Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Thực trạng công tác quản lý nhà nước tại chi cục thủy sản bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

VÕ THỊ HỒNG MỸ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
CHI CỤC THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Quản lý thủy sản)

Khánh Hòa – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

VÕ THỊ HỒNG MỸ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI
CHI CỤC THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Quản lý thủy sản)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ VŨ NHƯ TÂN

Khánh Hòa – 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Võ Thị Hồng Mỹ, sinh viên lớp 55 quản lý thủy sản, khóa học 2013 2017 xin cam đồ án tốt nghiệp này do tôi tự làm và đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các số liệu trong đồ án tốt nghiệp được thể hiện trung thực, có nguồn trích dẫn
cụ thể, rõ ràng. Các số liệu về tàu thuyền, diện tích, sản lượng nuôi trồng, thực trạng
công tác quản lý tại Chi cục Thủy sản Bình Định... được thu thập từ việc phỏng vấn
chuyên sâu, khảo sát thực tế của cá nhân tôi. Các văn bản sử dụng trong đồ án được tôi
trực tiếp tìm tòi, thu thập từ Chi cục Thủy sản Bình Định và Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Bình Định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong đồ án này.
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 06 năm 2017
Người cam đoan

Võ Thị Hồng Mỹ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đồ án, tôi được các thầy cô và cơ quan chức năng đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tôi muốn được gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang; Ban lãnh đạo Viện Khoa học và
Công nghệ Khai thác Thủy sản và các phòng ban chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án.
Chi cục Thủy sản Bình Định trong việc tiếp cận, tìm hiểu các văn bản pháp quy
và thực tế hoạt động.
Các hộ dân làm nghề khai thác và nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tạo

điều kiện cho tôi phỏng vấn.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn Thạc sĩ Vũ
Như Tân. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Võ Thị Hồng Mỹ


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................................................4
1.1. Tổng quan nghề cá tỉnh Bình Định ...............................................................................4
1.1.1. Những đóng góp của ngành thủy sản ………………………………………...4
1.1.2. Khai thác nguồn lợi thủy sản ………………………………………………...5
1.1.2.1. Hiện trạng về tàu thuyền khai thác thủy sản ...................................................5
1.1.2.2. Sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản .. Error! Bookmark not defined.0
1.1.3. Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định ………………………………………..133
1.1.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ……………………
133
1.1.3.2. Lao động nuôi trồng thủy sản ......................................................................155
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................................155

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................................200
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................32
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ..............................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................32
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ……………………………………………32
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………….33
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................................33
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................33
2.3. Phương pháp xử lý, phân tích, đánh giá số liệu ...........................................................34
2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………..34
2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá …………………………………………...34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................35


iv
3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức tại Chi cục Thủy sản Bình Định ..................................35
3.1.1. Những đặc điểm cơ bản Chi cục Thủy sản Bình Định ……………………..35
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thủy sản Bình
Định ………………………………………………………………………………..36
3.1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ....................................................36
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy và biên chế..........................................................................39
3.1.3. Bộ máy quản lý nghề cá …………………………………………………….41
3.2. Thực trạng về nguồn nhân lực tại Chi cục Thủy sản Bình Định .................................42
3.2.1. Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực …………………………………….42
3.2.1.1. Số lượng và nhiệm vụ của ban lãnh đạo .......................................................42
3.2.1.2. Số lượng và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban .................................42
3.2.2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ………………………………….55
3.3. Thực trạng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định .............60
3.3.1. Thực trạng về công tác quản lý khai thác thủy sản . …………………………60
3.3.1.1. Tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp .......................................61

3.3.1.2. Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai.....................................................................62
3.3.1.3. Quản lý hoạt động tàu cá trên địa bàn tỉnh ...................................................63
3.3.1.4. Cấp giấy phép khai thác ................................................................................65
3.3.1.5. Kiểm tra việc thực hiện quy chế vùng khai thác thủy sản ............................66
3.3.2. Thực trạng về công tác quản lý bảo tồn và phát triển thủy sản ……………..70
3.3.2.1. Thực hiện công tác tuyên truyền ...................................................................70
3.3.2.2. Bảo tồn và đa dạng thủy sinh vật ..................................................................73
3.3.3. Quản lý về hướng dẫn sản xuất nuôi trồng thủy sản………………………...74
3.3.3.1. Hướng dẫn mùa vụ ........................................................................................74
3.3.3.2. Hướng dẫn, kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm
nuôi trồng theo quy định .............................................................................................74
3.3.3.3. Triển khai áp dụng VietGAP và các quy phạm nuôi tốt vào nuôi trồng thủy
sản
..................................................................................................................75
3.3.3.4. Thẩm định các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản..........................................75
3.3.3.5. Hướng dẫn, kiểm tra sản xuất giống theo quy định ......................................75
3.3.4. Thực trạng công tác quản lý về giống thủy sản …………………………….76


v
3.3.5. Thực trạng công tác quản lý về thức ăn, nguyên liệu, chất bổ sung thức ăn
thủy sản; quản lý môi trường nuôi, các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi
trồng thủy sản………………………………………………………………………78
3.3.6. Thực trạng công tác quản lý về một số mặt khác …………………………...80
3.4. Phản hồi của người dân dưới sự quản lý Nhà nước của Chi cục Thủy sản Bình
Định……………………………………………………………………………………..83
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình
Định……………………………………………………………………………………...90
3.5.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức ………………………………………………...90
3.5.1.1. Căn cứ đề xuất ...............................................................................................90

3.5.1.2. Nội dung giải pháp ........................................................................................91
3.5.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ……………………………………………….92
3.5.2.1. Căn cứ đề xuất ...............................................................................................92
3.5.2.2. Nội dung giải pháp ........................................................................................92
3.5.3. Giải pháp về việc thực thi pháp luật. ……………………………………….92
3.5.3.1. Căn cứ đề xuất ...............................................................................................92
3.5.3.2. Nội dung giải pháp ........................................................................................93
3.5.4. Giải pháp về cơ sở vật chất ………………………………………………....94
3.5.4.1. Căn cứ đề xuất ...............................................................................................94
3.5.4.2. Nội dung giải pháp ........................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa của từ viết tắt

1

2a

Kích thước mắt lưới kéo căng


2

BQ

Bình quân

3

CV

(Cheval Vapeur) đơn vị tính công suất

4

CP

Cổ phần

5

CRSD

6

CT

7

ĐVT


Đơn vị tính

8

EEZ

(Exclusive Economic Zone) vùng đặc quyền kinh tế

9

EU

(European Union) Liên minh Châu Âu

10

FSPS

Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản

11

GRDP

(Gross Regional Domestic Product ) tổng sản phẩm tính
trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố nào đó

12

IMA


(International Marinelife Alliance) liên minh sinh vật biển
quốc tế

13

IUCN

(International Union for Conservation of Nature) Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

14

NĐ –CP

15

NLTS

16

NN&PTNT

17

NTTS

18




Quyết định

19

TAC

(Total allowable catches) tổng sản lượng đánh bắt cho
phép

20

TTg

Thủ tướng Chính phủ

21

TT

Thông tư

22

UBND

23

USD


(United States dollar) đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ

24

VietGAP

(Vietnamese Good Agricultural Practices) thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

(Coastal Resources For Sustainable Development Project)
dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững
Chỉ thị

Nghị định –Chính phủ
Nguồn lợi thủy sản
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản

Uỷ ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Hiện trạng GRDP thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh 2005-2013 ...................... 4
Bảng 1.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất máy ......................... 5
Bảng 1.3. Số lượng, cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác ........................................ 7
Bảng 1.4. Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo địa phương năm 2013 ....... 8
Bảng 1.5. Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Bình Định qua các năm ............................... 10
Bảng 1.6. Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương .................................................. 11

Bảng 1.7. Lao động khai thác thủy sản ............................................................................... 12
Bảng 1.8. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định. ................................. 13
Bảng 1.9. Lao động nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định.................................................... 15
Bảng 3.1. Thực trạng trình độ học vấn của cán bộ, công chức tại Chi cục........................ 56
Bảng 3.2. Thực trạng chuyên ngành tốt nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý tại ................ 57
Bảng 3.3. Thực trạng số năm kinh nghiệm làm việc của đội ngũ cán bộ tại Chi cục
Thủy sản Bình Định ............................................................................................................. 59
Bảng 3.4. Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức tại Chi cục Thủy sản Bình Định .............. 60
Bảng 3.5. Kết quả đạt được về tổ chức sản xuất cho ngư dân trong tỉnh năm 2016 ......... 61
Bảng 3.6. Kết quả chuyển đổi các nghề cấm trong tỉnh năm 2016 .................................... 61
Bảng 3.7. Kết quả hướng dẫn phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho ngư dân năm 2016 62
Bảng 3.8. Số lượng tàu cá của tỉnh Bình Định từ năm 2011 - 2016 .................................. 64
Bảng 3.9. Sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2011 – 2016 ............................................ 64
Bảng 3.10. Thực trạng tàu cá chấp hành quy định về giấy phép khai thác thủy sản ......... 65
Bảng 3.11. Thực trạng công tác tuần tra của Chi cục Thủy sản Bình Định trên địa bàn
quản lý từ năm 2011 - 2016................................................................................................. 67
Bảng 3.12. Thực trạng vi phạm của ngư dân về khai thác thủy sản trong năm 2016 ........ 68
Bảng 3.13. Thực trạng về công tác tuyên truyền BVNLTS năm 2016 ............................. 71
Bảng 3.14. Kết quả đạt được nhờ công tác tuyên truyền .................................................... 72
Bảng 3.15. Kết quả đạt được khi thực hiện công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi.............. 73
Bảng 3.16. Kết quả đạt được trong việc hướng dẫn sản xuất NTTS năm 2016 ................ 76
Bảng 3.17. Kết quả đạt được trong sản xuất và cung ứng giống thủy sản ......................... 77
Bảng 3.18. Kết quả quan trắc môi trường tại các vùng nước vào năm 2016 ..................... 79
Bảng 3.19. Kết quả xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản từ năm 2011 – 2016............. 82


viii
Bảng 3.20. Kết quả tịch thu tang vật vi phạm pháp luật trong trong thủy sản từ năm
2011 – 2016.......................................................................................................................... 83
Bảng 3.21. Mức độ hài lòng của ngư dân về công tác quản lý của Chi cục Thủy sản

Bình Định ............................................................................................................................. 84
Bảng 3.22. Phản hồi của ngư dân dưới sự quản lý của Chi cục Thủy sản Bình Định ....... 86
Bảng 3.23. Ý kiến của ngư dân trong việc tiếp cận, phản biện và xây dựng chính sách... 88


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ......................................................................... 32
Hình 3.1. Trụ sở của Chi cục Thủy sản Bình Định............................................................. 35
Hình 3.2. Bản đồ của Chi cục Thủy sản Bình Định............................................................ 36
Hình 3.3. Cơ cấu bộ máy quản lý nghề cá của tỉnh Bình Định .......................................... 41
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thủy sản Bình Định .................................................. 42
Hình 3.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ............. 43
Hình 3.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản ...... 44
Hình 3.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng nuôi trồng thủy sản .......................................... 46
Hình 3.8. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng thanh tra, pháp chế ........................................... 47
Hình 3.9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại phòng hành chính, tổng hợp........................................ 49
Hình 3.10. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Hoài Nhơn ............................... 51
Hình 3.11. Trạm thủy sản huyện Hoài Nhơn ...................................................................... 51
Hình 3.12. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Phù Mỹ .................................... 51
Hình 3.13. Trạm thủy sản huyện Phù Mỹ ........................................................................... 52
Hình 3.14. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Phù Cát .................................... 52
Hình 3.15. Trạm thủy sản huyện Phù Cát ( khuôn viên của cảng cá Đề Gi) ..................... 52
Hình 3.16. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trạm thủy sản huyện Tuy Phước ............................... 53
Hình 3.17. Trạm Thủy sản huyện Tuy Phước..................................................................... 53
Hình 3.18. Thực trạng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ .............................................. 56
Hình 3.19. Thực trạng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.................................... 58
Hình 3.20. Số năm kinh nghiệm làm việc của đội ngũ cán bộ ........................................... 59
Hình 3.21. Thực trạng cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ .................................................. 60

Hình 3.22. Bảng tin tuyên truyền đảm bảo an toàn cho tàu cá ........................................... 63
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tàu có giấy phép khai thác thủy sản ............................... 66
Hình 3.24. Bảng tin tuyên truyền nghiêm cấm các hành vi khai thác bất hợp pháp.......... 68
Hình 3.25. Hình thức tuyên truyền bằng áp phích dán tường ............................................ 70
Hình 3.26. Mức độ hài lòng của ngư dân về công tác quản lý của Chi cục Thủy sản
Bình Định ............................................................................................................................. 85


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.050,58 km2 và dân số trung bình khoảng 1,5
triệu người. Với bờ biển dài 134 km và hàng chục ngàn ha mặt nước đầm phá, hồ chứa
nước là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản ở địa phương.
Toàn tỉnh có 05/11 huyện thị, thành phố gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát,
Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn có hoạt động kinh tế biển [15].
Ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2013 tăng bình quân 8,6%/năm; trong nền
kinh tế của tỉnh GRDP của thủy sản chiếm 9,1%; đối với ngành nông nghiệp, cơ cấu
giá trị sản xuất thủy sản chiếm 33,5%. Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 187.858
tấn (tăng 1,7 lần so với năm 2005, bình quân tăng 6,9%/năm); sản lượng nuôi trồng đạt
8.793 tấn (tăng 2,8 lần so với năm 2005); sản lượng khai thác thủy sản đạt 179.065 tấn
(tăng gấp 1,67 lần so với năm 2005, bình quân tăng 6,62%/năm). Kim ngạch xuất khẩu
năm 2013 đạt 56,4 triệu USD (tăng gấp 3,9 lần so với năm 2005, tăng bình quân
18,5%/năm). Đến nay, thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng
hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Đồng thời, với sự tăng trưởng
nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nông thôn, đóng góp quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn ven biển và
hải đảo; đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng
biển, đảo của Tổ quốc … [15].
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển, ngành thủy sản đang
phải đương đầu với khó khăn như: Sản lượng khai thác hải sản đã đến ngưỡng cho
phép, nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi đó các hoạt động
khai thác mang tính tận thu, sử dụng phương tiện cấm để khai thác nhưng chưa có biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn; diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ đã khai thác đến
mức giới hạn, môi trường các vùng nuôi tôm, ngày càng có xu hướng diễn biến theo
chiều hướng bất lợi, nhất là môi trường vùng nuôi tôm nước lợ sau một thời gian khai
thác có dấu hiệu quá sức tải của môi trường, nguồn nước vùng nuôi bị suy thoái, ô
nhiễm. Tình hình dịch bệnh thời gian qua diễn biến phức tạp. Tổ chức quản lý còn
nhiều khó khăn, lúng túng [15]. Những bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân,


2
trong đó có hệ thống quản lý của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh như hoạt động
chưa đồng bộ, phối hợp với các ngành chưa chặt chẽ chức năng nhiệm vụ còn chồng
chéo. Nguồn nhân lực quản lý thủy sản còn hạn chế về số lượng và chất lượng chủ yếu
là kiêm nhiệm và không được đào tạo chuyên ngành thủy sản; hầu hết ngư dân trình độ
còn hạn chế nên việc tìm hiểu, tiếp thu, thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản
cũng khá hạn chế và khó tiếp thu. Năng lực tổ chức thực thi pháp luật ở cấp xã chưa
mạnh… nên việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thủy sản
hạn chế [16]. Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tìm hiểu được thực trạng công tác quản
lý Nhà nước tại các cơ quan cấp tỉnh, để đưa ra những giải pháp và khuyến nghị kịp
thời. Do đó em chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại Chi
cục thủy sản Bình Định”. Vì Chi cục Thủy sản là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý
về các lĩnh vực thủy sản như nuôi trồng thủy sản, khai thác và phát triển nguồn lợi
thủy sản, quản lý tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trong tỉnh.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại Chi
cục Thủy sản Bình Định. Từ đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Bình Định
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại các điểm trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau: Chi cục
Thủy sản Bình Định tại số 110, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn; 04 trạm
thủy sản tại 04 huyện (Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn)
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa khoa học là: Nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý nhà nước tại Chi Cục Thủy sản Bình Định trong giai đoạn hiện nay có một
ý nghĩa khoa học rất to lớn. Những kết quả mà nghiên cứu đem lại sẽ là cơ sở khoa
học quan trọng cho việc hoạch định và hoàn thiện những chính sách về hoạt động và tổ
chức tại Chi cục Thủy sản. Bên cạnh đó, được triển khai nghiên cứu dưới góc độ khoa
học xã hội học và đặc biệt là xã hội học quản lý, đề tài còn có những đóng góp vào
việc bổ sung về lý luận đối với chuyên ngành này.


3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn là: Về mặt thực tiễn, đề tài cung
cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy
sản cho ta thấy được những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý này, trên cơ sở
đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần phát huy ưu điểm, khắc
phục hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Thủy sản.



4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan nghề cá tỉnh Bình Định
1.1.1. Những đóng góp của ngành thủy sản
Thời kỳ 2005 - 2013 đóng góp của thủy sản vào GRDP toàn tỉnh từ 9,1% - 9,8%
(giá hiện hành) và chiếm từ 7,5% - 9,0% (giá so sánh). Trong giai đoạn 2006 - 2010,
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng bình quân 36,0%/năm; trong đó kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản tăng bình quân 24,2%/năm, năm 2005 chiếm 6,4% và năm 2010
chiếm 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh [15].
Bên cạnh kết quả trên ngành thủy sản đã giải quyết công ăn việc làm khoảng
63.000 lao động/năm [15]. Tăng trưởng ngành thủy sản đã góp phần nâng cao đời sống
của nhân dân ở các địa phương có nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
Trong quá trình phát triển, ngành thủy sản đã đóng góp quan trọng trong chuyển
dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản chuyển
dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gắn với thị trường.
Ngoài đóng góp về kinh tế, phát triển thủy sản còn có ý nghĩa sâu sắc về an ninh
quốc phòng.
Bảng 1.1. Hiện trạng GRDP thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh 2005-2013
Hiện trạng qua các năm
TT

Chỉ tiêu

GRDP toàn tỉnh
1 (giá so sánh 1994)
GRDP ngành thủy
sản
Tỷ trọng so với toàn

tỉnh
GRDP toàn tỉnh
(theo giá hiện
2 hành)
GRDP ngành thủy
sản
Tỷ trọng so với toàn
tỉnh

Đơn vị
tính

Tốc độ tăng bình
quân (%)
2006- 2011- 20062010 2013 2013

2005

2010

2013

Tỷ.đ

5.607,7

9.364,3

12.449,1


10,8

10,0 10,5

Tỷ.đ

506,7

821,0

938,5

10,1

4,6

8,0

%

9,0

8,8

7,5

-0,6

-4,9


-2,2

Tỷ.đ

10.293,7

26.671,0

51.901,1

21,0

24,8 22,4

Tỷ.đ

1.009,0

2.473,0

4.701,2

19,6

23,9 21,2

%

9,8


9,3

9,1

-1,1

-0,8

-1,0

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2005-2013)


5
1.1.2. Khai thác nguồn lợi thủy sản
1.1.2.1. Hiện trạng về tàu thuyền khai thác thủy sản
a) Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất
Bảng 1.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất máy

TT

1

2
2.1

2.2

2.3


2.4

2.5

2.6
2.7

Danh
mục

Phân theo năm
ĐVT
2005

Tổng số
tàu cá Chiếc
Thuyền
thủ
công
Chiếc
Tỷ lệ
%
Tàu gắn
máy
Loại <
20 cv
Tỷ lệ
Loại 20 <90 cv
Tỷ lệ
Loại 90 <150 cv

Tỷ lệ
Loại 150
- 400 cv
Tỷ lệ
Loại >
400cv
Tỷ lệ
Tổng
công
suất
Công
suất BQ

2010

2013

Tốc độ tăng bình quân
(%/năm)
2006- 2011- 20062010
2013
2013

8.141

9.452

8.486

3,0


-3,5

0,5

1.885
23,2

1.645
17,4

1.243
14,6

-2,7

-8,9

-5,1

Chiếc

6.256

7.807

7.243

4,5


-2,5

1,8

Chiếc
%

2.522
31,0

2.645
28,0

2.236
26,3

1,0

-5,4

-1,5
-2,0

Chiếc
%

3.169
38,9

3.289

34,8

2.257
26,6

0,7

-11,8

-4,2
-4,6

Chiếc
%

441
5,4

333
3,5

175
2,1

-5,5

-19,3

-10,9
-11,4


Chiếc
%

124
1,5

1.512
16,0

1.692
19,9

64,9

3,8

38,6
37,9

28
0,3

883
10,4

Chiếc
%

CV

CV/chiếc

247.320 614.244 992.815
40

79

137

215,9

20,0

17,4

19,0

14,8

20,3

16,8

(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ 2005-2013)


6
Tổng số tàu gắn máy thời kỳ 2005-2013 tăng bình quân 1,8%/năm. Đến năm
2013 toàn tỉnh có 7.243 tàu gắn máy với tổng công suất 992.815 CV (số tàu gắn máy
tăng 987 chiếc, tăng 15,8% và công suất tăng 745.495 CV, tăng gấp 3 lần so với năm

2005); năm 2013 công suất bình quân 137 CV/chiếc.
Nhóm tàu có công suất từ (150 ÷ 400) CV tăng mạnh nhất, từ tỷ lệ 124 chiếc
năm 2005 lên 1.692 chiếc năm 2013. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay đã có đội tàu có
công suất lớn trên 400 CV. Sự tăng mạnh nhóm tàu có công suất lớn thể hiện rõ xu
hướng phát triển nghề cá xa bờ của ngư dân Bình Định.
Giai đoạn 2006 - 2010 nhóm tàu có công suất từ 150-400 CV tăng mạnh nhất,
bình quân hàng năm tăng 64,9%/năm, do một số tàu nhóm công suất từ 90-<150 CV
cải hoán lên công suất lớn hơn để khai thác ở vùng biển xa bờ. Đặc biệt trong giai
đoạn này, khối tàu có công suất <20 CV cũng tăng lên là do tác động của Quyết định
289 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân, đã thúc đẩy
một số lượng lớn chủ tàu cá cỡ nhỏ đi làm thủ tục đăng ký hoạt động nghề cá, dẫn đến
số tàu cá nhỏ tăng đáng kể.
Từ năm 2011-2013 số lượng tàu thuyền có công suất dưới 90 CV giảm mạnh,
nguyên nhân do tàu bị hư hỏng, đến tuổi đào thải, khai thác ven bờ không còn hiệu
quả, bên cạnh không còn sự hỗ trợ Nhà nước nên nhiều tàu hư hỏng, giải bản nhưng
ngư dân không đầu tư sửa chữa, đóng mới… Các nhóm tàu dưới 150 CV giảm, do
phần lớn các nhóm tàu này đã cải hoán, lắp đặt thêm máy để đạt đến nhóm tàu có công
suất trên 150 CV. Việc đóng mới tàu cá của ngư dân từ năm 2011 đến nay, chủ yếu tập
trung vào nhóm tàu có công suất lớn từ 400 CV trở lên. Sự chuyển dịch mạnh của các
nhóm công suất, là do nguồn lợi ven bờ ngày một cạn kiện, hiệu quả khai thác thấp,
bên cạnh đó chính sách của Quyết định 48 của Chính phủ chỉ hỗ trợ những tàu có công
suất trên 90 CV, để khai thác xa bờ, đã thúc đẩy ngư dân phát triển đóng mới, cải
hoán, lắp đặt máy nhóm tàu có công suất trên 400 CV và các yêu cầu về kỹ thuật ngày
càng tăng của nhóm tàu khai thác xa bờ.


7

b) Tàu thuyền phân theo nghề khai thác
Bảng 1.3. Số lượng, cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác

Tốc độ tăng bình quân
(%/năm)

Hiện trạng các năm
T Hạng
T mục

2005

2010

2013

Số
Số
Số
lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ
(chiếc) (%) (chiếc) (%) (chiếc) (%)

20062010

20112013

20062013

Tổng 8.141

100 9.452

100 8.486


100

3,0

-3,5

0,5

1

Lưới
kéo

489

6,0

591

6,3

505

6,0

3,9

-5,1


0,4

2

Lưới


157

1,9

58

0,6

42

0,5

-18,1

-10,2

-15,2

3

Lưới
vây


740

9,1 1.264

13,4 1.555

18,3

11,3

7,2

9,7

4

Câu
mực

1.756 21,6 2.036

21,5 1.214

14,3

3,0

-15,8

-4,5


5

Câu cá
ngừ

405

5,0

482

5,1

983

11,6

3,5

26,8

11,7

Câu
6 ven bờ

337

4,1


478

5,1

370

4,4

7,2

-8,2

1,2

7

Nghề
mành 1.031 12,7 1.124

11,9

932

11,0

1,7

-6,1


-1,3

8

Nghề
cố
định

1,9

133

1,6

-5,0

-10,1

-7,0

9

Nghề
khác

34,2 2.752

32,4

1,6


-5,3

-1,0

237

2,9

183

2.989 36,7 3.236

(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ năm 2005-2013)

Giai đoạn 2006 - 2010 số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh tăng bình
quân 3,0%/năm. Hai nghề lưới rê và nghề cố định xu hướng giảm, các nghề còn lại
đều có sự gia tăng về số lượng. Trong cơ cấu nghề: nghề câu mực, lưới vây, nghề
mành chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 48,3% tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của
tỉnh.
Từ năm 2011 - 2013 ngoài nghề câu cá ngừ tăng nhanh số lượng, tăng bình quân
28,3%/năm, các nghề còn lại đều giảm, trong đó nghề câu mực giảm mạnh nhất
15,8%/năm. Nguyên nhân, một số tàu thuyền đã chuyển nghề sang khai thác cá ngừ đại


8
dương, vây khơi; một số đã bán đi và nghỉ hoạt động khai thác thủy sản... Trong giai
đoạn này, sự tăng nhanh của nghề câu cá ngừ đại dương do xuất hiện của nghề câu tay
cá ngừ kết hợp với ánh sáng đạt sản lượng cao gấp 2 đến 3 lần so với tàu câu vàng, các
tàu câu mực không hiệu quả đã chuyển sang nghề câu tay, đồng thời do tác động của

Quyết định 48 của Chính phủ, các tàu câu mực ở phía Nam đã chuyển nghề, chuyển ngư
trường về phía Trường Sa và Hoàng Sa.
Giai đoạn 2001- 2010 nghề vây và nghề câu của cả nước giảm, nhưng ở tỉnh
Bình Định lại tăng, đặc biệt từ năm 2011 đến nay cơ cấu của 2 nghề này tăng mạnh.
Điều này cho thấy ngư dân Bình Định có lợi thế về mặt ngư trường xa bờ và có kinh
nghiệm trong khai thác đánh bắt thuỷ sản.
Bảng 1.4. Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo địa phương năm 2013
Phân theo đơn vị hành chính
TT

1

2

Danh mục

ĐVT

Tổng số tàu
thuyền

Chiếc

Thuyền thủ
công

Chiếc

Tỷ lệ


Tổng

Hoài
Nhơn

Phù Mỹ Phù Cát

Tuy
Phước

Quy
Nhơn

8.486

2.473

1.707

1.071

1.255

1.980

1.243

89

584


20

460

90

%

14,6

3,6

34,2

1,9

36,7

4,5

Tàu gắn máy

Chiếc

7.243

2.384

1.123


1.051

795

1.890

Tỷ lệ

%

85,4

96,4

65,8

98,1

63,3

95,5

CV

992.815

97.995 10.961

129.307


2.1 Tổng công suất
2.2

Công suất bình
CV/chiếc
quân

2.3

Phân loại công
suất

585.835 168.717

137

246

150

93

14

68

Loại < 20 cv

Chiếc


2.236

275

175

44

756

986

Tỷ lệ

%

30,9

11,5

15,6

4,2

95,1

52,2

Loại 20 - <90

cv

Chiếc

2.257

472

442

688

39

616

Tỷ lệ

%

31,2

19,8

39,4

65,5

4,9


32,6

Loại 90 - <150
cv

Chiếc

175

49

36

66

24

Tỷ lệ

%

2,4

2,1

3,2

6,3

1,3


Loại 150 - 400

Chiếc

1.692

876

396

237

183


9

Phân theo đơn vị hành chính
TT

Danh mục

ĐVT

Hoài
Nhơn

Tổng


Phù Mỹ Phù Cát

Tuy
Phước

Quy
Nhơn

cv
Tỷ lệ

2.4

%

23,

36,

35,

22,

9,

4

7

3


5

7

Loại > 400cv

Chiếc

883

712

74

16

81

Tỷ lệ

%

12,2

29,9

6,6

1,5


4,3

5.342

2.300

970

960

1.112

960

300

350

110

200

6.178

2.250

1065

1.105


960

300

350

110

Trang thiết bị
trên tàu
Số tàu có định
vị

Chiếc

Số tàu có máy
dò cá

Chiếc

Số tàu có máy
thông tin

Chiếc

Số tàu có 3 loại
máy trên

Chiếc


8

1.750
200

(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định năm 2013)

Tàu nghề cá của tỉnh tập trung tại 5 huyện, thành phố ven biển là Quy Nhơn, Tuy
Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn. Trong đó Hoài Nhơn là huyện có số tàu cá lớn
nhất cả về số lượng tàu và công suất máy: Có 2.384 chiếc, chiếm tỉ lệ 32,9% tổng số
tàu cá toàn tỉnh và chiếm 59,0% tổng công suất máy. Hoài Nhơn cũng là huyện có số
lượng lớn tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ (1.637 tàu có công suất từ 90
CV trở lên, chiếm 59,5% tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên toàn tỉnh).
Về mức độ trang bị động lực, thiết bị khai thác:
Trên 50% số tàu cá có trang bị thiết bị khai thác truyền động bằng cơ khí và thủy
lực đơn giản. Các thiết bị cơ khí được chế tạo tại các xưởng cơ khí địa phương tuy giá
thành thấp nhưng độ chính xác chưa cao. Trên 97% số tàu có động cơ là máy thủy cũ.
Trên 70% số tàu cá có các trang thiết bị hàng hải trên tàu như máy bộ đàm, định vị, đối
với tàu cá hoạt động xa bờ 100% tàu có các trang thiết bị hàng hải và thông tin liên
lạc, 960 tàu cá có máy dò cá, chủ yếu là tàu lưới vây. Mặc dù vậy, nhưng so với yêu
cầu kỹ thuật khai thác hiện nay thì việc trang bị, cơ giới hóa trên các tàu cá ở tỉnh ta ở
mức độ thấp


10
Công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác đánh bắt trên các tàu cá hầu hết vẫn
bằng đá lạnh xay trong hầm cách nhiệt bằng vật liệu Sterofor hoặc cao su xốp được
bọc phủ ngoài bằng gỗ mỏng hoặc vải nylon kín nước. Chưa có tàu cá nào được trang
bị hệ thống lạnh. Đa số các tàu chưa thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy

trình giết mổ, sơ chế cá trước khi đưa vào hầm bảo quản.
1.1.2.2. Sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản
a) Sản lượng khai thác thủy sản
Bảng 1.5. Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Bình Định qua các năm

Hạng mục

Sản lượng khai thác thủy sản
qua các năm (tấn)
2005

2010

2013

Tốc độ tăng bình quân
(%/năm)
20062010

20112013

20062013

Tổng sản
lượng

107.196

141.655 179.065


5,7

8,1

6,6

1

Khai thác xa
bờ

84.246

112.274 141.115

5,9

7,9

6,7

1.1

Cá, Trong đó:

65.129

88.382 112.544

6,3


8,4

7,1

Cá ngừ

24.596

32.568

37.542

5,8

4,9

5,4

Cá ngừ đại
dương

3.060

3.993

8.438

5,5


28,3

13,5

1.2

Tôm

534

750

1.067

7,0

12,5

9,0

1.3

Mực

16.558

20.491

25.497


4,4

7,6

5,5

1.4

Hải sản khác

2.025

2.651

2.007

5,5

-8,9

-0,1

2

Khai thác gần
bờ

20.640

25.769


33.762

4,5

9,4

6,3

1.1



18.372

20.457

26.453

2,2

8,9

4,7

1.2

Tôm

449


378

369

-3,4

-0,8

-2,4

1.3

Mực

810

3.333

4.016

32,7

6,4

22,2

1.4

Hải sản khác


1.009

1.602

2.924

9,7

22,2

14,2

3

Khai thác nội
địa

2.310

3.612

4.188

9,4

5,1

7,7


1.1



1.332

1.983

2.229

8,3

4,0

6,6

1.2

Tôm

81

223

254

22,4

4,5


15,4

1.3

Hải sản khác

897

1.406

1.705

9,4

6,7

8,4

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2005-2013)


11
Sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 cả tỉnh đạt 179.065 tấn, tăng 71.869 tấn
so với năm 2005, với tốc độ sản lượng khai thác tăng bình quân 6,6%/năm, trong đó:
Khai thác xa bờ tăng 6,7%/năm, khai thác gần bờ tăng 6,3%/năm và khai thác nội địa
tăng 7,7%/năm. Trong tổng sản lượng khai thác, khai thác biển chiếm 97,7% còn lại là
khai thác nội địa. Phân theo vùng khai thác thì khai thác xa bờ chiếm 78,8%, khai thác
gần bờ chiếm 18,9% và khai thác nội địa 2,3% tổng sản lượng khai thác [15].
Bảng 1.6. Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương


TT

Huyện, TP

Sản lượng khai thác thủy sản
qua các năm (tấn)

Tốc độ tăng bình quân
(%/năm)
20062010

20112013

20062013

2005

2010

2013

Tổng sản
lượng

106.857

141.200

178.653


5,7

8,2

6,6

1

TP. Quy
Nhơn

32.316

35.316

40.221

1,8

4,4

2,8

2

H. Hoài Nhơn

26.494

35.234


43.784

5,9

7,5

6,5

3

H. Phù Mỹ

27.833

41.545

58.259

8,3

11,9

9,7

4

H. Phù Cát

18.509


26.050

32.721

7,1

7,9

7,4

5

H. Tuy Phước

1.705

3.055

3.668

12,4

6,3

10,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2005-2013)

Huyện Tuy Phước có sản lượng thấp nhất, nguyên nhân tàu thuyền khai thác thủy

sản của huyện Tuy Phước có công suất nhỏ và chủ yếu là hoạt động khai thác ở vùng
ven bờ.
Huyện Hoài Nhơn có số lượng tàu thuyền nhiều nhất tỉnh (2.473 chiếc), công
suất bình quân/tàu lớn (246 CV/tàu) nhưng sản lượng thấp hơn huyện Phù Mỹ và
thành phố Quy Nhơn, nguyên nhân: Tàu cá của huyện chủ yếu là khai thác cá ngừ đại
dương có giá trị kinh tế cao, còn ngư dân ở Phù Mỹ và Quy Nhơn nghề khai thác chủ
lực là nghề vây, sản lượng khai thác tương đối cao, đối tượng khai thác chính là cá
nục, có giá trị kinh tế thấp. Năm 2013 giá cá ngừ đại dương khoảng 80.000 đồng/kg
còn cá nục giá chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Vì vậy mặc dù sản lượng khai thác có thấp
hơn Phù Mỹ và Quy Nhơn, nhưng giá trị kinh tế mang lại/1 đơn vị hải sản lại cao hơn
nhiều (từ 3 đến 4 lần) [15].
Năm 2012 tổng sản lượng khai thác thủy sản của cả nước đạt 2.767.000 tấn, trong đó
sản lượng cá ngừ đại dương đạt 19.000 tấn. So với cả nước, sản lượng năm 2012 của tỉnh
chiếm 6,03% và là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước về sản lượng khai thác sau Kiên Giang


12
(437.000 tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (281.000 tấn), Bình Thuận (186.000 tấn). Ngoài ra, Bình
Định là tỉnh đứng đầu trong việc khai thác cá ngừ đại dương với sản lượng chiếm khoảng
50% tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của cả nước [15].
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của các
ngành, các cấp cho nghề khai thác cá ngừ đại dương, nhất là giải pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm sau khai thác đánh bắt để xứng đáng là mặt hàng xuất khẩu hải sản
chủ lực của tỉnh Bình Định.
b) Lao động khai thác thủy sản
Bảng 1.7. Lao động khai thác thủy sản

TT

Lao động


ĐVT

Hiện trạng lao động qua
các năm
2005

1
2
3

4

2010

2013

Tốc độ tăng BQ
(%/năm)
20062010

2011- 20062013 2013

Tổng số

Người

40.665 48.831 49.500

3,7


0,5

2,5

Trong tỉnh

Người

39.100 44.129 43.500

2,4

-0,5

1,3

Tỷ lệ

%

96,2

90,4

87,9

Ngoài tỉnh

Người


1.565

4.702

6.000

24,6

8,5

18,3

Tỷ lệ

%

3,8

9,6

12,1

Đánh bắt xa bờ

Người

25,9

12,5


20,7

Tỷ lệ

%

Đánh bắt gần
bờ

Người

-4,9

-13,2

-8,1

Tỷ lệ

%

7.200 22.815 32.500
17,7

54,9

65,7

33.465 26.016 17.000

82,3

53,3

34,3

(Nguồn: Chi cục Thủy sản Bình Định từ năm 2005-2013)

Tương ứng với sự gia tăng số lượng tàu cá hàng năm, lao động trực tiếp khai thác
thủy sản cũng tăng theo, từ 40.665 người (năm 2005) lên 49.500 người (năm 2013),
hàng năm tăng khoảng trên 1000 lao động [15].
Trình độ lao động phần lớn chưa được đào tạo. Đội ngũ thuyền trưởng, máy
trưởng chủ yếu đào tạo thông qua các lớp ngắn hạn (bồi dưỡng) nên thiếu các kiến
thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác hiện đại, thiếu các
kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế.
Đến hết năm 2013 toàn tỉnh có khoảng 3600 thuyền trưởng, 2350 máy trưởng và 1850
thuyền viên được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ hành nghề. Do trình độ học vấn thấp, điều
kiện kinh tế đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật và khả năng


13
tiếp nhận công nghệ mới… bị hạn chế. Xuất phát từ trình độ học vấn thấp và phong tục tập
quán khác nhau ở từng vùng nên việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng
cao năng suất khai thác đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn [15].
1.1.3. Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định
1.1.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Bảng 1.8. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Định.

TT


Tốc độ tăng bình
quân (%/năm)

Phân theo năm

Phân theo đơn
vị hành chính

Đơn
vị
tính

2005

2010

2013

20062010

20112013

20062013

Toàn
tỉnh

Diện tích

Ha


4.452

4.742

4.220

1,3

-3,8

-0,7

Sản lượng

Tấn

3.194

8.743

8.793

22,3

0,2

13,5

1


TP.Quy Nhơn
Diện tích

Ha

558

531

214

-1,0

-26,2

-11,3

Sản lượng

Tấn

264

505

416

13,8


-6,3

5,8

Diện tích

Ha

1.033

997

1.086

-0,7

2,9

0,6

Sản lượng

Tấn

750

1.328

1.523


12,1

4,7

9,3

2

3

4

5

6

7

H. Tuy Phước

H. Phù Cát
Diện tích

Ha

521

619

695


3,5

3,9

3,7

Sản lượng

Tấn

259

440

527

11,2

6,2

9,3

Diện tích

Ha

849

976


938

2,8

-1,3

1,3

Sản lượng

Tấn

821

3.104

3.484

30,5

3,9

19,8

Diện tích

Ha

398


284

306

-6,5

2,5

-3,2

Sản lượng

Tấn

548

2.512

1.826

35,6

-10,1

16,2

Diện tích

Ha


41

41

40

0,0

-0,8

-0,3

Sản lượng

Tấn

43

23

24

-11,7

1,4

-7,0

Diện tích


Ha

385

389

291

0,2

-9,2

-3,4

Sản lượng

Tấn

155

217

208

7,0

-1,4

3,7


H. Phù Mỹ

H. Hoài Nhơn

H. An Lão

H. Hoài Ân


14

TT
8

9

10

11

Phân theo đơn
vị hành chính

Đơn
vị
tính

Tốc độ tăng bình
quân (%/năm)


Phân theo năm
2005

2010

2013

20062010

20112013

20062013

TX. An Nhơn
Diện tích

Ha

450

646

435

7,5

-12,3

-0,4


Sản lượng

Tấn

133

116

79

-2,7

-12,0

-6,3

Diện tích

Ha

19

18

18

-1,1

0,0


-0,7

Sản lượng

Tấn

20

56

68

22,4

6,7

16,2

Diện tích

Ha

158

195

151

4,3


-8,2

-0,6

Sản lượng

Tấn

136

296

296

16,8

0,0

10,2

Diện tích

Ha

40

46

46


2,8

0,0

1,8

Sản lượng

Tấn

64

146

342

17,9

32,8

23,3

H. Vân Canh

H. Tây Sơn

H. Vĩnh Thạnh

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2005-2013)


Về diện tích: Từ năm 2005 - 2010 tăng trưởng bình quân 1,3%/năm. Nhưng từ
năm 2011 đến 2013 diện tích giảm bình quân 3,8%/năm, chủ yếu là do diện tích nuôi
tôm tại thành phố Quy Nhơn được quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo
quỹ đất cho phát triển đô thị. Đặc biệt năm 2013 bị hạn hán, nhiều hồ thủy lợi bị cạn
khô nên diện tích nuôi trồng chỉ bằng 90,7% năm 2011 và 91,9% năm 2012 [15].
Về sản lượng: Từ năm 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng sản lượng cao, bình quân
22,3%/năm. Nguyên nhân, do đưa vào sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng, thả nuôi với
mật độ cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chu kỳ sản xuất rút ngắn, thêm nữa giai đoạn
này có sự phát triển nuôi cá rô phi lồng hồ chứa, nuôi các đối tượng nước mặn nên sản
lượng tăng mạnh qua từng năm. Năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt sản
lượng cao nhất 9.193 tấn. Năm 2012 và 2013 sản lượng đều giảm so với năm 2011,
nguyên nhân: Năm 2012 bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tôm chết sớm xảy ra vụ 1 trên
diện rộng; năm 2013 bị hạn hán, diện tích nuôi bị giảm nên sản lượng giảm theo [15].


×