BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
HOÀNG ĐỨC SƠN
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU DU LỊCH SONASEA VILLAS & RESORT
HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------
HOÀNG ĐỨC SƠN
KHÓA 2013 - 2015
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
TẠI KHU DU LỊCH SONASEA VILLAS & RESORT
HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị & công trình
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ TÚ LAN
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội và Khoa sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa học. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy, cô giáo đã tận tình dạy bảo truyền đạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đỗ Tú Lan đã dành
thời gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Để hoàn thành được Luận văn, tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm,
tạo điều kiện của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Quốc đã cung cấp
những thông tin, tư liệu, tài liệu quý báu; Chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi
công tác, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thành khóa học.
Dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả năng
thực hiện có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn
những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn và có thể được áp dụng
ngoài thực tiễn, đạt kết quả cao./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Đức Sơn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Đức Sơn
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài ………………………………………………………….
1
Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………….
3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ………………………………………………
3
Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………...
3
Các khái niệm …………………………………………………………………
3
Cấu trúc luận văn ……………………………………………………………..
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KHU DU LỊCH SONASEA VILLAS & RESORT
HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG ………………………………...
7
1.1. Đặc điểm tình hình xây dựng các khu du lịch huyện Phú Quốc …………
7
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về huyện Phú Quốc ………………………………...
7
1.1.2. Đặc điểm tình hình xây dựng và phát triển các khu du lịch ……………
9
1.1.3. Các vấn đề tồn tại trong quá trình quản lý xây dựng các khu du lịch ….
13
1.2. Thực trạng công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch
Sonasea Villas & Resort, huyện Phú Quốc …………………………………...
14
1.2.1. Khái quát dự án Khu du lịch Sonasea Villas & Resort huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang ……………………………………………………………….
14
1.2.2. Thực trạng xây dựng Khu du lịch Sonasea Villas & Resort huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang ………………………………………………………..
17
1.2.3. Thực trạng công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch
Sonasea Villas & Resort, huyện Phú Quốc …………………………………...
22
1.3. Tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu …………………………………….
29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY
DỰNG THEO QUY HOẠCH ………………………………………………..
32
2.1. Cơ sở lý thuyết …………………………………………………………...
32
2.1.1. Tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch được phê duyệt …………………
32
2.1.2. Quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng …………………………...
34
2.2. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ………...
37
2.2.1. Luật có liên quan ……………………………………………………….
37
2.2.2.Nghị định có liên quan ………………………………………………….
38
2.2.3.Thông tư có liên quan …………………………………………………..
42
2.2.4. Các Quyết định và Chỉ thị ……………………………………………...
44
2.2.5. Quy chuẩn, tiêu chuẩn ………………………………………………….
45
2.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch …
45
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa …………………………..
45
2.3.1. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
trong nước …………………………………………………………………….
48
2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
tại nước ngoài …………………………………………………………………
51
2.4. Các yếu tố tác động đến công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch ……
54
2.4.1. Công tác lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị …………
54
2.4.2. Các cơ chế chính sách ………………………………………………….
55
2.4.3. Năng lực của chính quyền đô thị ……………………………………….
56
2.4.4. Nguồn lực để thực hiện ………………………………………………...
57
2.4.5. Năng lực của Chủ đầu tư dự án ………………………………………...
58
2.4.6. Yếu tố khoa học kỹ thuật ………………………………………………
60
2.4.7. Yếu tố cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch …..
61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÂY
DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI KHU DU LỊCH SONASEA VILLAS &
RESORT, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG ……………………..
65
3.1 Quan điểm, nguyên tắc ……………………………………………………
65
3.1.1. Quan điểm ……………………………………………………………...
65
3.1.2. Nguyên tắc ……………………………………………………………..
66
3.2. Các giải pháp chung nhằm tăng cường hiệu quả công tác Quản lý xây
dựng theo quy hoạch tại Khu du lịch Sonasea Villas & Resort, huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang ………………………………………………………..
67
3.2.1. Thông tin về quy hoạch ………………………………………………...
67
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý …………………………………..
68
3.2.3. Nâng cao nhận thức của Chủ đầu tư …………………………………...
69
3.2.4. Nâng cao năng lực cơ quan quản lý đô thị ……………………………..
69
3.2.5. Vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án ………………..
71
3.3. Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả Quản lý xây dựng
theo quy hoạch Khu du lịch Sonasea Villas & Resort, huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang ……………………………………………………………………
72
3.3.1. Tăng cường phân cấp và đổi mới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
quản lý …………………………………………………………………………
72
3.3.2. Quản lý xây dựng theo khu vực và có kế hoạch ………….…………….
75
3.3.3. Quản lý hiệu quả sử dụng đất …………………………………………..
79
3.3.4. Kiểm soát phát triển không gian (chiều cao, mật độ xây dựng, hạ tầng
và cảnh quan) …………………………………………………………………
82
3.3.5. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ……………………………….
88
3.3.6. Quản lý môi trường …………………………………………………….
90
3.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng …………………………
93
3.4.1. Nguyên tắc huy động sự tham gia của cộng đồng ……………………..
93
3.4.2. Các phương thức tham gia của cộng đồng ……………………………..
95
3.4.3. Đề xuất cơ chế phối hợp ……………………………………………….
97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ……………………………………………………………………….
98
Kiến nghị ……………………………………………………………………...
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
BXD
Bộ Xây dựng
CĐT
Chủ đầu tư
CP
Chính phủ
ĐTM
Đô thị mới
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTXH
Hạ tầng xã hội
KT
Kiến trúc
KDL
Khu du lịch
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
Quyết định
QH
Quy hoạch
QHC
Quy hoạch chung
QHCT
Quy hoạch chi tiết
QLDA
Quản lý dự án
SDĐ
Sử dụng đất
TCXD
Tiêu chuẩn xây dựng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân
XD
Xây dựng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng biểu
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
20
Bảng 3.1
Bảng cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch
80
Bảng 3.2
Bảng chú thích quản lý chất lượng
90
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ tổ chức Sở Xây dựng Kiên Giang
22
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ Ban quản lý khu du lịch Sonasea Villas & Resort
25
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ công tác triển khai sau quy hoạch
32
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ quản lý xây dựng theo quy hoạch
35
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ bộ máy quản lý theo quy hoạch
70
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ phối hợp về quản lý dự án
74
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ lựa chọn nhà thầu
89
Sơ đồ 3.4
Sơ đồ quản lý chất lượng
90
Sơ đồ 3.5
Sơ đồ quản lý với sự tham gia của cộng đồng
94
Sơ đồ 3.6
Sơ đồ phương thức tham gia của cộng đồng
96
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
7
Hình 1.2
Khu nghỉ dường Vinpearl Phú Quốc
10
Hình 1.3
Khu nghỉ dưỡng Intercontinental Phú Quốc
10
Hình 1.4
Bản đồ điều chỉnh QHC XD đảo Phú Quốc đến năm 2030
11
Hình 1.5
Bản đồ QHCT KDL – dân cư Bắc và Nam Bãi Trường
14
Hình 1.6
Bản đồ QHCT KDL Sonasea Villas & Resort
15
Hình 1.7
Ảnh hiện trạng
19
Hình 1.8
Ảnh hiện trạng
19
Hình 1.9
Ảnh hiện trạng
21
Hình 3.1
Giới hạn giai đoạn 1 của dự án
76
Hình 3.2
Giới hạn giai đoạn 2 của dự án
77
Hình 3.3
Giới hạn giai đoạn 3 của dự án
78
Hình 3.4
Giới hạn giai đoạn 4 của dự án
79
Hình 3.5
Phối cảnh dự án Khu du lịch Sonasea Villas & Resort
83
1
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang, còn được mệnh danh là Đảo
Ngọc, là hòn đảo lớn nhất và đặc biệt nhất trong hệ thống biển đảo Việt Nam.
Toàn bộ huyện đảo có diện tích tự nhiên là 589,23 km2 với bờ biển dài 150
km, dân số khoảng 96.000 người và có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 02 thị
trấn là Dương Đông và An Thới, 08 xã là Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu,
Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh và Thổ Châu.
Cách đây khoảng 15 năm trước, Phú Quốc vẫn là một làng chài rộng
lớn, hoang sơ, dân cư thưa thớt và không có nhiều công trình xây dựng. Sống
trên hòn đảo được mệnh danh là đảo Ngọc nhưng người dân Phú Quốc hầu
hết vẫn nghèo. Nhiều người vẫn sống qua ngày bằng nghề rừng, đốt than, săn
bắt, đánh cá và nghề làm nước mắm truyền thống, …
Cột mốc quan trọng để Phú Quốc phát triển được đánh dấu bằng sự
kiện ngày 5 tháng 10 năm 2004, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 178 phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” qua đó xác định Phú Quốc
hội tụ đầy đủ những tiềm năng để phát triển trở thành trung tâm du lịch, nghỉ
dưỡng sinh thái chất lượng cao, tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Qua hơn 10 năm thực hiện Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất
lượng cao, tầm cỡ khu vực và quốc tế, Phú Quốc đã có bước phát triển vượt
bậc trên các lĩnh vực. Kinh tế của huyện đảo đạt mức tăng trưởng cao và ổn
định, bình quân hàng năm hơn 22%, huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm
2014 ước đạt 7.000 tỷ đồng, gấp 8,75 lần năm 2005; Thu nhập bình quân đầu
người năm 2014 ước đạt 82,5 triệu đồng/năm, gấp gần 10 lần năm 2005;
Lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm khoảng 13%... Đời sống người
2
dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo từ 6,3% năm 2005, giảm còn dưới 1,6%
năm 2014; Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư đưa vào sử dụng
và phát huy hiệu quả: Cảng hàng không quốc tế, cảng biển, các tuyến đường
trục, đường vòng quanh đảo, điện cáp ngầm xuyên biển, nâng cấp hồ nước và
công suất cấp nước… Với sự phát triển vượt bậc, ngày 15/11, Phú Quốc chính
thức trở thành đô thị loại 2.
Trong những năm vừa qua, cùng với việc phát triển đô thị hết sức mạnh
mẽ, công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại đảo Phú Quốc đã có nhiều
đổi mới và đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập như
việc sử dụng đất sai mục đích, tình trạng xây dựng không phép, sai phép,
chiếm dụng đất, xây dựng công trình thiếu mỹ quan và không theo quy hoạch
đã được phê duyệt. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là
công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa được chú trọng, việc tổ chức
triển khai thực hiện quy hoạch chưa đồng bộ và năng lực quản lý xây dựng
chưa theo kịp tốc độ phát triển.
Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư tìm đến Phú Quốc với rất nhiều loại
hình đầu tư đa dạng, phong phú. Tính đến nay đã có 196 dự án đã được cấp
phép, trong đó có 136 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn
140.215 tỷ đồng. Tuy nhiên rất nhiều nhà đầu tư xin cấp phép dự án với mục
đích giữ chỗ lấy phần rồi sau đó sang nhượng lại. Khi triển khai, từng dự án
do các nhà đầu tư khác nhau nên sẽ triển khai, quản lý khác nhau dẫn tới phá
vỡ quy hoạch tổng thể, làm ảnh hưởng đến thiên nhiên nơi đây. Do vậy rất
cần có các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác Quản lý xây dựng theo
quy hoạch.
Nhận thức được điều đó, luận văn này sẽ nghiên cứu “ Tăng cường hiệu
quả công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Khu du lịch Sonasea Villas
& Resort, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”. Từ đó sẽ đề xuất các giải pháp
3
từ tổng thể đến cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả về công tác Quản lý xây
dựng để dự án Khu du lịch Sonasea Villas & Resort được triển khai xây dựng
theo đúng quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Việc nghiên cứu này có thể sẽ
làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung quản lý xây dựng và có thể áp dụng để
quản lý các dự án khác.
Mục đích nghiên cứu
-
Đóng góp những cơ sở lý luận và giải pháp để công tác Quản lý
xây dựng theo quy hoạch hiệu quả và hoàn thiện hơn.
-
Hệ thống hóa một cách khoa học công tác Quản lý xây dựng theo
quy hoạch.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại dự án một khu du lịch.
-
Phạm vi nghiên cứu: Khu du lịch Sonasea Villas & Resort,
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Phương pháp nghiên cứu
-
Điều tra thực tế, thống kê số liệu khoa học, phân tích đưa ra đánh
giá tổng hợp khu vực nghiên cứu.
-
Tiếp cận các mô hình lý thuyết về quản lý xây dựng trong và
ngoài nước, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đô thị.
-
Đánh giá các kết quả nghiên cứu và đưa ra các giải pháp chiến
lược nhằm tăng cường hiệu quả công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch đã
được phê duyệt.
Các khái niệm
- Đô thị [33]: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính
trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự
4
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của
thị xã; thị trấn.
- Đô thị mới [33]: là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo
định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây
dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.
- Khu đô thị mới [33]: là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây
dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
- Khu chức năng đặc thù [32]: là khu vực phát triển theo các chức
năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo tồn, khu di tích
lịch sử - văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục thể thao; cảng hàng
không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù
khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Quản lý đô thị [1]: là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ
sở của nhiều khoa học chuyên ngành bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế,
biện pháp và phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo
điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị nhằm thực hiện
một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.
Quản lý đô thị gồm nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh
doanh; quy hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất đai; đầu tư và phát triển nhà và
cơ sở hạ tầng công cộng; tài chính, hành chính, môi trường; an ninh, trật tự xã
hội, …
- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị [33]: Là quản lý Nhà nước đối
với hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, được quy
định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng từ giai đoạn lập quy hoạch,
5
thực hiện quy hoạch đến quản lý khai thác sử dụng và trật tự xây dựng đô thị,
điểm dân cư, cụ thể như sau:
+ Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây
dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn.
+ Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, gồm công bố, cắm mốc
giới, cung cấp thông tin về quy hoạch.
+ Quản lý xây dựng phát triển đô thị, nông thôn theo quy hoạch.
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch [33]:
Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị (được quy định rõ
tại Điều 69 Luật quy hoạch đô thị) như sau:
+ Khu xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình, nhà ở phải phù hợp
với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp
luật về xây dựng.
+ Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng
chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng, trường hợp cải tạo,
nâng cấp, sửa chữa thì phải đảm bảo yêu cầu về kiến trúc theo quy định của
pháp luật.
+ Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì
phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian
chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp, sửa chữa thì phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm
thời theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù [32]: là việc tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu
chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây
dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng [14].
6
Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 04 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị, tài
liệu tham khảo. Trong đó phần nội dung gồm có 03 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại
Khu du lịch Sonasea Villas & Resort, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn trong công tác Quản lý
xây dựng theo quy hoạch.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác Quản lý xây
dựng theo quy hoạch tại Khu du lịch Sonasea Villas & Resort, huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trong quá trình thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch những vấn
đề bất cập, hạn chế đã dần bộc lộ, phát sinh là một trở ngại cho quá trình phát
triển đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như
công tác giải phóng mặt bằng chậm, gây nhiều bức xúc trong nhân dân làm
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án nói chung; việc đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng thiếu đồng bộ, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội chưa
triển khai xây dựng; quá trinh thi công các công trình HTKT làm ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân như tiếng ồn, bụi, chất thải và đặc biệt là tình trạng
ngập úng do hệ thống kênh, mương thoát nước tự nhiên trước đây đã bị san
lấp; công tác giám sát cộng đồng, giám sát đầu tư của các cơ quan nhà nước
chưa phát huy được hiệu quả.. đã làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế,
an ninh trật tự.
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch là một lĩnh vực đóng vai trò
quan trọng, then chốt trong việc định hướng, cụ thể hóa chiến lược phát triển
đô thị trong tương lai. Điều đó phải được cụ thể từ những vấn đề đầu tiên như:
Giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án, triển khai đầu tư và
giám sát quá trình thực hiện ... Tất cả các giai đoạn trên phải được nghiên
cứu, phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả bằng một bộ máy quản lý khoa
học, với lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự phối
kết hợp của tất cả các cơ quan chức năng, chủ đầu tư và người dân.
Trên cơ sở đó, việc đưa ra giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu du lịch Sonasea Villas & Resort nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung
với mục tiêu khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên; là cơ sở để xây dựng
kế hoạch thực hiện đầu tư và phát triển khu du lịch Sonasea Villas & Resort
theo đúng định hướng, giúp tỉnh trở thành đô thị phát triển bền vững.
99
Kiến nghị:
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý xây dựng tại khu
du lịch Sonasea Villas & Resort, tỉnh Kiên Giang, tác giả xin có một số kiến
nghị về việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống thể chế một cách toàn diện và thống
nhất bao quát các vấn đề từ công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch như:
- Ban quản lý Đầu tư phát triển đảo Phú Quốc có vai trò hết sức quan
trọng trong việc gắn kết giữa Chủ đầu tư và các Sở ban ngành tránh các thủ
tục khó khăn phiền hà khi thực hiện triển khai dự án;
- Các công trình, dự án xây đựng trong giai đoạn tớỉ phải tuyệt đối tuân
thủ quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu du lịch Sonasea Villas & Resort. Đặc
biệt là dự án về giao thông (lộ giới xây dựng được phê duyệt);
- Trong quá trình quản lý khai thác, UBND tỉnh Kiên Giang nên kết
hợp với Chủ đầu tư đưa ra các cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia khai
thác và quản lý khu du lịch Sonasea Villas & Resort.
- Việc quản lý trật tự xây dựng được căn cứ vào các nội dung ghi trong
giấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định của pháp luật hiện hành
khác có liên quan,
- Nội dung quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình được miễn
giấy phép xây dựng là xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây đựng, thiết kế công
trình được duyệt, đáp ứng các quỵ định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây
đựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận; giới hạn tĩnh không;
độ thông thủy; các điều kiện an toàn về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ
tầng kỹ thuật.
- Các công trình được cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn khu du lịch
Sonasea Villas & Resort phải chịu sự thanh tra, kiểm tra xử lý của chính
quyền các cấp, các lực lượng thanh tra xây dựng và các cơ quan quản lý nhà
100
nước theo từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành và theo quy định của pháp
luật.
- Thanh tra Sở Xây dựng, các ban ngành có liên quan và chính quyền
địa phương các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giám sát, thanh tra,
kiểm tra hàng năm về công tác quản lý quy hoạch xây dựng báo cáo UBND
tỉnh xem xét, phê duyệt để làm cơ sở tổ chức thực hiện.
- Trong những năm tới, việc đầu tư xây dựng trên địa bàn các xã có
tiềm năng trên địa bàn huyện sẽ phát triển tương đối mạnh, ủy ban nhân dân
tỉnh Kiên Giang nên lập Ban quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch với
đầu mối là Sở Xây dựng với vai trò quản lý, gắn kết giữa Chủ đầu tư và các
Sở ban ngành tránh các thủ tục khó khăn phiền hà khi thực hiện triển khai dự
án.
Trên đây, là các đề xuất nghiên cứu ban đầu cần tiếp tục nghiên cứu để
đề tài được phát triển và hoàn thiện, cụ thể hơn và có những điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của huyện Phú Quốc nói riêng và tỉnh
Kiên Giang nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2007), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà
xuất bản Xây dựng;
2. Nguyễn Thế Bá (2003), Công tác quản lý quy hoạch xây dựng phát
triển đô thị Việt Nam;
3. Nguyễn Thế Bá (2002), Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng và quản
lý đô thị là một việc làm cấp bách, tạp chí Xây dựng;
4. Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc (2014), Báo cáo tình hình
triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phú Quốc năm 2014 và
phương hướng triển khai năm 2015;
5. Lê Trọng Bình (2013), Quản lý quy hoạch – kiến trúc và xây dựng đô
thị, tài liệu giảng dạy;
6. Lê Trọng Bình (2001), Cần sớm hoàn thiện hệ thống thể chế trong
quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, tạp chí Xây dựng;
7. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2012), Quản lý đất đai và bất động sản
đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng;
8. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5
năm 2013 về hướng dẫn nội dung Thiết kế đô thị;
9. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22 tháng 10
năm 2010 về hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
10. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8
năm 2010 về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
11. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2006), Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04 tháng 12 năm 2006 về
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của
cộng đồng;
12. Trần Ngọc Chính (2005), Những vấn đề cấp bách hiện nay trong
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, tạp chí Kiến trúc Việt Nam;
13. Trần Ngọc Chính (2004), Một số vấn đề về cơ chế chính sách quản lý
và đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch, hội thảo khoa học Đô thị
và quy hoạch;
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02
năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01
năm 2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 09
năm 2012 về cấp giấy phép xây dựng;
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4
năm 2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan;
18. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02
năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh
doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản
lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở chính phủ;
19. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02
năm 2009 về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
20. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm
2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều trong Luật Xây dựng về
xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
21. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây
dựng;
22. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Quốc (2013), Đồ án điều chỉnh
quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch Sonasea Villas & Resort;
23. Lê Anh Dũng (2014), Lập kế hoạch và quản lý các dự án xây dựng,
tài liệu giảng dạy;
24. Nguyễn Hữu Dũng (2013), Quản lý môi trường đô thị, tài liệu giảng
dạy;
25. Trần Trọng Hanh (2008), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô
thị dự án nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường;
26. Hội thảo khoa học “Khu đô thị mới Linh Đàm qua 10 năm phát triển”
(2007), Một số vấn đề vần quan tâm trong quy hoạch xây dựng và phát triển
khu đô thị mới;
27. Nguyễn Tố Lăng (2013), Một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về
quản lý đô thị, tài liệu giảng dạy;
28. Ngô Xuân Lộc (1997), một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản
lý và quy hoạch đô thị, tạp chí Kiến trúc;
29. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng;
30. Hàn Tất Ngạn (2000), Kiến trúc cảnh quan đô thị, Nhà xuất bản Xây
dựng;
31. Lã Kim Ngân (2004), Vai trò của nhà quản lý đô thị trong quá trình
xây dựng ý tưởng đến thực thi quy hoạch, hội thảo khoa học Đô thị và quy
hoạch;
32. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII
(2014), Luật Xây dựng;
33. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2009),
Luật Quy hoạch đô thị;
34. Nguyễn Đăng Sơn (2006), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch
và quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng;
35. Lê Đức Thắng (2007), Quy hoạch xây dựng đô thị trong bối cảnh
kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam, tham luận tại hội
nghị “Diễn đàn đô thị lần thứ III”;
36. Nguyễn Quốc Thông và Barcelo Michel (2004), Quy hoạch xây dựng
và quản lý đô thị, tài liệu giảng dạy;
37. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1676/QĐ-TTG ngày 17
tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận huyện đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II;
38. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg ngày
22 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang;
39. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11
tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;
40. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 05
tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát
triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2030”;
41. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 42/2007/QĐ-TTg ngày
29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập và quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý đầu tư
phát triển đảo Phú Quốc;
42. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày
18 tháng 4 năm 2005 về ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
43. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09
tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020;