Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phân tích tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trường hợp các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BÁ HOÀNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TƢ NHÂN HÓA ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
– TRƢỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BÁ HOÀNG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TƢ NHÂN HÓA ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
– TRƢỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 62340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Bá Hoàng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CÁC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

AS

Asia

Châu Á

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

LA

Latin America

Châu Mỹ - Latinh

MENA

Middle East & North Africa

Trung Đông & Bắc Phi

SOE

State Owned Enterprise

SSA

Sub-Saharan Africa

Tiểu vùng Sahara Châu Phi

United Nations Conference on


Hội nghị Liên hiệp quốc về

Trade and Development

Thương mại và Phát triển

World Bank

Ngân hàng Thế giới

UNCTAD
WB

Doanh nghiệp thuộc sở hữu
Nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kỳ vọng tác động của biến giải thích đối với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên
cứu .................................................................................................................................................. 33
Bảng 2.1: Mô tả các biến cơ sở và ký hiệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu ....................... 37
Bảng 2.2: Tóm tắt thống kê mô tả dữ liệu của các biến trong mô hình ..................................... 39
Bảng 2.3: Ma trận tương quan của các chỉ số đánh giá về chất lượng thể chế ......................... 40
Bảng 2.4: Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu ........................................................... 41
Bảng 3.1: Kết quả hồi quy giữa biến tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế -Trường hợp đưa vào
các biến kiểm soát nhóm vùng miền (sa, la và as) ...................................................................... 44
Bảng 3.2: Kết quả hồi quy giữa biến tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế -Trường hợp đưa vào
các chỉ số thành phần đánh giá chất lượng thể chế ..................................................................... 47
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy giữa biến tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế -Trường hợp đưa vào
các biến tương tác pr*fdi, pr*open và pr*gov ............................................................................. 48

Bảng 3.4: Ma trận tương quan giữa các biến pr, pr*fdi, pr*open và pr*gov ............................ 50
Bảng 3.5: Kết quả hồi quy giữa biến tư nhân hóa và bất bình đẳng thu nhập -Trường hợp đưa
vào các biến kiểm soát nhóm vùng miền (sa, la và as) ............................................................... 51
Bảng 3.6: Kết quả hồi quy giữa biến tư nhân hóa và bất bình đẳng thu nhập -Trường hợp đưa
vào các chỉ số thành phần đánh giá chất lượng thể chế .............................................................. 54
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy giữa biến tư nhân hóa và bất bình đẳng thu nhập -Trường hợp đưa
vào các biến tương tác pr*fdi, pr*open và pr*gov ...................................................................... 56


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN ................................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 5
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
3.1 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 6
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................................... 7
5. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................................... 7
6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu .............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 9
1.1 Khái niệm và phân loại Tư nhân hóa .................................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm Tư nhân hoá................................................................................................... 9
1.1.2 Phân loại Tư nhân hoá ................................................................................................. 10
1.2 Lý thuyết nền tảng về Tư nhân hóa..................................................................................... 11

1.3 Tư nhân hóa, Tăng trưởng kinh tế và Bất bình đẳng thu nhập .......................................... 14
1.4 Tổng luận về các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 16
1.4.1 Giới thiệu một số các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................... 16
1.4.2 Những giới hạn của các nghiên cứu thực nghiệm....................................................... 20
1.5 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................. 25
1.6 Các giả thuyết kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu ............................................................ 28


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 34
2.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 34
2.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................................... 36
2.2.1 Các biến phụ thuộc........................................................................................................ 38
2.2.2 Các biến độc lập............................................................................................................ 38
2.3 Phân tích sơ bộ dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 43
3.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................................ 43
3.1.1 Các hồi quy của Tư nhân hóa và Tăng trưởng kinh tế ............................................... 43
3.1.2 Các hồi quy của Tư nhân hóa và Bất bình đẳng thu nhập ......................................... 50
3.2 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 57
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59
4.1 Thảo luận các kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 59
4.1.1 Mối quan hệ giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế ............................................... 59
4.1.2 Mối quan hệ giữa tư nhân hóa và bất bình đẳng thu nhập ........................................ 65
4.2 Một số hàm ý chính sách của bài nghiên cứu..................................................................... 69
4.3 Một số hạn chế của bài nghiên cứu và các đề xuất nghiên cứu trong tương lai............... 71
4.3.1 Hạn chế của bài nghiên cứu ......................................................................................... 71
4.3.2 Các đề xuất nghiên cứu trong tương lai ...................................................................... 72
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



TỔNG QUAN
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Tư nhân hóa được định nghĩa là sự chuyển giao các tài sản hoặc các quyền phân
phối dịch vụ từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân (Pirie, 1986). Trong thế giới
ngày nay, chính sách tư nhân hoá được xem như là một hiện tượng toàn cầu – một hình
thức tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiện đại, cho phép sự tham gia nhiều hơn đối
với khu vực tư nhân. Tư nhân hoá khởi điểm từ đầu những năm 1980 tại Anh, sau đó
nhanh chóng lan rộng đến các quốc gia như: Australia, New Zealand, khu vực Đông
Âu, khu vực Tiểu vùng Sahara Châu Phi và khu vực Nam Mỹ. Các chương trình tư
nhân hoá đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới trong những thập niên gần đây
có thể được chia làm 3 nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất, các chương trình tư nhân hoá
được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu sau năm 1989 (quá
trình xây dựng nền kinh tế thị trường). Thứ hai, các chương trình tư nhân hoá được
thực hiện ở các nước đang phát triển dưới tác động của các tổ chức tài chính quốc tế
như World Bank và IMF. Thứ ba, các chương trình tư nhân hoá được tiến hành bởi
chính phủ các nước phát triển, điển hình nhất là ở New Zealand và ở Anh vào thập niên
1980 và 1990.
Theo dữ liệu về tư nhân hóa của World Bank cho thấy, trong giai đoạn 1988 –
2008 các quốc gia đang phát triển đã thực hiện được hơn 10.000 giao dịch về tư nhân
hóa với doanh thu đạt được hơn 773 tỷ USD, con số này tương đương khoảng 0,7%
tổng GDP của các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn này. Riêng ở giai đoạn đầu
thập niên 1990, tư nhân hoá ở các nước đang phát triển đã đem lại trung bình khoảng
từ 20 đến 30 tỷ USD hàng năm. Nguồn lợi này đã tăng mạnh vào năm 1997 lên đến
gần 70 tỷ USD.

Trang 1



Tuy nhiên, xu hướng về tư nhân hóa vẫn không tránh được các tranh luận. Thực
vậy, cuộc tranh luận so sánh về tính hiệu quả hơn giữa khu vực tư và khu vực công
đóng góp vào nền kinh tế vẫn đang diễn ra suốt bốn thập kỷ qua. Cuộc tranh luận này
ban đầu tập trung vào quy mô của khu vực công (được đo lường bằng quy mô chi tiêu
của chính phủ) có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế (Barro, 1991; Landau,
1986; Ram, 1986 và Rubinson, 1977). Trong khi Rubinson (1977) và Ram (1986) cho
rằng chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, thì Landau
(1986) và Barro (1991) lại tìm ra các bằng chứng ngược lại khi cho rằng chi tiêu của
chính phủ có tác động tiêu cực với tăng trưởng kinh tế. Theo Rubinson (1977), một quy
mô chính phủ lớn (được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập của chính phủ trên GNP) có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng việc giảm đi sự phụ thuộc, đặc biệt đối với
các quốc gia nghèo và kém phát triển. Còn theo Landau (1986), ông cho rằng một quốc
gia với quy mô chính phủ lớn (đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP) sẽ
làm giảm mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó.
Vào cuối những năm 1980, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các
doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước (SOEs). Ví dụ như, Shirley và Walsh (2001) đã thực hiện 52 nghiên cứu thực
nghiệm so sánh giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân với các doanh nghiệp
SOEs, trong đó có 32 nghiên cứu ủng hộ các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, 15
kết quả chưa xác định rõ ràng và chỉ tìm thấy có 5 kết quả nghiên cứu ủng hộ các
doanh nghiệp SOEs. Theo kết quả nghiên cứu của Villalonga (2000) đối với 104
nghiên cứu về vấn đề sở hữu của khu vực tư và khu vực công, có 55 nghiên cứu ủng hộ
sở hữu tư nhân, 14 nghiên cứu phản đối và 35 nghiên cứu cho kết quả chưa rõ ràng.
Trong 65 nghiên cứu thực nghiệm ở cấp độ doanh nghiệp, khảo sát các doanh nghiệp ở
một số các quốc gia, Megginson và Netter (2001) đã kết luận rằng các doanh nghiệp
thuộc sở hữu tư nhân hoạt động hiệu quả hơn và có mức sinh lợi cao hơn so với các
doanh nghiệp SOEs. Dù vậy, các nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm đều không

Trang 2



giải quyết hoàn toàn được tranh luận về tính hiệu quả hơn giữa quyền sở hữu của khu
vực tư và khu vực công, cuộc thảo luận dường như ủng hộ sở hữu tư nhân bởi vì sự gia
tăng nợ của chính phủ, tính bất ổn của kinh tế vĩ mô và sự suy thoái chung của nền
kinh tế toàn cầu vào những năm 1980.
Quá trình tư nhân hóa vẫn đang được tiến hành và phù hợp để thực hiện các
nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra tác động trực tiếp của tư nhân hóa đến tăng
trưởng kinh tế. Có thể kể đến một số các nghiên cứu nổi bật được thực hiện nhằm kiểm
tra các tác động kinh tế của chính sách tư nhân hóa như: Filipovic, 2005; Cook và
Uchida, 2003; Barnett,2000; Plane, 1997; Yoder và cộng sự, 1991. Cả 5 nghiên cứu
cùng thực hiện kiểm tra tác động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế nhưng đưa ra
các kết quả trái ngược nhau. Trong khi Barnett (2000) và Plane (1997) báo cáo kết quả
nghiên cứu là một tác động dương có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa tư nhân
hóa và tăng trưởng kinh tế thì nghiên cứu của Cook và Uchida (2003) lại trình bày kết
quả là tác động âm và có ý nghĩa thống kê; Filipovic (2005) và Yoder cùng cộng sự
(1991) cũng ủng hộ mối tương quan âm về tác động của tư nhân hóa đối với tăng
trưởng kinh tế nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Các kết quả không nhất quán này
có thể đến từ việc bỏ qua sự khác biệt giữa các vùng miền. Tất nhiên, những khác biệt
về vùng miền không chỉ liên quan đến các yếu tố về vị trí địa lý mà có thể bao gồm các
yếu tố khác như: xã hội, chính trị và các hình thức văn hóa, bởi vì chúng góp phần quan
trọng trong việc quyết định cách thức chính sách tư nhân hóa được thực hiện và các tác
động của tư nhân hóa đến tăng trưởng kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu
tố khác biệt vùng miền trong nghiên cứu về chính sách tư nhân hóa như đã đề cập ở
trên, bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra tác động của tư nhân hóa ở các vùng miền khác
nhau của các quốc gia đang phát triển.
Bài nghiên cứu này đóng góp một phần vào các nghiên cứu về tư nhân hóa ở 2
khía cạnh chính. Thứ nhất, như đã lập luận ở trên, bằng cách kiểm soát yếu tố khác biệt
vùng miền (phân thành các khối vùng miền: Sub-Saharan Africa (SA), Latin America

Trang 3



(LA), Asia (SA) và Middle East & North Africa (MENA)), bài nghiên cứu góp phần bổ
sung kiến thức về cách thức tư nhân hóa tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các vùng
miền khác nhau của các quốc gia đang phát triển. Nhưng quan trọng hơn cả, với việc
kiểm soát yếu tố khác biệt vùng miền (phân thành các khối vùng miền với các quốc gia
có các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng nhau) giúp giảm độ chệch từ các
ước lượng của hệ số hồi quy. Thứ hai, nghiên cứu kiểm tra tác động của tư nhân hóa
đến cả hai yếu tố đó là: tăng trưởng kinh tế và mức độ bất bình đẳng thu nhập. Theo
như nhiều nghiên cứu đã minh chứng các hệ quả của chính sách phân phối thu nhập là
rất quan trọng trong phân tích về chính sách tư nhân hóa. Tập trung vào bất bình đẳng
thu nhập, bởi vì nó có thể làm giảm tăng trưởng và góp phần làm gia tăng sự bất ổn về
vấn đề chính trị (Clark, 1995; Alesina và Perotti, 1996). Trong số các nghiên cứu được
đề cập, chỉ có nghiên cứu của Yoder và cộng sự (1991) là thực hiện kiểm tra tác động
của tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế khác (sự
phân phối thu nhập, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong).Tuy
nhiên, Yoder và cộng sự (1991) đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan
(correlational analysis) để nghiên cứu về mối quan hệ giữa tư nhân hóa và các chỉ tiêu
phát triển, do vậy đã không kiểm soát được các yếu tố khác (sự bất ổn của các điều
kiện vĩ mô; cấu trúc thể chế chính trị), những yếu tố này thực sự có tác động đến tăng
trưởng kinh tế và phân phối thu nhập (Yoder và cộng sự, 1991). Chính Yoder và cộng
sự (1991) đã nhận ra khuyết điểm này trong nghiên cứu của mình và đề xuất các nghiên
cứu trong tương lai về tác động của chính sách tư nhân hóa đối với các chỉ tiêu phát
triển kinh tế.
Cuối cùng, bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra tác động của tư nhân hóa đối với tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển, giai đoạn từ
năm 1991 – 2008. Giai đoạn này được lựa chọn nghiên cứu bởi vì đây là khoảng thời
gian mà các quốc gia đang phát triển tích cực thực hiện các chương trình tư nhân hóa,

Trang 4



cũng như mức độ cập nhật của dữ liệu về chương trình tư nhân hóa ở các quốc gia đang
phát triển hiện có (World Bank Privatization Database, 2008).
2. Mục tiêu nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, xét về phương diện học thuật có khá nhiều sự quan tâm đối
với chính sách tư nhân hóa ở các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu ở cấp độ quốc gia chủ yếu dừng lại ở việc mô tả và tập trung vào xem xét
mức độ của chính sách tư nhân hóa (Bennell, 1997; Bethelemy, Kaufmann và Valfort,
2004) và chỉ có một vài nghiên cứu thực nghiệm thực hiện phân tích tác động kinh tế
của chính sách tư nhân hóa (Filipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003;Barnett,2000;
Plane, 1997; Yoder và cộng sự, 1991). Do đó, mục tiêu mà bài nghiên cứu hướng đến
đó là kiểm tra tác động của tư nhân hóa đối với hai chỉ tiêu phát triển kinh tế (tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập) ở các quốc gia đang phát triển. Trên cơ sở
ủng hộ chính sách tư nhân hóa, bài nghiên cứu kiểm tra xem có hay không tác động
tích cực của các chương trình tư nhân hóa được thực hiện ở hầu hết các quốc gia đang
phát triển trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2008. Với các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Đánh giá tác động của chính sách tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1991 - 2008;
(2) Đề xuất một số gợi ý về chính sách tư nhân hóa đối với các quốc gia đang phát
triển.
Cuối cùng, bài nghiên cứu được thực hiện với các câu hỏi nghiên cứu chính sau:
(1) Chính sách tư nhân hóa tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc
gia đang phát triển?
(2) Chính sách tư nhân hóa tác động như thế nào đến bất bình đẳng thu nhập ở các
quốc gia đang phát triển?

Trang 5



3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào kiểm tra tác động của tư nhân hóa đối với tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập dựa trên mô hình nghiên cứu được kế thừa từ
các nghiên cứu thực nghiệm ban đầu của: Filipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003;
Barnett, 2000; Plane, 1997; Yoder và cộng sự, 1991, bên cạnh đó dựa vào đề xuất của
Yoder và cộng sự (1991), tác giả bổ sung vào mô hình các biến D i (SSA, LA, SA và
MENA), biến LLOCK (Kiểm soát vị trí địa lý của các quốc gia không giáp biển) và
biến GOVERNANCE (Chất lượng thể chế của các quốc gia) nhằm kiểm soát sự khác
biệt vùng miền trong phân tích thực nghiệm về tác động của chính sách tư nhân hóa đối
với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài tiến hành kiểm tra tác động của
chính sách tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở các
quốc gia đang phát triển thông qua kỹ thuật ước lượng bình phương bé nhất (OLS) với
sự hỗ trợ của phần mềm Stata 11. Sau khi kiểm định mô hình theo phương pháp OLS,
tác giả kiểm định tính thích hợp của mô hình để đánh giá độ tin cậy của các kết quả
kiểm định.
Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn lọc bao gồm 80 quốc gia đang phát triển có
thực hiện các chương trình tư nhân hóa trong giai đoạn 1991 – 2008 do World Bank
Privatization Database cung cấp. Dữ liệu về tư nhân hóa được cung cấp không nhất
quán theo thời gian giữa các quốc gia được nghiên cứu trong mẫu, do vậy tác giả vận
dụng các hồi quy xuyên quốc gia (cross-country regressions) đối với tư nhân hóa và
tăng trưởng kinh tế mà các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã sử dụng. Giá trị trung
Trang 6


bình của các biến theo thời gian nghiên cứu (1991 – 2008) được sử dụng nhằm khắc
phục tính nhiễu của dữ liệu hằng năm (Gyimah-Brempong và Camacho, 2006; Cook và

Uchida, 2003; Filipovic, 2005; Plane, 1997).
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn
cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách liên quan. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối quan
hệ giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế, cũng như mối quan hệ giữa tư nhân hóa và
bất bình đẳng thu nhập ở các nền kinh tế đang phát triển. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra
rằng tư nhân hoá không có tác động một cách có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế và
bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn nghiên cứu.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính
sách thấu hiểu hơn về vai trò thực sự của chính sách tư nhân hóa đối với vấn đề phát
triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có
một mô hình cải cách chung nào là phù hợp cho tất cả các quốc gia và chính sách tư
nhân hóa không nhất thiết phải có ở mỗi quốc gia. Điều này đồng nghĩa rằng, trước khi
thực hiện chính sách tư nhân hóa các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét kỹ
lưỡng các điều kiện đặc trưng của mỗi quốc gia, cấu trúc thể chế nhà nước, các yếu tố
về mặt xã hội và chính trị.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, bài nghiên cứu thực hiện kiểm soát yếu tố khác biệt vùng miền (phân
thành các khối vùng miền: Sub-Saharan Africa (SA), Latin America (LA), Asia (SA) và
Middle East & North Africa (MENA)), kết hợp các yếu tố về vị trí địa lý (LLOCK) và
cấu trúc thể chế của quốc gia (GOVERNANCE) góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết

Trang 7


về cách thức chính sách tư nhân hóa tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các vùng miền
khác nhau ở các quốc gia đang phát triển. Nhưng quan trọng hơn cả, với việc kiểm soát
yếu tố khác biệt vùng miền (phân thành các khối vùng miền với các quốc gia có các
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng nhau) giúp giảm độ chệch từ các ước

lượng của hệ số hồi quy.
Thứ hai, nghiên cứu kiểm tra tác động của chính sách tư nhân hóa đối với cả hai
yếu tố đó là: tăng trưởng kinh tế và mức độ bất bình đẳng thu nhập. Bởi vì trách nhiệm
của chính phủ các quốc gia không chỉ là phân phối các hàng hóa và dịch vụ một cách
hiệu quả, mà còn phải đảm bảo cung cấp chúng một cách công bằng hơn. Bên cạnh đó,
nếu cải cách kinh tế mà không làm giảm khuynh hướng bất bình đẳng thu nhập sẽ dễ
tạo ra sự bất mãn và cuối cùng đó là sự phát triển không bền vững (Eduardo và Ugo,
2002).
Thứ ba, với dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1991 – 2008, bằng phương pháp
kiểm định OLS, nghiên cứu đã phát hiện được chính sách tư nhân hoá không có tác
động một cách có ý nghĩa đối với cả tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở
các quốc gia đang phát triển.
6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần giới thiệu tổng quan và phần kết luận chung, cấu trúc của bài nghiên
cứu bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận

Trang 8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 sẽ trình bày khái quát lý thuyết về “Quyền tài sản” làm nền tảng ủng hộ
cho chính sách tư nhân hóa, đồng thời liên kết mối quan hệ giữa tư nhân hóa với tăng
trưởng kinh tế và giữa tư nhân hóa với bất bình đẳng thu nhập; bên cạnh đó, tác giả
cũng tổng luận một số các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tư nhân hóa đối với
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập; và ở cuối chương, tác giả trình bày phần
mô hình nghiên cứu thực nghiệm cũng như các giả thuyết kỳ vọng trong mô hình.

1.1 Khái niệm và phân loại Tƣ nhân hóa
1.1.1 Khái niệm Tư nhân hoá
Tư nhân hóa (privatization) có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
đơn giản nhất có thể định nghĩa tư nhân hóa là sự chuyển giao các tài sản hoặc quyền
phân phối dịch vụ từ khu vực công sang cho khu vực tư (Pirie, 1986). Trong thời gian
gần đây, thuật ngữ về tư nhân hóa được sử dụng bao hàm ba khái niệm cơ bản sau:
divestiture; deregulation và delegation (Ghosh, 2004 và Savas, 2000). Divestiture hàm
ý là giảm một phần hoặc toàn bộ việc cung cấp hàng hóa của các doanh nghiệp thuộc
khu vực công sang cho khu vực tư nhân đảm nhận. Deregulation còn được biết đến
như là sự tự do hóa, nó được hiểu là sự gỡ bỏ các rào cản thâm nhập thị trường và do
đó thúc đẩy vai trò của yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế. Delegation thường được
hiểu là việc chính phủ duy trì sự kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với quá trình phân
phối hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế các hoạt động sản xuất được thực hiện bởi khu
vực tư nhân. Điều này cũng đồng nghĩa rằng chính phủ sẽ cung cấp vốn cho khu vực tư
nhân thực hiện sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Delegation thường được thực hiện thông
qua các hợp đồng, hình thức nhượng quyền hoặc trợ cấp.

Trang 9


Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc kiểm tra tác động của chính sách tư
nhân hoá đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập theo ý nghĩa của khái
niệm divestiture. Bởi vì, divestiture được xem như là phương pháp thực hiện chính
sách tư nhân hóa phổ biến nhất ở các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn nghiên
cứu (Kikeri và Kolo, 2006; Filipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003; Barnett, 2000;
Plane, 1997; Yoder và cộng sự, 1991).
1.1.2 Phân loại Tư nhân hoá
Theo Brada (1996) khi nghiên cứu ở Trung và Đông Âu có 4 loại hình tư nhân
hóa cơ bản:
Thứ nhất, tư nhân hóa thông qua việc trả lại quyền sở hữu. Phương pháp này là

phù hợp khi có thể xác định được quyền sở hữu doanh nghiệp thuộc về những cá nhân
nào trước đó, tức nguồn gốc của doanh nghiệp trước khi trở thành doanh nghiệp nhà
nước. Theo Megginson và cộng sự (2001), hình thức chuyển đổi này gặp khó khăn khi
phải chứng minh chủ sở hữu doanh nghiệp trước đó dễ gây ra những bất ổn do tranh
giành và chuyển giao không tương xứng trong quá trình này.
Thứ hai, tư nhân hóa thông qua việc bán các tài sản nhà nước. Hình thức này có 2
dạng bán tài sản nhà nước: bán trực tiếp toàn bộ hay một phần tài sản cho các cá nhân
hay tổ chức; bán một phần hay toàn bộ cổ phần của công ty đến các nhà đầu tư thông
qua việc bán ra công chúng, hình thức bán cổ phần giống như hình thức phát hành cổ
phiếu lần đầu (IPOs) của các công ty trên thị trường.
Thứ ba, tư nhân hóa thông qua việc phân phối cổ phần dạng voucher. Đây là hình
thức tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc phân phối các cổ phần của
công ty đến công chúng miễn phí hoặc với giá hiện hành. Hình thức này thường được
sử dụng ở các quốc gia có chuyển đổi nền kinh tế, hình thức này tạo ra sự thay đổi căn

Trang 10


bản về hệ thống cấu trúc sở hữu của nền kinh tế, tuy vậy, hình thức này không luôn
luôn đạt được hiệu quả như mong muốn (Megginson và cộng sự, 2001).
Thứ tư, tư nhân hóa bằng cách chuyển đổi sang một công ty mới hay cho thiết lập
các công ty sở hữu tư nhân rộng rãi trong nền kinh tế. Havrylyshyn và McGettigan
(2000) nhấn mạnh đây là hình thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
chuyển đổi.
Bên cạnh 4 hình thức tư nhân hóa trên, còn có một số hình thức tư nhân hóa khác
được thực hiện nhằm tăng cường vai trò khu vực tư nhân. Theo Florencio López-deSilanes và cộng sự (1997) tư nhân hóa ở Mỹ là việc phân phối các công đoạn sản xuất,
cung ứng đến các công ty tư nhân.
1.2 Lý thuyết nền tảng về Tƣ nhân hóa
Xét về phương diện học thuật có khá nhiều lý thuyết ủng hộ chính sách tư nhân
hóa, trong đó nổi bật nhất cần phải nhắc đến đó là lý thuyết về “Quyền tài sản”

(Property Rights theory).
Lý thuyết về “Quyền tài sản” nhìn chung khá đa dạng, nhưng đặc trưng cơ bản
nhất đó là sự tập trung vào tính liên kết giữa các quyền sở hữu, sự ưu đãi và các hành
vi kinh tế (Commander và Killick, 1988). Lý thuyết “Quyền tài sản” đề cập đến vấn đề
tối đa hóa thỏa dụng của các nhà quản lý dựa vào các giới hạn được thiết lập bởi tổ
chức. Các quyền tài sản được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Alchian (1965) đã
định nghĩa các quyền tài sản bao hàm ba đặc điểm sau: tính độc quyền của các quyền
lựa chọn sử dụng một nguồn tài nguyên; tính độc quyền của các quyền đối với các dịch
vụ liên quan đến nguồn tài nguyên; và các quyền đối với việc trao đổi nguồn tài
nguyên theo các điều khoản được thỏa thuận.

Trang 11


Mặt khác, Demetz (1967) đã định nghĩa quyền tài sản như là một công cụ của xã
hội, điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng quyền tài sản giúp các cá nhân thiết lập
các kỳ vọng thích hợp mà họ có thể đạt được trong các giao dịch với những người
khác. Các kỳ vọng này được biểu hiện trong luật pháp, phong tục và tập tục của một xã
hội. Người chủ sở hữu của các quyền tài sản sở hữu sự chấp thuận trong việc cho phép
những người khác được thực hiện theo các cách thức riêng. Theo quan điểm này, Starr
(1988) khẳng định rằng lý thuyết về quyền tài sản xác định các mối quan hệ kinh tế và
xã hội mà ở đó mọi người phải tuân thủ đối với việc phân bổ các nguồn lực, trong đó
có xem xét đến cả lợi ích được hưởng của các chủ sở hữu và những thiệt hại mà họ gây
ra cho người khác.
Tương tự như vậy, Hill và Kamer (1996) đã đề cập đến các quyền tài sản như là
sự kiểm soát các tài sản và cho rằng các nhà quản lý có quyền kiểm soát bằng cách xác
định việc phân phối các đầu vào và mức sản xuất của doanh nghiệp hàng ngày. Ví dụ
như trường hợp của Hoa Kỳ, Hill và Kamer (1996) giải thích rằng các quyền tài sản đối
với nước, vật nuôi và đất đai đáp ứng các điều kiện cả về cung và cầu. Khi các tài
nguyên này chưa có giá trị cao, nỗ lực rất ít được tạo ra trong việc xác định và thực

hiện các quyền, nhưng khi mà áp lực cao về dân số và sự gia tăng về nhu cầu đối với
các sản phẩm nông nghiệp đã làm gia tăng giá trị của các quyền tài sản đối với các tài
nguyên này, khi đó nỗ lực lớn hơn được tạo ra trong việc bảo vệ và thực hiện các
quyền này. Điều này là do các quyền tài sản mang lại cho các chủ sở hữu tư nhân “các
yêu cầu về thặng dư” đối với các tài sản của doanh nghiệp (Hanke, 1987). “Các yêu
cầu về thặng dư” đề cập đến khả năng sử dụng của một tài sản, thay đổi nó về mặt hình
thức và chuyển giao toàn bộ hoặc bán một số các quyền (Starr, 1988). Soto (1996) đã
diễn tả các quyền tài sản như là “thành phần còn thiếu” cần thiết để vận hành các thị
trường.

Trang 12


Các thảo luận ở trên cho thấy các cá nhân có khuynh hướng bảo quản các tài sản
của họ tốt hơn khi tồn tại các lợi ích được tạo ra từ các tài sản đó. Trong tác phẩm
“Wealth of Nations”, Adam Smith (1776) đã nói rằng mọi người thường có khuynh
hướng lãng phí tài sản của người khác hơn so với tài sản của họ. Theo đó, từ quan điểm
của các quyền tài sản có vẻ như các doanh nghiệp nhà nước được dự kiến sẽ kém hiệu
quả hơn so với các doanh nghiệp tư nhân, bởi vì chúng được sở hữu bởi các cá nhân
mà họ không có “các yêu cầu về thặng dư” đối với các tài sản của các doanh nghiệp
thuộc khu vực công (Megginson, 2005).
Luận điểm chính của các nhà nghiên cứu về lý thuyết quyền tài sản đó là sự
không hiệu quả của khu vực công đến từ những tình huống mà ở đó không có các cá
nhân hay các nhóm có lợi ích rõ ràng đối với các tài sản của doanh nghiệp (Abdul,
2000). Điều này có nghĩa rằng trong các doanh nghiệp nhà nước, các quyền tài sản
dường như không mang tính độc quyền và cũng không thể chuyển nhượng được. Trong
trường hợp này khả năng các tài sản của khu vực công được quản lý kém là rất cao
(Furobotn và Perjovich, 1972).
Phần tổng kết lý thuyết đã chứng minh được lý thuyết về các quyền tài sản khác
với các lý thuyết cổ điển về doanh nghiệp bằng việc loại bỏ các doanh nghiệp được

xem như là đơn vị phân tích chính ra, thay vào đó tập trung vào vai trò của những
người đưa ra các quyết định cá nhân trong doanh nghiệp. Càng đầy đủ các quyền dành
cho những người ra quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực thì sẽ càng khuyến
khích việc sử dụng và bảo quản các nguồn lực đó một cách hiệu quả. Theo đó, chính
sách tư nhân hóa liên quan đến việc tập trung các quyền tài sản được kỳ vọng sẽ cải
thiện tính hiệu quả của nền kinh tế.

Trang 13


1.3 Tƣ nhân hóa, Tăng trƣởng kinh tế và Bất bình đẳng thu nhập
Chính sách tư nhân hóa có thể tạo ra tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
và bất bình đẳng thu nhập bằng nhiều cách. Có thể liệt kê ra đây ba cách thức tác động
chính của tư nhân hóa.
Thứ nhất, nếu chính sách tư nhân hóa được triển khai một cách sâu rộng và có
hiệu quả thì nó có thể góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động ở mức độ vĩ mô của nền
kinh tế (Cook và Uchida, 2003). Theo Bennett và cộng sự (2004), tác động tích cực của
tư nhân hóa đối với hiệu quả tài chính và năng suất của các doanh nghiệp có thể được
dự báo bằng lý thuyết kinh tế vi mô và những tác động này đòi hỏi phải có một độ trễ
về mặt chính sách trước khi tạo ra sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế. Tương tự như
vậy, Berg và Berg (1997) cho rằng sự hiện diện của yếu tố cạnh tranh, tính hiệu quả
của doanh nghiệp bắt nguồn từ chính sách tư nhân hóa được kỳ vọng sẽ làm gia tăng
tính hiệu quả của cả nền kinh tế thông qua các thị trường cạnh tranh và sự phân phối tốt
hơn các nguồn lực giữa các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Điều này là do sự cạnh tranh có khả năng thay đổi nền kinh tế theo hướng đó là, một số
các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân trong khi đó một số khác sẽ thất bại.
Theo như Olbeter (1994), sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả và tạo ra các dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Kết quả là người
tiêu dùng sẽ được hưởng lợi với giá cả rẻ hơn, chất lượng cao hơn và các dịch vụ ngày
càng mới mẻ hơn.

Thứ hai, tính hiệu quả về mặt sản xuất và phân phối bắt nguồn từ chính sách tư
nhân hóa sẽ góp phần cải thiện vấn đề nợ của khu vực công, cũng như gia tăng các
nguồn lực công để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (Nellis, 1994). Tương tự, Aghion
và Schankerman (1999) lập luận rằng việc gia tăng hiệu quả hoạt động tài chính và
năng suất của các doanh nghiệp có thể mang lại thu nhập cao hơn cho chính phủ và
Trang 14


nâng cao khả năng chi đầu tư cho các cơ sở hạ tầng, kết quả tạo ra các tác động tích
cực đối với năng suất tổng hợp của nền kinh tế. Tác động tài khóa của chính sách tư
nhân hóa cũng có thể mang lại những kết quả phân phối có lợi bằng việc hỗ trợ vấn đề
ổn định hóa kinh tế vĩ mô và cho phép sự dịch chuyển từ các khoản chi tiêu tốn kém
dành cho các nghĩa vụ nợ sang các khoản chi tiêu xã hội, mà mục tiêu hướng đến trực
tiếp là những người nghèo (Mckenzie và Mookherjee, 2002). Tương tự như vậy,
Ramanadham (1988) cũng lập luận rằng thu nhập tạo ra từ chính sách tư nhân hóa có
thể được đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp cơ bản,
điều này thể hiện sự hiệu quả trong việc phân phối thu nhập và tạo điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, quá trình tư nhân hóa làm gia tăng đầu tư và kích thích sự tăng trưởng
của toàn bộ nền kinh tế (Berg và Berg, 1997). Davis và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng
các thị trường và các nhà đầu tư xem chính sách tư nhân hóa như là một tín hiệu tích
cực về mặt chính trị và ngầm hiểu rằng chính phủ sẽ gắn bó và tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư với chương trình cải cách của mình, kết quả là chính sách tư nhân
hóa làm gia tăng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các nghiên cứu về FDI đã cho
thấy rằng, các nước đang phát triển đã trải qua giai đoạn tăng vọt về tỷ lệ bình quân của
FDI so với tổng đầu tư trong những năm 1990 mà chủ yếu đến từ các chương trình tư
nhân hóa với quy mô lớn, đặc biệt là ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng (Kirkpatrick, Parker và
Zhang, 2006). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tạo ra các tác động lan tỏa tích cực đối với
toàn bộ nền kinh tế với việc cải tiến công nghệ, nâng cao các kỹ năng về quản lý,

marketing và tiếp cận với các mạng lưới sản xuất quốc tế (Kobrin, 2005 và Sylwester,
2005). Theo Lewis (1948), việc xuất khẩu vốn sang các quốc gia đang phát triển tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với việc tạo ra các ngành công nghiệp mới, sự
chuyển giao công nghệ và tạo ra một quan điểm hiện đại hơn đối với nền kinh tế của
nước chủ nhà. Như vậy có thể thấy rằng, chính sách tư nhân hóa với việc tạo điều kiện

Trang 15


thu hút nguồn vốn FDI đã tạo ra các tác động tích cực đối với vấn đề tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển (Fillipovic, 2005). Dựa vào các phân tích ở trên về mối
quan hệ giữa tư nhân hóa, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, bài nghiên
cứu đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:
(1) Chính sách tư nhân hóa có mối tương quan thuận đối với tăng trưởng kinh tế.
(2) Chính sách tư nhân hóa có mối tương quan nghịch đối với bất bình đẳng thu nhập.
1.4 Tổng luận về các nghiên cứu thực nghiệm
1.4.1 Giới thiệu một số các nghiên cứu thực nghiệm
Các nghiên cứu thực nghiệm về tư nhân hóa có thể được chia thành 3 nhóm chính
như sau: các nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp (firm-level) (Boubakari và Cosset,
1999; Megginson và cộng sự, 1994); các nghiên cứu ở cấp độ ngành (industry-level)
(Galiani và cộng sự, 2002; Wallsten, 2001); và các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia
(country-level) (Fillipovic, 2005; Cook và Uchida, 2003; Barnett, 2000; Plane, 1997;
Yoder và cộng sự, 1991). Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ thực hiện xem xét các nghiên
cứu thực nghiệm ở cấp độ quốc gia bởi vì mục tiêu chính của đề tài là kiểm tra tác
động của chính sách tư nhân hóa đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
ở các quốc gia đang phát triển.
Các nghiên cứu thực nghiệm về tư nhân hóa ở cấp độ quốc gia cũng giống như ở
các cấp độ doanh nghiệp và cấp độ ngành đều không đi đến kết luận cuối cùng. Chẳng
hạn như, Barnett (2000), Davis và cộng sự (2000) và Plane (1997) phát hiện được
chính sách tư nhân hóa có tác động dương và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng

kinh tế, trong khi Fillipovic (2005), Cook và Uchida (2003), Yoder và cộng sự (1991)
lại tìm ra các kết quả ngược lại.

Trang 16


Barnett (2000) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tư nhân hóa và các biến đo lường
về tài khóa và kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu của Barnett được thực hiện với 18 quốc gia,
trong đó có 12 quốc gia đang phát triển. Các kết quả cho thấy chính sách tư nhân hóa
có tương quan thuận với sự cải thiện các hoạt động vĩ mô, cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng
GDP cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.
Tương tự như với kết quả nghiên cứu của Barnett (2000), Plane (1997) đã vận
dụng các kỹ thuật ước lượng Probit và Tobit để nghiên cứu về tác động của tư nhân
hóa ở 35 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn (1984 – 1992) và đã phát hiện ra
được mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa tư nhân hóa đối và tăng
trưởng kinh tế. Các phát hiện của nghiên cứu đã kết luận rằng mối tương quan dương
này sẽ mạnh hơn khi chính sách tư nhân hóa kết hợp với các cuộc cải cách về mặt thể
chế. Cụ thể, khi có cải cách về thể chế, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng từ 0.8%
đến 1.5% trong giai đoạn giữa hai thời kỳ (1984 – 1988) và (1988 – 1992).
Ngược lại với các kết quả trên, Cook và Uchida (2003) đã tìm thấy mối tương
quan âm giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu về tác động của tư
nhân hóa ở 63 quốc gia đang phát triển. Các tác giả sử dụng tổng doanh thu đạt được từ
chính sách tư nhân hóa trong giai đoạn (1988 – 1997) theo phần trăm của GDP để đo
lường cho biến chính sách tư nhân hóa (privatization), và thực hiện kiểm soát các biến
có thể can thiệp vào tác động của tư nhân hóa (chẳng hạn như: quy mô thâm hụt ngân
sách của chính phủ; các khoản vay nợ từ World Bank). Các tác giả đã phát hiện ra mối
tương quan âm giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả nhất quán về
mối tương quan âm chỉ được tìm thấy ở 61 quốc gia, với điều kiện loại hai giá trị ngoại
lai là Malaysia và Singapore ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Tương tự, Fillipovic (2005) cũng báo cáo một mối tương quan âm nhưng không

có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa tư nhân hóa và tăng trưởng kinh tế trong
nghiên cứu của tác giả ở 92 quốc gia đang phát triển, giai đoạn (1990 – 2000). Kết quả
Trang 17


này cũng tương đồng với báo cáo nghiên cứu của Yoder và cộng sự (1991), các tác giả
đã phát hiện được mối tương quan âm giữa tư nhân hóa và các chỉ số phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Yoder và cộng sự (1991) tập trung vào phát triển kinh tế,
điều này khác với các nghiên cứu của Cook và Uchida (2003) và một số các nghiên
cứu khác (hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế).
Nghiên cứu của Yoder và cộng sự (1991) là nghiên cứu duy nhất tập trung giải
quyết vấn đề giữa tư nhân hóa và phát triển kinh tế (bao gồm các chỉ số về kinh tế và
xã hội). Nghiên cứu của họ được dựa trên tiền đề cho rằng các nghiên cứu về tư nhân
hóa cần phải vượt lên trên sự tăng trưởng kinh tế (sử dụng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP)) khi đánh giá về sự phát triển. Cuối cùng,
các tác giả đã sử dụng chỉ số tổng hợp với nhiều thành phần đo lường về sự phát triển
kinh tế, bao gồm: thu nhập GNP bình quân đầu người (GNP per capita income), tuổi
thọ trung bình (life expectancy at birth), tỷ lệ biết chữ (literacy rate), tỷ lệ tử vong của
trẻ sơ sinh (infant mortality rate), sự phân phối thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng GNP.
Nghiên cứu của Yoder và cộng sự (1991) bao gồm 45 quốc gia (trong đó có 17 quốc
gia thuộc vùng Sub-Saharan Africa) với thiết kế nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional
design) và sử dụng mức độ tham gia của khu vực tư nhân (level of participation) ở năm
1980 hoặc 1981 làm biến giải thích chính (biến nghiên cứu về chính sách tư nhân hóa),
các chỉ số phát triển (thu nhập GNP bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết
chữ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, sự phân phối thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng GNP) ở
năm 1986 là các biến phụ thuộc. Các tác giả đã chia 45 quốc gia thành ba nhóm thu
nhập: nhóm thu nhập thấp (GNP dưới $450); nhóm thu nhập trung bình thấp (GNP
nằm trong khoảng $451 – 1800) và nhóm thu nhập trung bình khá (GNP năm trong
khoảng $1801 – 7500), và đã nhận thấy rằng các chỉ số phát triển có mối tương quan
cao với các nhóm thu nhập. Ngoài ra, các tác giả cũng phát hiện được rằng không có

mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa quy mô của khu vực tư và các chỉ số phát

Trang 18


×