Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tài liệu Vận tải đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.93 KB, 13 trang )

I. GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
a. Chỉ thị xếp hàng:
Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung
cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tầu và những chỉ dẫn cần thiết.
b. Biên lai thuyền phó
Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ
hàng xác nhận tầu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được
xếp xuống tầu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận
tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.Dựa trên cơ sở biên
lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tầu đã nhận hàng để chuyên chở
c. Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại
diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tầu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.Vận đơn
đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với
người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch
hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở
d. Bản khai lược hàng hoá
. Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tầu đẻ vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại
cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng
có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tầu rời
cảng.Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận
tải (tầu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
e. Phiếu kiểm đếm
Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tầu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận
tại cầuTally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tầu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi
chépCông việc kiểm đếm tại tầu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu
ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày....Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được
xếp lên tầu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản
để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này
f. Sơ đồ xếp hàng
Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu. Nó có thể dùng các màu khác nhau đánh dấu hàng


của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng.Khi nhận được bản đăng
ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục
đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tầu cân bằng trong quá trình vận
chuyển.
1.3. Chứng từ khác
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tầu, NGN được sự uỷ thác của chủ hàng
lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán...
Trong đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
- Chứng từ bảo hiểm
a. Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và
được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận.Chứng từ này cần thiết cho cơ
quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần
thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm
chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.
b. Hoá đơn thương mại sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một
hoá đơn thương mại.
Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn.
c. Phiếu đóng gói phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện
hàng.
Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm
bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có
trên bao gói... Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi
để trong một túi gắn bên ngoài bao bì.
d. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng
Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằm xác định số trọng
lượng hàng hoá đã giaoTuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu
cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định,

Hải quan hay người sản xuất.
e. Chứng từ bảo hiểmNGN
Theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những
chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được
bảo hiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm
(Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)


2. Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu
Khi nhận hàng nhập khẩu, NGN phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp
thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường. Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để
khiếu nại đòi bồi thường, đó là:
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu
- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ- Biên bản giám định phẩm chất- Biên bản giám định số trọng lượng
- Biên bản giám định của công ty bảo hiểm
- Thư khiếu nại
- Thư dự kháng..........
a. Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC)
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu
để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.Văn bản này có tính chất đối tịch
chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của
tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo
hiểm (nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận
hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng cho
người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người chuyên chở.
b. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo- CSC)
Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so với trên lược khai hàng
hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là
một biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.

c. Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì
đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng). và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ
vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.
d. Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)
Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập khẩu (tại cảng đến) do
một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có
nghi ngờ hàng kém phẩm chất.e. Biên bản giám định số lượng/ trọng lượngÐây là chứng từ xác nhận số
lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu.
Thông thường biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi làm giám định.
f. Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực tế của lô hàng đã được
bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi thường tổn thất.
g.Thư khiếu nại
Ðây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoả mãn yêu sách của mình do
người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại).
h. Thư dự kháng(Letter of reservation)
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về tình trạng tổn thất của hàng
hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình.
Như vậy thư dự kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ rệt do người
nhận hàng lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở.
Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình, người nhận hàng phải tiến
hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư
hỏng để làm cơ sở tính toán tiền đòi bồi thường.
Tóm lại, Giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là nghiệp vụ phức
tạp trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động giao nhận
vận tải được thực hiện. Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu song quyền sở hữu di
chuyển như thế nào phải cần đến giao nhận và vận tải. Giao nhận và vận tải đóng vai trò hết sức quan
trọng trong buôn bán quốc tế


II. GIAO NHLN VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER
I. Container
1. Khái niệm container
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing Organization) đã đưa
ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của
ISO.
Theo ISO - Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
+ Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần.
+ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải,
hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
+ Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận
tải khác.
+ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
+ Có dung tích không ít hơn 1m3 .
2. Tiêu chuẩn hóa container


Để phương thức chuyên chở container được phát triển và áp dụng rộng rãi đòi hỏi tiến hành nhiều tiêu
chuẩn hoá bản thân container. Nội dung tiêu chuẩn hóa container gồm có:
- Hình thức bên ngoài.
- Trọng lượng container.
- Kết cấu móc, cửa, khoá container......
Hiện tại nhiều tổ chức thế giới nghiên cứu tiêu chuẩn hóa container, song tổ chức ISO vẫn đóng vai trò
quan trọng nhất. Năm 1967, tai Moscow, đại diện tổ chức tiêu chuẩn hóa của 16 nước là hội viên ISO đã
chấp nhận tiêu chuẩn hoá container của ủy ban kỹ thuật thuộc ISO.
Sau đây là tham số kỹ thuật của 7 loại container thuộc xêri1 theo tiêu chuẩn của ISO:
Ký hiệu

Chiều cao


Chiều rộng

Chiều dài

Trọng
Trọng
Dung tích
lượng tối lượng tịnh
(m3)
đa (Tàu)
(Tàu)

foot

mm

foot

mm

foot

mm

1.A

8.0

2435


8.0

2435

40.0

12.190

30

27,0

61,0

1A.A

8.0

2435

8.0

2435

40.0

12.190

30


27,0

61,1

1.B

8.0

2435

8.0

2435

29,1

12.125

25

23,0

45,5

1.C

8.0

2435


8.0

2435

19,1

6.055

20

18,0

30,5

1.D

8.0

2435

8.0

2435

9,9

2.990

10


8,7

14,3

1.E

8.0

2435

8.0

2435

6,5

1.965

7

6,1

9,1

1.F

8.0

2435


8.0

2435

4,9

1.460

5

4,0

7,0

Theo quy ước, container loại 1C có chiều dài 19,1 feet, trọng lượng tối đa là 20 tấn, dung tích chứa
hàng 30,5 m3 được lấy làm đơn vị chuẩn để quy đổi cho tất cả các loại container khác. Loại container này
ký hiệu là TEU (Tweenty feet Equivalent Unit).
3 - Phân loại container
Thực tế container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:
+ Phân loại theo kích thước.
- Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3
- Container loại trung bình: Trọng lượng 5 - 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3 .
- Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3.
+ Phân loại theo vật liệu đóng container
Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đó cho container: container thép,
container nhôm, container gỗ dán, container nhựa tổng hợp .....
+ Phân loại theo cấu trúc container.
- Container kín (Closed Container)
- Container mở (Open Container)
- Container khung (France Container)

- Container gấp (Tilt Container)
- Container phẳng (Flat Container)
- Container có bánh lăn (Rolling Container)
+ Phân loại theo công dụng của container
Theo CODE R688 - 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng, container được chia thành 5
nhóm chủ yếu sau:
Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa.
Nhóm này bao gồm các container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một đầu và các bên, có
cửa ở trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc - mở bên cạnh, mở trên nóc - mở bên cạnh - mở ở đầu; những
container có hai nửa (half-heigh container), những container có lỗ thông hơi.....
Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)
Là loại container dùng để chở hàng rời (ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ....). Đôi khi
loại container này có thể được sử dụng để chuyên chở hàng hóa có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa
container để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ
hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong
việc giữ an toàn và kín nước cho container vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc
xếp hàng có thứ tự.
Nhóm 3: Container bảo ôn/nóng/lạnh (Thermal insulated/Heated/Refrigerated/Reefer
container)
Loại container này có sườn, sàn mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự di chuyển nhiệt độ giữa
bên trong và bên ngoài container, nhiều container loại này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở
một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh dựa vào những chiếc máy kẹp được gắn phía trước
container hoặc bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm
lạnh hỗn hợp (khống chế nhiệt độ). Đây là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng (hàng rau quả ....)
và các loại container hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, vì chỉ có lớp cách điện và
nếu có thể tăng thêm đồng thời lớp cách điện và máy làm lạnh này cũng giảm dung tích chứa hàng của


container, sự bảo quản máy móc cũng yêu cầu đòi hỏi cao hơn nếu các thiết bị máy được đặt ở trong
container.

Nhóm 4: Container thùng chứa (Tank container)
Dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng đóng rời (thực phẩm lỏng như dầu ăn, hóa chất, chở hoá
chất.....)
Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích là 20ft hình dáng
như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon (15410 lít) tuỳ theo yêu cầu loại container này có
thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng, đây là loại container được chế tạo cho những hàng hóa đặc
biệt, nó có ưu điểm là sức lao động yêu cầu để đổ đầy và hút hết (rỗng) là nhỏ nhất và có thể được sử dụng
như là kho chứa tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có những khuyết tật, chẳng hạn:
- Giá thành ban đầu cao.
- Giá thành bảo dưỡng cao.
- Các hàng hóa khi cho vào đòi hỏi phải làm sạch thùng chứa(mỗi lần cho hàng vào là một lần làm
sạch thùng chứa)
- Khó khăn cho vận chuyển nên hàng bị rơi nhiều (hao phí do bay hơi, rò rỉ....)
- Trọng lượng vỏ cao.
Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống (Cattle
Container).
Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống và có thể hoặc
không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên chở hàng hóa bách hóa. Loại container
này dùng để chuyên chở súc vật sống do vậy nhược điểm chính của nó là vấn đề làm sạch giữa các loại
hàng hóa. Trong nhiều quốc gia đó chính là vấn đề kiểm dịch khi các container rỗng dùng để chở súc vật
sống quay trở lại dùng để tiếp tục bốc hàng.
II - Nghiêp vụ chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container
Chuyên chở hàng hóa XNK bằng container đang trở nên phổ biến trong vận tải quốc tế. Quy trình kỹ
thuật của việc gửi hàng bằng container đòi hỏi nghiêm ngặt từ khi đóng hàng, gửi hàng đến khi dỡ hàng và
giao cho người nhận hàng.
1 . Kỹ thuật đóng hàng vào container
Theo tập quán quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm
đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong, kẹp chì container, người gửi hàng phải chịu tất cả chi
phí đó cũng như các chi phí có liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà
lại gửi theo phương thức hàng lẻ. Chính vì vậy, khi nhận container của người gửi, người chuyên chỏ không

thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên trong container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng.
Bởi vậy, họ sẽ không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật
dẫn tới việc gây tổn thất cho hàng hóa, công cụ vận tải. Tình hình đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở
+ Tình hình và đặc điểm của loại kiểu container sẽ dùng để chuyên chở.
- Kỹ thuật xếp, chèn lót hàng hóa trong container.
1.1- Ðặc điểm của hàng hóa chuyên chở
Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container, cho nên việc xác
định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh.
Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa chuyên chở được chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container.
Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa hay cao su, dụng
cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ...
Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường, container thông gió hoặc
container bảo ôn....tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa.
+ Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container
Bao gồm: Than, quặng, cao lanh... tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số lượng buôn bán lớn.
Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng
container nhưng về mặt hiệu quả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa.)
+ Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như : hàng dễ hỏng, hàng đông lạnh, súc
vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại....Những mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên
dụng như: container bảo ôn, container thông gió, container phẳng, container chở súc vật....
+ Nhóm 4: Các loại hàng phù hợp với vận chuyên chở bằng container như: sắt hộp, phế thải, sắt cuộn,
hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất phóng xạ...
1.2 - Xác dịnh và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng.
Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao container. Khi phát hiện
container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải thông báo ngay cho người điều hành chuyên
chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác. Nếu kiểm tra thiếu
chu đáo, tiếp nhận container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy ra do
khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh.
Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra bên ngoài container.
Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va
đập....Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ
cấu trọng yếu của container liên quan tới an toàn chuyên chở.
- Kiểm tra bên trong container


Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện
lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có bị hư hỏng hay nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc
phủ hoặc các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh....
- Kiểm tra cửa container.
Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa...bảo đảm cửa đóng mở an toàn, niêm
phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh container.
Container phải được don vệ sinh tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn.
Ðóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng hóa đồng thời dễ bị
từ chối khi cơ quan y tế nước gửi hàng kiểm tra phát hiện.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container
Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an toàn. Thông số kỹ
thuật của container bao gồm:
+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container
chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm trọng lượng tối đa cho phép cộng với trọng
lượng vỏ container.
+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép
trong container. Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa, bao bì, palet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ
hàng trong container.
+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container.
+ Dung tích container (Container internal capacity) tức là sức chứa hàng tối đa của container.
1.3 - Kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong container
Khi tiến hành chất xếp hàng hóa vào container cần lưu ý những yêu cầu kỹ thuật sau đây:

* Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container.
* Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong container.
* Gia cố hàng hóa trong container
* Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động
* Chống hiện tượng hàng hoá bị nóng, hấp hơi
2 . Phương pháp gửi hàng bằng container
Gửi hàng bằng container khác với phương pháp gửi hàng truyền thống. Trong gửi hàng bằng container có ba
cách gửi hàng:
2.1 - Gửi hàng nguyên container (FCL - Full container load)
Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau:
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói
hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một
container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
Theo cách gửi FCL/ FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau:
a) Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)
Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
¨ Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng.
¨ Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
¨ Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
¨ Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
¨ Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn
do người chuyên chở cấp.
¨ Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người
chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào
container.
b) Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier).
Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:
¨ Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
¨ Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container

(container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.
¨ Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên
tàu.
¨ Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
¨ Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
¨ Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
c) Trách nhiệm của người nhận chở hàng
Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:
¨ Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
¨ Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
¨ Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho
người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
¨ Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa
container.


2.2 - Gửi hàng lẻ (Less than container load)
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc
người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào - ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng
không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng
lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp
chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi,
dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.
a) Trách nhiệm của người gửi hàng.
¨ Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại
trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này.
¨ Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và quy chế
thủ tục hải quan.
¨ Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.

b) Trách nhiệm người chuyên chở.
Ngưòi chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và cũng có thể là
người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
+ Người chuyên chở thực:
Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có trách nhiệm tiến
hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng,
bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng
và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.
+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh
trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là
người đại lý (Agent). Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi
cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading). Nhưng họ không
có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên
chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì.
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở.
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng (Vận đơn chủ Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại
lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đích.
c) Trách nhệm của người nhận hàng lẻ
¨ Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
¨ Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng tại
bãi trả hàng ở cảng đích.
¨ Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
2.3 - Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL - LCL/FCL)
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ
hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi
hàng kết hợp có thể là:
¨ Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
¨ Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự

thay đổi phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi
gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như
phương pháp gửi hàng lẻ.
3- Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container
3.1. Vận đơn container theo cách gửi FCL/FCL
Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container gọi là vận đơn container (Container Bill of Lading), do
người chuyên chở hoặc đại diệm của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã
được niêm phong kẹp chì để chuyên chở.
Thông thường vận đơn container được ký phát trước khi container được xếp lên tàu, do dú thuộc dạng
vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Bill ò Lading). Nhìn chung đối với loại vận đơn này (nếu thanh toán
bằng tín dụng chứng từ - L/C) thường ngân hàng không chấp nhận thanh toán trừ khi trong tín dụng thư có
ghi "chấp nhận vận đơn nhận hàng để xếp" (Received for Bill Lading Acceptable).
Vì vậy, khi container đã được bốc lên tàu, người gửi hàng nên yêu cầu người chuyên chở ghi chú thêm
trên vận đơn : "container đã được bốc lên tàu ngày ...." (Shipped on board, on...) và có ký xác nhận. Lúc này
vận đơn trở thành "vận đơn đã xếp hàng" (Shipped on board Bill of Lading) và được ngân hàng chấp nhận
làm chứng từ thanh toán.
3.2- Vận đơn container theo cách gửi LCL/LCL.
Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm, họ sẽ ký phát cho người gửi
hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL/LCL). Vận đơn này có chức năng tương tự như vận đơn container theo
cách gửi nguyên (FCL/FCL).
Nếu ngưởi gửi hàng lẻ do người gom hàng đứng ra tổ chức nhận hàng và chuyên chở thì sẽ có hai loại
vận đơn được ký phát:


+
Vận
đơn
của
ngưòi
gom

hàng
(House
Bill
of
Lading)
Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ ký phát cho người chủ hàng lẻ của mình. Trong vận
đơn này cũng có đầy đủ các thông tin chi tiết cần thiết về người gửi hàng (người xuất khẩu), người nhận
hàng (Người nhập khẩu). Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho đại diện
hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng.
Vận đơn người gom hàng vẫn có thể dùng trong thanh toán, mua bán và giao dịch. Song để tránh
trường hợp ngân hàng không chấp nhận vận đơn của người gom hàng là chứng từ thanh toán, người xuất
khẩu nên yêu cầu người nhập khẩu ghi trong tín dụng chứng từ "vận đơn người gom hàng được chấp nhận"
(House Bill of Lading Acceptable).
+ Vận đơn thực của người chuyên chở.
Người chuyên chở thực sau khi nhận container hàng hóa ủa người gom hàng sẽ ký phát vận đơn cho
người gom hàng theo cách gửi hàng nguyên container (FCL/FCL). Trên vận đơn, người gửi hàng là người gom
hàng, người nhận hàng là đại diện hoặc đại lý của ngưòi gom hàng ở cảng đích.
4- Trách nhiệm của người chuyên chở container đối với hàng hóa.
4.1 - Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở.
Người chuyên chở container có trách nhiệm "từ bãi container đến bãi container", điều này có thể phù
hợp với trách nhiệm của người chuyên chở trong quy tắc Hamburg năm 1978. Ðối với Hague, trách nhiệm
của người chuyên chở bắt đầu từ khi cẩu móc hàng ở cảng đi và kết thúc khi cẩu rời hàng ở cảng đến". ở
đây, trách nhiệm của người chuyên chở container có rộng hơn.
4.2. Ðiều khoản "không biết tình trạng hàng xếp trong container''
Trong việc vận chuyển hàng nguyên container (điều kiện FCL/FCL), người gửi hàng tự lo việc đóng hàng vào,
chất xếp, chèn lót sau đó giao nguyên container đã được niêm phong, kẹp chì cho người chuyên chở để chở
đi. Vì vậy, người chuyên chở thường ghi chú trên vận đơn câu "việc đóng hàng, chất xếp, chèn lót, kiểm
đếm và niêm phong container do người gửi hàng". Mục đích của họ nhằm tránh trách nhiệm đối với hàng
hóa chứa trong container nếu khi giao hàng ở cảng đích dấu niêm phong, kẹp chì vẫn còn nguyên vẹn.
4.3. Xếp hàng trên boong.

Người chuyên chở tự cho mình quyền xếp hàng chứa trong container trên boong mà không bị coi là vi
phạm hợp đồng vận tải. Ðiều kiện này được quốc tế chấp nhận vì tàu container được thiết kế thích hợp để
chở container cả trên boong nhờ có các kết cấu giá đỡ, chất xếp chằng buộc thích hợp đặc biệt nên tàu vẫn
hoạt động an toàn. Theo quy tắc Hague- Visby "Hàng thông thường phải xếp trong hầm tàu trừ khi loại hàng
đặc biệt và có sự thoả thuận giữa người chuyên chở và người gửi hàng".
4.4. Giới hạn trách nhiệm bồi thường.
Giới hạn bồi thường tối đa của ngưòi chuyên chở được quy định trong các công ước có sự khác nhau:
Ø Quy tắc Hague - 1924 ( Hague Rulls - 1924)
- Hàng có kê khai giá trị trên vận đơn, bồi thường thưo giá trị kê khai.
- Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thường không quá 100 F cho một đơn vị hàng hóa hoặc một
kiện hàng.
- Hàng vận chuyển bằng container chưa đề cập.
Ø Quy tắc Visby ( Visby Rulls - 1968)
- Hàng hóa có kê khai giá trị mức bồi thường theo giá trị kê khai.
- Hàng hóa không kê khai giá trị, mức bồi thương là:
+ 10.000 fr cho một đơn vị hàng hóa hay một kiện hàng.
+ 30 fr cho một kg hàng hóa cả bì.
- Hàng vận chuyển bằng container.
+ Kiện hàng đóng trong container hay palet ... có kê khai trên vận đơn sẽ được coi là một đơn vị hàng
hóa đòi bồi thường.
+ Không kê khai trên vận đơn thì một container được coi là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường.
Ø Nghị định thư SDR 1979 (SDR protocol 1979)
- Hàng có kê khai giá trị bồi thường theo giá trị kê khai.
- Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thường là:
+ 666,67 SDR cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng
+ 2 SDR cho 1kg hàng hóa cả bì.
Ø Quy tắc Hambuge 1978 ( Hambuge Rulls 1978)
- Hàng hóa có kê khai giá trị, bồi thương theo giá trị kê khai.
- Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thuờng là:
+ 835 SDR cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng.

+ 2,5 SDR cho một kg hàng hóa cả bì.
- Chậm giao hàng bồi thường một khoản tiền tương đương với 2,5 lần tiền cước số hàng giao chậm
nhưng không vượt quá tổng tiền cước chủ hợp đồng chuyên chở.
- Hàng vận chuyển bằng container quy định giống như Visby Rulls.
Ø Bộ luật hàng hải Việt Nam - 1990
- Giới hạn bồi thường quy định giống như Visby Rulls.
- Hàng vận chuyển bằng container chưa đề cập.
5. Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container
Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, cước phí container được ấn định thành biểu cước như biểu
cước của tàu chợ. Cước phí vận chuyển container thường bao gồm; chi phí vận tải nội địa; chi phí chuyên
chở container ở chặng đường chính.; chi phí bến, bãi container ở cảng xếp, dỡ; chi phí khác...


Mức cước phí container phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Loại, cỡ container (lớn hay nhỏ, chuyên dụng hay không chuyên dụng).
- Loại hàng hóa xếp trong container, nghĩa là căn cứ vào cấp hạng hàng hóa.
- Mức độ sử dụng trọng tải container.
- Chiều dài và đặc điểm của tuyến đường chuyên chở.
Vận chuyển container ra đời đã nhanh chóng làm thay đổi nhiều mặt trong vận tải nội địa cũng như
vận tải quốc tế. Từ điều kiện giao nhận, trang thiết bị bốc dỡ, đến phương thức vận chuyển đều thay đổi. Ðể
phù hợp với phương pháp vận chuyển tiên tiến này, các công ty vận tải container đã đưa ra biểu cước của
mình để phục vụ khách hàng, cước container gồm 3 loại:
+ Cước vận chuyển container tính theo mặt hàng (CBR: Commodity Box Rate).
Ðây là mức cước khoán gộp cho việc chuyên chở một container chứa một mặt hàng riêng biệt. Người
chuyên chở căn cứ vào khả năng sử dụng trung bình của container mà tính toán dể ấn định mức cước
(ví dụ: 14 tấn container loại 20 feet). Với cách tính này nếu chủ hàng đóng thêm được hàng sẽ có lợi.
thường chủ hàng lớn thích loại cước này còn chủ hàng nhỏ lại không thích. Ðối với người chuyên chở, cách
tính cước tròn container đơn giản hơn và giảm được những chi phí hành chính.
+ Cước phí container tính chung cho mọi loại hàng (FAK: Freight all kinds Rate)
Theo cách tính này, mọi mặt hàng đều phải đóng một giá cước cho cùng một chuyến container mà

không cần tính đến giá trị của hàng hóa trong container. Người chuyên chở về cơ bản căn cứ vào tổng chi
phí dự tính của chuyến đi chia cho số container dự tính vận chuyển. o vơi cước phí loại CBR, cước phí FAK
hợp lý hơn vì đơn vị xếp, dỡ hàng và chiếm chỗ trên tàu là container. Ðối với người chuyên chở áp dụng loại
cước này sẽ đơn giảm trong việc tính toán. Nhưng ở loại cước này lại cũng có những bất cập ở chỗ chủ hàng
có hàng hóa giá trị cao hơn thì lợi, còn chủ hàng có giá trị thấp lại bất lợi.
+ Cước phí hàng chở lẻ.
Cước phí hàng chở lẻ, cũng giống như tàu chợ, loại cước này được tính theo trọng lượng, thể tích hoặc
giá trị của hàng hóa đó (tuỳ theo sự lựa chọn của người chuyên chở), cộng với các loại dịch vụ làm hàng lẻ
như phí bên bãi container (container freight station charges), phí nhồi, rút hàng ra khỏi container (Less than
container load charges). Chính vì thế nên mức cước container hàng lẻ bao giờ cũng cao hơn các loại cước
khác.
Tóm lại, vận chuyển hàng hóa bằng container giữ vị trí quan trọng trong hệ thống vận tải phục vụ nền
kinh tế quốc dân. Ðây là phương thức vận tải tiên tiến đã đang mang lại hiệu quả cao trong chuyên chở đặc
biệt là vận chuyển bằng đường biển. Chính vì vậy, so với lịch sử phát triển của vận tải đường biển, vận tải
container mới ra đời song tốc độ phát triển khá nhanh. Ðể tạo khả năng áp dụng phương thức chuyên chở
hiện đại này, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng đội tàu chuyên dụng có trọng tải lớn để chuyên chở
container. Xây dựng các cảng container với các trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, tự động hóa cùng với hệ
thống kho tàng, bến bãi đầy đủ tiện nghi nhằm khai thác triệt để ưu thế của vận chuyển hàng hóa trong
container bằng đường biển.

III. GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
I. Khái quát về vận tải đa phương thức
1. Khái niệm
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined
transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ
sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để
giao hàng.
2. Ðặc điểm của vận tải đa phương thức quốc tế
* Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ
đơn nhất (Multimodal transport document) hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport

Bill of Lading) hay vận dơn vận tải liên hợp (Combined transport Bill of Lading).
* Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) hành động như
người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của ngưòi chuyên chở tham gia
vào vận tải đa phương thức.
* Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một
quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc
chậm giao hàng ở nơi đến.
Như vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm (Rigime of Liability)
nhất định.
Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liabilitty System) hoặc
chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability System) tùy theo sự thoả thuận của hai bên.
* Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước
khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, palet, trailer....
3. Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới
3.1. Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air)
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của vận tải hàng
không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng
hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển
tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận chuyển
bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá,
do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.


3.2. Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air)
Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng không. Người ta sử dụng
ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các
địa điểm khác. Hoạt động của vận tải ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách
thức này có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ
cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu
sang Châu Mỹ...

3.3. Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road)
Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ôtô
đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các
trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở
đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa điểm
để giao cho người nhận.
3.4. Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường biển
(Rail /Road/Inland waterway/sea)
Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Hàng hoá được vận
chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận
chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội
địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng
container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.
3.5. Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
Theo mô hình này hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng
ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu
lục khác. Trong cách tổ chức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng
biển hay hai đại dương.
II . Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải đa phương thức quốc tế.
1. Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức
1.1. Vận tải container trong vận tải đa phương thức.
Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu
nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng
hoá trong container. Quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó
vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham gia của vận tải ôtô, đường
sắt, đường sông, đường biển, hàng không.
Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng container tạo nên những
mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng
vận tải này sang dạng vận tải khác). Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa
quan trọng. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận

hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng
hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô, toa tầu, đảm bảo hệ thống
thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất.
1.2. Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức.
Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên
đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho
phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông
nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống.
Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt
cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu
hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên. Những tiêu chuẩn của
cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường. Ðối với các tuyến miền
núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo
tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%. Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải đường bộ phải đảm bảo những
tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho vận tải đa phương thức.
1.3. Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức.
Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa phương thức là các công
trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng.
- Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng
1,435 m. Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong vận tải đa phương thức .
- Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa. Sức
chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác
nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe.
- Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng,
các bãi chứa container đường sắt nội địa. Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí
khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận
tiện với thời gian tối thiểu. Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số
container có thể chất được, phân chia bãi chứa container.
Như vậy, trong vận tải đa phương thức thì những yêu cầu tiêu chuẩn hoá quan trọng nhất là sử dụng
các toa xe chuyên dụng, các thiết bị phục vụ thích hợp trên các ga và bãi chứa hàng.



1.4. Vận tải biển trong vận tải đa phương thức.
Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải:
đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng
biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ
phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại. Các bến cảng container khác hẳn các bến
khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt,
tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa
2. Các đầu mối chuyển tiếp và thông tin trong vận tải đa phương thức
2.1. Cảng nội địa (Inland Clearance Deport - ICD)
Cảng nội địa được xem như là một yếu tố của cơ sở hạ tầng trong hệ thống vận tải đa phương thức.
Cảng nội địa được đặt ở một vị trí cách xa cảng biển, ở sâu trong đất liền, với chức năng:
- Làm thủ tục hải quan (các container khi nhập cảng được chuyển ngay tới cảng nội địa để làm thủ
tục)
- Nơi chuyển tiếp các container sang các phương tiện khác, nơi để gom hàng lẻ vào container.
- Nơi để hoàn chỉnh thủ tục chờ xuất cảng
Với những chức năng đó, các cảng container nội địa cần được trang bị những thiết bị chuyên dùng
phục vụ cho việc đóng và dỡ hàng khỏi container
2.2. Bến container.
Xây dựng bến container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ
chức.
Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng bến container chuyên dụng là cần một diện tích đủ
lớn để làm nơi hoạt động của các cần trục trên bờ, làm các bãi bảo quản container, làm đường đi lại cho các
phương tiện đường sắt, ôtô, nơi đỗ của các xe nâng chuyển, nơi làm xưởng phục vụ, nơi làm nhà cửa của cơ
quan quản lý và hành chính. Tuỳ theo điều kiện thực tế về lưu lượng container cần thiết dỡ thông qua bến
cảng, cũng như những điều kiện riêng của mỗi địa phương mà thiết kế diện tích bến cảng container cho phù
hợp.
Ðộ sâu của bến cầu tầu đối với cảng container cỡ lớn phải đảm bảo cho tầu container có sức chở lớn
(trên 2.000 TEU) vào làm hàng. Khả năng tiếp nhận tầu cũng như khả năng thông quan ở các bến cảng

container phải tính toán để không xảy ra tình trạng tầu phải chờ xếp dỡ.
Trên bến cảng container chuyên dụng thường được trang bị các thiết bị bốc xếp, nâng chuyển có năng
suất xếp dỡ cao. Tổ hợp cơ giới hoá xếp dỡ container trên các bến container chuyên dụng được thiết kế
đồng bộ đảm bảo quá trình làm hàng cho tầu, bốc xếp, bảo quản và phân loại trên cơ sở một sơ đồ hợp lý.
2.3. Thiết lập hệ thống truyền thông dữ liệu (Electronic Data Interchange - EDI)
Hệ thống EDI là phương tiện phục vụ cho việc xử lý, lưu trữ dữ liệu và liên lạc. Trong vận tải đa phương
thức, việc truyền thông tin dữ liệu là rất cần thiết. Do đó, mỗi nước cần phải thiết lập một hệ thống EDI để
khai thác và cập nhật tới tất cả các đại lý trong nước có liên quan, mà còn có thể nối mạng với các nước
trong khu vực, cũng như với mạng của hệ thống thông tin toàn cầu GII (Global International Infrastructure).
Khái niệm về EDI hiện nay đang được giới thiệu cho tất cả các nước phát triển, nơi đã thiết lập những
mạng EDI lớn để nối giữa các công ty, các bộ phận kiểm toán hoặc những bộ phận có liên quan (hải quan,
giao nhận, hãng hàng không, nhà khai thác vận tải container, các chủ tầu).
Hệ thống EDI đang được đề cập đến ở các nước đang phát triển. Nhu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt
động của vận tải đa phương thức đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống truyền tin dữ liệu ở mỗi nước
và nối mạng với nước khác. Ðây là những yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
của vận tải đa phương thức.
3. Thủ tục hải quan trong vận tải đa phương thức
Công ước của LHQ về vận tải đa phương thức có một phụ lục gồm 6 điều nói về thủ tục hải quan.
Ðiều 2 của phụ lục này quy định:" Hàng hoá trong vận tải đa phương thức quốc tế nói chung không
phải kiểm tra hải quan trừ trường hợp phải thực hiện những quy tắc, điều lệ bắt buộc. Ðể thực hiện điều
này, các cơ quan hải quan thông thường tự hạn chế ở mức kiểm tra niêm phong hải quan và các biện pháp
niêm phong khác tại các điểm xuất nhập khẩu. Trên thế giới đã có nhiều nỗ lực để đơn giản hoá và tiêu
chuẩn hoá các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho buôn bán phát triển. Từ năm 1921 đã có công ước
về tự do quá cảnh Barcelona. Ðến năm 1923 lại có một công ước quốc tế về đơn giản hoá thủ tục hải quan
và các thủ tục khác. Hiệp ước chung về thuế quan và buôn bán (GATT) 1974 cũng có những điều khoản tiến
bộ về hướng này. Năm 1950, hội đồng hợp tác hải quan đã được thành lập dưới sự bảo trợ của LHQ, nhằm
phối hợp hành động trong công tác hải quan của các nước trên thế giới.
III - Tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế.
1. Nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức.
Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng phải được thực hiện trên cơ sở

những quy phạm pháp luật quốc tế. Quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa
phương thức hiện nay bao gồm:
- Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980 (UN
Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980). Công ước này được thông qua tại hội
nghị của LHQ ngày 24-5-1980 tại Geneva gồm 84 nước tham gia. Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có
hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập.
- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal
Transport Documents), số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 01- 01-1992. Bản quy tắc là một quy phạm pháp
luật tuỳ ý nên khi sử dụng các bên phải dẫn chiếu vào hợp dồng .


Các văn bản pháp lý trên quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức như: định nghĩa
về vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng,
người nhận hàng, việc giao, nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh
vận tải đa phương thức đối với hàng hóa, trách nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng ....
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức.
Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá
trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport
Operator - MTO)
2.1. Ðịnh nghĩa
Theo Công ước của Liên hợp quốc, MTO "là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác
thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ
không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia
công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng".
Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát
triển/Phòng thương mại quốc tế định nghĩa như sau:
"MTO là bất kỳ một hợp đồng vận tải đa phương thức và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như
là một người chuyên chở".
"Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần
chuyên chở, dù người này với người kinh doanh vận tải đa phương thức có là một hay không".

2. 2. Các loại MTO
- MTO có tầu (Vessel Operating MTOs) bao gồm các chủ tầu biển, kinh doanh khai thác tầu biển nhưng
mở rộng kinh doanh cả dịch vụ vận tải đa phương thức. Các chủ tầu này thường không sở hữu và khai thác
các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và đường hàng không mà phải ký hợp đồng để chuyên chở
trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng vận tải đa phương thức.
- MTO không có tầu ( Non Vessel Operating MTOs) gồm có:
+ Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tầu biển như ôtô, máy bay, tàu
hoả. Họ cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, do đó phải đi thuê các loại phương tiện vận tải nào họ
không có.
+ Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng.
+ Những người chuyên chở công cộng không có tầu, những người này không kinh doanh tầu biển
nhưng lại cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức thường xuyên, kể cả việc gom hàng trên những tuyến
đường nhất định, phổ biến ở Mỹ.
+ Người giao nhận ( Freight Forwarder). Hiện nay người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà
còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Phương thức này thích hợp với các nước
đang phát triển như Việt nam vì không đòi hỏi tập trung một lượng lớn vốn đầu tư, hơn nữa có thể tập trung
khả năng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
3. Chứng từ vận tải đa phương thức.
3.1. Ðịnh nghĩa
Theo Quy tắc của UNCTAD/ICC, chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng minh cho một hợp
đồng vận tải đa phương thức và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật pháp áp
dụng cho phép và có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận.
Theo Công ước của LHQ, chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng chứng cho một
hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương thức
và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng.
3.2. Hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức
Khi MTO nhận trách nhiệm về hàng hoá, anh ta hoặc người được uỷ quyền sẽ cấp một chứng từ vận
tải đa phương thức tuỳ theo người gửi hàng lựa chọn ở dạng lưu thông được hay không lưu thông được.
- Chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được khi:
+ Nó được lập theo lệnh hay cho người cầm chứng từ

+ Nếu lập theo lệnh, nó sẽ chuyển nhượng được bằng ký hậu
+ Nếu lập cho người cầm chứng từ, nó chuyển nhượng được mà không cần ký hậu
+ Nếu cấp một bộ nhiều bản gốc phải ghi rõ số bản gốc trong bộ
+ Nếu cấp các bản sao, mỗi bản sao sẽ ghi "không lưu thông được"
- Chứng từ vận tải đa phương thức được cấp theo hình thức không lưu thông được khi nó ghi rõ tên
người nhận hàng
3.3. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức nhìn chung có những nội dung cơ bản sau:
- Tính chất chung của hàng há, ký mã hiệu cần thiết để nhận dạng hàng hoá, một sự kê khai rõ ràng
cả số bì, số lương, tất cả các chi tiết đó do người gửi hàng cung cấp.
- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá
- Tên và địa điểm kinh doanh chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức
- Tên người gửi hàng
- Tên người nhận hàng nếu được người gửi hàng chỉ định
- Ðịa điểm và ngày mà người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để chở
- Ðịa điểm giao hàng
- Ngày hay thời hạn giao hàng ở địa điểm giao nếu được thoả thuận rõ ràng giữa các bên
- Nói rõ chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được hay không lưu thông được


- Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức
- Chữ ký của MTO hoặc người được anh ta uỷ quyền
- Tiền cược cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thoả thuận rõ ràng giữa các bên hoặc tiền cước kể cả
loại tiền ở mức ngừơi nhận hàng phải trả hoặc chỉ dãn nào khác nói lên tiền cước do người nhận phải trả
- Hình thức dự kiến các phương thức vận tải và các địa điểm chuyển tải nếu đã biết khi cấp chứng từ
vận tải đa phương thức.
- Ðiều nói về việc áp dụng công ước.
- Bất cứ chi tiết nào khác mà các bên có thể thoả thuận với nhau và ghi vào chứng từ vận tải đa
phương thức nếu không trái với luật pháp của nước nơi chứng từ vận tải đa phương thức được cấp.
3.4 . Các loại chứng từ vận tải đa phương thức.

Công ước của liên hiệp quốc về chưyên chở hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế ngày 5/10/1980
cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực, cho nên chưa có mẫu chứng từ vận tải đa phương thức mang tính chất
quốc tế để các nước áp dụng. Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của
UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử
dụng trong kinh doanh.
Sau đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp :
a
Vận
đơn FIATA
(FIATA
Negotiable
Multimodal
transpot
Bill
Lading
FB/L)
Ðây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của
Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức.
Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. FB/L là chứng từ có thể lưu thông và được các
ngân hàng chấp nhận thanh toán. FB/L có thể dùng trong vận tải đường biển.
b
Chứng
từ
vận
tải
liên
hợp
(COMBIDOC-Conbined
transport
document)

COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh vận tải đa phương thức có tầu biển sử dụng
(VO.MTO).
Chứng từ này đã được phòng thương mại quốc tế chấp nhận, thông qua.
c - Chứng từ vận tải đa phương thức (MULTIDOC - Multimodal transport document)
MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn thảo trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải
đa phương thức. Do công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng.
d - Chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển (Bill of Lading for
Conbined transport Shipment or port to port Shipment)
Ðây là loại chứng từ do các hãng tầu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các phương thức vận tải
khác nếu khách hàng cần.
4 . Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá
Trách nhiệm của MTO như quy định của công ước và bản quy tắc gọi là chế độ trách nhiệm áp dụng
cho nhiều phương thức vận tải khác nhau trong một hành trình vận tải đa phương thức, tức là trong hành
trình vận tải đa phương thức đó chỉ có một cơ sở trách nhiệm, một thời hạn trách nhiệm, một giới hạn trách
nhiệm.
Ngược lại, nếu trong một hành trình vận tải đa phương thức, trách nhiệm của MTO lại dựa trên cơ sở
nhiều chế độ trách nhiệm của phương thức vận tải tham gia chuyên chở thì gọi là chế độ trách nhiệm từng
chặng (Network Liability System).
4.1 Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility)
Cả công ước và bản Quy tắc đều quy định: trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức
đối với hàng hóa bao gồm khoảng thời gian từ khi MTO đã nhận hàng để chở cho đến khi giao xong hàng.
Trong đó, Công ước quy định rỡ hơn:
- MTO đã nhận hàng để chở từ lúc anh ta nhận hàng từ:
+ Người gửi hàng hay người thay mặt người gửi hàng, hoặc
+ Một cơ quan có thẩm quyền hay một bên thứ ba khác mà theo luật lệ áp dụng tại nơi nhận hàng,
hàng hóa phải được gửi để vận chuyển.
- MTO giao hàng xong bằng cách:
+ Trao hàng cho người nhận hàng hoặc
+ Ðặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng vận tải đa phương
thức hay luật lệ hoặc tập quán của ngành kinh doanh riêng biệt ở nơi giao hàng, trong trường hợp người

nhận không nhận hàng từ người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc
+ Giao hàng đó cho một cơ quan có thẩm quyền hay một bên thứ ba khác mà theo luật lệ áp dụng ở
nơi giao hàng, hàng hóa phải giao cho người đó.
4.2 Cơ sở trách nhiệm (Basic of Liability)
MTO phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá, cũng như
chậm giao hàng nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá còn thuộc
phạm vi trách nhiệm của MTO, trừ phi MTO chứng minh được rằng anh ta, người làm công hoặc đại lý của
anh ta đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để ngăn chặn sự cố xảy ra và hậu quả của nó.
Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá không được giao trong thời hạn đã thoả thuận. Nếu không thoả
thuận thời gian như vậy thì trong một thời gian hợp lý mà một MTO cần mẵn có thể giao, có tính đến hoàn
cảnh của sự việc. Nếu hàng hoá không được giao trong một thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày hết thời
hạn thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý nói trên thì có thể coi như hàng hoá đã mất.
4.3. Giới hạn trách nhiệm (Limit of Liability)


Theo công ước về vận tải đa phương thức thì giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR cho mỗi kiện
hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hoá cả bì bị mất tuỳ theo cách tính nào cao hơn.
Ðể tính toán số tiền nào cao hơn sẽ áp dụng các quy tắc sau đây:
- Khi container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự được sử dụng để đóng gói hàng hoá thì các kiện
hoặc các đơn vị chuyên chở có kê khai vào chứng từ vận tải đa phương thức và được đóng gói vào công cụ
vận tải đó được coi là kiện hoặc đơn vị. Nếu những kiện và đơn vị không được liệt kê vào vận tải đa phương
thức thì tất cả hàng oá trong công cụ vận tải đó được coi là một kiện hoặc một đơn vị chuyên chở.
- Trong trường hợp bản thân các công cụ vận tải đó bị mất mát hoặc hư hỏng thì công cụ vận tải đó,
nếu không thuộc sở hữu hoặc không do MTO cung cấp, được coi là một đơn vị chuyên chở.
Nếu hành trình vận tải đa phương thức không bao gồm vận tải đường biển hoặc đường thuỷ nội địa thì
trách nhiệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kg hàng hoá cả bì bị mất hoặc hư hỏng.
Ðối với việc chậm giao hàng thì thời hạn trách nhiệm của MTO sẽ là một số tiền tương đương với 2,5 lần tiền
cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước theo hợp đồng vận tải đa phương
thức.
Trong trường hợp mất mát, hư hỏng của hàng hoá xảy ra trên một chặng đường nào đó của vận tải đa

phương thức mà trên chặng đường đó lại bắt buộc áp dụng một công ước quốc tế hoặc luật quốc gia có quy
định một giới hạn trách nhiệm cao hơn giới hạn trách nhiệm này thì sẽ áp dụng giới hạn trách nhiệm của
công ước quốc tế hoặc luật quốc gia bắt buộc đó. MTO sẽ mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nếu người
khiếu nại chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra là do hành vi hoặc lỗi lầm
cố ý của MTO để gây ra tổn thất.
Với tư cách của một người chuyên chở, MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm
của người làm công hoặc đại lý của mình, khi người làm công hoặc đại lý đó hành động trong phạm vi công
việc đựoc giao. MTO còn chịu trách nhiệm về hành vi và lỗi lầm của bất kỳ người nào khác mà MTO sử dụng
dịch vụ như thể hành vi và lỗi lầm đó là của mình
Theo bản quy tắc, trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá có thấp hơn chút ít so với công ước. Bản quy
tắc đã miễn trách nhiệm cho MTO, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng do
những sơ suất, hành vi, lỗi lầm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu
(khi hnàg hoá được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa) hoặc do cháy, trừ trường hợp
người chuyên chở có lỗi thực sự hoặc cố ý.
Giới hạn trách nhiệm của MTO theo bản quy tắc cũng thấp hơn: 666,67 SDR cho mỗi kiện hoặc đơn vị
hoặc 2 SDR cho mỗi kg hàng hoá bị mất hay hư hỏng.
Tóm lại, vận tải đa phương thức là phương thức vận tải đang được phát triển mạnh trên thế giới có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển buôn bán quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của phương thức giao hàng "từ kho
người bán đến kho của người mua".
Ở Việt Nam hàng hoá được vận chuyển theo hình thức Vận tải đa phương thức là các loại hàng được
đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và
một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len,
dạ... hay các máy móc thiết bị...



×