Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tín dụng ngân hàng và các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.83 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN HỮU THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2003


PHẦN MỤC LỤC
YW”XZ
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG..................5
1.1. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng :..............................................5
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng : ........................................................5
1.1.2. Chức năng của tín dụng : ...........................................................................6
1.1.3. Các hình thức tín dụng : .............................................................................8
1.2. Tín dụng ngân hàng:.........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm :.................................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng : ...........................................................9
1.2.3. Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng : ..........................................10
1.2.4. Tác dụng của tín dụng ngân hàng :..........................................................10
1.2.5. Phân loại tín dụng ngân hàng :................................................................11
1.2.6. Phân loại cho vay tín dụng ngân hàng :...................................................13
1.3. Vai trò của tín dụng : ......................................................................................14


1.4. Tín dụng ngân hàng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn : ........16
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN SÓC TRĂNG ........................................................19
2.1.Vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng.........................................19
2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp và nông thôn ở Sóc
Trăng : ..................................................................................................................22
2.3. Hiệu quả tín dụng ngân hàng : .......................................................................26
2.3.1. Xét về mặt kinh tế – xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn :..................26
2.3.2. Xét theo các chỉ tiêu chất lượng hoạt động của các ngân hàng trên đòa
bàn tỉnh Sóc Trăng.............................................................................................38
2.4. Những tồn tại và nguyên nhân : .....................................................................40
2.4.1. Những tồn tại : .........................................................................................40
2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại : .................................................................42
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN SÓC TRĂNG .........48

1


3.1. Đònh hướng phát triển nông nghiệp nông thôn và hướng đầu tư tín dụng của
các Ngân hàng thương mại trên đòa bàn Sóc Trăng :............................................48
3.1.1.Đònh hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Sóc Trăng :..................48
3.1.2. Đònh hướng đầu tư tín dụng của các Ngân hàng thương mại đối với phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở đòa bàn Sóc Trăng............................................52
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông
nghiệp, nông thôn Sóc Trăng. ...............................................................................54
3.2.1. Giải pháp nâng cao qui mô và chất lượng nguồn vốn :............................54
3.2.2. Giải pháp mở rộng tín dụng gắn với chính sách kinh tế xã hội : .............56
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng :................................................56
3.2.4. Giải pháp đổi mới và mở rộng qui mô hoạt động : ..................................57

3.3. Một số đề xuất kiến nghò :..............................................................................57
3.3.1. Đối với Nhà nước : ...................................................................................58
3.3.2. Đối với UBND đòa phương : .....................................................................58
3.3.3. Đối với các ngân hàng Trung ương :........................................................59
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................62

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước hiện nay ở một quốc gia có
hơn 80% dân số là nông dân, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng đònh vai trò hết sức
quan trọng của việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Hội nghò Trung ương VI đã khẳng đònh : “Sự
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn đònh và
phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo
đònh hướng xã hội chủ nghóa”.
Để thực hiện mục tiêu này, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết đònh số
67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999, Ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện chương
trình tín dụng ngân hàng phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và qua
hơn 03 năm thực hiện đã đem lại một số kết quả nhất đònh.
Trên đòa bàn tỉnh Sóc Trăng, là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Hậu Giang vào
năm 1992, với đặc điểm là tỉnh thuần nông với cây lúa luôn chiếm thế độc canh,
điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, đất đai không được nhiều thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp bò phèn, mặn chiếm trên 65% trong
diện tích đất nông nghiệp ; trên 85% diện tích lúa chưa có hệ thống thuỷ lợi đồng
bộ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dòch vụ kém phát triển; cơ sở hạ tầng kinh
tế hầu như không đáng kể, toàn tỉnh chỉ có khoảng 28% xã, phường, thò trấn có lưới

điện quốc gia; số hộ sử dụng điện chiếm khoảng 10% số hộ toàn tỉnh; về giao thông
chỉ có 59% xã phường có đường ô tô đến.

3


Với điều kiện thực tế khó khăn đó, Đảng bộ và dân tỉnh Sóc Trăng đã nêu
cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết nỗ lực phấn đấu đưa tỉnh nhà phát triển.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ VIII ( năm 1992 ) đã xác đònh cơ
cấu kinh tế của tỉnh là : Nông-ngư-công nghiệp, thương mại và dòch vụ ; trong đó,
nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu, thuỷ sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh. Tiếp
theo đó, tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX (2000) tiếp tục khẳng đònh nông nghiệp
là thế mạnh hàng đầu và thuỷ sản là ngành kinh tế mủi nhọn.
Trên tinh thần đó, tín dụng ngân hàng của các ngân hàng trên đòa bàn tỉnh
Sóc Trăng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh nhà. Kết quả
được thể hiện qua các chỉ tiêu như : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
11,11%; trong đó Khu vực I ( nông, lâm, thuỷ sản ) tăng 10,47%, khu vực II ( công
nghiệp, xây dựng ) tăng 16,81%, khu vực III ( thương mại, dòch vụ ) tăng 9,37%. Cơ
cấu kinh tế của tỉnh nhà từng bước chuyển dòch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu
vực I trong GDP từ 67,83% ( năm 1992) giảm xuống còn 57,98% (năm 2001); khu
vực II từ 9,82% (năm 1992) tăng lên 21,28% (năm 2001) ; khu vực III, mặc dù giá
trò tuyệt đối tăng khá, nhưng GDP từ 22,35% (năm1992) giảm xuống còn 19,35%
(năm 2001).
Bên cạnh những thành quả đóng góp trên, hiệu quả tín dụng ngân hàng trong
công cuộc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn nhiều điều cần
phải bàn đến. Đây cũng chính là lý do của việc lựa chọn đề tài : “Tín dụng Ngân
hàng và các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển
nông nghiệp và nông thôn trên đòa bàn tỉnh Sóc Trăng”

4



CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng :
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng :
a. Khái niệm về tín dụng :
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời tồn
tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện vật, và một
phần nhỏ là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của
quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của quan hệ hàng hoá
– tiền tệ trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá kém phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ
phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.
Chỉ đến khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa ra đời, các quan hệ tín
dụng mới có điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chổ cho tín
dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chổ cho các loại hình
tín dụng khác ưu việt hơn như tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ …
Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình
thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có các tính chất quan
trọng sau đây :

5


- Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền ( hiện
kim ) hoặc là tài sản ( hiện vật ) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm
thay đổi quyền sở hữu chúng.

- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và được “hoàn trả”.
- Giá trò của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ
lợi tức tín dụng.
b. Bản chất của tín dụng :
Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người
cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể
khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
1.1.2. Chức năng của tín dụng :
Tín dụng có 3 chức năng :
* Một là : Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ :
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà
các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để
sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi
của tín dụng.
- Ở mặt tập trung vốn tiền tệ : Nhờ hoạt động của hệ thống tín dụng mà các
nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn
bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội …

6


- Ở mặt phân phối lại tiền tệ : Đây là mặt cơ bản của chức năng này – đó là
sự chuyển hoá để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của
nền sản xuất lưu thông hàng hóa như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại đều được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc
đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phần
lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được

huy động và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả
sử dụng vốn của toàn xã hội tăng.
* Hai là : Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền
mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây :
- Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ
lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, ngân hàng, các loại séc, các phương
tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán … cho phép thay thế một số
lượng lớn tiền mặt lưu hành ( kể cả tiền đúc bằng kim loại q như trước đây và tiền
giấy như hiện nay ) nhờ đó là giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc
tiền, vận chuyển, bảo quản tiền …v…v..
- Với hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, đã mở ra một
khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dòch thanh toán thông qua ngân hàng
dưới hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua
ngân hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối

7


quan hệ kinh tế, vừa thúc đẩy quá trình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội
phát triển.
- Nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy
động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ có tác
dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
* Ba là : Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế :
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận
động của vật tư, hàng hoá, chi phí trong các xí nghiệp các tổ chức kinh tế, vì vậy
qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh

nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm luật pháp …v…v.. trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.1.3. Các hình thức tín dụng :
Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại các
hình thức tín dụng sau đây :
- Tín dụng thương mại ( tín dụng hàng hoá ) (Commercial credit) : Là quan
hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực
hiện dưới hình thức mua bán chòu hàng hoá cho nhau.
- Tín dụng ngân hàng ( Bank credit ) : Là quan hệ tín dụng giữa các ngân
hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân.

8


1.2. Tín dụng ngân hàng:
1.2.1. Khái niệm :
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân
hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay ( cấp tín dụng ) đối với các đối
tượng trên.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vò trí đặc biệt trong
nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đởi và phát triển của
hệ thống ngân hàng, là hình thức tín dụng chuyên nghiệp hoạt động của nó hết sức
đa dạng và phong phú.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng :
- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ nghóa là ngân hàng huy
động vốn và cho vay bằng tiền.
- Trong tín dụng ngân hàng, chủ thể của nó được xác đònh một cách rỏ ràng,

trong đó ngân hàng là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá
nhân … là người đi vay.
- Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn
với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng
không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, quá
trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với
quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

9


1.2.3. Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng :
Trong tín dụng ngân hàng, các công cụ được sử dụng rất đa dạng và phong
phú.
Để tập trung các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội, ngân hàng sử dụng các công
cụ như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các loại tiết kiệm …
Để cung ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp ( cho vay vốn ), ngân hàng
sử dụng các công cụ chủ yếu là khế ước cho vay ( hoặc hợp đồng tín dụng ), với khế
ước này cho phép ngân hàng thu hồi đầy đủ số vốn gốc và tiền lãi theo thời hạn đã
xác đònh.
1.2.4. Tác dụng của tín dụng ngân hàng :
Tín dụng ngân hàng có nhiều ưu thế so với tín dụng thương mại ( là quan hệ
tín dụng giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau được thực hiện dưới
các hình thức mua bán chòu hàng hoá cho nhau ) ở các điểm sau :
- Nếu tín dụng thương mại chỉ bó hẹp giữa các nhà sản xuất kinh doanh quen
biết nhau hoặc có mối liên hệ với nhau về cung ứng hàng hoá dòch vụ, thì trái lại,
tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội; nó có thể xâm
nhập vào các ngành, với nhiều loại hình và qui mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ.
Không những xâm nhập vào lónh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào
nhiều lónh vực như dòch vụ, đời sống. Vì vậy có thể khẳn đònh vai trò to lớn của tín

dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
- Tín dụng thương mại thường bò giới hạn bởi số lượng và qui mô hoạt động
thì trái lại tín dụng ngân hàng không bò giới hạn về qui mô, có nghóa là trong tín
dụng ngân hàng có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều

10


thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các doanh nghiệp không những có vốn để kinh
doanh, mà còn có vốn để mở rộng đầu tư, đổi mơi thiết bò, nhằm nâng cao năng lực
sản xuất, như vậy tín dụng ngân hàng có tác động đẩy nhanh tốc độ phát triển của
nền kinh tế.
- Hoạt động của tín dụng ngân hàng còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối
với tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ hoạt động của tín dụng ngân hàng
mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển
kinh tế ; nó vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu
chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là những điều
kiện quan trọng để ổn đònh lưu thông tiền tệ, ổn đònh giá cả thò trường …
1.2.5. Phân loại tín dụng ngân hàng :
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm :
- Hoạt động cho vay (Loans):
Là loại hình tín dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại trong đó ngân
hàng sẽ cho người đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu
dùng. Khi đến hạn, người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát
được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức
quan tâm đến việc trả nợ cho nên bắt buộc phải quan tâm đến việc sử dụng vốn làm
sao cho có hiệu quả để hoàn trả nợ. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không
thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn … do chủ quan hoặc
khách quan. Do đó, trong hoạt động cho vay, các Ngân hàng sử dụng các biện pháp
đảm bảo nợ vay như : thế chấp, bảo lãnh …


11


Rủi ro tín dụng nói riêng và rủi ro trong cho vay nói chung về phía Ngân
hàng mang tính khách quan nhiều hơn. Do đó, một mặt các Ngân hàng được trích
lập quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro, mặt khác bản thân các ngân hàng phải sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ theo hướng không ngừng cải tiến và hoàn thiện để có thể
hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra trong cho vay.
- Chiết khấu (Discount ) thương phiếu và chứng từ có giá :
Đây là nghiệp vụ cho vay ( gián tiếp ) mà Ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín
dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng.
Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu , kỳ phiếu, trái phiếu và
các giấy tờ có giá khác.
- Cho thuê tài chính ( Leasing ) :
Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính
dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản thiết bò theo yêu
cầu của người đi thuê và cho thuê trong một thời gian nhất đònh. Người đi thuê phải
trả cho Công ty thuê tài chính tiền thuê mỗi q hoặc mỗi tháng một lần. Khi kết
thúc hợp đồng cho thuê tài chính người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thời
hạn thuê, hoặc trả lại thiết bò cho Công ty cho thuê tài chính. Đây là hình thức tín
dụng mới được triển khai ở Việt Nam và có khả năng phát triển mạnh trong tương
lai.
- Bảo lãnh ngân hàng ( Bank guarantee) :
Trong loại hình nghiệp vụ Ngân hàng này, khách hàng được ngân hàng cấp
bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ vay vốn Ngân hàng khác hoặc thực
hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.

12



- Các hình thức khác ( Other ).
Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để bổ sung cho các nhu
cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội không những có ý nghóa đối với
toàn bộ nền kinh tế xã hội, mà cả đối với bản thân Ngân hàng Thương mại bởi vì
nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó mà bồi hoàn
lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận ngân
hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn. Vì vậy, cần
phải quản lý các khoản nợ một cách chặc chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm
thiểu rủi ro.
1.2.6. Phân loại cho vay tín dụng ngân hàng :
* Nếu căn cứ vào thời hạn : Có 2 loại cho vay.
- Cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vò kinh tế.
- Cho vay trung dài hạn giúp các đơn vò thực hiện các dự án đầu tư, đổi mới
trang thiết bò …
* Nếu căn cứ vào tính chất luân chuyển của vốn : Có 2 loại
- Cho vay vốn lưu động
- Cho vay vốn cố đònh.
* Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo : Có 2 loại
- Cho vay tín chấp.
- Cho vay có đảm bảo.
* Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể : Có 2 loại
- Cho vay trực tiếp : Người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.

13


- Cho vay gián tiếp (chiết khấu) : Người đi vay là một chủ thể, còn người trả
nợ ( người thanh toán ) là một chủ thể khác.
* Nếu căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ :

- Cho vay luân chuyển.
- Cho vay theo món ( từng lần ).
* Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn : Có 2 loại
- Cho vay sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiên dùng.
1.3. Vai trò của tín dụng :
Nói đến vai trò của tín dụng, nghóa là nói đến sự tác động của tín dụng đối
với nền kinh tế – xã hội. Vai trò của tín dụng bao gồm vai trò hai mặt tích cực, mặt
tốt, và mặt tiêu cực, mặt xấu. Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không
kiểm soát, thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho
lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Mặt tích cực,
tín dụng có các vai trò to lớn sau đây :
* Một là : Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát
triển :
- Tín dụng, trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp các tổ
chức kinh tế.
- Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu
trong nền kinh tế.
- Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy
tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế.

14


Có thể nói, trong mọi nền kinh tế - xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to
lớn nói trên của nó.
+ Đối với doanh nghiệp : Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố
đònh và vốn lưu động.
+ Đối với dân chúng : Tín dụng là cầu nói giữa tiết kiệm và đầu tư.
+ Đối với toàn xã hội : Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.

Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế xã hội khiến tạo ra động
lực phát triển mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được.
* Hai là : Tín dụng góp phần ổn đònh tiền tệ, ổn đònh giá cả :
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền
tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc
biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy
góp phần làm ổn đònh tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh … làm
cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dòch vụ làm ra ngày càng
nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà góp phần
làm ổn đònh thò trường giá cả trong nước …
* Ba là : Tín dụng góp phần ổn đònh đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn
đònh trật tự xã hội :
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất
hàng hoá và dòch vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của
người lao động. Mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong khai
thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất,

15


rừng … do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng
sản xuất mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một xã hội phát triển mạnh, đời sống ổn đònh, ai cũng có công ăn việc làm …
đó là tiền đề quan trọng để ổn đònh trật tự xã hội.
Cuối cùng có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát
triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển
của tín dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng cả phạm vi
quốc tế, nhờ đó đã thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại,
nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên

của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau
phát triển.
1.4. Tín dụng ngân hàng với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn :
Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng ta quan
tâm đã thể hiện ở nhiều nghò quyết. Gần đây, ngày 10/11/1998 Bộ Chính trò đã ra
Nghò quyết số 06-NQ/TƯ về một số vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và nông
thôn. Cùng với các nghò quyết của Đảng, Ngân hàng đã tham mưu cho Chính phủ
ban hành nhiều Chỉ thò, Nghò đònh, Quyết đònh về chính sách tín dụng ngân hàng
phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Như chúng ta đã biết, từ năm 1990 trở về trước, việc đảm bảo vốn cho phát
triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu thông qua cho vay các HTX nông nghiệp. Với
chính sách đổi mới quản lý, sau khi thực hiện thí điểm cho vay trực tiếp hộ sản xuất
thành công ở An Giang và một số đòa phương khác, Chính phủ ban hành chỉ thò số
202/CT ngày 28/6/1991. Sau một thời gian ngắn thực hiện chỉ thò này, Chính phủ

16


ban hành Nghò đònh số 14/CP ngày 02/3/1993 về chính sách cho hộ sản xuất vay
vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Kết quả
thực hiện Chỉ thò 202 và Nghò đinh 14, tính đến cuối 1998 các tổ chức tín dụng đã
cho vay 3,3 triệu hộ nông dân, tăng 6 lần và tổng dư nợ lên đến 17.000 tỷ đồng,
tăng 69 lần so với năm 1991.
Năm 1999, sau gần 10 năm thực hiện đổi mới trong lónh vực nông nghiệp,
nông thôn đã đạt được những kỳ tích cả về quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và
tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó cũng nẩy sinh những khó khăn mới do tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, những biến động bất lợi của thò
trường quốc tế và trong nước, thiên tai liên tiếp với hậu quả chưa từng thấy, cộng
với những khó khăn vốn có của nền kinh tế đang chuyển đổi làm tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm lại, những mâu thuẩn nảy sinh nhất là mâu thuẩn về quan hệ cung

cầu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có chiều hướng giảm sút so với năm trước. Ngày 30
tháng 3 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Quyết đònh số 67/1999/QĐ-TTg về “ Một
số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”
với 5 nội dung cơ bản là : Nguồn vốn, cơ chế tín dụng, thời hạn cho vay, xử lý rủi
ro, tổ chức và mạng lưới thực hiện đối với cho vay phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Đối với ngành ngân hàng, Quyết đònh 67/1999/QĐ-TTg đã tạo cơ sở pháp lý
lâu dài trong việc mở rộng đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn.
Có thể nói, sau hơn 10 năm ngành Ngân hàng đã thành công trong cho vay
trực tiếp đến hộ sản xuất. Tín dụng ngân hàng phục vụ hộ sản xuất là động lực
quan trọng phát triển kinh tế xã hội, thể hiện :

17


- Cơ bản xoá bỏ được tình trạng bao cấp qua kênh tín dụng ngân hàng và hạn
chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
- Hệ thống ngân hàng đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn để cho vay các
nhu cầu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần quan
trọng trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế hàng năm.
- Ngân hàng đã chú trọng đầu tư nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư trung, dài hạn
phục vụ tốt cho nhu cầu đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất, mua thiết bò, máy
móc và áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo tiền đề thuận lợi
nhằm giữ vững nhòp độ phát triển nông nghiệp ở mức cao trong những năm tiếp
theo.

18


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN SÓC
TRĂNG
2.1.Vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng
Sau khi được tái lập tỉnh ( tháng 4/1992 ) Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng xác đònh
tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh nhòp độ phát triển kinh tế xã hội theo hướng
chuyển dòch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn tạo ra những tiền đề cần thiết để
chuyển sang thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Qua 10 năm đổi mới (1992 - 2002), tỉnh Sóc trăng được xây dựng trong bối
cảnh nền kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn đònh ở mức cao; hầu hết các chỉ tiêu chủ
yếu của giai đoạn 1992 - 2002 đều đạt mức kế hoạch đề ra.
Cùng với cả nước thực hiện chiến lược ổn đònh và phát triển kinh tế - xã hội;
thời kỳ 1992 - 2002 là thời kỳ quan trọng nhất của tỉnh sau khi được tái lập.
Giai đoạn 1992 - 1995 nền kinh tế của tỉnh Sóc Trăng có những nổ lực khá
để có mức tăng bình quân 15,59% (theo giá CĐ.94). Mức tăng trưởng kinh tế khá
cao do nhiều yếu tố tác động đến, sức sản xuất được giải phóng, huy động được các
tiềm năng kinh tế, tài chính, đồng thời việc sử dụng vốn đầu tư có nhiều hiệu quả.
Giai đoạn 1996 - 2000 mức tăng trưởng bình quân 9,29%. Trong giai đoạn
này, tốc độ tăng trưởng trong từng năm không ổn đònh. Ngoài một số nhân tố bên
ngoài tác động, nguyên nhân chính là do các nhân tố khách quan tác động làm

19


chậm nhòp độ tăng trưởng của cả nước nói chung và của Tỉnh Sóc Trăng nói riêng
như khủng hoảng kinh tế tài chính, thiên tai,... chi phí trung gian có xu hướng tăng,
năm 1992 là 41%, 1996 là 43%, năm 1999 là 48%, năm 2001 là 51% và mă 2002
gần 52%, trong khi đó, thò trường nông sản lại biến động xấu khiến sức mua trong
nhân dân tăng chậm so với mức sản xuất.
Cả giai đoạn 1992 - 2002 tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế

11,11%, tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) năm 2002 gấp 3,60 lần năm 92 và
gấp 1,80 lần năm 1995.
* GDP bình quân/người:
Thu nhập bình quân trên đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2002, đạt
4.398 ngàn đồng/người/ năm, so với năm 1995 gấp 1,71 lần; so năm 1992 gấp 2,39
lần, tăng bình quân 10,17%; nếu quy đổi theo giá Mỹ kim, thu nhập bình
quân/người năm 1992 từ 137 USD tăng lên 207 USD đến năm 1995 và tăng lên 328
USD vào năm 2002.
* Về chuyển dòch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dòch cơ cấu ngành kinh tế:
Sau 10 năm, cơ cấu kinh tế có chuyển biến khá, cụ thể:
+ Khu vực I (Nông Lâm Ngư nghiệp) giảm dần từ 67,83% (1992) xuống
còn 65,25% (1996) , 57,98% (năm 2001) và đạt 60,21% (năm 2002).
+ Khu vực II (Công nghiệp, Xây dựng) tăng từ 9,82% (1992), 15,40%
(1996), 21,28% (năm 2001) và đạt 20,80% (năm 2002)
+ Khu vực III (dòch vụ) tuy giá trò tuyệt đối có tăng, GDP khu vực dòch vụ
từ 331 tỷ (theo giá hiện hành) năm 1992 tăng lên 1.105 tỷ năm 2001. Nhưng do nhòp

20


tăng bình quân chậm hơn các ngành, do đó cơ cấu trong GDP từ 22,35% (1992)
giảm còn 19,35% (1996), 20,74% (năm 2001) và đạt 18,99% (năm 2002)
- Chuyển dòch cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dòch theo hướng tăng dần tỷ trọng thành
phần kinh tế Nhà nước và giảm tương đối tỷ trọng thành phần kinh tế dân doanh.
+ Sau thời gian sắp xếp tổ chức lại, khu vực kinh tế Nhà nước (theo giá
hiện hành) bắt đầu phục hồi, phát triển và có nhòp độ tăng trưởng nhanh hơn khu
vực kinh tế dân doanh. Tỷ trọng kinh tế nhà nước chiếm trong GDP tăng dần từ từ
4,45% (1992) lên 6,28% (1995); năm 2002 là 11,35%. Đặc biệt, sự chuyển dòch

trong ngành công nghiệp, kinh tế Nhà nước ngày càng chiếm ưu thế và thực sự
đóng vai trò chủ đạo. Năm 1995, tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước chiếm trong
giá trò sản xuất công nghiệp đòa phương là 18,07% đến năm 2002 là 47,15%.
+ Khu vực kinh tế dân doanh tuy chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh
tế của tỉnh (khoảng 86%) nhưng tốc độ tăng trưởng chậm chỉ khoảng 7,3%, thấp hơn
mức tăng trưởng kinh tế chung (9,29%) chủ yếu tập trung trong lónh vực sản xuất
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chiếm khoảng 60% giá trò tăng thêm của tỉnh).
Hoạt động công nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp; tuy có thu hút
số lượng lớn lao động, nhưng với trang thiết bò máy móc lạc hậu, không đồng bộ,
chi phí cao nên hiệu quả sản xuất kinh doanh kém. Mức độ huy động nguồn lực của
khu vực kinh tế dân doanh chưa được chú ý đúng mức cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của Tỉnh.

21


+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng không đáng kể
(0,08%), do điều kiện kết cấu hạ tầng thấp kém, cũng như chính sách, khả năng
quan hệ, thu hút vốn đầu tư còn nhiều hạn chế.
2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp và nông thôn ở
Sóc Trăng :
Trong những năm qua, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dòch cơ cấu
trong nông nghiệp, hệ thống ngân hàng đã tích cực đầu tư cho nền toàn kinh tế Sóc
Trăng nói chung và cho lónh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng .
Quá trình đầu tư cho nền kinh tế được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1 : DƯ N TÍN DỤNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vò tính : Triệu đồng
S Thành phần Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
T


kinh tế

T
1 Nhà nước

% Tốc độ tăng trưởng
2001 so với

2002 so với

2000

2001

436.686

487.480

522.150

11,63%

7,11%

2 Tập thể

3.122

4.258


7.371

36,39%

73,11%

3 Tư nhân

27.620

47.875

91.541

73,33%

91,21%

829.594 1.182.316

28,24%

42,52%

341.083

7,10%

244,17%


1.206.873 1.468.310 2.144.461

21,66%

46,05%

4 Cá thể
5 Hỗn hợp
Tổng cộng

646.909
92.536

99.103

Nguồn : Báo cáo hoạt động Ngân hàng toàn tỉnh – NHNN Sóc Trăng

Qua bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng đầu tư cho toàn nền kinh tế tăng
khá nhanh. Năm 2001 tốc độ tăng 21,66% so với năm 2000, năm 2002 tốc độ tăng

22


là 46,05% so với năm 2001. Trong đó, tốc độ tăng trưởng mạnh và đều là cho khu
vực kinh tế tư nhân : năm 2001 tăng so với năm 2000 là 73,33% ; năm 2002 tăng
91,21%. Kế đến là khu vực kinh tế tập thể tập thể : năm 2001 tăng 36,39% ; năm
2002 tăng 73,11%. Riêng thành phần kinh tế hỗn hợp ( gồm các loại hình Công ty
TNHH, Công ty Cổ Phần …) tăng vượt bậc trong năm 2002 và đạt tỷ lệ tăng trưởng
244,17% so với năm 2001.
Qua phân tích trên cho thấy tốc độ tăng trưởng đầu tư của hệ thống ngân

hàng trong toàn tỉnh cho nền kinh tế đòa phương trong thời gian qua đã thể hiện rõ.
Tuy nhiên, để biết thực sự các khoản đầu tư này có nhắm vào việc tăng nhanh tốc
độ chuyển dòch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn hay không, hay nói cách khác
là có tăng đầu tư vào lónh vực nông nghiệp hay không thì ta cần phải xem xét cơ
cấu đầu tư phân theo ngành kinh tế. Số liệu cụ thể được thể hiện trong Bảng số 2 :
Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế.
Bảng 2 : DƯ N TÍN DỤNG PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vò tính : Triệu đồng
Năm 2000
STT

Thành phần

1 Ngành nông, lâm,

Năm 2001

Năm 2002

Tuyệt

Tỷ

Tuyệt

Tỷ

Tuyệt

Tỷ


đối

trọng

đối

trọng

đối

trọng

% Tốc độ tăng trưởng
2001 so với 2002 so với
2000

2001

746.702 61,87% 803.220 54,70% 926.965 43,23%

7,57%

15,41%

331.250 27,45% 462.916 31,53% 818.399 38,16%

39,75%

76,79%


128.921 10,68% 202.174 13,77% 399.097 18,61%

56,82%

97,40%

1.206.873 100,00% 1.468.310 100,00% 2.144.461 100,00%

21,66%

46,05%

ngư, diêm nghiệp
2 Ngành công nghiệp
chế biến, xây dựng
3 Ngành thương
nghiệp, dòch vụ khác
Tổng cộng

Nguồn : Báo cáo hoạt động Ngân hàng toàn tỉnh – NHNN Sóc Trăng

23


Rõ ràng tốc độ đầu tư trong khu vực I (nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ) có
tăng. Tuy tỷ lệ phần trăm (%) tăng trưởng không nhiều ( năm 2001 tăng 7,57% và
2002 tăng 15,41% ) nhưng vẫn duy trì được tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ đầu
tư ( trên 40%/tổng dư nợ).
Tỷ trọng này có xu hướng giảm dần từ 61,87% năm 2000 xuống 43,23% năm

2002. Dấu hiệu này cho thấy ngành ngân hàng trong tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư vào
các khu vực còn lại (phục vụ cho bộ phận sau thu hoạch) nhằm xúc tiến quá trình
chuyển dòch cơ cấu nhanh chóng. Thực tế cho thấy : Để chuyển dòch một phần diện
tích trồng lúa ( là thế mạnh của tỉnh ) sang diện tích nuôi tôm theo đònh hướng phát
triển của tỉnh, song song với việc đầu tư thích đáng cho lónh vực nuôi trồng thuỷ hải
sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm công nghiệp, ngành ngân hàng đã mạnh dạn tập
trung đầu tư cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu nhằm tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm của người dân làm ra, thúc đẩy
họ gia tăng sản xuất. Và cứ thế, khi người dân sản xuất ra hàng hoá ngày càng
nhiều thì việc đầu tư vào lónh vực tiêu thụ là rất cần thiết. Đây thực chất là một mắc
xích liên kết trong quá trình chuyển dòch, quá trình phát triển. Chúng ta sẽ thấy cụ
thể mối liên hệ này trong Bảng số 3 : Dư nợ tín dụng phân theo loại hình đầu tư .
Bảng 3 : DƯ N TÍN DỤNG PHÂN THEO LOẠI HÌNH CHO VAY
Đơn vò tính : Triệu đồng
STT

LOẠI HÌNH CHO VAY

A CHO VAY THÔNG THƯỜNG

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1.036.854 1.284.540 1.934.541

1 Cho vay trồng trọt chăn nuôi

357.308

429.096

331.859


2 Cho vay nuôi trồng thuỷ sản

63.450

182.909

265.050

24


×