Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng móng nông cho các công trình tại ninh bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.37 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

PHẠM VĂN DŨNG
KHÓA: 2014-2016

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG MÓNG NÔNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH
TẠI NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU HÀ

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. Trần Hữu Hà,
người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.


Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Văn Dũng


1
MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư xây dựng đã và đang được
triển khai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như
nhu cầu cải thiện nhà ở của người dân. Các công trình dân dụng cũng đa dạng
về chủng loại, qui mô tùy theo nhu cầu, khả năng đầu tư, mục đích sử dụng.
Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là một trong những vấn đề nổi
cộm nhất hiện nay của nhà nước và nhân dân. Nếu chất lượng xây dựng
không đảm bảo sẽ gây nên các lãng phí to lớn cho nhà nước và xã hội. Trong

cơ chế thị trường các nhà thầu xây lắp thường chạy theo lợi nhuận nên nhiều
khi đã không quan tâm đúng mức đến chất lượng thi công xây dựng. Các hiện
tượng tiêu cực khác xảy ra giữa chủ đầu tư, cơ quan tư vấn giám sát và nhà
thầu xây dựng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xây dựng trong thời
gian qua. Đi kèm với sự phát triển kinh tế xã hội là sự phát triển đô thị về mặt
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở, đặc biệt là nhà chung cư phục vụ tái
định cư, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và các công trình nhà ở do
người dân tự xây dựng đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân. Đây là
những công trình thực hiện chủ trương, chính sách để tạo ra chỗ ở cho người
dân mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình rất quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh sự
phát triển như vậy thì vấn đề chất lượng công trình xây dựng cần phải được
quan tâm. Các giới truyền thông cũng đã lên tiếng cảnh báo và xã hội cũng đã
phản ánh về sự xuống cấp nhanh đối với chất lượng của một số công trình nhà
ở đã xây dựng. Sự tăng nhanh chóng số lượng các công trình xây dựng cũng
dễ tạo ra các khiếm khuyết về chất lượng xây dựng công trình. Để đáp ứng
nhu cầu về nhà ở, việc xây dựng các chung cư thấp tầng là một giải pháp đặc
thù của tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây. Xây dựng các chung cư
thấp tầng vừa giải quyết được vấn đề về nhà ở, vừa tiết kiệm được không


2
gian, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân xưa nay không quen đối với
loại hình nhà ở chung cư cao tầng nhưng cũng đặt ra cho công tác kiểm soát
chất lượng những nhiệm vụ bức thiết trong đó có công tác kiểm soát chất
lượng móng cho công trình. Sự lựa chọn móng nông để xây dựng đối với các
công trình quy mô nhỏ và vừa (thường ≤ 5 tầng) là giải pháp tối ưu về mặt
kinh tế, đây là loại móng rất phổ biến ở Ninh Bình và là loại móng “rẻ” nhất
các chủ đầu tư thường lựa chọn loại móng này để tận dụng khả năng làm việc
của các lớp đất phía trên. Giải pháp móng sử dụng cho các chung cư thấp
tầng, nhà ở riêng lẻ trong dân thường là móng nông. Loại móng này có đặc

điểm tiết kiệm được chi phí đầu tư, ít gây ảnh hưởng cho các công trình lân
cận và tận dụng được tối đa vật liệu địa phương sẵn có (sử dụng cọc tre, cọc
gỗ phục vụ gia cố nền cho loại móng này). Vấn đề kiểm soát chất lượng thi
công móng để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu kinh tế được các nhà
quản lý, chủ đầu tư và nhà thầu rất quan tâm. Vì vậy đề tài luận văn: “Nghiên
cứu biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng móng nông cho các công
trình tại Ninh Bình” chính là để góp phần khắc phục các yếu kém trong kiểm
soát chất lượng kết cấu móng trong xây dựng tại khu vực tỉnh Ninh Bình.
* Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế và chất
lượng xây dựng nói chung, chất lượng của móng nông trên nền thiên nhiên
nói riêng; các lý thuyết về thiết kế và thi công móng nông có liên quan đến
chất lượng để đề ra một số giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng xây dựng
móng nông.
Nghiên cứu đề ra một số biện pháp về quản lý, kỹ thuật xây dựng có tính
khả thi để góp phần bảo đảm nâng cao chất lượng xây dựng, đáp ứng sự phát triển
của công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành xây dựng tại Ninh Bình.


3
Vì vấn đề chất lượng xây dựng rất rộng lớn nên trong luận văn chỉ giới
hạn trong việc nâng cao chất lượng xây dựng móng nông trên nền thiên niên
nói riêng là chính, đồng thời có đề cập đến một mức độ nhất định các vấn đề
có liên quan. Các giải pháp đề cập trong quản lý chất lượng xây dựng trong
quá trình thiết kế, thi công của Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà
nước.
* Phương pháp nghiên cứu:
+ Kết hợp nghiên cứu định tính (dựa trên đường lối, chủ trương của
Nhà nước, các môn khoa học có liên quan) với nghiên cứu định lượng ( thiết
kế cụ thể ).

+ Kết hợp giữa thực tế và lý luận.
+ Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan.
+ Tìm giải pháp nền móng nông hợp lý cho các công trình xây dựng
dân dụng phù hợp điều kiện địa chất của các vùng.
+ Kiến nghị các giải pháp phù hợp hơn.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện các biện pháp quản lý chất
lượng công trình, phân tích các yếu tố kỹ thuật từ các nguyên nhân những sự
cố công trình, trên cơ sở đó làm rõ hơn các yếu tố kỹ thuật liên quan tới chất
lượng móng nông trên nền thiên nhiên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phù hợp với yêu cầu thực tế, áp dụng cho
các công trình xây dựng dân dụng, từ đó lựa chọn phương án thiết kế và qui
trình kiểm soát chất lượng trong thi công phù hợp, hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đưa ra được kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng móng
nông tại địa bàn Ninh Bình.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
*/ Kết luận:
Từ đánh giá các sự cố, các công trình móng nông được xây dựng kém
chất lượng, luận văn đã tập trung nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật
về quản lý chất lượng công trình xây dựng, địa chất công trình địa chất thuỷ
văn tại tỉnh Ninh Bình, xem xét thấu đáo các nguyên nhân dẫn đến chất lượng
xây dựng móng nông tại Ninh Bình từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao chất
lượng xây dựng móng nông tại Ninh Bình. Các kết quả cụ thể là:
+ Nêu những trường hợp tiêu biểu trong các sự cố công trình cho chất
lượng xây dựng móng nông không đảm bảo. Từ đó đánh giá các nguyên nhân
dẫn đến sự cố và đề ra các giải pháp hạn chế.
Các nguyên nhân cụ thể:
- Thực hiện công tác khảo sát địa kỹ thuật không đầy đủ, số liệu thiếu
chính xác hoặc không khảo sát.
- Lựa chọn phương án móng nông hoặc thiết kế không hợp lý .
- Không tuân thủ qui trình quản lý chất lượng xây dựng công trình,
không tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn qui chuẩn.
- Thi công có nhiều sai sót so với yêu cầu thiết kế.
- Không đánh giá đúng mức các ảnh hưởng của công trình lân cận.
+ Luận văn đã tổng hợp, đánh giá phân tích các văn bản qui phạm pháp
luật về quản lý chất lượng xây dựng, vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng tại Ninh Bình, các tiêu chuẩn qui chuẩn có liên quan
tới xây dựng móng nông.
+ Luận văn đã đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng
móng nông cho các công trình tại Ninh Bình từ thiết kế, thẩm định thiết kế
đến chỉ dẫn kỹ thuật thi công, xây dựng qui trình kiểm soát chất lượng trong
xây dựng móng nông tại Ninh Bình.


104

+ Luận văn đã phân tích trạng thái móng nông dưới tác dụng của tải
trọng. Phân tích trạng thái phá hoại của nền đất dưới móng nông. Đề xuất các
biện pháp xử lý móng nông khi gặp sự cố.
+ Thông qua việc thiết kế móng nông trong 04 trường hợp điển hình:
Móng nông chịu tải lệch tâm, móng trên nền đất yếu, móng chịu tải trọng
ngang lớn, móng trên nền địa chất phức tạp, tác giả đưa ra những khuyến nghị
cần thiết trong việc lựa chọn phương án, các yêu cầu kỹ thuật cụ thể khi thiết
kế móng nông phù hợp với các phân vùng địa chất tại Ninh Bình.
+ Luận văn cũng chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục đối với các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng nói chung, xây dựng móng nông tại Ninh Bình
nói riêng. Từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với các chủ thể nhằm nâng
cao chất lượng xây dựng móng nông tại Ninh Bình.
*/ Kiến nghị:
Do đề tài chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, khả năng chuyên
môn của người nghiên cứu hạn chế nên chỉ triển khai các giải pháp chất lượng
kết cấu móng nông trên nền thiên nhiên. Tuy nhiên, với vấn đề chất lượng
công trình móng nông trên nền thiên nhiên không chỉ là phần kết cấu mà còn
là nhiều vấn đề liên quan khác như: kiến trúc, thi công, hệ thống kỹ thuật,
kinh tế và chất lượng sử dụng. Kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm để
tiếp tục tổ chức nghiên cứu, triển khai chi tiết các giải pháp khác liên quan
đến chất lượng công trình có liên quan đến các loại móng đang được ứng
dụng hiện nay, thông qua đó có thể đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công
trình./.



×