Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải pháp kết nối không gian giữa khu đô thị mới và thôn văn nhuế, hưng yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.09 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------

ĐỖ VĂN HUY

GIẢI PHÁP KẾT NỐI KHÔNG GIAN
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ THÔN VĂN NHUẾ
HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------

ĐỖ VĂN HUY
KHÓA: 2014 – 2016

GIẢI PHÁP KẾT NỐI KHÔNG GIAN
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ THÔN VĂN NHUẾ
HƯNG YÊN



Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và Đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS LÊ ĐÌNH TRI

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
- Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học, được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là TS. Lê
Đình Tri, cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn thạc
sỹ chuyên nghành Quy hoạch vùng và Đô thị với đề tài:”Giải pháp kết nối không
gian giữa khu Đô thị mới và thôn Văn Nhuế ” .
- Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Đình Tri đã hướng dẫn, chỉ
dạy tận tình và cung cấp kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận
văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy,cô giáo Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
cùng các thầy cô công tác tại các cơ quan chuyên nghành đã góp ý và tạo điều kiện
cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình.
- Kết quả đạt được là những đóng góp về mặt khoa học cũng như thực tiễn
trong công tác quy hoạch phát triển không gian kết nối. Tuy nhiên trong khuôn khổ
luận văn do điều kiện và thời gian không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Đỗ văn Huy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Văn Huy


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5
Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 5
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 8
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn: .................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................... 10
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ................. 10
GIỮA THÔN VĂN NHUẾ - HƯNG YÊN VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI ........ 10
1.1. Tổng quan về sự phát triển làng xã trong quá trình đô thị hóa ở

Việt Nam .............................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm đô thị và khu đô thị mới. ................................................. 10
1.1.2. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa tới không gian làng xã cũ .... 10
1.2. Giới thiệu chung về thôn Văn Nhuế - Hưng Yên. ........................ 13
1.2.1. Vị trí địa lí ......................................................................................... 13


1.2.2. Đặc điểm hiện trạng và điều kiện tự nhiên ....................................... 15
1.3. Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng phát triển trong khu vực
huyện Mỹ Hào ...................................................................................... 23
1.3.1. Tính chất và sự hình thành phát triển các khu đô thị mới tại Huyện
Mỹ Hào- Hưng Yên: ................................................................................... 23
1.3.2. Đánh giá sự phát triển các khu đô thị trong khu vực với sự phát triển
khu vực dân cư hiện trạng ........................................................................... 24
1.4. Thực trạng quy hoạch phát triển đô thị kết nối giữa không gian
cũ và khu ĐTM .................................................................................... 26
1.4.1. Khảo sát hiện trạng các không gian kết nối giữa khu vực không gian
cũ làng xã và Khu vực đô thị mới ............................................................... 27
1.4.2. Hiện trạng khu vực không gian kết nối thôn Văn Nhuế với không
gian đô thị mới Bắc đường 5 Phố Nối, Hưng Yên ..................................... 29
1.5. Đánh giá tổng quan . .................................................................... 32
CHƯƠNG II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN

KHÔNG GIAN KẾT NỐI GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ KHU HIỆN
TRẠNG LÀNG XÃ CŨ THÔN VĂN NHUẾ ........................................ 35
2.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận về quy hoạch không gian. ...... 35
2.1.1. Cơ sở công năng ............................................................................... 35
2.1.2. Cơ sở thẩm mỹ .................................................................................. 35

2.1.3. Các yếu tố tạo nên không gian đô thị ............................................... 38
2.1.4. Cơ sở môi trường .............................................................................. 39
2.1.5. Cơ sở không gian sinh thái, tiết kiệm năng lượng, hướng tới sự phát
triển bền vững ............................................................................................. 40


2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 42
2.2.1. Các căn cứ pháp lý ............................................................................ 43
2.2.2. Các nguồn tài liệu số liệu .................................................................. 43
2.3. Cơ sở thực tiễn.............................................................................. 50
2.3.1. Bài học kinh nghiệm trên thể giới .................................................... 50
2.3.2. Bài học rút ra từ những mô hình trong nước, đánh giá tổng quan. .. 54
2.4. Cơ sở khoa học ............................................................................. 62
2.4.1. Cơ sở trong việc kết nối không gian khu đô thị mới với khu dân cư ...
làng xã cũ . .................................................................................................. 62
2.4.2. Điều tra định hướng phát triển của khu vực hiện trạng thôn Văn
Nhuế, đánh giá sự hình thành không gian kết nối giữa khu vực đô thị mới
và không gian dân cư hiện trạng. ................................................................ 63
2.5. Tổ chức không gian có sự tham gia của cộng đồng ...................... 65
2.5.1. Mục tiêu và phạm vi của sự tham gia cộng đồng ............................. 66
2.5.2. Nội dung triển khai lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình thực hiện
xây dựng giải pháp. ..................................................................................... 68
2.5.3. Đánh giá vai trò của cộng đồng trong quá trình xây dựng giải pháp68
2.6. Tổng kết, đánh giá chung: ............................................................ 69
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KẾT NỐI KHÔNG GIAN, PHÁT
TRIỂN KHÔNG GIAN GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC ĐƯỜNG 5 VÀ
THÔN VĂN NHUẾ. .............................................................................. 70
3.1. Đề xuất trong tổ chức không gian ................................................ 70
3.1.1. Mục tiêu: ........................................................................................... 70



3.1.2. Quan điểm kết nối ............................................................................. 72
3.1.3. Nguyên tắc kết nối không gian. ........................................................ 73
3.1.4. Giải pháp kết nối không gian ............................................................ 74
3.1.5. Phương án tạo dựng không gian kết nối. .......................................... 79
3.2. Đề xuất trong nội dung quản lý. ................................................... 81
3.2.1. Đề xuất quản lý xây dựng công trình trong khu vực, điều chỉnh quy
hoạch. .......................................................................................................... 81
3.2.2. Xây dựng mô hình quản lý liên hợp ................................................. 81
3.2.3. Nâng cao ý thức cộng đồng dân cư. .................................................. 81
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 83
Kết Luận: .............................................................................................. 83
Kiến Nghị: ............................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BXD

Cụm từ viết tắt
Bộ xây dựng

CT

Công trình

DTM

Đô thị mới


ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

KG
KH&KT
NXB

Không gian
Khoa học và kỹ thuật
Nhà xuất bản

NĐ-CP

Nghị Định – Chính Phủ

TT-BXD

Thông tư- Bộ Xây Dựng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
hình


Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Sơ đồ làng xã bị bao bọc

4

Hình 1.2.

Sơ đồ làng xã bị chia cắt

4

Hình 1.3.

Ranh giới xác định phạm vi nghiên cứu

5

Hình 1.4.

Vị trí mối liên hệ khu vực nghiên cứu

13

Hình 1.5.


Vị trí khu vực nghiên cứu trong tổng thể quy hoạch khu đô thị
Bắc đường 5- Phố Nối, Hưng Yên

13

Hình 1.6.

Địa hình hiện trạng nghiên cứu

14

Hình 1.7.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thôn Văn Nhuế

16

Hình 1.8.

Hiện trạng trụ sở UBND Huyện ủy huyện Mỹ Hào

17

Hình 1.9.

Hiện trạng kiến trúc trường mầm non trong thôn

17

Hình 1.10. Kiến trúc nhà ở lộn xộn


18

Hình 1.11. Không gian làng xóm cũ

18

Hình 1.12. Tuyến đường 196

19

Hình 1.13. Hiện trạng Bệnh Viện Đa Khóa Phố Nối

20

Hình 1.14. Tuyến đường QL5 tiếp cận phần khu dân cư khu vực

20

Hình 1.15. Đường giao thông nội bộ khu vực

21

Hình 1.16. Hệ thống thoát nước thải của khu vực làng xóm bị ô nhiễm

22

Hình 1.17.

Quy hoạch chung tổng thể huyện Mỹ Hào tầm nhìn đến năm

2030

23

Dự án quy hoạch cải tạo chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ
Hình 1.18. thuật khu vực thông Văn Nhuế- TT Bần Yên Nhân- Huyện Mỹ
Hào

23


Hình 1.19. Hiện trạng dự án khu chung cư Khu đô thị Phố Nối

24

Hình 1.20

Hiện trạng dự án Bệnh viện Đa Khoa Phố Nối

24

Hình 1.21

Hiện trạng khu đô thị mới lân cận

25

Hình 1.22

Không gian chợ tự phát bên cạnh một khu đô thị mới


27

Hình 1.23
Hình 1.24
Hình 1.25

Hình ảnh ngồi đền và sự hiện hữu của tòa nhà chung cư cao
tầng

27

Hiện trạng rác thải được đổ bừa bãi
Những cánh đồng lúa giờ đổi thành những lô đất xây dựng
với đủ các hình thức kiến trúc

29

Hình 1.26

Góc nhìn từ “ Ao làng”

Hình 1.27

Biệt thự cổ điển châu Âu cùng hình ảnh bờ tre làng xóm

30

Hình 1.28


Những loại hình dịch vụ nhỏ lẻ xuất hiện

31

Hình 1.29

Không gian kiến trúc mất cân đối

32

Hình 2.1

Hình 2.2

Các yếu tố thẩm mỹ ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh
quan
Quan hệ giữ các yếu tố thẩm ỹ ảnh hưởng tới giải pháp tổ
chức

34

35

Hình 2.3

Các yếu tố phát triển bền vững

Hình 2.4

Minh họa không gian chuyến tiếp vùng ngoại ô đô thị Paris


Hình 2.5

Hiện trạng khu KIP

51

Hình 2.6

Hình ảnh giéng làng một nét truyền thống lưu giữ

54

Hình 2.7

Kiến trúc “ nhà chia lô” ở nông thôn

59

Hình 2.8

Kiến trúc nhà ở được xây dựng sát nhau trên trục giao thông
giáp ranh

39
48,49

62



Hình 2.9

Không gian giáo ranh kết nối được sử dụng là chỗ đó xe

62

Hình 3.1

Sự chuyển tiếp hài hòa giữa không gian mới và không gian cũ

68

Hình 3.2

Mô hình không gian công cộng kết nối tham khảo

69

Hình 3.3

Hình ảnh cây đã giếng nước sân đình xưa ( minh họa)

69

Hình 3.4

Mô hình không gian xanh kết hợp đi bộ thể thao

73


Hình 3.5

Mồ hình tổ chức không gian cho khu vực thông làng cũ trong
đô thị

Hình 3.6

Phát triển không gian mở vùng đệm xanh chuyển tiếp

Hình 3.7

Mô hình phát triển dạng tuyến

Hình 3.8

Mô hình dạng vòng

Hình 3.9

Mô hình đan xen

Hình 3.10

Minh họa không gian xanh hướng mở

Hình 3.7

Không gian cây xanh trên tuyến giao thông

73

74

74

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng, biểu

Bảng 1.1.
Bảng 2.1.

Bảng 2.2

Bảnh tổng hợp hiện trạng sử dụng đất thôn Văn Nhuế
Kết quả phân tích các chỉ tiu cơ lý của 22 mẫu đia chất
không nguyên dạng
Kết quả phân tích các chỉ tiêu của 33 mẫu địa chất nguyên
dạng

Trang
15
45,46

46,47


1


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa tăng nhanh làng xã
trở thành phường. Dự án xây dựng phát triển đầu tư thường chỉ chú trọng
xây dựng đô thị mới trên các khoảng đất canh tác của làng/ xã, rất ít quan
tâm đến việc quy hoạch cải tạo không gian cho khu dân cư làng / xã, đặc
biệt là không có sự liên thông hòa nhập về không gian, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và hệ thống năng lượng, hệ thống thông tin, hệ thống dịch vụ đô thị
giữa khu đô thị mới và khu dân cư làng/ xã, tạo thành các ốc đảo cụm dân
cư làng/xã trong đô thị.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh vì vậy vấn đề
xây dựng không gian đô thị trong thời kỳ đổi mới, giải pháp kết nối không
gian cũ và mới để tạo nên một tổng thể đô thị hài hòa luôn được chú ý
quan tâm.
Các khu đô thị mới trong thời kì này phát triển khá mạnh về nhà ở
từng bước góp phần giải quyết vấn đề nhu cầu nhà ở của người dân trong
đô thị. Tuy nhiên qua thực tế sử dụng đã bộc lộ trong khu đô những khiếm
khuyết và bất cập ở các khu đô thị mới đó là sự liên kết đồng bộ giữa khu
đô thị mới và khu vực làng xã, dân cư hiện trạng vẫn còn nhiều vấn đề
chưa có giải pháp hoàn thiện không gian gây ra sự thiếu đồng bộ về không
gian, mất cân đối trong đô thị và hình ảnh đô thị bị biến dạng.
Sự quan tâm tập trung nhiều đến những phần đô thị mới xây dựng,
do Nhà nước đầu tư hay những tư nhân có tiềm lực về kinh tế. Các làng xã
lọt vào vùng nội đô đã để phát triển tự phát. Sự phát triển của phần đô thị
bao bọc lấy làng xã đã tạo thành các ốc đảo trong long đô thị. Những biến
đổi tiêu cực như hệ thống cấp thoát nước yếu kém, quá tải, thiếu không
gian mở, ao hồ bị lấn chiếm không còn đất để xây dựng các công trình



2

công cộng hoặc mở rộng đường giao thông mật độ xây dựng cao, xây dựng
bừa bãi lộn xộn thiếu kiểm soát là những tình trạng diễn ra phổ biến ở các
làng xã lọt vào nội đô hiện nay.
Văn hóa truyền thống bị mất mát trong quá trình đô thị hóa cũng là
một vấn đề cần quan tâm. Một số Đình chùa có giá trị về kiến trúc và lịch
sử đã được xếp hạng, đặc biết các công trình kiến trúc mang đặc trưng
làng xã như nhà truyền thống, cổng làng, giếng làng đang bị phá bỏ dần.
Hiện nay quá trình đô thị hóa tạo ra những bức tường đô thị, bước
nhảy đột ngột và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không gian và điều kiện sống
đặc biệt trong xây dựng, nhà ở cao tầng gần khu dân cư cũ tương đối phổ
biến. Vậy nên cần có giải pháp xem xét và nghiên cứu để thiết lập sự hài
hòa hợp lý tránh làm mất hình ảnh đô thị Việt Nam, mất đi bản sắc lối
sống Việt Nam.
Sự biến đổi cấu trúc không gian trong làng xã đô thị hóa và sự cần
thiết tạo sự hòa nhập vào cấu trúc chung của đô thị. Với sự tăng dân số và
những biến đổi về lối sống, nghề nghiệp cấu trúc làng xã tất yếu có những
thay đổi:
Về nhà ở và đất ở, sự chia nhỏ lô đất ở đang là xu thế phổ biến, với
diện tích rộng khoảng 150-200m2/ hộ có xu hướng giảm dần cho 60100m2/ hộ, sự phát triển đất ở hiện trạng diễn ra tự phát đã làm tăng thêm
các ngõ ngách trong khu vực làm phức tạp thêm về vấn đề giao thông và
hạ tầng. Các nhà ở xây mới đa dạng do có các thành phần dân cư khác
nhau: nhà biệt thự của người khá giả, nhà chia lô, nhà truyền thống cải tạo,
nhà trọ cho thuê. Sự đa dạng này làm mất đi khả năng tạo một hình ảnh
thống nhất trong phong cách kiến trúc sự lộn xộn về mặt kiến trúc là điều
khó tránh khỏi.


3


Hiện nay các làng xã đô thị hóa không còn là các làng xã theo hiểu
đúng nghĩa về bản chất của nó là một đơn vị cư trú nông thôn mà sẽ trở
thành một khu vực dân cư đô thị, cần đòi hỏi cóc một cấu trúc như một
đơn vị ở (đơn vị ở đặc thù), nằm trong cấu trúc chung của đô thị.
Nhiều khu đô thị được đầu tư thiết kế quy hoạch không gian kiến
trúc cảnh quan khá đẹp và đồng bộ còn khu vực hiện trạng nằm cạnh và
trong ranh giới dự án thì bỏ mặc khoanh vùng bởi các đường giao thông
chạy quanh cô lập không gian hiện trạng đã tạo sự khác biệt lộn xộn mất
cân đối trong đô thị, vô hình chung phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan
bên trong đô thị và sự mất cân đối về khu vực không gian hiện trạng làng
xã cũ, không có sự nghiên cứu phát triển không gian nhằm tạo sự đồng
nhất và hợp lý trong tổng thể giữa cái cũ và cái mới.
Tỉnh Hưng Yên một tỉnh lị cũng không nằm ngoài quá trình vận
động đó, quá trình đô thị hóa được diễn ra với tốc độ nhanh, trên phạm vi
rộng và làm thay đổi nền kinh tế, xã hội , kiến trúc của khu vực, cùng với
sự phát triển kinh tế của địa phương thì các dự án đầu tư xây dựng phát
triển khu vực cũng được triển khai. Để phù hợp với xu thế phát triển tất
yếu đó vì vậy việc nghiên cứu phát triển khu vực làng xã và vùng đệm
chuyển tiếp giữa không gian mới và cũ là một vấn đề cần thiết.
Thôn Văn Nhuế nói riêng và thị trấn Bần Yên Nhân- Phố Nối nói
chung là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích 54ha, bao gồm diện tích thôn
Văn Nhuế, khu hành chính huyện Mỹ Hào và các khu đất xen kẹt bao
quanh thôn Văn Nhuế được tạo ra từ dự án quy hoạch Khu đô thị mới Bắc
dường 5 Phố Nối. Khu vực này có vị trí quan trọng trong cơ cấu phát triển
đô thị trong tương lai.


4


Các dự án đầu tư xây dựng cũng như quy hoạch đã và đang được
thực hiện đều chưa có sự nghiên cứu và đánh giá về sự phát triển và giải
pháp phát triển của khu vực dân cư hiện trạng thôn Văn Nhuế. Do vậy vấn
đề về việc phát triển khu vực dân cư hiện hữu làng xã đã hình thành từ lâu
đời là vấn đề chưa được quan tâm cũng như có giải pháp quy hoạch phát
triển.
Một số hình thái thường gặp ở các các khu đô thị mới hiện nay:

Ranh giới khu dân cư làng xã cũ
Ranh giới đô thị mới, đất dự án

Hình 1.1: Sơ đồ làng xã bị chia cắt

Ranh giới khu đô thị mới

Ranh giới khu dân cư cũ

Hình 1.2:Sơ đồ làng xã bị bao bọc
Chính vì vậy đề tài “ Giải pháp kết nối không gian giữa Khu đô thị
mới và thôn Văn Nhuế - Hưng Yên “ thực sự cần thiết.


5

Mục đích nghiên cứu
- Cải tạo không gian khu vực dân cư hiện có phù hợp với định hướng
phát triển chung của khu vực và phù hợp với điều kiện đầu tư, cụ thể là
không gian tiếp giáp giữa khu vực làng và đô thị mới.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức không gian kết nối giữa

khu ĐTM vực làng/xã
- Xây dựng giải pháp kết nối không gian giữa ĐTM Bắc đường 5 và khu
vực dân cư hiện trạng thôn Văn Nhuế.
- Đảm bảo tính đồng bộ cho các quá trình xây dựng phát triển đô thị của
khu vực theo quy hoạch chung.
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: không gian kết nối khu vực dân cư hiện trạng
thôn Văn Nhuế với đô thị mới đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu: được xác định dựa trên 2 ranh giới là ranh giới
các đường quy hoạch trục chính và ranh giới vùng lõi là ranh giới khu dân
cư thôn xóm hình thành hiện có từ lâu của thôn Văn Nhuế.


6

Hình 1.3: Ranh giới xác định phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tiếp cận thu thập thông tin:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin thuộc nhóm
phương pháp thu thập thông tin với mục đích nghiên cứu tài liệu để tìm
hiều lịch sử nghiên cứu, kế thưa thành tựu nghiên cứu, sử dụng phương
pháp này nhằm xác định nội dung tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát
triển đô thị trong và ngoài nước, các phạm trù liên quan và các chính
sách liên quan nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic là xem xét khu đô thị mới
qua sự xuất hiện trong quá khứ. Mục đích của phương pháp nhằm xác
định rõ bối cảnh phát triển tồn tại, vai trò không gian của khu đô thị mới
và khu dân cư cũ thôn Văn Nhuế.
+ Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng với mục tiêu là
nhận thức bản chất định tính của khu đô thị mới, triển khai phương pháp

tiến hành điều tra, khảo sát, tập hợp đối tượng khảo là khu đô thị mới
bắc đường 5 Phố Nối, khu dân cư hiện trạng thôn Văn Nhuế từ bản đồ
hiện trạng, bản đồ khu đô thị mới để xử lý thông tin. Trên cơ sở các luận
cứ lý thuyết sử dụng phương pháp suy luận để xác định được nguyên
nhân tồn tại của thực trạng.
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống là tiếp cận phân tích hệ thống có
cấu trúc của khoa học phân tích hệ thống. Trong đó, hệ thống là tập hợp
nhân tố có quan hệ tương tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, xem xét
và phân tích sự việc hiện tượng đô thị mới hình thành trên cơ sở quy
hoạch không gian kiến trúc, hạ tầng, tài chính cơ chế chính sách quản lý
đô thị có tính chất tổng thể hệ thống kỹ thuật hệ thông xã hội. Trên cơ sở


7

đó xác định nhân tố cơ bản điều khiển các hệ thống để tập trung nghiên
cứu mối quan hệ hữu cơ hình thành giải pháp.
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả
của các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan:
Nghiên cứu sưu tầm các tài liệu, cơ sở lý thuyết có liên quan tới
vấn đề, để xây dựng quan điểm nghiên cứu phù hợp với đối tượng xử lí,
đưa ra những nhận định phân tích đối với khu vực, lựa chọn giải pháp
phù hợp.
- Phương pháp phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp để đưa ra giải pháp:
+ Phương pháp xử lí thông tin là kết quả thu thập thông tin từ công
việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát phi thực nghiệm có 2
hình thái: thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin định
tính và định lượng cần được xử lí để xây dựng các luận cứ lí thuyết và
thực tiễn phục vụ cho việc chứng minh cho giải thuyết nghiên cứu.
Phương pháp xử lí thông tin tiến hành xử lí toán học đối với thông tin

định lượng và xử lí logic đối với các thông tin định tính để tạo ra các kết
quản xử lí thông tin, dùng mô hình hóa, so sánh đối chiếu thiết kế thực
nghiệm để thực hiện phép suy luận liên kết các kết quả xử lí thông tin
tạo ra kết quản nghiên cứu.
- Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng:
+ Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là một
quá trình nghiên cứu và thực hiện một cách thận trọng, huy động các bên
có liên quan (chính quyền địa phương, tư nhân, cộng đồng dân cư,...).
Lấy không gian và cảm nhận của người dân đang sinh sống tại đó làm
nền tàng cho những tính toán và giải pháp quy hoạch, xử lý linh hoạt.


8

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra giải pháp trên cơ sở khoa học mục đích thực
hiện phát triển các khu vực giáp ranh giữa khu vực làng xã và khu đô thị
mới cải thiện môi trường và điều kiện ở tăng mỹ quan của đô thị và nông
thôn, tạo sự hài hòa giữa khu nông thôn làng xã cũ và không gian ĐT mới
góp phần hoàn thiện không gian tổng thể cho đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở để chính quyền địa phương có kế hoạch
đầu tư chỉnh trang, quản lý kiểm soát phù hợp với quy hoạch đã được
duyệt
làm cơ sở cho điều chỉnh quy hoạch của vùng giáp ranh.
Góp phần cải thiện về không gian cộng đồng trong quần thể làng xã và khu
đô thị mới, khai thác tối đa giá trị và hiệu quả vai trò của đô thị
Cấu trúc luận văn:
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận, kiến
nghị và tài liệu tham khảo.
Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

+ Chương 1: Thực trạng phát triển không gian giữa thôn văn NhuếHưng Yên và Khu đô thị mới
+ Chương 2: Cơ sở lí luận thực tiễn phát triển không gian kết nối giữa
khu hiện trạng làng xã cũ thôn Văn Nhuế và Khu đô thị mới
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp kết nối không gian, phát triển không
gian giữa khu đô thị mới Bắc đường 5 và thôn Văn Nhuế.
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn:
Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết
với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.


9

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Không gian nông thôn bao gồm các điểm dân cư sinh sống, cùng với các
vật kiến trúc riêng công (nhà, sân, vườn, các diện tích công năng), các cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, các điểm phục vụ cho hoạt động công ích (trường học, trạm
xá, câu lạc bộ, sân thể thao, …), các điểm mang tính chất tôn giáo (đền, chùa,
miếu, nhà thờ, nghĩa trang, …), các điểm phục vụ cho kinh tế - xã hội (chợ,
…), được liên kết chặt chẽ về mặt chức năng với các yếu tố môi trường xung
quanh như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa …
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị LSVH, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ
công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về

trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ,


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


83

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận:
- Quá trình đô thị hóa “làng lên phố” có những mặt tích cực kèm theo đó
cũng không ít nội dung cần sự quan tâm và chú ý phát triển khắc phục.
- Thực trạng kế nối không gian giữa khu đô thị mới và không gian dân

cư cũ, làng xã hiện hữu hầu như bị bỏ ngỏ, không được quan tâm chú
trọng dẫn tới nhiều vấn đề bất cập
- Nguyên nhân cốt lõi có tính hệ thống và bản chất tồn tại của vấn đề
ngày nay trên 3 phương diện:
+ Thực trạng khu đô thị mới: Nhà đầu tư không muốn tốn chi phí đầu
tư, chỉ quan tâm đến không gian khu vực bên trong đô thị xây dựng đầu

+ Thực trạng giải pháp thiết kế quy hoạch: các nhà quy hoạch chưa
định hướng hay chưa có giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề còn tồn tại,
thực hiện quy hoạch theo kinh tế.
+ Các nhà quản lý không có động thái trong việc nhìn nhận vấn đề tồn
đọng cũng như chưa quan tâm sát sao trong quá trình vận hành giám sát
- Nghiên cứu và đưa ra vấn đề luôn là vấn đề nóng trong quá trình phát
triển quy hoạch xây dựng và sự ứng xử kết nối giữa cái mới và cái cũ hiện
hữu
- Góp phần xây dựng vào mô hình tổ chức không gian trong quy hoạch.
Là cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch xây dựng đô thị mới hoàn
thiện và bền vững tổng thể
- Là cơ sở để các cấp ban ngành có những quy định về quản lý không
gian đô thị
- Đề tài “Giải pháp kết nối không gian giữa khu đô thị mới và thôn
Văn Nhuế- Hưng Yên” là một đề tài thiết thực với mong muốn xây dựng


84

mô hình phát triển về không gian và giải pháp cho những không gian kết
nối thiếu sự tương đồng và phát triển đồng bộ nhằm vẫn giữ được hình ảnh
nét truyền thống và vẫn đảm bảo sự phát triển đồng bộ với bên ngoài.
- Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra của đề tài chỉ là sơ bộ, trong thực tế

khi áp dụng cần có những giải pháp chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn nữa để
góp phần tạo dựng được các không gian kết nối làng và đô thị hoàn chỉnh,
nơi mà các cư dân mong muốn có cuộc sống thoải mái vui vẻ.
Kiến Nghị:
- Trong công tác tổ chức quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới cần
nghiên cứu cụ thể về điều kiện khu vực lân cận, đưa ra giải pháp quy
hoạch kế nối không gian đô thị nhằm phân giai đoạn đầu tư, phù hợp với
yêu cầu nguyện vọng cộng đồng trong và ngoài đô thị
- Quá trình nghiên cứu kết nối không gian đô thị cần sng hành cùng quá
trình phát triển đô thị
- Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn , quy phạm là cơ sở cho
công tác quy hoạch thiết kế và quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Xây dựng chế tải quản lí riêng đối với các thành phần tham gia
+ Đối với nhà đầu tư: cần có quy định về không gian ranh giới nghiên
cứu mở rộng đảm bảo tính đồng bộ của khu vực lập quy hoạch với môi
trường
+ Đối với nhà thiết kế cần có những quy định, tiêu chuẩn cụ thể, thiết
kế dựa trên cơ sở hài hòa với tổng thể, đóng vai trò kết nối giữa cái mới và
cũ đòi hỏi yêu cầu về năng lực thực hiện có chuyên môn, đánh giá xác
thực vấn đề cần giải quyết.
+ Đối với nhà quản lí các cấp địa phương: phối hợp với nhà thiết kế
đưa ra các quy định quản lí riêng trên khu vực quản lí, đảm bảo về nhu cầu
sử dụng thuận tiện, đảm bảo sự phát triển đồng bộ .


1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (1992), Lý thuyết quy hoạch xây dựng đô thị, NXB

KH&KT.
2. Nguyễn Thế Bá (2010- tái bản) , Quy hoạch xây dựng phát triển đô
thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Phạm Hùng Cường (2014), Làng xã truyền thống Việt Nam bảo tổn
và Phát triển, NXB Nông nghiệp.
4. Nguyễn Hữu Dũng (2009), Kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững,
trường đại học Kiến trúc Hà Nội,
5. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
KH&KT.
6. Nguyễn Xuân Hinh (2015), “Quy hoạch đô thị phát triển bền vững”,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội,
7. Hàn Tất Ngạn (2000), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng, Hà Nội
8. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam , NXB Xây Dựng.
9. Trương Văn Quảng (2005), “Một vài ý kiến trao đổi về phát triển đô
thị bền vững”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (số 9/2005).
10. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có hình minh họa, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
11. Ngô Huy Quỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, NXB Văn hóa
Thông tin, Chương 1-2.
12. Lê Thanh Sơn (1-2009), Quy hoạch kiến trúc và Kiến trúc Nông
Thôn hiện đại, Tạp chí kiến trúc,
13. Ngô Thế Thi (2000), Phân tích đánh giá tác động chuyển đổi kinh tế
trong quá trình đô thị hóa làng xã thành phường ở Hà Nội, Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội,


×