BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN MẠNH CHINH
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN MẠNH CHINH
KHÓA: 2014- 2016
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số : 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. TRẦN TRỌNG HANH
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN MẠNH CHINH
KHÓA: 2014- 2016
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số : 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. TRẦN TRỌNG HANH
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.KTS.Trần
Trọng Hanh, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành, ý nghĩa của các thầy, cô giáo
trong Tiểu ban kiểm tra tiến độ luận văn thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội,
Khoa sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên
cứu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình trong quá trình
tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Mạnh Chinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Sau Đại học, Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội và Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp về nội dung Luận văn Thạc
sĩ cũng như tính trung thực và sự nghiêm túc trong nghiên cứu
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Mạnh Chinh
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
* Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài ......................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
* Nội dung nghiên cứu: ................................................................................. 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
* Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4
* Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
* Các khái niệm, thuật ngữ .......................................................................... 5
NỘI DUNG ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ LƯƠNG SƠN, TỈNH
HÒA BÌNH .................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về đô thị Lương Sơn , tỉnh Hòa Bình ................................... 7
1.1.1. Vị trí và vai trò của đô thị Lương Sơn trong hệ thống đô thị tỉnh
Hòa Bình ...................................................................................................... 7
1.1.2. Khái quát về lịch sử thị trấn Lương Sơn .............................................. 9
1.2. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng ......................................................... 11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 11
1.2.2. Hiện trạng ......................................................................................... 16
1.3. Đánh giá các quy hoạch và dự án có liên quan ................................. 26
1.3.1. Các quy hoạch xây dựng ................................................................... 26
1.3.2. Các dự án đầu tư ............................................................................... 27
1.4. Đánh giá tổng hợp và các vấn đề nghiên cứu ...................................... 31
1.4.1. Phân tích SWOT ............................................................................... 31
1.4.2. Nhận diện các vấn đề cần nghiên cứu................................................ 33
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ................................................................................................. 35
2.1. Các cơ sở pháp lý ................................................................................. 35
2.1.1. Các văn bản, quy phạm, pháp luật ..................................................... 35
2.1.2. Các chủ trương, định hướng phát triển và các quy hoạch có liên
quan: ........................................................................................................... 36
2.1.3. Một số quy định, định hướng phát triển có liên quan: ....................... 38
2.2. Cơ sở lý luận quy hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững ...... 39
2.2.1. Nhận thức về Tư tưởng phát triển bền vững ...................................... 39
2.2.2. Lý luận về đô thị phát triển bền vững ................................................ 40
2.2.3. Lý luận về quy hoạch đô thị bền vững.............................................. 43
2.3. Các kinh nghiệm thực tế về quy hoạch đô thị bền vững..................... 46
2.3.1. Kinh nghiệm của thế giới .................................................................. 46
2.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam .............................................................. 48
2.4. Các yếu tố tác động đến việc quy hoạch đô thị Lương sơn theo
hướng phát triển bền vững ......................................................................... 51
2.4.1. Liên kết và quan hệ liên vùng............................................................ 51
2.4.2. Những đặc điểm nổi trội của khu vực lập quy hoạch ......................... 54
2.4.3. Cơ sở kinh tế kỹ thuật và động lực phát triển đô thị Lương Sơn ....... 57
2.4.4. Các tiêu chí định hướng phát triển đô thị đến năm 2030.................... 60
2.4.5. Nhu cầu sử dụng đất đai. ................................................................... 61
2.4.6. Sự tham gia của cộng đồng và dân cư .............................................. 63
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LƯƠNG SƠN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................................ 64
3.1. Quan điểm và mục tiêu ........................................................................ 64
3.1.1. Quan điểm......................................................................................... 64
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................ 65
3.2. Các nguyên tắc và tiêu chí quy hoạch đô thị Lương Sơn theo
hướng phát triển bền vững ......................................................................... 65
3.2.1. Các nguyên tắc quy hoạch đô thị Lương Sơn theo hướng phát
triển bền vững ............................................................................................. 65
3.2.2.Các tiêu chí quy hoạch đô thị Lương Sơn theo hướng phát triển
bền vững ..................................................................................................... 67
3.3. Các giải pháp quy hoạch đô thị Lương Sơn theo hướng phát triển
bền vững....................................................................................................... 69
3.3.1. Mô hình cấu trúc đô thị bền vững...................................................... 69
3.3.2. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất ................................ 72
3.3.3. Hình ảnh đô thị ................................................................................ 74
3.3.4 Khung giao thông và hạ tầng kỹ thuật ............................................... 83
3.3.5. Bảo vệ môi trường ............................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 91
Kết luận :....................................................................................................... 91
Kiến nghị: ..................................................................................................... 93
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BXD
Bộ xây dựng
CĐT
Chủ đầu tư
CTR
Chất thải rắn
CTXD
Công trình xây dựng
DAXD
Dự án xây dựng
GĐ
Giai đoạn
GT
Giao thông
GS
Giám sát
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTGT
Hạ tầng giao thông
KĐTM
Khu đô thị mới
NĐ - CP
Nghị định – Chính phủ
NXB
Nhà xuất bản
QCXDVN
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ
Quyết định
TK
Thiết kế
TT
Thông tư
TTg
Thủ tướng
TKBV
Thiết kế bản vẽ
UBND
ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên hình
Trang
hình
Hình 1.1
Vị trí của thị trấn Lương Sơn trong hệ thống đô thị tỉnh Hòa
Bình
07
Hình 1.2
Bản đồ liên hệ vùng thủ đô Hà Nội
08
Hình 1.3
Một số hình ảnh của thị trấn Lương Sơn
10
Hình 1.4
Vị trí, phạm vi và ranh giới huyện Lương Sơn
12
Hình 1.5
Hiện trạng sử dụng đất và phân bố dân cư.
20
Hình 1.6
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
25
Hình 1.7
Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lương Sơn.
27
Hình 1.8
Vị trí các dự án đã được phê duyệt và triển khai trong phạm vi
nghiên cứu
29
Hình 1.9
Minh họa quy hoạch khu công nghiệp Lương Sơn.
31
Hình 2.1
Cấu trúc mô phỏng sự kết hợp 3 yêu cầu của tính bền vững
41
Hình 2.2
Mối quan hệ giữa các yếu tố phát triển bền vững
42
Hình 2.3
Sơ đồ nguyên tắc quy hoạch phát triển thành phố KitaKyushu
46
Hình 2.4
Các khu vực chức năng của đô thị sinh thái KitaKyushu
46
Hình 2.5
Mô hình đô thị sinh thái kiêm kinh tế Eco2 city Stockholm –
47
Thụy Điển
Hình 2.6
Mô hình thành phố bền vững Curitiba – Brasil
Hình 2.7
Kế hoạch hành động hướng tp Hải Phòng đến đô thị cảng
xanh
48
50
Hình 2.8
Mô hình cấu trúc đô thị Tam Kỳ
51
Hình 2.9
Mô hình cấu trúc liên kế đô thị trung tâm – “ làng trong phố”
51
Hình 2.10 Sơ đồ liết kết và quan hệ vùng đô thị Lương Sơn với vùng thủ
đô Hà Nội và vùng lân cận
53
Hình 2.11 Sơ đồ liên kết vùng thủ đô Hà Nội
54
Hình 2.12 Bản đồ đánh giá tổng hợp đất xây dựng.
56
Hình 3.1
Liên kết đô thị Lương Sơn với Vùng
66
Hình 3.2
Hệ thống các phân khu đô thị của đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình
Hình 3.3
Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất đô thị Lương
Sơn
72
73
Hình 3.4
Phân vùng kiến trúc cảnh quan theo sông Bùi
75
Hình 3.5
Các phân khu vực phát triển đô thị Lương Sơn
75
Hình 3.6
Minh họa các trục đường, các điểm giao thông đô thị Lương
Sơn
76
Hình 3.7
Minh họa cảnh quan đô thị theo sườn dốc địa hình
Hình 3.8
Hệ thống các trọng điểm và điểm nhấn kiểm soát tầng cao
trong không gian đô thị Lương Sơn
Hình 3.9
76
78
Minh họa không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm
79
đô thị Lương Sơn
Hình 3.10 Minh họa không gian đô thị bên sông Bùi
80
Hình 3.11 Các vùng đô thị hóa
80
Hình 3.12 Các vùng bảo vệ thiên nhiên
81
Hình 3.13 Các vùng kiến trúc cảnh quan đô thị Lương Sơn
82
Hình 3.14 Giao thông, hạ tầng kỹ thuật khung
84
Hình 3.15 Chuẩn bị kỹ thuật
89
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Thống kê lực lượng lao động trong vùng quy hoạch
18
Bảng 1.2
Hiện trạng sử dụng đất
19
Bảng 1.3
Tổng hợp khối lượng hiện trang giao thông
23
Bảng 2.1
Bảng đánh giá tổng hợp quỹ đất phát triển đô thị Lương
Sơn
54
Bảng 2.2
Bảng dự báo dân số đô thị Lương Sơn
61
Bảng 2.3
Dự báo nhu cầu sử dụng đất của đô thị đến năm 2030
62
Bảng 3.1
Hệ thống các phân khu đô thị của đô thị Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình
71
Bảng 3.2
Quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị Lương Sơn
74
Bảng 3.3
Thống kê quy hoạch hệ thống đường giao thông
85
1
MỞ ĐẦU
* Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Tỉnh Hòa Bình nằm trong vùng thủ đô Hà Nội có mạng lưới giao thông
đường bộ và đường thuỷ phát triển mạnh, trong đó có các tuyến đường quốc gia
quan trọng đi qua như Đường Hồ Chí Minh, QL 6A, đường cao tốc Hòa Bình - Hòa
Lạc - Hà Nội kết nối tỉnh Hoà Bình với thủ đô Hà Nội, các tỉnh Phú Thọ, Sơn La,
Thanh Hóa, Ninh Bình.
Lương Sơn là huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hòa Bình; là cửa ngõ
của tỉnh Hòa Bình và là khu vực tiếp giáp với giữa khu vực đồng bằng sông Hồng
với khu vực Tây Bắc. Trên địa bàn huyện có nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế
cao như: đá vôi, đá xây dựng, đá bazan, quặng đa kim...v.v; cảnh quan thiên nhiên
môi trường có giá trị khai thác, phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa
lịch sử, du lịch điền dã, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và du lịch khám phá hang
động...v.v.
Thị trấn Lương Sơn là thị trấn huyện lỵ giữ vai trò là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu mối giao thông của huyện Lương Sơn.
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2035 đã được
UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt xác định chủ trương phát triển thị trấn Lương Sơn
từ đô thị loại V lên đô thị loại IV tại Quyết định số 1314/QĐ-UBND ngày
25/09/2012.
Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh
Hòa Bình đã ban hành theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 07/03/2014 về phê
duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lương Sơn mở rộng đến năm
2025, tầm nhìn 2035, nhằm đáp ứng nhu cầu về đô thị hóa và phát triển bền vững
của thị trấn Lương Sơn .
2
Trong luận văn này từ đô thị Lương Sơn dành để chỉ phạm vi phát triển đô
thị Lương Sơn tương lai, trong đó lấy thị trấn Lương Sơn làm xuất phát điểm và hạt
nhân, từ đó mở rộng phạm vi phát triển ra các khu vự lân cận. Việc lập điều chỉnh
QHC đô thị Lương Sơn trong giai đoạn mới nhằm phát huy những tiềm năng và lợi
thế, tạo điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn thu hút các dự án đầu tư xây dựng
trong khu vực phát triển đô thị lập quy hoạch, tạo ra một cục tăng trưởng thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn và tỉnh Hòa Bình.
Trong những năm qua, trên cơ sở thực hiện các QHXD, thị trấn Lương sơn
đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, dân số, đất đai, cơ sở hạ
tầng.. đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một đô thị loại V. Tuy nhiên, trước sự tăng
trưởng và phát triển mạnh mẽ của Thị trấn, trên địa bàn đang xuất hiện những nhu
cầu, thách thức và nguy cơ phát triển không bền vững. Do đó, sự cần thiết phải làm
chính xác lại tầm nhìn, chức năng và quy mô dân số, phạm vi mở rộng quy mô đất
đai cùng với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tương ứng, hướng thị trấn Lương Sơn trở
thành đô thị loại IV.
Nhằm khắc phục các yếu tố phát triển không bền vững đồng thời khai thác
tối đa lợi thế và các nguồn lực phát triển đô thị Lương Sơn trên thị trấn Lương Sơn
hiện hữu, việc nghiên cứu điều chỉnh QHC thị trấn Lương Sơn phải được vượt ra
ngoài giới hạn hành chính, để tìm đến một giải pháp quy hoạch đô thị Lương Sơn
bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài ‘Giải pháp quy hoạch
đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình dựa theo hướng phát triển bền vững’’ là hết sức
cần thiết.
3
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình theo
hướng phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội , bảo
vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trang, rà soát các quy hoạch, dự án liên
quan trên địa bàn nghiên cứu nhằm rút ra những vấn đề trọng tâm cần giải quyết.
- Rà soát các quy hoạch, dự án đã đang và sẽ thực hiện trong khu vực để
nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch mới.
- Nghiên cứu các cơ sở khoa học quy hoạch đô thị Lương Sơn theo hướng
phát triển bền vững; bao gồm việc nghiên cứu các luận cứ khoa học, dự báo các chỉ
tiêu phát triển đô thị phù hợp với tương lai của đô thị.
- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chí quy hoạch đô thị
phát triển bền vững từ đó nghiên cứu các giải pháp quy hoạch đô thị Lương Sơn
theo hướng phát triển bền vững.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các giải pháp quy hoạch đô thị Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình theo hướng phát triển bền vững.
- Pham vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian bao gồm : Thị trấn Lương Sơn hiện hữu và mở rộng
ra 05 xã Lâm Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Nhuận Thạch, Hòa Sơn tổng diện tích là
11.876,6 ha.
+ Thời gian nghiên cứu đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
4
* Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra , phân tích các nguồn tài
liệu và xử lý sô liệu, phân tích SWOT và đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng và các
nguồn lực phát triển.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thu thập thông tin, tông kết các
kinh nghiệm thực tiễn từ đó rút ra các bài học, mô hình quy hoạch phù hợp với đối
đướng và điều kiện thực tế.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và
nước ngoài thông qua hội thảo, phỏng vẫn, hội nghị.
- Phương pháp tham dự của dân cư và cộng đồng: Thu thập ý kiến của các
đối tượng liên quan, giáo viên, sinh viên, người dân và chính quyền địa phương đến
công tác quy hoạch Lương Sơn.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đô thị Lương Sơn được xem xét như một
hệ thống bao gồm các quan hệ cấu thành như thiên nhiên và xã hội được gắn bó
hữu cơ với vung lãnh thổ.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt lý luận : Đưa ra các cơ sở khoa học quy hoạch đô Lương Sơn theo
hướng phát triển bền vững.
- Về mặt thực tiễn:
+ Góp phần hoàn thiện nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn
Lương Sơn (mở rộng).
+ Xác lập các nguyên tắc, luận cứ khoa học và giải pháp làm xơ sở lập
QHC đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 theo
hướng phát triển bền vững.
* Cấu trúc luận văn
Gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghịvà phần nội dung.
5
Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Thực trạng đô thị Lương sơn, tỉnh Hòa Bình
- Chương 2: Cơ sở khoa học quy hoạch đô thị Lương sơn, tỉnh Hòa Bình
theo hướng phát triển bền vững
- Chương 3: Giải pháp quy hoạch đô thị Lương sơn, tỉnh Hòa Bình theo
hướng phát triển bền vững
* Các khái niệm, thuật ngữ
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại,
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"
Là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt
gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành
của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị,
được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính
đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu
đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Đô thị bền vững là đô thị được quy hoạch, xây dựng và quản lý theo quan
điểm, mô hình đạt được sự thống nhất trong khuôn khổ phát triển bền vững trên cả
ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hôm nay
nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi
6
trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ
án quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị bền vững là quy hoạch đô thị cùng với các tiêu chí, mô hình
và các giải pháp đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững.
Kiến trúc đô thị là là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối
hoặc ảnh hưởng trược tiếp đến cảnh quan đô thị.
Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng đến trực tiếp cảnh quan đô thị.
Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị
như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi , núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất
tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị va không
gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp
đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền cấp
nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối
kỹ thuật.
TOD là xu hướng quy hoạch đô thị theo hướng giao thông công cộng (Transit
– Oriented – Development).
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận :
- Thị trấn Lương Sơn là 01 trong 11 thị trấn của tỉnh Hòa Bình, là ‘cửa ngõ’
của tỉnh Hòa Bình với thủ đô Hà Nội; có vị trí chiến lược quan trọng xét theo các
giác độ kinh tế, xã hội, giao thông, an ninh-quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Quá trình đô thị hóa tại huyện Lương Sơn, mà hạt nhân là thị trấn Lương Sơn
đang đặt ra yêu cầu mở rộng thị trấn Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, làm cơ
sở để nâng cấp thành thị xã trong tương lai.
Để đảm bảo các cơ sở khoa học xây dựng một thị xã theo hướng phát triển
bền vững giữ vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội dân cư và dịch vụ
của vùng phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở kết nối với huyện Kỳ Sơn,
thành phố Hòa Bình và huyện Kim Bôi nhằm tạo ra một vùng kinh tế lãnh thổ
năng động, làm động lực và đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh
Hòa Bình, sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lương Sơn đã
được phê duyệt năm 2009. Do đó, việc chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ “
Giải pháp quy hoạch đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình theo hướng phát triển bền
vững” là hết sức cần thiết.
- Trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và ra soát quy hoạch,
các dự án có liên quan luận văn đã xác định những vấn đề tồn tại cần phải giải
quyết bao gồm: (i) Xác định phạm vi, ranh giới lập quy hoạch đô thị Lương Sơn;
(ii) xây dựng tầm nhìn, mục tiêu phát triển đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trở
thành một đô thị loại IV vào năm 2030 theo hướng phát triển bền vững; (iii) luận
chứng và dự báo các tiền đề quy hoạch phát triển đô thị gồm tính chất, quy mô
dân số, quỹ đất xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan để làm cơ sở
hình thành các giải pháp quy hoạch đô thị bền vững.
92
- Đề tài luận văn đã nghiên cứu cơ sở khoa học quy hoạch đô thị Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình theo hướng phát triển bền vững bao gồm: (i) Các cơ sở pháp lý; (ii)
các cơ sở lý luận dựa trên Tư tưởng phát triển bền vững; lý luận về đô thị phát
triển bền vững và quy hoạch đô thị bền vững; (iii) tổng kết các kinh nghiệm thực
tiễn về quy hoạch đô thị bền vững của thế giới và Việt Nam, từ đó xác định 06
yếu tố có tác động trực tiếp đến việc quy hoạch đô thị Lương Sơn theo hướng
phát triển bền vững bao gồm: Liên kết và quan hệ liên vùng; những đặc điểm nổi
trội của khu vực lập quy hoạch đô thị; cơ sở kinh tế kỹ thuật và động lực phát triển
đô thị; các chỉ tiêu định hướng phát triển đô thị đến năm 2030 và sự tham gia của
cộng đồng, dân cư.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng và các cơ sở khoa học, đề tài đã
đưa ra 05 quan điểm chỉ đạo và 03 mục tiêu phát triển đô thị bền vững gắn với
kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; 05 nguyên tắc và 03 nhóm tiêu chí gồm 19
tiêu chí xây dựng và phát triển đô thị Lương Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV theo
hướng phát triển bền vững.
Các luận cứ khoa học trên làm cơ sở để nghiên cứu các giải pháp quy hoạch
đô thị Lương Sơn theo hướng phát triển bền vững, bao gồm: (i) Xây dựng mô
hình cấu trúc đô thị sinh thái trên cơ sở lồng ghép các mối quan hệ liên vùng, bộ
khung bảo vệ thiên nhiên, phân vùng định hướng phát triển đô thị theo mô hình
TOD; (ii) phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất; (iii) thiết lập hình ảnh
đô thị Lương Sơn dựa trên 04 nguyên tắc, 02 vùng kiến trúc cảnh quan và 05 yếu
tố kiến tạo bố cục không gian, kiến trúc, cảnh quan của đô thị Lương Sơn.
Các giải pháp trên được hoàn thiện bằng các giải pháp nghiên cứu bộ khung
giao thông, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm cho đô thị
Lương Sơn phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, giảm thiểu tối đa đầu vào từ
tự nhiên, tổ chức môi sinh lành mạnh và giảm thiểu lượng chất thải – đầu ra từ các
hoạt động đô thị.
93
Kiến nghị:
- Đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch đô thị Lương
Sơn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phù hợp với mô hình đô thị sinh thái theo
hướng phát triển bền vững; lập kế hoạch, chương trình phát triển đô thị, đề án
phân loại , nâng cấp đô thị và tổ chức thực hiện để đô thị Lương Sơn sớm trở
thành thị xã đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại IV.
- Kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo nghiên cứu mô hình đô thị sinh thái ở
Vùng Núi và Trung du Bắc Bộ, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định
về quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái theo hướng phát triển bền vững phù hợp
với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2009), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (2012), QCXDVN 01 : 2008. Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
về Quy hoạch xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2012), Dự án Tăng cường Năng lực lập và quản lý quy hoạch
đô thị (CUPCUP), Hà Nội.
4. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Thành Nam (2015), Điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 203, Hà Nội.
5. Phạm Ngọc Đăng (2002), “Bàn về xây dựng đô thị sinh thái ở nước ta”, Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam, số 4/2002.
6. Trần Trọng Hanh (2006), Quy hoạch phát triển bền vững các đô thị vùng
ven biển của Việt Nam (Báo cáo khoa học tại Đại học NaHon – ToKyo Nhật
bản).
7. Trần Trọng Hanh (2011), Đô thị Việt Nam thế kỷ XXI (Báo cáo tại Diễn đàn
Arcasian thành phố Đà Nẵng năm 2011 ).
8. Trần Trọng Hanh (2015), Quy hoạch Vùng. NXB Xây dựng, Hà Nội.
9. Trần Trọng Hanh (2014) Cấu trúc thành phố Hải Phòng hướng tới đô thị
cảng xanh (Báo cáo khoa học tại Hải Phòng).
10. Trần Trọng Hanh (2016), Quy hoạch đô thị ở Châu Á – 2016.
11. Nguyễn Xuân Hinh (2015), Quy hoạch đô thị phát triển bền vững, tài liệu
giảng dạy, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
12. Lê Hồng Kế (2009), Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển bền vững,
Nhà xuất bản Xây dựng.