Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý xây dựng hệ thống công trình công cộng theo quy hoạch trong khu vực phát triển đô thị huyện hoài đức, TP hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.84 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG TẤN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG THEO QUY HOẠCH TRONG KHU VỰC PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG TẤN
KHÓA 2013-2015

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG THEO QUY HOẠCH TRONG KHU VỰC PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS NGUYỄN TỐ LĂNG

Hà nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng là thầy giáo, người hướng dẫn khoa học
có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm, phong phú trong công tác quản lý đào
tạo và trong thực tiễn, đã quan tâm dành thời gian hướng dẫn tôi tận tình, trách
nhiệm, khoa học và hiệu quả.
- Các thầy cô giáo, cán bộ quản lý Khoa Đào tạo Trên đại học - Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập tại Trường trong 02 năm qua.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức, các Chủ
đầu tư khu đô thị mới, các tổ chức cá nhân liên quan khác đã nhiệt tình giúp đỡ,
hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô
thị và công trình.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình của tôi, cùng bạn bè đồng nghiệp, những
người đã chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Xin trân trọng cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp đỡ.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trọng Tấn


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ............................................................................................................................
Lời cam đoan .......................................................................................................................
Mục lục………………………………………………………………………..
Danh mục các chữ viết tắt ...............................................................................................
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài: ................................................................ 4
B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ... Error! Bookmark not defined.5
1.1. Khái quát thực trạng xây dựng CTCC tại các khu ĐTM trên địa bàn TP Hà
Nội ..................................................................................................................... 5
1.2. Khái quát huyện Hoài Đức ........................................................................... 11
1.3. Thực trạng xây dựng CTCC trong khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện
Hoài Đức; ......................................................................................................... 11
1.4. Thực trạng công tác quản lý xây dựng công trình công cộng theo quy hoạch
trong khu vực phát triển đô thị huyện Hoài Đức; ........................................... 20

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỤNG HỆ THỐNG CTCC THEO
QUY HOẠCH KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀI ĐỨC, TPHÀ NỘI ............................................................................................. 31
2.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng Hệ thống CTCC theo quy hoạch trong khu vực
phát triển đô thị huyện Hoài Đức: ................................................................... 31
2.1.1 Các văn bản pháp lý Nhà nước: ............................................................. 31


2.1.2. Định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô ; .................................. 36
2.1.2 Định hướng quy hoạch phân khu đô thị S2 ; ......................................... 38
2.1.3 Định hướng quy hoạch phân khu đô thị S3; .......................................... 39
2.1.4. Định hướng quy hoạch phân khu đô thị S4 ; ........................................ 40
2.2 Cơ sở lý thuyết : ........................................................................................ 40
2.2.1. Các yếu tố tác động thực hiện xây dựng hệ thống CTCC theo quy hoạch
trong khu vực phát triển đô thị: ....................................................................... 40
2.2.2 Kinh tế thị trường, thị trường đất đai, bất động sản:.............................. 44
2.2.3. Sự thay đổi tâm sinh lý của con người đối với sinh hoạt công cộng trong
điều kiện phát triển kinh tế xã hội và ĐTH: .................................................... 46
2.2.4. Phân loại CTCC: ................................................................................... 48
2.3. Cơ sở thực tiễn: ........................................................................................... 49
2.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 49
2.3.2. Yếu tố quy hoạch kiến trúc: .................................................................. 50
2.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ; .................................................................. 53
2.3.4. Trình độ dân trí và vai trò công đồng dân cư : ...................................... 54
2.3.5. Cơ chế chính sách, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính: ............ 56
2.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý: ....................................................................... 56
2.4. Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch:...... 57
2.4.1 Các nước phát triển: ............................................................................... 57
2.4.2 Các nước Đông Nam Á: ......................................................................... 59
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CTCC

THEO QUY HOẠCH KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HUYỆN HOÀI
ĐỨC, TP HÀ NỘI ......................................................................................................... 63
3.1. Quan điểm và Mục tiêu: .............................................................................. 61
3.1.1 Quan điểm: ............................................................................................. 61
3.1.2 Mục tiêu: ................................................................................................ 62


3.2 Các nguyên tắc thực hiện xây dựng hệ thống CTCC theo quy hoạch khu
ĐTM: ............................................................................................................... 63
3.3 Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng hệ thống CTCC theo quy hoạch khu
vực phát triển đô thị huyện Hoài Đức: ............................................................ 64
3.3.1. Giải pháp về rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch:........................... 65
3.3.2. Giải pháp Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan,
quản lý đất đai hệ thống CTCC. ...................................................................... 73
3.3.3 Giải pháp huy động vốn đầu tư: ............................................................. 78
3.3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản
lý CTCC, gắn với và phân cấp quản lý về địa phương. .................................. 81
3.3.5 Giải pháp Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý thực hiện xây dựng
CTCC theo quy hoạch tại các khu ĐTM: ....................................................... 90
3.3.6. Đề xuất kiên nghị tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ
ngành, UBND Thành phố Hà Nội:.................................................................. 91
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 92
1. Kết luận: ...................................................................................................... 94
2. Kiến nghị: .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... .


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cổ phần


CP

Công trình công cộng

CTCC

Chủ đầu tư

CĐT

Đô thị

ĐT

Đô thị mới

ĐTM

Đô thị hóa

ĐTH

Giải phóng mặt bằng

GPMB

Hạ tầng kỹ thuật

HTKT


Hạ tầng xã hội

HTXH

Hội đồng nhân dân

HĐND

Khu công nghiệp

KCN

Quản lý đô thị

QLĐT

Quy hoạch - Kiến trúc

QHKT

Ủy ban nhân dân

UBND

Thành phố

TP


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Tổng thể khu đô thị Linh Đàm

Hình 1.2

Tổng thể khu đô thị Bắc An Khánh

Hình 1.3

Tổng thể khu đô thị mới Vân Canh (HUD)

Hình 1.4

Hiện trạng qúa tải trường học ở Thị trấn Trạm Trôi

Hình 1.5

Quy hoạch CTCC trong khu đô thị mới Bắc An Khánh

Hình 1.6

Khu nhà ở, dịch vụ công cộng trong khu đô thị mới Bắc
An Khánh

Hình 1.7


Trường phổ thông liên cấp khu đô thị mới Bắc An Khánh

Hình 1.8

Khu đô thị mới Lideco, Hoài Đức, HN

Hình 1.9

Nhà Văn hóa thể thao trung tâm huyện Hoài Đức

Hình 1.10

Sân vận động trung tâm huyện Hoài Đức

Hình 1.11

Nhà văn hóa xã Minh Khai, H. Hoài Đức

Hình 1.12

Nhà văn hóa thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức

Hình 3.1

Hình 3.2

Hình 3.3

Mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng CTCC

theo quy hoạch trong khu vực phát triển đô thị
Trình tự thực hiện dự án xây dựng CTCC theo quy hoạch
trong khu vực phát triển đô thị
Đề xuất Mô hình mô hình Ban Quản lý phát triển đô thị
huyện Hoài Đức (Ban Quản lý khu vực)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng biểu

Tên bảng biểu
Đề xuất Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt

Bảng 3.1

và quản lý quy hoạch có sự tham gia của nhà
chuyên môn, công đồng dân cư

Bảng 3.2

Đề xuất quy trình cải tiến thực hiện xây dựng
hệ thống CTCC theo quy hoạch được duyệt


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hệ thống CTCC có một vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các

khu ĐT, Nó có vai trò hạt nhân quan trọng về dịch vụ cảnh quan các khu
ĐT, về công năng hệ thống CTCC cung cấp toàn bộ các dịch vụ cơ bản cho
người dân đô thị, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng văn hóa, tinh thần, vui
chơi giải trí cho người dân đô thị, về mặt không gian hệ thống CTCC mang
tính tổ chức, tính định hướng không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, văn
hóa, bản sắc và cho các khu đô thị. Hệ thống CTCC đô thị có ý nghĩa quyết
định tới sự phát triển và chất lượng sống của khu đô thị;
Huyện Hoài Đức nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, theo quy hoạch chung
xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt thì huyện Hoài Đức có diện tích khoảng 50% ( tương đương
4.000 ha) nằm trong chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai IV của thủ đô Hà
Nội là khu đô thị nén mật độ dân số cao
Trong giai đoạn 2005 đến nay, trên địa bàn Huyện có khoảng 75 dự án
khu đô thị mới, nhà ở mới được cấp thẩm quyền giao các Chủ đầu tư nghiên
cứu đầu tư, trong đó đã có 21 dự án với diện tích khoảng 2.500ha đã có quyết
định thu hồi, giao đất cho CĐT thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ
tầng và nhà ở trong đó có nhiều khu ĐTM đã cơ bản thực hiện xong việc xây
dựng nhà ở như: Khu ĐTM bắc Quốc lộ 32, khu ĐTM Bắc An Khánh - liên
doanh Posco Hà Quốc, Khu ĐTM hai bên đường Lê Trọng Tấn, Khu ĐTM
Vân canh HUD,... Các công trình nhà ở, giao thông hạ tầng kỹ thuật đang xây
dựng ngày một hoàn thiện tạo diện mạo mới cho huyện Hoài Đức, là cơ sở bắt
đầu hình thành và phát triển một khu vực đô thị mới phía Tây Thủ đô Hà Nội
khang trang, văn minh, hiện đại, mang tầm vóc của khu vực.


2

Tuy nhiên quá trình ĐTH nhanh chóng cũng đã để lại một số tồn tại,
bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, chất lượng cuộc sống đô thị và sự
phát triển của đô thị, khu dân cư hiện hữu, trong đó có một số vấn đề nổi cộm

liên quan đến việc quản lý xây dựng các CTCC theo quy hoạch ở các khu vực
PTĐT huyện Hoài Đức như sau:
- Tại các khu ĐTM: Hệ thống CTCC ít được CĐT quan tâm, dẫn đến
quy mô, cơ cấu sử dụng đất trong quy hoạch khu ĐTM thường đạt thấp, hoặc
bị điều chỉnh mục đích sử dụng đất CC sang các mục đích nhà ở, thương mại,
dịch vụ để sinh lợi hoặc điều chỉnh tăng tầng cao xây dựng, tăng dân số dẫn
đến thiếu CTCC. Công tác triển khai xây dựng các công trình công cộng:
trường học, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,
bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng, câu lạc bộ,... còn chậm, không
đồng bộ với nhà ở dẫn đến nhiều khu ĐTM dân cư đến ở không được cung
cấp các dịch vụ công cộng cần thiết, gây ra nhiều khó khăn xáo trộn trong
sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cư dân và sự phát
triển các khu ĐTM.
- Tại các khu vực dân cư hiện trạng nằm trong vùng phát triển ĐT: Hệ
thống CTCC xuống cấp, lạc hậu, thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu sử
dụng các dịch vụ tiện ích xã hội đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vật chất, văn hóa
tinh thần ngày càng cao của nhân dân trong giai đoạn phát triển ĐTH. Đồng
thời do sự gia tăng dân số cơ học nhanh chóng (hiện tượng các hộ dân từ các
khu vực khác mua đất, ở và nhập cư), trong khi công tác quy hoạch, bố trí quỹ
đất để xây dựng CTCC con chậm chạp, chưa đổi mới, chưa được quan tâm
đúng mức dẫn tới tình trạng thiếu, quá tải các CTCC trong các khu dân cư cũ
ngày càng trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu nhân dân;
Huyện Hoài Đức đang trong giai đoạn phát triển ĐTH theo quy hoạch
chung xây dựng thủ đô và các quy hoạch phân khu đô thị, việc phát triển


3

ĐTH trên địa bàn huyện hoài Đức là tất yếu khách quan, do vậy để hình
thành, phát triển các khu ĐTM văn minh, xanh sạch đẹp, hệ thống CTCC phát

triển cung cấp đầy đủ, hài hòa các nhu cầu vật chất, tinh thần cho nhân dân đô
thị thì vấn đề quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý xây dựng công trình công
cộng là vấn đề phải được quan tâm đặc biệt và phải thực hiện ngay từ những
bước đầu tiên, do vậy tôi chọn đề tài “Quản lý xây dựng hệ thống trình công
cộng trong khu vực phát triển đô thị huyện Hoài Đức” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ , đây là đề tài cần thiết có tính thực tiến cao, để vận dụng thực hiện
công tác quản lý xây quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị mới ở Huyện nhà
góp phần xây dựng các khu đô thị phía Tây thủ đô Hà Nội văn minh xanh
sạch đẹp và phát triển bền vững.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp để quản lý thực hiện xây dựng hệ thống CTCC
đồng bộ, theo quy hoạch xây dựng được duyệt, cung cấp đầy đủ các dịch vụ
công cộng cần thiết để phục vụ nhu cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất
lượng đô thị tại khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức, TP Hà
Nội.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ
thống CTCC: Trường mầm non, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, khu hành
chính, khu thể thao, khu vui chơi giải trí người lớn, trẻ em,... trong khu vực
phát triển đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý xây dựng hệ thống
CTCC theo quy hoạch khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội (khu vực trong phạm vi đường vành đai IV đến hết địa giới
phía Đông huyện Hoài Đức), trong thời gian phát triển đô thị hóa 2010 - 2025


4

gồm 02 khu vực đan xen là Các khu đô thị mới, nhà ở mới và các Khu dân cư
nông thôn hiện trạng trong vùng phát triển đô thị hóa.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp Điều tra xã hội học: Tác giả phỏng vấn và nghe trả lời
các đối tượng: Nhân dân sinh sống trong các khu đô thị mới, các nhà quản lý
khu đô thị, chủ đầu tư khu đô thị, các nhà đầu tư, khai thác sử dụng các dịch
vụ công cộng đô thị;
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin: Thực hiện khảo sát, quan
sát thực địa tại các khu đô thị, thu thập, phân loại các số liệu thống kê thực
trạng thu thập được trong thực tiễn, hiện trường;
- Phương pháp phân tích, suy luận: Phân tích hiện trạng công tác quản
lý hiện nay, đánh giá các tồn tại hạn chế, bằng suy luận logic xác định
nguyên nhân tìm ra giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý ;
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, đề tài, dự án, đã được
nghiên cứu, công bố trong và ngoài nước.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài:
Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng hệ thống
CTCC theo quy hoạch áp dụng cho khu vực phát triển đô thị huyện Hoài Đức
có ý nghĩa thực tiễn cao, đề xuất các giải pháp để vận dụng thực hiện công tác
quản lý xây quy hoạch, kiến trúc, phát triển ĐTM trên địa bàn huyện Hoài
Đức, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với đô thị, tạo dựng các khu ĐTM
được cung cấp đầy đủ các dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nhân
dân, cảnh quan kiến trúc đô thị đồng bộ, chất lượng tốt, hạn chế các yếu tố tác
động xấu của quá trình đô thị hóa, góp phần tạo lập khu vực đô thị phía Tây
của thủ đô Hà Nội phát triển đồng bộ, cân bằng, văn minh, hiện đại, cảnh
quan, môi trường tốt và hướng tới phát triển bền vững.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc hình thành phát triển các khu ĐTM và quá trình ĐTH nói chung và
trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng là một sự tất yếu khách quan. ĐTH
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của Huyện,
việc hình thành các khu ĐTM cùng hệ thống CTCC là quá trình dài song song
đó là quá trình đầu tư và quản lý, khai thác sử dụng và quản lý hành chính.
Để xây dựng khu vực phát triển đô thị huyện Hoài Đức thành khu ĐTM
văn minh, phát triển bền vững theo định hướng quy hoạch phân khu đô thị
được duyệt thì việc xây dựng hệ thống CTCC đóng một vai trò ý nghĩa hết sức
quan trọng. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy việc quản lý thực hiện xây
dựng các CTCC theo quy hoạch trong khu vực phát triển đô thị trên địa bàn
huyện Hoài Đức để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân các khu ĐTM và
người dân bản địa hiện thực vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được giải quyết,
gây bức xúc cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và nhất là những
người dân sinh sống trong khu ĐTM.
Nguyên nhân do hiện nay trong các văn bản pháp luật hiện hành hiện
nay chưa điều tiết hết các vấn đề đang diễn ra trong quá trình đầu tư và phát
triển khu đô thị mới, cần bổ sung thêm các văn bản pháp luật làm cơ sở cho
việc quản lý, triển khai đầu tư và phát triển ĐTM và CTCC một cách thông
thoáng và hiệu quả; công tác quy hoạch chi tiết còn thiếu chưa được triển khai

đồng bộ, tổ chức bộ máy quản lý còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, công tác phân công, phân cấp chưa rõ ràng, còn chồng chéo, công
tác phối hợp quản lý chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả, vai trò cộng đồng dân cư
còn mờ nhạt, chưa rõ nét.
Trên cơ sở khoa học nghiên cứu về công tác quản lý thực hiện xây dựng
CTCC theo quy hoạch, các văn bản pháp lý của nhà nước hiện hành và việc


95

nắm bắt xu hướng phát triển ĐTM và hệ thống CTCC ngày nay cho thấy đã có
những thay đổi đáng kể trong đó nổi bật là vấn đề môi trường, phát triển bền
vững gắn với sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao. Nhận thức,
quan niệm về quản lý thực hiện xây dựng hệ thống CTCC theo quy hoạch cần
phải được nhìn nhận là một vấn đề chuyên sâu về khoa học quản lý, phù hợp
với thực tiễn, phải được đổi mới nâng cấp toàn diện để phù hợp với sự phát
triển trong thời kỳ mới. Việc nghiên cứu quản lý thực hiện xây dựng CTCC
theo quy hoạch khu ĐTM để triển khai thực hiện đồng bộ theo quy hoạch được
duyệt, cải thiện bộ mặt đô thị với nét hiện đại của khu ĐTM cũng như cải thiện
môi trường sống của dân cư nói chung và trong khu vực phát triển đô thị huyện
Hoài Đức là rất cần thiết.
Trên cơ sở thực tiễn tại địa phương, các cơ sở khoa học, kinh nghiệm
thực tiễn, trong khuôn khổ giới hạn đề tài của luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành quản lý đô thị, luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý
thực hiện xây dựng CTCC theo quy hoạch khu ĐTM về: quản lý quy hoạch,
kiến trúc, xây dựng, đất đai; huy động vốn đầu tư; tổ chức nâng cao năng lực
bộ máy hành chính, quản lý về ĐTM và CTCC; ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ nhằm để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thực hiện xây dựng
hệ thống CTCC trong khu vực phát triển đô thị huyện Hoài Đức.
2. Kiến nghị:

Quản lý thực hiện xây dựng CTCC theo quy hoạch khu ĐTM ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển các khu ĐTM đặc biệt
là trong thời kỳ cơ cấu nền kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để
thực hiện mục tiêu đó cần, kiến nghị Chính phủ, các Bộ nghành, UBND
Thành phố một số nội dung sau:
- Rà soát bổ sung các chế độ chính sách quy định liên quan, trong đó quy
định bắt buộc, yêu cầu, có chế tài cụ thể xử phạt nghiêm khắc để các CĐT dự


96

án khu ĐTM phải đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống HTKT, CTCC HTXH
đồng bộ cùng với việc xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu cư dân đô thị. Cải tiến
quy trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch dự án khu ĐTM đảm bảo hài hòa
quyền lợi của CĐT và các cư dân, đồng thời cải thiện thủ tục hành chính, đảm
bảo thông thoáng thủ tục hành chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích thông
thoáng, ưu tiên, khuyến khích tạo nguồn vốn đầu tư để xây dựng CTCC, tạo
điều kiện thuận lợi chủ động cho CĐT triển khai thực hiện các dự án khu
ĐTM, xây dựng các CTCC.
- Tổ chức triển khai thực hiện ngay mô hình Ban Quản lý khu vực phát
triển đô thị cấp Thành phố và Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị khu vực
cho huyện Hoài Đức theo điều 13 nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ
về quản lý đầu tư phát triển đô thị để triển khai thực hiện quản lý xây dựng
khu ĐTM trong đó có việc quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống CTCC
đồng bộ với khu ĐTM;
- Hoàn thiện bổ sung cơ chế chính sách, tăng cường công tác kiểm tra,
xử lý nghiêm công tác quản lý xây dựng các khu ĐTM. Yêu cầu các CĐT lập
ra các kế hoạch tiến độ triển khai đầu tư xây dựng đối với các CTCC trong
khu ĐTM một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân, thực
hiện tốt công tác công bố, công khai các kế hoạch, tiến độ xây dựng theo đúng

quy định để cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế xã hội, cùng tham gia
giám sát công tác thực hiện theo kế hoạch;
- Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác thi tuyển kiến trúc, quy
hoạch, đảm bảo thực chất, chất lượng, đúng quy định, phù hợp thực tiễn, tránh
hình thức, đối phó để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác thiết
kế các CTCC, đặc biệt các tổ hợp CTCC mang tính điểm nhấn của ĐTM.
- Đẩy nhanh đồng bộ việc áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS, đẩy
mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến tiếp cận trình độ thế giới trong công


97

tác quản lý và triển khai thực hiện khu ĐTM, hệ thống CTCC hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí,
tổ chức nâng cao hiệu quả cộng đồng tham gia vào thực hiện quy hoạch và
xây dựng các CTCC trong khu ĐTM .
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới, các phần mềm hệ thống
khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quản lý khu ĐTM và công tác thực hiện xây
dựng các CTCC trong khu ĐTM.
- Nhà nước cần có cơ chế, biệp pháp kỉểm soát tổng thể quy hoạch phát
triển khu ĐTM và kết hợp CĐT dự án ĐTM thực hiện xây dựng các hệ thống
hạ tầng đầu nối phía ngoài dự án trước khi triển khai xây dựng các công trình
bên trong dự án nhằm đảm bảo có sự khớp nối và sự chuyển tiếp giữa hệ
thống hạ tầng và các CTCC trong khu ĐTM với khu dân cư làng xóm cũ hiện
có, kể cả về công tác quản lý theo hệ thống chính quyền.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý xây
dựng CTCC, kết hợp đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xây
dựng đô thị tại địa phương gắn với công tác phân cấp quản lý, giám sát, xử lý
trách nhiệm để công tác quản lý, kiểm tra giám sát việc thực thi xây dựng các

CTCC trong khu ĐTM đạt hiệu quả .
- Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là
của UBND Thành phố Hà Nội. Đưa ra việc thanh tra và giám sát liên ngành,
có sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng và Ban quản lý khu ĐTM.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý khai thác sau khi các CTCC trong dự án
khu ĐTM được hoàn thành đưạ vào sử dụng, bổ sung sửa đổi cơ chế chính
sách quy định mức thang chi phí dịch vụ đối vối từng loại CTCC có thu phí
đảm bảo hài hòa quyền lợi của người dân cũng như CĐT xây dựng.


98

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arup (2012) Thành phố thông minh Smartcities, Tạp chí quy hoạch – Xây
dựng số 56;
2. Nguyễn Thế Bá (1998), Quy hoạch đô thị, Giáo trình giảng dạy trường ĐH
Kiến Trúc Hà Nội
3. Bộ xây dựng (2012) QCVN 03:2012/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng
kỹ thuật đô thị;
4. Nguyễn Ngọc Châu (2012) Quản lý đô thị, NXB xây dựng;
5.Chính phủ (2010) Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về việc lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch;
6. Chính phủ (2010) Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về việc
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
7. Nguyễn Việt Châu - Nguyễn Hồng Thục, Kiến trúc công trình công cộng
8. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
9. Đỗ Hậu (2013) Quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn TP Hà Nội, Dự án
tăng cường năng lực quản lý hành chính đô thị tại 10 quận nội thành TP Hà Nội
10. Nguyễn Khả Hùng (2010) Quản lý thực hiện xây dựng công trình theo

quy hoạch khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội, Luận văn thạc
sỹ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;
11. Jan Gehl (2009), Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc, Bản dịch từ
tiếng Anh của KTS Lê Phục Quốc;
12. Nguyễn Tố Lăng (2006) Quản lý đô thị ở các nước phát triển;
13. Phạm Mạnh Hùng (2003) Giải pháp tăng cường Quản lý công trình công
cộng trong các khu đô thị mới tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội
14. Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học quản lý, NXB xây dựng;


99

15. Lê Bích Thuận, CTCC trong các khu ở tại Hà Nội, Viện nghiên cứu kiến
trúc - Bộ Xây dựng.
16. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức quản lý môi trường cảnh quan
đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội;
17. Phan Ngọc Tú (2012) Chính quyền đô thị, Tạp chí quy hoạch – Xây dựng
số 56;
18. Quốc Hội, 2009, Luật Quy hoạch đô thị.
19. Thủ tướng Chính phủ, (2010) Nghị định về lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý quy hoạch đô thị.
20. Thủ tướng Chính phủ, (2011) Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây
dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
21. UBND thành phố Hà Nội, (2013) Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân
khu đô thị S2,S3,S4 thành phố Hà Nội ;
22. UBND huyện Hoài Đức, (2013) Báo cáo số 56/BC-UBND về việc rà soát
công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức;
23. UBND huyện Hoài Đức, (2013) Quy hoạch kinh tế xã hội huyện Hoài Đức;
24. Viện quy hoạch đô thị và nông thôn (2013) Thiết kế đô thị trong quy

hoạch xây dựng đô thị Việt Nam 2013 ;
TÀI LIỆU WEB
1.www.architectureplan.com
2.www.google.com
3.www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn



×