Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản – Nghiên cứu trờn cỏc giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch An Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.82 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
MỤC LỤC
-Các yếu tố của thị trường BĐS 12
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
cũng đời sống của từng hộ gia đình. Ở nước ta giá trị bất động sản chiếm khoảng
70% tổng giá trị trong nền kinh tế, còn đối với các hộ gia đình thì con số nay là
lớn hơn. Sau một thời gian phát triển không dài nhưng thị trường bất động sản
nước ta đã trải qua khá nhiều lần biến động và khủng hoảng. Có nhiều nguyên
nhân tạo ra những diễn biến bất thường cho thị trường bất động sản trong đú cú
mụt nguyên nhân khiến nhiều người chú ý đó là các tác động của các chính sách
nhà nước, các ưu tiên , hệ thông pháp luật , các văn bản thi hành
Thị trường bất động sản là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị
trường, có chức năng phân phối sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai đô thị, vốn
được xem là tài nguyên hữu hạn, loại bỏ các nhu cầu sử dụng đất kém giá trị,
nâng cao được suất GDP tính cho đơn vị diện tích đô thị. Chẳng hạn giá cả
đất đô thị ở Hàng Ngang, Hàng Đào rất cao vì vậy muốn kinh doanh ở đây thì
phải tạo được thu nhập lớn tương xứng với giá đất ấy. Cũng vì lẽ đó ngày nay
nhiều công trình sản xuất công nghiệp được đưa ra xa trung tâm, nơi đất có
giá thấp, để nhường vị trí cho phát triển dịch vụ là loại hoạt động đem lại giá
trị gia tăng cao. Việc quản lý và phát triển tốt thị trường này, đặc biệt trong
mối quan hệ với thị trường tài chính sẽ góp phần phát huy nguồn lực to lớn để
phát triển kinh tế - hội.
Ở Việt Nam, các giao dịch về bất động sản đã tồn tại từ lâu nhưng đó
chỉ là thị trường ngầm, phi chính thức. Phải đến năm 1993, thị trường bất
động sản mới bắt đầu được thừa nhận khi Luật đất đai cho phép được
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường này chính thức được tồn
tại trên văn bản Nhà nước từ năm 1996 trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn


quốc lần thứ VIII.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Thực tế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta trong thời
gian qua cho thấy: Thị trường bất động sản vẫn chưa thể đóng vai trò là động
lực căn bản thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu là do vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản
cũn quỏ mờ nhạt. Vì vậy, để lành mạnh hoá sự phát triển của thị trường bất
động sản, hướng tới hoà hợp với hệ thống đồng bộ các loại thị trường trong
nền kinh tế thì việc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường
bất động sản là vô cùng cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài:
“Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản –
Nghiên cứu trờn cỏc giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch An Hưng”
cho đề án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị
trường bất động sản và vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển của
thị trường này.
Về mặt thực tiễn: Bài viết nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối
với quá trình hình thành và phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam
để đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà
nước đối với sự phát triển của thị trường này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích trên, đối tượng mà bài chuyên đề chớnh là
hướng tới nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách tác động vĩ mô-
vi mô, hướng tới là nội dung quản lý Nhà nước trong quá trình phát triển thị
trường bất động sản ở Việt Nam.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48

2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, xem xét
vấn đề trên quan điểm duy vật lịch sử. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh các dữ liệu
kết hợp với lý luận cơ bản và quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước
trong thời kỳ hiện nay ,kết hợp với thực tế để nhằm đi đến những kết luận
mang tính khách quan và thực tiễn ,bám sats thực tiễn
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Thị trường bất động sản
1. Khái niệm Bất động sản và Thị trường bất đông sản
1.1.Khái niệm về quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước là việc Nhà nước dùng những công cụ của mình tác
động lên đối tượng chịu quản lý để điều tiết, điều hành chúng nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định.
Quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản là việc Nhà nước
dùng pháp luật và chính sách tác động lờn cỏc thành tố của thị trường bất
động sản để điều tiết các quan hệ phát sinh nhằm làm cho thị trường này minh
bạch hơn, hoàn thiện hơn và ngày càng phát triển hơn.
1.2.Khái niệm thị trường bất động sản
Bất động sản theo nghĩa thông thường nhất được hiểu là đất đai và các
công trình xây dựng cố định trên đất đai. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, vai trò của thị trường BĐS ngày càng trở thành yếu tố có tầm quan
trọng và từng bước được nhận thức đầy đủ hơn. Việc hình thành và phát triển
thị trường BĐS sẽ tạo thờm cỏc yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất và sử
dụng nguồn nội lực có hiệu quả. Chính vì thế , muốn hiểu rõ được nội dung

của đề tài ta phải bắt đầu từ những cái cơ bản nhất , mà trước tiên đó là các
khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố có liên quan của thị trường BĐS.
Theo điều 174 bộ luật dân sự Việt nam thì BĐS là các tài sản không di
dời được, bao gồm:
- Đất đai
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn
liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
- Các tài sản do luật định.
Sau khi đã hiểu sơ qua về BĐS , ta sẽ đặt ra câu hỏi: Thế nào là thị
trường BĐS ? đó là địa điểm, là nơi mà tại đó người bán và người mua tài sản
BĐS tác động qua lại lẫn nhau để xây dựng giá cả và số lượng hàng hóa
BĐS được thực hiện.
Thị trường BĐS được phân loại theo các tiêu chí:
-thị truờng:
+ Thị trường BĐS
+ Thị trường cho thuê BĐS
+ Thị trường thế chấp và bảo hiểm BĐS
-Và theo trật tự thời gian thị trường BĐS được chia thành :
- Thị trường cấp I (hay thị trường sơ cấp): Đây là thị trường chuyển
nhượng, giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất.
- Thị trường cấp II: Đó là thị trường xây dựng các công trình BĐS để
bán hoặc cho thuê.
-Thị trường cấp III: Là thị trường bán lại hoặc cho thuê lại các công
trình đã được mua hoặc thuê.
-Hiện nay đã xuất hiện các loại thị trường BĐS sau đây:
• Thị trường nhà ở và đất ở

• Thị trường BĐS phục vụ sản xuất kinh doanh
• Thị trường chuyển quyền sử dụng đất
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường bất động sản. Tuy nhiên ta
có thể hiểu như sau: “Thị trường bất động sản là tổng thể các giao dịch về
bất động sản dựa trên các quan hệ hàng hoá, tiền tệ diễn ra trong một không
gian và thời gian nhất định”. Trong cách diễn đạt thông thường, khái niệm thị
trường bất động sản thường được nhắc đến: là nơi diễn ra các quan hệ giao
dịch về bất động sản, tại đó những người mua và người bán tác động qua lại
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá và dịch vụ bất động sản được
giao dịch
- Các đặc điểm của thị trường bất động sản:
+ Thứ nhất: Tính cách biệt giữa hàng hoá với địa điểm giao dịch
+ Thứ hai: Thị trường bất động sản thực chất là thị trường giao dịch các
quyền và lợi ích chứa đựng trong bất động sản.
+ Thứ ba: Thị trường bất động sản mang tớnh vựng và tính khu vực sâu
sắc.
+ Thứ tư: Thị trường bất động sản là thị trường khôn hoan hảo.
+ Thứ năm: Cung về bất động sản phản ứng chậm hơn so với biến động
về cầu và giá cả bất động sản.
+ Thứ sáu: Thị trường bất động sản là thị trường khó thâm nhập.
+ Thứ bảy: Thị trường bất động sản chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu
tố pháp luật.
+ Thứ tám: Thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị
trường vốn.
+ Thứ chín: Thị trường bất động sản là thị trường mà việc tham gia hay
rút ra khỏi thị trường là vấn đề khó khăn, phức tạp và cần phải có nhiều thời
gian.

2. Vai trò và đặc điểm của thị trường bất động sản
a: Vai trò của thị trường BĐS.
Thị trường bất động sản co 7 vai trò chủ yếu sau:
- Thứ nhất: phát triển thị trường bất động sản góp phần thúc đấy sản
xuất phát triển.
Thị trường bất động sản là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về bất động sản
là cầu nối giữa tiêu dùng và sản xuất hàng hoá bất động sản. nó thực hiện các
mối quan hệ:
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Vốn hàng hoá tiền tệhàng hoỏ…
Khi thị trường bất động sản không được phát triển, ngưng trệ, sự chuyển
hoá sẽ gặp khó khăn làm cho vốn luân chuyển chậm, ảnh hưởng lớn đến quá
trình tái sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Khi thị trường bất động
sản phát triển thì tốc độ luân chuyển vốn nhanh sẽ tạo điều kiện cho người sản
xuất kinh doanh bất động sản đẩy nhanh sản xuất, đồng thời người tiêu dùng
bất động sản cũng đẩy mạnh quá trình sản xuất của mình.
- Thứ hai: phát triển thị trường bất động sản góp phần huy động vốn cho
đầu tư phát triển.
Thị trường bất động sản phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo ra
nguồn vốn cho các ngành sản xuất vật chất khác. Bản thân bất động sản là
một tài sản của quốc gia, trong quá trình phát triển nó tạo thêm vốn bổ xung
cho hoạt động thị trường, làm tăng tài sản cố định trong xã hội. trong thị
trường bất động sản có thị trường thế chấp, là thị trường vay vốn thông qua
các hoạt động thế chấp. làm cho lượng vốn huy động tăng lên, giải quyết
nguồn vốn cho các ngành. Thị trường góp vốn liên doanh có thể góp vốn bằng
các bất động sản để đầu tư sản xuất để cùng chia sẻ lợi nhuận, góp phần huy
động vốn cho đầu tư phát triển.
- Thứ ba: phát triển thị trường bất động sản góp phần tăng thu cho ngân

sách nhà nước.
Đối với nước ta nguồn thu của nhà nước liên quan đến các bất động sản
là nguồn thu cố định và chiếm phần lớn trong các nguồn thu của nhà nước.
khi thị trường bất động sản phát triển thỡ nú sẽ thể hiện làm tăng hai nguồn
thu sau của nhà nươc:
làm tăng lượng hàng hóa giao dịch bất động sản dẫn đến nhà nước sẽ thu
được nhiều hơn từ cỏc phớ mua bán chuyển đổi các quyền về đất đai.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Mở rộng các phạm vi giao dịch làm tăng số lượng giao dịch nên thuế thu
được cũng tăng lên.
Nhà nươc đánh thuế 5% đối với mua bán giao dịch hàng hoá bất động
sản như sau:
1% phí trước bạ hay là phí làm thủ tục đăng kí
4% thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thứ tư: phát triển thị trường bất động sản góp phần mở rộng các thị
trường trong và ngoài nước, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế.
Thị trường chung là một thể thống nhất của các loại thị trường vốn, thị
trường lao động, thị trường hàng hoá thị trường bất động sản. do đó sự phát
triển của thị trường bất động sản ảnh hưởng đến tất cả các thị trường đó và
ảnh hưởng đến thị trường chung.
Trong hội nhập quốc tế thị trường trong nước gắn chặt với thị trường
nước ngoài. Sự phát triển của thị trường bất động sản góp phần mở rộng thị
trường ngoài nước vượt qua khỏi phạm vi biên giới quốc gia, tạo điều kiện
cho các chủ thể nước ngoài tham gia vào các hoạt động trong thị trường bất
động sản trong nước. qua đó mở rộng quan hệ quốc tế
- Thứ năm: thị trường bất động sản góp phần vào ổn định xã hội.
Khi thị trường bất động sản phát triển không lành mạnh nhất là thị
trường đất đai, là chính sách không phù hợp, sẽ dẫn đến rối loạn thị trường,

gia tăng nạn đầu cơ, lũng đoạn thị trường…. điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu
đến niềm tin của người dân về các chủ trương chính sách của nhà nước, hạn
chế sự phát triển của thị trường bất động sản. do đó sẽ ảnh hưởng xấu đến đời
sống của con người và các hoạt động xã hội nói chung. Thị trường bất động
sản hoạt động lành mạnh sẽ góp phần điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả bất
động sản, do đó sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định hơn.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
- Thứ sáu: thị trường bất động sản góp phần nâng cao đời sống người
dân.
Khi thị trường bất động sản phát triển thì sẽ thúc đẩy phát triển khoa học,
kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất và do đó không chỉ góp phần đáp ứng
cho sản xuất mà còn phục vụ cho các hoạt động đáp ứng nhu cầu văn hóa, thể
thao, vui chơi giải trớ…. Hơn nữa còn thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân về nơi chốn ăn ở, giao thông, thông tin liên lạc….
- Thứ bảy: phát triển thị trường bất động sản góp phần đổi mới chính
sách, trong đó có chính sách đất đai, chính sách về bất động sản.
Chỉ thông qua hoạt động trên thị trường đất đai, thị trường bất động sản,
ta mới thấy rõ được những bất cập của chinh sách, đặc biệt đối với đất đai, từ
đó để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chúng. Quan đất đai là quan hệ kinh tế
quan hệ xã hội, được thực hiện chủ yếu qua thị trường, do đó từ thị trường đất
đai nhà nước sẽ thấy rõ những bất cập của chính sách đối với hệ thống quản
lý đất đai. Qua đó nhà nước sẽ đổi mới, bổ sung và hoàn thiện, không chỉ cỏc
chớnh sach, mà còn cả công tác quản lý đất đai, quản lý bất động sản. từ đó
khắc phục tình trạng thị trường ngầm về bất động sản.
b: Đặc điểm chủ yếu của thị trường BĐS .
Hàng hóa bất động sản có 9 đặc điểm sau:
- Thứ nhất: tính cách biệt giữa hàng hoá với địa điểm giao dịch
Đối với hàng hóa thông thường khác, địa điểm giao dịch là nơi xuất hiện

của hàng hoá giao dịch, còn với thị trường bất động sản địa điểm giao dịch lại
tách biệt so với hàng hoá bất động sản giao dịch. Vì thế quan hệ giao dịch bất
động sản không kết thúc ngay tại địa điểm giao dịch mà nó thường trải qua 3
khâu cơ bản: Đàm phán tại chợ giao dịch cung cấp các thông tin về bất động
sản giao dịch.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Kiểm tra thực địa kiểm tra tính có thực và kiểm tra độ chính xác của các
thông tin về bất động sản. đánh giá các yếu tố bề ngoài của bất động sản.
Đăng kí pháp lý thực hiện các thủ tục xác nhận quan hệ giao dịch.
- Thứ hai: thị trường bất động sản thực chất là thị trường giao dịch các
quyền và lợi ích chứa đựng trong bất động sản.
Đặc điểm của đất đai là không hao mòn không mất đi và người ta có quyền sở
hữu hay có quyền sử dụng đất đai, không sử dụng đất đai như các hàng hoá
thông thường khác. Điều họ mong muốn là các quyền hay các lợi ích do đất
đai mang lại. do đó khi xem xét giá cả đất đai, không thể xác định giá trị của
nó như các loại hàng hoá thông thường khác mà phải xác đinh trên khả năng
sinh lợi của đất đai và khả năng sinh lợi của vốn đầu tư vào đất đai.
- Thứ ba: thị trường bất động sản mang tớnh vựng và tính khu vực sâu sắc.
Bất động sản có đặc điểm là không di dời được, gắn liền với nó là những điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng khu vực. do đó cung và cầu
bất động sản ở cỏc vựng, cỏc khu vực rất phong phú và đa dạng, từ kiểu cách,
mẫu mã, chất lượng đến quy mô phát triển. mặt khác thị trường bất động sản
còn phụ thuộc vào tâm lý tập quán thị hiếu, do đó mỗi vùng mỗi khu vực đều
có những đặc trưng riêng về cung cầu bất động sản.
- Thứ tư: thị trường bất động sản là thị trường không hoàn hảo.
Thị trường bất động sản là thị trường không hoàn hảo do thông tin về hàng
hóa bất động sản không đầy đủ và phổ biến rộng rãi như các loại hàng hoỏ
khỏc. Do bất động sản mang tính dị biệt cho nên khó có thể tìm ra bất động

sản tương tự nhau để so sánh cạnh tranh. Mà số lượng cung và cầu bất động
sản đều có số lượng nhỏ, không đảm bảo cạnh tranh hoàn hảo
- Thứ năm: cung về bất động sản phản ứng chậm so với biến động về cầu và
giá cả bất động sản.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Thời gian tạo ra bất động sản lâu do bất động sản cần có thời gian để tạo ra
chúng. Cung bất động sản là có giới hạn mà cầu về bất động sản luôn tăng,
cung cầu được coi là không co giãn với giá cả. do vậy sự thay đổi về giá
thường là do sự mất cân đối cung cầu, hay nói cách khác giá là do quan hệ
cung cầu quyết định. Giá cả bất động sản sẽ tăng khi cung trên thị trường bất
động sản phản ứng chậm hơn cầu về bất động sản.
- Thứ sáu: các giao dịch trên thị trường bất động sản đòi hỏi phải có tư vấn
chuyên nghiệp.
Đòi hỏi phải có sàn giao dịch bất động sản, người quản lý sàn giao dịch phải
có chứng chỉ về chuyên môn. Trên sàn giao dịch phải có niêm yết tất cả các
thông tin cho các bên tham gia. Những người tham gia hoạt động định giá,
môi giới cũng phải có chứng chỉ hành nghề.
- Thứ bảy: thị trường bất động sản có mối quan hệ mật thiết với thị trường
vốn.
Do bất động sản có giá trị lớn do đó mọi giao dịch đầu tư kinh doanh bất động
sản đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn. lượng vốn này phải được huy động từ
thị trường vốn. Để kinh doanh bất động sản thì phải có một nguồn vốn cố
định mà theo quy định của nhà nước thì người kinh doanh bất động sản phải
có tối thiểu là 6 tỷ đồng. thị trường vốn hoạt động phát triển sẽ là nơi cung
cấp nguồn vốn lớn cho thị trường bất động sản và ngược lại.
- Thứ tám: thị trường bất động sản chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật.
Bất động sản là tài sản có giá trị lớn, do đó đòi hỏi phải có việc quản lý của
nhà nước đối với chúng bằng pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn cho các

giao dịch về bất động sản. sự tham gia của nhà nước vào thị trường bất động
sản thông qua yếu tố pháp luật sẽ làm cho thị trường bất động sản ổn định và
an toàn hơn. Hơn nữa thông qua việc quản lý thị trường nhà nước tăng được
nguồn thu ngân sách từ thuế đối với các giao dịch bất động sản.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
- Thứ chín: việc tham gia hay rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn phức tạp
và đòi hỏi có thời gian.
Để tham gia vào thị trường thì đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn trên 6 tỷ đồng
theo quy định của nhà nước. thông tin thỡ ớt, nguồn nhân lực có kinh nghiệm
cũng khan hiếm. bất động sản có giá trị lớn người tham gia thị trường này
không đông, việc tham gia mua bán không đơn giản và nhanh chóng như các
loại hàng hoỏ khỏc, việc tìm người mua và người bán là rất khó khăn.
-Các yếu tố của thị trường BĐS
Trên thị trường nói chung, thị trường BĐS nói riêng cung cầu hàng hoá
BĐS có quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau . Đây là mối
quan hệ tất yếu, khách quan và dựa trên mối quan hệ này, giá cả hàng hoá
BĐS được hình thành, xác định. Hành vi của người kinh doanh BĐS và tiêu
thụ BĐS dựa vào giá này để thực hiện mục tiêu của mình .
Vậy cầu về hàng hoá BĐS là gì ? Cầu về hàng hoá và dịch vụ BĐS là
toàn bộ nhu cầu có khả năng thanh toán mà xã hội dùng để mua khối lượng
hàng hoá - dịch vụ BĐS trong một thời kì nhất định . Hay nói cách khác cầu
về hàng hoá - dịch vụ BĐS là khối lượng hàng hoá - dịch vụ BĐS mà người
tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán dể nhận được khối
lượng hàng hoá - dịch vụ BĐS đó trên thị trường trong một thời gian nhất
định . Cần phân biẹt được sự khác nhau giữa cầu và nhu cầu . Nhu cầu là
những ước mong của con người , nó là vô hạn , mở rộng , có những nhu cầu
có thể thực hiện được , có những nhu cầu không thể thực hiện được . còn cầu
trên thị trường là nhu cầu có khả năng thanh toán , có thể thực hiện được .

Tiếp theo ta sẽ đi trả lời câu hỏi : cung hàng hoá BĐS là gì ? Cung hàng hoá
BĐS trên thị trường là một khối lượng hàng hoá BĐS sẵn sàngđưa ra trao đổi trên
thị trường tại một thời điểm nào đó với một mức giá nhất định .
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Cung BĐS là cung về một loại hàng hoá đặc biệt , nó có những đặc điểm
rất đặc thù so với các hàng hoá thông thường khác .
Khi phân tích quan hệ cung và cầu chúng ta thường coi cung và cầu là hàm
số của giá cả.Cung ,cầu có thể cân bằng .Nếu các yếu tố khác không đổi ,một sự
tăng lên của cầu hay giảm xuống của cung sẽ làm giá tăng lên và ngược lại sự
giảm xuống của cầu hay tăng lên của cung sẽ làm giá giảm xuống .Do đó ,trong
thị trường cạnh tranh thi giá cả điều tiết lượng cung và cầu.
Tuy nhiên ,sự thay đổi của giá nhiều hay Ýt do thay đổi lượng cung và
cầu còn phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu theo giá . Nếu cung co giãn
nhiều thì một sự thay đổi trong lượng cầu cũng sẽ chỉ làm cho giá thay đổi rất
nhỏ và cân bằng có thể nhanh chóng đạt được bởi sự tăng giá mở rộng của
cung. Ngược lại, cung Ýt co giãn đối với giá thì một sự thay đổi nhỏ trong
lượng cầu sẽ làm cho giá thay đổi mạnh va cân băng không thể đạt được một
cách nhanh chóng bởi vì viêc tăng lên của cung không theo kịp với cầu .
Nhu cầu có độ co giãn lớn thì một sự thay đổi trong lượng cung sẽ làm
cho lượng cầu gia tăng (hoặc giảm đi) một cách nhanh chóng va giá cả Ýt
biến động ,nhưng cầu Ýt co giãn và mỗi sự thay đổi trong lượng cung sẽ làm
cho cầu Ýt thay đổi giá cả sẽ biến động mạnh .
II. QLNN đối với thị trường BĐS
1. Khái niệm
Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản là những tác động liên tục
thông qua việc sử dụng một hệ thống công cụ quản lý của nhà nước( bao
gồm: quy hoạch và kế hoạch hoá, công cụ tài chính, luật pháp). Để điều tiết
kiểm soát,của các chủ thể tham gia hoạt động trong thị trường bất động sản

nhằm đưa nó vận động theo đúng mục tiêu định hướng của nhà nước
1.1. Sự cần thiết phải QLNN đối với thị trường BĐS
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Vấn đề nhà nước quản lý nền kinh tế là một vấn đề cổ điển đó cú từ rất
lâu nhưng đến tận hôm nay vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này.
Việc quản lý nhà nước đối với nền kinh tế đã được lý luận và thực tế
khẳng định là cần thiết. Hiện nay mô hình được các nước tiên tiến trên thế
giới sử dụng đó là mô hình tổng hợp thị trường và nhà nước. Trong mô hình
nền kinh tế hỗn hợp thị trường và nhà nước, thì ta thấy nền kinh tế thị trường
có những mặt tích cực nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực. mặt tích cực đó
là chúng kích thích khả năng sáng tạo của nền kinh tế, từ đó khai thác hiệu
quả tiềm năng của nền kinh tế, kích thích khoa học công nghệ phát triển…
Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực đó là: độc quyền, do
chạy theo những lợi ích khỏc bịờt nờn tạo ra những ngoại ứng, ít đầu tư vào
khu vực công cộng, chạy theo đồng tiền làm tha hoá con người…
Do đó để khắc phục những thất bại của thị trường thì cần phải có sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Hay có người cũn núi nền kinh tế thị
trường tự phát là bàn tay ‘vụ hỡnh”. Nền kinh tế dưới sự quản lý của nhà
nước là ‘ bàn tay hữu hỡnh’. Nếu chỉ có một bàn tay thì vỗ không kêu do đó
cần phải có sự kết hợp của cả hai bàn tay.
Xét trong thị trường bất động sản ta thấy rằng thị trường bất động sản là
một thị trường đặc biệt. Thị trường bất động sản có những đặc điểm riêng của
nó: thị trường không hoàn hảo; cung phản ứng chậm hơn cầu; thiếu thông tin
thị trường; chịu sự chi phối của pháp luật và nhà nước. do có những đặc điểm
riêng này nên càng dẫn đến những khuyết tật của thị trường bất động sản. Do
đó sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản là rõ nét
và cần thiết. thông qua những chủ trương đường lối chính sách của đảng và
nhà nước về thị trường bất động sản để điều tiết thị trường. Hơn nữa các hàng

hoá bất động sản là các hàng hoá có giá trị cao và cực kì quan trọng mà ai
cũng muốn có do đó các giao dịch cần được nhà nước cho phép và công nhận
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
các giao dịch đó. Thông qua đó mà các giao dịch được phép công khai và
minh bạch tạo ra lòng tin của người dân đối với nhà nước. thông qua việc
quản lý nhà nước thì đất đai được khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả, đúng
mục đích, tiết kiêm, và có định hướng lâu dài.
Do đó công việc quản lý nhà nước về thị trường bất động sản là cực kỳ
cần đối với mọi quốc gia chứ không riờng gỡ đối với nước ta
Để khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường, không thể thiếu vai
trò của Nhà nước và đó là đặc điểm của nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước - một nền kinh tế được điều tiết thông qua tác động của "bàn
tay vô hình - thị trường" và "bàn tay hữu hình – Nhà nước" đảm bảo cho nền
kinh tế vận hành và phát triển lành mạnh. Thị trường bất động sản cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Vai trò và tính tất yếu của quản lý Nhà nước
trong quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản thể hiện ở
những khía cạnh sau:
Thứ nhất, trong điều kiện Việt Nam – đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
Nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất đai nên việc quản lý đất đai nói chung và
bất động sản nói riêng là thực hiện quyền của Nhà nước về sở hữu đất đai và
bất động sản.
Lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại đã chỉ ra rằng đất đai là
tài nguyên được hình thành và chứa đựng trong đó các tiềm năng của sự sống,
trên cơ sở đó, xã hội loài người mới hình thành và phát triển. Có nghĩa là
không một cá nhân hay tập đoàn người nào tạo ra đất đai được, mà đất đai là
món quà do thiên nhiên ban tặng. Vì thế, xét về nguồn gốc, đất đai thuộc
quyền sở hữu chung của toàn xã hội. Xã hội loài người phát triển, mỗi tập
đoàn người khai phá, chiếm giữ và bảo vệ một vùng đất đai và theo đó, đất

đai thuộc sở hữu của tập đoàn người riêng biệt, có thể là một cộng đồng, một
quốc gia.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Như vậy, xét cả về mặt nguồn gốc tự nhiên, lịch sử chiếm hữu, khai
phá và cải tạo thì đất đai không phải là tài sản của cá nhân nào mà là tài sản
thuộc sở hữu chung của xã hội. Do đó, bản chất sở hữu đất đai là sở hữu
chung của xã hội hay sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện.
Thứ hai, nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường do đó mọi yếu tố nguồn lực đầu vào và sản phẩm đầu ra đều phải trở
thành hàng hoá, trong đó quyền sử dụng đất cũng không ngoại lệ. Quán triệt
quan điểm trên, đất đai tham gia vào thị trường bất động sản phải được coi là
hàng hoá một cách rộng rãi. Có nghĩa là quan hệ mua bán, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất phải tuân thủ điều tiết của quan hệ cung cầu và điều tiết
của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nếu như để đất đai tham
gia vào thị trường chỉ chịu sự điều tiết của riêng thị trường thì sẽ dẫn đến bất
bình đẳng trong xã hội mà nguyên nhân chính là do đặc tính vốn có của địa tô
chênh lệch và địa tô tuyệt đối làm đất đai mang lại cho người chủ sở hữu hoặc
sử dụng những nguồn lợi ngoài mức đầu tư của người chủ sử dụng đất. Do
vậy, quản lý Nhà nước nhằm điều tiết địa tô một cách hợp lý là một yêu cầu
khách quan, là cơ sở để khắc phục bất cập trong quá trình phát triển thị trường
đất đai nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Thứ ba, quá trình hình thành chủ thể kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa được dựa trên mô hình thị trường và Nhà nước. Nếu như ở nước phát
triển – nơi đó cú nền kinh tế thị trường được thiết lập hàng trăm năm – vai trò
của Nhà nước chủ yếu là khắc phục những khuyết tật của thị trường thì ở
những nước đang phát triển – Nhà nước chưa có nhiều kinh nghiệm lại vừa
phải thiết lập thị trường, vừa phải khắc phục những khuyết tật của nó. Theo
quy luật đó, ở Việt Nam, thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình

hình thành sơ khai - quản lý của Nhà nước là điều rất quan trọng để tạo lập sự
đồng bộ giữa các yếu tố của thị trường bất động sản, hạn chế và khắc phục
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
những khuyết tật của thị trường bất động sản. Chớnh cỏc văn bản pháp luật
của Nhà nước về đất đai đã tạo một hành lang pháp lý để các giao dịch loại
này trở thành quạn hệ giao dịch công khai, trong khuôn khổ kiểm soát của
Nhà nước, từ đó tạo ra thị trường bất động sản chính thức.
Thứ tư, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi thực hiện cam kết
mở cửa thị trường, do đó Nhà nước với tư cách là đại diện quốc gia quản lý
thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng cần phải có các biện
pháp quản lý để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Như vậy, cần khẳng định vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường
bất động sản là xuất phát từ những cơ sở kinh tế khách quan. Nói đến thị
trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước là nói đến một thị trường bất
động sản công khai, tự giác, đảm bảo mối quan hệ về bất động sản được Nhà
nước kiểm soát chặt chẽ, trong đó, con người - chủ sử dụng tài sản bất động
sản được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình với tài sản đó.
1.2. Nội dung của quản lý Nhà nước trong quá trình phát triển thị trường
bất động sản ở Việt Nam
a. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường bất
động sản
Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế là những công cụ chủ yếu trong
quản lý Nhà nước về bất động sản và cũng là căn cứ, chính sách quan trọng để
đảm bảo tính thống nhất, khả thi và tính hiệu quả cho sự phát triển của thị trường
bất động sản. Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển. Thị trường bất động sản được định nghĩa là tổng hoà các giao dịch mua
bán, cho thuê, thế chấp bất động sản tại khu vực nhất định trong thời điểm xác
định. Thị trường này phồn vinh thì có nhiều dự án phát triển bất động sản được

đầu tư, quy hoạch được thực hiện sớm và đô thị càng phát triển.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
b. Ban hành hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở quản lý thị trường bất
động sản
Luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản, luật xây dựng, luật nhà ở và
các luật thuế liên quan đến sử dụng, chiếm hữu và giao dịch bất động sản là
hệ thống pháp luật chi phối thị trường bất động sản. Ngoài ra thị trường này
còn chiụ sự chi phối của hệ thống văn bản dưới luật như như pháp lệnh, nghị
định, thông tư, chỉ thị Việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật này là cơ
sở đảm bảo tính đồng bộ trong việc điều tiết các quan hệ về bất động sản.
c. Tổ chức, xây dựng, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước, bộ máy tổ chức
đăng ký các hoạt động liên quan tới bất động sản và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người tham gia giao dịch
Ở Việt Nam, trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh
bất động sản được quy định tại điều 13 Luật kinh doanh bất động sản như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động
sản.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh bất động sản.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh bất động sản theo phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Ngoài ra, việc tổ chức các tổ chức dịch vụ công trong việc thực hiện
các thủ tục giấy tờ liên quan đến các giao dịch này, bảo vệ quyền lợi các chủ
thể tham gia cũng phải thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch
bất động sản (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng

cho ) được thực hiện một cách đơn giản, minh bạch và công bằng hơn.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
d. Tạo lập đồng bộ các yếu tố hình thành thị trường bất động sản
Do đặc tính đặc biệt của hàng hoá bất động sản nên thị trường bất động
sản thường hình thành tự phát và hoạt động tự do theo các giao dịch. Vì thế để
có thể quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này, Nhà nước cần phải
đứng ra định hướng và tổ chức hệ thống các sàn giao dịch bất động sản theo
hướng xã hội hoá, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu giao dịch, đảm bảo hoạt
động có hiệu quả để các thị trường tiềm năng trở thành hiện thực.
e. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các giao dịch bất động sản để đảm bảo thị
trường này phát triển công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật
Muốn vậy Nhà nước phải cú cỏc giao dịch cụ thể về điều tiết đối với
bất động sản đưa vào kinh doanh, điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh bất động sản cũng như phạm vi hoạt động kinh doanh bất
động sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hơn nữa, Nhà nước cũng
cần quy định cụ thể về các hành vi bị cấm khi tham gia thị trường bất động
sản như: hoạt động kinh doanh bất động sản không đăng ký kinh doanh, đầu
cơ đất, môi giới bất động sản và định giá bất động sản không có chứng chỉ
theo quy định của pháp luật, cung cấp thông tin về thị trường bất động sản
không trung thực Song song với nó là hệ thống các quy định về xử lý vi
phạm từ xử lý kỹ thuật, xử phạt hành chính cho tới truy cứu trách nhiệm hình
sự nhằm đảm bảo mọi sai phạm đều được xử lý nghiêm minh.
f. Xây dựng hệ thống thông tin mở - ngân hàng dữ liệu về bất động sản nhằm
đáp ứng cho các tổ chức, cá nhân, công dân có nhu cầu tìm hiểu thị trường
này hay giao dịch và vệc quản lý bất động sản của các cơ quan Nhà nước.
Thông tin về thị trường bất động sản không những là nhu cầu của các
nhà kinh doanh, nhà quản lý trong lĩnh vực này mà còn là nhu cầu của toàn
thể các công dân khác trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích cũng như

xây dựng chiến lược vì thế, để đảm bảo sự minh bạch cũng như tính công
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
khai của thị trường này, Nhà nước chủ động xây dựng hệ thống thông tin mở
như trên các trang web, đài bào, tivi cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường
này để những người có nhu cầu dễ dàng tìm kiếm.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thị trường bất động sản:
Trong quá trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về thị trường bất động
sản thì em thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến công việc quản lý nhà nước về
thị trường bất động sản như sau:
Đầu tiên phải kể đến yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc quản lý
nhà nước về thị trường bất động sản đó là yếu tố pháp luật:
cơ sở pháp lý để quản lý thị trường bất động sàn: nhà nước ban hành hệ
thống văn bản pháp luật để làm cơ sở quản lý thị trường bất động sản. các văn
bản hệ thống pháp luật này chi phối trực tiếp đến các hoạt động của thi trường
bất động sản bao gồm: luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở,
các luật thuế liên quan… cùng với hệ thống văn bản dưới luật như các pháp
lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị… cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành các luật
trên.
Các chính sách, giải pháp, hệ thống các định chế hỗ trợ quản lý hoạt
động thị trường bất động sản. như các chính sách tài chính thuế đối với đăng
kí bất động sản, các chính sách đền bù cho việc giải phóng, giải toả mặt bằng
trong thu hồi đất, các trái phiếu về nhà đất, ban hành các quy định về đăng kí
kinh doanh nghề các loại dịch vụ bất động sản.
Nhân tố thứ hai đó là các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị
trường bất động sản:

Quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là định hướng chiến lược và
cụ thể hoỏ cỏc định hướng đú. Chỳng chớnh là một trong những công cụ quản
lý chủ yếu của nhà nước về thị trường bất động sản, là căn cứ, là cơ sở quan
trọng cho sự phát triển thị trường bất động sản. các kinh doanh bất động sản
phải dựa vào đó để phát triển thị trường. nhờ quy hoạch, kế hoạch hệ thống
bất động sản và thị trường bất động sản mới được đảm bảo tính thống nhất,
tính khả thi và hiệu quả.
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
yếu tố thứ ba là ảnh hưởng của các đặc điểm của thị trường bất động sản
tới công việc quản lý:
vì hàng hoá bất động sản là hàng hoá đặc biệt nên nơi giao dịch bất động
sản tách biệt với hàng hoá bất động sản. thị trường bất động sản phải được
giao dịch tại các sàn giao dịch bất động sản, thực chất các sàn này là các chợ
bất động sản. các chợ giao dịch bất động sản này thường diễn ra một cách tự
phát thiếu sự quản lý của nhà nước do đó thiếu minh bạch và không thể kiểm
soát. Do đó nhà nước cần có các biện pháp để đưa các giao dịch bất động sản
lờn cỏc sàn giao dịch nằm trong sự quản lý của nhà nước. để các sàn giao dịch
theo định hướng xã hội hoá, cung cầu gặp nhau, đảm bảo yêu cầu giao dịch
đảm bảo hiệu quả, để các thị trường tiềm năng thành hiện thực.
yếu tố thứ tư là bộ máy quản lý của nhà nước liên quan đến thị trường
bất động sản.
Phải tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước sao cho thống nhất từ trung
ương đến địa phương tránh sự chồng chéo không đáng có. Tổ chức bộ máy
nhà nước chuyên về quản lý thị trường bất động sản, tổ chức các dịch vụ
trong việc hoàn thành các giấy tờ liên quan đến mua bán trên thị trường. đào
tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao có năng lực và kiến thức về thị trường
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU TRấN
CÁC GIAO DỊCH TẠI SÀN BĐS AN-HƯNG
I .Giới thiệu về sàn giao dịch BĐS An Hưng
Sàn giao dich bất động sản AN-HƯNG được thành lập theo chứng nhân
kinh doanh số: 0103021016 so sở Kế Hoạch & Đầu Tư thành lập vào ngày
29/11/2007
Công ty Đầu tư và dịch vụ bất động sản AN-H ƯNG, hoạt động trong
lĩnh vực bất động sản chuyờn nghiệp,Cụng ty được thành lập vào năm 2007
theo giấy phép kinh doanh số 0103021016.Công ty cung cấp dịch vụ Mua &
Bỏn, Thuờ & Cho Thuê BĐS Uy tín và hiệu quả hàng đầu Hà Nội Sản phẩm
BĐS phong phú đáp ứng mọi nhu cầu Đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên
nghiệp.Tầm nhìn chiến lược sâu rộng Cam kết bảo đảm thành công tới từng
bán hang…
Công ty đã gây dựng được hình ảnh, khẳng định được thương hiệu tạo
dựng niềm tin trong long khách hang. Cái tên AN-HƯNG cũng đã nói nên
được đặc trưng của công ty đó là một công ty lấy việc đầu tư vào bất động sản
là chính. từ lúc mới thành lập số nhân viên là 3 sau 1năm số từ lúc mới thành
lập số nhân viên là 3 sau 1 năm hoạt động thì số nhân viên chính thức là trên
10 người và hơn 2 nghìn cộng tác viên. Công ty cũng đã thành lập được câu
lạc bộ những nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp. Với thành phần là
những nhà đầu tư và những người đam mê bất động sản, câu lạc bộ hoạt động
thường xuyên với khối lượng thông tin đa dạng. Công ty không chỉ tập trung
vào kinh doanh dịch vụ mà còn bắt tay vào đầu tư những dự án
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Lan Hương
Công ty cổ phần sàn giao dịch bất động sản AN-HƯNG chuyên đầu tư

vào các bất động sản cho thuê, mua bán các dự án, đất thổ cư, chung cư , nhà
cao ốc……với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết
với nghề .có khả năng đáp ứng được nhu cầu của mọi mức khách hàng đặt ra.
Các dịch vụ đa dạng của công ty bao gồm rất nhiều các lĩnh vực trong đó
cú cỏc lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đó là:
• dịch vụ môi giới thuê và chothuờ cỏc bất động sản
• các tư vấn pháp lý với các chuyên gia giàu kinh nghiệm
• dịch vụ quảng cỏo-PR sản phẩm và dịch vụ
• các thử tục trọn gói bất động sản
• quản lý các dự án khu chung cư, nhà cao tầng m biệt thự
• vv………………………………….
Phưong trõm “”luụn luụn đi trước đón đầu “” của công ty Với vai trò là
một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động
sản công ty có nhiệm vụ:
Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về dịch vụ môi giới.
Đội ngũ tư vấn giỳp cỏc nhà đầu tư cũng như các khách hàng thực hiện
các giao dịch được diễn ra nhanh chóng độ tin cậy cao, tiết kiệm được thời
gian nâng cao hiờuj quả cho các nhà đầu tư cũng như những khỏch
hàng.Giỳp bộ máy nhà nước hình thành và phát triển lên thị trường bất động
sản một cách chuyên nghiệp ở Việt Nam.
II.Thực trạng công tác QLNN đối với thị trường BĐS VN
1.Những mặt đạt được trong công tác quản lý Nhà nước đối với thị
trường bất động sản ở Việt Nam
Nội dung quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam
thể hiện trước hết ở việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở quản
lý, đồng thời ban hành nhiều quy định cụ thể về quyền sử dụng đất, quy định
Sinh viên: Kiều Đức Bảo Lớp: Địa chính 48
24

×