Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống tài nguyên nước và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIO LINH
----------  ---------

Trường: Trung học cơ sở Thị trấn Gio Linh.
Địa chỉ: Khu phố 7- Thị trấn Gio Linh - huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: 0533825235
Email:-
- Pgdgiolinhqt.edu.vn
Thông tin về nhóm thí sinh:
1. Họ & tên: Nguyễn Việt Minh Tâm - Lớp: 9D
Ngày sinh: 22.01.2001
2. Họ & tên: Đồng Thị Gia Linh - Lớp: 9D
Ngày sinh: 24.03.2001


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIO LINH

----------  ---------

TÊN TÌNH HUỐNG:
"TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC".

-2-


1. Tên tình huống:
"TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC"


Vào một hôm, hai bạn học sinh đi qua một con sông bị ô nhiễm nặng và phát mùi
hôi thối kinh khủng. Bạn A thắc mắc:“Tại sao nguồn nước ở đây lại ô nhiễm như thế này
nhỉ !!? Không có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm à?”. Bạn B đáp:“Theo tớ nghĩ, có
rất nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, nhưng tớ không biết rõ là cái gì cả, là
do thiên tai chăng?”. Cả hai bạn đều lúng túng và không hiểu rõ nguyên nhân là gì. Vậy
theo bạn, để hiểu và trả lời được đầy đủ câu hỏi của bạn A, chúng ta phải tìm hiểu và
làm những gì?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
a. Về kiến thức:
- Phải biết vận dụng các môn học một cách phù hợp vào đời sống hằng ngày.
- Giúp chúng ta có thêm kiến thức và hiểu biết hơn về vai trò của tài nguyên nước,
nguồn gốc, các tác nhân, tác hại và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
b. Về kĩ năng:
- Luyện tập kĩ năng giải quyết tình huống bất ngờ một cách nhanh nhẹn.
- Biết cách vận dụng các kiến thức đã học ở môn khác để phát huy trí tuệ và tư duy.
c. Về thái độ:
- Hăng say, tích cực tìm hiểu và bàn luận về các vấn đề, từ đó giúp cho chúng em
hiểu rõ hơn về tài nguyên nước cũng như biện pháp bảo vệ môi trường nước.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a. Tài nguyên nước và vai trò của nó:
a.1. Tài nguyên nước của trái đất:
Trái đất có khoảng 361 triệu km 2 diện tích các đại dương (chiếm 71% diện tích bề
mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km3, trong đó nước nội địa chỉ
chiếm 91 triệu km3 (6,1%), còn 93,9% là nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt
chiếm 28,25 triệu km3 (1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai
cực trái đất (hơn 70% lượng nước ngọt). Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng
được là 4,2 triệu km3 (0,28% thủy quyển).

-1-



(Vòng tuần hoàn của nước)

a.2. Vai trò của nước:
a.2.1. Vai trò của nước với sức khỏe con người:

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong năm
tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm phút.
Nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20- 22%
nước sẽ dẫn đến tử vong.
a.2.2. Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân:
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con
người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trương nước
đóng vai trò quan trọng.
- Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ
- Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm.
- Là dung môi của nhiều chất và có vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
- Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh
thần cho dân (một ngôi nhà không có nước khác nào một cơ thể không có máu).
- Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
- Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết
các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần
thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau do đó thế giới đã chọn ngày 22
tháng 3 là ngày nước thế giới.

-2-


b. Ô nhiễm môi trường nước:

b.1. Khái niệm ô nhiễm nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá học-sinh học
của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc
hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ
lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm
đất.
b.2. Nguồn gốc, các tác nhân gây ô nhiễm nước:
b.2.1. Nguồn gốc:
* Ô nhiễm tự nhiên.
* Ô nhiễm nhân tạo:
- Từ sinh hoạt: Do nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị.
- Từ các hoạt động công nghiệp.
- Từ y tế.
- Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp.
b.2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nước:
*Các ion vô cơ hòa tan:Các chất dinh dưỡng (N, P); Sulfat (SO42-); Clorua (Cl-);
Các kim loại nặng.
*Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ
oxi); Các chất hữu cơ bền vững.
*Dầu mỡ: Dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường
nước.
*Các chất có màu: Ngoài các tác hại có thể có của các chất gây màu trong nước,
nước có màu còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho
nhiều mục đích khác nhau.
*Các chất gây mùi vị: Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể
gây hại cho đời sống động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan.
*Các vi sinh vật gây bệnh: Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây
tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Một số các sinh vật gây bệnh có thể
sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật
này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán.

c. Tình trạng ô nhiễm nước:
c.1. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới:
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo
ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ.
c.2. Tình trạng ô nhiễm ở nước ta:
c.2.1. Trên cả nước:
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc
hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương
rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp
-3-


trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực
trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.

(Anh minh họa)

Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước
không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và
hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện
pháp xử lí môi trường nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp.

(Anh minh họa)

c.2.2. Riêng Quảng Trị:
Các sản phẩm tạo ra của các loại ngành nghề phổ biến phải tiêu thụ nhiều nguyên,
nhiên liệu và tiêu tốn năng lượng thường gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ và
phát thải khí nhà kính. Song, các hệ thống xử lý nước thải hiện tại chủ yếu là các hệ
thống xử lý kết hợp lắng trọng lực với hồ sinh học ổn định nước thải và phần lớn là điều
khiển hoạt động thủ công nên hiệu quả xử lý rất khó duy trì ổn định, phụ thuộc nhiều

vào điều kiện thời tiết và khả năng giám sát hệ thống.

-4-


(Nguồn nước thải của KCN Quán Ngang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)

Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện trong quá trình xây dựng chưa chú ý
đến việc xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý đồng bộ, gây
ô nhiễm môi trường.
Tổng lượng chất thải nguy hại khoảng trên 100 tấn mỗi năm, trong đó lĩnh vực y tế
chiếm khoảng 61,7%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,6%, nông nghiệp khoảng 6,8%.
Đây là những hợp chất vô cơ khó phân huỷ trong môi trường.
Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và sự sống của trái đất, tuy
nhiên thực trạng hiện nay đã báo động nguồn nước đang ô nhiễm nặng nề. Vì vậy
việc bảo vệ nguồn nước là một vấn đề cấp bách.
d. Hậu quả ô nhiễm nước:
* Ảnh hưởng đến môi trường:
- Nước và sinh vật nước.
- Đất và sinh vật đất.
- Không khí.
* Ảnh hưởng đến con người:
- Sức khỏe con người:
+ Do kim loại trong nước.
+ Các hợp chất hữu cơ.
+ Vi khuẩn trong nước thải.

-5-



(Các bệnh về da do nhiễm độc asenic)

(Ecoil- vi khuẩn gây bệnh đường ruột, viêm dạ dày, viêm đường
tiết liệu, ỉa chảy cấp…)

(Ảnh minh họa)

-Ảnh hưởng đến đời sống:
* Sinh hoạt thường ngày:
Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Không những vậy ô
nhiễm nguồn nước còn làm bốc mùi hôi thối ở các khu vực này làm cho đời sống người
dân không còn ổn định như trước.

-6-


(Ảnh minh họa)

* Hoạt động sản xuất:
Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt tại các thành
thị lớn nơi có hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu
năng suất cây trồng, có những khu đất phải bỏ không vì ô nhiễm nặng, người dân không
thể trồng trọt, chăn nuôi được, nhiều người dân đành bỏ nghề hoặc đi nơi khác sinh
sống.

(Nhiều hồ chứa nước thủy lợi đã khô hạn)

e. Tình hình nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước:
- Nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước được thể hiện trên sự lựa chọn
nguồn nước ăn của từng hộ gia đình. Qua nghiên cứu đã thu được kết quả sau:

Sử dụng
nước máy

Tần suất
(hộ)

Tỷ lệ
(%)



595

76,8

Sử dụng
nước giếng
khoan


Không

180

23,2

Tổng

775


100

Số hộ dân sử dụng
nguồn nước máy làm nước ăn

Tuần
suất (hộ)

Tỷ lệ (%)

153

19,7

Không

622

80,3

Tổng

775

100

Số hộ sử dụng
nước giếng khoan làm nước ăn

-7-



Sử dụng
nước ao, hồ,
sông

Tần suất
(hộ)

Tỷ lệ
(%)

Sử dụng
nước mưa

Tần suất
(hộ)

Tỷ lệ
(%)



10

1,3



278


35,9

Không

765

98,7

Không

497

64,1

Tổng

775

100

Tổng

775

100

Số hộ sử dụng
nước ao, hồ, sông làm nước ăn


Số hộ sử dụng
nước mưa làm nước ăn

Sự đánh giá

Tần suất (hộ)

Tỷ lệ (%)

Sạch tuyệt đối

159

16,6

Tương đối sạch

520

71

Hơi ô nhiễm

56

7,2

Rất ô nhiễm

9


1,2

Không biết

31

4

Tổng

775

100

Sự đánh giá về nguồn nước mà gia đình đang sử dụng

- Ngoài ra chúng em đã điều tra trên 800 hộ gia đình của học sinh trường
THCS TT Gio Linh trên địa bàn huyện Gio Linh về mức độ quan tâm đến môi trường
nước và hoạt động bảo vệ môi trường nước được thể hiện qua bảng sau:
Mức độ quan tâm

Tần suất (hộ)

Tỷ lệ (%)

Rất quan tâm

46


5,8

Quan tâm

224

28

Quan tâm chút ít

259

32,4

Hoàn toàn không quan tâm

271

33,8

Tổng

800

100

Những con số này đã báo động nguy cơ môi trường nước ngày càng ô nhiễm nặng
nề.
f. Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:
- Môn Địa lí: Nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: có thể từ tự nhiên

như do mưa, bão, lũ lụt và phần lớn do các hoạt động của con người như chất thải sinh
hoạt, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, các sự cố tràn dầu, nổ tàu chở
dầu…

-8-


(Ảnh minh họa)

- Môn Tiếng Anh: Chúng em đã được học về các vấn đề môi trường (air
pollution, water pollution, deforestation…), đặt ra các câu hỏi từ đó tìm ra các biện pháp
bảo vệ môi trường như là: Use banana leaves instead of paper or plastic bags to wrap
food, Not throw trash onto the water,…
- Môn Giáo dục công dân: chúng em lại biết: do tình hình dân số ngày càng tăng
nhanh, dân cư sống ở các vùng đô thị với mật độ khá cao, nước thải sinh hoạt cộng với
nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, vứt rác bừa bãi, xử lí rác thải sinh hoạt còn
nhiều bất cập trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta. Vì vậy,
chúng ta phải tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Môn hóa học: Ô nhiễm nước là hiện tượng làm thay đổi thành phần tính chất
của nước gây bất lợi cho môi trường nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của con
người gây nên. Nước sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, vi khuẩn gây bệnh và các
chất hóa học làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nước ô nhiễm thường có chứa
các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng thực vật, các hóa
chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ, các chất phóng xạ, chất độc hóa học,...

(Ảnh minh họa)

- Môn Sinh học: Chúng em đã học “nước sạch” hay “nước an toàn” là nước được
sử dụng để ăn uống và không có các chất gây ảnh hướng đến sức khoẻ của con người.
Trên thế giới hiện nay có đến hơn 25% dân số không thể uống được “nước an toàn” và

điều đáng lưu ý ở đây là có đến 80% bệnh tật trên thế giới gây ra từ nước có các mầm
-9-


bệnh và qua đó 25000 người đang chết mỗi ngày. Đặc biệt, chúng em còn được tìm hiểu
các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước và cách sử dụng hợp lí tài nguyên nước.

(Ảnh minh họa)

- Môn Vật lí: Chúng em đã được học về sự bay hơi và ngưng tự của nước, qua đó
biết rằng nếu quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh vào mùa hè, sẽ cảm thấy mát mẻ,
dễ chịu do nước bay hơi. Vì vậy, chúng ta phải tích cực trồng nhiều cây xanh và bảo vệ
môi trường nước đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
- Môn Tin học: Tìm hiểu các trang web về vấn đề bảo vệ môi trường nước, từ đó
tìm ra những cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước mà mình có thể thực hiện được:
+Global environmental Mgnt Initiative: www.gemi.org
+ World Conservation Union: www.iucn.org
+ World resource Institute: www.wri.org
+ United Nations Environment Programme: www.unep.org

(Ảnh minh họa)

Môn Mĩ thuật: Tiết học Mĩ Thuật vừa qua, chúng em được học vẽ với đề tài
“Mỗi thành viên trong lớp đều tự vẽ cho mình một bức tranh thể hiện cái nhìn của các
bạn về môi trường nước. Một số bạn đã vẽ với nội dung phê phán hành vi làm ô nhiễm
nguồn nước. Một số khác lại rất sáng tạo và có ý tưởng hay giúp tuyên truyền giảm thiểu
ô nhiễm nguồn nước.
-

-10-



(Một số bài vẽ của các bạn)

- Môn Thể dục: Chúng em được thầy cô giới thiệu về máy thể dục lọc sạch nước
hồ.Thiết bị gồm hai bộ phận, máy tập thể dục và bộ phận bể lọc nước bao gồm các cấp
lọc thô thông thường kết hợp sử dụng các loại cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm
trong nước. Các máy tập này tích hợp bơm cơ học giúp bơm nước hồ lên bể lọc. Khi
người tập thể dục sử dụng máy sẽ khiến bơm hoạt động. Thiết bị đã đoạt giải Eidea do
Hội đồng Anh tổ chức năm 2011.

(Ảnh minh họa)

- Môn Công nghệ: Tình trạng ô nhiễm ở nước ta hiện nay đang xảy ra ở nhiều nơi
với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt mùa mưa
đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng như trữ lượng nước
ở các hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La,
Tuyên Quang, Nghệ An.. Cứ mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước nước thải từ các nhà
máy hóa chất, thuốc trừ sâu, nhà máy sản xuất giấy,vải,giày da, vật liệu xây dựng…
xuống các dòng sông trong vùng làm nước bị nhiễm bẩn nghiêm trọng,
ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh vật và sức khoẻ người dân, ảnh hưởng đến kinh tế
gia đình và toàn xã hội.

(Nước ô nhiễm làm cá chết hàng loạt)

(Sự cố tràn dầu)

-11-



g. Biện pháp:
- Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước
bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp
vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng
hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là môi trường nước .
- Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như
nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường
ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào
những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

(Hình ảnh thực tế về việc tiết kiệm nước ở trường chúng em)

- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh định kỳ theo tuần, giữ vệ sinh
chung , tránh các mầm mống gây bệnh.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nơi ở và nơi công cộng.

(Ảnh minh họa)

- Vận động người dân sử dụng tiết kiệm điện và sử dụng các thiết bị hoạt động bằng
năng lượng mặt trời.
-12-


- Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng người dân trong
việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước vì: Nước là nguồn tài nguyên vô
giá nhưng không vô tận.

* Thực tế ở trường em:
- Nhà trường đã tích cực đưa nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch dạy học

thông qua hình thức khai thác các nội dung giáo dục môi trường có sẵn trong sách giáo
khoa, sách tham khảo của các môn học trong chương trình chính khóa; coi việc xây dựng
nhà trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của đơn vị và là
nội dung cơ bản của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, phối hợp với
các ban ngành, tổ chức tập huấn chuyên đề về giáo dục môi trường cho giáo viên các bộ
môn liên quan trực tiếp đến môi trường như sinh học, địa lý, giáo dục công dân.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường luôn
được nhà trường chú trong bằng nhiều hình thức: Treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu; tổ
chức các hoạt động ngoại khóa như: ngày hội “Nước sạch và vệ sinh môi trường”; thi vẽ
tranh về bảo vệ môi trường; ngày hội “Học sinh chung tay bảo vệ môi trường”;… đã góp
phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trong toàn trường.
- Nhà trường phối hợp với địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày nước
thế giới 22 tháng 3, ngày môi trường thế giới; Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường; chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm…
- Tiếp tục gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động
“Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”; giáo dục môi trường phải đi đôi
với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện. Nhóm
chúng em xin được nêu lên một số giải pháp sau:
*Xã hội:
-13-


- Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho mọi người hiểu được vai trò của tài nguyên nước, nguồn gốc, các tác
nhân và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Đưa vấn đề ô nhiễm nguồn nước vào các buổi hội họp của mọi tầng lớp thuộc các
ngành nghề khác nhau trong các cuộc họp ở tổ đoàn kết, ở địa phương theo từng tổ chức
đoàn thể.

-Vận động toàn dân tiết kiệm nước, đồng thời không xả rác bừa bãi, tránh gây ô
nhiễm nguồn nước
- Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở nhiều nơi
công cộng. Tổ chức lễ cam kết “ Không sử dụng bao ni lông” ở những nơi có điều kiện
thực thi.
- Đặt thêm nhiều thùng rác ở nơi công cộng, đường sá đến tận các vùng nông thôn.
* Nhà trường:
- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động thi tìm hiểu nhận thức thường xuyên để nâng
cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
- Tổ chức nhiều cuộc cổ động với khẩu hiệu: “Tiết kiệm nước là bảo vệ cho cuộc
sống của chính mình”, “Một phút tiết kiệm-một triệu niềm vui”,.. cho học sinh truyên
tuyền cho mọi người đều biết vai trò quan trọng của nguồn nước.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh về môi trường.

(Ảnh minh họa)

- Cho học sinh làm “Kế hoạch nhỏ” thu gom giấy vụn, bao ni lông…
* Gia đình:
- Hạn chế việc rửa dưới vòi nước chảy.

-14-


(Ảnh minh họa)

- Kiểm tra rò rỉ nước: Để tiết kiệm nước, việc trước tiên bạn cần phải làm là kiểm
tra hệ thống cấp nước trong nhà xem có rò rỉ hay không.
- Gom rác thải đúng loại và đúng nơi qui định.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
* Quá trình thự hiện:

- Xác định, phân tích tình huống đưa ra: Chúng ta cần phải giải thích rõ cho các
bạn những tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm trên những kiến thức mà chúng ta đã được
học.
- Tìm hiểu thông tin, số liệu, những vấn đề liên quan đến tình huống cần giải quyết:
+ Tìm hiểu vai trò của nguồn nước đối với con người và xã hội.
+ Tìm hiểu nguồn gốc, tác nhân và tác hại của ô nhiễm nguồn nước, đồng thời
tìm ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trên sách báo, tư liệu…
- Thảo luận trong nhóm, trình bày cách giải quyết tình huống: Cùng thảo luận với
các bạn và vận dụng để đưa ra cách giải quyết hợp lí, thuyết phục nhất.
- Thực hiện những chính sách, biện pháp đã đề ra: Thực hiện các phương pháp như
đề nghị, tuyên truyền… để có thể thực hiện những chính sách, biện pháp đã đề ra để góp
phần bảo vệ môi trường.
* Các tư liệu, thiết bị được sử dụng:
- Các nội dung trong sách giáo khoa môn Hóa học, Ngữ văn, Âm nhạc, Sinh học,
Địa lý,...cũng như các nội dung, thông tin trên báo chí.
- Các tư liệu, thông tin, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các
trang mạng xã hội…
* Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyến, đề nghị nhà trường, gia
đình, các tổ chức đoàn thể trong xã hội.
- Phương pháp tuyên truyền: tuyên truyền trên mạng, tuyên truyền tại trường lớp.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên truyền, sử dụng
mạng internet để tuyên truyền.
- Phương pháp trực quan: chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền.
- Phương pháp hợp tác: cùng nhau đoàn kết hợp tác,chia sẻ thực hiện.
* Tiến trình thực hiện:
-15-


Từ tình huống trên và cũng từ yêu cầu của cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để

giải quyết tình huống trong thực tiễn, nhóm chúng em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề từ
tình huống thực tế này. Vì có những giải pháp đề nghị vượt ngoài khả năng của chúng
em xin được trình bày những việc làm mang tính giải pháp phù hợp lứa tuổi và điều kiện
hiện tại như sau:
- Điều tra thực tế về nhận thức của mọi người về tác hại của ô nhiễm nguồn nước.
- Vận động lớp tuyên truyền với gia đình về tác hại của ô nhiễm nguồn nước, sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người chúng ta.
- Bản thân thực hiện và vận động các bạn nhắc nhở với người xung quanh không
nên xả rác bừa bãi, cũng như tiết kiệm nguồn nước.
- Vận động cả lớp (tranh thủ giờ sinh hoạt lớp) sáng tác thơ văn, cổ động tuyên
truyền cho mọi người về tác hại của ô nhiễm nguồn nước .
- Đề nghị hội đồng đội huyện thực hiện tuyên truyền ở các trường cấp một để các
em nhỏ tuổi cũng biết về tác hại của ô nhiễm nguồn nước để có những biện pháp tránh
gây ô nhiễm.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Giúp chúng em và các bạn biết vận dụng kiến thức của các môn đã học vào hoàn
cảnh và thời gian nhất định, giải quyết được mọi tình huống bất ngờ trong cuộc sống mà
hằng ngày chúng ta thường gặp.
- Giúp chúng em và các bạn hiểu biết hơn về tác hại của ô nhiễm nguồn nước, qua
đó tìm ra các biện pháp cho gia đình và xã hội để giảm thiểu ô nhiễm.
- Góp phần tuyên truyền cho cộng đồng và xã hội nhận thức được để mọi người có
ý thức hơn.
Nhóm chúng em mong muốn rằng sẽ góp phần cùng tất cả mọi người chung tay giảm
thiểu tác hại của ô nhiễm nguồn nước với khẩu hiệu: “Bảo vệ nguồn nước cũng chính là
bảo vệ cuộc sống của chúng ta! Bạn và tôi, chúng ta cùng hành động. ”

-16-


Nhóm học sinh

Đồng Thị Gia Linh
Nguyễn Việt Minh Tâm

-17-



×