Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh thái nguyên giai đoạn hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.26 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ( II )
Đề tài :Nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn hiện nay.


Phần Mở Đầu

1.Lý do chọn đề tài.
Hiện nay trong điều kiện hòa bình, thống nhất, mở cửa và hội nhập,
công tác tư tưởng nói chung, hoạt động tuyên truyền miệng và hoạt động
của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nói riêng của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên đã có nhiều thuận lợi do áp dụng những phát minh quan
trọng của con người nhằm phục vụ cho hoạt động tuyên truyền miệng.
Nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình thế giới và khu
vực có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch đẩy mạnh âm mưu “
Diễn biến hòa bình “ nhằm xóa sổ các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có
Việt Nam.Những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng- văn hóa đã tác động tiêu cực đến niềm tin, ý chí cách
mạng của một bộ phận nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên hiện nay.Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải đẩy mạnh, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền và đặc biệt là hoạt động tuyên
truyền miệng với sự tham gia của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
các cấp cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đập tan mọi âm mưu
phản động, chống đảng, chống nhân dân của các thế lực thù địch,đồng
thời nâng cao bản lĩnh chính trị, tiếp tục xây dựng, củng cố niềm tin cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc anh em trong công cuộc xây
dựng và đổi mới đất nước nói chung, sự nghiệp xây dựng tỉnh Thái
Nguyên vững mạnh nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.


a, Mục đích của tiểu luận là tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động
tuyên truyền miệng với sự tham gia của đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên các cấp cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện
nay .Đồng thời chỉ rõ những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động tuyên


truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
các cấp cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay . Trong
quá trình tìm hiểu, đánh giá ; ngay chính bản thân người viết tiểu luận
cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức, nhằm nâng cao hiểu biết
của bản thân về công tác tư tưởng của Đảng và của Nhà Nước.
b, Nhiệm vụ của tiểu luận.
Một là : Đánh giá đúng, nhìn nhận một cách khách quan thực trạng
công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên các cấp cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
hiện nay .
Hai là : Phản ánh những mặt tích cực và hạn chế của công tác
tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên ở các cấp cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay .
Ba là : Xem xét những vấn đề cấp thiết mà thực tiễn công tác tuyên
truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở
các cấp cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay để chỉ ra
những biện pháp nhằm Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên
truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài .
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về lý luận chính
trị, dựa trên kiến thức về nguyên lý công tác tư tưởng ( II ).
Đề tài được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là nghiên cứu hoạt
động tuyên tuyên truyền miệng với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Những luận điểm và những kết luận được nêu trong tiểu luận do
các nhà nghiên cứu khoa học, những cán bộ là công tác tư tưởng đưa ra là
hoàn toàn đúng đắn,để sinh viên hiểu, nắm rõ kiến thực phục vụ lý luận
và thực tiễn.
Để hoàn thành tiểu luận này trên tinh thần tôn trọng những quan
điểm của các nhà khoa học những cán bộ là công tác tư tưởng đưa ra,
kiến thức về nguyên lý công tác tư tưởng (II), em đã cố gắng sưu tầm tài
liệu để phục vụ cho việc áp dụng kiến thức về nguyên lý công tác tư
tưởng trong tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá hoạt động tuyên tuyên truyền
miệng với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
8. Kết cấu của tiểu luận
Gồm bốn phần : Phần mở đầu , phần nội dung , phần kết luật và
phần danh mục sách tham khảo . Trong đó phần nội dung gồm hai
chương.
Phần Nội Dung
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
1.1. Những khái niệm cần làm rõ.
1.1.1. Khái niệm Tuyên Truyền Miệng

1.1.2.Khái niệm báo cáo viên, tuyên truyền viên.
1.2. Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Vai trò công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.


Tuyên truyền miệng là một phương thức thức tuyên truyền được
tiến hành bằng lời nói trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng
cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành động của người nghe theo mục
đích của người tuyên truyền. Tuyên truyền miệng gắn bó chặt chẽ với
nhiều hình thức tuyên truyền khác và là bộ phận không thể thiếu, không
thể tách rời trong tổng thể các hình thức tuyên truyền. Tuyên truyền
miệng có những ưu thế đặc biệt mà các hình thức, binh chủng khác của
công tác tư tưởng không thể có được, đó là hình thức tuyên truyền linh
hoạt, có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh
nào; đó là sự giao tiếp và đối thoại sinh động giữa người nói và người
nghe, thực hiện tốt thông tin hai chiều trong quá trình dân chủ hóa thông
tin trong Đảng và trong xã hội hiện nay; đó là một hình thức tuyên truyền
có thể nói được những vấn đề rất quan trọng mà vì nhiều lẽ không thể đưa
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Tuyên truyền miệng, trở thành kênh thông tin chính thống giúp
thông báo kịp thời, đúng và có định hướng về những vấn đề, sự kiện quan
trọng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực sự là một phương thức
tuyên truyền không thể thiếu được trong công tác tuyên giáo của Đảng
hiện nay.
Đối với tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, địa bàn
rộng, có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số cùng sinh sống; mật độ phân
bố dân cư không đều, hệ thống giao thông đi lại ở các xã vùng sâu, vùng
xa khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhất là trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, các thế lực thù địch luôn tìm cách chia rẽ nhân dân các dân

tôc sinh sống trên địa bàn tỉnh, chúng lợi dụng tình hình trong nước còn
gặp một số khó khăn, khuyết điểm, tình hình thế giới và khu vực diễn
biến phức tạp, khó lường để truyền bá những quan điểm, tư tưởng sai trái
vào lý trí của cán bộ, đảng viên và nhân dân vì thế, hơn lúc nào hết, công
tác tuyên truyền miệng gắn liền với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,


tuyên truyền viên luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt
động của Đảng bộ tỉnh, nhất là trên lĩnh vực tuyên truyền vận động quần
chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Tình hình thế giới và trong nước những năm gần đây chuyển biến
nhanh chóng và sâu sắc dưới tác động của nhiều nhân tố, tạo ra những sự
vận động đa dạng và đan xen vào nhau. Trong nhiều năm qua tỉnh Thái
Nguyên vẫn giữ được ổn định chính trị- xã hội, công cuộc đổi mới tỉnh
nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng và ngày càng khẳng định
tính đúng đắn về tính định hướng phát triển kinh tế- xa hội của mình.
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước luôn
được truyền bá kịp thời đến quần chúng nhân dân, đó là nhờ một phần kết
quả của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của động của đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên.
1.4. Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
hiện nay.
Công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ của toàn Đảng, vì vậy
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ Tỉnh ủy đến các cơ sở, các đảng viên hoạt
động trên mọi lĩnh vực đều phải có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên
truyền miệng, trực tiếp tham gia tuyên truyền đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời thông tin và định
hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ở nơi công tác và cư trú
về các vấn đề quan trọng trong nước, trên thế giới và địa phương coi đó là

một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng
công tác của các cấp ủy, tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất chính
trị của mỗi đảng viên.
Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyền
miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, áp dụng
vào điều kiện chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên hiện nay


;tiếp tục quán triệt ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên
truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, xác
định đây là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất, trực tiếp
truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ
biến, giáo dục, quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước các
vấn đề thời sự quan trọng trong nước, quốc tế và địa phương; góp phần
tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong cộng
đồng, củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào cách mạng. Đồng thời, đây là
một trong những vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan
điểm sai trái, lệch lạc, phản động. Tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên là một mắt khâu quan trọng, trực tiếp nối liền
Đảng bộ, chính quyền tỉnh với nhân dân và với địa phương.
Đảng bộ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh
đạo xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên của ngành, cấp và đơn vị mình, phát huy vai trò của đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, ưu thế của công tác tuyên truyền
miệng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Tất cả các tổ chức đảng từ Trung
ương đến cơ sở đều phải có lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt

động của đội ngũ báo cáo viên từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở đảng,
việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, kết hợp hài hòa giữa đội ngũ báo cáo
viên lâu năm, có kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ trẻ, kế cận, từng bước
nâng cao trình độ chuyên nghiệp của báo cáo viên ở tỉnh, thành phố và
Trung ương; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động tuyên truyền
miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo hướng


đáp ứng kịp thời, nhanh nhạy nhu cầu và phù hợp với trình độ của cán bộ,
đảng viên và nhân dân, nâng cao tính định hướng và sức thuyết phục của
hoạt động tuyên truyền miệng.
Chương 2 : Thực Trạng Và Giải Pháp nhằm nâng cao chất
lượng,hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
2.1.Tình hình công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện
nay.
Nhìn chung trong nhiều năm qua công tác tuyên truyền miệng và
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của tỉnh Thái
Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng, góp phần tạo sự thống nhất
nhận thức tư tưởng và hành động trong Đảng bộ tỉnh và nhân dân, tăng
cường sự gắn bó chặt chẽ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân.Sau hơn
25 năm thực hiện đường lối đổi mới và thực hiện các nghị quyết của
Đảng bộ, ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần sơ kết, tổng kết,
đánh giá công tác tuyên truyền miệng, rút ra những bài học thữa tiễn để
nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ. Đến nay, lực lượng
làm công tác báo cáo viên, toàn tỉnh đã gần 1.000 người, hầu hết có
trình độ chính trị lý luận cao cấp và đại học chuyên ngành. Có 10% số

báo cáo viên có trình độ sau đại học, thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên chuyên
trách và báo cáo viên kiêm chức có 352 người.Đó là những cán bộ đã
luôn chủ động, bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước để làm tốt
công tác tuyên truyền miệng,vận dụng một cách khoa học, nhất quán,
đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của tỉnh
nhằm tuyên truyền sâu rộng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước nói chung và đường lối, chính sách của Đảng bộ tỉnh thái
nguyên nói riêng đến với quần chúng nhân dân, cán bộ và đảng viên. Đội


ngũ tuyên truyền viên các cấp cơ sở đã thường xuyên bám sát tình hình ở
mỗi địa phương, kịp thời cung cấp thông tin, phản ánh tình hình địa
phương cho Đảng bộ, ban tuyên giáo cấp tỉnh, huyện và làm tốt công tác
tuyên truyền miệng trong tình hình mới hiện nay.Bằng tinh thần trách
nhiệm và tình cảm cách mạng của mình đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên đã cảm hóa, lôi kéo được đồng bào các dân tộc anh em sinh
sống trên địa bàn tỉnh và phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của
người dân trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả
nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Hơn thế nữa những
năm gần đây, lãnh đạo cấp uỷ các cấp đã thường xuyên quan tâm bồi
dưỡng, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên làm công tác
tuyên truyền miệng, những cán bộ là báo cáo viên, đảng viên là tuyên
truyền viên về âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch.
Trong đó xác định nhất quán: Âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế
lực thù địch không hề thay đổi về mục đích nhưng có nhiều thay đổi về
hình thức, thủ đoạn, ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Những thủ đoạn
được kẻ địch sử dụng nhiều gần đây là lợi dụng dân chủ, lợi dụng diễn
đàn chống tham nhũng, lợi dụng một số sai phạm về thu hồi đất đai ở các
cấp… để kích động biểu tình hoặc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà
nước, chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh từng bước nâng cao nhận

thức đúng đắn cho quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên trong toàn
tỉnh, và đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trước
những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đã nêu ở trên, đồng thời
qua đó truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào trong
quần chúng, cán bộ và đảng viên, đoàn kết nhân dân các dân tộc sinh
sống trong địa bàn tỉnh giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xây
dựng toàn tỉnh vững mạnh, xã hội phát triển, công bằng, dân chủ và văn
minh.


Tuy nhiên công tác tuyên truyền miệng gắn liền với nó là hoạt
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên
trong những năm gần đây khi so sánh kết quả đạt được với yêu cầu của
nhiệm vụ chính trị, cho thấy có những vần đề cấp thiết mang tính hạn chế
đã và đang đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác
tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay: Kinh phí phục vụ công tác
tuyên truyền miệng của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, chế độ
chính sách cho báo báo viên còn nhiều bất cập, chưa động viên, khuyến
khích kịp thời được đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền
miệng để đội ngũ này nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mình.Các
tuyên truyền viên cấp cơ sở tiếp cận với tài liệu, thông tin về tình hình
công tác tư tưởng và còn chậm, thiếu tính thời sự đặc biệt đó là những
cán bộ, Đảng viên ở nhiều xã vùng cao như xã : Thanh Định, Trung hội,
Trung Lương huyện Định Hóa, Tiên Hội, Vạn Thọ huyện Đại Từ… Do
đó trong thực tế còn cho thấy không ít báo cáo viên, tuyên truyền viên
chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ, trong khi tiến hành các hoạt động
tuyên truyền miệng tại các huyện, xã, bản trên địa bàn toàn tỉnh, chưa giải
đáp có sức thuyết phục những nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của cán bộ,

đảng viên và nhân dân về thông tin tình hình trong nước, tình hình thế
giới và khu vực với nhiều thay đổi, chuyển biến mà quần chúng quan
tâm.Tính chuyên nghiệp của công tác tuyên truyền miệng chưa được đẩy
mạnh, hiệu quả không cao do có sự kiêm nhiệm của báo cáo viên trong
tỉnh hiện nay dẫn đến tình trạng báo cáo viên dành thời gian cho hoạt
động tuyên truyền miệng chưa nhiều do nhiều báo cáo viên là cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp kiêm nhiệm, nên bận công việc chuyên môn và quan
niệm hoạt động báo cáo viên chỉ là công việc phụ.Nội dung tuyên truyền
chưa toàn diện, chưa thật bám sát thực tiễn cơ sở nên hiệu quả công tác
tuyên truyền còn hạn chế, . Một số cơ sở chỉ giành thời gian cho báo cáo


viên thông tin đến đảng viên trước hội nghị thời gian ngắn, mang tính
chất là để làm công tác tổ chức, ổn định tình hình trước khi vào hội nghị
chính thức, mà không thấy được tầm quan trọng của công tác báo cáo
viên, tuyên truyền miệng về các thông tin định hướng của Đảng.Các cán
bộ làm công tác tuyên truyền miệng, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên của tỉnh khi tiến hành tuyên truyền miệng còn mang tính chất áp đặt,
thông tin một chiều,chưa chịu tiếp thu những thông tin phản hồi của cán
bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
thiếu số khi họ chưa hiểu kỹ, đầy đủ về chính sách, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.Trình độ học vấn của một số tuyên truyền viên cơ
sở, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thấp,
nên việc truyền tải thông tin tới cán bộ, đảng viên và nhân dân có lúc
thiếu kịp thời và chưa nền nếp. Kinh nghiệm nghiệp vụ, kiến thức về
phong tục tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số...
còn yếu, do đó một bộ phận nhỏ đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
thiếu nhạy bén, thiếu khả năng phân tích, tổng hợp, giải thích kịp thời
những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ cơ sở, nhất là những vấn đề tư
tưởng nảy sinh trong đồng bào. Trong khi đó, công tác tổ chức, quản lý,

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở tỉnh Thái Nguyên cho đội ngũ làm
công tác tuyên truyền miệng chưa được đẩy mạnh, quan tâm nhiều hơn
nữa.
2.2.Giải Pháp nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tuyên
truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
Từ thực tiễn công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên trong nhiều năm qua,
cho chúng ta thấy muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên
truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở


tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay thì cần phải thực hiện tốt các giải
giáp sau :
Thứ 1, Đảng bộ tỉnh cần quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác
tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay đứng trước những đòi hỏi của công tác tư tưởng trong sự
nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước nói chung và
của tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong tình hình mới khi mà tình hình
trong nước có nhiều chuyển biến tích cực và còn nhiều nhiều khó khăn,
mắc phải những hạn chế nhất định. tình hình thế giới và khu vực diễn
biến phức tạp và khó lường, do đó nhiệm vụ cách mạng mang tính thời
đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn hiện nay, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh cần quan tâm và đẩy
mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên của tỉnh trong giai đoạn hiện nay để để đội
ngũ này hoạt động có hiệu quả, nhằm phát huy ưu thế của loại hình tuyên
truyền miệng, của đội ngũ báo cáo viên để cùng với các kênh thông tin,

tuyên truyền khác tạo nên sức mạnh có tác động sâu rộng để đáp ứng yêu
cầu của nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó trong tình
hình mới.
Thứ 2, Đảng bộ tỉnh cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên không chỉ tăng về số lượng mà còn phải tăng về chất lượng,
nhất là đội ngũ báo cáo viên ở các huyện, đội ngũ tuyên truyền viên ở các
cấp cơ sở xã, phường.
Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn
coi trọng vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, hoạt
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác xây
dựng Đảng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.


Chính vì vậy trong các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn chú
trọng công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên
truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ trung ương
đến cơ sở không chỉ tăng về số lượng mà còn phải tăng về chất lượng,
Bắt nguồn từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên với số lượng phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh và phải
luôn coi trọng chất lượng, nhất là chất lượng của đội ngũ báo cáo viên ở
các huyện, đội ngũ tuyên truyền viên ở các cấp cơ sở xã, phường thì mới
có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và hoạt
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn hiện nay.
Thứ 3, Các cấp lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về
chế độ đãi ngộ, lương bổng lẫn trang thiết bị cần thiết để khuyến khích
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên hoạt động có hiệu quả cao trong
lĩnh vực công tác tư tưởng.
Thực tế tại nhiều huyện, xã ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, lẫn trang thiết bị phục vụ cho công
tác tuyên truyền miệng còn thiếu thốn như : Loa đài, micro, hội trường…
làm cho một bộ phận cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng thiếu sự
hứng thú trong các buổi thuyết trình, nói chuyện với quần chúng nhân
dân làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, thông tin công tác tư
tưởng không được truyền tải đầy đủ đến cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân, hơn thế nữa do điều kiện vật chất kỹ thuật và trang thiết bị
thiếu thốn nên không khuyến khích được đông đảo đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên hăng say về các cơ sở thôn bản để công tác, thực hiện
nhiệm vụ mà Đảng bộ và các chi bộ đảng giao phó.Do đó để nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện


nay thì các cấp lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ
đãi ngộ, lương bổng lẫn trang thiết bị cần thiết để khuyến khích đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên hoạt động có hiệu quả cao trong lĩnh vực
công tác tư tưởng.
Thứ 4, Mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên cần phải không ngừng
ra sức học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức người cách
mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “ Cán bộ là gốc của công việc,
công việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay xấu “ Do vậy mỗi báo cáo
viên, tuyên truyền viên cần phải không ngừng ra sức học tập, nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức người cách mạng. Không ngừng học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê Nin để nâng cao trình độ lý luận, nâng cao
bản lĩnh chính trị, giác ngộ lý tưởng cách mạng phục vụ cho công tác
tuyên truyền miệng. Tuyên truyền miệng là một khoa học, đồng thời là
một nghệ thuật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nói, nghệ thuật diễn đạt để
tác động vào tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và quần chúng

nhân dân do đó mỗi đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phải thực sự
là những cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động truyền bá tư
tưởng thì mới có thể nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tuyên truyền
miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.
Một vấn đề đang được đặt ra hiện nay nữa là phải nâng cao tính
chuyên nghiệp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên viên, với việc thực
hiện tốt hướng dẫn của Ban tuyên giáo trung ương ban hành hướng dẫn
số 31- HD/BTGTW ngày 10-12-2011 về xây dựng kiện toàn đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.
Thứ 5, Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tiến hành công
tác tuyên truyền miệng, gắn với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên trong giai đoạn hiện nay.


Ngày nay, trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được
nâng nên rất nhiều, được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Vì vậy nội dung thông tin cần được chọn lọc, có sự phân tích, lý giải
không chỉ bao hàm những vấn đề thời sự, chính trị như trước đây, mà còn
phải tập trung cho vấn đề phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, vấn đề
phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và các vấn đề xã hội
bức xúc khác; biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới , những tập thể và cá
nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước.Dưới tác
động của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh
những yếu tố tích cực còn có rất nhiều yếu tố tiêu cực đang hàng ngày,
hàng giờ tác động đến đời sống, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân
dân các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, sinh ra các tệ
nạn xã hội, các hoạt động làm gây mất ổn định chính trị xã hội như việc
truyền đạo trái phép, mê tín dị đoan… đòi hỏi những cán bộ làm công tác
tuyên truyền miệng ở tỉnh Thái Nguyên phải đổi mới phương thức tiến

hành công tác tuyên truyền miệng theo hướng thông tin hai chiều, tằng
cường đối thoại vơi nhân dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và của
nhân dân đồng thời truyền bá quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng bộ tỉnh đến với người dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc anh em
đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.Đồng thời nâng cao tính chiến đấu, kiên
quyết đấu tranh phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, tiêu cực của
các thế lực thù địch.
Thứ 6,Cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời mang tính thời sự cho
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đặc biệt là đội ngũ tuyên truyền
viên các cấp cơ sở.
Ngoài nội dung phong phú, hình thức tuyên truyền miệng đa dạng
để tác động sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân thì việc cung cấp
thông tin kịp thời, đảm bảo tính định hướng và tính thời sự, những vấn đề
nổi cộm đang được dư luận quan tâm là điều kiện rất quan trọng giúp đội


ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, bám sát tình hình, chuyển tải thông
tin mang tính thời sự và tăng cường tính đối thoại để khắc phục tình trạng
một chiều, thụ động, thu hút sự chú ý của đối tượng tiếp nhận.
Địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều huyện, xã ở vùng sâu, vùng xa,
đi lại khó khăn, các phương tiện thông tin đaị chúng tiếp cận còn khó
khăn do đó đội ngũ tuyên truyền viên tại mỗi đại phương, mỗi thôn bản
tiếp cận với thông tin còn ít và hạn chế đặc biệt là những thông tin công
tác tư tưởng mang tính thời sự, dẫn đến việc truyền trải thông tin cho
đồng bào chưa tốt, đầy đủ và thiếu tính thời sự. Chính vì vậy để nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện
nay đòi hỏi phải cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời mang tính thời sự
cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đặc biệt là đội ngũ tuyên
truyền viên các cấp cơ sở.

Thứ 7, Sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng là
con em địa phương, con em các v
ùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Nếu sử dụng cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng là con em
địa phương, là con em các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì sẽ nâng cao
được chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng bởi lẽ họ hiểu rõ
những đặc trưng văn hóa , những phong tục, tập quán của địa phương để
tác động tư tưởng phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức cho
người dân về việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.Đấu tranh chống lại quan điểm, tư tưởng sai trái
của các thế lực thù địch lợi dụng trình độ nhận thức còn hạn chế của đồng
bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh để lôi kéo họ làm trái
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nói riêng.


Ban tuyên giáo các cấp cần có chính sách tuyển mộ, đào tạo các
cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng là con em địa phương, là con em
đồng bào các dân tộc để họ thực sự là cầu lối giữa Đảng với đồng bào các
dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Thứ 8, Nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình cho những cán
bộ làm công tác tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên.
Mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên cần phải dũng cảm phê phán,
phản biện đối với những biểu hiện sai trái trong xã hội, đồng thời dũng
cảm tự phê bình tức là lắng nghe các ý kiến phản biện của nhân dân, biết
nhận ra cái sai và quan tâm sửa chữa những sai sót trong công việc của
bản thân.Tự phê bình và phê bình chỉ thực hiện có kết quả khi có sự lãnh
đạo, chỉ đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng bộ, ban tuyên giáo các cấp,
dũng khí của những người là báo cáo viên, tuyên truyền viên chân chính,

được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh tự phê bình và phê bình cần
có thần linh pháp quyền. Do đó, cùng với tự giác tự phê bình và phê bình,
rất cần có chế tài đủ mạnh để những ai không tự giác đã có luật pháp điều
chỉnh. Thực hiện điều đó không dễ dàng, nhưng khó mấy cũng phải quyết
tâm thực hiện, chỉ khi đó đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ tạo
được uy tín đối với nhân dân góp phần nâng cao được chất lượng, hiệu
quả công tác tuyên truyền miệng ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện
nay.
Phần C: Kết Luận
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh; tuyên truyền
là “ Nói một điều gì đó cho dân biết, dân nhớ, dân tin và dân làm “. Câu
nói đó cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, Người luôn đề cao công
tác tuyên truyền miệng với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên trong việc truyền bá những quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước… đến với nhân dân.Trong nhiều năm qua, nhất là


sau khi đổi mới đất nước, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nói chung, ban
tuyên giáo tỉnh ủy nói riêng luôn thuấn nhuần lời dạy của Bác, đề cao vai
trò của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền miệng với hoạt động của
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc giác ngộ đồng bào các
dân tộc tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, truyền bá chủ
trương, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới quần
chúng nhân dân, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn được bồi
dưỡng thường xuyên về tri thức lý luận, bản lĩnh chính trị, thông tin về
tình hình thế giới, đất nước và địa phương nơi mình sinh sống và làm việc
nhằm phục vụ tốt cho chuyên môn, nghiệp vụ của mình.Trước tình hình
mới của đất nước và tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó
lường,ngoài việc phải nắm chắc lý luận Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong công tác tuyên truyền, vân động,đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên

phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy bén trước thời cuộc, không
dập khuôn, máy móc, giáo điều trong công tác tuyên truyền miệng nhằm
làm cho nhân dân hiểu, dân tin và dân làm theo đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, đường lối, chính sách của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
nói riêng.Kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái của các
thế lực thù địch, chúng muốn gieo dắt trong quần chúng nhân dân các dân
tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khi mà chúng lợi dụng tình
hình đất nước có một số khó khăn, tình hình khu vực diễn biến phức tạp,
khó lường để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.Mỗi Báo cáo viên,
truyên truyền viên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên phải là sợi dây kết nối
tình đoàn kết,yêu nước, nhân nghĩa của các dân tộc anh em đang cùng
chung sống, cùng chung tay xây dựng đất nước quá độ tiến lên Chủ
Nghĩa Xã Hội, đem lại cuộc sống bình yên, ấm lo, hạnh phúc cho nhân
dân.
Danh Mục Sách, Báo, Tài Liệu Tham Khảo.



×