Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu giải pháp quy hoạch xử lý chất thải rắn công nghiệp huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2030 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

LÊ NGỌC QUYÊN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP HUYỆN
BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

LÊ NGỌC QUYÊN
KHÓA 2013-2015

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP HUYỆN
BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030



Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. CÙ HUY ĐẤU

Hà Nội – 2015


LỜI CÁM ƠN


Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học, của các Nhà giáo đã
tận tình trang bị cho tôi kiến thức để tự tin bước vào công tác và hoạt động
nghề nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Ban chủ
nhiệm khoa Sau Đại học, đã giúp đỡ tôi thực hiện, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Cù Huy Đấu - người thầy đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập để tôi
có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường, đã
nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy những kiến trúc bổ ích cho chúng tôi suốt
khóa học.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2015
Học viên

Lê Ngọc Quyên


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CN
CCN
CLN
CTR
CTRCN
CTNH
CSDL
HTTTĐL
KCN
KCX
KT - XH

TNMT
TTCN
UBND
VLXD
VSMT

Tên đầy đủ
Công nghiệp
Cụm công nghiệp
Cụm làng nghề
Chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải nguy hại
Cơ sở dữ liệu
Hệ thống thông tin địa lý
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Kinh tế - xã hội
Tài nguyên môi trường
Tiểu thủ công nghiệp
Uỷ ban nhân dân
Vật liệu xây dựng
Vệ sinh môi trường


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Tên hình
Hình 1. 1
Ranh giới huyện Bình Xuyên

Hình 1. 2
Khu công nghiệp Bình Xuyên
Hình 1. 3
Khu công nghiệp Sơn Lôi
Hình 1. 4
Khu công nghiệp Bá Thiện I
Hình 1. 5
Sản phầm làng gốm Hương Canh
Hình 1. 6
Làng mộc Thanh Lãng
Hình 1. 7
Vĩnh Phúc - Vị trí các KCN ở địa bàn huyện Bình Xuyên
Hình 2. 1
Vĩnh Phúc - Các KCN, CCN theo quy hoạch phát triển huyện
Bình Xuyên đến năm 2030
Hình 2. 2
Sơ đồ hệ thống lò đốt CTR
Hình 2. 3
Sơ đồ miêu tả quy trình hệ thống đốt tầng sôi
Hình 2. 4
Sơ đồ hệ thống đốt thùng quay
Hình 2. 5
Sơ đồ lò đốt nhiệt phân
Hình 2. 6
Sơ đồ quy trình trong hệ thống quản lý chất thải nguy hại
Hình 2. 7
Tái chế giấy tại thành phố Osaka
Hình 2. 8
Mô hình quản lý CTR nguy hại của BMA
Hình 2. 9

Thang phân cấp quản lý chất thải rắn công nghiệp
Hình 3. 1
Sơ đồ nguyên lý xử lý CTRCN tại huyện Bình Xuyên
Hình 3. 2
Quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn huyện Bình Xuyên
Hình 3. 3
Sơ đồ cấu trúc phân loại CTRCN tại nguồn ở huyện
Bình Xuyên
Hình 3. 4
Giảm thiểu CTRCN tại nguồn
Hình 3. 5
Quy trình thu gom, vận chuyển CTRCN tại huyện Bình Xuyên
Hình 3. 6
Các hợp phần của một hệ thống tổng hợp thu gom, vận chuyển và
xử lý tập trung CTRCN
Hình 3. 7
Một số thiết bị thu gom và vận chuyển CTRCN
Hình 3. 8
Nguyên tắc xử lý chất thải rắn công nghiệp
Hình 3. 9
Sơ đồ xử lý cơ học chất thải rắn công nghiệp
Hình 3. 10
Sơ đồ công nghệ hệ thống Plasma PGM có thể áp dụng cho khu xử
lý tập trung công suất 200 – 700 Tấn/ngày
Hình 3. 11
Các bộ phận của xử lý đốt rác phát điện
Hình 3. 12
Sơ đồ khối (Dự án xử lý đốt rác phát điện KCN Bình xuyên có thể
áp dụng)
Hình 3. 13

Sơ đồ mô hình hoạt động của GIS


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1. 1
Bảng 1. 2
Bảng 1. 3
Bảng 1. 4
Bảng 1. 5
Bảng 1. 6
Bảng 1. 7
Bảng 1.8
Bảng 2. 1
Bảng 2. 2
Bảng 2. 3
Bảng 2. 4
Bảng 2. 5
Bảng 3. 1
Bảng 3. 2
Bảng 3. 3
Bảng 3. 4
Bảng 3. 5
Bảng 3. 6

Tên bảng, biểu
Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện
Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên
So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tính theo giá trị tăng thêm)

của Bình Xuyên với Vĩnh Phúc và cả nước (%)
Giá trị sản xuất và một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa
bàn huyện thời kỳ 2001-2010
Lượng chất thải phát sinh và tỷ lệ phát sinh CTRNH từ các ngành
công nghiệp huyện Bình Xuyên
Điều tra, khảo sát số lượng các cơ sở sản xuất tại KCN Bình
Xuyên và CCN Hương Canh
Tải lượng chất thải rắn công nghiệp tại một số cơ sở thuộc KCN
đã điều tra thực tế
Thống kê các bãi rác được xây dựng theo nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường của tỉnh tại huyện Bình Xuyên
Ảnh hưởng của H2S đến sức khỏe cộng đồng
Chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên đến năm 2030
Danh mục các KCN, CCN theo quy hoạch phát triển đến năm 2030
Kết quả dự báo
Ưu nhược điểm của phương pháp nhiệt phân chất thải rắn
Cơ sở xử lý CTR quy mô liên xã tại huyện Bình Xuyên
Lộ trình phân loại CTR tại nguồn ở huyện Bình Xuyên
Các loại trang thiết bị thu gom, vận chuyển
Quá trình xử lý hóa/lý phổ biến
Đặc tính của CTRCN có thể xử lý bằng phương pháp đốt
Trách nhiệm thực hiện quy hoạch quản lý CTRCN trên địa bàn
huyện Bình Xuyên đến năm 2030


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
Một số khái niệm khoa học được sử dụng trong luận văn ......................................... 4
Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP HUYỆN
BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC......................................................................... 7
1.1 Giới thiệu chung về huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ................................ 7
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 7
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 9
1.1.3 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật .............................................. 11
1.2 Tình hình hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp huyện Bình
Xuyên .................................................................................................................... 13
1.2.1 Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Bình Xuyên ....................... 13
1.2.2 Tình hình hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ...................... 15
1.2.3 Đánh giá tác động môi trường ngành công nghiệp huyện Bình Xuyên ....... 19
1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc ............................................................................................................. 20
1.3.1 Thực trạng phát sinh................................................................................... 20
1.3.2 Thực trạng thu gom, vận chuyển ................................................................ 22


1.3.3 Thực trạng xử lý ......................................................................................... 23

1.3.4 Nhận xét, đánh giá ..................................................................................... 24
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN
NĂM 2030 ................................................................................................................ 27
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 27
2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ................................................. 27
2.1.2 Đặc điểm thành phần và tính chất của chất thải rắn công nghiệp ................ 28
2.1.3 Tác động của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường và sức khoẻ cộng
đồng.........................................................................................................................30
2.1.4 Các nguyên tắc quản lý chất thải rắn công nghiệp ...................................... 32
2.2 Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 34
2.2.1 Các văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành ............................................... 34
2.2.2 Các văn bản do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ................................................... 36
2.2.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 ................................. 36
2.2.4 Định hướng phát triển các khu công nghiệp đến năm 2030 ......................... 37
2.3 Dự báo khối lượng, thành phần, tính chất của nguồn thải phát sinh chất
thải rắn công nghiệp đến năm 2030 ..................................................................... 41
2.3.1 Cơ sở dự báo phát sinh chất thải rắn đến năm 2030 .................................... 41
2.3.2 Kết quả dự báo ........................................................................................... 43
2.4 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới và Việt Nam 44
2.4.1 Quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các nước trên thế giới ....................... 44
2.4.2 Quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam ......................................... 53
2.4.3 Nhận xét, đánh giá ..................................................................................... 54
CHƯƠNG III
QUY HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH
XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ................................................................................. 55
3.1 Quan điểm mục tiêu ....................................................................................... 55
3.2 Đề xuất giải pháp quy hoạch xử lý chất thải rắn công nghiệp huyện Bình
Xuyên .................................................................................................................... 56



3.2.1 Giải pháp quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung ......... 55
3.2.2 Giải pháp phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn ............................. 57
3.2.3 Giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công
nghiệp........ ......................................................................................................... 62
3.2.4 Giải pháp thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp .......................... 64
3.2.5 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp.................................. 71
3.3 Đề xuất giải pháp cơ chế chính sách .............................................................. 82
3.3.1 Tổ chức quản lý chất thải rắn công nghiệp ................................................. 82
3.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................. 85
3.4 Đề xuất áp dụng công nghệ GIS trong quản lý chất thải rắn công nghiệp .. 86
3.4.1 Giới thiệu chung về hệ thống thông tin địa lý GIS ...................................... 86
3.4.2 Vai trò và tính cấp thiết của ứng dụng GIS trong công tác quản lý chất
thải rắn công nghiệp ............................................................................................ 89
3.4.3 Ứng dụng GIS trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ................ 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.................................................................................................................... 94
Kiến nghị .................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các đô thị và khu công
nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt
góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải rắn
công nghiệp và nhiều loại chất thải nguy hại khác.

Trong phạm vi toàn quốc ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp mỗi
ngày lên đến trên 13.000 tấn, trong đó chiếm một phần không nhỏ chất thải rắn
nguy hại, tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam,
phần lớn phát sinh do các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim, song vẫn
chưa được quản lý và thu gom, xử lý triệt để. Để đảm bảo phát triển các đô thị bền
vững và ổn định, vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp phải được nhìn nhận một
cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng các bãi chôn lấp hợp
vệ sinh cho các khu công nghiệp như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực
hiện. Mặt khác việc quy hoạch xử lý chất thải rắn công nghiệp muốn đạt hiệu quả
tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển chứ không chạy theo sự phát triển của các
đô thị, các khu công nghiệp như hiện nay. Nói một cách khác cần phải sớm lập quy
hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn cho các đô thị phù hợp quy hoạch phát triển hệ
thống đô thị Việt Nam, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Huyện Bình Xuyên, là một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha. Nằm trên trục của hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cùng với việc dự án đường cao tốc Hà
Nội - Lào Cai đã được thông xe, thuộc hành lang đang được chuẩn bị đầu tư với
mục tiêu xây dựng hành lang thành một vùng kinh tế động lực là cơ hội lớn để Bình
Xuyên phát triển, khai thác những lợi thế của mình. Bình Xuyên là huyện chiếm tỷ
trọng cao về tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn so với các thành phố, thị xã của tỉnh
Vĩnh Phúc. Theo số liệu thống kê năm 2008, Bình Xuyên chiếm 8,3% tỷ trọng công


2

nghiệp toàn tỉnh, chỉ đứng sau thị xã Phúc Yên (80,3%) và thành phố Vĩnh Yên
(8,5%). Nền kinh tế Bình Xuyên liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của một nền
sản xuất công nghiệp là chủ yếu, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm
(2001-2010) đạt 28,37%/năm (GTSX giá so sánh 1994) là mức cao so với tỉnh Vĩnh

Phúc.
Bên cạnh sự phát triển đó, Bình xuyên cũng đang đối mặt với các thách thức
về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp. Hiện tại
trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có 3 khu công nghiệp, 2 cụm công
nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, công tác thu gom xử lý mới chỉ ước đạt 80% tổng
lượng chất thải rắn công nghiệp. Công tác phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân
loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế giảm khối lượng chất thải rắn công nghiệp phải
chôn lấp đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường
chưa được quan tâm, áp dụng vào thực tế. Vì vậy, quản lý và xử lý chất thải rắn
công nghiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động
tiêu cực đến sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác
bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhìn nhận từ thực tế của huyện Bình
Xuyên cho thấy thì công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt
động sản xuất công nghiệp với những đặc trưng về sự đa dạng nguồn phát sinh, sự
phức tạp về thành phần và tính chất cũng như những ảnh hưởng đặc biệt đối với
môi trường và sức khỏe cộng đồng… chỉ mới bước đầu được nghiên cứu.
Để góp phần phát triển đô thị bền vững, quy hoạch xử lý chất thải rắn công
nghiệp có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY
HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH XUYÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030” là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay,
nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn.


3

Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp
trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Góp phần phương pháp luận nghiên cứu về quản lý chất thải rắn công
nghiệp cho huyện Bình Xuyên;
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp quản lý chất thải rắn công
nghiệp;
- Đồng thời lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất
thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt
để chất thải rắn công nghiệp, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi
trường.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc diện tích
14.847,31ha.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu;
- Phương pháp phân tích, so sánh;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp kế thừa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nâng cao hiệu quả quy hoạch xử lý chất thải rắn công nghiệp nhằm cải
thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền
vững;
- Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện đại ở
Bình Xuyên, theo đó chất thải rắn công nghiệp được phân loại tại nguồn, thu gom,
tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn
chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế
gây ô nhiễm môi trường.


4


- Góp phần triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số
59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Một số khái niệm khoa học được sử dụng trong luận văn
Khái niệm về khu công nghiệp:
Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được thành
lập theo quy định của Chính phủ.
Khái niệm về cụm công nghiệp:
Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp, việc
thành lập và hoạt động do địa phương quyết định.
Khái niệm khu chế xuất:
Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ sản xuất
hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của
Chính phủ.
Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp:
Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh,
dịch vụ hoặc các hoạt động khác gọi chung là chất thải rắn công nghiệp
Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp loại không nguy hại:
CTR công nghiệp không nguy hại là các CTR (dạng phế phẩm,phế liệu từ quá trình
sản xuất công nghiệp không gây nguy hại cho sức khỏe con người, không gây tai
họa cho môi trường và các hệ sinh thái. Theo TCVN 6705.2000 CTR không nguy
hại, gồm 4 nhóm chính (A-B1, A-B2, A-B3, A-B4).
Khái niệm chất thải rắn công nghiệp loại nguy hại:
CTR công nghiệp nguy hại là các CTR (dạng phế phẩm, phế liệu hóa chất, vật liệu
trung gian...) sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có đặc tính bắt lửa, dễ
cháy nổ, dễ ăn mòn, chất thải bị oxy hóa, chất thải gây độc hại cho con người và hệ
sinh thái.
Quản lý CTRCN: là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế và xử lý, tiêu hủy thải loại CTRCN.



5

Hoạt động quản lý CTRCN bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý CTRCN, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp thuận, trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
Lưu giữ CTR: là việc lưu giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ
sở xử lý.
Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom,
lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối
cùng.
Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái
chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Chủ nguồn thải: là các tồ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh
CTR.
Chủ thu gom, vận chuyển CTR: là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc
thu gom, vận chuyển CTR.
Chủ xử lý CTR: là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc xử lý CTR.
Chủ xử lý CTR có thể trực tiếp là chủ đầu tư cơ sở xử lý CTR hoặc tổ chức, cá nhân
có đủ năng lực chuyên môn được chủ đầu tư thuê để vận hành cơ sở xử lý CTR.
Cơ sở quản lý CTR: là các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ, trang thiết
bị được sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTR.
Cơ sở xử lý CTR: là các cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây
chuyền công nghệ, trang thiết bị và các công trình phụ trợ được sử dụng cho họat

động xử lý CTR.


6

Khu liên hợp xử lý CTR: là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công trình
xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp CTR.
Chi phí xử lý CTR: bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây
dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận
hành cơ sở xử lý CTR tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một khối lượng chất
thải rắn được xử lý.
Cấu trúc của luận văn
- Mở đầu.
- Chương I: Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch xử lý chất thải rắn công
nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.
- Chương III: Quy hoạch xử lý chất thải rắn công nghiệp huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quản lý chất thải rắn công nghiệp là vấn đề phức tạp phụ thuộc vào loại hình công
nghiệp, nguyên liệu đầu vào, dây chuyền công nghệ, sản phẩm tiêu thụ mà lượng
chất thải công nghiệp phát sinh, đặc điểm, thành phần, tính chất chất thải cũng khác
nhau.
Quản lý chất thải rắn công nghiệp phải được tiến hành đồng bộ ngay từ khâu quy
hoạch, lập kế hoạch, giai đoạn xây dựng, vận hành sản xuất và chất thải sau tiêu
dùng, sau đó là quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp.
Luận văn đã khảo sát, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp của huyện
Bình Xuyên; từ đó xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn công
nghiệp; đưa ra các khái niệm về quản lý chất thải rắn công nghiệp, nguồn phát sinh,
đặc điểm, thành phần, tính chất của chất thải rắn công nghiệp; những tác động của
chất thải rắn công nghiệp đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng; đưa ra các
nguyên tắc trong quản lý chất thải rắn công nghiệp; Tổng hợp những cơ sở pháp lý
quản lý chất thải của Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc; Nghiên cứu định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển ngành công nghiệp huyện Bình Xuyên
đến năm 2030; từ đó đưa ra dự báo tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh
và xu hướng biến đổi; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm và những bài học thực tiễn
quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đúc rút những
bài học có thể áp dụng được ở huyện Bình Xuyên . Trên những cơ sở đã phân tích
trên đề xuất cơ sở lý luận về quản lý chất chải rắn công nghiệp cho huyện Bình
Xuyên; các phương thức phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn; phương thức
thu gom, vận chuyển chất thải rắn cho các khu công nghiệp; đồng thời đề xuất lựa
chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải rắn thông thường, chất

thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn công nghiệp, hạn chế
chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch
xử lý chất thải rắn công nghiệp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức


95

khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững; Góp phần triển khai Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn
Kiến nghị
Mặc dù hiện nay Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý trong quản
lý chất thải nguy hại trong công nghiệp nhưng còn thiếu khá nhiều các các tiêu
chuẩn thải đối với các chất thải nguy hại, thiếu các quy trình công nghệ và các thiết
bị phù hợp để xử lý chất thải nguy hại trong công nghiệp.
Vì vậy cần đầu tư, xây dựng các trung tâm xử lý chất thải nguy hại cấp vùng
theo chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm giảm tối đa chi phí đầu tư tiết kiệm
đất, cũng như đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chất thải nguy hại. Chủ trương này cần được tiến hành triển khai
tích cực trong thời gian tới.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan chức năng có liên quan cần phối hợp để
xây dựng quy chế quản lý chất thải rắn công nghiệp và sớm hình thành hệ thống các
trung tâm dịch vụ thu gom.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2002). Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp
chất thải nguy hại. NXB Xây dựng;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo môi trường Quốc gia qua các năm: Hiện

trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai
(2006); môi trường không khí đô thị Việt Nam (2007); môi trường làng nghề Việt
Nam (2008); môi trường khu công nghiệp Việt Nam (2009);
3. Bộ Xây dựng - Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và Nông thôn (2009). Báo cáo
thuyết minh dự thảo TCVN về Quy hoạch cơ sở xử lý chât thải rắn;
4. Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (2011). "Báo cáo đầu
tư dự án Xây dựng nhà máy đốt rác thải công nghiệp thành điện năng tại Nam
Sơn";
5. Công ước Stockholm về các chât ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
6. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội;
7. Đàm Nguyễn Hoài An, TS. Nguyễn Xuân Trường, Trường Đại học Kỹ Thuật
Công Nghệ TP.HCM, “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý
chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn
huyện Đức Hòa, Long An”;
8. Environmental Resouces Management (1998). "Chiến lược quốc gia về quản lí
Chất thải nguy hại ở Việt nam - Báo cáo chính";
9. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, Nxb Xây
dựng, Hà Nội;
10. Nguyễn Thị Kim Thái (2011). “Quản lý chất thải rắn. Tập 2 - Chất thải rắn
nguy hại”;
11. Nguyễn Thị Kim Thái và cộng sự (2008). "Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ (Bộ
Xây dựng) - Xây dựng quy chuân kỹ thuật quốc gia quy định về điều kiện năng
lực cơ sở xử lý chât thải nguy hại";


12. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014;
13. Tư vấn GeoViệt (2010), Điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu và xây dựng CSDL
GIS trên nên Web phục vụ công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị &
khu công nghiệp cấp quốc gia - Áp dụng thí điếm cho 5 đô thị Cà Mau, Rạch

Giá, Trà Vinh, Bền Tre và Mỹ Tho. Báo cáo tư vấn cuối kỳ, Hợp phần SDU (Bộ
Xây dựng);
14. Trung tâm Địa Môi trường và Tổ chức Lãnh thổ Việt Nam (2008), Báo cáo
Điều tra tổng nguồn và lượng chất thải nguy hại trong các cơ sở công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
15. Sở Công Thương Vĩnh Phúc (2013), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030;
16. Sở Công Thương Vĩnh Phúc (2013), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ
Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
17. Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quy hoạch địa điểm thu gom trạm trung
chuyển rác thải tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020;
18. Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quy hoạch quản lý Chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030;
19. Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020;
Tiếng Anh
20. Hazardous Waste Generator Handbook - A Guide to Complying with Kansas
Hazardous Waste Generator Regulations, Kansas Department Environment,
April 2006.
21. Michael D. LaGrega, Pillip L. Buckingham, Jeffrey c.Evans and Environmental
Resources Management Hazardous Waste Management McGRAW-HILL
INTERNATIONAL EDITION, Second Edition 2001.


22. Hazardous Waste Management Manual for Industries. Ministry of State of
Environmental affairs. Egyptian Environmental Affairs Agency (EEAA).
Egyptian Pollution Abatement Project (EPAP). July 2002.
23. N.T.K. Thai (2009), Hazardous industrial ivaste management in Viet nam:
Current status and future direction. Journal of Material Cycles and Waste

Management ISSN 1438-4957
24. Trần Hùng (2011), Using GIS for urban infrastructure & environmental
management in Mekong-Delta cities (in English). Presented at the Int’l
Workshop on “Mekong Delta Coordination and Geo Data Standardization in the
Water Sector”, Phu Quoc 28-29 April 2011.
Website
25. />26.



×