Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

skkn hình tượng thơ mang nghĩa biểu trưng về tổ quốc trong thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 28 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đào Vân Anh
2. Ngày tháng năm sinh: 24/01/1979
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: B5B, Khu phố 4 – Phường Tân Hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613857821

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ: 0982464432

6. Fax: 0613857821

E-mail:

7. Chức vụ: PCT Công đoàn
8. Nhiệm vụ được giao
- Phó chủ tịch Công Đoàn
- Giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 12A2, 12A4, 12A10.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai
II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ


- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Ngữ Văn
Số năm có kinh nghiệm: 14 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Một vài đóng góp phương pháp dạy học tạo hứng thú phần văn học
nước ngoài trong trường trung học phổ thông
2. Kiểu truyện người lấy vật, vật lấy người trong truyện cổ Châu Ro.
(Bài tham luận đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học của học viên cao
học và nghiên cứu sinh năm 2012 – 2013).
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12
4. Quản lý đổi mới tiết dạy ngoài giờ lên lớp
5. Phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn
Ngữ Văn

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

HÌNH TƢỢNG THƠ MANG NGHĨA BIỂU TRƢNG VỀ TỔ QUỐC TRONG
THƠ TỐ HỮU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng
đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày
nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để
phát triển đất nước “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa
học và toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao
chất lượng giảng dạy? Trên thực tế đã thử nghiệm ứng dụng nhiều phương pháp
dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy và phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh trong hoạt động tập thể để tự phát hiện, tự sáng tạo, tự giải quyết
những vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Trong văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX đã nhấn mạnh “Tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và
học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo học tập của học sinh, đề cao
năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề”. Cùng với các môn học khác,
môn Ngữ Văn là một một môn khoa học về nhân học. Văn học Việt Nam đã trải
qua một thời kỳ dài gắn bó, đồng hành với suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Một
trong những tác giả có sự nghiệp sáng tác gắn bó lâu dài nhất với những trang sử
hào hùng, với những thăng trầm của dân tộc là nhà thơ Tố Hữu. Suốt thời gian qua
thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn mà còn là đối tượng dạy và
học trong trường THPT, Tố Hữu là tác gia có vị trí quan trọng và là lá cờ đầu cho
thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại .
Tuy nhiên việc dạy và học tác phẩm thơ Tố Hữu trong trường THPT hiện
nay còn mang tính đơn điệu, tẻ nhạt. Học sinh chưa cảm nhận được những vấn đề
lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn, cách mạng và con người cách mạng trong thơ Tố
Hữu. Với những trăn trở của một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn về hiệu quả
tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh cùng với ước muốn đóng góp vào việc
dạy và học thơ Tố Hữu đạt hiệu quả hơn theo hướng tiếp cận từ hình tượng văn
học, hình tượng Tổ quốc, hình tượng biểu trưng về Tổ quốc. Đây là hình tượng
có vị trí quan trọng, trung tâm trong thơ Tố Hữu và được biểu hiện qua nhiều
hình ảnh khác nhau. Đó là những bài thơ về Tổ quốc, về làng quê, con đường, về

người mẹ, lịch sử, cha ông… Những hình tượng mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc
trong thơ ông khá mới lạ nhưng những hình tượng ấy rất đỗi giản dị và gần gũi:
con đường, các chị dân công, bà mẹ, nhân dân, thiên nhiên,... Tổ quốc không chỉ
là không gian cư trú làm ăn sinh sống mà còn là truyền thống văn hóa lịch sử,
thiêng liêng, là tất cả những gì thân thuộc tạo thành cuộc sống Việt Nam.
Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chọn đề tài “Hình
tượng thơ mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc trong thơ Tố Hữu”. Hy vọng đề tài
này sẽ là một tiểu luận về thơ Tố Hữu nhằm bổ trợ cho học sinh, đồng nghiệp.
Đồng thời góp thêm hướng giảng dạy mới về những tác phẩm thơ ca cách mạng
Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng.
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của
phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật. Đó là chất liệu
cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng; qua đó thấy
được tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Hình tượng nghệ thuật là bức tranh sinh động của cuộc sống được xây dựng
nhờ trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ trước thế
giới. Mỗi loại hình nghệ thuật có cách xây dựng hình tượng khác nhau, âm nhạc

dùng âm thanh, điêu khắc dùng đường nét và hội họa dùng màu sắc... còn chất liệu
của văn học là ngôn từ, hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm đã cho ta những
hình ảnh hiển hiện, sống động của cuộc sống và thế giới tâm hồn phong phú của
con người.
Hình tượng nghệ thuật chính là yếu tố kết tinh giá trị tư tưởng, tình cảm của
tác giả, là nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học, là một khách thể tinh thần đặc
thù bởi nó tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của nhà văn, độc lập với ý muốn của
người đọc; nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Hình tượng nghệ
thuật gợi ra một thực thể toàn vẹn, sống động như thật, có diện mạo riêng, cá biệt,
đặc thù, không giống nhau. Nó còn là một loại kí hiệu đặc biệt để nhà văn thể hiện
quan điểm, gửi gắm tư tưởng của mình vào đời sống. Hơn thế, hình tượng nghệ
thuật là một quan hệ xã hội thẩm mĩ với tính tạo hình và biểu hiện, tính nghệ thuật.
Nó xuất hiện như một yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học, hình tượng nghệ
thuật với tư cách là phương thức tồn tại của nghệ thuật sẽ xác định đặc trưng trọn
vẹn của nghệ thuật
2. Cơ sở thực tiễn
Tố Hữu là nhà văn hóa lớn, nhà thơ kỳ tài, nhân cách cộng sản mẫu mực cao
quí. Với ông làm thơ là để làm cách mạng, cách mạng và thơ là một. Ông xứng
đáng là ngọn cờ đầu tiêu biểu, con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của Đảng “Suốt một đời, ông nhiệt thành làm người chiến sĩ cách
mạng kiên trung và nhà thơ kiệt xuất, dùng thơ ca để diễn đạt về số phận dân tộc
mình” - lời nhà văn Pháp Emmanuel. Thơ Tố Hữu là mảnh đất màu mỡ của những
nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên
cứu về thơ Tố Hữu. Trước hết phải kể đến những công trình của Đặng Thai Mai,
Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông;
các chuyên luận và bài nghiên cứu của Lê Đình Kị, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh
Đức… dành cho sáng tác thơ của Tố Hữu; Trần Đình Sử cũng có hẳn một công
trình nghiên cứu tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu từ góc độ tiếp cận của thi pháp
học . Đây là góc độ mới mẻ, Trần Đình Sử đã đặt ra và giải quyết hàng loạt vấn đề
mà trước nay nghiên cứu văn học ít quan tâm. Đó là những vấn đề như quan niệm

nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, chất thơ và phương
thức thể hiện. Thể tài trong sáng tác của nhà thơ cũng được nhìn nhận theo một
tinh thần mới. Việc khẳng định giá trị thẩm mĩ của thơ Tố Hữu như đỉnh cao của
thơ trữ tình chính trị Việt Nam là kết luận có ý nghĩa mạnh mẽ đối với tư duy lí
luận. Từ góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử đã mở rộng phạm vi nhận thức của
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

nghiên cứu văn học trước sáng tác nghệ thuật, qua đó ông mang đến cho khoa học
văn học một tiếng nói mới mẻ. Bên cạnh đó, còn phải kể đến những luận văn thạc
sĩ Văn học Việt Nam như: Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kì đổi mới – luận
văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoàng Lan; Dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ
Tố Hữu qua “ Một tiếng đờn” và “ Ta với ta” – luận văn thạc sĩ của Phạm Phương
Chi; Giá trị và vị trí tập thơ “Việt Bắc” trong hành trình thơ Tố Hữu – luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ. Mỗi luận văn đều có những khám phá mới mẻ về giá
trị thơ văn Tố Hữu. “Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể
hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức
cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp
sống phổ biến của những con người mới của thời đại.” (Nhƣ Phong - Bình luận
văn học, 1964). Điều này đã minh chứng thơ văn Tố Hữu là nguồn cảm hứng bất
tận, mảnh đất màu mỡ cho những ai yêu thích thơ ông.
2.1 Thuận lợi

Tập thể giáo viên Ngữ Văn trường chúng tôi luôn cố gắng tìm chọn những
phương pháp giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm văn học phù hợp
với đối tượng học sinh của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng
thời cung cấp thêm nguồn tư liệu tại đơn vị cho các em học sinh . Tất cả giáo viên
trong tổ chia sẻ nhiều hướng tiếp cận tác phẩm văn học thông qua những báo cáo
chuyên môn . Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm, chỉ đạo và tổ
chức cho các tổ chuyên môn báo cáo trước hội đồng sư phạm về phương pháp dạy
học tạo hứng thú ở từng bộ môn để các tổ bộ môn đóng góp, học tập kinh nghiệm
lẫn nhau trong quá trình giảng dạy.
Về phía các em học sinh, các em cũng nỗ lực học tập, chịu khó tìm hiểu,
nghiên cứu, sáng tạo trong học và làm bài tập. Các em rất hào hứng với những đề
tài nghiên cứu về một tác phẩm văn học hay một tác gia văn học dựa trên những
định hướng, gợi ý hoặc bắt chước giáo viên cách tiếp cận tác phẩm hoặc sưu tầm
bổ sung những vấn đề tương tự mà đã được giáo viên trình bày trước đó. Phần nào
với ước muốn của các em là sẽ góp thêm nguồn tư liệu cho môn học của mình.
2.2 Khó khăn
Từ thực tiễn phong phú về nghiên cứu thơ Tố Hữu của các tác giả chuyên
ngành, họ đã đóng góp một số lượng lớn về chất cũng như về lượng cho những thế
hệ sau nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Cá nhân tôi nhận thấy rằng những nghiên cứu
chuyên sâu ấy khó có điều kiện cho học sinh trường tôi tiếp cận. Vì nhiều lý do
khác nhau, khách quan lẫn chủ quan. Thực tế, tại trường tôi, nguồn tư liệu về thơ
Tố Hữu còn hạn chế, học sinh chưa có điều kiện tiếp cận những tài liệu chuyên sâu
về thơ Tố Hữu. Tôi nghĩ rằng những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về thơ Tố
Hữu ở trên là những tài liệu có khuynh hướng dành cho đối tượng chuyên ngành,
nghiên cứu chuyên sâu. Kiến thức ấy còn khá mang tính uyên bác với trình độ các
em học sinh.
Về phía học sinh ở trường tôi, một số các em học sinh còn thờ ơ, chưa thực
sự chủ động tự giác trong học tập môn Ngữ Văn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng trên: một là do chất lượng đầu vào của các em chưa cao so với những
trường bạn xung quanh; hai là học sinh trường tôi có xu thế chọn khối môn học tự

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

nhiên nên học sinh chưa thực sự chú trọng vào môn học; và còn vài lý do khách
quan, chủ quan khác.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Để việc dạy và học thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ Văn 11, 12 đạt hiệu
quả và với phạm vi thực hiện của đề tài này, tôi viết về những hình tượng tiêu
biểu mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc một cách hệ thống trong hai tác phẩm Từ
ấy - chương trình Ngữ Văn 11 và đoạn trích Việt Bắc - chương trình Ngữ Văn
12. Đề tài này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về hình tượng Tổ quốc, hình tượng linh
hồn trong thơ Tố Hữu. Từ đó học sinh có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm về
những hình tượng biểu trưng về Tổ quốc trong thơ Tố Hữu. Học sinh sẽ có tâm
thế hào hứng, chủ động hơn trong quá trình học thơ cách mạng Việt Nam hiện đại.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Trong thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 -1975,
hình tượng Tổ quốc hay những hình tượng biểu trưng về Tổ quốc trở thành hình
tượng chủ đạo, là môtip nghệ thuật xuất hiện phổ biến: môtip mặt trời, môtip con
đường, môtip dòng sông, môtip nhân dân, môtip bà mẹ, môtip em bé, môtip đặc
sản dân gian, môtip thiên nhiên, cỏ cây, hoa, lá... trong thơ ca giai đoạn này.
1. Những hình tƣợng mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc trong bài thơ Từ ấy Ngữ Văn 11.
Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu sáng tác tháng 7 - 1938, thời gian nhà thơ được

kết nạp vào Đảng. Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy (tập thơ Từ
ấy gồm 3 phần: Máu lửa; Xiềng xích; Giải phóng). Bài thơ là lời tâm nguyện của
người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng
nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu
từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
1.1 Hình tƣợng Mặt trời chân lí biểu trƣng về Tổ quốc
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Mặt trời chân lý đó chính là những lý tưởng sáng sủa, mới mẻ của Đảng,
của cách mạng đang thấm sâu vào từng thớ da thịt, vào tận xương tủy, tới trái tim
đang lỗi nhịp, đang khô cằn, phủ bụi của Tố Hữu. Làm cho ông phải dùng đến
“vườn hoa lá”, “đậm hương”, “tiếng chim” mới diễn đạt hết những niềm hạnh
phúc, những sự hân hoan trong tâm hồn của người chiến sĩ trẻ tuổi lúc bấy giờ.
Phải chăng, tâm hồn của người chiến sĩ này trước đây rất mông lung, rất tăm tối
nhưng từ khi gặp được lý tưởng ấy, Tố Hữu đã phải ví von, so sánh với “vườn hoa
lá” đang ở độ xuân thì, đang sinh sôi, nảy nở với trăm hoa, muông thú cùng khoe
hương, khoe sắc, khoe thanh. Sự náo nức, nhiệt huyết, sự mãnh liệt đến cùng cực
của niềm vui hân hoan là những gì mà ta cảm nhận được ở khổ thơ mở đầu
này. Mặt trời chân lý là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của
Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt
thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí
tuởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim - chính là nơi kết tụ của
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2016 - 2017

tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động
đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu
vào.
1.2 Hình tƣợng Tập thể nhân dân biểu trƣng về Tổ quốc
Đặc điểm văn học từ 1945 – 1954 là sự phát hiện ra con người quần chúng
trong văn học. Cách mạng tháng tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho con người
Việt Nam và văn học Việt Nam. Chỉ trong sự nghiệp chung đó, con người mới cảm
thấy hạnh phúc, tự do, có tầm quan trọng và ý nghĩa. Người ta đi vào cách mạng
như đi trẩy hội. Cái chung lấn át cái riêng, đời sống chính trị lấn át đời sống hằng
ngày. Đó là hình thái lịch sử khách quan của con người trong các thời đại cách
mạng, và cũng là cơ sở khách quan của quan niệm con người trong văn học kháng
chiến nói riêng và toàn bộ văn học cách mạng nói chung.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn
bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam. Lý
tưởng sống mới, lẽ sống mới mà nhà thơ nói đến ở đây là sự tự nguyện đến chân
thành khi ông sẵn sàng “buộc” lòng mình với tất cả mọi người, tất cả mọi nơi. Ông
nhận mình là một người dân lao động bình thường, là một người đồng bào của đất
nước Việt Nam, là người cùng chia sẻ vui buồn, khổ cực, cùng ăn uống, cùng ngủ
nghỉ như tất cả mọi người. Và tất cả gắn kết họ thành một đại gia đình, thành một
khối thống nhất không gì tách rời được
Họ là số đông vạn kiếp, vạn nhà, bao hồn khổ. Những hồn chất phác hiền

như đất những linh hồn trẻ, những mắt viền bóng chết, những linh hồn thép…
Họ là muôn chân, muôn bạn, muôn người, trăm tay “Một than ngã, một
trăm đầu xốc tới - Trăm đầu rụng thì muôn chân lính mới”, muôn chiến sĩ, muôn
trái tim, vạn em nhỏ, vạn anh hùng, nghìn thế hệ, muôn trái tim, trăm vạn thiên
thần.
Họ là khối đời, khối người, khối đồng tâm, loài cơ cực, loài người đau khổ,
đoàn quân nô lệ, đoàn chim quyết thắng, dòng người cuộn thác.
2. Những hình tƣợng mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc trong bài thơ Việt
Bắc - Ngữ Văn 12
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được
kí kết, hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới
của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và
Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng
trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.
Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi
rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

khổ, với những người đã từng chia ngọt sẻ bùi. Người ra đi không khỏi bâng
khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi.
Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu một cán bộ của Đảng, một

nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10-1954. Bài
thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc, một đỉnh cao
của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp.
2.1. Hình tƣợng Con đường mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc
Hình tượng Con đường trong thơ Tố Hữu mang nghĩa biểu trưng về con
đường lý tưởng cách mạng và cũng là biểu trưng mới về Tổ quốc “Hình tượng con
đường có thể nói là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam (…) chẳng
cần đặc biệt nhấn mạnh, ai cũng biết hình ảnh con đường là sự phản ánh không
gian tồn tại của dân tộc ta nửa thế kỷ qua. Bao nhiêu năm dân tộc ta tìm đường,
mở đường, giữ vững con đường, đi đến thắng lợi, hầu như luôn luôn chỉ sống trên
đường, chưa một phút nào có dịp dừng lại, nghỉ ngơi. Con đường là nơi chúng ta
gặp nhau, đưa nhau, là nơi ta làm quen với mọi miền khác nhau của đất nước, là
nơi ta tiếp xúc với mọi cái mới của cuộc sống cách mạng, là nơi đầu tiên con
người mới hiện ra, là nơi ta ngoái trông quá khứ, nhìn trước tương lai, ngẩng nhìn
bầu trời cao rộng. Cảm xúc trên đường là mới mẻ nhất và điển hình nhất của dân
tộc ta trong thế kỷ XX” Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu, trang 186.
Con đường là biểu tượng của sự thống nhất của không gian và thời gian, là
không gian vận động, không gian của con người đi tới. Hình tượng Con đường là
hình tượng không gian đóng vai trò xuyên suốt và đánh dấu sự cách tân quan trọng
trong cảm nhận và miêu tả hình tượng Tổ quốc của các nhà thơ cách mạng 1945 –
1975 nói chung và của Tố Hữu nói riêng. Dĩ nhiên, Con đường trong thơ Tố Hữu
còn là hình ảnh tượng trưng cho ý thức hệ, đường cách mạng, đường lên Chủ
nghĩa xã hội….
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Tổ quốc hiện lên trên những nẻo
đường Việt Bắc in dấu chân người chiến sĩ, là con đường cách mạng và kháng
chiến:
“Những đường Việt Bắc của Ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan…”
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc. Một cuộc chiến chính nghĩa hợp với lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày
càng trở nên lớn mạnh không ngừng. “Những đường” là từ chỉ số nhiều về không
gian. Hình ảnh khiến ta hồi tưởng lại hào khí Đông A “Tam quân tì hổ khí thôn
ngưu” ngày nào .
“ Ðường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất núi xanh
Phố đông càng giục chân nhanh bước đường
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về..”
“Đường về” - con đường trở về thành thị của cán bộ và cũng là lời đáp lại
của người cán bộ cách mạng đã khẳng định tấm lòng son sắt thủy chung của mình:
dù hoàn cảnh sống có thay đổi nhưng lòng luôn hướng về Việt Bắc, con tim luôn
dạt dào nỗi nhớ và tình cảm dành cho con người và thiên nhiên nơi đây.
Có thể nói, hình tượng Con đường, đường cách mạng, đường ra trận đánh
giặc chiếm vị trí chủ đạo trong cảm nhận mới về Tổ quốc của thơ Tố Hữu. Con
đường cũng là biểu trưng mới về sự thống nhất đất nước. Những con đường xuyên

làng, nối làng đi suốt từ Nam ra Bắc, đã tạo nên sắc thái mới mẻ về Tổ quốc.
2.2 Hình tƣợng Con người mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc
2.2.1 Hình tượng Bác Hồ mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc
Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh
đạo nhân dân ta chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam.
Một người lãnh tụ giản dị, gần gũi với nhân dân. Bác Hồ trở thành biểu tượng của
niềm tin chiến thắng, của tinh thần giản dị thanh khiết, của tình yêu thương vô bờ
bến đối với quần chúng lao khổ:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
“Ở đâu u ám quân thù
Trông về Việt Bắc Cụ Hồ sang soi
Ở đâu u ám giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”
Tố Hữu khắc ghi vĩnh cửu hình ảnh Bác Hồ qua những vần thơ giản dị mà
đầy cảm xúc. Bác là vị cha già kính yêu của dân tộc một cách thật tha thiết - Người
đã mở cho Cách mạng Việt Nam một con đường mới. ''Cụ Hồ sáng soi'' gợi đến
ánh sáng của lí tường soi đường cho dân tộc, ánh sáng của những chỉ đạo sáng
suốt, ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Cụm từ '' mà nuôi chí bền '' diễn tả dù hiện
thực có gian khổ đến đâu thì, phải đối diện với những khó khăn thử thách nhiều thế
nào thì chỉ cần nhìn về Việt Bắc nhân dân sẽ cảm thấy có lòng tin và ý chí chiến
đấu, nuôi chí bền, trường kì kháng chiến chắc chắn sẽ thành công.
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời càng vui!
Tố Hữu đã vẽ lên chân dung Bác – một lãnh tụ cách mạng đồng thời là một
thành viên thân thiết trong đại gia đình các dân tộc ở chiến khu. Người dân chiến
khu gọi Bác Hồ bằng cách gọi thành kính và thân mật: Ông Cụ. Nhớ Ông Cụ trước

hết là nhớ đôi mắt sáng ngời, biểu lộ trí tuệ sắc sảo và lòng nhân ái bao la. Những
năm tháng sống ở rừng, Bác gần gũi, hòa hợp với đồng bào các dân tộc từ cách
nói, dáng đi đến lối ăn mặc dân dã: Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nét đẹp tâm
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

hồn và phẩm giá cao quý từ bên trong tỏa sáng ra bên ngoài làm cho hình ảnh Bác
càng trở nên rạng ngời trong những tấm lòng thành kính yêu thương.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
Hình ảnh Bác Hồ càng trở nên thân thiết yêu thương đối với mỗi con người
Việt Nam. Hình ảnh Bác Hồ có vị trí chủ đạo trong sự nghiệp thơ Tố Hữu.
2.2.2 Hình tƣợng Quần chúng nhân dân là con người số đông
mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc
Tác giả đã xây dựng nên những hình tượng tập thể kì vĩ, đầy sức mạnh,
hào hùng, chưa từng có trong văn thơ cách mạng đầu thế kỷ XX .

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Hình tượng tập thể nổi lên như những người anh hùng có sức mạnh phi
thường, hai hình tượng tập thể với phẩm chất anh hùng, dũng cảm, với trái tim yêu
nước nồng nàn và sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng, có tâm hồn lãng mạn. Khẳng định
lẽ sống cao đẹp sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. Hình tượng tập
thể anh hùng, những người lính đông đảo và có sức mạnh lay trời chuyển đất, thể
hiện ánh sáng lí tưởng đẹp đẽ, tâm hồn lãng mạn. Xây dựng hình tượng tập thể
anh hùng đã góp phần thể hiện đặc điểm của thơ ca cách mạng là khuynh hướng sử
thi vẻ đẹp lãng mạn. Cùng thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tưởng sống cao đẹp
của con người.
Những đoàn quân như nối tiếp nhau trải dài không dứt, hết lớp này đến lớp
khác. Họ không chỉ được miêu tả như tập thể đầy sức mạnh mà còn hiện lên chân
thực, lãng mạn qua hình ảnh “ánh sao đầu súng" quen thuộc trong thơ ca thời kì
chống Pháp. Trên con đường ra trận không chỉ có những người lính mà còn có
những đoàn dân công trực tiếp vận chuyển lương thực vũ khí ra chiến trường. Họ
đi trong đêm, dưới những bó đuốc đỏ rực, dưới những tàn lửa bập bùng bay theo
chiều gió như trải dài không ngớt tạo thành một không gian lung linh huyền ảo,
mang âm hưởng huyền thoại. Dường như cả thiên nhiên đất trời và con người cùng
hòa chung một ý chí quyết tâm "Rùng cây núi đá ta cùng đánh Tây".
Số đông ở đây không chỉ là số lượng nhiều. Nó là sự giàu có bất tận,
phong phú, bền vững, vô địch. Đó là nhân dân, tuy con mắt nhìn còn rất trừu
tượng. Những con người ấy, không còn là con người của gia đình, không chỉ là
đồng bào như trong thơ văn giai đoạn trước, cũng không phải là những cá nhân cô
đơn, đơn độc trước vũ trụ. Đó là con người của loài, của số đông.
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn


Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

Chúng ta có thể nhận thấy một nét cách tân quan trọng trong cảm nhận về
hình tượng Tổ quốc của Tố Hữu là miêu tả hình tượng quần chúng, hình tượng con
người tập thể, hình tượng con người làm chủ…Thơ Tố Hữu đã kế thừa truyền
thống tinh thần quý báu của dân tộc – truyền thống tâm lý tập thể cộng đồng.
2.2.3 Hình tƣợng Người phụ nữ mang nghĩa biểu trƣng về Tổ
quốc
Trong không khí của cuộc cách mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý tưởng
mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới. Vẻ đẹp của
những con người đã được giải phóng hoàn toàn, tháo ra khỏi vòng cương tỏa của lễ
giáo phong kiến, để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Hình ảnh người
phụ nữ trong thơ Tố Hữu đã trở thành những biểu tượng chung cho phụ nữ Việt
Nam. Họ đã sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho dân tộc “Dân tộc Việt
Nam anh hùng...Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”. Với họ, việc tham gia
kháng chiến, tham gia cách mạng là một lẽ thường tình, một điều tất yếu. Các mẹ,
các chị, những người phụ nữ anh hùng đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho sự
nghiệp kháng chiến của cách mạng sẽ mãi mãi in dấu trong “hình của nước”.
2.2.3.1 Hình tƣợng Người mẹ mang nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc
Có thể nói, hình tượng Người mẹ là một trong những hình tượng nghệ thuật
tiêu biểu của thơ ca Việt Nam (1945 - 1975). Hình tượng ấy vừa phản ánh khí thế
hào hùng của dân tộc, vừa là biểu trưng của văn hóa truyền thống và hiện đại của
nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay,
trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn,

hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, con người của đất nước này.
Trong Việt Bắc hình tượng Người mẹ là một trong nhưng biểu trưng đẹp
nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng Tổ Quốc. Người mẹ,
một hình tượng có khả năng khái quát được tầm vóc, phẩm chất của Tổ Quốc Việt
Nam. Nó, thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng, kiên trung,
giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu, hào hùng và tươi thắm vô ngần.
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Hình tượng Người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha nhân hậu, thủy
chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam.
Sự miêu tả, cảm nhận về hình ảnh bà mẹ qua thơ Tố Hữu xuất phát từ cội nguồn
sâu thẳm của truyền thống văn hóa dân tộc. Qua hình tượng Người mẹ, Tố Hữu đã
khắc họa thêm một nét đẹp truyền thống của tâm hồn Việt Nam, bản sắc văn hóa
Việt Nam – hình tượng của Tổ quốc.
2.2.3.2 Hình tƣợng Người con gái - con người vì tập thể mang
nghĩa biểu trƣng về Tổ quốc
“..Dân công đỏ đuốc từng đoàn...”
Trên các nẻo đường ra hỏa tuyến, bộ đội, dân công với súng đạn, gánh gồng,
với khí thế bừng bừng xung trận. Họ là lực lượng thanh niên, rường cột của kháng
chiến.
“..Nhớ cô em gái hái măng một mình..”
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2016 - 2017

Họ là người em gái trong công việc lao động hàng ngày giản dị: hái măng.
Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng bộc lộ thầm kín niềm mến thương của tác giả. Nhớ về
em, nhớ về một mùa hoa…
“..Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang...”
Hình ảnh những cô gái trong lao động bình dị, gợi ra dáng điệu cần mẫn,
cẩn trọng, tài hoa của người lao động. Hành động chuốt từng sợi giang là biểu
hiện của sự cần mẫn , khéo léo , tài hoa trong tâm hồn , tính cách người dân Việt
Bắc . Họ nhẫn nại , tỉ mỉ trong từng cử chỉ để tạo ra những sản phẩm đẹp cho đời.
Câu thơ chứa đựng một thái độ trìu mến , thân thương , trân trọng những người
lao động của nhà thơ Tố Hữu
Hình tượng Người con gái đã đi vào thơ Tố Hữu, những con người tay yếu
chân mềm ấy là những anh hùng, những con người quên mình vì cộng đồng dân
tộc. Nhưng ở họ vẫn có những nét đằm thắm dịu dàng, đảm đang tháo vát điển
hình cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang”.
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Hình tượng thơ mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc không phải là đề tài
mới. Nhưng tôi hy vọng những gợi ý trong đề tài là phù hợp với trình độ và sát với
khung chương trình học của các em ở chương trình Ngữ Văn 11 và 12. Việc ứng
dụng đề tài này trong công tác giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh của
trường tôi. Tôi nhận thấy kết quả giảng dạy khá khả quan. Các em học sinh hứng
thú, yêu mến, tự hào về sự nghiệp thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca cách mạng Việt
Nam hiện đại nói chung. Đề tài đã kích thích sự say mê tự tìm hiểu tư liệu, đọc
văn bản ở học sinh. Đặc biệt các em học sinh bước đầu hình thành kỹ năng làm
việc nhóm kết hợp công nghệ thông tin để thuyết trình vấn đề mà nhóm nghiên
cứu, sưu tầm. Đây là bước chuyển đáng mừng! Vì những công việc này trước đây
học sinh của tôi rất ngại thực hiện thậm chí là lười đọc văn bản trước ở nhà.
Ban đầu đề tài này chỉ ở dạng gợi mở, bổ trợ cho việc học những tác phẩm

thơ Tố Hữu. Sau đấy, chúng tôi phát triển hướng tiếp cận thơ bằng hình tượng
nghệ thuật thay thế dần cho hướng tiếp cận tác phẩm bằng phân tích, bình giảng
đơn điệu một chiều từ phía giáo viên ở từng khổ thơ, đoạn thơ trong quá trình
giảng dạy. Tôi thiết nghĩ rằng, phương pháp truyền thống cũng có những ưu thế
nhưng hiện nay thực trạng dạy và học Ngữ Văn hiện nay ở tường THPT dường
như kém hiệu quả hơn, đặc biệt là những trường có trình độ học sinh chưa cao. Kết
quả là các em dễ nản chí, kém hứng thú, thiếu tập trung, không nắm vững trọng
tâm bài học . Khi làm bài các em dễ sa đà vào trình bày lan man, không định
hướng được trọng tậm bài. Có thể nói, đề tài này là những thành công ban đầu
trong việc tìm hiểu nghiên cứu, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
văn tại trường chúng tôi
Tôi ứng dụng đề tài này trong quá trình giảng dạy, cùng đồng nghiệp khảo
sát trên một số lớp ở các khối 12 (lớp 12A2, 12A4, 12A10); khối 11 ( lớp
11A3,11A5, 11A7), đây là các lớp có nhiều học sinh ban tự nhiên và học sinh ban
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

xã hội nhưng lực học ở các em học sinh ban xã hội ở mức trung bình và yếu. Tôi
cho các em học sinh thực hiện 2 yêu cầu:
Yêu cầu 1: Học sinh đọc tác phẩm, tác giả Tố Hữu, trả lời các câu hỏi bài tập
trong sách giáo khoa.
Yêu cầu 2: Học sinh sưu tầm những hình ảnh, phim tư liệu, tài liệu về Tố Hữu;

Tìm hiểu thêm những hình tượng mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc với những
gợi ý có sẵn trong tài liệu. Học sinh sưu tầm, tìm hiểu những hình tượng ấy
được thể hiện ra sao trong những tập thơ khác của Tố Hữu. Sau đó, học sinh tự
chia thành 4 nhóm / lớp, chọn chủ đề thuyết trình những hình tượng mang nghĩa
biểu trưng về Tổ quốc trong những tập thơ của Tố Hữu (khuyến khích sử dụng
Power point thuyết trình).
Những bài báo cáo thu hoạch của các nhóm lớp sẽ được thực hiện ở tiết tự
chọn.
Chúng tôi có số liệu thống kê sau:
Khối

Tổng
số HS

Số HS thích và hoàn
thành yêu cầu 1

Tỉ lệ

12
11

115
121

29
40

25,2%
33,05%


Số HS thích và
hoàn thành yêu
cầu 2
91
78

Tỉ lệ

79,1%
64,5%

Như vậy, qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yêu thích và có
hứng thú , sáng tạo trong việc tự nghiên cứu, tự học tập. Các em có thể trình bày
lưu loát, sáng tạo, tìm hiểu sâu, khắc sâu kiến thức. Cho nên, tôi thiết nghĩ đề tài
nghiên cứu này có thể nhân rộng, áp dụng cho các lớp có nhiều học sinh trung
bình, yếu cũng như chưa hứng thú học môn Ngữ Văn .
VI. KẾT LUẬN
Nói đến Tố Hữu, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ thời sự thành công nhất
trong nền thơ hiện đại - nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ ông có chất men lửa
nồng nàn, có sức thanh lọc tâm hồn và kêu gọi con người trong tranh đấu. Hình
tượng Tổ quốc trong thơ Tố Hữu là hình tượng chủ đạo tạo nên hồn thơ Tố Hữu.
Vì vậy trong quá trình dạy và học ta không thể bỏ qua hình tượng này. Vì thông
qua hình tượng ấy, Tố Hữu đã minh chứng hình tượng Tổ quốc luôn hiện diện
trong sự gần gũi của tình cảm máu thịt, tình cảm gia đình hòa chung nhiệt huyết, ý
chí trên con đường giải phóng của dân tộc.
Quý đồng nghiệp thân mến! Sáng kiến kinh nghiệm của tôi như một tiểu
luận nghiên cứu thơ văn Tố Hữu, phạm vi nghiên cứu đề tài là bài thơ Từ Ấy và
bài Việt Bắc. Tôi nghĩ rằng, trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, mỗi giáo
viên Ngữ Văn sẽ có những cảm nhận, hướng tiếp cận khác nhau. Do đó, sáng

kiến kinh nghiệm này chắc chắn sẽ có những mặt hạn chế, mang tính chủ quan cá
nhân. Tôi mong muốn rằng, với tâm huyết và sự yêu mến thơ ca cách mạng nói
chung và thơ Tố Hữu nói riêng, tôi muốn góp thêm nguồn tư liệu về thơ Tố Hữu,
hướng tiếp cận tư duy về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

và trong thơ Tố Hữu nói riêng. Với đề tài này, tôi cũng hi vọng mình đã làm
được một điều gì đó cho các em học sinh, để giúp các em có hứng thú, chủ động
tích cực học Ngữ Văn. Các em học sinh của tôi sẽ nhận thấy sự đồng hành của tôi
trong quá trình tự học tập, nghiên cứu của các em. Sáng kiến kinh nghiệm này,
phần nào giúp các em tích cực, chủ động, cố gắng học tập. Bên cạnh ấy, các em
sẽ biết cách phối hợp các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài tập; tự tin khi
trình trình bày hay thuyết trình về một vấn đề nào dấy trong cuộc sống. Đây là một
trong những phương pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em học sinh.
Với tâm huyết của một giáo viên, tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm của tôi
sẽ được nhân rộng và có thể áp dụng ở những đơn vị bạn vào việc tìm hiểu nghiên
cứu, giảng dạy thơ Tố Hữu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn. Trong
lúc thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiết sót . Tôi rất mong và trân trọng
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và quý bạn đồng nghiệp gần xa. Mọi ý
kiến đóng góp, mong quí thầy cô gởi về:
GV: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn- Trƣờng THPT Tam Hiệp
Điện thoại: 0982464432
Tôi xin được cảm ơn và trân trọng kính chào!

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn học : Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2003), Tố Hữu sống mãi trong
lòng nhân dân và đất nước.
2. Vũ Tiến Quỳnh – NXB Văn nghệ Tp. HCM (1995), Tuyển chọn và trích dẫn
những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn – nhà nghiên cứu
Việt Nam và thế giới: Tố Hữu .
3. Mai Hương, Vân Trang, Nguyễn Văn Long sưu tầm và biên soạn - Hội nhà
văn (1996) Tố Hữu thơ và cách mạng
4. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu
5. Lê Đình Kỵ (1987), Thơ Tố Hữu: chuyên luận
6. Hà Minh Đức (1979) Tố Hữu tác phẩm: thơ
7. Thiên Chương (2002) – Thơ Tố Hữu: Thi ca Việt Nam tuyển chọn
8. Hà Minh Đức, Mai Hương, Phong Lan, tuyển chọn (Tái bản lần thứ 3. Giáo dục, 2007) - Tố Hữu về tác gia và tác phẩm
9. Nguyễn Duy Bắc (1998) – Bản sắc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 –
1975)

10. Phạm Phương Chi (2015) Dấu ấn thi pháp học văn học dân gian trong thơ
Tố Hữu qua Một tiếng đàn và Ta với ta, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn.
11. Nguyễn Thị Mỹ (2009), Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình
thơ Tố Hữu, luận văn thạc sĩ Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
12. Phạm Thị Hoàng Lan (2014), Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kỳ đổi
mới, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân Văn.

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

VIII. PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Bài thuyết trình của các em học sinh

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 15



Sáng kiến kinh nghiệm

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Năm học 2016 - 2017

Tổ Ngữ Văn

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

BÀI TẬP SƢU TẦM CỦA NHÓM 1
Hình tƣợng quần chúng nhân dân biểu trƣng về Tổ quốc.
Dân ta gan dạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống già xông lửa đồn
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân. Tất cả thành chiến sĩ
(Chào xuân 1967)
Quân đi rụng lá ngụy trang
Xôn xao như sóng trường giang trùng trùng
(Đường vào)
Quần chúng nhân dân trong thơ tố Hữu được cảm nhận và miêu tả trong
nhiều nét giống nhau về cảnh ngộ và cuộc đời, làng quê, lý tưởng, ăn mặc, giai
cấp…

Một thoáng lặng nhìn nhau
Mắt đã âm thầm hỏi chuyện
Đôi bộ áo quần nâu đã âm thầm thương mến
(Cá nước)
Con người quần chúng trong thơ Tố Hữu được khắc họa trong cái chung
của tâm lý tập thể: công tác xã hội, nhận nhiệm vụ gian khổ, hy sinh,..
Yêu con yêu luôn đồng chí
Bầm quý con Bầm uý an hem
(Bầm ơi)
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan
(Phá đường)
Hình tượng chị Trần Thị Lý là một sự điển hình sống động của con người
vì tập thể
Ôi trái tim mẹ, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi, còn đập mãi
Không phải cho em, cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người
(Người con gái Việt Nam)

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017


BÀI TẬP SƢU TẦM CỦA NHÓM 2
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ biểu trƣng về Tổ quốc.
Rừng một dải U Minh sớm tối
Má lom khom đi lượm củi khô
Ngày đêm củi chất bên lò
Ai hay má cất củi khô làm gì?
(Bà má Hậu Giang)
Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong đau khổ người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng…
Biết hy sinh nên chẳng nhiều lợi…
(Chào xuân 1967)
Hình ảnh “bà má Hậu Giang”, người má kiên trung nuôi giấu cán bộ, bất
chấp hiểm nguy một mình bám trụ với mảnh đất chết, “lom khom đi lượm củi khô”
nấu cơm cho Việt Minh... đã khắc sâu trong tâm trí của người đọc. Trong kháng
chiến, những người chiến sĩ cộng sản đã không thể cầm được nước mắt trước lời
nhắn nhủ của má:
Má già nhắm mắt rưng rưng:
Các con ơi! Ở trong rừng U Minh
Má có chết một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!
(Bà má Hậu Giang)
Má đã không hề run sợ trước gót giày của quân xâm lược. Tình cảm dành
cho cách mạng, cho đất nước đã tạo thành nguồn sức mạnh lớn lao cho má:
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao cắt cổ dân tao!

Tao già không sức cầm dao
Giết bay có các con tao trăm vùng!
Con tao gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!
(Bà má Hậu Giang)
Những lời đanh thép của má không chỉ làm kinh hồn bạt vía quân thù mà còn là
lời thúc giục tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ trên khắp mọi miền đất nước:
Má ơi, con đã nghe lời má kêu
Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang
(Bà má Hậu Giang)
Nụ cười thầm lặng, nước mắt thầm lặng, cái chết thầm lặng của bà má Hậu
Giang là nét phẩm chất chung của các bà mẹ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam. Với bài
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

“ Bầm ơi” bằng việc tìm sự đối xứng và tương phản, Tố Hữu đã khắc họa một
người mẹ lam lũ, vất vả, thầm lặng quên nỗi đau của mình để hướng về con người
ngoài mặt trận, hướng về Tổ Quốc:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm

Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi.
Ở đây có nỗi xót xa, cay đắng, có nỗi nhọc nhằn, tần tảo của người
Mẹ, người phụ nữ trong ca dao, dân ca, trong thơ các nhà thơ cổ điển. Những con
người quanh năm “ gửi lưng cho trời, gửi mặt cho đất”, lặn lội “ mom sông” để
“ nuôi đủ năm con với một chồng”:
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
(Việt Bắc - 1954)
Có nỗi truân chuyên, cay đắng của cuộc đời Kiều
Hà ơi tiếng Mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng trăn năm nỗi đoạn trường
(Quê mẹ- Gió lộng).

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

BÀI TẬP SƢU TẦM CỦA NHÓM 3
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ biểu trƣng về Tổ quốc.
Vẻ đẹp và niềm kiêu hãnh của người mẹ Việt Nam anh hùng trong thơ Tố
Hữu, đấy là tinh thần bất khuất, kiên trung. Con người ý chí khí phách đạp mọi trở
ngại để vươn đến đạo lý truyền thống, đến với các giá trị vĩnh cửu và thiêng liêng:

Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy ngó vào thằng Tây
Má thét lớn: Tụi bây đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao.
(Bà má Hậu Giang)
Hình tượng người mẹ Việt Nam trong thơ Tố Hữu, đấy là quan niệm về
con người bất tử, con người thoát thân vào vĩnh cửu. Người Việt Nam cho rằng:
những người anh hùng của dân tộc là hồn thiêng của Tổ quốc. Họ sống muôn đời
với đất nước, núi sông của nhân dân Việt Nam
Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu
Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang
(Bà má Hậu Giang)
Hình tượng bất khuất của người mẹ - Mẹ Suốt, người mẹ chèo đò trên sông
Nhật Lệ:
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng nước tàu bay
Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
(Mẹ Suốt)
Lời bộc bạch giản dị, chân tình của mẹ đã khiến bao thế hệ cảm phục và xúc
động:
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...

(Mẹ Suốt)
Dường như với mẹ, việc chèo đò đưa quân, việc cách mạng là một lẽ
thường tình. Hình ảnh mẹ Một tay lái chiếc đò ngang đã trở thành “nguồn sức
mạnh cổ vũ động viên hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ ta vững tay súng ở chiến
trường đánh Mỹ.”( Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công
cuộc đổi mới đất nước, NXB Phụ nữ, 2007). Sẽ còn mãi trong tâm trí mọi người
dân đất Việt bức tượng đài của mẹ, một người phụ nữ hiên ngang, bất khuất:
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ...
(Mẹ Suốt)
Mẹ Suốt, với hình ảnh “ Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung/ Gió lay như sóng biển
tung trắng bờ” là biểu trưng sâu sắc cho ý chí kiên trung, quật khởi của dân tộc, là
khí thiêng hun đúc được truyền đời. Điều này đúng với một nhận xét có tính khái
quát: “ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là tinh thần quý báu của dân
tộc ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước (Hồ
Chủ Tịch).
Nếu như mẹ Suốt “Sáu mươi còn một chút tài đò đưa”, bà má Hậu Giang
nuôi quân kiên cường, bất khuất đã trở thành biểu tượng về những người mẹ anh

hùng thì chị Trần Thị Lý, người con gái Việt Nam bị giặc bắt, tra tấn, tù đày dã
man mà vẫn hiên ngang, anh hùng là một hình ảnh đẹp, tràn đầy sức sống và dũng
khí:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Người con gái Việt Nam)
Một loạt những câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để khẳng định một điều:
Chị là một người con gái Việt Nam anh hùng. Chị đẹp, một vẻ đẹp kiên cường, bất
khuất. Dù tra tấn chị dã man nhưng kẻ địch vẫn không thể “giết được em, người
con gái anh hùng”:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Chị trở thành bất tử:
Từ cõi chết em trở về chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em khúc ruột của mình.
Chị vừa là người góp phần làm nên đất nước, vừa là người con của đất nước,
người con bé nhỏ được ôm ấp vỗ về bởi bà mẹ quê hương. Hình ảnh chị cao cả mà
giản dị, lớn lao nhưng cũng rất đỗi đời thường, chị giống như bao người phụ nữ
Việt Nam yêu nước:
Em đã sống bởi vì em đã thắng
Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng
(Người con gái Việt Nam )


Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

BÀI TẬP SƢU TẦM CỦA NHÓM 4
Hình tƣợng con đƣờng biểu trƣng về Tổ quốc.
Đường thơm tho như mật bọng trưa hè
(Hy vọng)
Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng
(Như những con tàu)
Đường tranh đấu không bao giờ thoái bộ
(Trăng trối)
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
(Lượm)
Đường cách mạng dài theo kháng chiến
(Ta đi tới)
Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm
(Trên miền Bắc mùa xuân)
Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ

Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
(Bài ca mùa xuân 1961)
Phải chăng có những khúc đường nóng lạnh
(Trên đường thiên lí)
Đường vui không đợi mùa trăng
(Đường vào)
Đường ra phía trước. Đường về tuổi xuân
(Nước non ngàn dặm)
Con đường xưa của trái tim, đường này
(Nước non ngàn dặm)
Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm
(Bảy mươi)
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Tổ quốc hiện lên trên những nẻo
đường Việt Bắc in dấu chân người chiến sĩ, là con đường cách mạng và kháng
chiến:
“Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường Cách mạng dài theo kháng chiến
(Ta đi tới)
Từ những năm sau hòa bình lập lại, con đường được cảm nhận trên nhiều
hướng, nhiều bình diện và nhiều trạng thái:
“Đường nhựa dài óng ả
Đồng chiêm mạ xanh rờn”
(Trên miền Bắc mùa xuân)
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 22



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

“Này các chị các anh đi trên đường có thấy
Non nước mình đâu cũng đẹp như tranh”
(Trên đường thiên lý)
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
(Em ơi … Ba Lan)
“Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc (…)
Đường thống nhất chân ta bước gấp”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Vào những năm chiến đấu chống Mỹ cứu nước, không gian con đường được
Tố Hữu cũng như các nhà thơ cách mạng cùng thời hầu hết miêu tả. Đó là con
đường ra trận, con đường chiến đấu, con đường thắng lợi, con đường vào Nam,
đường thống nhất, đường Trường Sơn,… Với tập thơ Ra trận, Máu và hoa đã
dựng nên hình tượng những con đường lớn của Tổ quốc:
“Tôi đã đi.
Đường vào Nam
Đường đi đánh giặc
Tôi lại bay đường sang Tây (…)
Tạm biệt!
Đường ta lại trở về (…)
Trường Sơn đã mở đường ta đi tới
Đường của ta đi đến mọi người”
(Đường của ta đi)
“Đường ta đi, đẹp vô cùng

Nghìn năm luyện bước anh hùng đấy chăng?
Đường vui không đợi mùa trăng
Ta đi làm ánh sao băng giữa đời”
(Đường vào)

NGƢỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ĐÀO VÂN ANH

Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2016 - 2017

MUC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................... 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................. 2
1. Cơ sở lý luận ....... .......................................................................... 2
2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 2
2.1 Thuận lợi................................................................................. 3
2.2 Khó khăn................................................................................ 3
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI ......................................................................... 4

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP....... ................................... 4
1. Những hình tượng mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc trong
bài thơ Từ ấy - Ngữ Văn 11...................................................................... 4
1.1 Hình tượng Mặt trời chân lí biểu trưng về Tổ quốc ...................... 4
1.2 Hình tượng Tập thể nhân dân biểu trưng về Tổ quốc................... .5
2. Những hình tượng mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc trong
bài thơ Việt Bắc - Ngữ Văn 12..................................................................... 5
2.1. Hình tượng Con đường mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc.

......... 6

2.2 Hình tượng Con người mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc.............. 7
2.2.1 Hình tượng Bác Hồ mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc........... 7
2.2.2 Hình tượng Quần chúng nhân dân là con người số đông
mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc..............................................8
2.2.3 Hình tượng Người phụ nữ mang nghĩa biểu trưng
về Tổ quốc. ................................................................................ 9
2.2.3.1 Hình tƣợng Người mẹ mang nghĩa biểu trưng
về Tổ quốc................................................................................ 9
2.2.3.2 Hình tƣợng Người con gái - con người vì tập thể
mang nghĩa biểu trưng về Tổ quốc...........................................9
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 10
VI. KẾT LUẬN ........................................................................................... 11
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 24



Sáng kiến kinh nghiệm
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trƣờng THPT Tam
Hiệp
–––––––––––

Năm học 2016 - 2017
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Tam Hiệp, ngày
tháng
năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: HÌNH TƢỢNG THƠ MANG NGHĨA BIỂU TRƢNG VỀ TỔ
QUỐC TRONG THƠ TỐ HỮU
Họ và tên tác giả: ĐÀO VÂN ANH

Chức vụ: PCT Công Đoàn

Đơn vị: Trƣờng THPT Tam Hiệp
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
Người thực hiện: Đào Vân Anh

Tổ Ngữ Văn

Trang 25



×