BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------
NGUYỄN VĂN THỊNH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH AN TOÀN
VỀ THỦY LỰC CHO ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC
TRUYỀN DẪN SÔNG ĐÀ – HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
Hà Nội – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------
NGUYỄN VĂN THỊNH
KHÓA 2013-2015
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH AN TOÀN
VỀ THỦY LỰC CHO ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC
TRUYỀN DẪN SÔNG ĐÀ – HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THANH SƠN
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Hiện nay với chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Chính phủ đã mang
lại những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng giàu
mạnh. Song song với các ngành kinh tế trọng điểm đó được Chính phủ ưu tiên
phát triển là các chương trình nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng cho các khu vực
đô thị và nông thôn trong toàn quốc như giao thông, điện cấp thoát nước
nhằm nâng cao điều kiện sống của nhân dân và thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của các ngành thì ngành cấp thoát nước đang có
những bước phát triển mạnh mẽ. Đã có nhiều công ty cấp nước mạnh dạn áp
dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, vận hành hệ
thống cấp nước nước và đã có những thành công nhất định
Được sự đồng ý của của Khoa đào tạo sau đại học – Trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội tôi được giao luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kỹ thuật là :
“Nâng cao hiệu quả vận hành an toàn về thủy lực cho đường ống cấp
nước truyền dẫn Sông Đà - Hà Nội”
Với sự chỉ dẫn tận tình của TS. Trần Thanh Sơn và các cán bộ công ty
VIWASUPCO tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !.
Học viên thực hiện
Nguyễn Văn Thịnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thịnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BTCT
Bê tông cốt thép
CSTT
Cốt sợi thủy tinh
HTCN
Hệ thống cấp nước
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
XNKXD
Xuất nhập khẩu xây dựng
VCLĐ
Viên chức lao động
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình
Tên Hình
Hình 1.1
Tổng mặt bằng nhà máy nước sạch Sông Đà
Hình 1.2
Sơ đồ bố trí thiết bị trên tuyến ống
Hình 1.3
Ảnh và mô tả đặc điểm các vị trí xả ra sự cố trên tuyến ống
Hình 1.4
Tổng hợp mô tả đặc điểm của các lần sự cố 1 đến 6
Hình 1.5
Dây chuyền sản xuất ống FRP Nhà máy Nghi Sơn – Thanh
Hóa
Hình 1.6
Hình ảnh ống bị rộp khi không làm việc (đặt tại nhà máy)
Hình 1.7
Biểu đồ thể hiện sự suy thoái của đường ống theo thời gian
Hình 3.1
Van xả khí – chân không sử dụng cho tuyến ống
Hình 3.2
Mô phỏng tuyến ống theo các thông số thiết kế
Hình 3.3
Áp lực làm việc của ống theo thiết kế
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Liên hệ giữa góc mở của van V6 với áp lực đo thực tế tại Ngọc
Liệp và VĐ3
Liên hệ giữa góc mở của van V6 với lưu lượng đo tại đồng hồ
(VĐ 3)
Mối quan hệ giữa độ mở của van với hệ số tổn thất cục bộ
Mô phỏng xác định hệ số C khi vận hành thực tế vào giờ max
(C = 144.8)
Áp lực thực tế đo được trên tuyến ống tại các nút Ngọc Liệp,
Quốc Oai và Vành Đai 3
Kết quả mô phổng áp lực tại các điểm vào giờ dung nước max
Mô phỏng xác định hệ số C khi vận hành thực tế vào giờ min(C
= 144.8)
Mô phỏng áp lực tại các điểm vào giờ dung nước min với các
chế độ mở van V6 khác nhau.
Hình 3.12
Mô phỏng vận tốc trong tuyến ống trong giờ min và giờ max
Hình 3.13
Áp lực làm việc của tuyến ống vào ngày sự cố lần 5
Hình 3.14
Áp lực làm việc của tuyến ống vào ngày sự cố lần 6
Hình 3.15
Áp lực làm việc của tuyến ống vào ngày sự cố lần 7
Hình 3.16
Áp lực làm việc của tuyến ống vào ngày sự cố lần 10
Hình 3.17
Mô phỏng vận tốc vào các giờ dùng nước min và max
Hình 3.18
Cấu tạo van bảo vệ bơm 740
Hình 3.19
Đường đặc tính của bơm khi không có van bảo vệ
Hình 3.20
Đường đặc tính của bơm khi có van bảo vệ
Hình 3.21
Lắp đặt điển hình van 735-M trong trạm bơm
Hình 3.22
Đồng hồ đo lưu lượng tổng
Hình 3.23
Bên trong của đồng hồ điện từ (không làm cản trở dòng chảy)
Hình 3.24
Căn cứ để xác định trách nhiệm về nước thất thoát.
Hình 3.25
Các VCLĐ làm bài kiểm tra phần lý thuyết.
Hình 3.26
Các VCLĐ thực hành nội dung kiểm tra về xử lý nước.
Hình 3.27
Các VCLĐ thực hành nội dung kiểm tra về cách sử dụng các
loại máy đo chất lượng nước
Hình 3.28
Các VCLĐ thực hành nội dung kiểm tra về an toàn điện
Hình 3.29
Các VCLĐ thực hành nội dung kiểm tra về an toàn Clo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Tên bảng, biểu
Bảng 1.1
Thông số kỹ thuật của hồ Đầm Bài
Bảng 1.2
Thông số kỹ thuật của trạm bơm nước Sông Đà
Bảng 1.3
Thông số kỹ thuật của trạm bơm hồ Đầm Bài
Bảng 1.4
Thống kê các điểm lấy nước tập trung.
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Chế độ tiêu thụ của tuyến ống trong 7 ngày (từ ngày 15
đến ngày 21/12/2014)
Thống kê các lần xảy ra sự cố trong thời gian từ 2012
đến 2015
Bảng 1.7
Tổng quan các sự cố ống CSTT trên thế giới.
Bảng 3.1
Áp lực làm việc theo thiết kế tại các điểm tính toán
Bảng 3.2
Vận tốc nước trong ốngđược tính toán theo thiết kế.
Bảng 3.3
Kết quả mô phỏng tuyến ống trong giờ dùng nước max
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Kết quả mô phỏng áp lực tại cấc điểm trong giờ dung
nước min
Thông số vận tốc nước trong ống vào các giừ dùng nước
min và max
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
* Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
* Một số khái niệm (Thuật ngữ) ................................................................ 4
* Cấu trúc đề tài ........................................................................................ 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ THỰC TRẠNG VẬN
HÀNH THỦY LỰC CỦA ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC TRUYỀN DẪN SÔNG
ĐÀ - HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu chung về dự án nước sạch Sông Đà………………………..…….5
1.1.1. Khái quát chung về hệ thống cấp nước Sông Đà…………………… 5
1.1.2. Tóm tắt qua về dự án..……………………………………………… 7
1.1.3. Mô tả về tuyến ống truyền dẫn DN=1800÷1600÷1500mm..…….... 11
1.1.4. Quy mô công suất tính toán………………………………..……… 11
1.1.5. Nhu cầu dùng nước dọc tuyến……………………………...……… 12
1.1.6. Chiều dài tuyến ống………………………………………...……… 12
1.1.7. Công trình đơn vị trên tuyến………………………………..…….. 12
1.1.8. Vật liệu sử dụng…………………………………………....……… 13
1.2. Thực trạng vận hành về thủy lực………………….………………………. 13
1.2.1. Chế độ tiêu thụ nước và áp lực khống chế trên toàn tuyến……….. 13
1.2.2. Quy trình vận hành van V6….. ……….………………………….. 31
1.2.3. Quy trình vận hành van xả khí – chân không.…………………….. 31
1.2.4. Các thiết bị đo………………………….………………………….. 32
1.3. Tổng quan về các sự cố trên tuyến ống trong thời gian từ năm 2012 đến
2015……………………………………………………………………….…… 32
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về ống nhựa CSTT trong nước và quốc
tế………………………………………………………………………..……… 35
1.4.1. Ống nhựa cốt sợi thủy tinh trên thế giới…………………………… 35
1.4.2. Ống nhựa cốt sợi thủy tinh ở Việt Nam..…………………………. 43
1.5. Đánh giá chung về hiện trạng vận hành tuyến ống truyền dẫn..…………. 45
1.5.1. Những mặt đạt được………………………………….…………… 45
1.5.2. Những hạn chế tồn tại……………… ……………………………. 46
1.5.3. Đề xuất hướng nghiên cứu…...…………………………………… 47
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẬN HÀNH AN TOÀN THỦY LỰC
VÀ VA ĐẬP THỦY LỰC CỦA ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC TRUYỀN DẪN
SÔNG ĐÀ - HÀ NỘI
2.1. Vai trò của việc vận hành an toàn về thủy lực..………………………….. 48
2.1.1. Các yêu cầu nhằm bảo đảm an toàn trong vận hành các công trình và
thiết bị tới yếu tố an toàn thủy lực……………………………………….……...48
2.1.2. Tác động của việc vận hành các công trình và thiết bị tới yếu tố an
toàn thủy lực…………………………………….…………………………….. 55
2.2. Nước va trong tuyến ống dẫn nước………………………………….....… 57
2.2.1. Khái niệm hiện tượng nước va trong đường ống có áp……..…….. 57
2.2.2. Hệ quả hiện tượng nước va trong đường ống có áp……….…....… 57
2.2.3. Thành lập phương trình cơ bản để tính toán nước va……..…....… 58
2.3. Nước va trong ống tuyệt đối cứng..………………………………….…… 58
2.4. Nước va trong ống đàn hồi…….....………………………………….…… 59
2.4.1. Phương trình cơ bản………………………………….……..…….. 59
2.4.2. Giải hệ phương trình nước va bằng phương pháp giải tích...…….. 60
2.4.3. Phân bổ áp lực nước va theo chiều dài ống………….……..…….. 61
2.4.4. Tính toán nước va trong đường ống phức tạp……….……..…….. 62
2.4.5. Tính toán nước va trong đường ống cốt sợi thủy tinh….…..…….. 62
2.4.6. Các giải pháp chống nước va hiện nay……………………..……... 63
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN HÀNH AN TOÀN VỀ THỦY
LỰC CỦA ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC TRUYỀN DẪN SÔNG ĐÀ – HÀ NỘI
3.1. Tiêu chí vận hành an toàn về thủy lực của đường ống cấp nước truyền dẫn
Sông Đà – Hà Nội………. ……………………………………………………. 65
3.2. Các đề xuất giải pháp cụ thể………....…………………………………… 66
3.2.1. Đề xuất đánh giá về giải pháp thiết kế……………. ……………... 66
3.2.2. Tính toán và mô phỏng chế độ làm việc của tuyến ống trong các điều
kiện khác nhau……………………………….............................................. 71
3.2.3. Kiểm tra bài toán nước va khi có tác động bất lợi về việc thay đổi lưu
lượng và vận tốc của dòng nước tương ứng với hiện trạng tuyến ống và các điều
kiện khác tác động tới…………………………........................................... 84
3.2.4. Đề xuất lắp đặt thiết bị chống nước va trên tuyến ống truyền dẫn.... 85
3.2.5. Đề xuất giải pháp bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.............................. 89
3.2.6. Đề xuất quy trình bảo trì bảo dưỡng đường ống – thiết bị trên tuyến
ống truyền dẫn…………………………………........................................... 90
3.2.7. Đề xuất giải pháp tự động hóa trên tuyến ống truyền dẫn trong công
tác quản lý…………………………………………………............................ 95
3.3. Tập huấn đào tạo vận hành an toàn............................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….……..….106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài.
Nước sạch là nhu cầu chính đáng của con người và đã được Đại hội đồng
Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết tháng 07/2010 công nhận quyền của
con người được sử dụng nước sạch và hệ thống vệ sinh trong sinh hoạt.Theo
đó nhà nước phải tạo ra những điều kiện, quy tắc, dự án đầu tư hoặc điều kiện
đầu tư thích hợp, để cải thiện tình trạng cung cấp nước sạch cho người dân.
Đáp ứng quyền sử dụng nước sạch có nghĩa là mỗi người phải được tiếp cận
nguồn nước vệ sinh, có thể tiếp nhận được và có thể trả tiền được và nguồn
nước đó phải được cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Hệ thống vệ
sinh trong sinh hoạt cũng phải an toàn, vệ sinh, có thể chấp nhận và trả tiền
được.
Tại thành phố Hà nội, Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch
ngày càng tăng, nhất là trong những tháng nắng nóng cao điểm, sau nhiều nỗ
lực về mọi mặt, bên cạnh công tác đảm bảo phục vụ đủ nước sạch tại khu vực
phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, kể từ trung tuần tháng 4/2012, “ Nước sạch
Vinaconex” được lấy từ nguồn nước mặt Sông Đà do VINACONEX sản xuất
tiếp tục hòa vào mạng lưới cấp nước của Công ty TNHH MTV nước sạch Hà
nội (Hawaco) góp phần bổ sung và cấp nước ổn định cho các quận nội thành.
Đảm bảo đủ nước cung cấp cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội.
Từ nhu cầu cấp thiết về nước sạch cho khu vực rộng lớn phía Tây Hà nội
và các tỉnh lân cận, gần chục năm trước đây, Tổng công ty VINACONEX đã
đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 505/CP – CN,
ngày 22/04/2003 về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước
cho chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc- Xuân Mai – Miếu Môn– Hà Đông- Hà
Nội sử dụng nguồn nước mặt Sông Đà với công suất 600.000 m3/ngày đêm,
2
giai đoạn 1 có công suất 300.000 m3/ngày đêm, bao gồm các hạm mục chính
là kênh dẫn nước, các trạm bơm, nhà máy xử lý nước, bể chứa điều hòa và
các tuyến ống truyền tải dẫn nước sạch từ nhà máy về đến vành đai III Hà
Nội. Ngày 24/4/2004 dự án chính thức được khởi công và đến tháng 8/2008
dự án hoàn thành và bắt đầu cấp nước sạch cho thủ đô Hà Nội.Tuyến ống
truyền dẫn có đường kính từ D1500-D1800mm tổng chiều dài khoảng
45,8km.Hiện tại công suất tiêu thụ bình quân trên toàn hệ thống đạt khoảng
220.000 m3/ngày đêm.
Trong thời gian từ năm 2012-2014 tuyến ống truyền dẫn đã xẩy ra tổng
cộng 10 lần sự cố vỡ đường ống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống,
sinh hoạt của một bộ phận nhân dân thủ đô sử dụng nguồn nước sạch Sông
Đà. Có nhiều nguyên nhân xẩy ra các sự cố trên như: Nhà thầu sản xuất cung
cấp ống cốt sợi thủy tinh, chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình
sản xuất để chất lượng ống không đồng đều. Các nhà thầu thi công chưa quản
lý chặt chẽ chất lượng khi thi công, lắp đặt đường ống có thể tạo ra các tác
động bất lợi làm giảm khả năng bám dính của vật liệu ống. Ngoài ra công tác
vận hành điều tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp nước.
Từ thực trạng vận hành nêu trên, để tuyến ống truyền dẫn làm việc ổn định
về thủy lực, tăng tuổi thọ của ống, đáp ứng điều kiện cấp nước an toàn về lưu
lượng và áp lực yêu cầu...cần phải có biện pháp và cơ chế vận hành thích hợp,
đề tài “Nâng cao hiệu quả vận hành an toàn về thủy lực cho đường ống
cấp nước truyền dẫn Sông Đà - Hà Nội” là cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn
cao, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật để nâng cao việc sử dụng, vận
hành hệ thống cấp nước đảm bảo an toàn và liên tục.
3
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp vận hành an toàn về thủy lực cho hệ thống, nhằm
đạt được một số mặt sau:
- Hệ thống làm việc ổn định về thủy lực đường ống
- Hạn chế và khắc phục hiện tượng va đập thủy lực (áp va).
- Bảo hành bảo dưỡng đơn giản.
- Hệ thống tích hợp cao, cơ giới hóa và tự động hóa.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống tuyến ống truyền tải nước sạch từ nhà máy
nước Sông Đà về Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp kỹ thuật vận hành an toàn liên quan tới
các thông số về thủy lực cho hệ thống tuyến ống truyền tải nước sạch từ nhà
máy nước Sông Đà về Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá.
- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu.
- Kế thừa, xin ý kiến chuyên gia
- Mô phỏng, lập biểu đồ, bản đồ
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần bảo đảm vận hành hệ thống cấp nước truyền dẫn một cách an
toàn, liên tục và hiệu quả.
- Đưa ra các cơ sở khoa học có liên quan tới việc vận hành an toàn về thủy lực
cho các tuyến ống truyền tải nước sạch đối với các đô thị lớn ở Việt Nam.
4
* Một số khái niệm ( Thuật ngữ )
1. Năng lượng toàn phần (hay cơ năng) của dòng chảy trong ống: là tổng các
đại lượng thế năng (z + p/) và động năng (v2/2g) của dòng chảy.
2. An toàn về thủy lực trong tuyến ống: là các giới hạn cho phép của các
thông số thủy lực, mà các thông số đó không làm phá hoại hay gây mất ổn
định khi tuyến ống truyền dẫn làm việc (vận chuyển nước đến các điểm tiêu
thụ).
* Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, đề tài
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về dự án và thực trạng vận hành thủy lực
của đường ống cấp nước truyền dẫn sông Đà - Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học về vận hành an toàn thủy lực và va đập
thủy lực của đường ống cấp nước truyền dẫn sông Đà - Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất giải pháp vận hành an toàn về thủy lực của đường
ống cấp nước truyền dẫn sông Đà - Hà Nội.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
106
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Kết luận:
Với tốc độ đo thị hóa rất nhanh của Hà Nội hiện nay thì nhu cầu về
nước sạch ngày càng tăng là nhu cầu cấp thiết và chính đáng. Vấn đề này đã
được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết tháng 07/2010
công nhận quyền của con người được sử dụng nước sạch và hệ thống vệ sinh
trong sinh hoạt. Để đảm bảo được quyền lợi chính đáng này thì hệ thống cấp
nước phải cũng phải an toàn, vệ sinh trong sinh hoạt. Nghĩa là phải đảm bảo
an toàn về lưu lượng, áp lực, chất lượng, hệ thống cấp nước phải đảm bảo cấp
nước liên tục.
Từ các phân tích thực trạng thiết kế vận hành tuyến ống truyền dẫn Sông
Đà – Hà Nội và đưa ra quan điểm, giải pháp trong báo cáo luận văn. Để đảm
tuyến ống truyền dẫn làm việc ổn định về thủy lực, tăng tuổi thọ của ống, đáp
ứng điều kiện cấp nước an toàn về lưu lượng và áp lực yêu cầu...cần phải có
biện pháp và cơ chế vận hành thích hợp:
- Để ống làm việc ổn định cần có các giải pháp để ổn định áp lực làm
việc trên tuyến ống không nên vượt quá 30m cột nước.
- Bổ sung lắp đặt thêm các thiết bị chống va trên tuyến ống truyền dẫn
- Thay thế các van điều khiển bằng tay hiện nay bằng các van điều khiển
bằng điện có tích hợp tự động hóa cùng với các thiết bị đo lưu lượng và
áp lực kết nối internet.
- Áp dụng tự động hóa hệ SCADA vào công tác quản lý, vận hành mạng
lưới đường ống cấp nước sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế
tuy rằng số vốn đầu tư ban đầu là không nhỏ.
- Áp dụng quy trình bảo trì, bảo dưỡng đường ống và các thiết bị trên
tuyến ống truyền dẫn.
107
- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo vận hành an toàn theo định kỳ.
- Xây dựng thêm một tuyến ống truyền dẫn bên cạnh tuyến ống hiện
trạng cùng với các công trình cắt áp phù hợp đáp ứng nhu cầu nâng
công suất cũng như đảm bảo an toàn cấp nước liên tục khi một tuyến
ống có sự cố bất thường.
Kiến nghị:
Để đảm bảo các yêu cầu trên đơn vị quản lý vận hành tuyến ống truyền
dẫn Sông Đà – Hà Nội cần phải có những đánh giá chính xác về điều kiện cơ
sở vật chất hiện trạng, điều kiện kinh tế để có thể lựa chọn được các giải pháp
phù hợp. Đưa ra lộ trình áp dụng, đề xuất xin cơ chế, chính sách ưu đãi của
UBND thành phố Hà Nội cũng như của Chính phủ để đảm bảo vận hành hệ
thống cấp nước đảm bảo an toàn và liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex (2004). Thuyết minh thiết
kế kỹ thuật “ Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc –
Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Đông – Hà Nội”.
2. Công ty VIWASUPCO (2015). Hình ảnh các lần sự cố đường ống.
3. Quy chuẩn Việt Nam (08:2008) / BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt.
4. Quy chuẩn Việt Nam (09:2008) / BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt.
5. Quy chuẩn Việt Nam (02:2009) / BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước cấp ăn uống sinh hoạt.
6. Tiêu chuẩn Việt Nam (1991) – Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát
nước – Yêu cầu an toàn.
7. Tiêu chuẩn Việt Nam (5576:1991) – Hệ thống cấp thoát nước – Quy
phạm quản lý kỹ thuật.
8. Tiêu chuẩn Việt Nam (33:2006)- Cấp nước - Mạng lưới đường ống và
công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
9. Tiêu chuẩn Việt Nam (7957:2008) - Thoát nước - Mạng lưới đường
ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
10. Tiêu chuẩn Việt Nam (8423:2010) - Công trình thủy lợi - trạm bơm
tưới tiêu nước - yêu cầu thiết kế công trình thủy công.
11. Thông tư số 08/2012/TT-BXD (21/11/2012) Hướng dẫn thực hiện bảo
đảm cấp nước an toàn.
Tiếng Anh:
12. AWWA Manual M45: Fiberglass Pipe Design.
13. AWWA C950: Fiberglass Pressure Pipe.
14. ASTM D 1599: Standard Test Method for Resistance to Short-Time
Hydraulic Pressure of Plastic Pipe, Tubing, and Fittings.
15. ASTM D2105: Standard Test Method for Longitudinal Tensile
Properties of “Fiberglass” Pipe and Tube.
16. ASTM D2290: Standard Test Method for Apparent Hoop Tensile
Strength of Plastic or Reinforced Plastic Pipe.
17. ASTM 2412: Standard Test Method for Determination of External
Loading Characteristics of Plastic Pipe by Parallel – Plate Loading.
18. ASTM D3517: Standard Specification for “Fiberglass” Pressure Pipe.
19. ASTM D3681: Standard Test Method for Chemical Resistance of
“Fiberglass” Pipe in a Deflected Condition.
20. ASTM D4161: Standard Specification for “Fiberglass” Pipe Joints
Using Flexible Elastomeric Seals.
21. ASTM D5365: Standard Test Method for Long-Term Ring-Bending
Strain of Fiberglass Pipe.