Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch từ chuyên thực tế lào cai của thcs tân lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 12 trang )

BÀI TUYÊN TRUYỀN TỪ CHUYẾN ĐI THAM QUAN THỰC TẾ
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI
VỚI HAI TRƯỜNG ĐƯỢC ĐẾN LÀ THCS NGÔ VĂN SỞ VÀ THCS LÊ
QUÝ ĐÔN
Năm học này Bộ GD-ĐT chỉ đạo mở rộng triển khai mô hình trường học mới
ở bậc THCS, sau khi đã thực hiện thành công mô hình này ở bậc tiểu học.
Bên cạnh việc triển khai mới này là nhiều băn khoăn của giáo viên, học sinh
và phụ huynh khi đặc thù của hai bậc học có nhiều điểm khác biệt.
Mô hình trường học mới dù ở tiểu học hay THCS cũng đều giống nhau về
cách thức tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường, tạo môi trường giáo dục
dân chủ, thân thiện, cởi mở, là cơ hội cho việc vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực, lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm; học sinh tự lực chiếm
lĩnh kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục.
Điểm khác biệt nếu có là ở THCS học sinh phải học nhiều môn hơn, mức độ
yêu cầu của kiến thức sâu hơn, tăng định lượng, giảm định tính. Do đó việc thiết kế
bài học ở cấp THCS phải chú ý hơn đến tính phù hợp với từng môn học.
Mô hình trường học mới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
với sự sắp xếp lại kiến thức thành các bài học phù hợp, cùng các phương pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực.
Trong chuỗi hoạt động học của học sinh, ở mỗi bài học, hoạt động “Hình
thành kiến thức” và hoạt động “Luyện tập” đảm bảo cho học sinh đáp ứng được yêu
cầu của chương trình hiện hành về kiến thức, kỹ năng.
Mọi học sinh đều phải hoàn thành hoạt động “Luyện tập”, đáp ứng được các
mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng; còn các hoạt động “Vận dụng” và “Tìm
tòi mở rộng” tạo điều kiện cho học sinh đạt được mức độ vận dụng cao trong ma
trận đề thi, kiểm tra theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Mô hình trường học mới ở bậc tiểu học hay THCS đều có điểm chung là phát
huy tính chủ động, tự học, tự quản của học sinh theo nhóm trong một lớp hoặc theo


cặp trong nhóm. Vai trò của giáo viên chuyển đổi từ giảng giải, truyền thụ kiến thức


sang tổ chức, hướng dẫn học sinh học cá nhân, học theo nhóm...
Việc đánh giá học sinh sẽ trên tinh thần theo sát quá trình học tập, khích lệ sự
tiến bộ và phát huy thế mạnh của cá nhân học sinh, đa dạng hóa các kênh đánh giá:
giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá
học sinh...

Đoàn tham quan thực tế của CBQL 30 trường THCS, cán bộ Phòng GD&ĐT
Vũ Thư
Đến với Lào Cai một tỉnh phía Bắc của Tổ Quốc được bộ GD&ĐT là tỉnh
thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam. Được về tham quan học tập mô hình


trường học mới tại Trường THCS Ngô Văn Sở và Trường THCS Lê Quý Đôn (phòng
GD&ĐT Thành phố Lao Cai, Tỉnh Lào Cai) do Phòng GD&ĐT Vũ Thư tổ chức
ngày 26-29/02/2016 bản thân tôi nhận thấy
Điểm nổi bật của mô hình trường học mới Việt Nam là: Hoạt động học của
học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên đúng với vai trò là
người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của
học sinh. Việc đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra
và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả – phương pháp học tập là một yêu
cầu quan trọng. Phải xây dựng môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả, xây
dựng sách ba trong một. Sách giáo khoa này gọi là tài liệu hướng dẫn học được thiết
kế cho học sinh hoạt động, tự học, học nhóm; sách biên soạn cho 3 trong 1, nghĩa là
sách dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Hoạt động học tập
của học sinh không đóng khung trong bốn bức tường lớp học, mà phải giúp học sinh
“vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài. Đây là các hoạt động giao cho học
sinh thực hiện ở ngoài lớp học, giáo viên không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp
như giờ dạy của cô giáo dạy Sinh lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn mà tôi được dự
giờ thăm lớp… Tôi thực sự ấn tượng với giờ dạy sinh 6 của cô giáo trường THCS
Lê Quý Đôn, qua giờ dự tôi thấy được sự trưởng thành của học sinh rất nhiều, rèn

cho các em tính chủ động sáng tạo từ khâu chuẩn bị bài cũ đến việc hình thành kiến
thức, mạnh dạn góp ý cho nhóm khác mỗi khi nhóm làm chưa tốt, việc hiểu và sử
dụng công nghệ thông tin của học sinh lớp 6 cũng rất tốt, các em chủ động làm bài
bài bằng powerpoint rất thành thạo và gửi bài cho giáo viên trước khi đến lớp nghiên
cứu bài mới qua thư điện tử của giáo viên, thực hiện báo cáo bài về nhà của mình rất
chủ động và thực sự rất hiệu quả nếu như cơ bản giờ học nào giáo viên và học sinh
cũng tương tác được như thế.


Nội dung các hoạt động này trong tài liệu hướng dẫn học chỉ là những yêu
cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải
hoàn thành... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng
kiến thức – kỹ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích,
sở trường, hứng thú của mình. Còn giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường
xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức
hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh, với
cộng đồng. Nên nhà trường phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh
và cộng đồng.
Ngoài ra mô hình này cần có sự đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo
mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các
“ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Hoạt
động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” dưới sự tư vấn, khích lệ, giám sát
của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh, đây là một biện
pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học
sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn
các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động”.


- Về cơ sở vật chất: để áp dụng mô hình rất cần sự đầu tư cơ sở vật chất cho
lớp học như trang bị bàn ghế mới phù hợp với hoạt động nhóm, băng biển khẩu

hiệu, máy chiếu, hệ thống cửa sổ, cây xanh... tạo ra môi trường học tập chuyên
nghiệp, cởi mở gần gũi với thiên nhiên cho học sinh.
1. Báo cáo từ việc triển khai mô hình trường học mới thành công tại trường
Ngô Văn Sở TP Lào Cai (trường điểm của toàn quốc áp dụng mô hình trường học
mới) Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ:
Năm 2014-2015 trường có 2 lớp áp dụng, năm 2015-2016 có 6 lớp áp dụng
mô hình, chất lượng cuối năm, cuối kỳ 1 đều đạt yêu cầu 100%. Đã có trên 80 đoàn
học tập thực tế mô hình về trường tham quan, học tập. Có được kết quả đó là do:
* Nhà trường tuyên truyền sâu rộng tới hội cha mẹ học sinh và cộng đồng
bằng nhiều hình thức. Đặc biệt lựa chọn đội ngũ GVCN giỏi dạy thử nghiệm có sự
tham gia của cả phụ huynh để từ đó chính phụ huynh hiểu và ủng hộ.


Hiệu quả từ công tác tuyên truyền mang lại là học sinh hiểu rõ cách thức hoạt
động, phụ huynh đồng thuận, cộng đồng xã hội ủng hộ cả về tinh thần và vật chất,
phụ huynh còn trực tiếp mua sắm thiết bị cho con em mình, cùng trang trí phòng
học, nhà trường chỉ giữ vai trò cố vấn.

* Công tác tổ chức triển khai tại trường:
- Xây dựng Hội đồng tự quản: học sinh tự bình bầu, nhà trường dành hẳn 1
tuần đầu năm để hướng dẫn các em cách thức, phương pháp hoạt động


- Học sinh tự thảo luận để xây dựng mô hình lớp học, nội quy, sơ đồ “con
đường đến trường”, hòm thư “nhịp cầu bè bạn” “điều em muốn nói”. Góc học tập,
góc sáng tạo, góc cộng đồng, góc thư viện, sách tham khảo, sổ đối nội, đối ngoại,
nhật kí cha mẹ học sinh…

* Về tổ chức giảng dạy bằng mô hình trường học mới Việt Nam



- Ban đầu cần khảo sát từng đối tượng học sinh, xây dựng nhóm đối tượng tùy
theo năng lực Giỏi, Khá, TB, Yếu...(các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng được
thay đổi thường xuyên cho phù hợp)
- Tổ chức cho giáo viên, học sinh đi dự giờ lẫn nhau, trong trường, ngoài
trường để học tập
- Bám sát nội dung sách hướng dẫn để tổ chức cho học sinh học tập. Xây
dựng các chương trình học tập thực tế tại các di tích lịch sử trong TP, Tỉnh (có kế
hoạch, bài tập yêu cầu cụ thể cho học sinh trong chuyến đi..)
* Về kiểm tra đánh gia:
- Học sinh tự đánh giá cho nhau, đánh giá của tổ, nhóm, và cháo giữa các
nhóm qua bài học, bài kiểm tra (nếu học sinh chưa hiểu giáo viên phải dạy lại cho
học sinh hiểu)
- Giáo viên đánh giá học sinh, phụ huynh đánh giá sự tiến bộ của con em và
năng lực của giáo viên.
* Công tác khen thưởng động viên được thực hiện thường xuyên, chú trọng
động viên các em hoc sinh có sự tiến bộ chứ không chỉ học sinh khá giỏi.
2. Đ/c Trịnh Đình Tạ, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An thay mặt đoàn
nêu lên những băn khoăn về mô hình:


- Vấn đề đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng cho trường học mới với nhiều
trường là vô cùng khó khăn: phòng học còn thiếu, bàn ghế từ 4 chỗ ngồi giờ cần 2
chỗ , trang trí lớp học, các phương tiện như máy chiếu, máy tính, các loại tủ....?
- Vấn đề giáo viên không phải soạn giáo án thì nhà trường lấy gì làm căn cứ
để kiểm tra đánh giá, đôn đốc giáo viên? Sách giáo khoa 3 trong 1 đã có sẵn như vậy
thì giáo viên làm gì? Cách kiểm tra đánh giá học sinh để có chất lượng.
- Vấn đề học sinh yếu kém tham gia thảo luận nhóm chủ yếu ngồi chơi, chỉ có
các em khá giỏi làm việc. Cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên với các nhóm
học tập trong lớp có được sâu sát?

- Vấn đề chất lượng đầu ra của trường (đầu vào cấp 3) liệu có đấp ứng yêu
cầu của phụ huynh, học sinh, liệu có bằng mô hình học cũ?
* Những vấn đề nêu ra được cô Xuân (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ:
- Vấn đề cơ sở vật chất nhà trường đã làm tờ trình cụ thể lên Phường, Thành phố và
tỉnh, huy động sức dân theo đúng quy trình, dân tự làm cho con em, nhà trường chỉ
là tư vấn mô hình và nhận sản phẩm.


- Giáo viên thay giáo án bằng nhật ký lên lớp (thực chất vẫn là giáo án, ), từ sách
giáo khoa GV phải xây dựng mô hình, thay lô gô, thiết kế phiếu học tập cho tiết học
phù hợp với điều kiện thực tế , Nội dung SGK đầy đủ nhưng gv vẫn phải chốt kiến
thức, vẫn kiểm tra đánh giá học sinh thông qua vở nháp, kiểm tra miệng và vào sổ
điểm cá nhân.
- Kết thúc năm học 2014-2015 và kỳ 1 2015-2016 trường chỉ đạt có 80-85% số còn
lại giáo viên phải dạy cho HS đạt chuẩn. Như vậy cũng sẽ yên tâm đầu vào cấp 3 sẽ
đảm bảo, học sinh còn có nhiều hơn kỹ năng sống cần thiết.
- Vấn đề thảo luận nhóm của học sinh: ban đầu học sinh chưa biết cách tổ chức và
học tập, nhà trường đã giành cả 1 tuần chỉ để tập và hướng dẫn cho học sinh đến khi
làm được.

3. Thực tế trải nghiệm các tiết dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam tại
trường THCS Lê Quý Đôn (TP Lào Cai), và qua chia sẻ của cô hiệu trưởng Nguyễn
Thị Chí (nhà giáo ưu tú) thì mô hình trường học mới thực sự hiệu quả đúng theo tinh
thần đổi mới mà Bộ giáo dục đã phát động từ nhiều năm nay:
- Học sinh thực sự là người chủ động trong học tập: từ khâu khởi động, củng cố lại
bài cũ, khai thác tìm hiểu kiến thức mới... hoàn toàn do học sinh tự làm và tự đánh
giá (nhà trường đã dành 1 tuần đầu năm học chỉ để tập cho học sinh cách tổ chức lớp


học cũng như các hoạt động trong giờ học). Ấn tượng nhất là học chủ động thảo

luận nhóm, trình bày kết quả, tự chia sẻ kiến thức, tự đánh giá cho nhau, sau mỗi
hoạt đông như thế không thể thiếu những câu cảm ơn, những tràng vỗ tay các em tự
động viên nhau.
- Dự giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em rất chủ động trong màn giớ thiệu
như những người làm chương trình chuyên nghiệp và rất nền nếp. - Ngoài giờ học
các em vui chơi rất tự nhiên, hoạt động tập thể rất chuyên nghiệp, đặc biệt những lời
chào, những nụ cười thân thiện của các em chào đón đoàn...đủ thấy năng lực, kỹ
năng sống của các em rất phát triển.

4. Kết luận: Chia tay với trường THCS Lê Quý Đôn. Đ/c Cao Thị Thanh Hân, Phó
trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai nhấn mạnh: Để áp dụng hiệu quả được
mô hình trước hết đội ngũ nhà giáo phải hiểu rõ bản chất mô hình, học tập trao đổi
kinh nghiệm tổ chức để kỹ năng thuần thục, phải làm việc thực tế và kết hợp được


phụ huynh học sinh cùng tham gia học tập, để phụ huynh chính là người trong cuộc
ủng hộ sát cánh bên con mình cũng học tập.
Từ thực tế học tập mô hình trường học mới ở thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai,
trường THCS Tân Lập từng bước áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam vào
nhà trường thông qua một số việc cụ thể như trang trí lớp học, xây dựng tủ sách lớp
học và đổi mới phương pháp giảng dạy học theo hướng của trường học mới.
Tác giả: Trần Xuân Trìu



×