Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thẩm định dự án trồng cao su tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình của tổng công ty 15 (binh đoàn 15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.17 KB, 79 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm

2013
Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền Thanh

1


2


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Chương
trình Giảng dạy kinh tế Fulbright và các đơn vị tài trợ cho chương trình đã cho tôi có cơ
hội được học tập tại trường trong thời gian vừa qua.

Để hoàn thành luận văn, tôi xin cảm ơn Quý thầy cô, đặc biệt là Thầy Trần Tiến Khai,


Thầy Nguyễn Xuân Thành và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian tham gia khoá học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn
này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi, các đồng nghiệp tại Chi nhánh
Ngân hàng Phát triển Quảng Bình, các bạn cùng khoá học MPP3 đã luôn hỗ trợ và động
viên trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Học viên

Trần Thị Hiền Thanh

3


TÓM TẮT

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên hơn 806.000 ha.
Trên 85% tổng diện tích là đồi núi trong đó có hơn 100.000 ha đất trống đồi núi trọc đã
và đang được khai thác để trồng rừng kinh tế.
Dự án Trồng cao su tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình được lập ra vào năm 2011 do
một công ty của của Bộ Quốc phòng thực hiện. Đây cũng là năm UBND tỉnh Quảng Bình
ra Quyết định số 1358/QĐ-UBND nhằm đề ra mục tiêu phát triển cây cao su đến năm
2020. Địa điểm thực hiện dự án là hai xã biên giới thuộc diện khó khăn của huyện Lệ
Thuỷ, nên thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam (VDB). Chủ đầu tư sẽ góp 30% vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án, phần vốn còn
lại dự kiến sẽ được VDB tài trợ. Đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai do chưa vay
được vốn.
Quá trình phân tích cho thấy dự án hiệu quả cả về mặt tài chính lẫn kinh tế. Khả năng
mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, cho chủ đầu tư vẫn được đảm bảo khi các biến quan

trọng trong mô hình phân tích biến đổi theo hướng không có lợi. Dự án được triển khai sẽ
tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách, sử dụng đất rừng
hiệu quả hơn, đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ.
Tuy nhiên, khả năng trả nợ của dự án không được bảo đảm bởi vì đặc trưng của dự án là
thời gian đầu tư dài, sản lượng mủ khai thác trong những năm đầu đạt thấp. Do đó ngân
lưu ròng của dự án không đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ theo những điều kiện vay
vốn hiện tại của VDB. Dự án không khả thi về mặt tài chính, vì vậy, VDB không nên tài
trợ vốn cho dự án.
Dự án có thể được tài trợ bằng vốn vay của ngân hàng thương mại (NHTM) với những
điều cho vay hiện nay. Tuy nhiên, để được NHTM cho vay thì dự án phải cần những

4


nguồn vốn bổ sung có thể dùng hoặc có thể được cam kết tài trợ thêm cho dự án ở những
thời điểm trong vòng đời dự án. Luận văn đã đưa ra các phương án vay nợ để dự án khả
thi về mặt tài chính khi vay vốn NHTM thay vì trong chờ vốn vay ưu đãi của VDB.

5


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii


TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1

Bối cảnh

1.2

Vấn đề chính sách 2

1.3

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.4


Phạm vi nghiên cứu3

1.5

Bố cục luận văn

vi

1

2

3

CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ
2.1. Phân tích tài chính

4

4

2.1.1 Xác định lợi ích tài chính 4
2.1.2. Xác định chi phí tài chính 5
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá dự án 6
2.2 Phân tích kinh tế

8

2.2.1 Xác định lợi ích và chi phí kinh tế 9

2.2.2 Xác định mức giá kinh tế 11
2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án 12
2.3 Phân tích phân phối

13

CHƯƠNG 3:
MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ THÔNG TIN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, KINH TẾ 15
3.1 Thông số tài chính
3.1.1 Thông số vĩ mô

15
15

3.1.2 Thông số kỹ thuật của dự án

15

6


3.1.3 Nguồn vốn tài trợ và chi phí vốn

16

3.1.4 Chi phí tài chính của dự án 17
3.1.1.1 Chi phí đầu tư 17
3.1.1.2 Chi phí hoạt động thời kỳ khai thác

19


3.1.1.4 Thuế phải nộp ngân sách và ưu đãi thuế

20

3.1.3 Lợi ích tài chính của dự án 21
3.1.2.1 Doanh thu từ mủ cao su

21

3.1.2.2 Doanh thu từ bán gỗ rừng cao su
3.2 Thông số phân tích kinh tế

23

23

3.2.1 Xác định giá kinh tế cho đầu vào của dự án 24
3.2.1.1. Chi phí cơ hội của đất 24
3.2.1.2. Chi phí kinh tế của lao động tham gia dự án

25

3.2.2.3. Chi phí kinh tế của phân bón 26
3.2.2.4. Chi phí cây giống, dụng cụ cạo mủ và chi phí khác
3.2.2 Xác định giá kinh tế cho đầu ra của dự án 27
3.2.2.1 Lợi ích kinh tế từ xuất khẩu mủ cao su 27
3.2.2.2 Lợi ích kinh tế từ bán gỗ rừng cao su

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28

4.1. Kết quả phân tích tài chính

28

4.1.1 Kết quả phân tích tài chính 28
4.1.2 Phân tích rủi ro

28

4.1.2.1 Phân tích độ nhạy một chiều

29

4.1.2.2 Phân tích độ nhạy hai chiều

31

4.1.2.3 Mô phỏng Monte Carlo

32

4.2. Kết quả phân tích kinh tế
4.2.1 Kết quả phân tích kinh tế
4.2.2 Phân tích rủi ro

34

4.3 Phân tích phân phối

36


4.4 Khả năng trả nợ của dự án
4.5 Kết luận

34
34

37

41

7

27

26


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 42
5.1 Kết luận

42

5.2 Kiến nghị

42

5.3 Hạn chế của đề tài

43


TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC

46

8


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

CFR

Cost and Freight

Giá bao gồm chi phí vận tải

CIF

Cost, Insurance and Freight

Giá bao gồm chi phí vận tải và
bảo hiểm

DAF


Delivered At frontier

Giao hàng tại biên giới

DSCR

Debt-Service Coverage Ratio

Hệ số an toàn trả nợ

EIRR

Economic Internal Rate of Return

Suất sinh lợi nội tại kinh tế

FOB

Free On Board

Giao hàng lên tàu

Ha

Hecta

10.000 m2

IRR


Internal Rate of Return

Suất sinh lợi nội tại

MTV

Một thành viên

NHTM

Ngân hàng thương mại

NPV

Net Present Value

Giá trị hiện tại ròng

TDĐT

Tín dụng đầu tư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

UBND
VDB

Uỷ ban nhân dân
The Vietnam Development Bank

VND
WACC

Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Việt Nam đồng

Weighted Average Cost of Vapital Chi phí vốn bình quân trọng số

9


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1 : Chi phí đầu tư

16

Bảng 3-2: Tỷ lệ trích khấu hao 18

Bảng 3-3: Năng suất mủ bình quân của các khu vực

20

Hình vẽ 3-1: Giá cao su SVR xuất khẩu 21
Bảng 3-4: Chi phí kinh tế của các loại phân bón 25
Bảng 4-1: Kết quả tính toán NPV và IRR tài chính của dự án
Bảng 4-2: Tác động của lạm phát

28

Bảng 4-3: Lãi suất vay nợ thay đổi

28

Bảng 4-4: Tác động yếu tố chi phí đầu tư và chi phí hoạt động
Bảng 4-5: Tác động yếu tố giá cao su

27

29

29

Bảng 4-6: Tác động yếu tố sản lượng khai thác 30
Bảng 4-7: Độ nhạy hai chiều giữa hai yếu tố là giá mủ cao su và tỷ lệ đội giá chi phí đầu tư.
30
Bảng 4-8: Độ nhạy hai chiều giữa hai yếu tố là giá mủ cao su và công suất khai thác.
Hình 4.1: Kết quả mô phỏng NPV dự án trên quan điểm tổng đầu tư
Hình 4.2: Kết quả mô phỏng NPV chủ đầu tư


31

31

32

Bảng 4-10: Tác động yếu tố giá cao su đến hiệu quả kinh tế của dự án

33

Bảng 4-11: Tác động yếu tố lương kinh tế của lao động đến hiệu quả kinh tế của dự án

33

Bảng 4-12: Tác động chi phí vốn kinh tế đến hiệu quả kinh tế của dự án 34
Bảng 4-13: Tác động phân phối 35
Bảng 4-14: Kết quả tính toán hệ số trả nợ DSCR 36
Bảng 4-15: Phương án trả nợ NHTM

38

Bảng 4-16: Phương án tái tài trợ và cơ cấu nợ

39

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ 3.1: Giá cao su SVR xuất khẩu...................... ……………………………………………

10



21
Hình 4.1: Kết quả mô phỏng NPV dự án trên quan điểm tổng đầu tư
Hình 4.2: Kết quả mô phỏng NPV chủ đầu tư

31

32

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU



Bối cảnh

Trước năm 1985 cây cao su chỉ trồng thử nghiệm rải rác ở một số khu vực ở Việt
Nam, chưa để lại dấu ấn nào với tư cách là một loại cây hàng hoá giá trị kinh tế cao.
Những năm 1985-1990, cây trồng này bắt đầu được quan tâm phát triển ở các tỉnh Tây
Nguyên. Trong những năm gần đây, diễn biến tích cực của ngành cao su thế giới cùng
với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã
khiến cho các dự án cao su được triển khai mạnh mẽ ở các tỉnh thành trên cả nước.
Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, rừng loại 4 (loại d) là rừng nghèo,
trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100m3/ha, rừng loại 5 (loại đ) là rừng chưa có trữ lượng, trữ lượng
cây đứng dưới 10m3/ha

Năm 2011, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 1358/QĐ-UBND về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu

đề ra đến năm 2015 diện tích cây cao su đạt trên 18.000ha và đến năm 2020 là 20.000 ha.
Quảng Bình là vùng đất có 85% diện tích tự nhiên là đồi núi, trong đó có hơn 100.000 ha
đất trống đồi núi trọc để trồng rừng kinh tế.
Dự án Trồng cao su tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình sử dụng 481,46 ha rừng
nghèo (rừng loại 4 và rừng loại 5) để thực hiện trồng 354 ha cao su. Khu đất thực hiện dự
án trước đây được UBND tỉnh giao cho cho Công ty Lâm công nghiệp Long Đại quản lý,

11


chưa sử dụng để sản xuất, nay UBND tỉnh thu hồi lại để giao cho chủ đầu tư để thực hiện
dự án trồng cao su. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 77 tỷ đồng. Địa điểm thực thiện dự án
là hai xã Ngân Thủy và Kim Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy. Số lao động sử dụng trên 150
người, trong đó chủ yếu là công nhân quốc phòng. Sản phẩm chính là mủ cao su. Vòng
đời của dự án là 27 năm, trong đó thời gian trồng và chăm sóc là 7 năm, thời gian khai
thác là 20 năm.
Chủ đầu tư là Tổng công ty 15 (Binh đoàn 15), một công ty của quân đội, trực
thuộc Bộ Quốc Phòng. Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 đã điều động Đoàn Kinh tế quốc phòng
(KTQP) 79 từ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ra Quảng Bình làm nhiệm vụ.
Kể từ những ngày đầu về Quảng Bình, Đoàn KTQP 79 đã trồng được 180 ha cao
su, đây là dự án đầu tiên thực hiện ở vùng đất này và được tài trợ bởi vốn tín dụng đầu tư
(TDĐT) của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho khâu chăm sóc. Thời gian cho vay đối
với dự án 180 ha là 15 năm theo quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ
về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Tuy nhiên, thời gian cho vay của
dự án trồng 354 ha tối đa là 12 năm theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP thay thế
Nghị định 151/2006/NĐ-CP.


Vấn đề chính sách


Dự án trồng cao su tại huyện Lệ Thuỷ là dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện
khó khăn nên thuộc đối tượng được VDB xem xét cho vay. Năm 2011, Tổng Công ty 15
đã gửi hồ sơ dự án đến VDB đề nghị vay vốn để thực hiện dự án trong năm 2012. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, các dự án VDB cho vay đang gặp khó khăn trong việc trả nợ,
nguồn vốn huy động được cũng giảm sút nên VDB chỉ ưu tiên cho vay những dự án,
chương trình thật sự cấp bách đối với xã hội. Vì vậy, cho đến nay, dự án trồng cao su ở
huyện Lệ Thuỷ vẫn chưa được triển khai do chưa huy động được vốn từ VDB.
VDB là một tổ chức tài chính phát triển, VDB cho vay những dự án có hiệu quả
kinh tế vì mục tiêu phát triển của đất nước bằng những điều kiện vay ưu đãi. Với nhiệm

12


vụ phải bảo toàn vốn của nhà nước, VDB phải lựa chọn dự án vững mạnh về mặt tài
chính để tài trợ vốn. Chính vì vậy, tác giả tiến hành thẩm định về mặt kinh tế và tài chính
của dự án trồng cao su tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để ra khuyến nghị chính sách
đối với VDB là có nên tài trợ cho dự án hay không.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là dựa trên khung phân tích lợi ích – chi phí để phân tích và
đánh giá hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án Trồng cao su ở huyện Lệ Thuỷ.
Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị đối với chủ đầu tư, VDB và chính quyền địa phương
để làm cơ sở đưa ra quyết định triển khai dự án. Thông qua các quá trình phân tích tài
chính và kinh tế của dự án, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời cho các câu :


Dự án có khả thi về mặt tài chính hay không?




Dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không?



Căn cứ vào tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính thì Ngân hàng Phát triển có
nên cho dự án vay vốn hay không?


Phạm vi nghiên cứu

Thông qua các thông số kinh tế - kỹ thuật, các thông số vĩ mô và số liệu điều tra,
luận văn tập trung phân tích tính hiệu quả về tài chính, hiệu quả về kinh tế của dự án
đồng thời xem xét tính khả thi về tài chính. Luận văn tiến hành phân tích rủi ro, phân tích
phân phối để xác định khả năng thành công của dự án.


Bố cục luận văn

Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Phân tích bối cảnh ra đời của dự án và những trục trặc mà dự án gặp phải, từ
đó nêu ra lý do cần thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Xác định khung phân tích lợi ích-chi phí ứng dụng cho việc phân tích hiệu
quả tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.
Chương 3: Mô tả số liệu. Trình bày cách thức xác định, thu thập số liệu và tính toán các

13



thông số cần thiết cho quá trình phân tích tài chính, kinh tế.
Chương 4: Tính toán và phân tích các kết quả. Phân tích rủi ro của dự án thông qua phân
tích độ nhạy, mô phỏng Monte carlo. Phân tích tính khả thi của dự án thông qua phân tích
khả năng trả nợ và phân tích phân phối.
Chương 5: Qua các kết quả phân tích hiệu quả tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế và
phân tích rủi ro, phân tích phân phối, phân tích khả năng trả nợ để đưa ra kết luận và gợi
ý chính sách cho dự án.

14


CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ
Về mặt quy trình, thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án sẽ được thực hiện trước.
Nếu dự án có hiệu quả về mặt kinh tế thì sẽ tiếp tục thẩm định tài chính. Về mặt thực
tiễn, đối với dự án trồng cao su, để tiến hành thẩm định kinh tế thì tác giả phải thu thập
thông tin về giá tài chính trước sau đó mới chuyển đổi sang giá kinh tế, vì thế đề tài sẽ
tiến hành thẩm tài chính trước.
2.1. Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là nhìn nhận dự án trên quan điểm của những người thực hiện
dự án nhằm xem xét tính khả thi của dự án về mặt tài chính để giúp họ đưa ra quyết định
liệu có thực hiện dự án hay tài trợ cho dự án hay không. Dự án có hiệu quả về mặt tài
chính, thoả mãn kỳ vọng của chủ đầu tư về lợi nhuận, ngân lưu ròng đủ lớn để đảm bảo
khả năng trả nợ thì dự án mới khả thi về mặt tài chính.
Phân tích tài chính xem xét những ngân lưu khác nhau trên các quan điểm tổng
đầu tư, chủ đầu tư và nhà tài trợ. Dựa vào phân tích dòng tiền trong suốt vòng đời dự án
để ước lượng và đánh giá ngân lưu mà dự án có thể tạo ra (ngân lưu vào) và ngân lưu dự
án phải chi ra (ngân lưu ra) suốt vòng đời dự án.
2.1.1 Xác định lợi ích tài chính
Lợi ích tài chính của dự án đến từ doanh thu từ mủ cao su trong những năm khai
thác và doanh thu từ thanh lý vườn cây cao su trong năm kết thúc.

Doanh thu từ mủ cao su sẽ phụ thuộc vào lượng mủ cao su khai thác và giá bán
mủ cao su. Lượng mủ cao su khai thác từng năm lại phụ thuộc vào diện tích khai thác và
năng suất cho mủ. Giá bán mủ cao su là giá thế giới bởi vì mục đích của dự án trồng cao
su để xuất khẩu.

15


Vào năm cuối của dự án, khi cây cao su đã già, lượng mủ khai thác sẽ có chất
lượng và sản lượng thấp thì chủ đầu tư sẽ thanh lý vườn cây để trồng mới. Việc thanh lý
vườn cây có thể tiến hành theo nhiều cách. Chủ đầu tư có thể tự khai thác cây để bán gỗ
hoặc có thể bán cây đứng tại vườn cho các công ty hay các cơ sở chế biến gỗ cao su. Việc
bán cây đứng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn bởi vì các cơ sở chế biến có đầy đủ nhân lực
và máy móc phục vụ cho việc khai thác, chuyên chở và xử lý vườn cây cao su.
Doanh thu từ việc thanh lý vườn cây sẽ phụ thuộc vào diện tích thanh lý, mật độ
cây và giá bán mỗi cây.
2.1.2. Xác định chi phí tài chính
Chi phí tài chính bao gồm chi phí đầu tư và chi phí hoạt động của dự án.
Chi đầu tư bao gồm các khoản chi phí nhân công, vật tư, phân bón, cây giống và
máy thi công trong quá trình khai hoang, trồng và chăm sóc cây trong thời kỳ kiến thiết,
trồng đai rừng chắn gió. Chi đầu tư còn bao gồm xây dựng nhà cửa, mua sắm máy móc
và quản lý dự án.
Chi phí phát sinh cho dự án trong quá khứ là chi phí chìm được bỏ qua. Đối với
dự án Trồng cao su tại huyện Lệ Thuỷ thì chi phí được bỏ qua là chi phí lập và phê duyệt
dự án, lập quy hoạch đất, đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi đất trồng.
Chi phí hoạt động của dự án bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu và nhân công
trong quá trình khai thác mủ và chăm sóc cây vườn cây kinh doanh, chi phí chế biến mủ,
chi phí bán hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp
trong vòng đời dự án.
Chi phí khấu hao và lãi vay cũng được xác định để khấu trừ khi tính thuế thu nhập


16


doanh nghiệp. Tuy nhiên, về mặt tài chính, khấu hao không phải là khoản thực chi, lãi
vay chỉ là khoản chuyển giao giữa chủ đầu tư và chủ nợ nên không tính vào ngân lưu tài
chính của dự án.
Một điểm khác trong dự án Trồng cao su tại huyện Lệ Thuỷ là dự án được thực
hiện bởi công ty của Bộ Quốc phòng, do các sỹ quan và chiến sỹ điều hành quản lý dự
án. Lương sỹ quan, chiến sỹ được trả từ ngân sách quốc phòng, nhưng chi phí quản lý dự
án được Binh đoàn 15 đưa vào phần vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự
án. Vì vậy, về mặt kế toán, chi phí quản lý dự án được đưa vào chi phí hình thành tài sản
cố định để tính tổng mức đầu tư và được khấu hao. Tuy nhiên, về mặt tài chính, chi phí
quản lý dự án không phải là ngân lưu tài chính vì đây không phải là khoản thực chi của
dự án.
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá dự án
Dự án có tính khả thi tài chính khi dự án có hiệu quả tài chính trên quan điểm
tổng đầu tư (NPV dự án >0), chủ đầu tư (NPV chủ đầu tư >0) và đảm bảo các điều kiện
để nhà tài trợ đồng ý tài trợ vốn cho dự án.
Có rất nhiều tiêu chuẩn được dùng để đánh giá hiệu quả của dự án về mặt tài
chính hiện được sử dụng là giá trị hiện tại ròng (NPV), suất sinh lợi nội tại (IRR), tỉ số
lợi ích- chi phí (B/C) và tiêu chuẩn về thời gian hoàn vốn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đánh giá
dự án trong phân tích tài chính cũng như kinh tế được chấp thuận và sử dụng rộng rãi
hiện nay, nó cho kết quả đánh giá tốt, đáng tin cậy hơn so với các tiêu chuẩn khác đó là
NPV. Bên cạnh tiêu chuẩn NPV, tiêu chuẩn suất sinh lợi nội tại (IRR) cũng thường được
sử dụng song song với NPV để giúp cho kết quả đánh giá thêm phần trực quan hơn.
Phần phân tích tài chính cần trả lời các câu hỏi liên quan đến triển vọng tài chính
và khả năng thành công của dự án như nguồn tài trợ có đặc điểm riêng biệt gì? ngân lưu
ròng tối thiểu có đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ làm cho dự án khả thi về mặt tài


17


chính hay không? Ở phần này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn hệ số an toàn trả nợ hàng năm
để phân tích khả năng trả nợ của dự án.
2.1.3.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Trong quá trình thực hiện một dự án đầu tư, lợi ích và chi phí sẽ phát sinh xuyên
suốt vòng đời dự án. Bởi vì một đồng tiền ở thời điểm hiện tại có giá trị cao hơn một
đồng trong tương lai nên chi phí và lợi ích ở những thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác
nhau. Vì vậy, để đánh giá dự án ta phải quy dòng ngân lưu ròng của dự án về thời điểm
hiện tại bằng công thức tính NPV.
Công

thức

Trong đó:

để

tính

NPV:

Bt: lợi ích ở năm t
Ct: chi phí ở năm t
r: suất chiết khấu

Suất chiết khấu dùng để tính toán NPV tài chính là chi phí vốn bình quân trọng số
(WACC) của chi phí nợ vay và chi phí vốn chủ sở hữu với trọng số bằng tỷ lệ nợ vay và
vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư dự án.


WACC =

, trong đó : rE là chi phí vốn chủ sử hữu, rD là chi phí nợ

vay, E là giá trị vốn chủ sở hữu và D là giá trị nợ vay
2.1.3.2. Suất sinh lợi nội tại (IRR)

18


Suất sinh lợi nội tại là con số được tính bằng tỷ lệ % để tóm tắt khả năng sinh lời
của một dự án. Cách tìm IRR ngược lại với cách tính NPV, khi tính NPV người ta đưa
suất chiết khấu của dự án vào để quy dòng lợi ích – chi phí về hiện tại. Khi tìm IRR, thay
vì chọn suất chiết khấu thì người ta đưa NPV của chuỗi lợi ích – chi phí về bằng 0 để tìm
IRR. Tuy nhiên, chỉ tiêu IRR chỉ có ý nghĩa tính toán đối với dòng tiền sau giai đoạn đầu
tư âm và một giai đoạn có lợi ích ròng luôn dương.
Suất sinh lời nội tại của một dự án được tính bằng cách giải phương trình tìm IRR

sao cho :

2.1.3.3. Hệ số an toàn trả nợ
Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) hàng năm được định nghĩa bằng tiền mặt sẵn có để
trả nợ chia cho nợ phải trả trong năm đó. Ngân lưu tự do của dự án chính là ngân lưu sẵn
có để trả nợ. Các nhà tài trợ thường yêu cầu hệ số DSCR hàng năm phải lớn hơn 1, hệ số
này càng cao thì khả năng trả nợ càng được đảm bảo.
2.2 Phân tích kinh tế
Nếu phân tích tài chính đánh giá các khoản mục phát sinh ra các khoản chi tiêu
bằng tiền thì phân tích kinh tế đánh giá chi phí cơ hội của các nguồn lực được sử dụng và
tạo ra từ dự án, nếu chủ thể thực hiện dự án có thể không phải trả tiền cho việc sử dụng

một nguồn lực nào đó thì không có nghĩa là nguồn lực đó là hoàn toàn miễn phí.
Phân tích kinh tế là công cụ để đánh giá sự đóng góp của dự án đối với nền kinh
tế. Giá trị của hàng hóa được sản xuất từ dự án hay nguồn lực nào được sử dụng được
tính bằng giá trị mà nó đóng góp cho sự thịnh vượng của quốc gia. Phân tích kinh tế được
tiến hành nhằm đưa ra quyết định có nên thực hiện dự án hay không trên quan điểm của

19


cả nền kinh tế thông qua phân tích lợi ích – chi phí kinh tế của dự án.
Để khẳng định một dự án có đem lại hiệu quả kinh tế hay không, người thẩm định
không phải dựa vào những thành quả trước và sau khi có dự án mà phải dựa vào sự khác
biệt giữa việc có và không có dự án để đánh giá những lợi ích và chi phí gia tăng do dự
án tạo ra.
Dự án Trồng cao su được thực hiện sẽ làm tăng cầu các đầu vào và tăng cung đầu
ra cung cấp cho các nơi khác của nền kinh tế, bằng cách khảo sát sự khác biệt về mức độ
sẵn có của đầu vào và đầu ra khi có và không có dự án ta có thể xác định được lợi ích và
chi phí gia tăng. Phân tích kinh tế đối với dự án trồng cao su sẽ so sánh những lợi ích hay
chi phí khi thực hiện trồng mới 354 ha cao su thay vì để nguyên hiện trạng đất rừng
nghèo, đất trống đồi núi trọc, dự án tương đối nhỏ nên tác động không đáng kể đến cung
thị trường sản phẩm đầu ra của dự án và cầu thị trường các yếu tố đầu vào cho dự án, do
đó tác giả có thể giả định khi có dự án không làm dịch chuyển các đường cung đường cầu
các yếu tố đầu vào và đầu ra trên thị trường.
2.2.1 Xác định lợi ích và chi phí kinh tế
Bước quan trọng thứ nhất trong phân tích kinh tế là xác định đúng và đủ lợi ích và
chi phí kinh tế của dự án. Để đảm bảo rằng dự án được thẩm định một cách chặt chẽ,
không bị sai lệch về kết quả thì người phân tích không được nhận định thừa lợi ích chi
phí không phát sinh từ dự án hay thiếu những lợi ích chi phí phát sinh từ dự án. Doanh
thu và chi phí tài chính của dự án là xuất phát điểm để xác định lợi ích và chi phí kinh tế.
Trên cơ sở doanh thu và chi phí tài chính, ta tiến hành hiệu chỉnh về lợi ích và chi phí

kinh tế dựa vào nguyên tắc kinh tế hình thành trong lĩnh vực kinh tế học phúc lợi ứng
dụng. Đó là thêm vào hoặc bỏ bớt đi một số loại chi phí và lợi ích, định giá lại các đầu
vào và đầu ra của dự án theo chi phí cơ hội của chúng.
Trong phần thẩm định này, trước hết luận văn xác định những lợi ích mà thành
quả của dự án trồng cao su tạo ra, sau đó là những chi phí được sử dụng trong dự án:

20


2.2.3.1 Xác đinh lợi ích kinh tế của dự án trồng cao su
Theo các đánh giá khoa học, cây cao su thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc và
khai thác, cây trồng và chăm sóc khoảng 6-7 năm (đất tốt chỉ cần 5 năm) là đưa vào khai
thác, chu kỳ kinh doanh dài và cho khai thác liên tục trong nhiều năm. Các sản phẩm từ
cây cao su đều được sử dụng trong cuộc sống, gỗ cao su được sử dụng trong công nghiệp
chế biến gỗ và xây dựng. Hạt cao su được dùng để làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa,
thức ăn gia súc, hoá chất sơn và các loại phụ phẩm khác. Cành khô dùng làm củi, lá khô
rụng làm phân, lá cao su phân huỷ có tác dụng cải tạo đất, những vùng đồi cằn cỗi sau
khi trồng cao su một thời gian có khả năng màu mỡ trở lại. Cây cao su khi trồng tập trung
có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất,
hạn chế lũ lụt, làm tốt đất và sạch không khí, cải thiện môi trường, có thể xây dựng
những khu du lịch sinh thái trong rừng cao su...
Lợi ích khác mà dự án mang lại cho nền kinh tế còn ở những ngoại tác tích cực
mà dự án tạo ra như, giảm đốt rừng làm nương rẫy, tạo công ăn việc làm cho người lao
động nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở vùng
dự án. Tuy nhiên, tác giả không thể lượng hoá được hết tất cả những lợi ích này vì giới
hạn về khả năng và nguồn lực. Trong khả năng cho phép, tác giả chỉ có thể phân tích
những lợi ích kinh tế chủ yếu như sau:
Thứ nhất, lợi ích từ việc tăng mức cung mủ cao su cho nền kinh tế, lợi ích kinh tế
được xác định là lượng mủ cao su khai thác được trong 20 năm (từ năm thứ 8 đến năm
thứ 27) của dự án. Tuy nhiên, đây là hàng ngoại thương nên tác động cuối cùng của việc

sản xuất hàng hoá này là nhằm thay đổi số lượng cao su xuất khẩu mà không làm thay đổi
số lượng cao su tiêu thụ nội địa. Lợi ích kinh tế của dự án được đánh giá dựa trên giá trị
kinh tế của phần thu nhập tăng thêm mà đất nước thu được từ việc mở rộng xuất khẩu cao
su.
Thứ hai, lợi ích từ việc thanh lý cây cao su già vào năm cuối cùng của dự án cũng
đem lại cho nền kinh tế một lượng gỗ nguyên liệu có thể chế biến sản phẩm xuất khẩu.

21


Cây cao su là mặt hàng có thể ngoại thương nhưng thương mại quốc tế cây cao su chưa
phát triển.
2.2.3.2 Xác định chi phí kinh tế của dự án trồng cao su
Khi phá bỏ môi trường sinh thái hiện tại của hơn 481 ha rừng loại 4, loại 5 để
trồng cao su trước tiên phải kể đến chi phí cơ hội của đất như gỗ, củi đốt, lâm sản ngoài
gỗ, chống lũ (khi rừng chưa được che phủ trở lại), bảo vệ mạch nước ngầm, hấp thụ
carbon được tạo ra hàng năm. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh kế của một số đồng bào
dân tộc sống trong vùng dự án.
Chi phí kinh tế của các nguồn lực được sử dụng để thực hiện dự án là chi phí cơ
hội của các nguồn lực trong quá trình đầu tư, quản lý và khai thác như chi phí nguyên vật
liệu, cây giống, máy móc, nhân công. Giống với phân tích tài chính, chi phí kinh tế cũng
không tính đến những chi phí lập dự án, lập quy hoạch đất, thẩm định phê duyệt, trích đo
cấp quyền sử dụng đất do những chi phí này đã được bỏ ra và trở thành chi phí chìm .
2.2.2 Xác định mức giá kinh tế

Xác định đúng mức giá kinh tế là bước quan trọng thứ hai khi tiến hành đánh giá
dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế. Việc đo lường lợi ích và chi phí kinh tế được
xây dựng trên những thông tin xuất phát từ phần thẩm định tài chính nhưng thêm vào đó
những nguyên tắc kinh tế hình thành trong kinh tế học phúc lợi ứng dụng.
Khác với phân tích tài chính, phân tích kinh tế chú trọng đến tác động của dự án

đối với nền kinh tế nên sử dụng giá bóng- mức giá phản ánh giá trị kinh tế đối với xã hội
của hàng hoá và dịch vụ mà dự án đã tạo ra hay sử dụng hay còn gọi là chi phí cơ hội
kinh tế của các nguồn lực. Giá bóng phản ánh sát thực hơn chi phí cơ hội của các nguồn
lực bỏ ra và lợi ích của dự án mang lại nhưng trên thực tế khó có thể lượng giá hết tất cả

22


các mức giá từ tài chính sang kinh tế.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ thực hiện việc điều chỉnh giá cả của các
hàng hoá có khả năng tham gia ngoại thương, tỷ giá hối đoái và mức lương kinh tế. Các
thông số giá cả khác của dự án, tác giả giả định là giá kinh tế bằng giá tài chính.
Đối với những hàng hoá có thể ngoại thương thì giá kinh tế của hàng hoá được
tính theo giá biên giới (FOB, DAF với hàng xuất khẩu, CIF, DAF với hàng nhập khẩu)
cộng hoặc trừ (khi sử dụng hàng nhập khẩu hoặc sản phẩm được xuất khẩu) chi phí vận
chuyển không thuế. Đối với hàng hoá phi ngoại thương được tính theo giá thị trường trên
địa bàn trừ đi những khoản thuế phải nộp.
Như vậy, tác giả thực hiện điều chỉnh đối với giá bán mủ cao su và giá mua phân
bón là những mặt hàng ngoại thương, mủ cao su là mặt hàng xuất khẩu còn phân bón là
mặt hàng nhập khẩu. Điều chỉnh giá nhân công của dự án bởi vì khi những quân nhân
quốc phòng tham gia trồng cao su họ đã bỏ qua cơ hội việc làm trước đây của họ, và đây
chính là chi phí cơ hội kinh tế của lao động. Chi phí cơ hội kinh tế của lao động là giá trị
đối với nền kinh tế của nhóm hoạt động mà người lao động phải bỏ qua khi tham gia dự
án.
2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án
2.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)

NPV kinh tế của dự án là tiêu chuẩn phổ biến và đáng tin cậy dùng để đánh giá dự
án được chấp nhận hay bác bỏ thông qua việc so sánh những lợi ích thu được với chi phí
bỏ ra phát sinh từ dự án có thể đo lường được bằng tiền. Điều kiện để dự án được chấp

nhận trên quan điểm kinh tế là NPV kinh tế không được âm khi chiết khấu với tỷ suất
thích hợp.

23


Công thức để tính NPV kinh tế:
Trong đó:

Bt: lợi ích ở năm t
Ct: chi phí ở năm t
re: suất chiết khấu kinh tế (Suất chiết khấu thích hợp dùng để tính NPV

kinh tế là chi phí cơ hội kinh tế của vốn hay chi phí bỏ ra để có được nguồn lực sử dụng
để tạo ra lợi ích cho nền kinh tế).
Dự án được xã hội chấp nhận khi hội đủ hai điều kiện là NPV của dự án không
âm và cao hơn NPV của một phương án thay thế khác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện
tại chưa có một dự án hay phương án khác nên không thuộc diện phải xem xét đến sự
cạnh tranh hay loại trừ của dự án Trồng cao su với dự án khác, do đó nếu tiêu chí NPV
không âm đảm bảo đủ điều kiện để chấp nhận đầu tư dự án.
2.2.2.2 Suất sinh lợi nội tại kinh tế (EIRR)
EIRR là suất chiết khấu mà khi chiết khấu bởi suất chiết khấu đó thì NPV kinh tế
của dự án có giá trị bằng không. EIRR bằng hoặc lớn hơn suất chiết khấu thích hợp thì
NPV kinh tế của dự án sẽ không âm. Như vậy, tiêu chuẩn EIRR để dự án được chấp nhận
tương tự tiêu chuẩn NPV. Do vậy, cả hai tiêu chuẩn NPV và EIRR sẽ cho cùng một kết
quả đánh giá dự án và EIRR của dự án là một tiêu chuẩn phổ biến nữa để ra quyết định
trong thẩm định dự án.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dự án không tính được EIRR hay có nhiều
EIRR khác nhau. Mặc dù EIRR mang tính trực quan hơn NPV và được tính theo tỷ lệ
phần trăm, để không mắc sai lầm trong việc ra quyết định, tiêu chuẩn NPV kinh tế vẫn

được ưu tiên sử dụng khi quyết định lựa chọn dự án, còn EIRR sẽ là tiêu chí tham khảo đi
kèm khi thẩm định.

24


2.3 Phân tích phân phối

Tính khả thi của một dự án không chỉ phụ thuộc vào dự án có khả thi về mặt tài
chính hoặc kinh tế hay không mà còn phụ thuộc vào những đối tượng chịu tác động của
dự án có ủng hộ hay phản đối dự án.
Một dự án có đóng góp vào sản lượng kinh tế của đất nước có khả năng làm cho
tất cả mọi người đều được lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng lợi từ dự án
mà có một số người bị thiệt. Phân tích phân phối nhằm đánh giá tác động của dự án tới
các nhóm đối tượng khác nhau để nhận diện được ai sẽ được hưởng lợi, ai sẽ bị thiệt hại
để hiểu rõ động cơ của các đối tượng hữu quan khác nhau muốn cho dự án được thực
hiện như đã thiết kế, để hỗ trợ hay phản đối dự án. Sự chênh lệch giữa ngân lưu tài chính
và ngân lưu kinh tế chính là những tác động này.
Trong dự án trồng cao su, nhóm đối tượng liên quan chịu tác động của dự án bao
gồm người lao động phổ thông, các sỹ quan và chiến sỹ tham gia quản lý dự án, chủ sở
hữu doanh nghiệp là công ty của Bộ Quốc phòng, ngân sách nhà nước, người sử dụng
đầu vào cạnh tranh của dự án.
Tổng các ngoại tác = NPV ngân lưu kinh tế - NPV ngân lưu tài chính được chiết
khấu bằng suất chiết khấu kinh tế.
Chênh lệch giữa NPV tài chính khi chiết khấu với suất chiết khấu kinh tế và
WACC là chi phí cơ hội của tổng ngoại tác mất đi do sử dụng vốn của dự án.

25



×