Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.73 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN TUẤN NAM

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY KINH TẾ KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN TUẤN NAM
KHÓA 2014-2016

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY
KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
CHUYÊN NGÀNH: KĨ THUẬT XÂY DỰNG


CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến
TS. Nguyễn Thị Bình Minh, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu,
xử lý và phân tích số liệu, đề xuất hướng giải quyết vấn đề…nhờ đó tôi mới có thể
hoàn thành luận văn cao học của mình. Ngoài ra trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý
báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học
khóa thạc sĩ tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Quý thầy cô khoa Xây dựng dân
dụng và công nghiệp, quý thầy cô khoa Sau đại học đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua. Ban lãnh đạo và các đồng
nghiệp tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng là nơi tôi đang
công tác đã luôn động viên, tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành khóa học thạc sĩ tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Hà Nội, ngày


tháng 6 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Tuấn Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng” là công trình
nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì tài liệu nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Tuấn Nam


Môc lôc
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

5. Phương pháp nghiên cứu


2

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

7. Kết cấu của luận văn

2

1
2

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG
NGHIỆP QUỐC PHÒNG
1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng 3
3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
4
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

5

1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Bộ Quốc phòng và 6
Tổng công ty
6

1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án của Bộ Quốc phòng qua các thời kì
9
1.2.2. Mối quan hệ của Bộ Quốc phòng với các Chủ đầu tư
1.2.3. Năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng của các Chủ đầu tư trong Bộ 10
Quốc phòng
1.3. Thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại 18
Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng
1.3.1. Đặc điểm chung và công tác kế hoạch vốn các dự án tại Tổng công ty 11
13
1.3.2. Các dự án đã và đang thực hiện tại Tổng công ty
16
1.3.3. Quy trình quản lý triển khai thực hiện dự án đầu tư tại Tổng công ty
1.3.4. Thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Tổng 18
công ty
1.4. Đánh giá công tác quản lý dự án tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật 29
công nghiệp quốc phòng


1.4.1. Những kết quả đạt được

29

31
1.4.2. Những mặt hạn chế, tồn tại
1.4.3. Phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý dự 35
án tại Tổng công ty
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC 38
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1. Dự án đầu tư xây dựng
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng


38
38

2.1.2. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng

40

2.1.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

42

2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.2.1. Khái niệm, tầm quan trọng quản lý dự án đầu tư xây dựng

43
43

2.2.2. Nội dung cơ bản và các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng

45

50
2.2.3. Các công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư 52
xây dựng
54
2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.3.1. Quy định của Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ về quản lý 54
dự án đầu tư xây dựng

57
2.3.2. Quy định pháp lý về các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng
58
2.3.3. Quy định pháp lý về nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN 65
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY KINH TẾ KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
3.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng của Bộ Quốc phòng và của Tổng công ty

65

3.2. Quan điểm xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các 67
dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty
3.3. Đề xuất mô hình quản lý dự án tại Tổng công ty

67

3.3.1. Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án với phòng Kế hoạch đóng 67
vai trò chuyên trách
3.3.2. Mô hình Chủ đầu tư lập Ban quản lý dự án

69

3.3.3. Mô hình Chủ đầu tư thuê quản lý dự án

71


3.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
Tổng công ty

3.4.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý đồng bộ thống nhất trong việc lập, tổ chức
thực hiện và điều hành dự án
3.4.2. Đổi mới cơ chế kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng
3.4.3. Đề xuất về tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng thực hiện dự án tại Tổng
công ty
3.4.4. Đề xuất quản lý thi công xây dựng công trình

72

3.4.5. Đề xuất quản lý chi phí xây dựng công trình

91

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

KẾT LUẬN

95

KIẾN NGHỊ

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

72

73
76
84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An toàn lao động

ATLĐ

Bộ quốc phòng

BQP

Bản vẽ thiết kế thi công

BVTKTC

Công nghiệp quốc phòng

CNQP

Chủ đầu tư

CĐT

Dự án

DA


Dự án đầu tư

DAĐT

Đầu tư xây dựng

ĐTXD

Đánh giá tác động môi trường

ĐTM

Hồ sơ dự thầu

HSDT

Hồ sơ mời thầu

HSMT

Giải phóng mặt bằng

GPMB

Khảo sát xây dựng

KSXD

Một thành viên


MTV

Phòng cháy chữa cháy

PCCC

Quản lý dự án

QLDA

Quy hoạch

QH

Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

GAET

quốc phòng
Trách nhiệm hữu hạn

TNHH


Tư vấn thiết kế

TVTK

Tổng mức đầu tư


TMĐT

Tổng dự toán

TDT

Tổng mặt bằng

TMB

Thiết kế cơ sở

TKCS

Vật liệu nổ công nghiệp

VLNCN

Xây dựng công trình

XDCT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang


1.1

Khái toán Tổng mức đầu tư khu nhà ở cho cán bộ quân đội

15

3.1

Danh mục kế hoạch đầu tư một số dự án năm 2016

65

bảng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

Trang

1.1

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng công ty

6


1.2

Cơ cấu tổ chức quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Quốc

7

phòng thời kì trước năm 1986
1.3

Cơ cấu tổ chức quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Quốc

8

phòng thời kì năm 1986 – nay
1.4

Trình tự kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng

12

2.1

Nội dung cơ bản của công tác quản lý dự án đầu tư xây

45

dựng
2.2

Sơ đồ các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng


48

3.1

Mô hình bộ máy quản lý dự án trường hợp GAET trực tiếp

68

quản lý dự án với phòng Kế hoạch đóng vai trò chuyên
trách
3.2

Mô hình bộ máy quản lý dự án trường hợp GAET lập Ban

69

quản lý dự án
3.3

Mô hình bộ máy quản lý dự án trường hợp GAET thuê
quản lý dự án

72


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng các công trình trong quân đội đã có từ lâu, nhưng chỉ phát triển
mạnh trong thời gian gần đây, khi cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam đổi mới và có

nhiều chuyển biến về mọi mặt. Hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng của Bộ Quốc
phòng là rất lớn, nhưng trên thực tế, quá trình quản lý, chất lượng và hiệu quả
quản lý các dự án đầu tư xây dựng còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn do tính
chất các dự án đầu tư xây dựng thường có quy mô đầu tư lớn, đặc thù, thời gian
tiến hành đầu tư dài, công nghệ phức tạp…. Tình trạng đó có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do chưa hoàn thiện cơ cấu tổ
chức quản lý, quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao
và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án xây
dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Thời gian qua, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của
Bộ Quốc phòng nói chung và nhất là đối với Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công
nghiệp quốc phòng nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập. Do vậy, việc hoàn thiện
công tác quản lý đó là rất cần thiết, đồng thời sau khi tiếp thu kiến thức từ khóa
học nên tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng” để nghiên
cứu, với mong muốn nhằm góp phần bổ sung lý luận về quản lý dự án đầu tư xây
dựng và các mô hình hợp lý phù hợp với từng hình thức quản lý tại Tổng công ty
mà tác giả đang công tác, để công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày một tốt
hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty
Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng, phân tích những tồn tại và nguyên nhân của những
tồn tại trong công tác quản lý dự án tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
quốc phòng để nhân rộng những thành tích đạt được và hạn chế những tồn tại đã
và đang tiềm ẩn.
- Đề xuất mô hình quản lý phù hợp với đặc thù của Tổng công ty Kinh tế



2

kỹ thuật công nghiệp quốc phòng. Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và định
hướng, hoạch định công tác quản lý đầu tư trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án xây dựng và các mô hình
quản lý dự án xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu công tác quản lý các dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước (vốn ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn hợp
pháp khác như: vốn từ quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn tự có, vốn
vay, vốn huy động từ các nguồn khác...) tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công
nghiệp quốc phòng dưới góc độ của cơ quan quản lý.
- Thời gian nghiên cứu: 2011 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích so
sánh từ các nguồn dữ liệu thu thập được, vận dụng kỹ thuật thống kê, dự báo để
phân tích đánh giá xử lý các thông tin thu thập được.
Nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo các dự án đầu tư,
hồ sơ, công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng hiện nay tại Tổng công ty.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa hệ thống quy trình quản lý dự án đầu
tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng nói chung và tại Tổng công ty
Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng nói riêng, qua đó phân tích được những
ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại trong mô hình quản lý hiện tại. Từ đó đề xuất
những giải pháp khắc phục các tồn tại để hoàn thiện công tác quản lý tại Tổng
công ty.
7. Kết cấu luận văn
Chương I. Tổng quan công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng
công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng
Chương II. Cơ sở khoa học và pháp lý về công tác quản lý dự án đầu tư xây

dựng
Chương III. Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

KẾT LUẬN
Với những phân tích kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP”,
luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về DAĐT, quản lý
DAĐT do các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra, luận văn đã phân tích , xây
dựng khái niệm khoa học, làm rõ bản chất, mục tiêu, yêu cầu và nội dung của QLDA
đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp. Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA ở Tổng công ty Kinh tế kỹ
thuật CNQP trong thời gian tới.
- Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng trên của công tác QLDA ĐTXD ở
Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP những năm qua (2011 - 2015). Đưa ra kết quả

đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác
QLDA ĐTXD trong thời gian qua để từ đó có những giải pháp hoàn thiện hơn nữa.
- Trên cơ sở lý luận khoa học về công tác QLDA, để đảm bảo cho tính thuyết
phục và khả thi, luận văn đã xây dựng những quan điểm cơ bản, hệ thống những
quan điểm này cùng với những tồn tại đã phân tích ở chương I là cơ sở định hướng
các giải pháp. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA tại Tổng
công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP.
Tóm lại, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu nhằm hoàn thiện công
tác quản lý dự án tại Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP cả về lý luận và thực tiễn,
phục vụ cho mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng công ty.
KIẾN NGHỊ
Chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc
quản lý các nguồn vốn đầu tư
Cần chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc
quản lý các nguồn vốn đầu tư. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các bước của dự án
từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định, thực hiện dự án. Công khai các quy trình
thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng
cao nâng lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối


96

hợp giữa các cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...),
BQP trong việc quản lý các dự án đầu tư. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt
chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư
dự án.
Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án
Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án. Nhà
nước, BQP cần sớm ban hành văn bản pháp quy về chống lãng phí, thất thoát trong
đầu tư dự án làm căn cứ tiến hành việc chống lãng phí, thất thoát nói chung và trong

công tác đầu tư dự án nói riêng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến từng cán bộ,
Đảng viên làm công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư, thi hành nghiêm Luật
phòng, chống tham nhũng. Tổng công ty cần tổng kết rút kinh nghiệm từ các dự án
đã thực hiện và cần thiết thành lập cơ quan chuyên trách về chống lãng phí, thất
thoát trong đầu tư dự án.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư, xây dựng đồng bộ
các chính sách liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư như
chính sách về thuế, lãi suất, chính sách về lao động, đất đai. Tổ chức Ban quản lý dự
án, tổ chức tư vấn theo quy định về điều kiện năng lực của Luật Xây dựng. Cải cách
thủ tục hành chính theo hướng phân rõ trách nhiệm, giảm thời gian của các khâu
trong quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể, các quy định liên quan đến trình tự, thủ
tục đầu tư cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh
tế thị trường trong việc quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án và quản lý chi phí. Đồng
thời giảm thời gian các khâu thẩm định, phê duyệt dự án, tăng cường công tác giám
sát, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án. Các chính sách mới trong
đầu tư nên đơn giản các bước, khâu trong thủ tục đăng kí, cấp Giấy chứng nhận, ưu
đãi các dự án trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLDA, tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý cho phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế. QLDA phải trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp, quản lý


97

rủi ro là nội dung quan trọng hàng đầu của QLDA. Đào tạo những kiến thức cơ bản
và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về kinh tế thị trường và các kiến thức
liên quan như thị trường vốn, thị trường xây dựng, thị trường bất động sản.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án. Thực
hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án nhằm
phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước.
Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước,
kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận
của thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập, thẩm định trước khi trình phê duyệt dự
án đầu tư. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực kiểm tra
và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ
thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước, tại các bộ, ngành
liên quan để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các
chủ thể tham gia hoạt động dự án.


98

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Quy
định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
nguồn ngân sách nhà nước.
2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011, Quy
định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự
án đầu tư xây dựng.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015, quy định chi
tiết về hợp đồng xây dựng.
7. Đỗ Đình Đức - Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình. NXB Xây dựng. Hà Nội.
8. Bùi Mạnh Hùng (2015), Kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường. NXB
Xây dựng. Hà Nội.
9. Bùi Mạnh Hùng - Đào Tùng Bách (2009), Nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình. NXB Xây dựng. Hà Nội.
10. Bùi Mạnh Hùng - Cao Văn Bản (2011), Nghiệp vụ giám sát và đánh giá dự
án đầu tư. NXB Xây dựng. Hà Nội.
11. Bùi Mạnh Hùng - Bùi Ngọc Toàn – Đào Tùng Bách - Trần Anh Tú (2012),
Quản lý các nguồn lực của dự án đầu tư xây dựng. NXB Xây dựng. Hà Nội.
12. Bùi Ngọc Toàn (2009), Quản lý xây dựng - Giai đoạn thi công xây dựng
công trình. NXB Xây dựng. Hà Nội.
13. Quốc hội (2013). Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
14. Quốc hội (2014). Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
15. Quốc hội (2014). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.


99

16. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Quản lý dự án công trình
xây dựng, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội.
17. Henk Hamrsen, Rutger Kramer, Laurents Sesink, Joris van Zundert (2006),
Project Management Hanlbook, Data Acrhiving and Networked Services.
18. Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP, Báo cáo quyết toán tài chính năm
2013.
19. Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP, Báo cáo quyết toán tài chính năm
2014.
20. Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật CNQP, Báo cáo quyết toán tài chính năm
2015.




×