Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.74 KB, 58 trang )

MỤC LỤC

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSVCKT

: Cơ sở vật chất kĩ thuật

CSSDBTB

: Công suất sử dụng buồng trung bình

UBND

: Ủy ban nhân dân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CN

: Chuyên nghiệp

Đvt

: Đơn vị tính



Trđ

: Triệu đồng

TNDL

: Tài nguyên du lịch

KDKS

: Kinh doanh khách sạn

SL

: Số lượng

L–K

: Lượt khách

TGLTBQ

: Thời gian lưu trú bình quân

N–K

: Ngày khách

NSLĐBQ


: Năng suất lao động bình quân

DVBS

: Dịch vụ bổ sung

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

2


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thời vụ là một bài toán chưa có lời giải thỏa đáng cho những người làm du
lịch.Hạn chế tính thời vụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận luôn là
vấn đề “nhức nhối” đối với các nhà quản lý cũng như tất cả những ai hoạt động
trong lĩnh vực du lịch.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã xác định: “Du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính

liên ngành, liên vùng, liên quốc gia và có tính xã hội hóa cao. Phát triển du lịch là
một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu
cầu phong phú, đa dạng của du khách trong và ngoài nước”. Do vậy, du lịch đã trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất, tăng thu
nhập kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho người lao động.Ngày nay đời sống
vật chất tinh thần của con người không ngừng được nâng cao và cải thiện, con
người càng có nhiều sự lựa chọn trong việc đi du lịch của mình. Chính vì thế trong
những năm gần đây du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đại bộ phận
cư dân trên thế giới. Du lich được xem là một ngành “công nghiệp không khói” và
giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia.
Là một trong những khách sạn lớn (xếp loại tiêu chuẩn 4 sao) lại ở vị trí gần
trung tâm thành phố Huế, hằng năm khách sạn Park View đón tiếp một số lượng
khách du lịch khá lớn.Hiện nay Park View ngày càng đổi mới, đẩy mạnh về mọi
mặt để trở thành nơi dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Tuy
nhiên không nằm ngoài quy luật của hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn Park
View cũng chịu sự tác động của tính thời vụ.Hoạt động kinh doanh của khách sạn
cũng chỉ tập trung vào những mùa du lịch cao điểm gây ra một số tác động bất lợi
đến nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, tài nguyên
du lịch, khách du lịch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của khách
sạn, sâu xa hơn là tác động đến mức sống của công, nhân viên, cán bộ và nền kinh
tế của Huế.Đây là một vấn đề khiến các nhà quản lý băn khoăn, trăn trở. Chính vì
vậy việc tìm hiểu “Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

4


của khách sạn Park View Huế” không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý
nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của Huế nói chung và của khách

sạn nói riêng.Với lý do đó mà em quyết định lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
− Hệ thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về du lịch, kinh doanh khách
sạn và tính thời vụ trong du lịch.
− Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khác sạn và tính quy luật thời
vụ du lịch của khách sạn Park View.
− Tìm hiểu các nhân tố gây lên tính thời vụ du lịch và những ảnh hưởng bất
lợi của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn nhằm đưa ra
một số giải pháp khắc phục
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tính thời vụ du lịch của khách sạn Park View
3.2. Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi không gian: Khách sạn Park View tại thành phố Huế
− Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian 3 năm
(2013-2015)
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Các khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu tính thời vụ: tác động của tính thời
vụ, giải pháp hạn chế, mùa chính vụ, mùa trái vụ,…
Nghiên cứu sự biến động về lượng khách qua 3 năm 2013 – 2015 dưới tác động
của tính thời vụ
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập số liệu, nguồn thông tin chung về khách sạn từ các bộ phận của
doanh nghiệp như phòng Kinh Doanh, phòng Tổ Chức, phòng Nhân Sự, bộ phận Kế
toán của nhà hàng…Thông tin và số liệu của tại khách sạn Park View Huế từ năm
2013 – 2015 Bao gồm:
Số liệu về tổng số lượt khách, từng loại khách (quốc tế, nội địa) tại khách sạn
Park View qua 3 năm 2013 –2015.
SVTH: Bùi Thị Lan Anh


5


− Số liệu về doanh thu tại khách sạn Park View qua 3 năm 2013 – 2015.
− Số liệu về đội ngũ lao động tại khách sạn Park View năm 2014.
− Bên cạnh đó, thông tin còn được thu thập từ những nguồn như sách, báo,
internet, …
4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu:
Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ
− Công suất sử dụng phòng trung bình
− Chỉ số thời vụ
− Nghiên cứu biến động doanh thu theo thời gian
Dùng phương pháp quy nạp để tổng hợp lại các ý hay các số liệu để nhận xét
một cách tổng thể, và giải thích số liệu có được.
Xử lý số liệu về lượt khách qua mỗi tháng trong 3 năm nghiên cứu để rút ra
chỉ số thời vụ.
Phân tích kết quả thu được sau khi xử lý số liệu để đưa ra nhận xét về tính thời
vụ tại khách sạn, tác động của tính thời vụ đến doanh thu của khách sạn.
5. Kết cấu nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lí luận về tính thời vụ trong du lịch.
Chương II: Thực trạng tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn
Park View Huế.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của tính thời vụ
đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
1.1Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch và khách du lịch

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của
dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái
niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc
độ khác nhau. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

6


mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống,..
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của
ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Theo Luật du lịch của Việt Nam
− Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
− Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người

Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt
Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
− Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải
trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ
qua đêm”.
1.1.2. Khái niệm khách sạn.
Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch quốc tế và trong
nước đáp ứng nhu cầu về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết
trong phạm vi khách sạn (theo “ Tổng cục du lịch Việt Nam 1997”)
SVTH: Bùi Thị Lan Anh

7


Như vậy khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du
lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách những dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí,….nhằm thỏa
mãn nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung của khách du lịch.
Chất lượng và sự đa dạng về dịch vụ và hàng hóa trong khách sạn xác định thứ
hạng của nó. Mục đích của hoạt động là thu được lợi nhuận, tuy nhiên cùng với sự
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng như sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày
càng phong phú, đa dạng từ đó làm giàu thêm nội dung của khách sạn.
1.1.3. Kinh doanh khách sạn
1.1.3.1. Khái niệm
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch

vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất,
cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách
trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Kinh doanh ăn uống bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ
nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm
thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách
nhằm mục đích có lãi.
1.1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn.
-KDKS phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch:
KDKS chỉ có thể được tiến hành thành công tại các nơi có TNDL, bởi lẽ
TNDL là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có TNDL
thì nơi đó không thể có khách tới. Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách
sạn là khách du lịch. Rõ ràng TNDL có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh doanh của
khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của TNDL ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết
định quy mô của khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của TNDL có tác
dụng quyết định thứ hạng của khách sạn
SVTH: Bùi Thị Lan Anh

8


− KDKS đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn:
+ Do yêu cầu về tính chất lượng của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành
phần của CSVCKT của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là chất
lượng của CSVCKT của khách sạn tăng lên cùng với tăng lên của thứ
hạng khách sạn.
+ Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn làm
đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao

+ Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao
+ Chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn
+ Do tính chất thời vụ nên mặc dù đầu tư lớn nhưng khách sạn chỉ kinh
doanh hiệu quả vài tháng trong năm là nguyên nhân gây tiêu hao lớn.
− KDKS đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn:
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không
thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong
khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao. Trong
thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài
24/24 mỗi ngày. Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn phải luôn đối mặt với
những khí khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí
này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn
cả trong công tác tuyển mộ lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.
-KDKS mang tính quy luật:
KDKS chịu sự chi phối của một số nhân tố mà chúng hoạt động theo một số
quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật kinh tế của con
người. Chẳng hạn sự phụ thuộc vào TNDL đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với
những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết biến đổi trong năm luôn tạo ra những
thay đổi quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn tài nguyên đối với khách du
lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du
lịch; tạo ra sự thay đổi theo mùa trong KDKS, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng
ở các điểm du lịch. Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì cũng gây ra
những tác động tích cực và tiêu cực đối với KDKS.
1.1.3.3. Sản phẩm khách sạn

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

9



a. Khái niệm sản phẩm khách sạn
Sản phẩm của khách sạn là sản phẩm dịch vụ, vừa mang tính chất hữu hình,
vừa mang tính chất vô hình. Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra sản
phẩm dịch vụ khác với việc sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. Việc sản xuất ra sản
phẩm dịch vụ có sự tham gia của khách hàng. Khách hàng vừa tham gia sản xuất
dịch vụ vừa là người tiêu dùng dịch vụ.
Sản phẩm khách sạn có thể được định nghĩa như sau: ‘‘Sản phẩm khách sạn là tổng
hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung nhằm cung cấp cho du khách sự hài lòng’’.
b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn.
Sản phẩm của khách sạn mang tính vô hình: Do sản phẩm khách sạn không
tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn hay sờ thấy cho nên cả người tiêu dùng
và người cung cấp đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước khi bán và
trước khi mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ khách sạn
trong không gian như các hàng hóa thông thường khác.
Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được: Quá trình “sản
xuất” và “tiêu dùng” sản phẩm khách sạn là gần như trùng nhau về không gian và
thời gian.
Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp: Khách của các khách sạn chủ yếu là
khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao
hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế yêu cầu của họ về chất lượng sản phẩm mà
họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao.
Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ đặc
điểm của nhu cầu khách du lịch. Vì thế trong cơ cấu sản phẩm khách sạn, có rất
nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khách sạn, có cả dạng vật chất và phi vật chất,
có thứ do khách sạn tạo ra, có thứ do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâu
phục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình du lịch.
Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách
hàng: Sản phẩm khách sạn được sản xuất, bán và trao trong sự có mặt hoặc tham gia
của khách hàng, diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp của khách hàng và nhân viên
của khách sạn, là những sản phẩm mà khách hàng không được kiểm tra trước khi mua.


SVTH: Bùi Thị Lan Anh

10


Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo các
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn phụ thuộc vào các
quy định của mỗi quốc gia cho từng loại, hạng và tùy thuộc vào mức độ phát triển
của hoạt động kinh doanh du lịch ở đó.
1.2. Tính thời vụ trong du lịch
1.2.1. Khái niệm
Dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét. Cường
độ của hoạt động du lịch không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như
không có khách đến, ngược lại, có những giai đoạn nhất định lượng khách du lịch
đến quá đông và vượt quá sức chịu tải của khu vực.
Dưới góc độ kinh tế, thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp
lại hàng năm của cung và cầu du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác
định. Trong thực tế thời vụ du lịch của một vùng là tập hợp hàng loạt các biến động
theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hỗ giữa chúng trong tiêu
dùng du lịch.
Như vậy, tính thời vụ du lịch là những dao động được lặp đi lặp lại theo thời
gian của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động của một
số nhân tố xác định.
Tính thời vụ du lịch tạo ra các mùa trong du lịch. Các mùa trong du lịch bao
gồm:
− Mùa chính du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du
lịch cao nhất
− Mùa trái du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch

thấp nhất (còn gọi là mùa chết).
− Trước mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính,
xảy ra trước mùa chính du lịch.
− Sau mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính du
lịch.
1.2.2. Các đặc điểm về tính thời vụ du lịch.

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

11


Dưới tác động của những nhân tố khác nhau, thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm
riêng.
1.2.2.1. Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan ở hầu
hết các nước, các vùng có hoạt động du lịch
Về mặt lí thuyết nếu một vùng kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo
được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng
khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy
nhiên khả năng đó rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động
kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt
động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
1.2.2.2. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt phụ
thuộc vào mức độ khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp, phục vụ
khách du lịch.
Những vùng du lịch có khả năng khai thác tốt tài nguyên du lịch thì có thể
kéo dài thời gian của mùa du lịch chính và sự chênh lệch cường độ giữa các mùa du
lịch sẽ nhỏ hơn. Ngoài ra, những nơi có điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch
tốt hơn thì mùa du lịch thường kéo dài hơn và cường độ thời vụ du lịch sẽ nhỏ hơn.
1.2.2.3. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du

lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch đang phát triển ở đó
Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như
nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa
đông.
Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ
kinh doanh và phát triển chủ yếu vào mùa du lịch là mùa hè.
Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước giá trị, ở
đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ
dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch.
1.2.2.4. Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng loại
hình du lịch.

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

12


Nhìn chung, du lịch chữa bệnh có mùa chính dài hơn và cường độ vào mùa
chính yếu hơn; du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội thường có mùa chính ngắn hơn
nhưng cường độ lại mạnh hơn.
1.2.2.5. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì
kinh doanh
Giai đoạn mà ở đó quan sát thấy hoạt động du lịch có cường đọ lớn nhất được
gọi là thời vụ chính hay chính vụ. Trong thời gian này số lượng khách khá ổn định.
Thời kì có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính được goi là thời vụ trước mùa,
ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm được gọi là
mùa trái du lịch (hay mùa chết).
1.2.2.6. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức
độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của quốc gia du lịch, điểm du
lịch và các nhà kinh doanh du lịch

Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch
tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát
triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn
và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, các vùng, các cơ sở
kinh doanh du lịch mới phát triển, chưa có kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp
thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa vụ du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa
du lịch chính thể hiện mạnh hơn.
1.2.2.7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách
đến vùng du lịch
Các trung tâm dành cho du lịch thanh thiếu niên (sinh viên, học sinh) thường
có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn với những trung tâm đón khách ở độ
tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo
đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.
1.2.2.8. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở
lưu trú chính:
Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn,
motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

13


chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping, ở đó mùa du lịch
thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.
Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng
tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ
hơn.
Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở

lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và camping vừa linh hoạt lại vừa ít tốn
chi phí hơn.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.
1.2.3.1. Khí hậu
Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du
lịch. Nó tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Về mặt cung, đa số các điểm
tham quan du lịch giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp
như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và chữa bệnh.
Về mặt cầu, mùa hè là mùa có khối lượng du khách lớn nhất.

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

14


1.2.3.2. Thời gian rỗi.
Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu
cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động của
thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong
xã hội.
Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài
của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta
thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du
lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du
lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con
người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ
giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường độ thu hút
nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần giảm cường độ
của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoài mùa du lịch.
Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh

hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.
Sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính còn do việc sử dụng phép theo tập đoàn
như cán bộ – giáo viên trong trường học nghỉ hè, nông dân nghỉ vào ngày không
bận rộn mùa màng. Một số xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai đoạn
trong năm và nhân viên phải nghỉ phép trong thời gian đó.
Thứ hai: là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha
mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 – 15
tuổi, các bậc cha mẹ thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày
nghỉ cùng với con cái. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông
trung học, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều này làm
tăng cường độ mùa du lịch chính.
Đối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do
tuổi thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ
điều kiện kinh tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch
chính..

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

15


1.2.3.3. Tính quần chúng hóa trong du lịch.
Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách
có khả năng thanh toán trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường
thích đi nghỉ biển vào mùa hè mùa du lịch chính, vì các lý do sau:


Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào
chính vụ, do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào


vụ chính, cho phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông.
− Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chon
những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất.
− Do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những
người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều
kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ thể. Họ lựa
chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ
thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian
mà các nhân vật có tiếng đi nghỉ.
Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du
lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào
trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi
ngoài mùa chính để thu hút khách.
1.2.3.4. Phong tục tập quán của dân cư.
Thông thường các phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bến vững. Cùng
với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có thể sẽ tạo thêm nhiều
phong tục mới, nhưng khó có thể thay đổi được các phong tục cũ. Nhiều khi phong
tục đã tạo nên thói quen cho con người (đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt
Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ
ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè, lễ bái. Vào
khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch là hội cảu hầu hết các đình chùa, các đền
và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt hay và mưa dầm: Chùa Hương,
Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v…

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

16


1.2.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch.

Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây
ảnh hưởng đến thời vụ du lịch cảu điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động
mạnh lên cả cung và cầu du lịch.
Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì
thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du
lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát
triển du lịch văn hóa.
1.2.3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách.
Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch
thông qua cung.
Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các
cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn như
việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh....tạo
điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm.
Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có
ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động dến
thời vụ du lịch.
Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức
kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và
sau mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố
luồng khách du lịch.
Kết luận: Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động
đồng thời, trong thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố
cùng một lúc.
Ngoài ra tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác
động theo hướng ngược lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ
cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy cần phải hiểu rõ mối liên hệ và
ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du


SVTH: Bùi Thị Lan Anh

17


lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động
trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du
lịch - khách sạn.
1.2.4. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch.
1.2.4.1. Sử dụng không hết công suất CSVCKT phục vụ du lịch nếu thời vụ ngắn.
Cơ cấu của CSVCKT du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du
lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn như việc xây
dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh....tạo điều kiện
cho các cơ sở này hoạt động quanh năm.
CSVCKT phục vụ du lịch vào mùa thấp điểm không được sử dụng hết thì gây
ra sự lãng phí lớn. Nó không được sử dụng cũng như không thể cất dành cho ngày
hôm sau.
Ngược lại, vào những lúc cao điểm, khi cầu vượt quá cung thì CSVCKT và tài
nguyên du lịch lại bị sử dụng quá công suất gây hư hỏng về mặt tài nguyên.
1.2.4.2. Ảnh hưởng đến chính sách giảm giá.
Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí cố định
trong giá thành của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh hưởng đến
chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh.
Thường thì mùa cao điểm trong du lịch sẽ ứng với các mùa tự nhiên trong
năm. Giá tour biến động khác nhau theo từng thời điểm khác nhau theo một năm,
một quý, thậm chí là một tháng.
Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức
kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và
sau mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
1.2.4.3. Làm hạn chế tính mong muốn của du khách.

Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ ngơi thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thường xảy ra
tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở
lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách.
Do vậy, dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

18


1.2.4.4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực
Vào mùa cao điểm, khi cầu vượt quá cung thì nguồn nhân lực trong du lịch sẽ
không đáp ứng đủ cầu du lịch. Nhưng khi cầu du lịch giảm xuống, lao động du lịch
sẽ không có việc làm, dễ gây ra việc chuyển chỗ làm hoặc chuyển nghề.
Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Nguồn lao động
trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Mối
quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế.
1.2.4.5. Những ảnh hưởng khác
Chất lượng giảm: Chất lượng dịch vụ du lịch có thể bị giảm sút do tài nguyên
du lịch và CSVC được sử dụng quá công suất, nguồn nhân lực du lịch thiếu vào
những mùa cao điểm. Nhưng vào mùa thấp điểm thì trên thực tế, chất lượng dịch vụ
du lịch cũng không được tốt. Điều này có thể được lý giải bởi bầu không khí chán
nản của nhân viên khi công việc ít, thu nhập thấp,; hay vì các doanh nghiệp phải cắt
giảm hoặc tiết kiệm một số chi phí.
Ảnh hưởng kinh tế: Cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra sự mất thăng bằng
cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ
gây ra những khó khăn cho nhà quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch. Và khi
cầu du lịch giảm giá quá mức thì những khoản thu từ thuế và những lệ phí do du

lịch mang lại cũng giảm.
Ngoài ra, thời vụ du lịch còn ảnh hưởng không tốt cho các ngành kinh tế và
các dịch vụ có liên quan. Việc phân bố không đồng đều của hoạt động du lịch theo
thời gian dẫn đến phá vỡ tính kế hoạch, đều đặn trong sản xuất và thực hiện sản
phẩm của các ngành đó trong du lịch.
1.2.5. Các biện pháp khắc phục những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du
lịch đem lại
1.2.5.1. Cải tiến CSVCKT phục vụ du lịch.
Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của CSVCKT cho phù hợp với nhu
cầu đa dạng của du khách trong quá trình lưu trú, đi lại.

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

19


Đảm bảo chất lượng và cơ cấu của CSVCKT đã có.Tăng cường nguồn vốn và
chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ
hai.
1.2.5.2. Sử dụng tích cực động lực kinh tế.
Nâng cao hứng thú của khách bằng việc giảm giá trọn gói sản phẩm du lịch.
Sử dụng các giá khuyến khích đối với từng thành phần riêng của sản phẩm du lịch.
Ngoài ra còn sử dụng các phương tiện khác như thưởng, giảm giá hàng, dịch vụ
không mất tiền, quà tặng,..
1.2.5.3. Nâng cao khả năng đón tiếp.
Với mục đích kéo dài mùa du lịch, cần bổ sung thêm một số điểm thu hút, hấp
dẫn khác của các điểm du lịch trong mùa du lịch bội thu và mùa người ta ít đi du
lịch.
Làm phong phú thêm chương trình du lịch bằng các biện pháp giải trí tiêu
khiển, xây dựng hệ thống các câu lạc bộ,…phù hợp với đặc điểm khách hàng ở từng

khu vực du lịch.
1.2.5.4. Tổ chức lao động hợp lí
Các doanh nghiệp cần có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời
vụ. Có khi lao động hợp đồng chiếm tỷ trọng lớn, nhưng chất lượng của lao động
hợp đồng lại thấp. Để khắc phục những bất lợi này trong công tác hợp đồng cần chú
ý hợp đồng lien tục, hợp đồng theo mùa vụ nhưng được thực hiện nhiều trong năm.
Ngoài ra, có thể lien kết với các đơn vị kinh doanh khác để hỗ trợ về nguồn nhân
lực lúc quá tải.
Vào mùa thấp điểm, các doanh nghiệp có thể sử dụng thời gian này để kiểm
tra lại hoạt động của mình, để đào tạo và đào tạo lại nhân viên,… nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ cho mùa du lịch sau.
1.2.5.5 Nghiên cứu thị trường
Nhằm xác định số lượng và cơ cấu của nguồn khách triển vọng ngoài mùa du
lịch chính, ở đây cần chú trọng đến nhóm khách chủ yếu sau:
− Khách du lịch công vụ đi nhiều vào mùa hè.
− Công nhân viên chức được nghỉ phép năm vào mùa du lịch chính.
− Các gia đình có con nhỏ trong thời gian nuôi con, không thể đi nghỉ vào
SVTH: Bùi Thị Lan Anh

20


mùa chính vụ.
− Những người hưu trí thích đi nghỉ, điều dưỡng vào lúc yên tĩnh.
− Những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa du lịch chính.
Trong những đối tượng trên cần vạch ra những sở thích của họ về những dịch
vụ chính yếu và các dịch vụ bổ sung, các điều kiện về vui chơi giải trí thích hợp cho
từng đối tượng. Trên cơ sở đó các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ đổi mới cơ sở vật
chất kỹ thuật, đa dạng hoá chương trình vui chơi giải trí và hoàn thiện công tác tổ
chức phù hợp với từng đối tượng.

1.2.5.6. Một số giải pháp khác.
Tuyên truyền quảng cáo: Việc tuyên truyền quảng cáo nhằm nêu bật những
điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng vùng du lịch trong từng mùa của cả năm.
Đồng thời hướng đến nhiều đối tượng khách để nhấn mạnh và tận dụng ưu thế của
mỗi nhóm.
Tổ chức các buổi lễ kỉ niệm, các lễ hội, các sự kiện, các hoạt động thể thao
ngoài mùa du lịch chính là những chiến lược giúp hạn chế tính thời vụ trong du lịch.
 Quảng cáo trên tập gấp:
Đây là hình thức đang được sử dụng rộng rãi và cần thiết ở các doanh nghiệp
du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, khách sạn đã và đang sử dụng hình thức
này để quảng bá hình ảnh của mình đến với khách du lịch. Tập gấp gồm các nội
dung sau, bên trong cần cung cấp đầy đủ thông tin về khách sạn, các loại phòng,
mức giá cụ thể ứng với từng loại phòng cụ thể, cung cấp một số ảnh về khách sạn
để khách có thể thấy được những ưu điểm của việc sử dụng khách sạn của chúng ta
so với khách sạn khác.
 Quảng cáo trên internet:
Đây là hình thức quảng cáo được coi là rẻ nhất hiện nay nhưng có thể thu hút
một lượng lớn khách quốc tế đến với khách sạn mình.
 Quảng cáo trên báo và tạp chí:
So với hình thức phát tờ rơi quảng cáo thì hình thức quảng cáo trên báo, tạp
chí sẽ có hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên không phải quảng cáo trên tất các loại
báo hay tạp chí, mà cần phải lựa chọn những báo hay tạp chí mà khách hàng thường
hay tìm hiểu như: tạp chí du lịch, tạp chí hàng không… Để thông tin về khách sạn
SVTH: Bùi Thị Lan Anh

21


đến với du khách nhiều hơn, hiệu quả cao hơn và giảm được chi phí không cần
thiết. Khi quảng cáo trên báo hay tạp chí cần phải chú ý đến việc đạt yêu cầu về

chất lượng về màu sắc hình ảnh in ấn.
Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai: Phải xác định được những thể loại du lịch
mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở những
tiêu chuẩn sau: tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch vào thời gian ngoài mùa du lịch
chính; khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác; nguồn
khách triển vọng.,..
1.2.6. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả hoạt động kinh
doanh của khách sạn.
1.2.6.1. Chỉ số thời vụ
− Dãy số thời gian có lượng khách biến động tương đối ổn định
Trong đó: bình quân lượng khách của các tháng (quý) i cùng tên qua các năm
: bình quân lượng khách trong dãy số
Itvi: chỉ số thời vụ của tháng thứ i
Trong đó: =
-Dự báo số lượng khách du lịch từng tháng trên cơ sở dự đoán số lượng khách du
lịch cả năm
x Q (j = 1,2,3,…,n)
Trong đó:
: Lượng khách du lịch dự báo cho tháng j
Q : Tổng số khách du lịch của cả năm
-Xác định mức độ căng thẳng của tính thời vụ
=
Trong đó

: chỉ số thời vụ bình quân

1.2.6.2. Nguồn khách của khách sạn

SVTH: Bùi Thị Lan Anh


22


Nguồn khách là biểu hiện về số lượng và cơ cấu của những người rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình một cách tạm thời, theo nhiều kiểu du hành khác
nhau, đến một nơi du lịch để tiêu dùng sản phẩm Du lịch nơi đó.
1.2.6.3. Công suất sử dụng buồng trung bình
 Công suất sử dụng buồng trung bình
Chỉ tiêu CSSDBTB của khách sạn biểu hiện tỷ lệ khách đến ở khách sạn qua các
năm, chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh của khách sạn về lưu trú có hiệu
quả hay không.
CSSDBTB = (Tổng số ngày buồng thực hiện / Tổng số ngày buồng thiết kế) ×
100%
1.2.6.4. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền mà khách sạn thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu khách sạn thường gồm có doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và
doanh thu từ các dịch vụ bổ sung.
D = dk × K
D=
D=
Trong đó: D là tổng doanh thu của khách sạn
dk là doanh thu bình quân một khách
K là tổng số lượt khách
là doanh thu bình quân một ngày – khách
t là thời gian lưu trú bình quân một khách
N là tổng số ngày khách

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ

2.1 Khái quát về khách sạn Park View Huế.
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Park View
Huế.
SVTH: Bùi Thị Lan Anh

23


Khách sạn Parkview là khách sạn thuộc chuỗi khách sạn cao cấp đạt tiêu
chuẩn khách sạn 4 sao thuộc sự quản lí và điều hành của công ty TNHH Bến Thành
– Phú Xuân. Đây là khách sạn thứ 2 tạo thành phố Huế được công nhận hạng 4 sao
trong năm 2007 (trước đó là khách sạn Xanh).
Tiền thân của khách sạn Park View là khách sạn Ngô Quyền. Khách sạn Ngô
Quyền được thành lập và phát triển vào năm 1990 là đơn vị trực thuộc công ty du
lịch Thừa Thiên Huế. Khách sạn được hoàn thành vào ngày 4/10/1994 theo quyết
định số 1530/QĐ/ UBND với tiêu chuẩn là 2 sao. Đến tháng 5 năm 2000 Công ty
khách sạn Ngô Quyền đổi tên thành công ty du lịch Ngô Quyền theo quyết định
1321/QĐ/UBND(30/5/2000).
Ngày 23/11/2002: Công ty du lịch Ngô Quyền được sự đồng ý của UBND
Tỉnh là Thừa Thiên Huế cho phép công ty góp vốn liên doanh với công ty dịch vụ
du lịch Bến Thành tại Thành Phố Hồ Chí Minh thành lập công ty TNHH du lịch
Bến Thành - Phú Xuân tại Ngô Quyền.
Ngày nay du khách đến Huế ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu của khách thì
mạng lưới khách sạn càng được phát triển rộng rãi. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Bến Thành - Phú Xuân đã cho ra đời một khách sạn mới. Khách sạn Ngô Quyền đổi
tên thành khách sạn Park View được nâng cấp từ một khách sạn 2 sao thành 4 sao
theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch Việt Nam với tổng số phòng là 120 phòng.
Được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2007.
Tọa lạc tại trung tâm thành phố và có thể nhìn bao quát kinh thành từ tầng 9
của khách sạn chỉ mất 10 – 20 phút đi ô tô để đến các danh lam thắng cảnh và di sản

văn hóa thế giới. Khách sạn cách sân bay Phú Bài 20 phút đi xe và chỉ ít phút đi bộ
đến song Hương thơ mộng và các khu vui chơi, mua sắm. Vị trí của khách sạn rất
thuận lợi cho việc đi lại, dạo chơi của du khách quanh đại nội và tham quan lăng
tẩm, các ngôi chùa cổ tại địa phương. Chính thức mở cửa năm 2007 khách sạn Park
View mang đến sự cân bằng về cảm nhận tinh tế và giá trị truyền thống, văn hóa để
duy trì vẻ đẹp riêng nhằm thu hút du khách đến với khách sạn. Khách sạn là sự kết
hợp của kiến trúc Á đông và Tây Phương cùng với các dịch vụ chất lượng đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Hệ thống phòng khách sạn gồm 120 phòng khách sạn được thiết kế

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

24


hài hòa với đường nét của hiện đại và sang trọng một vẻ đẹp vừa quý phái vừa đẳng
cấp và quyến rũ. Tất cả phòng đều được trang bị những tiện nghi cao cấp, thoải mái.
Để càng hoàn thiện hơn về các trang thiết bị cũng như phòng ngủ và các dịch
vụ khác, ban quản lý của Park View bắt đầu thực hiện các chính sách nhằm nâng
cấp việc phục vụ và tổ chức kinh doanh khách sạn để đạt được tiêu chuẩn cao. Là
một người quản lý nước ngoài nên khách sạn cũng liên kết khá chặt chẽ cho một hệ
thống khách sạn. Cho đến thời điểm này khách sạn cũng được hoàn thiện hơn và
chính thức đưa vào sử dụng và tăng thêm các dịch vụ bổ sung khác như beauty
salon, bể bơi, massage.
Là một đơn vị liên doanh với tổng công ty Bến Thành (Bến Thành Group),
khách sạn Park View có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực du lịch
– dịch vụ, có chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú – ăn uống và các dịch vụ bổ
sung khác. Để đạt được mục tiêu của mình và Công ty Bến Thành, khách sạn có
nhiệm vụ khai thác thị trường du lịch, chủ động thực hiện các phương án kinh
doanh, tạo ra và duy trì nguồn khách, có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với bối cảnh thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tên giao dịch tiếng Việt: Khách sạn ParkView Huế
Tên giao dịch quốc tế: Park View Hotel Hue
Địa chỉ: 09 Ngô Quyền, Thành phố Huế.
Điện thoại: 054. 837382.

Fax: 054. 837381.

Website: http:/www.parkviewhotlehue.com
Email:

SVTH: Bùi Thị Lan Anh

25


×