Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu áp dụng công nghệ top base trong xử lý nền đất yếu tại địa bàn tỉnh vĩnh long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
____________________________

TRƯƠNG HOÀNG PHIẾU

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TOP-BASE
TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TẠI ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRƯƠNG HOÀNG PHIẾU
KHÓA 2013-2015

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TOP-BASE
TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU TẠI ĐỊA BÀN


TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.58.02.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU HÀ

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay tác
giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu áp dụng công nghệ
Top - Base trong xử lý nền đất yếu tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long”.
Luận văn này không những nhờ sự nổ lực bản thân tác giả mà còn nhờ
sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, sự động viên giúp đỡ của gia đình,
đồng nghiệp, bạn bè.
Qua luận văn tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy
TS. Trần Hữu Hà đã giúp đỡ, chỉ dẫn cặn kẽ trong thời gian thực hiện luận
văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa Sau đại học Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, Ban Giám hiệu Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã
giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn có những kiến thức sâu
rộng, quý báo làm nền tảng cho công tác và nghiên cứu về sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trương Hoàng Phiếu



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Trương Hoàng Phiếu


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
A. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc luận văn
B. NỘI DUNG ............................................................................................... 4
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU VĨNH LONG VÀ
CÔNG NGHỆ TOP - BASE ........................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU ............................................. 4
1.1.1. Đặc điểm của nền đất yếu ..................................................................... 4

1.1.2. Các loại nền đất yếu chủ yếu ................................................................ 4
1.1.3. Phạm vi ứng dụng xử lý nền đất yếu ..................................................... 5
1.1.4. Một số phương pháp sử lý nền ở Vĩnh Long ......................................... 7
1.2. XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CÔNG NGHỆ TOP-BASE .................. 10
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 10


1.2.2. Đặc điểm của công nghệ Top-base ..................................................... 12
1.2.3. Ưu điểm của công nghệ Top-base....................................................... 13
1.2.4. Phạm vi ứng dụng công nghệ Top-base .............................................. 13
1.3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TOP-BASE TRÊN THẾ GIỚI ................... 15
VÀ TẠI VIỆT NAM ..................................................................................... 15
1.3.1. Ứng dụng công nghệ Top-base trên thế giới ....................................... 15
1.3.2. Ứng dụng công nghệ Top-base tại Việt Nam ...................................... 16
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY
VĂN VỚI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TỈNH VĨNH LONG................ 19
1.4.1. Đặc điểm tình hình địa chất ................................................................ 19
1.4.2. Khả năng xây dựng các công trình tại Vĩnh Long ............................... 24
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ NGHIÊN CỨU XỬ LÝ
NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CÔNG NGHỆ TOP-BASE .................................... 28
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ TOP-BASE ................................................. 28
2.1.1. Mục đích gia cố nền bằng top-base ..................................................... 28
2.1.2. Cơ chế gia cố nền đất.......................................................................... 32
2.1.3. Khả năng kháng chấn của nền móng công trình sử dụng công nghệ topbase .............................................................................................................. 35
2.1.4. Tính toán thiết kế top-base.................................................................. 35
2.1.5. Phương pháp thi công top-base ........................................................... 49
2.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU.......................................................... 63
2.2.1 Nghị định 46/2015/NĐ-CP .................................................................. 63
2.2.2 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ............................................................ 66

2.2.3 Thông tư số 13/2013/TT-BXD ............................................................ 67
2.2.4 Tiêu chuẩn Việt Nam........................................................................... 67
2.3. NHỮNG TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CHUNG VÀ CÁC QUY TRÌNH
THỬ TẢI TOP-BASE .................................................................................. 69


2.3.1. Các đặc tính kĩ thuật sản phẩm và vật liệu Top-block theo phương pháp
Nhật Bản ...................................................................................................... 69
2.3.2. Các đặc tính kĩ thuật sản phẩm và vật liệu top-block theo phương pháp
Hàn Quốc ..................................................................................................... 71
2.3.3. Quy trình thử tải nền Top-Base .......................................................... 72
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TOP-BASE CHO CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG TẠI VĨNH LONG .................................................................. 76
3.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH ................................................................... 76
3.1.1. Quy mô công trình .............................................................................. 76
3.1.2. Kiến trúc............................................................................................. 77
3.1.3. Điều kiện địa chất ............................................................................... 78
3.2. THIẾT KẾ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG .................................... 79
3.2.1. Phương án móng cọc ép: .................................................................... 79
3.2.2. Phương án móng băng cừ tràm: .......................................................... 80
3.2.3. Phương án móng băng trên nền Top - Base: ....................................... 83
3.3. ỨNG DỤNG TOP - BASE XỬ LÝ NỀN................................................ 83
3.3.1. Thi công và nghiệm thu ...................................................................... 84
3.3.2. Khả năng áp dụng tại Vĩnh Long ........................................................ 86
3.4. SO SÁNH GIẢI PHÁP TOP - BASE VỚI CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN
KHÁC .......................................................................................................... 87
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các giải pháp xử lý nền móng ............ 87
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................... 89
3.3.3. Phạm vi ứng dụng hiệu quả của top base ở Vĩnh Long ....................... 92
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 94

Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

a

Tính nén lún

B

Độ sệt

B’

Cạnh ngắn theo bề rộng của tải trọng tác dụng hiệu quả
của kết cấu có xét đến độ lệch tâm (m)

Bk’

Cạnh ngắn trong bề rộng của tải trọng tác dụng hữu hiệu
top-base có xét đến độ lệch tâm (m).


C
CFG

Lực dính của đất dưới đáy móng (tf/m2)
Cọc bê tông có lẫn bột than

Cu

Lực dính

Df

Độ sâu từ bề mặt lớp đất thấp nhất gần đáy móng đến đầu
mũi khoan (m)

E

Mô- đun đàn hồi của đất dưới top-base

e

Hệ số rỗng

FPS

Bọt khí

Fs

Hệ số an toàn


G

Độ bão hòa

L’

Cạnh dài theo bề rộng của tải trọng tác dụng hiệu quả của
kết cấu có xét đến độ lệch tâm (m)

Lk’

Cạnh dài trong bề rộng của tải trọng tác dụng hiệu quả của
kết cấu có xét đến độ lệch tâm (m)

K0

Hệ số áp lực đất ở trạng thái nghỉ


K1

Hệ số kể đến ảnh hưởng phân bố ứng suất của lớp top-base

K2

Hệ số kể đến sự tăng khả năng chịu cắt cho phép khi cần
kể đến phân phối áp lực tiếp xúc với nền của móng cứng.

Nc,Nq,Nγ


Hệ số khả năng chịu cắt đối với phá hoại cắt

N

Giá trị xuyên tiêu chuẩn

P0

Lực xuyên

q

Tải trọng phân bố trên bề rộng lớp top-base

qka

Khả năng chịu cắt cho phép

Si

Độ lún của lớp đất thứ i

Top – base

Nền được xử lý bằng các khối bê tông dạng phiễu nén chặt

Top-block

Khối bê tông dạng phễu


TP

Thành phố

α,β

Hệ số hình dạng của móng

γ1

Khối lượng đơn vị của đất ở dưới đầu mũi khoan (tf/m2)

σzi

Biến dạng thẳng đứng của lớp thứ i

Δσzi

Số gia ứng suất lớp thứ i

QLNN
TT
BXD

Quản lý nhà nước
Thông tư
Bộ xây dựng




Nghị định

CP

Chính phủ

QCVN
(BT)

Quy chuẩn Việt Nam
Xây dựng - chuyển giao

(BOT)

Xây dựng – kinh doanh - chuyển giao

(BTO)

Xây dựng - chuyển giao – kinh doanh

(PPP)

Hợp tác công – tư


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 2.1

Kết quả thử trong phòng thí nghiệm

Bảng 2.2

Bảng tiêu chuẩn ứng dụng chung cho phương pháp top- base

Bảng 2.3

Phương pháp lựa chọn hệ số K2

Bảng 2.4

Hệ số hình dạng của nền móng tự nhiên


Bảng 2.5

Hệ số hình dạng của top-base

Bảng 2.6

Hệ số khả năng chịu cắt của đất nền

Bảng 2.7

Phạm vi kích cỡ hạt của đá dăm

Bảng 3.1

Quy cách một số loại cừ tràm

Bảng 3.2

So sánh khối lượng vật liệu các phương án móng

Bảng 3.3

So sánh dự toán chi phí các phương án móng


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu
hình


Tên hình

Hình 1.1

Mô hình xử lý nền đất yếu bằng công nghệ Top-base

Hình 1.2

Mặt cắt lớp Top-base

Hình 1.3

Phối cảnh lớp Top-base

Hình 1.4

Khối bê tông dạng phễu (top-block)

Hình 1.5

Một số công trình tiêu biểu ứng dụng công nghệ Top-base tại
Hàn Quốc

Hình 1.6

Một số công trình tiêu biểu ứng dụng công nghệ Top-base tại
Việt Nam

Hình 2.1


Các loại móng thử lún trong thời gian dài

Hình 2.2

Đồ thị quan hệ độ lún - thời gian

Hình 2.3

Kết quả thí nghiệm cho đất hóa lỏng trong thí nghiệm lún dài
hạn

Hình 2.4

Kết quả thí nghiệm lún trong phòng thí nghiệm

Hình 2.5

Các đường cong tải - lún (thử tải tại công trường)

Hình 2.6

Các đường cong tải - lún (thử tải trong phòng thí nghiệm)

Hình 2.7

Phân bố ứng suất sau khi lún dài hạn

Hình 2.8


Sơ đồ phân bố biến dạng ngang

Hình 2.9

Xem xét lựa chọn phương pháp top-block

Hình 2.10

Phương pháp lựa chọn hệ số K2 (nền đất sét, top-block Ø500)

Hình 2.11

Bề rộng tác dụng hiệu quả của hệ số K1 dưới tải trọng lệch


tâm
Hình 2.12

Biểu đồ hệ số Nγ

Hình 2.13

Biểu đồ hệ số Nc

Hình 2.14

Biểu đồ hệ số Nq

Hình 2.15


Phương pháp tính lún nền Top-Base

Hình 2.16

Thi công top- base theo phương pháp Nhật Bản

Hình 2.17

Trình tự thi công top-base theo phương pháp Nhật Bản

Hình 2.18

Các khối top-block trong phương pháp của Nhật Bản

Hình 2.19

Lắp đặt phiễu và đổ bê tông phương pháp top-base Hàn Quốc

Hình 2.20

Trình tự thi công top-base theo phương pháp Hàn Quốc

Hình 2.21

Trình tự thi công top-block theo phương pháp Hàn Quốc

Hình 2.22

Trình tự thi công top-base ở Việt Nam


Hình 2.23

Đào các hố móng để đặt top-base

Hình 2.24

Luồn các thanh thép dưới liên kết các Top-block thành khối

Hình 2.25

Lắp các khối Top-block sau khi liên kết vào các hố đào

Hình 2.26

Đổ bê tông các khối Top-block

Hình 2.27

Chèn đá dăm và tiến hành đầm chặt

Hình 2.28

Liên kết khóa đỉnh bằng các thanh thép trên

Hình 2.29

Đổ lớp bê tông lót bảo vệ thép lớp trên Top-base

Hình 2.30


Sai số cho phép khi thi công top-block

Hinh 2.31

Top-block dùng cho top-base trên cạn

Hình 2.32

Top-block dùng cho top-base trên biển


Hình 2.33

Phối cảnh top-block đúc sẳn D330, D500

Hình 2.34

Top block bê tông và Top - base

Hình 2.35

Thí nghiệm tải trọng trên công trường đã thi công top-base

Hình 2.36

Thí nghiệm tải trọng trên công trường chưa thi công top-base

Hình 2.37

Thí nghiệm tấm chịu cắt của top-base công trình Chungdamdong Daewoo Members County, Hàn Quốc


Hình 2.38

Thí nghiệm tấm chịu cắt của top-base công trình Jeongeon
Skyvil Apartment, Seoul, Hàn Quốc

Hình 3.1

Mặt đứng công trình ký túc xá 5 tầng

Hình 3.2

Mặt bằng móng cọc, giằng công trình ký túc xá 5 tầng


1

A. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong xây dựng, nền đất đặt công trình ổn định là yếu tố quan
trọng cần quan tâm, có rất nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu. Riêng
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng công nghệ Top-base đã được phát
minh tại Nhật vào thập niên 80. Phương pháp này đã được áp dụng để
xây dựng hàng ngàn công trình tại Nhật bản, không những làm tăng sức
chịu tải của đất nền mà còn giảm đáng kể độ lún công trình, có hiệu quả
đối với việc giảm chấn và ngăn ngừa hiệu ứng hóa lỏng của đất khi dao
động. Đặc biệt các công trình xây dựng trên nền Top-base đã vượt qua
các trận động đất khủng khiếp ở Chiba năm 1987 và Kobe năm 1995 mà
hầu như không bị hư hại gì. Đến thập niên 90 giải pháp này cũng được áp
dụng có hiệu quả tại Hàn Quốc.

Công nghệ Top-base đã được ứng dụng làm tăng khả năng tiếp
nhận tải trọng công trình vào nền đất và làm giảm độ lún của đất nền,
giảm thời gian cố kết của đất. Sản phẩm của công nghệ Top-base có
những ưu điểm nổi trội: chi phí thấp hơn, rút ngắn thời gian thi công so
với phương pháp khác.
Hiện nay ở Vĩnh Long các công trình dân dụng và công nghiệp
thấp tầng có tải trọng không quá lớn, vì vậy đối với các công trình xây
dựng (từ 1 đến 5 tầng) chủ yếu là sử dụng móng nông gia cố nền bằng
cọc gỗ (cừ tràm), mục đích để gia cố nền móng làm tăng khả năng chịu
lực của đất nền, làm giảm khả năng nén lún.
Công nghệ Top-base xử lý nền làm việc theo dạng móng nông
dùng để gia cố nền móng thay thế cho việc sử dụng móng cọc trong các
công trình dân dụng thấp tầng có tải trọng không quá lớn. Sử dụng công


2

nghệ Top- base đối với nền đất yếu ở Tỉnh Vĩnh Long nó sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế .
Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu áp dụng công nghệ Top-base trong
xử lý nền đất yếu tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long ” là rất cần thiết và ứng
dụng thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu
Những kết quả ứng dụng thực tiễn cho thấy công nghệ Top-base là
phương pháp thi công móng nông rất có hiệu quả. Thiết bị thi công khá
đơn giản, quy trình thi công và kiểm soát chất lượng không quá phức tạp.
Tuy nhiên công nghệ Top – base vẫn còn tương đối mới ở nước ta và ở
Tỉnh Vĩnh Long vẫn còn rất mới. Vì vậy đề tài này sẽ giúp mọi người có
cái nhìn tổng quát về công nghệ Top - Base và so sánh hiệu quả kinh tế
với các giải pháp xử lý nền khác ở Tỉnh Vĩnh Long, qua đó đề xuất khả

năng và phạm vi áp dụng của công nghệ này ở Vĩnh Long.
Nội dung nghiên cứu
Trong luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu công nghệ Top- Base
+ Nghiên cứu phạm vi ứng dụng
+ Nghiên cứu quy trình thi công và nghiệm thu đối với công
nghệ Top-Base tại Vĩnh Long
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu nguồn gốc công nghệ chế tạo, phạm vi ứng dụng và quy
trình thi công và nghiệm thu công nghệ Top-Base , phạm vi áp dụng cho
các công trình xây dựng trên nền đất yếu trên cơ sở điều kiện địa chất
công trình, địa chất thủy văn ở Tỉnh Vĩnh Long.
Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp.


3

- Phân tích lý thuyết: Trên cơ sở tổng hợp những lý thuyết chung,
phân tích đánh giá về công nghệ Top-base, từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể
tại tỉnh Vĩnh Long.
- Phân tích thực tế: Tham khảo và phân tích điều kiện thực tế các
công trình đã được thi công ở trong nước.
- Tìm hiểu về công nghệ thi công, thiết bị máy móc thi công.
- Khả năng áp dụng công nghệ Top - Base xử lý đất nền tại Vĩnh
Long.
Cấu trúc luận văn
- Gồm có phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và kiến nghị, tài liệu
tham khảo.

- Phần nội dung chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương I: Tổng quan về xử lý nền đất yếu ở Vĩnh Long và
công nghệ Top - base
Chương II: Cơ sở khoa học và pháp lý nghiên cứu xử lý nền đất
yếu bằng công nghệ Top-base.
Chương III: Ứng dụng công nghệ Top-base cho công trình xây
dựng tại Vĩnh Long.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Công nghệ Top-base được đánh giá xử lý nền đất yếu khá hiệu quả, có
nhiều ưu điểm là tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền và làm giảm
độ lún của đất nền, giảm thời gian cố kết của đất, giảm tác động của động
đất lên công trình. Áp dụng công nghệ Top – Base vào xử lý nền có ưu điểm
như : thiết kế, thi công đơn giản, chi phí thấp hơn so với phương án móng
cọc ép, rút ngắn thời gian thi công. Nghiên cứu ứng dụng từ Nhật bản và

Hàn Quốc đều kết luận sức chịu tại của đất nền sau khi sử dụng công nghệ
Top-base có thể tăng lên 200%, độ lún giảm còn 15% đến 30% so với nền
không xử lý. Và ở Việt Nam bước đầu cũng có nhiều công trình được áp
dụng mang lại hiệu quả .
Công nghệ Top – base áp dụng cho các công trình, hạng mục công
trình có tải trọng không lớn lắm để thay thế cho giải pháp móng cọc bê tông
trên các khu vực có lớp đất bề mặt yếu với chiều dày lớn, công nghệ này phù
hợp với một số nền đất ở Vĩnh Long: Các công trình áp dụng được bao gồm
nhà thấp tầng ( có chiều cao dưới 5 tầng) . Việc áp dụng công nghệ này hiệu
quả đạt được ở một số dạng công trình ở Vĩnh Long là quan trọng và cần
thực hiện sớm.
Công nghệ này có nhiều ưu điểm như: dễ thực hiện, không đòi hỏi các
thiết bị phức tạp, giá thành thấp, lại có phạm vi ứng dụng rộng rãi nhiều loại
công trình xây dựng. Nếu qui mô công trình lớn có thể sử dụng bê tông
thương phẩm và sử dụng máy bơm bê tông chuyên dụng, nếu công trình có
qui mô nhỏ hoặc những nơi không có thiết bị thì có thể thi công hoàn toàn
bằng thủ công, thời gian thi công ngắn. Giá thành phần móng giảm rất đáng
kể, đặt biệt công trình có qui mô tải trọng không quá lớn mà trước đó đã sử


95

dụng móng cọc bê tông. Sản phẩm tận dụng được từ chất thải và thân thiện
môi trường.
Công nghệ Top-base hiện nay ở Việt Nam được một số doanh nghiệp
mạnh dạn nghiên cứu áp dụng có hiệu quả thiết thực trên cơ sở đầu tư công
nghệ máy móc, thiết bị, nhân lực và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
Vì thế công nghệ Top – base là một giải pháp để lựa chọn của các nhà thầu,
các chủ đầu tư hiện nay.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này cho từng công trình, hạng mục

công trình cần được khảo sát địa chất, tính toán thiết kế cân nhắc lựa chọn
phương pháp xử lý nền đất yếu, sau cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Kiến nghị
Để thuận lợi trong áp dụng công nghệ Top – Base có hiệu quả ở Việt
Nam chúng ta cần giải quyết các vấn đề sau:
Nhà nước cần sớm ban hành có các chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết
kế, tiêu chuẩn áp dụng liên quan đến Công nghệ Top- base trong xây dựng,
sử dụng cho một số vùng trong một số điều kiện đất nền ở Việt Nam nói
chung và ở Vĩnh Long nói riêng nhằm có số liệu thực tế áp dụng cụ thể cho
từng loại công trình ở địa phương.
Việc sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài còn gặp khó khăn trong vấn
đề quản lý chất lượng công trình, dẫn đến bất cập trong thiết kế, thi công và
nghiệm thu công trình (Theo thông tư 18 /2010/TT-BXD ngày 15/10/2010
về quy định việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng
ở Việt Nam, phụ lục 4).
Nhà nước và các Bộ, ngành có cơ chế khuyến khích các nhà khoa học,
các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu áp dụng rộng rãi công nghệ này nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất.


96

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Phùng Kim Dung (6 – 2009), Gia cố thành hố đào sâu bằng dãy cọc
xi măng - đất, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Vĩnh An (2005), Công nghệ trộn sâu tạo
cọc xi măng đất và khả năng ứng dụng để gia cố nền đê đập, Viện
khoa học thủy lợi.

3. Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Vĩnh An, Nguyễn Quốc Huy, Công nghệ
khoan phụt cao áp trong xử lý nền đất yếu,Viện khoa học thủy lợi.
4. Lê Luân et all (2008), Nghiên cứu thực nghiệm mô hình nền TopBase, Hội nghị Khoa học và Công nghệ sinh viên Đại học Xây dựng.
5. Vũ Công Ngữ (2005), Cơ học đất, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Phan Hồng Quân (3-2008), Ứng dụng công nghệ xử lý nền mới TopBase Method vào Việt Nam, Tạp chí Địa kỹ thuật.
7. Đỗ Đức Thắng, Top-Base Method, Công ty liên doanh TBS Việt Nam.
8. Minh Trang (2010), Công nghệ Top-Base – Giải pháp cho nền đất
yếu, Công ty cổ phần Kết cấu không gian TADITS.
9. Nguyễn Uyên (2004), Cơ sở địa chất cơ học đất và nền móng công
trình, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.
10. Nguyễn Uyên (2011), Xử lý nền đất yếu trong xây dựng, Nhà xuất
bản Xây Dựng, Hà Nội.
11. Trần Văn Việt, Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.
12. Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư LICOGI 16.8, Công nghệ gia cố
nền móng Top- Base.
13. Công ty tư vấn xây dựng Nagecco (09-2005), Báo cáo khảo sát địa
chất công trình Trường đại học xây dựng Miền Tây,Vĩnh Long.


97

14. Công ty cổ phần Kiến trúc và xây dựng Hoàn Thành, Top-Base
Method, Một giải pháp nền móng và gia cố nền hiệu quả,
15. Hiệp hội công nghiệp toàn quốc Nhật Bản (5-1995), Phương pháp
Top-Base trong trận thiên tai động đất ở Kobe, Japan.
16. Tiêu chuẩn xây dựng (TCVN 9361:2012), Công tác nền móng- thi
công và nghiệm thu, Viện KH công nghệ xây dựng- Bộ xây dựng.
17. Tiêu chuẩn xây dựng (TCVN 9362:2012), Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà
và công trình, Viện khoa học công nghệ xây dựng- Bộ xây dựng.

18. Quy hoạch xây dựng TP. Vĩnh Long , Phê duyệt quy hoạch chi tiết
xây dựng TP. Vĩnh Long, Sở xây dựng tỉnh Vĩnh Long.
Tiếng Anh
19. Tae- wan kim, Dea-Hoon Kim, In-place Top-Base method, Banseok
Top-Base Co., Ltd., Korea.
20. S. Sukurai (1988), Field Measurements in Geomechanics, Kobe
University, Japan.
21. Kral Teraghi, Ralph B. Peck, Gholamreza Mesri, Soil mechanics in
Engineering practice, Third Edition, A Wiley-Interscience
Publication, John Wiley & Sons, Inc.
22. Japanese Material Institute (1991), Top-Base method, Handbook of
Ground Improvement Methods.
PHỤ LỤC


98

Phụ lục 1: Bảng dự toán phương án móng cọc ép
CÔNG TRÌNH: TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
HẠNG MỤC: KÝ TÚC XÁ 5 TẦNG
STT
1

MÃ HIỆU

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ĐƠN GIÁ
AB.11442 Đào móng cột trụ, hố kiểm tra, rộng
>1m,sâu >1m, đất cấp II


ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
m3

256,748

ĐƠN GIÁ
VẬT LIỆU NHÂN CÔNG
40.902,

THÀNH TIỀN
MÁY

VẬT LIỆU

NHÂN CÔNG
0, 10.501.506,7

MÁY
0,

2

256,748 = 256,748
AF.11111 Beton lót móng rộng <=250cm đá 4x6 M100

m3

17,433


294.855,

55.847,

3

17,433 = 17,433
AG.11125 SX bêtông cọc cừ đúc sẵn đá 1x2 M300

m3

371,142

477.745,

147.484,

4

AF.11215 Beton móng rộng <=250cm đá 1x2 M300

m3

76,26

484.861,

64.500,

12.507,


36.975.499,9

4.918.770,

953.783,8

5

AC.29331 Nối cọc BTCT 30x30cm

mối

316,

113.362,

35.377,

17.218,

35.822.392,

11.179.132,

5.440.888,

6

AG.13131 SXLD cốt thép BT đúc sẵn cột, cọc, cừ, xà

dầm, giằng đk > 18mm

tấn

65,344 7.481.619,

319.351,

131.310, 488.878.911,9 20.867.671,7 8.580.320,6

tấn

7,096 7.481.259,

355.593,

143.820,

12.281,

5.140.207,2

973.580,8

214.094,7

15.620, 177.311.234,8 54.737.506,7

5.797.238,


371,142 = 371,142

76,26 = 76,26

316 = 316

65,344 = 65,344
7

AF.61120 SXLD cốt thép móng đường kính <=18mm

53.087.013,9

2.523.287,9 1.020.546,7

7,096 = 7,096
THM

CỘNG :
Tổng cộng VL+NC+M:

797.215.259,7 105.701.455,8 22.006.871,8
924.923.587,3

đồng

(Bằng chữ: Chín trăm hai mươi bốn triệu, chín trăm hai mươi ba ngàn năm trăm tám mươi bảy đồng)
Lưu ý: Phần tính dự toán theo đơn giá gốc của Tỉnh Vĩnh Long ( Đơn giá số 1655/2006/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long, Phần xây dựng.
Mức lương tối thiểu 350.000 đồng/ tháng)



99

Phụ lục 2: Bảng dự toán phương án móng băng cừ tràm
CÔNG TRÌNH: TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
HẠNG MỤC: KÝ TÚC XÁ 5 TẦNG
STT
1

MÃ HIỆU
ĐƠN GIÁ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
VẬT LIỆU NHÂN CÔNG
AB.11362 Đào móng băng, rộng >3m, sâu <=2m, đất cấp II
m3
995,8
26.744,

THÀNH TIỀN
MÁY

VẬT LIỆU

NHÂN CÔNG
0, 26.631.675,2

MÁY
0,


995,8 = 995,8
2

AC.11122 Đóng cọc tràm chiều dài cọc ngập đất > 2,5m
đất cấp II
10255x5/100 = 512,75

3

AB.11112 Đào bùn lẫn rác trong mọi điều kiện

4

AB.13411 Đắp cát nền móng công trình

5

AB.13112 Đắp đất nền móng công trình, độ chặt K = 0,90

6

AF.11225 Beton móng rộng > 250cm đá 1x2 M300

7

AF.11121 Beton lót móng rộng > 250cm đá 4x6 M100

8


AF.61120 SXLD cốt thép móng đường kính <=18mm

100m

512,75

452.542,

119.810,

232.040.910,5 61.432.577,5

0,

m3

40,9

39.329,

0,

1.608.556,1

0,

m3

40,9


17.698,

678.612,8

723.848,2

0,

m3

697,06

26.350,

0,

18.367.531,

0,

m3

149,165

518.950,

77.478,

12.507,


77.409.176,8 11.557.005,9 1.865.606,7

m3

40,9

294.855,

46.408,

12.281,

12.059.569,5

40,9 = 40,9
16.592,

40,9 = 40,9

995,8x70% = 697,06

149,165 = 149,165
1.898.087,2

502.292,9

40,9 = 40,9
tấn

16,408 7.481.259,


355.593, 143.820, 122.752.497,7

5.834.569,9 2.359.798,6

444.940.767,3

128.053.851, 4.727.698,2

16408/1000 = 16,408
THM

TỔNG CỘNG :TÊN HẠNG MỤC (1)
Tổng cộng VL+NC+M:

577.722.316,5

đồng

(Bằng chữ: Năm trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm hai mươi hai ngàn ba trăm mười sáu đồng)
Lưu ý: Phần tính dự toán theo đơn giá gốc của Tỉnh Vĩnh Long ( Đơn giá số 1655/2006/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long, Phần xây dựng.
Mức lương tối thiểu 350.000 đồng/ tháng)


100

Phụ lục 3: Bảng dự toán phương án móng băng nền Top- base
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
HẠNG MỤC:KÝ TÚC XÁ 5 TẦNG


1

MÃ HIỆU
ĐƠN GIÁ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
VẬT LIỆU NHÂN CÔNG
HM
TÊN HẠNG MỤC (1)
AB.11362 Đào móng băng, rộng >3m, sâu <=2m, đất cấp II m3
995,8
0,
26.744,

2

AB.13112 Đắp đất nền móng công trình, độ chặt K = 0,90

STT

THÀNH TIỀN
MÁY

VẬT LIỆU

NHÂN CÔNG

MÁY


0,

0, 26.631.675,2

0,

0,

0,

0,

995,8 = 995,8
m3

697,06

0,

26.350,

m3

343,45

518.950,

77.478,

100m3


0,6241

0,

18.367.531,

995,8x70% = 697,06
3

AF.11225 Beton móng rộng > 250cm đá 1x2 M300

12.507, 178.233.377,5 26.609.819,1 4.295.529,2

343,45 = 343,45
4

AB.34120 San đá, bãi thải, bãi trữ, bãi gia tải bằng máy ủi
110cv
(40,9+21,51)/100 = 0,6241

5

AF.61120 SXLD cốt thép móng đường kính <=18mm

tấn

17,828 7.481.259,

cái


1.636,

0, 106.898,

0,

0,

66.715,

355.593, 143.820, 133.375.885,5

6.339.512,

2.564.023,

0,

0,

17,828 = 17,828
6

TT

Phiễu nhựa Top - base

100.000,


0,

0,

163.600.000,

1636 = 1636
THM

TỔNG CỘNG :TÊN HẠNG MỤC (1)
Tổng cộng VL+NC+M:

475.209.263, 77.948.537,3 6.926.267,2
560.084.067,5

đồng

(Bằng chữ: Năm trăm sáu mươi triệu, không trăm tám mươi bốn ngàn không trăm sáu mươi bảy đồng)
Lưu ý: Phần tính dự toán theo đơn giá gốc của Tỉnh Vĩnh Long ( Đơn giá số 1655/2006/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long, Phần xây dựng.
Mức lương tối thiểu 350.000 đồng/ tháng)


101

Phụ lục 4: Thông tư 18 /2010/TT-BXD
BỘ XÂY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số : 18 /2010/TT-BXD


Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động
xây dựng như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn
quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài (sau đây gọi
chung là quy chuẩn, tiêu chuẩn) trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng



×