
Câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ gì khi các bạn hành động như vậy? Vì sao?
2. Nếu chúng ta biết hỏi thăm, động viên hay giúp đỡ thì sẽ giúp ích được gì
cho bạn Hoa?
Trong bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Tùy theo các phạm

trù như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, giáo viên có thể tích
hợp các kĩ năng phù hợp như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự nhận thức, kĩ
năng ứng phó với những căng thẳng ...
Ví dụ 1: Khi dạy xong phạm trù nghĩa vụ, lương tâm, giáo viên có thể đưa ra
tình huống sau:
Trên đường đi học về, cách trường khoảng 500m Hạnh nhìn thấy mấy viên
gạch vỡ nằm ngay giữa đường. Có lẽ gạch rơi ra từ chiếc xe ô tô của ai đó chở vật
liệu xây dựng. Xe vừa lướt qua, bỗng Hạnh chợt nghĩ trên đoạn đường này thường
xuyên có nhiều xe máy, xe đạp và trẻ con đi qua; nếu cứ để đó thì thật không an
toàn cho người qua lại, thế nào cũng có người bị ngã.
Hạnh nói với mấy bạn cùng đi dừng xe lại để nhặt gạch, kẻo có người bị ngã.
Thế nhưng, một bạn nói đó không phải là việc của các bạn và không ai dừng lại.
Hạnh dừng lại, lặng lẽ nhặt mấy viên gạch vỡ và xếp gọn vào ven đường. Xong
việc, Hạnh đạp xe về nhà và thấy lòng mình thật vui.
Câu hỏi:
1. Tại sao Hạnh lại thấy vui khi nhặt xong những viên gạch vỡ xếp vào ven
đường?
2. Em có suy nghĩ gì về việc mấy bạn cùng lớp không hưởng ứng lời đề nghị
của Hạnh?
3. Nếu có mặt ở đó em sẽ hành động như thế nào? Vì sao?
Ví dụ 2: Khi dạy phạm trù hạnh phúc, giáo viên hướng dẫn lớp tiến hành một


trò chơi “Vẽ cây tâm trí” bằng cách đặt câu hỏi sau: theo em hạnh phúc được biểu
hiện như thế nào?. Giáo viên yêu cầu các em vẽ ra những điều làm cho các em
hạnh phúc bằng cách thể hiện qua các nhánh cây như: đạt được điểm cao; bố mẹ
mua cho bộ áo quần mới; giúp bố mẹ một số công việc của gia đình; có được sự
quan tâm, tôn trọng của mọi người; được bạn thân tặng cho một bản nhạc ... Với
mỗi biểu hiện học sinh dùng bút màu để vẽ ra. Nhóm nào vẽ càng nhiều nhánh cây
thể hiện những điều làm các em hạnh phúc, biểu thị một vòng tròn khép kín, đẹp

sẽ là nhóm thắng cuộc. Sau phần hoạt động của học sinh, giáo viên có thể kết luận
hạnh phúc là gì? Định hướng trong nhận thức và cách xác định giá trị, làm tăng
thêm kĩ năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ giữa các bạn trong nhóm và lớp học. Học
sinh sẽ tiếp cận với phạm trù hạnh phúc một cách sâu sắc, toàn diện.
Trong bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Giáo viên dùng
phương pháp thảo luận nhóm, với những câu chuyện phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn sự
tập trung của học sinh. Thông qua những câu chuyện, tác động trực tiếp tới suy
nghĩ, cảm xúc của người học. Qua đó giúp học sinh hình thành kĩ năng xác định
giá
trị, cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh mình. Giúp học sinh tích cực
suy nghĩ để có thể lập luận chặt chẽ, đưa ra những ví dụ dẫn chứng, rèn luyện tính
kiên định, tư duy phê phán và khả năng giao tiếp có hiệu quả. Với những mối quan
hệ trong cuộc sống như quan hệ với bạn bè, bố, mẹ, hàng xóm ... học sinh sẽ lựa
chọn cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng và trong từng hoàn cảnh cụ thể. Kĩ
năng giao tiếp được coi là một trong những kĩ năng quan trọng, kĩ năng này có thể
thể hiện bằng lời nói, sự trao đổi thông tin giữa các học sinh hoặc cũng có thể sử
dụng kĩ năng giao tiếp không lời (kĩ năng lắng nghe). Sự lắng nghe, chia sẻ, biết
tôn trọng các ý kiến giữa các thành viên trong lớp sẽ làm cho học sinh tự tin, cởi
mở, làm cho mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên trở nên gần gũi. Qua đó quá
trình học tập sẽ tích cực hơn.
Ví dụ: Khi dạy mục 1.b: Thế nào là một tình yêu chân chính? Giáo viên có
thể đưa ra các mẫu chuyện sau đây:
Mẫu chuyện 1: Trong một buổi giao lưu Hồng đã gặp Sơn và đã thầm yêu
Sơn - một người chiến sỹ biên phòng. Gia đình và bạn bè chê bai Hồng vì sao
không yêu những chàng trai có địa vị xã hội, có học vấn, có tiền của ... lại yêu một
người lính.
Mẫu chuyện 2: Hùng và Hòa học với nhau một lớp từ phổ thông. Hai người
thường xuyên giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập. Cả hai đều đậu vào Đại
học và đến năm cuối Đại học họ đã công bố cho gia đình và bạn bè về tình yêu của
họ.

Mẫu chuyện 3: Ông An và ông Hoàng là chỗ bạn bè thân thiết. Thủy con gái
ông An một người con gái giỏi giang, xinh đẹp ... Hai ông muốn làm thông gia với
nhau nên đã cùng với con trai ông Hoàng tìm mọi cách để có được tình cảm của


Thủy.
Câu hỏi: Trình bày quan điểm về các trường hợp trên?
Trong bài 13: Công dân với cộng đồng, tùy vào các trách nhiệm của công
dân đối với cộng đồng như: nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác, giáo viên có thể sử
dụng phương pháp dự án, tọa đàm, thảo luận nhóm ... để tích hợp các kĩ năng phù
hợp như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác và chia sẽ,
kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông; kĩ năng đánh giá người khác ...
Khi nói đến trách nhiệm nhân nghĩa, giáo viên có thể tích hợp bằng việc đưa
ra các hành vi sau đây:
Ví dụ 1: Chị Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên ở huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị. Khi xuất ngũ chị làm quản trang ở nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Nghĩa trang rộng 40ha là nơi yên nghỉ của 10.642 liệt sỹ cả nước. Tuy công việc
rất
vất vả nhưng chị luôn thấy hạnh phúc và hết lòng với công việc.
Câu hỏi: Em suy nghĩ như thế nào về việc làm của chị Bé?
Ví dụ 2: Đền bù, giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề quan tâm trong các
công trình xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, mặc dù không có kinh phí hỗ trợ đền bù,
gần chục hộ dân thôn Tân Mỹ, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang
đã hiến gần 200m2 đất ở của gia đình để công trình giao thông thuộc dự án Giao
thông nông thôn 3 do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư đi qua địa bàn được
triển khai đúng tiến độ.
Câu hỏi: Em suy nghĩ như thế nào về việc làm của các hộ dân thôn Tân Mỹ,
xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang?
Trong bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học

này thích hợp với việc lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng đảm nhận trách nhiệm,
kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng kiên định ...
Khi dạy mục 2: Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc, giáo viên có thể tích hợp
giáo dục kĩ năng sống bằng việc đưa ra tình huống sau:
Anh Nguyễn Văn Hùng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xã Hương Điền, huyện
Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi học xong cấp 3, anh đậu vào trường Đại học
nông
nghiệp I - Hà Nội, ra trường với tấm bằng loại giỏi. Anh được rất nhiều cơ quan, xí
nghiệp ở thủ đô Hà Nội mời về làm việc với mức lương rất cao, nhưng anh đã từ
chối. Vì anh muốn trở về mảnh đất nơi mình sinh ra để góp một phần sức lực của
bản thân mình xây dựng quê hương, đất nước.
Câu hỏi: Em suy nghĩ gì về hành động của anh Hùng? Nếu sau này học xong
Đại học em có hành động như anh Hùng không? Vì sao?
Khi dạy mục 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, giáo viên có thể tích hợp giáo
dục kĩ năng sống bằng việc đưa ra tình huống sau:


Anh trai Nam có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Nam không muốn con đi bộ đội
nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.
Câu hỏi: Theo em, Nam nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?
Trong bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Giáo
viên có thể sử dụng phương pháp động não, xử lý tình huống, phân tích thông tin,
trình bày 1 phút ... để rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng thể
hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản hồi tích cực ...
Khi dạy đến các nội dung cấp thiết của nhân loại hiện nay, giáo viên cho
trình chiếu các đoạn băng hình hoặc giáo viên yêu cầu trình bày các sản phẩm tự
sưu tầm được (yêu cầu học sinh chuẩn bị trước) về tình hình ô nhiễm môi trường;
sự bùng nổ dân số; đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới.
Ví dụ 1: Phóng sự xả nước thải ra dòng sông Thị Vải làm ô nhiễm môi
trường của tổng công ty Vedan (ngày 26/09/2008)

Ví dụ 2: Video bùng nổ dân số (ngày 11/7/2011)
Ví dụ 3: Clip đau lòng và những điều bạn không muốn biết về HIV/AIDS
(ngày 01/12/2011)
Câu hỏi: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và phát biểu các em biết gì về
những vấn đề này?
Ví dụ 4: Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày các sản phẩm tự sưu
tầm được về tình hình ô nhiễm môi trường; sự bùng nổ dân số; đại dịch HIV/AIDS
ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhóm khác chất vấn, nhận xét, bổ sung, sau đó
giáo viên kết luận.
Trong bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. Giáo viên dùng phương pháp thảo
luận nhóm; phương pháp động não ... để tích hợp giáo dục các kĩ năng như: kĩ
năng
đặt mục tiêu; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng thể hiện sự
tự tin; ... với phương pháp này giáo viên có thể tập hợp nhiều ý kiến khác nhau
trong một thời gian ngắn, tạo không khí học tập sôi nổi, học sinh sẽ chủ động, tích
cực, tự tin. Để tự hoàn thiện bản thân học sinh phải tự nhận thức được mặt mạnh

mặt hạn chế của mình, biết được những giá trị định hướng niềm tin và hành động
trong cuộc sống. Việc giáo viên hướng dẫn học sinh đặt ra mục tiêu giúp cho người
học sống có định hướng, không có quá nhiều ảo tưởng. Kĩ năng này làm cho việc
tiếp cận mục tiêu đề ra một cách cụ thể, thực tế. Học sinh xác định mục tiêu phù
hợp với hoàn cảnh của bản thân, xác định đúng những thuận lợi, khó khăn trước
mắt và có kế hoạch cho những giai đoạn thực hiện mục tiêu. Học sinh cũng đồng
thời xác định được quyết tâm là nhân tố quan trọng, là động lực thúc đẩy việc thực
hiện đạt tới mục tiêu đề ra. Từ đó sẽ thay đổi nhận thức, thái độ học tập, khắc phục
tình trạng học đối phó, học “không tư duy” của học sinh.
Khi dạy mục 2.a. Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Giáo viên cho học sinh


nghiên cứu 2 mẫu chuyện trong sách giáo khoa GDCD 10 (trang 113); hoặc 2 mẫu

chuyện sau đây để tích hợp vào bài:
Mẫu chuyện 1: Anh Lê Hồng Sơn – Sinh năm 1979, nhà ở vùng 3, xã Phú
Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, bị tật nguyền từ bé, cả hai tay anh đều không
vận động, cử động được. Với nghị lực vươn lên, anh đã tự chọn một nghề để làm
nuôi sống mình và giúp thêm được cho gia đình – nghề mộc. Nghề này đã khó với
người bình thường có đủ chân tay, lại càng khó hơn cho người khuyết tật. Hồng
Sơn đã kiên trì tập nghề mộc hàng ngày, dùng đôi chân của mình làm thay đôi tay
để đục, cưa, xẻ, đóng. Từ những chiếc ghế đơn giản, cho đến chiếc tủ, chiếc bàn
uống nước, chiếc phản ... anh lần lượt làm được và làm rất đẹp. Anh dùng hai chân
đục, ghép mộng, ghép gỗ thành thạo, khéo léo như đôi tay của người thợ cả. Sản
phẩm của anh được nhiều bà con mua về dùng. Nhưng cảm phục hơn, khi anh đã
giỏi nghề và bán được nhiều sản phẩm, anh đã tự mở một tổ sản xuất, sửa chữa đồ
gỗ tại nhà, mời thêm nhiều người khuyết tật trong xã về cùng làm nghề mộc. Việc
làm của anh đã được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi, được Bộ lao động –
Thương
binh và xã hội tặng bằng khen.
Mẫu chuyện 2: Anh Nguyễn Công Hùng – 24 tuổi, quê ở xã Nghi Diên,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, bị liệt và teo hai chân từ nhỏ, nhưng với nghị lực
vượt lên số phận, anh tự học tin học, trở thành thầy giáo dạy tin học ngay tại nhà
anh. Hiện nay cơ sở anh dạy tin học cho gần 200 cháu nhỏ, riêng những cháu
khuyết tật được anh dạy miễn phí. Công Hùng từ năm 2005 đến 2006 đã nhận được
nhiều giải thưởng như: "Hiệp sĩ công nghệ thông tin" – 2005, giải thưởng “Ngày
sáng tạo Việt Nam”, giải thưởng "Hội thi tin học không chuyên toàn quốc lần thứ
11", và gần đây nhất – giải thưởng “Quỹ học bổng mãi mãi tuổi 20″ (Quỹ liệt sĩ
Đặng Thuỳ Trâm – tặng giải thưởng cho những gương mặt thanh niên, sinh viên
xuất sắc nhất toàn quốc – 2006).
Câu hỏi: Nêu suy nghĩ của bản thân về các nhân vật trên?
Việc giáo viên đưa ra tình huống, các mẫu chuyện, các trò chơi ... giúp giảm
lối học thụ động, sách vở, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế,
khuyến khích học sinh tích cực xem xét, thảo luận về một tình huống, một câu

chuyện, nhân vật có thật trong thực tế. Với những tình huống giáo viên đưa ra, học
sinh tiếp nhận lý thuyết bằng cách giải quyết những vấn đề thực tế. Từ đó tăng
cường khả năng suy nghĩ độc lập, kiên định khi tiếp cận tình huống dưới nhiều góc
độ, tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề, kĩ năng đánh giá các giải
pháp đã lựa chọn. Phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần tập thể, tính trách
nhiệm và tự khẳng định mình của học sinh. Nâng cao lòng tin vào khả năng giải
quyết vấn đề trong tương lai.
Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống là hướng đến người học, một mặt đáp
ứng nhu cầu của người học tạo ra những năng lực để đáp ứng trước những thử


thách của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác
việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bộ môn thông qua những phương pháp
hướng đến học sinh, phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò
chủ động, tự giác của học sinh sẽ có những tác động tích cực đến mối quan hệ giữa
thầy, cô giáo và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Đồng thời học sinh sẽ cảm
thấy mình được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản
thân, học sinh sẽ thích thú và tích cực học tập hơn. Trên cơ sở đó chất lượng giáo
dục cũng được nâng lên.
Để việc tham gia rèn luyện kĩ năng sống của học sinh được hiệu quả, cần hội
tụ 4 yếu tố cơ bản: bản thân các em, gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh cần
có sự cố gắng và hợp tác với thầy, cô giáo trong quá trình học tập. Gia đình phải
thương yêu, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện nhưng không bắt ép các em, cha mẹ
cần dành nhiều thời gian lắng nghe con mình hơn. Gia đình động viên giúp các em
tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Gia đình phải là
nơi xây dựng cho các em thái độ yêu thích môn học, không coi nhẹ môn học.
Chính
việc làm này sẽ giúp học sinh hoàn thiện hơn về nhân cách, đạo đức, nâng cao
được
chất lượng giáo dục. Với nhà trường, quan tâm đào tạo và lồng ghép tích cực để

tạo
cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên phải đến với học sinh bằng
trái tim nồng ấm, chan chứa tình yêu thương và trách nhiệm của mình. Đối với xã
hội cần có những chủ trương, chính sách kịp thời để nhà trường có điều kiện, có cơ
sở đưa các nội dung giáo dục kĩ năng sống tích hợp vào trong các môn học.
Thiết nghĩ việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống chỉ là một trong rất nhiều các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cần khẳng định việc tích hợp giáo
dục kĩ năng sống không phải là giải pháp vạn năng để giải quyết được tất cả những
tồn tại trên. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích cực chủ động
áp dụng các biện pháp khác nhau để giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng sống
phù hợp với các lứa tuổi. Bản thân tôi nhận thấy không chỉ môn GDCD tích hợp
giáo dục kĩ năng sống, mà các môn khác trong hệ thống giáo dục cũng có thể làm
được điều này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Có thể nói rằng người giáo viên dạy giáo dục công dân phải là nhà chính trị
lão luyện, là người nghệ sỹ đích thực, đam mê, tâm huyết với mỗi tiết dạy, phải
lường hết và ứng xử linh hoạt, khéo léo trước mọi tình huống không có trong “kịch
bản”, phải thả hồn vào mỗi bài dạy để thắp sáng trong trái tim học trò những rung
cảm lành mạnh trước cái đẹp, cái chính nghĩa, cái cao cả của cuộc đời, thanh lọc
tâm hồn bằng thứ ánh sáng thuần khiết trong suốt như pha lê.
Chính sự thao thức trăn trở đã là yếu tố quan trọng quyết định thành công


của giờ dạy. Kinh nghiệm bản thân cho thấy: Sau khi tích hợp nội dung giáo dục kĩ
năng sống vào trong các bài dạy thì học sinh học say sưa hơn, hứng thú cảm nhận
bài, đồng thời có nhiều em đưa ra những phát hiện, những ý tưởng, những câu trả
lời khá thú vị và sâu sắc, giúp học sinh hình thành mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè,
gia đình, người thân và mọi người, sống chủ động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã
hội, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Từ đó kết quả học tập và rèn luyện đạo đức cũng được nâng cao.

Qua khảo sát tại 3 lớp có chất lượng tương đương như 3 lớp tôi đã khảo sát
trước, thu được kết quả như sau:
Năm học 2008 - 2009: (Chưa tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh vào các bài dạy)
Lớp
Tổng
số HS
Kết quả xếp loại học lực Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
10A 50
0
(0%)
12
(24%)
37
(74%)
1
(2%)
0
(0%)
20
(40%)
23
(46%)
5
(10%)
2
(4%)
10D 49
0

(0%)
10
(20%)


39
(80%)
0
(0%)
0
(0%)
19
(39%)
24
(49%)
5
(10%)
1
(2%)
10E 50
0
(0%)
12
(24%)
36
(72%)
2
(4%)
0
(0%)

23
(46%)
21
(42%)
4
(8%)
2
(4%)
Năm học 2010 - 2011: (Đã tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh vào các bài dạy)
Lớp
Tổng
số HS
Kết quả xếp loại học lực Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu


10A 50
0
(0%)
20
(40%)
30
(60%)
0
(0%)
0
(0%)
35
(70%)

15
(30%)
0
(0%)
0
(0%)
10C 48
0
(0%)
22
(46%)
26
(54%)
0
(0%)
0
(0%)
34
(71%)
14
(29%)
0
(0%)
0
(0%)
10H 51
0


(0%)

23
(45%)
28
(55%)
0
(0%)
0
(0%)
37
(73%)
14
(27%)
0
(0%)
0
(0%)
3. Kết luận
Trong hệ thống các môn khoa học, môn GDCD có vai trò rất lớn trong việc
hình thành kĩ năng sống cho học sinh, thế nhưng cho tới nay việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trong môn học còn bị coi nhẹ - một trong những nguyên nhân cơ
bản làm cho đạo đức, tư cách, lối sống của một bộ phận học sinh đang xuống cấp ở
mức báo động, đe doạ đến sự phát triển nhân cách của học sinh.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
vào giảng dạy phần thứ hai: Công dân với đạo đức - trong chương trình GDCD
lớp 10”. Với những phương pháp tích hợp như trên, bước đầu đã thu được những
kết quả khả quan về chất lượng dạy và học của bộ môn, đặc biệt là góp phần to lớn
trong việc giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh.
Để nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cần phải tích hợp giáo dục
kĩ năng sống vào một số nội dung của chương trình GDCD. Cần phải hiểu việc tích
hợp kĩ năng sống không làm nặng nề, quá tải nội dung kiến thức, mà làm cho học

sinh sẽ hứng thú hơn với môn học, không còn cảm thấy kiến thức khô khan, xa vời
mà thiết thực, gần gũi. Giúp cho học sinh cảm thấy bài học nhẹ nhàng, bổ ích. Giáo
dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực. Trên
cơ sở đó giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.
Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kĩ năng
sống và tác động của kĩ năng sống đối với xã hội, học sinh.
Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục bộ môn, giáo viên cần nhận thấy
rõ được thực trạng của quá trình giáo dục, đưa ra những cách thức khác nhau phù


hợp với đặc điểm của môn học, đặc điểm của từng học sinh, điều kiện của từng
lớp.
Trong đó việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những việc
làm cần thiết. Kĩ năng sống được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục,
đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của
học sinh.
Cách tích hợp như trên có thể áp dụng cho bất kỳ một bài học nào với sự
thiết kế và nghiệp vụ sư phạm của từng giáo viên, song đòi hỏi mỗi giáo viên phải
có sự đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thu thập tài liệu, thông tin, để lựa
chọn nội dung tích hợp cho phù hợp với bài học.
4. Những kiến nghị, đề xuất
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng sống, bản thân tôi
đã và đang nỗ lực học hỏi, lựa chọn phương pháp dạy học trong đó có việc tích hợp
giáo dục kĩ năng sống cho phù hợp với đặc thù môn học, bám sát đối tượng học
sinh, rèn luyện kĩ năng và tinh thần tự giác, trung thực trong hoạt động học tập, qua
kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực của học sinh. Tôi mạnh dạn đề xuất một
số ý kiến sau:
4.1. Đối với Sở GD&ĐT Cần Thơ
- Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học như:

máy chiếu Projecter, máy chiếu hắt, các phòng chức năng, đồ dùng dạy học, băng
đĩa, các tư liệu tham khảo ... Để tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện đổi
mới phương pháp và tích hợp các vấn đề chính trị xã hội vào bài dạy môn GDCD
tích cực, hiệu quả hơn.
- Quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục,
kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên đã có những sáng tạo và thu được
kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổ chức các hội thảo nâng cao chất lượng bộ môn, qua hội thảo giáo viên có thể
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tăng cường các lớp tập huấn về việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong bộ
môn
GDCD.
- Tiếp tục tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi bộ môn, các cấp, ngành quan tâm
đúng mức đến bộ môn.
4.2. Đối với các trường THPT
- Tổ chức các buổi ngoại khóa với các nội dung trong chương trình, tạo sân chơi
lành mạnh cho học sinh, giúp các em phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân
mình, tránh xa các tệ nạn xã hội.


- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục
thái độ, động cơ, mục đích học tập, lao động đúng đắn - hình thành kĩ năng sống
cho học sinh.
Trên đây là một chút kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân tôi. Chắc chắn những
trăn trở của bản thân tôi vẫn không tránh khỏi thiếu sót, sai sót, vụng về. Kính
mong được sự góp ý, bổ sung, giúp đỡ của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 12 năm 2011.
T 繧 LIỆU THAM KHẢO.

- Đặng Thúy Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Thị Tố
Oanh ... "Giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân ở Trường THPT" NXB giáo dục, 2010.
- Mai Văn Bính "Giáo dục công dân 10" - NXB giáo dục, 2007.
- Mai Văn Bính "Giáo dục công dân 10" sách giáo viên - NXB giáo dục,
2006.
- Lê Văn Chiến "Tài liệu tập huấn về kĩ năng sống cho trẻ em" - NXB trẻ,
2006.
- Lê Văn Chiến "Kĩ năng sống dành cho bạn trẻ" - NXB trẻ, 2006.
- Hồ Thanh Diện "Thiết kế bài giảng giáo dục công dân 10" - NXB Hà Nội,
2006.
- Hồ Thanh Diện "Câu hỏi luyện tập giáo dục công dân 10" - NXB giáo dục,
2006.
- Đinh Văn Đức "Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công
dân" - NXB Đại học sư phạm, 2010.
- Vũ Hồng Tiến "Tình huống giáo dục công dân 10" - NXB giáo dục, 2008.
- Diane TillMan "Những giá trị sống cho Tuổi trẻ" - NXB TP. HCM, 2000.
- Larry King "Những bí quyết giao tiếp tốt" - NXB TP. HCM, 2008.
- Fileserve "Tài liệu tập huấn về kĩ năng sống của Unicef" - NXB TP. HCM,
2004.
- Website: www.tailieu.vn - www.ketnoisunghiep.vn - www.kynang.edu.vn www.hieuhoc.com - www.kynangmem.com – o__



×