Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang và phương pháp điều trị bệnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.2 KB, 50 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN VĂN CẨN


Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN
LỢN NÁI NUÔI TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2013 - 2015




THÁI NGUYÊN, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN VĂN CẨN




Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN
LỢN NÁI NUÔI TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật
Lớp : Liên thông SPKT – K9
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2013 – 2015
Giáo viên hướng dẫn : TS Hà Văn Doanh



THÁI NGUYÊN, 2014
LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập, rèn luyện cũng như trong thời gian thực tập tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nhân dịp này tôi xin
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm
khoa chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình
dìu dắt giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập lý thuyết tại trường và đã tạo

mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hà Văn Doanh đã quan
tâm giúp đỡ và chỉ bảo hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cường đã tạo
mọi kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở để hoàn thành đợt thực
tập tốt nghiệp.
Một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi - Thú y, cùng gia đình bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi. Tôi xin
chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể các thầy cô lời chúc sức khoẻ, thành
đạt trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việt Yên, tháng 9 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Văn Cẩn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động 7
Bảng 1.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của thị trấn Bích Động 8
Bảng 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo khu vực. 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ. 37
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống 38
Bảng 3.5. Thời gian và kết quả điều trị 40
Bảng 3.6. Chi phí sử dụng thuốc. 41


















MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề 2
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập 3
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 5
1.3.2.3. Tình hình sản xuất của cơ sở 7
1.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn 14
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 15
1.5. Tổng quan tài liệu 15
1.5.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 15

1.5.1.1. Đặc điểm sinh lí sinh sản của lợn nái 15
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh viêm tử cung 16
1.5.1.3. Những hiểu biết về một số thuốc điều trị bệnh viêm tử cung 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 26
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 27
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Nội dung nghiên cứu 30
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 30
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 30
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 31
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp tiến hành 31
2.4.1. Phương pháp điều tra 31
2.4.2. Phương pháp phân nhóm điều trị và so sánh hiệu lực hai loại thuốc 32
2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và công thức tính: 32
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 33
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 34
3.1. Kết quả phục vụ sản xuất: 34
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề 35
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung. 35
3.2.2. Xác định hiệu lực của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin trong
điều trị viêm tử cung ở lợn nái. 39
3.2.3. Chi phí sử dụng thuốc. 41
Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 42
4.1. Kết luận 42
4.2.Tồn tại 42

4.3. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập, rèn luyện cũng như trong thời gian thực tập tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nhân dịp này tôi xin
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm
khoa chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình
dìu dắt giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập lý thuyết tại trường và đã tạo
mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hà Văn Doanh đã quan
tâm giúp đỡ và chỉ bảo hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cường đã tạo
mọi kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở để hoàn thành đợt thực
tập tốt nghiệp.
Một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi - Thú y, cùng gia đình bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi. Tôi xin
chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể các thầy cô lời chúc sức khoẻ, thành
đạt trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việt Yên, tháng 9 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Văn Cẩn




2
Chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang ngày càng
phát triển theo hướng tập trung với quy mô trang trại, tốc độ phát triển bình
quân/năm trong 5 năm gần đây đạt trên 15%. Tuy nhiên, trên thực tế các biến
chứng sau đẻ trên đàn lợn nái vẫn thường xảy ra với tỷ lệ nhiễm tương đối
cao, gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi. Nhưng sự hiểu biết của người
chăn nuôi về các biến chứng này còn rất hạn chế.
Mặt khác, trên thị trường hiện nay đang bày bán rộng rãi, phổ biến rất
nhiều loại thuốc của các cơ sở sản xuất khác nhau để điều trị các biến chứng
này. Nên người chăn nuôi rất lúng túng trong việc lựa chọn loại thuốc nào để
điều trị các biến chứng trên cho có hiệu quả cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu các biến chứng viêm tử cung trên địa bàn thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ đó đề ra các biện pháp
phòng trị bệnh tích cực góp phần nâng cao năng suất sinh sản, hạn chế tối đa
thiệt hại kinh tế là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. Xuất phát
từ thực tế đó, tôi tiến hành chuyên đề: “Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm
tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang và phương pháp điều trị bệnh”
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
- Điều tra được tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái tại thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang .
- Khuyến cáo được với người chăn nuôi những biện pháp tích cực để
phòng trị bệnh viêm tử cung lựa chọn được loại thuốc thích hợp để điều trị.
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
Thực hiện phương châm: “học đi đôi với hành”, (lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất), thì việc trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên trước khi
ra trường là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống



3
lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường Đại học, đồng thời giúp sinh
viên làm quen với thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc
phương pháp tổ chức, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất… để trở thành
một người cán bộ khoa học trong tương lai đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ
sở thực tập, tôi tiến hành chuyên đề: “Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử
cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang và phương pháp điều trị bệnh”.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí, địa lý
Thị trấn Bích Động nằm ở trung tâm văn hóa chính trị của huyện Việt
Yên, có đường quốc lộ 37 và tỉnh lộ 298 chạy qua với chiều dài hơn 7 km, có
một chợ trung tâm là chợ huyện là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản
cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận, có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp xã Minh Đức;
Phía Nam và phía Tây giáp xã Bích Sơn;
Phía Đông giáp xã Hồng Thái.
Với vị trí địa lý có đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua nối với các đường
liên thôn, liên xã, liên huyện đã tạo cho thị trấn Bích Động giao lưu đi lại dễ
dàng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
* Địa hình đất đai
Thị trấn Bích Động có địa hình cao thấp xen kẽ, phân làm 6 đơn vị thôn,
phố. Trong đó 03 thôn chủ yếu các hộ sống bằng nghề nông nghiệp, 03 khu
phố các hộ chủ yếu là cán bộ, hộ kinh doanh dịch vụ. Có thể chia làm 3 loại:



4
- Địa hình cao chiếm 40% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong thị
trấn, thích hợp cho việc bố trí dân cư.
- Địa hình vàn chiếm 30% diện tích tự nhiên phân bố rải rác trong toàn
thị trấn nhưng chủ yếu là đất canh tác của thị trấn, ở địa hình này rất thích hợp
cho phát triển 3 vụ cây trồng.
- Địa hình thấp (trũng) chiếm 30% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác,
chủ yếu ở 3 thôn nông nghiệp, thích hợp cho việc phát triển cây nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản.
* Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Thị trấn có hệ thống ngòi Cầu Sim chảy qua là nguồn cung cấp nước
tưới tiêu thường xuyên cho 3 thôn nông nghiệp của thị trấn. Bên cạnh đó còn
có hàng trăm ao hồ lớn nhỏ cùng hệ thống kênh mương liên thôn đến nội
đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu của đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, thị trấn Bích
Động nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những đặc điểm sau:
+ Nhiệt độ
Tổng nhiệt độ trong năm 8500
0
c - 8600
0
c, nhiệt độ trung bình từ 23
0
c -
24
0
c và hình thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 27
0
c - 30

0
c, cao
nhất 37
0
c - 39
0
c.
Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 17
0
c
đến 20
0
c, thấp nhất 8
0
c đến 10
0
c.
+ Lượng mưa
Lượng mưa trong năm từ 1500-1700mm, mưa tập trung vào từ tháng 7
đến tháng 10. Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng có mưa lớn thất
thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
đời sống nhân dân.


5
+ Gió
Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp, giá rét ảnh hưởng đến sản
xuất và sức khỏe của người dân.
Gió Đông Nam xuất hiện từ cuối tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều

hơi nước và thường xuyên có mưa lớn. Thời kỳ này thường xuất hiện bão
kèm theo mưa lớn, gây ngập úng, làm cho năng suất cây trồng giảm sút, chăn
nuôi cũng bị ảnh hưởng, nhiều loại vật nuôi bị dịch bệnh hơn.
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 85%, tháng 2 và tháng 3 có độ
ẩm không khí cao gần 90%, tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển
ở người, gia súc và các loại cây trồng.
Tháng 5 và tháng 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng đến khả năng phơi
màu, thụ phấn của cây trồng như lúa, ngô do đó ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
* Kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế của thị trấn có những chuyển biến
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa
sản xuất tuy nhiên tốc độ còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong nông
nghiệp thì tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng của
ngành trồng trọt, song về quy mô vẫn tăng về giá trị tuyệt đối đảm bảo mục
tiêu phát triển kinh tế.
Hiện nay, trong thị trấn số hộ phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch
vụ, ngành nghề hàng năm đều tăng năm 2010 có 489 hộ, năm 2012 có 501 hộ.


6
* Xã hội
- Công tác giáo dục-đào tạo:
Toàn thị trấn có 3 trường mầm non, trong đó một trường đạt trường tiên
tiến xuất sắc của tỉnh, trường tiểu học và trường trung học cơ sở đã đạt trường
chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường trong thị trấn Bích Động đầy đủ,

tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đào tạo học sinh.
- Công tác văn hoá-thể thao-thông tin và truyền thanh:
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham dự hội
diễn văn nghệ tại thành phố và phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức những
buổi giao lưu văn nghệ tại thị trấn.
Người dân trong thị trấn thực hiện và xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hoá.Trên địa bàn thị trấn có đầy đủ hệ thống đường dây thông tin và
truyền thanh, từ đó việc tuyên truyền cho nhân dân các thông tin cần thiết rất
thuận tiện.
- Chính sách xã hội:
Tổ chức phát động tết vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho các
mẹ Việt Nam anh hùng, các nhà có hoàn cảnh khó khăn. Quan tâm đến các
gia đình thương binh, liệt sỹ, những người có công với cách mạng, làm hồ sơ
hưởng trợ cấp thường xuyên cho các cụ từ đủ 80 tuổi trở lên.
- Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ tôi:
Trang thiết bị y tế đầy đủ để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Hàng
năm trạm y tế có tiêm phòng vaccine cho các bà mẹ mang thai và cho trẻ
trong độ tuổi.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống dân số và các dịch vụ kế
hoạch hoá gia đình, thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con để nuôi
dạy con cho tốt, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh con lần 3.


7
1.3.2.3. Tình hình sản xuất của cơ sở
* Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp
Ngành nông nghiệp của thị trấn Bích Động giữ vị trí quan trọng trong
nền kinh tế, là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong 3 thôn nông nghiệp.
Trong những năm gần đây mức tăng trưởng tương đối ổn định cùng với sự
chuyển dịch của cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo nguồn nông sản

tập trung, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2010 2011 2012
1. Tổng DT gieo trồng
1.1 Lúa cả năm
Năng suất
Lúa chiêm
Lúa mùa
1.2 Cây hoa
1.3 Cây ngô
1.4 Cây lạc
Ha
Ha
Tạ/ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
350
335
53,5
180
155
3,5
7,3
4,2

327
310
58,3
170
140
5
6
6
325
307
60,1
165
142
5,7
6,3
6
(Nguồn: Văn phòng thống kê thị trấn Bích Động)
Do một số diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang bố
trí dân cư và làm đường giao thông nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần.
Các cây trồng chính của thị trấn vẫn là cây lúa, bên cạnh đó có cây hoa cũng
mang lại giá trị kinh tế cao, cây ngô trồng vào vụ đông, cây lạc trồng vào vụ
hè thu và các loại cây rau màu khác.
- Về lâm nghiệp, thị trấn không có diện tích đất lâm nghiệp



8
* Tình hình phát triển ngành chăn nuôi và công tác thú y
Ngành chăn nuôi là một ngành không thể thiếu được trong sản xuất và
phát triển nông thôn, nó đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát

triển của đất nước. Trước kia ngành chăn nuôi ít được chú trọng vì xưa kia bà
con nông dân luôn nghĩ chăn nuôi là phụ, trồng trọt mới là chính. Chăn nuôi
chủ yếu cung cấp sức cày kéo và phân bón cho việc phát triển cơ cấu cây
trồng mà thôi, hơn nữa việc mua sản phẩm thịt, trứng, sữa là rất khó khăn. Do
đó mà ngành chăn nuôi ít được chú trọng phát triển.
Bảng 1.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của thị trấn Bích Động
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2010 2011 2012
I. Chăn nuôi
1. Tổng đàn lợn
2. Tổng đàn trâu
3. Tổng đàn bò
4. Tổng đàn gia cầm
Con
Con
Con
Con
2,655
217
105
16,800

2,950
225
125
17,500
2,875
227
112

18,200
(Nguồn: Văn phòng thống kê thị trấn Bích Động)
Nhưng hiện nay, với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chăn
nuôi, cho nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Mức sống
của người dân đã khá hơn rất nhiều so với mấy năm trước đó, người dân đòi
hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thì ngành chăn nuôi cũng
đang từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm.
Hiện nay, ngành chăn nuôi của thị trấn đang phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi trâu bò và chăn nuôi lợn ngày càng đtôi lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi. Trong thị trấn đã có nhiều gia đình làm giàu từ chăn nuôi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động 7
Bảng 1.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của thị trấn Bích Động 8
Bảng 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo khu vực. 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ. 37
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống 38
Bảng 3.5. Thời gian và kết quả điều trị 40
Bảng 3.6. Chi phí sử dụng thuốc. 41




















10
thức ăn như: cỏ khô, rơm khô…để đảm bảo thưc ăn cho trâu bò qua mùa
đông.Ngoài ra một số hộ gia đình còn trồng các loại cỏ như cỏ voi để đảm bảo
nguồn thức ăn cho trâu bò.
- Chăn nuôi lợn:
Ngành chăn nuôi lợn của thị trấn Bích Động ngày càng phát triển, hầu hết
hộ gia đình nào cũng nuôi, vì chăn nuôi lợn vừa cung cấp thịt cho người dân lại
vừa cung cấp phân bón cho nông nghiệp, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi cá.
Chính vì vậy mà chăn nuôi lợn không thể thiếu được trong mỗi gia đình.
Do những ưu điểm của việc chăn nuôi lợn đem lại cho nên số lượng lợn
ở thị trấn Bích Động ngày càng tăng.
Trên địa bàn thị trấn hiện nay chăn nuôi lợn chủ yếu là theo hình thức
chăn nuôi hộ gia đình và trang trại với quy mô vừa và nhỏ. Lợn được nuôi
chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn thịt. Lợn nái thì chủ yếu có 2 giống đó là:
lợn Móng Cái và lợn Lang Hồng, 2 giống này có ưu điểm là phàm ăn, dễ
nuôi, chịu đựng kham khổ tốt, nuôi con khéo, mắn đẻ, khả năng chống chịu
bệnh tật tốt… Còn đối với lợn thịt thì chủ yếu là con lai 2, 3 máu: Móng Cái x
Đại Bạch, Lang Hồng x Đại Bạch và F
1

x Đại Bạch.
+ Về thức ăn:
Thức ăn cho lợn mà nhân dân trong thị trấn sử dụng chủ yếu là thức ăn
tận dụng từ ngành trồng trọt: Gạo, ngô, khoai, sắn, thức ăn thừa… Đối với lợn
nái sinh sản thì bà con chủ yếu cho ăn rau lang sống, rau lấp sống và cho uống
cám, đến thời kỳ sinh sản và nuôi con thì bà con mới nấu cám chín cho lợn
ăn. Còn đối với lợn thịt thì tuỳ theo hộ gia đình, gia đình nào nuôi ít thì nấu
cám cho ăn, còn gia đình nào nuôi nhiều theo hướng công nghiệp thì nấu cám trộn
lẫn với thức ăn công nghiệp hay cho ăn thẳng.




11
+ Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:
Hiện nay, ý thức của người dân đã được nâng cao, do đó họ đã có chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng rất tốt. Hàng năm họ đếu tiến hành tiêm phòng cho lợn
nái sinh sản, lợn thịt lợn đực giống và lợn con.
Đối với lợn con thì tiêm phòng thiếu sắt, phòng bệnh sưng phù đầu,
phòng phó thương hàn…
Đối với lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn thịt thì hưởng ứng đợt tiêm
phòng của trạm thú y huyện kết hợp với cán bộ thú y thị trấn Bích Động tổ
chức tiêm phòng một số bệnh như: tụ huyết trùng, dịch tả…
Khi lợn có biểu hiện triệu chứng bỏ ăn hay ăn kém thì người dân đã gọi
cán bộ thú y đến ngay để điều trị kịp thời nhằm mục đích giảm thiệt hại trong
chăn nuôi và nâng cao năng suất trong lao động.
+ Tình hình vệ sinh chuồng trại:
Chuồng trại được xây dựng và bố trí hầu như hợp lý. Chuồng được xây ở
nơi cao dáo, chắc chắn, được xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Chuồng
có chỗ gom phân và nước tiểu để làm phân bón cho trồng trọt .

Đối với lợn nái thì có chỗ nhốt riêng lợn con và có cả sân chơi để cho
lợn con vận động và tắm nắng.
Đối với lợn thịt, hộ gia đình nào chăn nuôi nhiều thì xây dựng thành những
dãy chuồng, mỗi dãy chuồng có các ô chuồng và mỗi ô chuồng có máng ăn, vòi
nước uống tự động, có hố ủ phân và gom phân xử lý hàng ngày…
Đối với lợn đực giống thì mỗi con được nhốt riêng vào một ô chuồng có
cửa cài chắc chắn.
Về vệ sinh chuồng trại thì đa số người dân đã có ý thức vệ sinh chuồng
trại sạch sẽ, khô dáo, thoáng mát để tránh bệnh tật cho lợn. Tuy nhiên vẫn còn
một số hộ gia đình vẫn chưa nhận thức được vệ sinh chuồng trại là một yếu tố
rất cần thiết trong chăn nuôi lợn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh


12
trưởng và phát triển của lợn. Nó có thể gây lên các bệnh: ghẻ, viêm loét da,
bệnh tiêu chảy…
- Chăn nuôi gia cầm:
Trên địa bàn thị trấn Bích Động hiện nay có rất nhiều giống gia cầm khác
nhau như: Gà ri, gà Lương Phượng, vịt tàu, vịt cỏ, ngan ta, ngan pháp. Nhưng
do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H
5
N
1
trong vòng 4 năm trở lại đây số
lượng gia cầm có xu hướng giảm. Tuy phong trào chăn nuôi là rất phát triển,
song vẫn có những gia đình gặp không ít khó khăn trong chăn nuôi, nguyên
nhân chính là do giá cả thị trường bấp bênh, mà giá thức ăn lại cao, đặc biệt là
dịch cúm H
5
N

1
đang có nguy cơ quay trở lại. Bên cạnh đó người chăn nuôi vẫn
chưa tuân thủ các quy trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại còn kém, phòng
bệnh không tốt do đó mà gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi gia cầm.
+ Về thức ăn:
Phương thức chăn nuôi theo kiểu chăn thả tự do, thức ăn chủ yếu là sản
phẩm phụ trong vườn, trong gia đình như: cơm, gạo, cám, ngô, rau…Với
phương thức chăn nuôi này có ưu điểm là thịt gia cầm rắn chắc, thơm ngon,
nhưng tốc độ lớn thì chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Bên cạnh các hộ gia đình chăn nuôi theo kiểu chăn thả tự do còn có một
số hộ gia đình đã mạnh dạn tiếp thu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất để
làm các mô hình chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, đã thu lại hiệu quả kinh tế
đáng khích lệ, góp phần tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo.
+ Về chuồng trại:
Trên địa bàn thị trấn chuồng trại dành cho gia cầm chưa được quan tâm
nhiều, nền chuồng thường bị ẩm ướt cho nên hay mắc các bệnh tự nhiên.
- Chăn nuôi các loài khác:
Ngoài việc chăn nuôi trâu, bò, lợn , gà…ra thì một số hộ gia đình còn
chăn nuôi ngựa, chó, mèo…


13
Chăn nuôi ngựa chủ yếu lấy sức kéo là chính.
Chăn nuôi chó mèo thì hầu hết gia đình nào cũng có.Vì chăn nuôi mèo
để bắt chuột, chăn nuôi chó không những chỉ để coi nhà mà còn đtôi lại thu
nhập khá cao cho hộ gia đình.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi của thị trấn Bích Động đang ngày càng
phát triển, nhờ đó mà nguồn thu nhập từ chăn nuôi cao hơn so với các ngành
khác. Mặt khác thì ở thị trấn Bích Động vẫn còn tồn tại một số khó khăn như
hình thức chăn nuôi chỉ vừa và nhỏ, đầu tư về vốn và kỹ thuật chưa cao nhất

là về kỹ thuật chăn nuôi người dân chưa hiểu biết nhiều. Chính vì vậy, thị trấn
đang từng bước củng cố những khó khăn đó để giúp cho ngành chăn nuôi
ngày càng phát triển hơn.
* Công tác thú y
+ Tình hình dịch bệnh
Trong mấy năm qua tình hình dịch bệnh trên địa bàn thị trấn Bích Động
diễn ra rất phức tạp.
Trâu bò: Thường mắc bệnh truyền nhiễm chính là lở mồm long móng, tụ
huyết trựng… bệnh thường xảy ra lẻ tẻ quanh năm chủ yếu vào vụ đông và
xuân khi trời lạnh và ẩm ướt, khí hậu thay đổi nếu trâu bò nhốt trong tình
trạng vệ sinh kém, người dân chưa tiêm phòng đầy đủ.
Lợn: Thời gian vừa qua dịch bệnh làm rất nhiều trại lợn nhỏ và các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ bị thiệt hại rất lớn, lợn bệnh chết rất nhiều khiến cho đàn lợn
trong huyện giảm mạnh.
Gia cầm: Chăn nuôi gia cầm ở thị trấn khá phát triển, xong những năm
gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều. Gia cầm chăn nuôi ở các thị trấn Bích Động
không những mắc các bệnh như Newcaste, bạch lỵ, tả, gumboro… mà còn
mắc cả cúm gia cầm, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.

MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề 2
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập 3
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 5
1.3.2.3. Tình hình sản xuất của cơ sở 7

1.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn 14
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 15
1.5. Tổng quan tài liệu 15
1.5.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 15
1.5.1.1. Đặc điểm sinh lí sinh sản của lợn nái 15
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh viêm tử cung 16
1.5.1.3. Những hiểu biết về một số thuốc điều trị bệnh viêm tử cung 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 26
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 27
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Nội dung nghiên cứu 30
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 30
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 30


15
- Chăn nuôi còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Thời tiết, khí hậu
tương đối khắc nghiệt, nóng ẩm, mưa nhiều làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và
sinh trưởng của vật nuôi.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ và tay nghề giỏi còn ít, chưa đáp ứng được
những yêu cầu của xã hội.
- Công tác kiểm dịch lực lượng quá mỏng, trang thiết bị cũ kỹ. Việc
kiểm soát giết mổ chỉ diễn ra tại chợ chứ không đến tận nơi địa điểm giết mổ.
- Thù lao cho người làm công tác thú y còn thấp chưa khuyến khích
được người làm công tác thú y nhiệt tình với công việc.
- Nhận thức của một số người dân trong chăn nuôi còn hạn chế, vì thế
năng suất và chất lượng chăn nuôi chưa tốt.

1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề
- Kết quả nghiên cứu của chuyên đề là thông tin khoa học về tình hình
bệnh viêm tử cung, điều trị bệnh viêm tử cung cho lợn nái sinh sản tại thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ điều trị bệnh
viêm tử cung, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn.
- Nâng cao được tay nghề trong quá trình chẩn đoán, điều trị gia súc, gia cầm.
- Tăng cường chuyển giao KHKT cho người chăn nuôi, và đưa các tiến
bộ KHKT vào thực tế sản xuất.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.5.1.1. Đặc điểm sinh lí sinh sản của lợn nái
- Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng vô sinh và
rối loạn chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục. Các quá trình viêm trong tử
cung sẻ cản trở sự di chuyển của tinh trùng, tạo ra các độc tố có hại cho tinh


16
trùng như Spermiolysin(độc tố làm tiêu tinh trùng), đồng thời trong quá trình
gây viêm vi khuẩn cũng tiết độc tố gây bất lợi cho cơ thể. Do đó, tỷ lệ thụ thai
thường thấp.
- Viêm tử cung thường gây nên những biến đổi bệnh lý như: thoái hoá
niêm mạc, teo niêm mạc, sẹo niêm mạc tử cung… Khả năng hồi phục niêm
mạc thường diễn ra chậm và không hoàn toàn. Vì vậy, thời gian động dục trở
lại sau cai sữa kéo dài, làm giảm năng suất sinh sản của lợn nái. Đồng thời
những biến đổi bệnh lý trong cấu trúc niêm mạc đường sinh dục của lợn nái,
sẽ làm cho mối liên hệ dinh dưỡng giữa bào thai và cơ thể mẹ qua nhau thai bị
cản trở và hàng rào bảo vệ sinh học giữa cơ thể mẹ và bào thai bị phá vỡ, vi
khuẩn xâm nhập tiết độc tố làm cho bào thai phát triển không bình thường.

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ chết thai, thai lưu cao và
khối lượng lợn con sơ sinh thấp.
1.5.1.2 Những hiểu biết về bệnh viêm tử cung
* Nguyên nhân:
- Bệnh viêm tử cung
+ Bệnh thường xảy ra ở lợn nái sau khi sinh từ 1 – 10 ngày.
+ Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [1] thì bệnh xảy ra trên các giống lợn
nội ngoại khác nhau, lợn nái ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều mắc
bệnh, song tỷ lệ phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh môi trường và các khu hệ động
thực vật ở mỗi vùng khác nhau.
+ Theo Trương Lăng (2000) [2]: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung
của lợn nái do vi trùng Steptococcus và Colibacillus nhiễm qua rốn, đẻ khó,
xảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo ra các ổ
nhiễm trong tử cung.
+ Theo Đặng Đình Tín và cs (1986) [8]: Khi gia súc đẻ, nhất là trường
hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung xây xát


17
và tạo các ổ viêm, mặt khác các bệnh truyền nhiễm như xảy thai truyền
nhiễm, phó thương hàn, lao… thường gây ra viêm tử cung.
+ Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát và tạo ra các ổ viêm
nhiễm trong âm đạo và tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ
tinh không được vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễmvào đường sinh
dục của lợn nái. Do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật, khi nhảy trực
tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái ( Phạm Sỹ Lăng và cs, 1995) [4].
+ Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [1]: ở lợn nái sinh sản đều mang vi
khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi đẻ cổ tử cung mở, chất
dịch tiết đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh
Theo Đặng Thanh Tùng (2006) [10], viêm tử cung ở lợn nái là một trong

những tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy
dinh dưỡng, chậm phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai,
có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.
Cũng theo Đặng Thanh Tùng (2006), bệnh viêm tử cung ở lợn nái
thường do các nguyên nhân sau:
-
Thiếu sót về dinh dưỡng quản lý
+ Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước hoặc trong thời kỳ mang thai
ảnh hưởng đến viêm tử cung
+ Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, phải can thiệp bằng
tay gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng
viêm tử cung kế phát.
+ Ngược lại thiếu dinh dưỡng, lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm
không chống lại được sự xâm nhập của vi trùng cũng gây viêm tử cung.
-
Tiểu khí hậu chuồng nuôi.
+ Thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến


18
viêm tử cung.
Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh
Văn Kháng (2000) [11], bệnh viêm tử cung xảy ra do các nguyên nhân sau:
-
Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử
cung lợn nái gây viêm.
-

Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho con khoẻ.
-
Lợn nái sau đẻ bị sát nhau, xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
-
Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm như Sẩy thai truyền nhiễm, Phó
thương hàn, gây viêm.
-
Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước, trong và
sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều
kiện xâm nhập vào gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động
dục (vì lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường
máu và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê
Văn Năm, 1997[5]).
Theo F.Mada và C.Neva (1995)[4], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát
triển trong âm đạo và việc gây viêm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một
cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa
phối đã bị viêm tử cung.
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 31
2.3.2. Thời gian nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp tiến hành 31
2.4.1. Phương pháp điều tra 31
2.4.2. Phương pháp phân nhóm điều trị và so sánh hiệu lực hai loại thuốc 32
2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và công thức tính: 32

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 33
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 34
3.1. Kết quả phục vụ sản xuất: 34
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề 35
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung. 35
3.2.2. Xác định hiệu lực của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin trong
điều trị viêm tử cung ở lợn nái. 39
3.2.3. Chi phí sử dụng thuốc. 41
Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 42
4.1. Kết luận 42
4.2.Tồn tại 42
4.3. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

×