Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật tại phường chí minh, thị xã chí linh, tỉnh hải dương đến năm 2030 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.7 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

NGUYỄN HỮU TỊNH
KHÓA: 2013-2015

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI PHƯỜNG CHÍ MINH,
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: Mai Thị Liên Hương
TS. Trần Anh Tuấn

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2013 - 2015 tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học quý báu. Đây chính là nền tảng kiến


thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực
nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin trân trọng cảm ơn toàn thể quý
thầy cô trong Nhà trường. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
PGS. TS. Mai Thị Liên Hương, TS. Trần Anh Tuấn, là giáo viên trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên hoàn
thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong Nhà trường, cảm ơn
phòng quản lý hạ tầng Sở Xây dựng Hải Dương, phòng Quản lý đô thị thị xã
Chí Linh, UBND phường Chí Minh, đã giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hữu Tịnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hữu Tịnh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ........................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2
Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 3
Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ CHÍ LINH, THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG CHÍ MINH, THỊ XÃ CHÍ
LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG............................................................................ 5
1.1. Khái quát về thị xã Chí Linh và phường Chí Minh ............................. 5
1.1.1. Giới thiệu chung về thị xã Chí Linh ....................................................... 5
1.1.2. Phường Chí Minh, thị xã Chí Linh ....................................................... 11
1.2. Thực trạng HTKT thị xã Chí Linh và phường Chí Minh ................. 14
1.2.1. Thực trạng HTKT thị xã Chí Linh ........................................................ 14
1.2.2. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật phường Chí Minh..................................... 20
1.2.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT phường Chí Minh thị xã
Chí Linh........................................................................................................... 22


1.3. Đánh giá thực trạng về quản lý hệ thống HTKT tại phường Chí Linh
......................................................................................................................... 27
1.3.1. Những tồn tại bất cập ............................................................................ 27
1.3.2. Thách thức ............................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT. ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG CHÍ MINH,
THỊ XÃ CHÍ LINH. ...................................................................................... 31
2.1. Cơ sở lý luận về việc cộng đồng dân cư tham gia nâng cấp và quản lý
HTKT. ............................................................................................................ 31
2.1.1. Cân đối giữa các chủ thể đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. ............... 31
2.1.2. Kiểm soát đánh giá dự báo và điều tiết ................................................. 32
2.1.3. Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý HTKT .......... 33
2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................... 34
2.1.5. Cơ chế, chính sách quản lý ................................................................... 36
2.1.6. Tài chính cho công tác quản lý ............................................................. 37
2.2. Các cơ sở pháp lý để quản lý HTKT .................................................... 37
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ................................... 37
2.2.2. Các văn bản pháp lý liên quan .............................................................. 40
2.2.4. Định hướng quy hoạch HTKT phường Chí Minh ................................ 42
2.3. Một số bài học kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài .................. 46
2.3.1. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 46
2.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 50
2.3.3. Bài học kinh nghiệm nghiên cứu áp dụng cho phường Chí Minh ........ 52
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHÓM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT TẠI PHƯỜNG CHÍ MINH, THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI
DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030............................................................................. 54


3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ..................................................... 54
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 54
3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 54
3.1.3. Nguyên tắc............................................................................................. 55
3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp trong công tác quản lý HTKT tại
phường Chí Minh .......................................................................................... 56
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách................................................... 56

3.2.2. Nhóm giải pháp chuẩn bị đầu tư (các dự án hạ tầng của phường Chí
Minh) ............................................................................................................... 60
3.2.3. Nhóm giải pháp tổ chức triển khai thi công (các dự án hạ tầng của
phường Chí Minh) ........................................................................................... 65
3.2.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục, huy động sự tham gia cộng
động trong quản lý hệ thống hạ thống HTKT phường Chí Minh ................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 82
1. Kết luận ...................................................................................................... 82
2. Kiến nghị .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ…
Số hiệu hình
Hình 1.1.

Hình 1.2.

Tên hình
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ thị xã trong tỉnh Hải
Dương và vùng đồng bằng Sông Hồng
Vị trí phường Chí Minh trong thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương

Hình 1.3.

Đường sắt Kép - Hạ Long

Hình 1.4.


Quốc lộ 18

Hình 1.5.

Cảng Phả Lại

Hình 1.6.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Hình 1.7.

Chiếu sáng tuyến quốc lộ 18

Hình 2.1.

Hình 3.1.

Hiện trạng cống, mương thoát nước tại phường Bắc

Sơ đồ các bước huy động cộng đồng tham gia nâng
cấp HTKT phường Chí Minh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Bảng 1.1.

Tên bảng, biểu

Thống kê dân số thường trú trên địa bàn thị xã Chí
Linh giai đoạn 2011-2013

Bảng 1.2.

Thống kê chỉ tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Chí
Linh giai đoạn 2011-2013

Bảng 1.3.

Tổng hợp thình hình thu ngân sách trên địa bàn thị xã
Chí Linh 2011-2013

Bảng 2.1

Thống kê công trình mương thoát nước trên địa bàn
TP. Hà Tĩnh


1

MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Với mục tiêu Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa trong thời gian qua gia tăng khá
nhanh, đến nay đạt khoảng 34,5%, tuy nhiên hệ thống cơ sở HTKT trong các
đô thị phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu, thậm chí một số đô thị hiện đang
xuống cấp. Một trong những nguyên nhân khó khăn trong phát triển HTKT đô
thị là do quản lý và nguồn kinh phí cho việc cải tạo, đầu tư, nâng cấp hạn chế.
Các đô thị trong quá trình phát triển việc xây dựng tự phát, thiếu đồng bộ đã

làm cho hệ thống HTKT đã thiếu lại càng khó kiểm soát. Do vậy, quản lý đầu
tư nâng cấp hạ tầng đô thị cần có những giải pháp quản lý hiệu quả với sự
tham gia của công đồng nhằm giải quyết những vấn đề thách thức trong quá
trình phát triển đô thị ở Việt Nam là cần thiết.
Thị xã Chí Linh hiện là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hải Dương tuy
nhiên nhiều chỉ tiêu về hạ tầng cò chưa đạt. Trong những năm gần đây các
khu vực đô thị mới đang được phát triển, việc chỉnh trang nâng cấp cải tạo các
khu vực nội đô hiện hữu cũng đã được chú trọng. Điều đó đã cho thấy những
bước đi cơ bản để tiến tới một đô thị văn minh hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát
triển của thị xã trở thành thành phố trước năm 2020.
Tuy nhiên, công tác triển khai quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị
theo quy hoạch được duyệt xuất hiện những khó khăn, bất cập. Đặc biệt là
vấn đề thu hút đầu tư, tham gia của cộng đồng trong xây dựng phát triển cũng
như quản lý hệ thống hạ tầng đô thị.
Nhận thức được tầm quan trọng này, các cấp chính quyền đã ban hành
một số cơ chế, chính sách đối với các chương trình, dự án nhằm cải thiện chất
lượng hệ thống HTKT nhưng còn gặp khó khăn về các giải pháp huy động sự
tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý HTKT đô thị.


2

Phường Chí Minh nằm phía Đông Bắc thị xã Chí Linh được sự quan
tâm của chính quyền tỉnh và thị xã triển khai các chương trình, dự án nâng
cấp HTKT trên địa bàn nhưng công tác quản lý và tổ chức thực hiện đầu tư
xây dựng theo quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện thực
tế. Vì vậy, hệ thống HTKT tại phường vẫn trong tình trạng xây dựng chắp vá,
manh mún chưa đạt được các tiêu chí của đô thị loại III và ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng cuộc sống người dân.
Vì vậy việc lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý

HTKT tại phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm
2030”, là hết sức cần thiết đối với phường Chí Minh cũng như đối với thị xã
Chí Linh.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các giải pháp từ thu hút nguồn
lực cộng đồng tham gia trong đầu tư xây dựng và quản lý HTKT đô thị.
- Đề xuất các nhóm giải pháp thu hút nguồn lực cộng đồng tham gia từ
chuẩn bị, triển khai và quản lý hệ thống HTKT trong phát triển đô thị đối với
địa bàn phường Chí Minh, thị xã Chí Linh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tham gia của công đồng dân cư đô thị trong quản
lý HTKT (từ chuẩn bị, triển khai đầu tư và quản lý).
Phạm vi nghiên cứu: phường Chí Minh, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu hiện trạng;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa;


3

- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng đồng.
Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá tổng quan về kinh tế - văn hóa - xã hội; thực trạng về
HTKT và quản lý HTKT thị xã Chí Linh, tỉnh Hải dương.
+ Đánh giá thực trạng về HTKT và quản lý HTKT tại phường; thực
trạng về dân cư và khả năng tham gia của cộng đồng phường Chí Minh thị xã

Chí Linh.
+ Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn đối với công tác thu hút cộng
đồng dân cư tham gia công tác đầu tư, quản lý HTKT.
+ Nghiên cứu đề xuất các nhóm giải đầu tư, quản lý HTKT đô thị; Áp
dụng nghiên cứu vào địa bàn phường Chí Minh, thị xã Chí Linh - tỉnh Hải
Dương.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Các nhóm giải pháp tham gia của công đồng trong
đầu tư, quản lý HTKT là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và
giảng dạy môn Quản lý đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở áp dụng trong triển khai đầu tư, quản lý
HTKT tại phường Chí Minh thu hút nguồn lực từ cộng đồng. Tổng kết các kết
quả rút kinh nghiệm nhân rộng đối với thị xã Chí Linh cũng như các đô thị có
điều kiện tương đồng.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị xã Chí Linh, thực trạng quản lý hạ tầng
kỹ thuật phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.


4

Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn về tham gia của cộng đồng trong
quản lý hạ tầng kỹ thuật. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật phường Chí
Minh, thị xã Chí Linh.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp quản lý hạ tầng kỹ
thuật tại phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2030.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phường Chí Minh thị xã Chí Linh là một trong những phường trung
tâm thị xã Chí Linh được thành lập trên cơ sở các làng, xóm của xã Chí Minh
(huyện Chí Linh). Vì vậy cơ sở HTKT thiếu, không đảm bảo yêu cầu đối với
đô thị không đồng bộ, hiện đang trong quá trình đầu tư nâng cấp, xây dựng
mới hoàn thiện tiến tới đồng bộ. Trong những năm gần đây trên địa bàn
phường đã và đang thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư hệ thống HTKT như
nâng cấp cải tạo mạng lưới giao thông, thoát nước, cấp điện và chiếu sáng đô
thị nhằm chỉnh trang hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại.... theo mục tiêu của
thị xã Chí Linh. Tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai, quản lý dự án có
những khó khăn hạn chế dẫn tới hiệu quả của các dự án chưa cao. Một phần
nguyên nhân chính là chưa huy động đầy đủ sự tham gia cộng đồng và khi
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn chế.
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng theo nguyên
tắc kết hợp lợi ích, trong công tác quản lý chỉ thực sự hiệu quả khi chủ thể
quản lý đạt được mục tiêu quản lý và chính sách quản lý phải thỏa mãn được

nhu cầu nhất định, kết hợp hài hòa lợi ích, quyền hạn của đối tượng quản lý,...
và từ kinh nghiệm của các đô thị trong và ngoài nước cũng như điều kiện thực
tế tại phường Chí Minh, thi xã Chí linh, Luận văn đã nghiên cứu và đề xuất
bốn (04) nhóm giải pháp cho quản lý HTKT đô thị: (i) Nhóm giải pháp về cơ
chế chính sách; (ii) Nhóm giải pháp chuẩn bị đầu tư; (iii) Nhóm giải tổ chức
triển khai thi công; (iv) Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục huy động sự
tham gia cộng động trong quản lý hệ thống hạ thống HTKT.
Luận văn cũng mong muốn rằng với viện triển khai bốn nhóm giải
pháp được đề xuất sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, đầu
tư xây dựng hệ thống HTKT tại phường Chí Minh nhằm khắc phục những tồn


83

tại bất cập, đạt hiệu quản trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng và "Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" (“Dân no thì
lính cũng no” của nhà thơ Thanh Tịnh, 1948 ).
2. Kiến nghị
Để triển khai các nhóm gỉải pháp được nghiên cứu đề xuất, Luận văn
kiến nghị một số các vấn đề cần được sự quan tâm nghiên cứu và tiển khai:
- Lập và phê duyệt chương trình phát triển đô thị cho thị xã Chí Linh,
xác định những dự án HTKT đối với thị xã Chí Linh nói chung và phường
Chí Minh nói riêng.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cộng đồng tham
gia đầu tư xây dựng đặc biệt là đối với hệ thống HTKT.
- Nghiên cứu ban hành quy chế quản lý HTKT thí điểm trong đó chú
trọng nôi dung tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống
HTKT.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cộng đồng được lồng
ghép trong các phòng trào của toàn thị xã, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

đối với dự án thí điểm trong quá trình triển khai.
Với thời gian và năng lực nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế
của học viên còn giới hạn, Luận văn rất mong muốn và trân trọngnhận
được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các đồng nghiệp để nghiên
cứu hoàn chỉnh khi đưa vào thực tế triển khai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Xây dựng (2008), Về việc ban hành quy chuẩn, kỹ thuật quốc gia về quy
hoạch xây dựng, Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ (2008), Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn,
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện,
và nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước
thuộc ngành xây dựng, Thông tư liên tịch số: 20/2008/TTLT-BXD-BNV.
3. Bộ Xây dựng (1995), Các văn bản pháp luật về quản lý đô thị, Nhà xuất bản
xây dựng, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2005), Hệ thống các văn bản pháp quy về quy hoạch kiến trúc
phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể các đô thị Việt Nam, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
6. Chính phủ (2009), Quy chế giám sát cộng đồng, Quyết định số 80/2005/QĐTTg, Hà Nội.
7. Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (2008), Hướng
dẫn điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn,
Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN, Hà Nội.
8. Chính phủ (2009), Về xử lý vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản
lý công trình HTKT đô thị, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, Hà Nội.
9. Chính phủ (2010), Về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ,
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo



dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Tố Lăng, Tài liệu giảng dạy khoa học quản lý, Khoa Quản lý đô thị,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
12. Trịnh Duy Luân (1998), Cộng đồng đô thị Việt Nam, Dự án VIE/95/050, Hà
Nội.
13. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý HTKT, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
14. Đỗ Hậu (2012), Bài giảng Quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị, Trường đại
học Kiến trúc Hà Nội.
15. Đỗ Hậu (1998), Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về sự tham gia cộng
đồng trong quá trình quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, Dự án
VIE/95/050, Hà Nội.
16. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
17. Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
18. Phòng Quản lý đô thị thị xã Chí Linh (2013), Báo cáo thuyết minh Quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2.000 và thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chi tiết phường Chí
Minh- thị xã Chí Linh, Chí Linh.
19. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội.
20. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
21. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội.
22. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Quỳnh (1996), Quy hoạch phát triển và quản lý nhà ở đô thị với
vai trò cộng đồng trong đô thị Việt Nam, Luận án PTS KHKT, Hà Nội.
24. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2007), Về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường,


thị trấn, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH, Hà Nội.
25. UBND thị xã Chí Linh (2014), Hồ sơ đề án công nhận thị xã Chí linh tỉnh Hải

Dương là đô thị loại III, Chí Linh.
26. UBND tỉnh Hải Dương (2014), Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô
thị thị xã Chí Linh giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định
số 1462/ QĐ-UBND.
Tiếng Anh:
27. Laquian, Aprodicio (1998), Mô hình và các công cụ quy hoạch có sự tham gia
cộng đồng, Dự án VIE/95/050, Hà Nội.
28. Acioly, Claudio Jr and partners (2006), Knocking at the Mayor’s door Participatory urban management in seven cities, Eburo Delft.
29. Davidson, Forbes (2007), Concepts and Strategies planning beyond the
Boudaries: Participation in planning, Bài giảng trong khóa tại Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội.
30. Shubert, Clarence, (edited) (1996), Building partnesship for Urban poverty
alleviation community - based programmes in Asia, Urban Management
Programme.
31. Suselo. Hendropranoto, John L. Tayor an Emiel A. Wwgelin (1995),
Indonesia’s urban infrastucrure development - Critical lessons of good
practice, Indonesia.
32. Wates, Nick (1999), The Community planning - Handbook, Earth Publication,
london.



×