Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại thủ đô hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.64 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ XUÂN HÙNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HÓA
TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ XUÂN HÙNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HÓA
TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ


MÃ SỐ: 62.58.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG

Hà Nội - Năm 2016


i

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đề xuất trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án


ii

Lời cảm ơn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ,
Kiến trúc sư Nguyễn Tố Lăng, người thầy đã nhiệt tâm hướng dẫn tôi
hoàn thành Luận án, là nguồn động lực vô tận luôn thôi thúc tôi tìm tòi,
nghiên cứu những kiến thức về Quy hoạch xây dựng và Thiết kế đô thị.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa sau đại học, Khoa quy hoạch đô thị - nông thôn, Bộ môn
Thiết kế đô thị, và các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
hoàn thành nội dung Luận án.
Xin được biết ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các
đồng nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học quý báu góp phần

làm sáng tỏ các lý luận khoa học và thực tiễn cho Luận án.
Trên tất cả, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã ủng hộ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tác giả luận án
Hà Nội, năm 2016


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT KHU
ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ ................................................... 7
1.1. Đô thị mở rộng và vấn đề về gắn kết không gian làng xóm hiện có
với khu đô thị mới ....................................................................................... 7
1.1.1. Đô thị mở rộng.............................................................................................. 7
1.1.2. Yêu cầu về gắn kết không gian làng xóm với khu đô thị mới trên thế giới..... 9
1.1.3. Thách thức gắn kết làng xóm với khu đô thị mới trong mở rộng đô thị
tại Việt Nam ............................................................................................... 12
1.1.4. Vấn đề về gắn kết làng xóm đô thị hoá với khu đô thị mới .......................... 15
1.2. Thực trạng gắn kết không gian giữa khu đô thị mới
và làng xóm đô thị hoá trong khu vực mở rộng đô thị tại Hà Nội .......... 17
1.2.1. Đặc điểm biến động của làng xóm và khu đô thị mới trong
lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội ................................................................. 17
1.2.2. Thực trạng phân tách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá
trong khu vực đô thị mở rộng thành phố Hà Nội ......................................... 26
1.2.3. Các loại không gian phân tách giữa khu đô thị mới

và làng xóm đô thị hoá trong khu vực đô thị mở rộng ................................. 40
1.3. Các nghiên cứu về gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá ........ 45
1.3.1. Nghiên cứu vĩ mô về định hướng phát triển khu vực dân cư
làng xóm đô thị hoá .................................................................................... 46
1.3.2. Nghiên cứu về kiểm soát và khuyến khích sự chuyển đổi
kinh tế - xã hội từ nông nghiệp sang đô thị.................................................. 46
1.3.3. Nghiên cứu về biến đổi môi trường tự nhiên và môi trường xây dựng ......... 49
1.3.4. Nghiên cứu về sử dụng đất trong các khu vực ven đô thị............................. 49
1.3.5. Nghiên cứu về khai thác áp dụng các giá trị kiến trúc cảnh quan
vào từng đối tượng độc lập.......................................................................... 51
1.4. Các vấn đề tập trung nghiên cứu ............................................................. 53
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ ............................ 54
2.1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian gắn kết ........................................ 54
2.1.1. Đô thị hóa và yêu cầu gắn kết không gian trong phát triển đô thị bền vững . 54


iv

2.1.2.
2.1.3.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.

Xu hướng gắn kết trong lý luận quy hoạch đô thị hiện đại........................... 60
Yếu tố gắn kết trong lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ....... 67
Cơ sở pháp lý............................................................................................. 73
Hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật ..................................................... 73
Văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch xây dựng phát triển

Thủ đô Hà Nội ............................................................................................ 75
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ............................ 79
2.4. Kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng không gian
giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa ............................................ 82
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức không gian gắn kết bền vững .............. 85
2.5.1. Gắn kết khu dân cư hiện hữu với mở rộng đô thị
- trường hợp nghiên cứu tại thành phố Manila - Philippines ........................ 85
2.5.2. Thiết lập không gian chia sẻ- trường hợp nghiên cứu tại
Yusuf Sarai – Delhi - Ấn Độ ....................................................................... 87
2.5.3. Khai thác kinh tế văn hoá từ thiết lập không gian chuyển tiếp
- trường hợp nghiên cứu tại Làng đô thị hoá Zumiao Donghuali
- Phật Sơn - Trung Quốc ............................................................................. 89

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ ............................ 92
3.1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian gắn kết ............................ 92
3.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 92
3.1.2. Nguyên tắc .................................................................................................. 93
3.2. Xác định đặc trưng và phân loại không gian gắn kết.............................. 95
3.2.1. Đặc trưng không gian gắn kết ..................................................................... 95
3.2.2. Phân loại không gian gắn kết ...................................................................... 99
3.3. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết .................................................... 102
3.3.1. Mô hình tổng quát không gian gắn kết ...................................................... 102
3.3.2. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết mềm. ............................................... 103
3.3.3. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết cứng ................................................ 105
3.3.4. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết đan xen hỗn hợp .............................. 108
3.4. Giải pháp tổ chức không gian gắn kết ................................................... 110
3.4.1. Các nhóm giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan .................... 110
3.4.2. Hướng giải pháp về quản lý xây dựng đô thị ............................................. 137
3.4.3. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng .......................................... 139

3.5. Tổ chức không gian gắn kết điểm dân cư đô thị hoá làng Cót
với các khu đô thị mới tại Quận Cầu Giấy ............................................ 141
3.5.1. Thực trạng phân tách không gian và nhu cầu phát triển ............................. 142
3.5.2. Áp dụng mô hình và giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết ................. 146


v

3.6. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu ....................................................... 153
3.6.1. Bàn luận yêu cầu gắn kết và vai trò không gian gắn kết
trong phát triển đô thị................................................................................ 153
3.6.2. Bàn luận về mô hình không gian gắn kết trong phát triển đô thị ................ 154
3.6.3. Bàn luận về giải pháp tổ chức không gian gắn kết trong phát triển đô thị .. 156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 159
1.
Kết luận .................................................................................................... 159
2.
Kiến nghị .................................................................................................. 161
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 164


vi

DANH MỤC BẢNG , BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê số lượng trường học tại một số khu đô thị mới tại Hà Nội ...... 23
Bảng 1.2. Thống kê chuyển đổi đất đai tại các quận nội thành Hà Nội ................... 24
Bảng 1.3. Cơ cấu nghề nghiệp vùng thu hồi đất năm 2008 ..................................... 24
Bảng 1.4. Cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động chia theo thành phần kinh tế

năm 2011 ................................................................................................ 25
Bảng 1.5. Phân loại không gian phân tách .................................................................. 41
Bảng 1.6. Tổng hợp đặc điểm của từng phân loại không gian
giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa. ............................................ 44
Bảng 2.1. Nguyên tắc cơ bản của tăng trưởng thông minh ........................................ 62
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp chức năng trong không gian gắn kết ................................. 98
Bảng 3.2. Bảng để xuất phân loại không gian gắn kết ............................................... 99
Bảng 3.3. Bảng đánh giá các tiêu chí phân bố chức năng ........................................ 111
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp áp dụng giải pháp cơ cấu phân bố chức năng
vào từng mô hình không gian gắn kết ...................................................... 113
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp áp dụng giải pháp tổ chức mạng liên kết
vào từng mô hình không gian gắn kết ...................................................... 121
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp áp dụng giải pháp kiểm soát kiến trúc công trình
vào từng mô hình không gian gắn kết ...................................................... 127
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp áp dụng giải pháp tổ chức không gian mở
có tính gắn kết vào từng mô hình không gian gắn kết ............................ 131

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ so sánh nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp với
thực tế chuyển đổi không gian cho hoạt động kinh tế tại
làng xóm đô thị hóa ven đô tại Hà Nội .............................................. 26
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ mô tả biến đổi hoạt động kinh tế theo thực tế
không gian giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa .................... 28
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ mô tả tần suất hoạt động tại khu vực tiếp giáp
giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá....................................... 28


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ MINH HOẠ


Hình 1.1. Biểu đồ về quan hệ giữa đô thị và nông thôn .......................................... 8
Hình 1.2. Minh họa mô hình phát triển mở rộng đô thị (hình A)
và biến đổi các giới hạn đô thị (hình B) ................................................. 8
Hình 1.3. Cấu trúc đô thị mở rộng tại các thành phố lớn Châu Âu ....................... 10
Hình 1.4. Sơ đồ đô thị hoá Los Angeles và đặc trưng mở rộng đô thị .................. 10
Hình 1.5. Quá trình đô thị hoá Bắc Kinh và hình thái làng xóm đô thị hoá........... 11
Hình 1.6. Quá trình đô thị hoá New Delhi và làng đô thị hoá Pira Garhi .............. 11
Hình 1.7. Sơ đồ phân bố làng xóm trong khu vực đô thị trung tâm ..................... 20
Hình 1.8. Sơ đồ mô tả các biến đổi chức năng tại vùng biên khu đô thị mới ........ 22
Hình 1.9. Phân vùng chịu tác động đô thị hoá của làng xóm ven đô Hà Nội ........ 26
Hình 1.10. Phân hoá không gian tiêu cực bởi các đặc điểm xã hội ......................... 30
Hình 1.11. Biểu hiện tiêu cực về môi trường ......................................................... 31
Hình 1.12. Biến đổi chức năng, chiều cao nhà ở ven làng xóm đô thị hoá .............. 33
Hình 1.13. Sơ đồ mô tả các xu hướng sử dụng “phi tầng bậc”
giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá ......................................... 34
Hình 1.14. Sơ đồ mô tả các dạng không gian phân tách ......................................... 40
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.

Sơ đồ quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền vững......................... 55
Mô hình tương tác trong hệ sinh thái đô thị .......................................... 59
Mô hình đô thị nén ............................................................................... 63
Chuyển hoá từ mô hình đơn vị ở Clarence Perry tới
mô hình Phát triển đơn vị ở mới ........................................................... 64
Hình 2.5. Mô hình phát triển đơn vị ở định hướng giao thông công cộng ............. 65
Hình 2.6. Mô hình đơn vị ở sống tốt tại Úc .......................................................... 66
Hình 2.7. Đặc tính không gian với tổ chức không gian ........................................ 67
Hình 2.8. Mô phỏng lý thuyết “cú pháp không gian” ........................................... 69

Hình 2.9. Logic tổ chức không gian với nhu cầu của con người ........................... 70
Hình 2.10. Sơ đồ phân bố các khu ở mới và các làng xóm đô thị hoá
tại các khu vực mở rộng đô thị Hà Nội ................................................. 77
Hình 2.11. Định hướng mở rộng đô thị Manila - Philipine .................................... 87
Hình 2.12. Đề xuất không gian chia sẻ tại vùng ven làng đô thị hoá
Yusuf Sarai – Delhi - Ấn Độ ............................................................... 88
Hình 2.13. Giải pháp tổ chức không gian cho làng đô thị hoá
Zumiao Donghuali – Phật Sơn – Trung Quốc ....................................... 90
Hình 3.1. Mô tả giới hạn xác định không gian gắn kết ......................................... 95


viii

Hình 3.2. Vai trò gắn kết tại không gian giữa các khu vực chức năng. ................ 96
Hình 3.3. Mô hình tổng quát không gian gắn kết ............................................... 102
Hình 3.4. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết mềm ......................................... 103
Hình 3.5. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết cứng ......................................... 106
Hình 3.6. Mô hình không gian gắn kết có sự đan xen hỗn hợp ........................... 108
Hình 3.7. Điều kiện tác động tới phân bố đất đai của không gian gắn kết........... 112
Hình 3.8. Cấu trúc kết nối mạng lưới giao thông................................................ 120
Hình 3.9. Yếu tố tác động tới tổ chức tuyến giao thông tốc độ thấp ................... 121
Hình 3.10. Mô hình chuyển tiếp về chiều cao xây dựng ....................................... 125
Hình 3.11. Chuyển tiếp khối tích xây dựng công trình ......................................... 126
Hình 3.12. Khai thác tạo lập không gian mở chia sẻ nhiều hoạt động .................. 130
Hình 3.13. Tổ chức đa dạng hoạt động trên không gian gắn kết ........................... 131
Hình 3.14. Hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian gắn kết mềm .......... 134
Hình 3.15. Hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian gắn kết cứng .......... 135
Hình 3.16. Hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian gắn kết hỗn hợp ..... 136
Hình 3.17. Mô hình quản lý giới hạn lập quy hoạch............................................. 137
Hình 3.18. Điều kiện vận dụng linh hoạt chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc............... 138

Hình 3.19. Quá trình đô thị hoá làng Cót khi có sự phát triển khu đô thị mới ....... 142
Hình 3.20. Không gian nghiên cứu giữa khu dân cư làng Cót với các khu
đô thị mới xung quanh trong ranh giới hành chính phường Yên Hoà.. 143
Hình 3.21. Biến động trong các đồ án quy hoạch khu dân cư ĐTH làng Cót ........ 144
Hình 3.22. Hình ảnh thực trạng tại địa điểm nghiên cứu ...................................... 145
Hình 3.23. Định hướng không gian gắn kết khu dân cư làng Cót
với các khu đô thị mới xung quanh..................................................... 148
Hình 3.24. Sơ đồ phân bố chức năng đất đai trong không gian gắn kết làng Cót
với các khu đô thị mới ........................................................................ 149
Hình 3.25. Sơ đồ tổ chức mạng liên kết trong không gian gắn kết làng Cót
với các khu đô thị mới ........................................................................ 151
Hình 3.26. Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc – cảnh quan gắn kết làng Cót
với các khu đô thị mới ........................................................................ 152


1

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Quá trình hình thành, phát triển đô thị luôn gắn với sự biến động trong các

khu vực nông thôn. Quá trình đô thị hoá dẫn tới sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị
và nông thôn, tạo lập những ranh giới không rõ ràng, hình thái không gian đan xen,
phản ánh nhiều mâu thuẫn trong các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Việc tồn
tại nhiều không gian có những mâu thuẫn này là sự cản trở tới phát triển đô thị. Do
vậy, nội dung về tổ chức sự gắn kết hài hoà trong lợi ích phát triển chung toàn đô
thị cần được nghiên cứu làm rõ.

Tại các đô thị tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, việc
tồn tại không gian thiếu gắn kết giữa khu đô thị mới với làng xóm đô thị hoá diễn ra
phức tạp ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau. Đối với thành phố Hà Nội, thực trạng
chung cho thấy nhiều bất cập trong phân bố chức năng, hình thái không gian và
phân bố hoạt động. Hầu hết tại các khu vực giáp ranh giữa khu đô thị mới và làng
xóm đô thị hoá đều cho thấy sự lộn xộn thiếu định hướng trong tổ chức không gian.
Một số khu vực hình thành những “hàng rào cứng” phân tách khu đô thị mới với
làng xóm đô thị hoá. Một số khu vực khác lại hình thành trạng thái “tự do” khi xuất
hiện những biểu hiện lấn chiếm, sử dụng sai mục đích. Mặc dù, đã có nhiều quy
hoạch cho thành phố Hà Nội, các định hướng từ quy hoạch tổng thể chuyển hoá tới
các quy hoạch chi tiết còn nhiều lúng túng. Thực tế hiện nay, các đồ án quy hoạch
chi tiết chủ yếu chỉ được thực hiện trong phạm vi ranh giới giao đất mà thiếu sự cập
nhật, trao đổi thông tin với những không gian lân cận. Hệ quả là sự phát triển lệch,
thiếu khớp nối, đồng bộ về kiến trúc cảnh quan giữa những đặc trưng không gian
khác nhau. Thực tế này, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết tạo tạo lập bộ mặt
đô thị “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” của Thủ đô.
Giải quyết mẫu thuẫn trong phát triển giữa đô thị và nông thôn không phải là
chủ đề mới, mà trái lại, được nghiên cứu trong nhiều nội hàm khác nhau. Tuy nhiên,
tổng quan về các nghiên cứu cho thấy hai khía cạnh nổi bật: (1) Khía cạnh về giải
quyết mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng
phát triển hài hòa bền vững và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế- xã hội – môi
trường; (2) Khía cạnh về phát huy đặc trưng của từng đối tượng độc lập, chú trọng


2

vào định hướng khai thác vận dụng các đặc điểm cảnh quan, giá trị kiến trúc và hoạt
động kinh tế và xã hội có tính đặc thù riêng. Có thể thấy, tính tương tác, cùng vận
động của hai đối tượng (làng xóm và khu đô thị mới) chưa được đề cập nghiên cứu.
Do vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng

xóm đô thị hoá là cần thiết nhằm kế thừa và kết nối các giá trị khoa học từ các
nghiên cứu trước nhằm bổ sung vào hệ thống các lý luận tổ chức không gian đô thị
phát triển mở rộng.
Thủ đô Hà Nội đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, không gian đô thị chịu
biến động bởi các tác động từ hoạt động kinh tế - tổ chức xã hội. Sự hình thành đan
xen giữa các tổ chức cộng đồng khác nhau về nhận thức, văn hoá, lối sống, thu nhập
và hoạt động kinh tế mang tới nhiều mâu thuẫn, tranh chấp về không gian và các
hoạt động sử dụng không gian. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các mâu
thuẫn về mối quan hệ về tổ chức không gian được nhìn nhận: 1) sự tranh chấp đất
đai, tranh chấp quyền lợi ; 2) sự thiếu thống nhất với cộng đồng về các kế hoạch
phát triển (ở cấp cơ sở); 3) sự thiếu hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội và môi
trường. Việc phát triển đan xen này đã không còn nằm dưới sự ảnh hưởng của ranh
giới hành chính, địa lý và không ít trong số đó đã biến đổi thành những tổ chức
quần cư khác và có những đòi hỏi phát triển đặc thù, cần quan tâm kiểm soát và đưa
ra những giải pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Vấn đề này đặt ra việc cần thiết
phải nghiên cứu tổ chức không gian gắn kết những nhu cầu hoạt động của cộng
đồng.
Có thể thấy, cùng với sự phát triển mở rộng đô thị, khoảng cách giữa khu đô
thị mới và làng xóm đô thị hóa đã thu hẹp và xuất hiện sự đan xen, mang nhiều biểu
hiện khó kiểm soát, thậm chí trong nhiều lúc, nhiều nơi đã và đang gây ra những
mâu thuẫn xã hội, gây mất thẩm mỹ và mỹ quan đô thị. Việc nghiên cứu không gian
này, xét cùng lúc hai “đối tượng” (khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa) trong một
mối quan hệ vật chất gần nhau, thì đang là một “khoảng trống” còn tồn tại. Đây
chính là lý do cơ bản nhất để luận án nhắm tới và đưa ra những nghiên cứu về tổ
chức không gian, gắn kết những “đối tượng” này.
2.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp cho tổ chức không gian gắn kết


giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa nhằm tạo lập không gian gắn kết bền
vững hài hòa và phù hợp với các biến đổi hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và bảo
vệ môi trường Thủ đô Hà Nội


3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là không gian dọc theo ranh giới giữa làng xóm đô thị

hóa và khu đô thị mới, có chứa đựng những biểu hiện vật thể và phi vật thể khác
nhau.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Được xác định dựa theo đặc trưng không gian mang tính pha
trộn, xen lẫn và ảnh hưởng qua lại giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa trong
khu vực mở rộng đô thị Hà Nội, gồm Nội đô mở rộng,Chuỗi đô thị phía Đông
đường vành đai 4, và Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng

Hình 1 : Sơ đồ phân bố các khu vực nghiên cứn theo phạm vị không gian
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn
đến 2050, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ


4

tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011
Về lĩnh vực : Luận án nghiên cứu theo các lĩnh vực về Quy hoạch xây dựng

đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và quản lý quy hoạch xây dựng đô
thị.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết quy

hoạch, các tài liệu, đề tài khoa học liên quan tới các nội dung của Luận án nhằm đưa
ra nhận định về tình hình nghiên cứu, đúc rút những bài học có giá trị kế thừa.
Phương pháp bản đồ: Bao gồm các nghiên cứu hệ thống bản đồ quy hoạch
theo thời gian và theo cấp độ không gian nhằm làm rõ sự phân tách về hình thái
không gian, đặc điểm sử dụng của khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa.
Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra, phỏng vấn các cộng đồng dân cư
đang sử dụng không gian nhằm đánh giá nhu cầu mong muốn về tổ chức không
gian và hoạt động khai thác sử dụng không gian.
Phương pháp phân tích tổng hợp và dự báo: Nhận định và đưa ra các quan
điểm áp dụng về tổ chức không gian
Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của nhà quản lý và nhà đầu tư, các
chuyên gia chuyên ngành về nhu cầu sử dụng không gian và hội thảo chuyên môn.
Phương pháp thực chứng: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và thiết kế kiểm
nghiệm.
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:
Đưa ra các luận cứ khoa học về tính gắn kết và vai trò của không gian gắn

kết giữa làng xóm đô thị hóa và khu đô thị mới trong phát triển Thủ đô Hà Nội.
Đề xuất mô hình và giải pháp có tính mới về cơ sở khoa học phù hợp với xu
hướng phát triển đô thị bền vững.

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu bổ sung tính lý luận trong nội dung triển khai các quy
hoạch phân khu Khu nội đô mở rộng, Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4,
Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng
Kết quả nghiên cứu tác động tới công tác lập quy hoạch chi tiết phát triển


5

khu đô thị mới và cải tạo làng xóm đô thị hóa.
Kết quả nghiên cứu đề cập tới việc triển khai các đồ án Thiết kế đô thị riêng
cho cải tạo chỉnh trang các tuyến đường, phố hiện đang là ranh giới giữa khu đô thị
mới và làng xóm đô thị hóa.
6.

Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã làm rõ sự tồn tại của những không gian gắn kết giữa khu đô thị

mới và làng xóm đô thị hóa trong quá trình phát triển đô thị. Những không gian này
được khẳng định tính chất quan trọng trong gắn kết không chỉ về không gian kiến
trúc cảnh quan mà là biểu hiện của sự chuyển đổi, thích nghi về kinh tế - xã hội và
môi trường.
Luận án đưa ra mô hình tổ chức không gian gắn kết tổng quát và 3 mô hình
áp dụng vào các biểu hiện gắn kết không gian khác nhau trong khu vực mở rộng của
đô thị.
Luận án đưa ra 3 nhóm giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan,
định hướng quản lý đô thị và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Nhóm giải pháp
về tổ chức không gian được chú trọng dựa trên cơ sở vận dụng điều kiện thực tiễn
và những giá trị khoa học mới. Trong đó, việc phân bố sử dụng đất đai được đề xuất
giải pháp xác định theo các tiêu chí cụ thể hóa từ chiến lược phát triển đô thị bền

vững. Luận án đề xuất áp dụng giải pháp về tổ chức mạng giao thông khép kín, cổ
vũ việc tham gia giao thông tốc độ thấp nhằm phát huy giá trị kinh tế - văn hóa của
khu vực. Các biện pháp kiểm soát kiến trúc công trình và cảnh quan được đề cập
trên khía cạnh cải tạo, chỉnh trang và kiểm soát hoạt động xây dựng mới trên cơ sở
đồng thuận và đáp ứng nhu cầu của người dân. Luận án đề xuất áp dụng giải pháp tổ
chức không gian mở theo hướng đa dạng, đa mục đích và cho phép sử dụng đan
xen, chia sẻ giữa hai bên khu vực nhằm tiết kiệm quỹ đất hiện đang có, đồng thời
nâng cao tính gắn kết sử dụng giữa các cộng đồng dân cư.
7.

Các khái niệm sử dụng trong luận án
Khu đô thị mới: Là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới

đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở [38].
Làng xóm đô thị hóa: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, thuật ngữ
dùng để mô tả những biển đổi theo xu hướng đô thị hóa của các làng xóm truyền
thống về cấu trúc, hình thái không gian, các hoạt động kinh tế - xã hội. “Làng xóm
đô thị hóa” được sử dụng để mô tả những làng xóm được định hướng chuyển đổi
theo cấu trúc đô thị, nằm trong các phân khu quy hoạch đô thị tại khu vực nội đô


6

mở rộng, chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4, chuỗi đô thị phía Bắc sông
Hồng theo Quyết định 1259/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [50].
Tổ chức không gian: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, thuật ngữ mô
tả việc sắp xếp các yếu tố quy hoạch có ý đồ về thẩm mỹ, công năng sử dụng và
tính ổn định theo thời gian.
Hình dạng không gian: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, thuật ngữ

mô tả về hình dáng, quy mô, phân bố chức năng đất đai, mạng giao thông kết nối
của không gian được quy hoạch.
Chât lượng không gian: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, thuật ngữ
mô tả sự đáp ứng của tổ chức không gian về các giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng và
giá trị thời gian cho các hoạt động của con người.
Không gian phân tách: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, khái niệm
được đưa ra nhằm mô tả không gian đối lập với không gian gắn kết, là những không
gian trong đó thiếu tính chuyển tiếp về hình thái kiến trúc cảnh quan, tồn tại nhiều
mâu thuẫn về quan hệ kinh tế - xã hội.
Không gian gắn kết: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, khái niệm
phản ánh sự gắn bó giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa về các giá trị vật thể
trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và các giá trị phi vật thể về hoạt động
kinh tế, lối sống, thói quen, văn hóa, tổ chức dân cư và môi trường sống trong giới
hạn xác định. Theo lý luận “ Hình ảnh đô thị” của Kevin Lynch, không gian tiếp
giáp của những khu vực có đặc trưng khác nhau nhưng có quan hệ về các mặt kinh
tế-văn hóa, xã hội thì không hình thành đặc trưng “cạnh biên” mà trở thành những
không gian đan xen chuyển tiếp tránh tạo sự biệt lập [88].
8.

Cấu trúc luận án
Luận án được cấu trúc thành 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết

luận, kiến nghị. Phần nội dung được trình bày theo 3 chương, cụ thể:
Chương 1. Tổng quan về tổ chức không gian gắn kết khu đô thị mới và làng
xóm đô thị hóa
Chương 2. Cơ sở khoa học về tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị
mới và làng xóm đô thị hóa.
Chương 3. Mô hình, giải pháp tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị
mới và làng xóm đô thị hóa.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


159

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Mối quan hệ đô thị - nông thôn luôn bền chặt khăng khít trong mọi quá trình

phát triển đô thị. Do vậy, việc tồn tại lân cận nhau của các khu đô thị mới với làng
xóm nông nghiệp là một vấn đề khách quan. Sự hiện diện này diễn ra tại hầu khắp
các đô thị trên thế giới và đang được gắn kết bằng nhiều biểu hiện không gian khác
nhau. Qua nghiên cứu tổng quan, bản chất hình thành các gắn kết này được dựa trên
cơ sở của gắn kết về kinh tế - xã hội và môi trường.
Trong các đô thị tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, việc
tồn tại các không gian thiếu gắn kết giữa khu đô thị mới với làng xóm đô thị hoá
diễn ra phức tạp ở nhiều cấp đô, quy mô khác nhau. Đối với thành phố Hà Nội, thực
trạng chung cho thấy nhiều bất cập trong phân bố chức năng, hình thái không gian
và mức độ hoạt động ảnh hưởng tới phát triển. Những bất cập này chính là biểu hiện

của sự thiếu gắn kết về hoạt động kinh tế- chuyển đổi nghề nghiệp, đặc điểm dân cư
– tổ chức xã hội và đặc điểm về môi trường. Căn cứ vào những biểu hiện hiện trạng,
vào đặc điểm vị trí địa lý, Luận án đã phân loại đặc điểm phân tách thành 3 dạng,
gồm: 1) Không gian phân tách mềm; 2) Không gian phân tách cứng; 3) Không gian
hỗn hợp.
Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề đô thị hoá và sự tương tác
giữa đô thị - nông thôn, được phân thành 2 nhóm chính. Nhóm nghiên cứu trực tiếp
vào mối quan hệ đô thị - nông thôn thông qua các biểu hiện về phát triển khu dân cư
mới bên cạnh các làng xóm đô thị hoá mới chủ yếu chỉ ra các nguyên nhân về các
khác biệt của hoạt động kinh tế - văn hoá tập quan thói quen, từ đó đưa ra các giải
pháp về chính sách, chiến lược mà chưa thiết lập không gian tương ứng. Nhóm
nghiên cứu vào từng khu vực cụ thể như làng xóm đô thị hoá hay khu đô thị mới đã
có đưa ra các đề xuất về tổ chức không gian, nhưng chủ yếu là “hướng nội” nhằm
phát huy bản sắc riêng. Một số nghiên cứu đề cập tới sự liên quan của khu vực lân
cận nhưng thiếu các tổng kết đánh giá tổng quan. Do vậy, tồn tại một khoảng trống


160

về việc nghiên cứu tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới với làng xóm đô
thị hoá cần được làm rõ trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu tổng quan trên.
Với tổng quan về mối quan hệ giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá,
cơ sở khoa học được nghiên cứu để làm rõ hai khía cạnh nổi bật của tổ chức không
gian gắn kết về 1) Phát triển bền vững và tổ chức không gian gắn kết bền vững; và
2) Chuyển hoá các lý luận về phát triển bền vững tới công tác quy hoạch và tổ chức
không gian qua các lý thuyết, văn bản pháp lý và các trường hợp nghiên cứu thực
tiễn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự chi phối của các yếu tố kinh tế - xã hội –
môi trường của lý luận phát triển bền vững tới những biến đổi và xuất hiện các lý
thuyết, hình mẫu mới về quy hoạch tổ chức không gian đô thị.
Từ các kết quả về tổng quan không gian gắn kết và cơ sở khoa học liên quan,

luận án đưa ra quan điểm về phát triển bền vững là định hướng chủ đạo trong tạo
lập sự gắn kết mà các biểu hiện trong tổ chức không gian về gắn kết nhân tố thẩm
mỹ, gắn kết công năng sử dụng, gắn kết không gian và thời gian. Từ các quan điểm
này, các giới hạn, đặc trưng của không gian gắn kết được định hình và phân theo 3
dạng gắn kết gồm: 1) Không gian gắn kết mềm; 2) Không gian gắn kết cứng ; và 3)
Không gian gắn kết đan xen, hỗn hợp.
Mô hình không gian gắn kết được đề xuất phù hợp với các quan điểm và
nguyên tắc nêu trên. Với 3 dạng không gian gắn kết khác nhau, mô hình tổ chức
không gian gắn kết được phát triển tương ứng từ mô hình tổng quát, gồm:
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết mềm: chú trọng tạo các liên kết trực
tiếp và thiết lập vùng không gian đệm chuyển tiếp giữa khu đô thị mới và làng xóm
đô thị hoá.
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết cứng: chủ trương tái lập không gian
giao thoa, chia sẻ hoạt động dọc theo ranh giới phân tách giữa khu đô thị mới và
làng xóm đô thị hoá; đồng thời là động lực để chuyển hoá các hoạt động gắn kết vào
trong từng không gian riêng biệt.
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết hỗn hợp chủ trương thiết lập vùng
không gian được kiểm soát có tính tiếp nối hình thái khu đô thị mới tới làng xóm đô
thị hóa, trở thành một đối tượng có tính độc lập tương đối thông qua việc hình thành
mở rộng các tuyến giao thông ngoại vi và tuyến kết nối ngang qua khu vực.


161

Từ các mô hình tổng quát và các áp dụng cho từng dạng không gian gắn kết,
giải pháp được luận án đề xuất trên cơ sở vận dụng phù hợp với công tác Quy hoạch
xây dựng đô thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Luận án đề xuất 3 nhóm
giải pháp liên quan tới lĩnh vực về quy hoạch xây dựng đô thị, tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan và định hướng quản lý xây dựng đô thị.
- Nhóm giải pháp về tổ chức không gian gắn kết, gồm: 1) Giải pháp cơ cấu

phân bố chức năng; 2) Giải pháp tổ chức mạng liên kết; 3) Giải pháp kiểm soát
công trình; 4) Giải pháp tổ chức không gian mở có tính gắn kết.
- Nhóm giải pháp về định hướng quản lý xây dựng đô thị, gồm: 1) Giải pháp
về quản lý giới hạn lập quy hoạch; 2) Giải pháp về kiểm soát phát triển không gian
gắn kết theo quy hoạch.
- Nhóm giải pháp về thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, gồm: 1) Đổi mới
phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng; 2) Nâng cao vai trò của
cộng đồng trong kiểm soát phát triển không gian.
Qua trường hợp nghiên cứu áp dụng mô hình và giải pháp tổ chức không
gian gắn kết tại địa bàn điểm dân cư làng Cót, quận Cầu Giấy mang tới những kết
quả tích cực trong việc tăng khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng xã hội, tăng khả
năng hỗ trợ về phát triển kinh tế của khu vực, phù hợp với các nhu cầu và biến động
hình thái thực trạng và nâng cao đời sống cho người dân tại đây.
Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đã bám sát các mục tiêu nghiên cứu đề ra
về để xuất mô hình, giải pháp tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và
làng xóm đô thị hoá. Các đề xuất được xây dựng trên cơ sở đánh giá tổng quan
trong và ngoài nước, các cơ sở lý thuyết và thực tiễn phù hợp với định hướng
nghiên cứu. Việc đề xuất và phân loại các dạng mô hình và giải pháp áp dụng là
điều kiện thuận lợi để có thể triển khai áp dụng vào trong thực tiễn quy hoạch hiện
nay tại thành phố Hà Nội.
2.

Kiến nghị
Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch hiện nay theo Quyết định số 1259/QĐ-

TTg về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn
đến 2050, kiến nghị áp dụng các kết quả nghiên cứu, gồm.


162


- Kiến nghị áp dụng xác định không gian gắn kết trong tổ chức không gian tại
khu vực Nội đô mở rộng, Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4, và Chuỗi đô thị
phía Bắc sông Hồng, là cơ sở để nhận diện các chức năng công cộng, thương mại
dịch vụ tạo hạt nhân gắn kết trong các quy hoạch phân khu đang triển khai thực hiện
- Kiến nghị áp dụng các giải pháp của luận án trong các quy hoạch chi tiết cải
tạo nâng cấp điểm dân cư đô thị hóa, các dự án khu đô thị mới.
- Kiến nghị triển khai đồ án thiết kế đô thị riêng các tuyến đường, tuyến phố là
ranh giới giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa.
Vấn đề tổ chức không gian gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá là
một xu thế phát triển tất yếu trong quá trình đô thị hóa ở nước ta, việc gắn kết đô
thị- nông thôn ở đã trở thành vấn đề cần được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Do đó, về khía cạnh quản lý xây dựng đô thị, Luận án kiến nghị:
- Kiến nghị xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý và quy chuẩn trong tổ chức và
quản lý không gian gắn kết nhằm cụ thể hoá hệ thống quan điểm và nguyên tắc đã
đề xuất.
- Kiến nghị bổ xung những nội dung, chỉ tiêu quy hoạch, cơ sở phân bố xác
lập chức năng của các công trình hạ tầng xã hội đối với những khu vực có tính chất
gắn kết
- Kiến nghị nghiên cứu điều chỉnh và cải tiến đổi mới phương pháp lập quy
hoạch ở 2 khía cạnh: (1) Cải tiến phương pháp tiến hành, tiếp cận và triển khai thực
hiện đồ án quy hoạch theo hướng “đáp ứng nhu cầu”; (2) Nâng cao vai trò của cộng
đồng trong các quá trình lập quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị, đóng vai trò là
chủ thể chính trong tạo lập không gian gắn kết.
Hà Nội là thành phố lớn trên cả nước với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng. Các biểu hiện hệ quả của đô thị hoá làng xóm với sự phát triển của khu đô
thị mới có thể sẽ lặp lại trong các tỉnh thành phố khác trong cả nước. Do vậy, giá trị
nghiên cứu của luận án có thế được tiếp tục sử dụng trong các nghiên cứu chuyên
sâu trong từng lĩnh vực, không gian riêng biệt nhằm mang tới tính ứng dụng rộng
rãi trong phát triển đô thị cả nước.



163

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Bài báo khoa học

1/ Lê Xuân Hùng (2015), “Sự cần thiết gắn kết không gian giữa khu đô thị mới và
làng xóm đô thị hóa tại khu vực mở rộng thủ đô Hà Nội”, Tạp chí khoa học Kiến
trúc- Xây dựng, Trường đại học kiến trúc Hà Nội, số 20/2015.
2/ Lê Xuân Hùng (2016), “Mô hình cấu trúc không gian gắn kết giữa khu đô thị mới
và làng xóm đô thị hóa tại khu vực mở rộng Thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Quy hoạch
đô thị, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, số 24/ 2016.
3/ Lê Xuân Hùng (2016), “Khía cạnh thời gian trong tổ chức không gian gắn kết
giữa làng xóm đô thị hóa và khu đô thị mới”, Tạp chí Xây dựng & Đô thị, Học
viện cán bộ quản lý xây dựng & đô thị, số 49/ 2016.
4/ Lê Xuân Hùng (2016), “Tạo lập bản sắc khu đô thị mới trường hợp tại các khu
vực mở rộng của thành phố Hà Nội”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 202/ 2016.

Đề tài nghiên cứu khoa học

1/ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển
Kinh tế địa phương khu vực làng nghề truyền thống Đồng Kỵ, Bắc Ninh trong
quá trình đô thị hóa”. – Quỹ Ford, trường Đại học kiến trúc Hà Nội, 2010


164

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
[1].
[2].
[3].
[4].
[5].

[6].
[7].
[8].

[9].

[10].

[11].

[12].

[13].
[14].

[15].
[16].

Nguyễn Thế Bá -Trần Trọng Hanh -Lê Trọng Bình- Nguyễn Tố Lăng (1997),
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà Xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
Bộ Xây Dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD Hướng dẫn lập quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Bộ Xây Dựng (2011), Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà

Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Nguyễn Hồng Chi (2010), Quá trình Đô thị hóa của Hà Nội thời Pháp thuộc
(1885 - 1945),Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Constrexim (2008), Thuyết
minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết (1/500) phường Yên Hòa –Điểm dân cư đô
thị hóa khu vực làng Cót.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 11/2013/ NĐ-CP
về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 38/2010/ NĐ-CP
về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
Phạm Hùng Cường (2000), Chuyển đổi cấu trúc làng xã vùng ven đô thị lớn
đồng bằng sông Hồng trong quá trình Đô thị hóa,Luận án tiến sĩ Kỹ thuật,
Trường đại học Xây dựng, Hà Nội.
Vương Cường (1996), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình
Đô thị hóa vùng ven đô ở nước ta (qua khảo sát thành phố Hà Nội),Đề tài
khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội - Vùng Ill de France (2005), Những nguyên tắc
quy hoạch để bảo tồn và tạo sự hòa nhập cho các làng xóm trong khuôn khổ
phát triển đô thị về phía Tây của Hà Nội,Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.
Lưu Đức Hải (2012), Điều tra, khảo sát sự phát triển đô thị của khu vực
ngoại thành đối với mối quan hệ khu vực nội thành tại một số đô thị lớn và
đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại,Dự án sự nghiệp kinh tế, Viện
nghiên cứu Đô thị và phát triển hạ tầng, Tổng hội xây dựng Việt Nam, Hà
Nội.
Nguyễn Văn Hải (2005), Giải pháp quy hoạch – kiến trúc nhằm nâng cao
chất lượng không gian ở các khu đô thị mới Hà Nội.,Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng
ven đô trong quá trình Đô thị hóa,Tạp chí tâm lý học, số 3 (108).
Nguyễn Ngọc Hiếu (2010), Quản lý chuyển đổi đất kẹt và đất ven dự án

trong quá trình Đô thị hóa ( tình huống nghiên cứu tại Hà Nội),Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp khoa, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh.
Trần Trung Hiếu (2015), Kinh nghiệm & Thực tiễn phát triển đô thị mới, Tạp
chí kiến trúc Việt Nam, 10 (50-53)
Đinh Thị Bảo Hoa (2012), Kiểm chứng đặc điểm sử dụng đất vùng ven đô


165

[17].
[18].
[19].

[20].

[21].

[22].
[23].

[24].

[25].
[26].
[27].
[28].

[29].


[30].
[31].

[32].

[33].

Thanh Trì thông qua chỉ số tra cứu cảnh quan,Hội thảo khoa học quốc tế kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trần Hùng; Nguyễn Quốc Thông (1995), Thăng Long - Hà Nội, mười thế kỷ
Đô thị hóa, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
Đỗ Minh Khuê (1999), Những khía cạnh xã hội học của quá trình Đô thị hóa
từ làng, xã thành phường ở Hà Nội,Tạp chí Xã hội học, 3 &4 (67&68).
Rüdiger Korff; Sandra Kurfuerst (2010), Thay đổi truyền thống và tính hiện
đại đô thị,Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội, 1176-1182.
Lê Tiêu La (2006), Một số biến đổi xã hội ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội
trong thời kỳ đổi mới,Đề tài khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
Nguyễn Mai Lan (2011), Đô thị hóa, tác động của Đô thị hóa đến các đặc
điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà
Nội,Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Laurent Pandolfi (2000), Sự chuyển thể của môi trường xây dựng tại các
vùng ngoại ô Hà Nội: ví dụ phường Giáp Bát,Tạp chí Xã hội học, 3 (71),
Nguyễn Tố Lăng (2000), Vấn đề quy hoạch cải tạo không gian khu ở tại Hà
Nội theo khuynh hướng phát triển bền vững,Luận án tiến sĩ, Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
Vương Hải Long (2009), Tổ hợp không gian kiến trúc ở trong các khu đô thị
mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại Hà Nội.,Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.

Trịnh Duy Luân (1996), Những chiều cạnh kinh tế - xã hội trong sự tiến hóa
của mô hình nhà ở đô thị Hà Nội,Xã hội học, Số 1(53),15-19.
Nguyễn Hữu Minh (2005), Biến đổi kinh tế xã hội ở vùng ven đô Hà Nội
trong quá trình Đô thị hóa,Xã hội học, 1,56-65.
Micheal Leaf (2000), Vùng ven đô của Việt Nam: Việc quản lý hành chính
sự phát triển đô thị của Hà Nội,Tạp chí Xã hội học, 3 (71).
Michael Leaf (2008), Những biên giới Đô thị mới: quá trình Đô thị hóa vùng
ven đô và (tái) lãnh thổ hóa Đông Nam Á,Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam
học lần thứ 3.
Đào Thị Tiến Ngọc (2010), Mô hình và giải pháp tổ chức hệ thống không
gian xanh khu đô thị mới Hà Nội,Luận án tiến sĩ Viện nghiên cứu Kiến trúc,
Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam,Báo cáo hỗ trợ
kỹ thuật, Ha Noi
Thái Thị Quỳnh Như (2009), Đất nông nghiệp xen kẹt, hoang hóa trong khu
dân cư khi thực hiện các dự án quy hoạch trên địa bàn Hà Nội- thực trạng và
giải pháp,293-304.
Nguyễn Vi Nhuận (2002), Tổng kết mô hình làng ven đô ( Những biến đổi
xã hội của làng ven đô dưới áp lực Đô thị hóa),Đề tài khoa học, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Trần Quang Tuyến; Steven Lim (2013), Việc làm phi nông nghiệp và thu
nhập của nông hộ: trường hợp nghiên cứu vùng ngoại thành Hà Nội,Tạp chí


166

[34].

[35].
[36].


[37].
[38].
[39].
[40].
[41].
[42].

[43].

[44].

[45].
[46].

[47].
[48].

[49].

[50].

[51].
[52].

khoa học và phát triển, Số 11(2),260-268.
Bùi Thị Kim Phương (2010), Từ làng đến phố: Đô thị hóa và quá trình
chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô Hà Nội (trường hợp phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội),Luận án thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Lan Phương (2009), Mô hình tổ chức không gian làng sinh thái

ven đô Hà Nội,Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
Trần Hữu Quang (2000), Thử phác họa một lối tiếp cận xã hội học đối với
quá trình chuyển dịch dân cư đến các khu Đô thị mới,Tạp chí Xã hội học, 3
(71).
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Thủ đô.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng.
Lương Tú Quyên, Đỗ Thị Kim Thành (2009), Mô hình hợp lý cho các khu đô
thị mới ở Hà Nội, tạp chí Ashui, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Quỳnh (2004), Khai thác các yếu tố không gian cảnh quan
kiến trúc truyền thống vận dụng trong quy hoạch chỉnh trang làng ở thành
phố Hà Nội dưới ảnh hưởng của Đô thị hóa,Luận án tiến sĩ Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
Rolf Jensen; Donald M. Peppard Jr (2001), Người bán hàng rong ở Hà Nộimột cái nhìn về khu vực phi chính thức ở thành phố,Xã hội học, Số 4(76),3647,
Nguyễn Duy Thắng (2004), Tác động của Đô thị hóa đến nghèo khổ và phân
tầng xã hội: nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội,Tạp chí Xã hội học,
3.
Nguyễn Duy Thắng (2009), Tác động của Đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã
hội của vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm,Tạp chí Xã hội học, 1.
Vũ Quyết Thắng (2000), Quy hoạch môi trường vùng ven đô Hà Nội, trên cơ
sở tiếp cận sinh thái (lấy Thanh Trì làm ví dụ),Luấn án Tiến sĩ, Trường Đại
học khoa học tự nhiên Hà Nội.
Đỗ Thị Kim Thành (2007), Tổ chức môi trường ở các khu đô thị mới tại
thành phố Hà Nội,Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 445/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1081/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm

2020, định hướng đến năm 2030.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1259/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.
Phạm Trọng Thuật (2002), Tổ chức không gian công cộng trong đơn vị ở đô
thị tại Hà Nội,Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Thị Thủy (2014), Việc làm cho nông dân khu thu hồi đất ở Hà


×