Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá kiến trúc khu trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----o0o-----

NGUYỄN QUỐC ANH

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH
TẬP TRUNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----o0o-----

NGUYỄN QUỐC ANH
KHÓA 2014-2016

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRUNG TÂM HÀNH
CHÍNH TẬP TRUNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02



LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VĂN TRINH

Hà Nội: 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa đào tạo sau đại học – Trường đại
học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành xong luận văn của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Hoàng Văn Trinh đã chỉ bảo
rất nhiệt tình cho em từ khi bắt đầu luận văn đến lúc kết thúc. Xin cảm ơn các thầy
cô giáo trong tiểu ban hướng dẫn đã có những ý kiến nhận xét góp ý để luận văn
của em được hoàn thành thuận lợi. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn mọi sự động viên
giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, 2016

Nguyễn Quốc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu tổng hợp của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là thực tế. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai
công bố trong bất cứ một công trình nào.
Hà Nội, 2016

Nguyễn Quốc Anh



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Tên đề tài................................................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................. 3
Sơ đồ cấu trúc luận văn ........................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH TẬP
TRUNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI ..................................... 4
1.1. Giới thiệu sơ bộ thể loại công trình trung tâm hành chính tập trung .................... 4
1.1.1. Khái niệm công trình .................................................................................. 4
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản công trình ............................................................. 4
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của công trình ................................................................ 8
1.1.4. Giới thiệu một số công trình trung tâm hành chính trên thế giới ................. 9
1.2. Quá trình hình thành, xây dựng và sử dụng của những công trình trung tâm
hành chính tập trung cấp tỉnh ở Việt Nam.............................................................. 18
1.2.1. Công trình hành chính cấp tỉnh, thành phố giai đoạn từ năm 1986-1996 ....... 18
1.2.2. Công trình hành chính cấp tỉnh, thành phố giai đoạn từ năm 1996-2004 ... 21
1.2.3. Công trình hành chính cấp tỉnh, thành phố giai đoạn từ năm 2005 – 2015
(giai đoạn có công trình cần đánh giá)............................................................... 23


1.3. Tổng hợp những nghiên cứu về mặt lý luận thể loại công trình trung tâm hành
chính tập trung cấp tỉnh đã được công bố............................................................... 29

1.4. Những vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết ........................................... 33
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRUNG TÂM
HÀNH CHÍNH TẬP TRUNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM ..................................... 35
2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 35
2.1.1. Chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc hình thành trung tâm hành
chính tập trung cấp tỉnh ở Việt Nam ................................................................... 35
2.1.2. Các văn bản thực thi cụ thể ....................................................................... 38
2.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 44
2.2.1. Các lý thuyết của thể loại công trình trung tâm hành chính tập trung ........ 44
2.2.2. Các nghiên cứu khoa học được đúc kết ..................................................... 52
2.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 53
2.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên .................................................................. 53
2.3.2. Điều kiện văn hóa – xã hội ....................................................................... 56
2.3.3. Đúc kết khoa học từ kinh nghiệm thực tiễn ............................................... 58
Chương 3: ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH TẬP TRUNG
CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 60
3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá ............................................................................. 60
3.1.1. Xác định chức năng, nhiệm vụ của công trình .......................................... 60
3.1.2. Tiêu chí 1: Lựa chọn vị trí xây dựng ......................................................... 61
3.1.3. Tiêu chí 2: Quy mô xây dựng ................................................................... 63
3.1.4. Tiêu chí 3: Giải pháp quy hoạch tổng thể.................................................. 63
3.1.5. Tiêu chí 4: Kiến trúc từng hạng mục công trình ........................................ 64
3.1.6. Tiêu chí 5: Hiệu quả đầu tư công trình ...................................................... 66


3.1.8. Tiêu chí 6: Tính bền vững và khả năng phát triển trong tương lai của công trình
........................................................................................................................... 66
3.2. Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh ở Việt Nam ......... 67
3.2.1. Phương pháp đánh giá .............................................................................. 67
3.2.2. Đánh giá các công trình theo tiêu chí ........................................................ 68

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 104
1. Kết luận ........................................................................................................... 104
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Tên đầy đủ

GS

Giáo sư

KTS

Kiến trúc sư

TS

Tiến sĩ

TTHCTT

Trung tâm hành chính tập trung

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ,…
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ cấu tạo chung ( một trụ sở cơ quan)

5

Hình 1.2

Công trình Boston City Hall – Mỹ

10

Hình 1.3

Mặt cắt công trình Boston City Hall – Mỹ

10

Hình 1.4

Tòa thị chính Toronto, Canada


11

Hình 1.5

Mặt bằng Tòa thị chính Toronto, Canada

11

Hình 1.6

Tòa thị chính Tokyo, Nhật Bản

12

Hình 1.7

Mặt bằng tầng 1 tòa thị chính Tokyo, Nhật Bản

13

Hình 1.8

Mặt cắt tòa thị chính Tokyo, Nhật Bản

13

Hình 1.9

Tòa thị chính City hall Singapore


14

Hình 1.10

Seoul City hall library and new city hall

15

Hình 1.11

Hội trường Seoul City hall library and new city hall

15

Hình 1.12

Cảnh quan Seoul City hall library and new city hall

16

Hình 1.13

Tỉnh ủy Cần Thơ

17

Hình 1.14

Mặt bằng tầng Tỉnh ủy Cần thơ


19

Hình 1.15

Trụ sở làm việc liên cơ quan tỉnh Hà Nam

20

Hình 1.16

Mặt bằng tầng Trụ sở làm việc liên cơ quan tỉnh Hà

20

Nam
Hình 2.1

3 giải pháp phân khu mặt bằng trong TTHCTT

44

Hình 2.2

Tòa thị chính San Francisco

55

Hình 2.3

Tòa thị chính thành phố Paris


55


Hình 2.4

Thành phố hành chính Seojong – Hàn Quốc

56

Hình 3.1

Mặt bằng vị trí TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

64

Hình 3.2

Bán kính hoạt động của TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

65

Hình 3.3

Phân khối trong TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

67

Hình 3.4


Mặt bằng tầng 1 TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

68

Hình 3.5

Mặt bằng tầng 2 TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

69

Hình 3.6

Giải pháp bố trí không gian làm việc một sở

69

Hình 3.7

Sơ đồ giao thông trong TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

70

Hình 3.8

Mặt đứng TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

71

Hình 3.9


Ý tưởng mặt đứng hướng Đông và Tây TTHCTT tỉnh

71

Lâm Đồng
Hình 3.10

Hình thức kiến trúc TTHCTT tỉnh Lâm Đồng gắn kết tự

72

nhiên, văn hóa
Hình 3.11

Mặt bằng không gian trong TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

73

Hình 3.12

Tính bền vững với của TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

75

Hình 3.13

Mặt cắt TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

75


Hình 3.14

Phân tích vị trí của TTHCTT thành phố Đà Nẵng

76

Hình 3.15

Bán kính hoạt động của TTHCTT tp. Đà Nẵng

76

Hình 3.16

Phân khối trong TTHCTT Tp. Đà Nẵng

79

Hình 3.17

Mặt bằng tầng 1 TTHCTT Tp. Đà Nẵng

80

Hình 3.18

Mặt bằng tầng điển hình TTHCTT Tp. Đà Nẵng

80


Hình 3.19

Mặt bằng giao thông ngang của TTHCTT Tp. Đà Nẵng

81


Hình 3.20

Mặt bằng giao thông đứng của TTHCTT Tp. Đà Nẵng

82

Hình 3.21

Mặt đứng TTHCTT Tp. Đà Nẵng

83

Hình 3.22

Hình thức kiến trúc TTHCTT Tp. Đà Nẵng

84

Hình 3.23

Tính thờ đại của TTHCTT Tp. Đà Nẵng

84


Hình 3.24

Hiệu quả đầu tư TTHCTT Tp. Đà Nẵng

85

Hình 3.25

Tính bền vững với của TTHCTT tp. Đà Nẵng

86

Hình 3.26

Mặt bằng vị trí TTHCTT tỉnh Ninh Thuận

87

Hình 3.27

Bán kính hoạt động của TTHCTT tỉnh Ninh Thuận

88

Hình 3.28

Phân khối trong TTHCTT tỉnh Ninh Thuận

90


Hình 3.29

Mặt bằng tầng 1 TTHCTT tỉnh Ninh Thuận

91

Hình 3.30

Mặt bằng tầng 1 điển hình 1 sở trong TTHCTT tỉnh

92

Ninh Thuận
Hình 3.31

Mặt bằng tổ chức giao thông trong TTHCTT tỉnh Ninh

93

Thuận
Hình 3.32

Mặt đứng TTHCTT tỉnh Ninh Thuận

94

Hình 3.33

Khối Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân TTHCTT


94

tỉnh Ninh Thuận
Hình 3.34

Tổ hợp nhóm các văn phòng và sân trung tâm TTHCTT

96

tỉnh Ninh Thuận
Hình 3.35

Khối không gian sinh thái trong thiết kế văn phòng của

96

TTHCTT tỉnh Ninh Thuận
Hình 3.36

Ý tưởng thiết thiết kế bền vững của TTHCTT tỉnh Ninh

97

Thuận
Hình 3.37

Hội trường lớn trong TTHCTT tỉnh Ninh Thuận

97



DANH SÁCH BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Bảng tổng hợp các TTHCTT cấp tỉnh

22

Bảng 1.2

So sánh 3 hình thức bố cục mặt bằng

25

Bảng 2.1

Quy định tiêu chuẩn các phòng làm việc

37

Bảng 2.2

Quy định diện tích để xe


40

Bảng 2.3

Quy định kích thước hành lang

40

Bảng 2.4

Quy định kích thước cầu thang

41

Bảng 3.1

Cơ cấu đất xây dựng TTHCTT tỉnh Lâm Đồng

66

Bảng 3.2

Cơ cấu đất xây dựng TTHCTT tp. Đà Nẵng

78

Bảng 3.3

Cơ cấu đất xây dựng TTHCTT tỉnh Ninh Thuận


90

Bảng 3.4

Tổng hợp đánh giá công trình theo tiêu chí

98


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Tên đề tài
Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh ở Việt Nam.
* Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh chung, hệ thống công sở của cơ quan quyền lực ở cấp tỉnh,
thành trong cả nước còn nhiều bất cập về kiến trúc và quy hoạch, bố trí phân tán,
nhỏ lẻ gây nhiều phiền hà cho người dân trong các thủ tục hành chính và cho chính
những cán bộ Nhà nước trong quá trình làm việc.
Để giải quyết những vấn đề đó đã xuất hiện một mô hình mới, đó là tổ hợp
nhiều cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh thành một quần thể kiến trúc thống nhất trong
một trụ sở làm việc, mô hình đó được gọi là khu liên cơ quan. Nhưng số lượng
những công trình như vậy chưa nhiều.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương sắp xếp, nâng cao, cải tạo cơ
sở vật chất hiện có; đồng thời tăng cường công tác quản lý và hiện đại hóa công sở
của cơ quan hành chính ở địa phương theo hướng tập trung. Từ đó, nhiều tỉnh,
thành đã hình thàng những trung tâm hành chính tập trung (TTHCTT). Tính đến
thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 15 TTHCTT cấp tỉnh đã đưa vào sử dụng,
đang xây dựng và đã quyết định đầu tư.Các nhà quản lý thuộc tỉnh, thành có dự án

xây dựng TTHCTT đều cho rằng, việc xây dựng TTHCTT mới là hết sức cần thiết,
hiệu quả, tiết kiệm, thuận lợi cho người dân cũng như công tác quản lý. Tuy nhiên,
hiện nay đang có những ý kiến trái chiều về vấn đề này.
Sau quá trình hình thành, xây dựng và vận hành của những TTHCTT ta thấy
có những mặt tích cực, cũng có những mặt cần xem xét, đánh giá. Chính vì vậy, đề
tài “Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh ở Việt Nam” là
thực sự cần thiết. Đồng thời, đề tài còn nhằm đúc kết lên những tiêu chí đánh giá
kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh ở ViệtNam dựa trên thực tiễn và lý luận, để những tỉnh,
thành có ý định xây dựng TTHCTT có thể tham khảo và áp dụng.


2

* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá một cách có hệ thống và khách quan nhất kiến trúc TTHCTT cấp
tỉnh ở Việt Nam. Chỉ ra những bất cập và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng sử dụng, giá trị kiến trúc của các TTHCTT.
* Mục tiêu nghiên cứu
Việc tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến kiến trúc TTHCTT, thực tế
phát triển các TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam và những công trình nghiên cứu khác
có liên quan đến đề tài, luận văn nghiên cứu nhằm tới các mục tiêu sau:
- Tổng hợp, phân tích những TTHCTT ở Việt Nam để thấy những xu hướng
phát triển kiến trúc của loại hình TTHCTT một cách khoa học.
- Tìm ra điểm tốt và điểm còn hạn chế trong tổ chức không gian và kiến trúc
của những TTHCTT này.
- Xây dựng được tiêu chí để đánh giá kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam
một cách bài bản và khoa học.
- Vận dụng đánh giá chính xác và khách quan nhất về kiến trúc của những
TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam.
- Góp phần để các tỉnh đã hoặc đang có ý định xây dựng TTHCTT có thể bổ

sung, điều chỉnh và hoàn thiện.
- Bài học rút ra, tạo nguồn tài liệu tham khảo và khuyến khích các nghiên cứu
khác có liên quan.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: một số TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm
2005 đến 2015.


3

* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án có liên quan.
Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra những đánh
giá về kiến trúc của các TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đưa ra những tiêu chí, đánh giá trên cơ sở khoa học về hệ
thống TTHCTT cấp tỉnh hiện nay ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hiểu rõ hơn những ưu điểm và điểm còn hạn chế
trong những TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ đó, xây dựng những giải pháp phù
hợp nhất cho những TTHCTT.
* Sơ đồ cấu trúc luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Tổng quan về kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam và trên Thế Giới

Chương 2

Cơ sở khoa học để đánh giá kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam
Chương 3
Đánh giá kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh ở Việt Nam
KẾT LUẬN VÀ KIẾN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


104

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu của luận văn, cho phép đi đến những kết luận sau:
- Về việc lựa chọn vị trí xây dựng: đa số các tỉnh đều lựa chọn vị trí cho khu
TTHCTT của tỉnh mình tại trung tâm của tỉnh, hoặc trung tâm của khu đô thị mới.
Điều này nảy sinh ra một số vấn đề, thứ nhất đối với những tỉnh có quỹ đất ít, dân
cư động đúc thì việc bố trí một công trình có quy mô lớn như TTHCTT sẽ rất dễ
dấn đến ách tác giao thông, đè nặng lên hệ thống hạ tầng của đô thị. Thứ hai, đối
với những vị trí ở trung tâm đô thị mới, cần đảm bảo phải có hệ thống dịch vụ công

cộng, phụ trợ để phục vụ trong quá trình xây dựng, hoạt động của TTHCTT, tránh
việc TTHCTT xây xong lại phải một mình trơ vơ trên một mảnh đất trống. Một vấn
đề quan trọng nữa, đó là vị trí của những TTHCTT mới xây phụ thuộc rất nhiều từ
việc quy hoạch đất từ trước, có thể chúng có vị trí đẹp, phong thủy tốt nhưng không
có tuyến không gian chủ đạo để tôn vinh, vô hình trung làm giảm đi giá trị, tính dẫn
dắn của một công trình công quyền hàng đầu của tỉnh.
- Về quy mô đầu tư xây dựng: đa số các TTHCTT đều có quy mô đất xây dựng
quá lớn, dẫn đến vốn đầu tư xây dựng tăng một cách chóng mặt, tỉnh sau tốn hơn
tỉnh trước.Hầu hết đều vượt quá tiêu chí so với quy đinh về tiêu chuẩn, định mức sử
dụng trụ sở làm việc theo QĐ số 260/2006/ QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ
tướng Chính phủ. Và đặc biệt quy mô diện tích sàn rất lớn, diện tích bình quân đầu
người thường gấp 2, 3 lần so với quy định. Chính điều này làm giảm đi giá trị của
việc tập trung các cơ quan về một mối.
- Về việc giải pháp quy hoạch tổng thể còn nhiều bất cập, không theo một quy
chuẩn nhất định, mà là theo ý thích tự phát của những người đứng đầu. Những tỉnh tuy
có diện tích bé những lại bố trí theo kiểu phân tán, gây lãng phí rất nhiều quỹ đất đô thị.
- Về tổ chức không gian làm việc, các trung tâm đã sử dụng cơ chế làm việc một
cửa, tạo thuận lợi cho người dân đến liên hệ công tác. Khu làm việc bố trí theo không
gian mở, vừa tiết kiệm được diện tích làm việc, giảm được diện tích phụ, tạo sự liên


105

thông giữa các bộ phân. Tuy vây, vẫn còn thiếu không gian để tái tạo sức lao động
cho cán bộ nhân viên; mặt bằng bố trí các khối đôi khi còn đơn điệu, mang tính dập
khuôn.
- Về khả năng kết nối của các TTHCTT có thể nói là khá tốt, hệ thống giao
thông được đầu tư đồng bộ, thuận tiện. Có những trung tâm đã biết chăm lo cho
việc đi lại của người dân từ việc sử dụng cầu bộ hành có mái che, đến xe công cộng
đưa đón trong và ngoài trung tâm. Đây là một điểm đáng khích lệ, góp phần nâng

cao tính thân thiện của công trình công quyền, vốn trước đây được xem gây nhiều
phiền hà, bất tiện cho người dân.
- Về hình thức kiến trúc: Hầu hết các công trình TTHCTT đều do KTS nước
ngoài hay liên doanh với tư vấn nước ngoài thiết kế và mang phong cách kiến trúc
hiện đại, sử dụng vật liệu mới. Rất ít TTHCTT có bản sắc văn hóa địa phương.
TTHCTT dường như tạo ra sự đồ sộ, cách biệt, gây cảm giác xa lạ, khó tiếp cận.
Tính thân thiện, cởi mở, gần dân phải trở thành đặc trưng của hình thái kiến trúc
công sở. Công trình kiến trúc không chỉ phải đẹp mà còn phải là điểm nhấn của đô
thị, có giá trị không chỉ ở hiện tại mà còn phải trong tương lai.
- Về hiệu quả đầu tư công trình: thực tế tổng kết đánh giá các địa phương đã đầu
tư TTHCTT thấy rằng, sau khi được đầu tư đã góp phần quan trọng vào việc tạo diện
mạo cho đô thị, khu trung tâm các đô thị tỉnh lỵ, góp phần tốt vào việc hiện đại hóa
nền hành chính công. TTHCTT đi vào hoạt động làm cho các cơ quan hành chính
làm việc hiệu quả hơn, sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính được thuận tiện, thời
gian vận hành văn bản, giấy tờ giữa các cơ quan đã giảm đáng kể. Khi TTHCTT vào
hoạt động người dân, tổ chức đã được hưởng sự thuận tiện, dễ dàng khi tiếp cận cải
cách hành chính với khái niệm “một cửa” khá rõ khi tiếp cận hệ thống quản lý nhà
nước mà không phải đi lại nhiều, khái niệm “một cửa liên thông” kết nối giữa người
dân, tổ chức với các cơ quan hành chính nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, diện
tích đất còn quá lớn, vốn đầu tư phụ thuộc quá nhiều vào Nhà nước, đa số các tỉnh
đều lựa chọn bán hoặc chuyển đổi các trung tâm hành chính cũ để lấy vốn xây dựng,
việc này khác nào đổi đất để lấy nhà, hơn nữa nó cũng sẽ nẩy sinh nhiều hệ lụy không
lường trước.


106

- Về tính bền vững và khả năng phát triển trong tương lai của công trình:
phần lớn các TTHCTT đã trú trọng tới tính bền vững của công trình, đến tiện ích và
tính dân chủ của người dân. Do đó, trong quy hoạch kiến trúc khu TTHCTT ngoài

việc là biểu tượng, là điểm nhấn trong tổng thể không gian đô thị, nó còn trở thành
niềm tự hào của người dân đô thị. Chỉ có như vậy, công trình TTHCTT mới có thể
tồn tại theo thời gian, bền vững trong lòng người.
2. Kiến nghị
Nhà nước cần có tổng kết, đánh giá về công tác nghiên cứu thiết kế các công
trình TTHCTT cấp tỉnh hiện nay.
Ban hành, soạn thảo các tài liệu, quy phạm, tiêu chuẩn cho thể loại công trình
này.
Tổ chức hội thể để các cơ quan ban ngành thấy được tính hiệu quả của
TTHCTT và tổ chức thực hiện.
Khi nghiên cứu, thiết kế xây dựng các TTHCTT cấp tỉnh cần phải chú ý dựa
trên những quan điểm cơ bản sau:
- Cần lựa chọn vị trí xây dựng thích hợp nhất cho tổ hợp kiến trúc TTHCTT.
Trong tổng thể kiến trúc đô thị cấp tỉnh, công trình TTHCTT có vai trò như một
kiến trúc chủ thể, vì vậy thường được xây dựng tại các khu tâm của đô thị hoặc trên
các trục đường quan trọng trong đô thị cấp tỉnh.
-Cần tính toán quy mô công trình hợp lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả cho hiện
tại và tương lai.
- Tùy theo tính chất của các công trình, cũng như vị trí xây dựng để đề xuất
giải pháp tổ chức không gian thích hợp. Giải pháp có thể là hợp khối, bố cục phân
tán hoặc liên hợp; song nhân tố chính của tổ hợp kiến trúc (hội trường, sảnh chính,
các không gian chính) cần được nhấn mạnh và nêu bật trong tổ hợp kiến trúc trụ sở
liên cơ quan.
- Phải dựa trên sự phân loại các công trình trụ sở có cùng tính chất, nhiệm vụ
hoặc chung một lĩnh vực hoạt động để đư và một tổ hợp kiến trúc TTHCTT.


107

- Khi nghiên cứu thiết kế xây dựng TTHCTT cần đặc biệt chú ý đến việc kế

thừa kiến trúc truyền thống, tính dân tộc, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng và
điều kiện khí hậu của nước ta. Mỗi công trình phải là một biểu tượng của địa
phương, không nên nhắc lại, sao chép hoặc dựa trên ý thích của một cá nhân.Tổ hợp
kiến trúc TTHCTT cấp tỉnh phải được thiết kế sao cho công trình hiện đại, mang
tính thời đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc truyền thống.
- Cần nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình bằng cách tính toán để chuyển
đổi cơ sở cũ, xã hội hóa để đa dạng nguồn vốn đầu tư công trình. Khai thác hiệu quả
các không gian trong quá trình sử dụng. Tiết kiệm quỹ đất xây dựng và năng lượng
trong quá trình vận hành và bảo trì công trình.
- Quan tâm tới tiện ích của người dân trong công trình, để cho TTHCTT có thể
trở thành ngôi nhà của cộng đồng dân. Trong quy hoạch kiến trúc khu hành chính
tập trung ngoài việc là biểu tượng, điểm nhấn cho tổng thể không gian đô thị, nó
còn trở thành niềm tự hào cho người dân đô thị, trở thành dấu ấn trong không gian
của các tỉnh thành hiện tại cũng như trong tương lai.
Mô hình TTHCTT cấp tỉnh là một mô hình mới, bước đầu đã phát huy được
hiệu quả, nên cần được tiếp tục phát triển. Nhưng trước khi áp dụng đầu tư xây
dựng phải nghiên cứu thật kỹ lượng về mọi mặt tránh lãng phí công sức và tiền bạc
của nhân dân.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết số 17-NQ/TW về đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà
nước, Hà Nội.
2. Lê Phiêu Bạt và Nguyễn Ngọc Dũng (2014),Ghi chép ở quán cóc bên lề, Hội
thảo về trung tâm hành chính tập trung, Đà Nẵng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), TCVN 4601-2012 – Công sở cơ quan hành
chính Nhà nước – Yêu cầu thiết kế, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (1988), TCVN 4601:1988 Trụ sở cơ quan – Tiêu chuẩn thiết kế,
Hà Nội.

5. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 10/2007/TT-BXD ngày 22/11/2007 hướng dẫn
quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, Hà Nội.
6. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020,
Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, Hà Nội.
8. Ngô Trung Hải (2014), Hội thảo về trung tâm hành chính tập trung, Đà Nẵng.
9. Ngô Trung Hải (2014), Xu hướng phát triển trung tâm hành chính tập trung cấp
tỉnh tại Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.60-63.
10. Vũ Hiệp (2014), Sử dụng trục thần đạo trong thiết kế đô thị khu trung tâm hành
chính, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.77-79.
11. Đinh Duy Hòa (2014), Trung tâm hành chính tập trung: từ ý tưởng đến hiện
thực, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.71-71.
12. Hoàng Đạo Kính (2014), Hội thảo về trung tâm hành chính tập trung, Đà Nẵng.
13. Doãn Minh Khôi (2014), Xu hướng tổ chức Trung tâm Hành chính – Chính trị
trên ThếGiới và ở Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.36-41.


14. Phạm Sỹ Liêm (2014), Trung tâm hành chính tập trung: Chỉ nên hợp khối chứ
không hợp nhất, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.76.
15. Tô Ngọc Liễn (2014), Bàn về xây dựng khu Trung tâm hành chính tập trung,
Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.84-85.
16. Nguyễn Văn Tất (2014), Triết lý kiến trúc nào cho khu hành chính tập trung cấp
Tỉnh thành, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.70-71.
17. Phạm Tứ (2014), Mô hình khu hành chính tập trung từ góc nhìn quyền lợi người
dân và Đô thị, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.45-49.
18. Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/07/1999
về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn

vị sự nghiệp, Hà Nội.
19. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006
về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện
làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, Hà Nội.
20. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 229/2006/QĐ-TTg ngày 12/10/2006
về yêu cầu quy hoạch xây dựng công sở, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp,
Hà Nội.
21. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/07/1999 của
Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
22. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 141/2008/QĐ-TTg ngày 22/10/2008
về việc ban hành Quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp
công lập, Hà Nội.
23. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1073/CT-TTg ngày 05/07/2011 về việc
tăng cường công tác quản lý và hiện đại hóa công sở của cơ quan hành chính ở
địa phương theo hướng tập trung, Hà Nội.
24. Nguyễn Tiến Thuận (2014), Không có mô hình chung nào cho khu hành chính
tập trung cấp tỉnh, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.50-52.


25. Viện Kiến trúc sư và các chuyên gia (2014), Khảo sát, đánh giá trung tâm hành
chính tập trung cấp tỉnh, Tạp chí Kiến trúc, số 11/2014, tr.9-13.
26. Phạm Đình Việt (2014), Sự thân thiện của công trình công quyền, Tạp chí Kiến
trúc, số 11/2014, tr.42-44.
27. Tạ Trường Xuân (2012), Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
28. www.archdaily.com.
29. www.hanam.gov.vn.
30. www.vietbao.vn.
31. www.wikipedia.com.



PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Báo cáo khảo sát của các Hội kiến trúc sư địa phương
PHỤ LỤC 2: Tính khả thi về tạo nguồn lực ra sao
PHỤ LỤC 3: Ý kiến cộng đồng trên các phương tiện truyền thông


Phụ lục số 1
BÁO CÁO KHẢO
O SÁT CỦA
C
CÁC HỘI KIẾN TRÚC SƯ ĐỊA
A PHƯƠNG
A. Các công trình đã
đ đưa vào sử dụng
I. Trung tâm hành chính ttập trung tỉnh Lai Châu
(Nguồn tài liệu đượ
ợc tham khảo từ đồ án Quy hoạch chi tiếtt khu Trung tâm
hành chính-chính trị, tỉnh
nh Lai Châu, do Vi
Viện Quy hoạch Đô thịNông
Nông thôn Qu
Quốc giaBXD lập năm 2006.)
Khu Trung tâm hành chính
chính- chính trị của tỉnh Lai Châu đượcc xác định
đ
đầu tư
xây dựng tại phường
ng Tân Phong, th

thị xã Lai Châu - tỉnh
nh Lai Châu. Trên cơ sở
s đảm
bảo tính thống nhất,
t, hài hoà v
với quần thể các công trình đã và đang xây dựng
d
như
Trung tâm Hội nghị tỉnh,
nh, qu
quảng trường Nhân dân, đại lộ Lê Lợi.

1.1. Mô hình: Tổ ch
chức theo dạng phân tán, bao gồm trụ sở Tỉỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, các sở ban ngành (khu h
hợp khối). Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh,
t
bảo
tàng tỉnh, quảng trường
ng nhân dân, tr
trụ sở công an tỉnh, bưu điện tỉnh…
nh… giữ
gi nguyên
tại các vị trí đã được xây dựng.
d
Bố trí vườn hoa xung quanh quảng
ng trường
trư
và khu
vực ven hồ thượng

ng và hhồ hạ tạo thành hệ thống
ng cây xanh công viên tại
t khu vực
trung tâm hành chính chính tr
trị tỉnh.
1.2. Quy hoạch


×