Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường trường chinh thị trấn việt quang, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.02 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC VŨ

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH THỊ TRẤN VIỆT QUANG,
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC VŨ
KHÓA HỌC 2013-2015

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH THỊ TRẤN VIỆT QUANG,
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên nghành: Quản lý đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.10.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS NGUYỄN MINH SƠN

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS - TS - KTS Nguyễn Minh Sơn là người hướng dẫn khoa học có
trình độ cao và kinh nghiệm, tâm huyết, đã hướng dẫn tận tình, tận tình, trách
nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình
hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận
văn Thạc sỹ.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng
viên, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu
được những kiến thức quý báu chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời gian
học tập tại trường.
Phòng Công Thương huyện Bắc Quang đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài
liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn Thạc sí Quản lý đô thị
và Công trình.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng
khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng
nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy
cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn
thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp

phần thực hiện quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh thị
trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Ngọc Vũ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Ngọc Vũ


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tăt
Danh mục hình minh họa
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................1
Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................2

Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu………………………………………….........3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................3
Các khái niệm..........................................................................................3
NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng về kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý kiến
trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang...............................................…………………….……8
1.1 Giới thiệu chung................................................................................8
1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Hà Giang..........................................................8
1.1.2. Giới thiệu về huyện Bắc Quang …………………………….…..9
1.1.3. Giới thiệu về thị trấn Việt Quang và mối liên hệ của khu vực thị
trấn Việt Quang với huyện Bắc Quang...........................................................11
1.2. Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu...........................................16
1.3. Thực trạng về kiến trúc cảnh quan Trường Chinh ........................19
1.3.1. Thực trạng về kiến trúc ..............................................................19


1.3.2. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật liên quan đến cảnh quan tuyến
đường……………………………………………………………………...…21
1.4. Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý kiến trúc cảnh quan tại
tuyến đường Trường Chinh ............................................................................25
1.4.1. Công tác lập thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy chế
quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị tuyến đường Trường Chinh.....................25
1.4.2. Công tác quản lý quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Trường Chinh.......................................................................................27
1.4.3. Việc ban hành các cơ chế chính sách………………..................30
1.4.4. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Trường Chinh....................................................................31
1.4.5. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và thực hiện quy

hoạch, quản lý kiến trúc cảnh quang...............................................................34
1.5 Những vấn đề cần giải quyết trong công tác quản lý quy kiến trúc
cảnh quan tại tuyến đường Chinh, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang .........................................................................................................35
1.5.1. Về công tác quy hoạch và quản lý kiến trúc cảnh quản đô thị....35
1.5.2. Về ban hành các cơ chế chính sách…………………………….36
1.5.3. Về cơ cầu tổ chức bộ máy ..........................................................36
1.5.4. Về sự tham gia của cộng đồng ...................................................36
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường tuyến
đường Chinh thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang...............................................................................................................37
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường tuyến đường
Chinh thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.......................................37
2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có
liên quan..............................................................................................................................37


2.1.2. Quy hoạch định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thị trấn
Việt Quang huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang...............................................................41
2.2. Cơ sở lý luận quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị........................................42
2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan và quản lý kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Trường Chinh ...................................................................................46
2.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................46
2.3.2 .Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................47
2.3.3. Quá trình đô thị hóa....................................................................................48
2.3.5. Những yếu tố về khoa học kỹ thuật...........................................................48
2.3.6. Yếu tố quản lý ............................................................................................ 49
2.3.7. Vai trò của của cộng đồng..........................................................................50
2.4 Bài học kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý kiến trúc cảnh tuyến
đường Trường Chinh........................................................................................................52

2.4.1. Kinh nghiệm trong nước...........................................................................52.
2.4.2. Kinh nghiệm các nước có điều kiện tương đồng....................................55
2.5. Khả năng hoàn thành đề xuất giải pháp quản lý.........................................57
Chương 3. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường
Chinh thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang……………….58
3.1. Quan điểm và mục tiêu…………………………………………..57
3.2. Nguyên tắc quản lý ……………………………..........................58
3.3. Giải pháp đối với công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị…59
3.3.1.Công tác lập quy hoạch…………………………………………59
3.3.2.Công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch…………………...60
3.3.3. Quản lý thực hiện quy hoạch…………………………………...61
3.4. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan…………………………...62
3.4.1. Quản lý về kiến trúc……………………………….……………63
3.4.2. Quản lý về cây xanh cảnh quan……………………….………..68


3.4.3. Quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật………………….70
3.4.4. Quản lý hệ thống tiện tích đô thị………………………….……72
3.4.5. Quản lý cải thiện điều kiện môi trường……………… ….……75
3.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách………………….………………76
3.5.1. Về cơ chế....................................................................................76
3.5.2 Về chính sách……………………………………………………78
3.5. Giải pháp cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý………………………..79
3.5.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý…………………..……79
3.5.2. Các biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực quản lý đô thị….....80
3.6 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị với sự tham gia
của cộng đồng………………………………………………..........................81
3.6.1 Cung cấp thông tin…………………………………………..….81
3.6.2 Tham gia nguồn lực……………………………………….……83
3.6.3. Tham gia quản lý, duy trì bảo dưỡng…………………….…….83

3.6.4. Tham gia vào công tác kiểm tra giám sát và đánh giá……...….83
3.6.5. Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng…………….……84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận………………………………………………………….……84
Kiến nghị………………………………………………………….…..85


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

CP

Chính phủ

CTCC

Công trình công cộng

DVTM

Dịch vụ thương mại

HTKT


Hạ tâng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

QHĐT

Quy hoạch đô thị

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QLĐT

Quản lý đô thị

TKĐT

Thiết kế đô thị


UBND

Ủy ban nhân dân

VH-TT

Vãn hóa - thể thao


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

Hình 1.1

Hình 1.7

Sơ đồ vị trí tỉnh Hà Giang trong mối liên hệ
vùng miền núi phía Bắc
Sơ đồ vị trí huyện Bắc Quang trong mối liên
hệ vùng
Sơ đồ vị trí thị trấn Việt Quang trong mới
liên hệ vùng
Vị trí và hiện trạng tuyến đường Trường
Chinh trên địa bàn thị trấn Việt Quang
Định hướng phát triển không gian và quy
hoạch sử dụng đất tuyến đường Trường
Chinh
Trích hiện trạng đoạn đường Trường Chinh

đi qua khu vực trung tâm hành chính
Trụ sở NH NN&PTNT

Hình 1.8

Phòng Giao dịch NHCS

20

Hình 1.9

Trung tâm VHTT&DL

20

Hình 1.10

Chợ trung tâm

20

Hình 1.11

Nhà có được thiết kiến trúc đẹp

21

Hình 1.12

Nhà tạm


21

Hình 1.13
Hình 1.14

Hiện trạng nhà ở dọc trục đường Trường
Chinh
Hiện trạng cây xanh

Hình 1.15

Công viên Thanh Bình

22

Hình 1.16

Hiện trạng giao thông, cấp điện cấp nước

22

Hình 1.17

Mặt cắt ngang tuyến tuyền

23

Hình 1.18


Hiện trạng giao thông - tình trạng vỉa hè bị
lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán.

23

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Hình 1.6

Hình 1.19

Hiện trạng mạng lưới cấp điện, thôn tin liên
lạc

Trang
9
11
12
17
18
19
20

21
22

24



Số hiệu

Tên hình

Hình 1.20

Hiện trạng hình thức biển quảng cáo không
phù hợp
Định hướng phát triển không gian thị trấn
Việt Quang
Hình ảnh minh họa về thuyết Kevin Lynch

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Hình 3.1
Hình 3.2

Đường Lũy Bán Bích trong tương lai khi
xây dựng thành trục đường thương mại-dịch
vụ như quy định của quận
Mẫu nhà phố khuyến khích

Trang
25
41
45

53
65

Hình 3.3

Mẫu nhà cơ quan khuyên khích (dự kiến xây
dựng trụ sở Chi nhánh ngân hàng Công
Thương và trụ sở Chi cục Thuế)
Minh họa mái nhà

Hình 3.4

Hình thức ban công khuyến khích sử dụng

67

Hình 3.5

Hình thức tường rào khuyến khích sử dụng

67

Hình 3.6

Quy hoạch chi tiết Công viên cây xanh Thanh
Bình
Hình ảnh minh họa trước và sau khi chỉnh trang
lại hệ thống cây xanh tuyến đường
Hình ảnh minh họa cây xanh trang trí vỉa hè


Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Hình ảnh minh họa cây xanh trang trí ban công,
mặt tiền
Hình ảnh minh họa cải tạo vỉa hè và bồn cây

Hình 3.12

Hình ảnh minh họa hệ chiếu sáng trang trí
đường phố
Minh họa đặt biển quảng cáo

Hình 3.13

Hình ảnh minh họa các tiện ích đô thị

65
66

68
69
70
70
71
72
74

75


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Việt Quang

15

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

phân cấp quản lý các hoạt động xây
dựng cải tạo khu vực tuyên đường
Trường Chinh
Mô hình Tổ điều phối các hoạt động xây

dựng cải tạo khu vực tuyên đường
Trường Chinh

33

Sơ đồ 3.1

77



1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang. Phía Bắc
giáp huyện Vị Xuyên; phía Đông, Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía
Nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên
Quang; phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Quang Bình và Hoàng Su Phì. Trên địa
bàn huyện có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung
chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc
Việt Nam. Đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng trung tâm huyện lỵ Bắc Quang giai đoạn 2010-2020 tại
Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 02/4/2010
Thị trấn Việt Quang là trung tâm hành chính kinh tế văn hóa xã hội của
huyện Bắc Quang, cách thị xã Hà Giang khỏang 60km, được thành lập vào
ngày 19 tháng 2 năm 1986 từ một số phần lãnh thổ của của các xã Việt Vinh,
thị trấn Việt Quang cũ và xã Quang Minh, đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng
công nhận là đô thị loại IV tại Quyết định số 780/QĐ-BXD ngày 25/8/2010,
theo định hướng thị trấn Việt Quang sẽ phát triển thành thị xã trực thuộc tỉnh

trong tương lai, với tính chất là đô thị trung tâm tiểu vùng, là vùng kinh tế
động lực thứ cấp; là vùng phát triển đô thị, công nghiệp chế biến, cơ khí, vật
liệu xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp, đảm nhận vai trò là vùng động lực phát
triển kinh tế của huyện, có sức lan tỏa đến các vùng lân cận, thúc đẩy phát
triển kinh kế các huyện phía Tây và phía Nam của tỉnh. Thực trạng không
gian đô thị của thị trấn Việt Quang là hình thành phát triển theo trục đường
Quốc lộ 2 và một số trục đường xương cá trong nội thị.
Tuyến đường Trường Chinh thực chất là một đoạn Quốc lộ 2 là trục
đường chính hình thành không gian đô thị của thị trấn Việt Quang, kéo dài từ
đầu đến cuối thị trấn, qua 12 Tổ dân phố, với tốc độ đô thị hóa nhanh, diện


2

mạo đô thị thay đổi từng ngày, mật độ xây dựng rất cao đặc biệt là khu vực
trung tâm hành chính. Tuy nhiên, hiện nay đang triển khai lập đồ án quy
hoạch chi tiết 1/500 và chưa có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Công tác
quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cảnh quan của các cấp chính quyền
tỉnh, huyện, thị trấn chưa đồng bộ, mới chỉ thực hiện cấp phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ, chưa có quản lý kiến trúc, cảnh quan. Từ đó, dẫn kiến trúc cảnh quan
lộn xộn, sắp đặt thiếu trật tự, thiếu sự hài hoà, cảnh quan đường phố thiếu đặc
trưng, thẩm mỹ …
Với vai trò, tính chất đô thị của thị trấn Việt Quang và những vấn đề
nêu trên việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Trường Chinh thị trấn Việt Quang (cốt lõi của thị trấn) là vấn đề
cấp thiết mang tính thực tiễn cao. Nhằm định hướng, quản lý sắp xếp kiến
trúc cảnh quan tuyến đường trong giai đoạn xây dựng quy hoạch chi tiết và
quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, hạn chế những tiêu cực trong quá trình
phát đô thị hóa, tạo điểm nhấn của đô thị, làm tiền đề phát triển thị trấn Việt
Quang thành thị xã trực thuộc tỉnh Hà Giang trong tương lai.

Mục đích nghiên cứu
Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị tuyến đường Trường Chinh thị trấn
Việt Quang trong thời điểm mới có quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 được
duyệt, nhằm tạo diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị khang trang sạch đẹp và
làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Trường Chinh thị trấn Việt Quang
- Phạm vi nghiên cứu: Dọc tuyến đường Trường Chinh từ Km 225 Quốc lộ 2 (ngã ba Pác Há) đến Km 232 - Quốc lộ 2 (cầu Mám) dài khoảng 7
Km trong giai đoạn đang lập quy hoạch chi tiết 1/500.


3

Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh,
thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Trường Chinh, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất giải pháp công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Trường Chinh, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát hiện trạng.
- Thu thập số liệu có liên quan.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo
các kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp phương án, từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý hữu hiệu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp một phần

cho các ngành có liên quan như: quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, quản lý
môi trường, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị...
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý kiến
trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, làm cơ sở xây dựng quy hoạch chi tiết sau này và làm tiền để cho phát
triển thị trấn Việt Quang thành thị xã trực thuộc tỉnh Hà Giang trong tương
lai. Tạo sự thống nhất hài hòa về trúc cảnh quan; tạo dựng bộ mặt đô thị
khang trang hiện đại có trật tự và bản sắc.
Các khái niệm
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị gồm. những quy định quản lý không gian cho tổng thể


4

đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô
thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do chính quyền đô thị xác định theo
yêu cầu quản lý [1];
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Mặc dù chưa có một
khái niệm cụ thể cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị,
một khu vực đặc thù đô thị, tuy nhiên, một trong những nội dung trong quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị được đề cập đến “Đảm bảo tính
thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ
thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp
với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa
phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng,
miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị” với đối tượng bao gồm về không gian
đô thị: Khu vực hiện hữu đô thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu
vực giáp ranh và khu vực khác; về cảnh quan đô thị: tuyến phố, trục đường,
quảng trường, công viên, cây xanh và kiến trúc đô thị : Nhà ở, các tổ hợp kiến

trúc, các công trình đặc thù khác [1];
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường. Công tác quản
lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ
các hoạt động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan
tuyến phố hài hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình
đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình,
mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang,
độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài
hòa cho kiến trúc của toàn tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính
của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu
hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn
tuyến, khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà


5

thể hiện rõ tính trang trọng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo
tồn nguyên trạng. Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người
khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan,
an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc. Hè phố,
đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật
liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích
thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người
khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây. Các đối tượng kiến trúc
thể hiện mối tương quan tỷ lệ hợp lý [1].
- Cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm khác nhau về
cảnh quan.Theo các nhà kiến trúc cảnh quan: Phong cảnh là một không gian
hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những thành phần thiên nhiên và
nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau.
Còn cảnh quan là một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên

một biểu tượng thống nhất về đặc điểm thiên nhiên chung của địa phương.
Vậy cảnh quan là không gian chứa đựng các yếu tố thiên nhiên, nhân
tạo và những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau
và với bên ngoài [3]
- Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác
động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các
yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc
cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực
chuyên ngành khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật,
kiến trúc công trình, điêu khắc hội họa...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công
năng, thẩm mỹ, môi trường của con người [3]


6

- Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà Chính phủ và cộng
đồng cùng có một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để tạo ra
dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người [8]
Các khái niệm trong Luật Quy hoạch đô thị [9]:
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.
- Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
- Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công

trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
- Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng,


7

tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông
và các công trình đầu mối kỹ thuật.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



84

- Cùng với UBND thị trấn, huyện đánh giá quá trình thực hiện nếp sống
văn minh đô thị của từng hộ gia đình, từng tổ dân phố đẻ có hình thức khen
thưởng, kỷ luật kịp thời.
3.6.5. Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng
Xây dựng cơ chế lấy ý kiến cộng đồng là hướng mọi chủ thể thực hiện
cùng tham gia dự án, hiểu kỹ về dự án và cùng có trách nhiệm đóng góp hiệu
quả cao nhất cho dự án, hướng tới mục tiêu tạo nên một môi trường đô thị đẹp
– tiện nghi – bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quá trình nghiên cứu, đánh hiện trạng đã cho thấy tuyến đường Trường
Chinh với vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị trấn Việt
Quang hiện tại và thị xã Việt Quang trong tương lai, là tuyến giao thông huyết
mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và
các tỉnh miền Bắc Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao, là hạt nhận thúc đẩy
phát triển của cả thị trấn nói riêng và huyện Bắc Quang nói chung. Tuy nhiên,
do đang trong giai đoạn chờ quy hoạch chi tiết 1/500 được lập và phê duyệt,
kiến trúc cảnh quan chưa được quan tâm quản lý đúng mức, dẫn đến hình thái
kiến trúc lộn xộn, sắp đặt thiếu trật tự, thiếu sự hài hoà, cảnh quan đường phố
thiếu đặc trưng, thẩm mỹ …. Những tồn tại và phát sinh nêu trên là minh
chứng cho sự cần thiết phải có giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan phù hợp
với tình hình thực tiễn.
Từ các vấn đề cần giải quyết, cùng với việc nghiên cứu chiến lược phát
triển đô thị, định hướng phát triển, các lý luận trong và ngoài nước có liên
quan tới đề tài, các kinh nghiệm học hỏi trong và ngoài nước làm cơ sở xây
dựng và hoàn thiện các giải pháp quản iý kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Trường Chinh nhằm mục tiêu tạo dựng hình ảnh kiến trúc cảnh quan đặc



85

trưng của tuyến đường mang tính văn minh, hiện đại làm cơ sở để triển khai
các bước quy hoạch, xây dựng tiếp theo.
Nghiên cứu đã chỉ rõ, để quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đạt được
hiệu quả cao cần có một chính quyền quản lý tổng hợp, đồng bộ có năng lực
mạnh về nhiều khía cạnh, có định hướng đúng đắn, nhìn xa trông rộng. Bộ
phận tham mưu, các chuyên gia chuyên ngành có trình độ cao. Hệ thống văn
bản chế tài mạnh, sát với điều kiện thực tế, đúng định hướng nhà nước. Hệ
thống quản lý triển khai tại cơ sở có đủ năng lực. Ngoài ra, sự tham gia của
cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố là một yếu tố
để xây dựng biện pháp quản lý kiến trúc cảnh quan có hiệu quả.
Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Trường Chinh thị trấn Việt Quang từ các giải pháp tổng thể đến
các giải pháp cụ thể có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện bộ mặt kiến trúc cảnh quan, tạo
giá trị văn hóa đặc trưng của khu vực tác giả xin được đưa ra phương hướng
nghiên cứu của luận văn về giải pháp Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến
Trường Chinh. Từ nghiên cứu có thể lấy cơ sở để áp dụng phương thức quản
lý kiến trúc cảnh quan cho các tuyến đường, tuyến phố khác trên địa bàn thị
trấn có điều kiện tương đồng.
Kiến nghị
Các cơ quan có thẩm quyền sớm hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch chi
tiết, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Đồng thời chi tiết, cụ thể
hóa các quy định về kiến trúc, cảnh quan làm cơ sở để quản lý; lập và phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị để huy động tối đa các nguồn lực, kinh
phí đa dạng tiếp tục chỉnh trang, nâng cấp, phát triển hạ tầng đô thị.
Kiến nghị thiết lập các chế tài phát huy sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý kiến trúc cảnh tuyến đường. cần xem cộng đồng là một trong



86

những nguồn lực đối ứng chủ yếu với nhà nước trong việc thực thi quản lý
một cách hiệu quả.
Kiến nghị,thiết lập các công cụ pháp lý cần thiết làm cơ sở cho việc
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, điều chỉnh các quan hệ, xử lý các
vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển nhanh chóng của tuyến đường.
Những điều chỉnh về quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố cần được cân
nhắc kỹ lưỡng, căn cứ trên các thông tin và số liệu thực tại, tham khảo ý kiến
phản biện của các nhà chuyên môn và cộng đồng để xác định hướng đi phù
hợp.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng, Quyết định 04/2008/QĐ-BXD.
2.

Bộ Xây dựng (2010), Hướng dẫn lập quy chế quản lý Quy

hoạch, kiến trúc đô thị, Thông tư 19/TT-BXD.
3.

Bộ xây dựng (2010), Giáo trình quản lý quy hoạch kiến trúc


cảnh quan và môi trường, Nhà xuất bản xây dựng.
4.

Chính Phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy

hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP;
5.

Chính phủ (2013), quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh
vật liệu xây đựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà
ờ và công sở, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
6.

Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang (2012) Giới thiệu tổng

quan về Hà Giang <>
7.

Chính Phủ (2010), Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô

thị, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP.
8.

Đỗ Hậu (2008) Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của

công đồng, Nhà xuất bản xây dựng.
9.


Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Quy hoạch đô thị,

Luật số 30/2009/QH12.
10.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), xây dựng, Luật số

50/2014/QH13.


×