Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bích động, huyện việt yên, tỉnh bắc giang đến năm 2030 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG
KHOÁ: 2014 - 2016

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành:


Quản lý đô thị và công trình

Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ quản lý đô thị & công trình được hoàn thành tại Đại học Kiến
trúc Hà Nội. Có được bản luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới đến trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, khoa sau đại học, đặc biệt là
PGS. TS Mai Thị Liên Hương đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với
những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý đô thị & công trình cho
bản thân tác giả trong nhưng năm tháng qua. Xin gửi tới HTX VSMT thị trấn Bích
Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và các Bộ ban ngành lời cảm tạ sâu sắc vì đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu
nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp.
Tác giả xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của
các bạn học viên lớp CH14QL02 đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển
khai, điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp. Có thể khẳng định sự thành công của
luận văn này, trước hết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã

hội. Đặc biệt là quan tâm động viên khuyến khích cũng như sự thông cảm sâu sắc
của gia đình.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy, cô các nhà
khoa học, đọc giả và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số kiệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Dũng


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU


* Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2
* Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn .................................................. 3
* Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 5
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG ............... 6
1.1. Tổng quan về thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ..... 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................... 6
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ..................................................... 11
1.1.3. Hạ tầng kỹ thuật ................................................................................... 15
1.2. Thực trạng về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang .................................................................. 18
1.2.1. Khối lượng phát chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 18
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang ...................................................................................... 21
1.3. Thực trạng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................... 23


1.3.1. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ........................................... 23
1.3.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ................................. 25
1.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động,

huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 29
1.3.4. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ..... 32
1.3.5. Thực trạng công tác xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng ............. 32
1.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................... 34
1.4.1. Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ........... 34
1.4.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................... 35
1.4.3. Ý thức của cộng đồng dân cư với công tác quản lý CTRSH ................. 36
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MÔ
HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG ..................... 37
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 37
2.1.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất và đặc điểm chất thải rắn sinh
hoạt................................................................................................................ 37
2.1.2. Các yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................... 41
2.1.3. Những tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường, sức khỏe
cộng đồng ...................................................................................................... 42
2.1.4. Các nguyên tắc quản lý CTRSH ........................................................... 47
2.2. Cơ sở pháp lý......................................................................................... 54
2.2.1. Các văn bản nhà nước ban hành liên quan đến quản lý CTRSH ........... 54
2.2.2. Các văn bản do địa phương ban hành: .................................................. 57
2.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thị tỉnh Bắc Giang ........... 57
2.3.1. Cơ sở pháp lý của dự báo ..................................................................... 57


2.3.2. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn ............................................................. 58
2.3.3. Khối lượng CTR sinh hoạt theo từng giai đoạn .................................... 60
2.3.4. Chỉ tiêu thu gom chất thải rắn .............................................................. 60
2.4. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 61

2.4.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của các nước trên thế giới ............... 61
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Việt Nam ................................. 63
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG ............................................................................................. 66
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Bích
Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................................... 66
3.1.1. Quan điểm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 66
3.1.2. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 67
3.2. Đề xuất giải pháp quy hoạch và quy trình thu gom, xử lý CTRSH trên
địa bàn thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang .................... 68
3.2.1. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTRSH tại thị trấn Bích
Động .............................................................................................................. 68
3.2.2. Đề xuất giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn tại thị trấn Bích Động .. 70
3.2.3. Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH tại thị trấn Bích Động ............ 72
3.2.4. Đề xuất biện pháp xử lý CTRSH tại thị trấn Bích Động ....................... 80
3.2.5. Đề xuất mô hình tổng hợp (phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn) ......................................................................................................... 81
3.3. Tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn ................................................. 84
3.4. Công tác xã hội hoá trong quá trình quản lý CTRSH trên địa bàn thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................... 88
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 88
3.4.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý ............................................................... 89


3.4.3. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật ......................................................... 89
3.4.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải
rắn sinh hoạt .................................................................................................. 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ................................................................................................................ 94
Kiến nghị .............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Hiện trạng hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Phụ lục 02: Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng
Phụ lục 03: Hiện trạng khối lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị tỉnh Bắc Giang
Phụ lục 04: Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn
Phụ lục 05: Tóm tắt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050
Phụ lục 06: Lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BCL

Bãi chôn lấp

BCLHVS

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

BVMT

Bảo vệ môi trường


CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT

Chất thải rắn y tế

DVMT

Dịch vụ môi trường

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTX

Hợp tác xã

KCN


Khu công nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KXL

Khu xử lý

MTĐT

Môi trường đô thị

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

Sở TNMT

Sở Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1

Đặc trưng thuỷ văn các sông chính tỉnh Bắc Giang

Bảng 1.2

Lượng rác thải phát sinh tại thị trấn Bích Động

Bảng 1.3

Tổng hợp hoạt động của HTX VSMT thị trấn Bích Động

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn

Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần hoá học CTRSH

Bảng 2.3


Định hướng phân loại CTR tại nguồn

Bảng 2.4

Dự báo số phương tiện và lao động cần thiết đến năm 2025

Bảng 2.5

Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Bảng 2.6

Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Bảng 2.7

Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện

Bảng 2.8

Khối lượng CTRSH đô thị thu gom theo từng giai đoạn

Bảng 2.9

Mục tiêu thu gom CTR tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Bảng 3.1

Đề xuất phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng


Bảng 3.2

Đề xuất phương thức phân loại CTRSH thành ba loại tại nguồn

Bảng 3.3

Tổng hợp các khu xử lý liên đô thị và đơn vị thu gom, vận chuyển

Bảng 3.4

Loại hình điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đô thị


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Hình 1.2

Bản đồ hành chính huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Hình 1.3

Bản đồ thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên,tỉnh Bắc Giang


Hình 1.4

Hệ thống thủy văn tỉnh Bắc Giang

Hình 1.5

Hiện trạng dân số các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hình 1.6

Mật độ dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hình 1.7

Nguồn phát sinh CTRSH ở thị trấn Bích Động

Hình 1.8

Thành phần CTRSH trung bình tại thị trấn Bích Động

Hình 1.9

Sơ đồ hiện trạng quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Giang

Hình 1.10 Hoạt động tái chế chất thải ở thị trấn Bích Động
Hình 1.11 Sơ đồ chu trình thu gom chất thải rắn tại thị trấn Bích Động
Hình 1.12 Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị trên địa bàn t ỉnh Bắc Giang
Hình 1.13 Phương pháp thu gom chất thải rắn tại các hộ dân
Hình 1.14 Phương pháp thu gom chất thải rắn tại điểm tập kết

Hình 1.15 Xe đẩy tay dung tích 0,6 m3 và xe công nông tải trọng từ 3 đến 7 tấn
Hình 1.16 BCLCTRđồiÔngMật,thịtrấnBíchĐộng
Hình 1.17 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR đô thị Việt Nam
Hình 1.18 Sơ đồ tổ chức HTX VSMT thị trấn Bích Động
Hình 2.1

Sơ đồ nguồn phát sinh CTRSH

Hình 2.2

Vứt rác bừa bãi tại ven đường

Hình 2.3

Bảng hướng dẫn phân loại CTR tại nguồn

Hình 2.4

Thùng đựng rác di động

Hình 2.5

Thùng chứa CTR tại Thành phố Hạ Môn

Hình 2.6

Sản xuất phân vi sinh dựa vào cộng đồng tại phường Nhơn Phú

Hình 3.1


Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn


Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 3.2

Sơ đồ thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung

Hình 3.3

Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại thị trấn

Hình 3.4

Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR theo mô hình phân tán

Hình 3.5

Mô hình tổ thu gom CTR có sự tham gia của cộng đồng

Hình 3.6

Phương thức thu gom CTR các KXL liên hợp liên đô thị

Hình 3.7


Phương thức thu gom CTR TP. Bắc Giang đến KXL liên hợp Đa Mai

Hình 3.8
Hình 3.9

Phương thức thu gom CTR tại các thị trấn và khu vực nông thôn
phụ cận đến KXL
Số điểm tập kết, công suất tiếp nhận CTRSH đô thị

Hình 3.10 Sơ đồ xây dựng mô hình vận hành quản lý CTR
Hình 3.11 Sơ đồ tổng quát công nghệ xử lý đối với CTR tập trung


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Vì vậy môi trường đã và đang
là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là
vấn đề của toàn cầu đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm bảo vệ môi
trường. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Bên cạnh đó tốc độ phát
triển KT- XH ngày càng phát càng nâng cao, nền Công nghiệp hóa xã hội hóa kéo
theo sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nhưng cũng là nguyên nhân
dẫn đến lượng chất thải ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó lượng chất thải sinh hoạt
với số lượng không đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với
khối lượng lớn khi vào mùa thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung
là chưa phân loại tại nguồn phát sinh.
Hiện nay ở Việt Nam, các thành phố lớn và các khu đô thị trên cả nước hàng
ngày thải ra trên 9100m3 chất thải, trong đó lượng chất thải sinh hoạt chiếm tới hơn
75,4 %, tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 40% - 50% và được xử lý sơ bộ. Việc thu

gom, xử lý chất thải rắn không triệt để gây ra các tác động xấu tới môi trường sống:
ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, nguồn bệnh và phát tán dịch
bệnh và gây mất mỹ quan… Riêng với thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang trong xu thế phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,
nhưng cũng có những vấn đề bức xúc nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là
một trong những vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay mỗi ngày thị trấn Bích Động thải
ra với lượng chất thải ra hàng ngày tương đối lớn đòi hỏi phải có biện pháp quản lý
và xử lý thích hợp, nhằm giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sống,
lao động sản xuất của nhân dân trong thị trấn, giúp cho thị trấn hòa nhập với tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung của huyện Việt Yên. Từ thực tiễn trên và việc tồn tại
những yếu điểm trên địa bàn tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến năm
2030" là cần thiết.


2
* Mục đích nghiên cứu
Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ
thống quản lý đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong các khâu thu gom, vận chuyển cũng
như trong cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện. Vì vậy, đề tài này thực hiện với mục đích:
- Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại thị trấn Bích
Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Theo không gian: Toàn bộ ranh giới hành chính của thị trấn Bích Động,

huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
+ Theo thời gian: Theo giai đoạn quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh
Bắc Giang đến năm 2030.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập số liệu, tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích, đánh giá.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các mô hình quản lý CTRSH mang tính đặc
thù của đô thị loại V từ đó làm cơ sở đề xuất áp dụng cụ thể cho một thị trấn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Quản lý chất thải rắn cho một thị trấn phù hợp với tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ quản lý của một thị trấn thuộc huyện.


3
* Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn
- Hoạt động quản lý chất thải rắn (CTR) bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. [2]
- Chất thải rắn: [2]
Chất thải rắn là vật chất ở thể rắn thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt: [2]
Chất thải rắn sinh hoạt, còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các chất rắn vị loại ra
trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi. Chất thải dạng rắn
phát sinh từ khu vực đô thị – gọi là chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải
rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là

chất thải rắn sinh hoạt.
- Quản lý CTR sinh hoạt: [14]
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ
phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu huỷ chất thải. Do
vậy quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải đã nêu
trên. Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng, bảo vệ môi
trường, giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng
lượng, tái chế và sử dụng tối đa các thành phần còn hữu ích (hữu cơ, vô cơ có thể
tái chế).
- Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đô thị bao gồm: [11]
+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các công sở, trường học, các khu vực công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các hoạt động công nghiệp;
+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị;


4
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ đường ống thoát nước của thành phố.
- Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH: [2]
+ Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp thuận;
+ Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất
định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý;
+ Vận chuyển CTR: là quá trình vận chuyển CTR từ nơi phát sinh, thu gom,
lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR;
+ Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi,

tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR;
+ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu
của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH: [27]
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH có nghĩa là các
thành viên trong cộng đồng địa phương tham gia vào công tác tổ chức và vận hành
các hệ thống quản lý chất thải. Sự tham gia của cộng đồng được huy động ngay từ
khâu thu gom và quá trình phân loại CTR tại nguồn.
- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH. [27]
+ Công tác thu gom và xử lý CTR nói riêng và công tác bảo vệ môi trường
nói chung chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự tham gia của các
nhà khoa học, các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự tham gia chủ động, tích cực của
cộng đồng. Những năm gần đây, việc huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng
dân cư vào việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được gọi chung là xã hội
hoá.
+ Xã hội hoá công tác CTRSH là sự tham gia của các thành phần kinh tế,
các tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt động quản lý
CTRSH như phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.


5
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được
chia làm 03 chương chính:
Chương 1: Thực trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Bích Động,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu mô hình quản lý chất thải
rắn sinh hoạt thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
a. Để xây dựng đô thị trở thành một đô thị phát triển bền vững một trong
những yếu tố quan trọng là công tác quản lý CTR phải được sự quan tâm của chính
quyền địa phương và người dân. Thị trấn Bích Động là một địa phương đang có tốc
độ đô thị hóa nhanh, trong thời gian vừa qua công tác bảo vệ môi trường đã được
các cấp, ban ngành quan tâm, chú trọng hơn, trên địa bàn thị trấn đã thành lập tổ vệ
sinh môi trường. Tuy nhiên, tình trạng chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn,
công tác thu gom, vận chuyển còn bất cập, việc xử lý chất thải rắn bằng công nghệ
đốt quy mô nhỏ hoặc chôn lấp đã, đang có những hạn chế. Chính những nguyên
nhân này làm cho công tác quản lý gặp khó khăn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi
trường. Vì vậy, việc “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bích Động,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn.
b. Cơ sở khoa học trong quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Bích Động bao
gồm: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý trong quản lý CTRSH (hệ thống các văn bản

trong quản lý CTR trong các quy hoạch và chiến lược quản lý CTR), kinh nghiệm
về quản lý CTR của một số đô thị trên thế giới và ở Việt Nam.
c. Dựa trên cơ sở khoa học và thực trạng quản lý CTRSH của thị trấn Bích
Động tác giả đã đưa ra một số đề xuất sau:
- Đề xuất giải pháp quy hoạch và quy trình thu gom, xử lý CTRSH trên địa
bàn thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn;
- Công tác xã hội hoá trong quá trình quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
Với các đề xuất trên và hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên
địa bàn thị trấn, tác giả đề xuất ưu tiên thực hiện mô hình tổng hợp (phân loại, thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR) áp dụng trên địa bàn thị trấn Bích Động trong thời
gian tới.


95
Kiến nghị
Để thực hiện được các đề xuất nêu trên, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị sau:
a. Đối với Chính quyền Trung ương
- Cần xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh
vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR như cơ chế ưu đãi về vốn, về thuế.
- Ban hành các chế tài xử phạt với hành vi xả CTRSH tùy tiện ra môi trường,
ban hành các quy định mức phí bảo vệ môi trường là cở sở để các địa phương xây
dựng mức phí phù hợp.
- Có chiến lược tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ
môi trường.
b. Đối với Chính quyền địa phương
- Cần sớm rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và
quản lý CTR để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế tại địa
phương.

- Có kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là
đường xá để thuận tiện cho việc thu gom và vận chuyển CTR từ nguồn phát sinh
đến nơi xử lý CTR.
- Tăng cường phân loại CTR tại nguồn nhằm giảm lượng chất thải phải xử lý
đồng thời đảm bảo chất lượng và khối lượng cho các công trình xử lý, tăng hiệu quả
kinh tế – xã hội.
- Xây dựng chính sách cho thị trường tái chế nhằm khuyến khích phát triển thị
trường tái chế, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch là chỉ xử lý các
loại chất thải không còn khả năng tái chế.
- Huy động mọi nguồn vốn cho triển khai thực hiện các quy hoạch quản lý
CTR đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là xây dựng các khu xử lý:
Tăng tỷ lệ chi phí vận hành bảo dưỡng; Thực hiện xã hội hóa công tác quản lý CTR;
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về quản lý CTR.
- Nghiên cứu điều chỉnh mức thu phí vệ sinh theo hình thức “người gây ô
nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm” để hạn chế việc thải bỏ các loại chất thải ra môi


96
trường, đồng thời làm tăng nguồn kinh phí hoạt động nhằm tiếp tục đầu tư, trang bị
máy móc, thiết bị, phương tiện và nhân lực phục vụ vệ sinh môi trường trên địa
bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho người dân để mọi người thấy rõ: CTR không phải là vứt bỏ hoàn toàn
mà có thể tái sử dụng, tái chế nếu thực hiện phân loại tốt và bảo vệ môi trường
chính là quyền lợi và trách nhiệm để bảo vệ cuộc sống của chính mình.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên trách.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 về

hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/02/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
2. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
3. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2011), Nghiên cứu quản lý môi
trường đô thị tại Việt Nam tập 06, Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt
Nam.
4. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Xây dựng (8/2014), Hội
thảo Quản lý tổng hợp chất thải rắn tại Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu
giảng dạy, khoa Sau đại học, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Quản lý môi trường đô thị, tài liệu giảng dạy,
khoa Sau đại học, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
7. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
Xây dựng.
8. Trần Thị Hường (2010), Sinh thái và quy hoạch môi trường đô thị, tài liệu
giảng dạy, khoa Sau đại học, trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
9. Hợp tác xã môi trường thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
10. Nguyễn Đức Khiển (2009), Quản lý môi trường đô thị, NXB Nông Nghiệp
Hà Nội
11. Trần Hiếu Nhuệ - Ứng Quốc Dũng - Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý
chất thải rắn, NXB Xây dựng.
12. Trần Quang Ninh (2007), Tổng luận về Công nghệ xử lý chất thải rắn của
một số nước và Việt Nam, Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia.
13. Niên giám thống kê huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
14. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB
Xây dựng.


15. Quốc Hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày

23/6/2014.
16. Quốc Hội (2014), Luật xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
17. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
18. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát triển
đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật
19. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng xã hội hóa, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị và
công trình, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày
29/5/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Bích Động, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày
6/12/2013 về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2050.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày
22/5/2013 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc
Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
23. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý Chất thải rắn sinh
hoạt, Công ty môi trường Tầm Nhìn Xanh.
24. Website: www.bacgiang.gov.vn
25. Website: www.moc.gov.vn
26. Website: www.vietyen.bacgiang.gov.vn
27. Website: www.monre.gov.vn


Phụ lục 01: Hiện trạng hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang [20]
TT


Tên đô thị
Toàn tỉnh

Tổng dân

Dân số (người)

số (người)

Đô thị

Nông thôn

1,576,962

153,505

1,423,912

1

TP. Bắc Giang

148,172

70,019

78,153

2


Huyện Lục Nam

201,365

11,525

189,840

3

4

6

7

8

9

III

3,610

V

Thị trấn Đồi Ngô

7,547


V

Huyện Lạng Giang

189,215

8,915

180,300

Thị trấn Vôi

5,923

V

Thị trấn Kép

2,448

V

Huyện Lục Ngạn

208,523

Huyện Yên Dũng

7,035


201,488

7,035
128,717

11,204

V
117,513

Thị trấn Neo

6,326

V

Thị trấn Tân Dân

5,414

V

Huyện Yên Thế

95,806

7,136

88,670


Thị trấn Bố Hạ

3,627

V

Thị trấn Cầu Gỗ

3,509

V

Huyện Việt Yên

163,167

17,344

145,823

Thị trấn Bích Động

9,100

V

Thị trấn Nếnh

8,244


V

Huyện Tân Yên

160,020

8,155

61,507

Thị trấn Cao Thượng

5,581

V

Thị trấn Nhã Nam

3,280

V

Huyện Hiệp Hòa

214,425

Thị trấn Thắng
10


thị

Thị trấn Lục Nam

Thị trấn Chũ
5

Cấp đô

Huyện Sơn Động

5,476

208,949

5,476
69,662

8,155

V
61,507

Thị trấn Thanh Sơn

3,667

V

Thị trấn An Châu


4,488

V


Phụ lục 02: Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng [20]
Hiện trạng
TT

Danh mục

Diện tích

Tỷ lệ

m2/

(ha)

(%)

người

A

Đất dân dụng

179,13


29,71

196,85

1

Đất ở

83,98

13,93

92,29

1.1

Đất ở hiện trạng

83,98

13,93

92,29

1.2

Đất ở mới

0,00


0,00

0,00

1.3

Đất ở chung cư

0,00

0,00

0,00

2

Đất công cộng

3,33

0,55

3,66

3

Đất cơ quan

6,92


1,15

7,60

4

Đất trường học

34,22

5,68

37,60

5

Đất y tế

1,96

0,33

2,15

6

Đất cây xanh công viên

3,35


0,56

3,68

7

Đất thể dục thể thao

2,60

0,43

2,86

8

Đất giao thông đô thị

42,77

7,09

47,00

B

Đất ngoài dân dụng

39,21


6,50

43,09

1

Đất sản xuất

9,23

1,53

10,14

2

Đất quốc phòng

1,56

0,26

1,71

3

Đất tôn giáo

2,32


0,38

2,55

4

Đất nghĩa trang

10,95

1,82

12,03

5

Đất công trình đầu mối HTKT

6,29

1,04

6,91

6

Đất giao thông đối ngoại

8,86


1,47

9,74

C

Đất nông nghiệp

384,56

63,79

422,59

1

Đất dự trữ (hiện trạng là đất NN)

6,49

1,08

7,13

2

Đất lúa

274,00


42,45

301,10

3

Mặt nước nuôi trồng thủy sản, thủy lợi

104,07

17,26

114,36

Tổng cộng

602,90

100,00

662,53


×