Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn rèn kĩ NĂNG làm KIỂU bài PHÂN TÍCH NHÂN vật TRONG tác PHẨM tự sự CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.15 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

TÊN SKKN: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN
VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình ngữ văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) tác phẩm
tự sự chiếm số lượng khá lớn trong phân phối chương trình và kiểu bài phân tích
nhân vật trong tác phẩm tự sự phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong kiểm
tra, đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh xuất quá trình học tập.
Trong thực tế làm văn, khá nhiều học sinh còn lúng túng khi gặp kiểu bài phân
tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Lúng túng này do nhiều nguyên nhân. Có phần
do cách đọc – hiểu chưa tốt, chưa nắm được tác phẩm để dẫn chứng khi làm bài.
Có phần do chưa thuần thục phương pháp, chưa biết tìm ra các vấn đề phân tích.
Lại có phần chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của mình đang làm. Việc gì cũng thế,
khi chưa thật sự hiểu mục đích công việc thì khó có thể làm tốt, làm một cách có ý
thức cao được.
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi mang
chở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về
con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế, Phân tích nhân vật trở thành con
đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để
nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể
hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một
tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó. Việc nhận thức một
nhân vật cần phải soi tỏ dưới ánh sáng này và khi phân tích nó phải vươn lên khái
quát được các giá trị này.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là các
trang mạng xã hội ra đời ngày càng nhiều làm cho con người chìm đắm trong thế
giới ảo mà quên mất thế giới thật xung quanh mình dẫn đến hậu quả nặng nề là
thiếu khả năng quan sát, thiếu cảm xúc. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác như vô
cảm, không có khả năng cảm thụ những tác phẩm văn học, cảm nhận cuộc sống.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Các em chính là những chủ nhân tương


lai của đất nước, là người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Nếu các em có khả năng cảm thụ tốt những tác phẩm văn học, những nhân vật thì
các em sẽ có thế giới tâm hồn phong phú, biết rung cảm, biết yêu thương từ đó
sống tốt hơn, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Bản thân học sinh, gia đình không chú trọng đến việc học văn, nhiều học sinh
bỏ mặc hoặc học qua loa theo kiểu đối phó. Vì vậy rèn kĩ năng làm kiểu bài phân
tích nhân vật trong tác phẩm tự sự cho học sinh thông qua giờ dạy văn gặp không ít
khó khăn. Tuy vậy, qua 13 năm giảng dạy, bản thân tôi có tích lũy được một chút ít
kinh nghiệm, xin giới thiệu để các đồng nghiệp xa gần cùng chia sẻ nhằm làm tốt
công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã
hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 1


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề

Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước cần phải có những người lao động mới, phát triển một cách toàn diện: có tri
thức hiểu biết, giàu yêu thương, biết ước mơ…
“Văn học và cuộc sống là hai đương tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”
(Nguyễn Minh Châu). Vậy muốn có hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc sống
ngoài cách trải nghiệm, chúng ta có thể tìm hiểu sâu sắc hơn thông qua phân tích
những nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Vì vậy rèn kĩ năng làm kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự cho

học sinhh là rất cần thiết. Khi các em có khả năng cảm thụ những tác phẩm văn
học, những nhân vật thì các em sẽ đạt được kết quả cao trong học tâp, thêm yêu
thích học văn, có thế giới tâm hồn phong phú, biết rung cảm, biết yêu thương từ đó
sống tốt hơn, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân là một
giáo viên dạy văn tôi mạnh dạn giới thiệu cách rèn kĩ năng làm kiểu bài phân tích
nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hy vọng đem lại hứng thú và bổ ích cho quý thầy
cô trong công tác giảng dạy.
2. Cơ sở thực tiễn
a/ Thuận lợi:
Trong những năm gần đây theo chỉ đạo của Bộ giáo dục, các trường phát
triển theo mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực, đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất giáo dục
toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực trẻ phục vụ công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước.
Xã hội hiện đại công nghệ thông tin phát triển với nhiều trang mạng xã hội,
con người cũng có nhiều thuận lợi trong việc đọc sách, tìm kiếm tài liệu…được
chia sẻ nhiều thông tin kịp thời, mỗi người có nhiều cơ hội để học tập nâng cao
kiến thức đã góp phần nâng cao kĩ năng làm kiểu bài phân tích nhân vật trong tác
phẩm tự sự.
Điều kiện kinh tế gia đình phát triển và xã hội có những chương trình bổ ích
như: các câu lạc bộ văn hoc, các chương trình trên truyền hình giúp bổ trợ kiến
thức phổ thông cho học sinh … Thông qua đó phần nào giúp rèn luyện kĩ năng làm
các kiểu bài. Bên cạnh đó giáo viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực
tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên, tích hợp kiến thức
liên môn, rèn kĩ năng làm các dạng bài ...
Với đặc trưng của môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG


Trang 2


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn văn còn giúp học sinh có hiểu
biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử và đời sống nội tâm của con người. Với
tính chất là môn học công cụ, môn ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để
học tập, giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính giáo dục thẩm mĩ,
môn ngữ văn giúp con người bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm
mĩ và hoàn thiện nhân cách. Vì thế ngữ văn là một môn học có khả năng đặc biệt
trong việc giáo dục kĩ năng cảm thụ cuộc sống từ đó học sinh có khả năng cảm thụ
những tác phẩm văn học, những nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Trong chương trình học có một số tiết học nhằm rèn luyện kĩ năng làm bài cho
học sinh như nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, nghị luận về một bài thơ –
đoạn thơ, nghị luận về một tác phẩm văn xuôi…
b/ Khó khăn:
Bản thân học sinh và gia đình chỉ chú trọng học kiến thức đặc biệt là những
môn học thời thượng để chọn nghề nên không chú trọng học văn, có học thì cũng
học với hình thức đối phó, học chay, học vẹt. Cuộc sống thời hiện đại làm cho cha
mẹ luôn bận rộn với công việc nên không có thời gian trò chuyện trao đổi, gần gũi
với con cái từ nhỏ hoặc quá cưng chiều không cho con ra ngoài giao tiếp, trải
nghiệm đã làm hạn chế khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy trừu tượng, cảm
thụ văn học và cuộc sống.
Khá nhiều học sinh chưa hiểu thật đầy đủ rằng nhân vật trong tác phẩm văn
học là “con đẻ”, là sản phẩm sáng tạo của một nhà văn nhất định. Nó là kết quả của
một quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Nó là sản phẩm từ sự tổng hợp nhào nặn.
Cũng do thế, nó mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Phân tích nhân vật còn để
nhận ra tài năng, đặc điểm bút pháp nghệ thuật của nhà văn, để thêm thú vị khi

thưởng thức một giá trị thẩm mĩ. Không ít học sinh chưa biết cách phân tích nhân
vật mà chỉ làm một cách máy móc. Vì vậy chưa làm nổi bật được những sắc thái
riêng của nhân vật, của tác phẩm nên bài làm chưa đạt hiệu quả cao.
Trường học ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất còn khó khăn. Học sinh ít có
điều kiện học tập tốt vì còn phải giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống chưa có nhiều
thời gian để nghiên cứu, đọc sách, tự học. Nhiều học sinh chưa tích cực tự học…
Trong tiết học văn do không chú trọng nên học sinh không đầu tư thời gian vào
môn văn. Đến lớp không soạn bài, học bài và không phát biểu ý kiến xây dựng bài,
từ đó khó tích hợp rèn kĩ năng làm các dạng bài cho học sinh. Do học sinh thụ
động nên giáo viên không thể dùng các phương pháp phát huy tính tích cực của
học sinh mà phải dùng các phương pháp truyền thống mất rất nhiêu thời gian. Điều
này gây nhiều khó khăn trong việc rèn kĩ năng làm các kiểu bài trong giờ dạy văn.
Trong chương trình THPT số tiết phân phối chương trình cho môn văn khá hạn
chế mà kiến thức bài học và kiến thức liên môn nhiều nên thời gian để rèn kĩ năng
làm các kiểu bài rất ít. Vì vậy rèn kĩ năng làm kiểu bài phân tích nhân vật trong tác
phẩm tự sự cho học sinh trong giờ dạy văn còn gặp nhiều khó khăn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Các giả pháp:
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 3


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, một số
phận riêng. Nó là “con người này” theo cách nói của nhà mĩ học người Đức nổi
tiếng Hêghen. Vậy phân tích một nhân vật chính là làm sáng tỏ một tính cách, một
số phận độc đáo. Những tính cách, số phận ấy được bộc lộ qua các phương diện
sau trong tác phẩm.

a/ Lai lịch:
Đây là phương diện đầu tiên chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân
vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đời của một người
cũng như mục đầu tiên trong bản “Sơ yếu lí lịch” ta thường khai là hoàn cảnh xuất
thân vậy.
- Hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ, hành vi vô giáo dục khi ở với người bác họ (để rồi
bị đuổi ra khỏi nhà) cùng những thành tích bất hảo của Xuân Tóc Đỏ trong cuộc
sống lang thang hè đường xó chợ đã góp phần tạo nên tính cách lưu manh láu lỉnh
của y sau này.
- Chí Phèo ngay từ khi sinh ra đã phải ném khỏi cuộc sống là đứa con hoang
không biết bố mẹ chẳng có nhà cửa. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp một phần tạo
nên số phận cô độc thê thảm của Chí Phèo.
- Mị là một cô gái dân tộc Mông xinh đẹp nhưng hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi
mẹ từ sớm, cha già yếu bệnh tật. Gia đình Mị có món nợ với nhà thống lí Pá Tra từ
thời bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của
thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận
bây giờ vẫn chưa trả được nợ. Chính hoàn cảnh đó là nguyên nhân sau này Mị bị
bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Làm vợ A Sử, làm dâu nhà thống lí
Pá Tra nhưng thực chất là làm nô lệ. Bị bóc lột sức lao động, làm việc quần quật cả
ngày lẫn đêm. Bị áp chế về tinh thần: nhốt vào buồng tối, trói, đánh đập, tập tục
trình ma làm tê liệt ý thức phản kháng.
- Thị người “vợ nhặt” vô gia cư, đến cả cái tên cũng chẳng có. Có lẽ thị không
phải là người ở xứ này, mà ở một nơi nào đó, do nạn đói đã trôi dạt đến đây. Chính
hoàn cảnh này đã lí giải cho hành động theo không Tràng về làm vợ. Thị khao khát
được sống, khao khát một mái ấm hạnh phúc. Đó là những khát vọng bình thường
và chính đáng của con người cần được cảm thông, chia sẻ và trân trọng.
- Vốn xuất thân từ tầng lớp trên, quen hưởng cuộc sống giàu sang, lại ít có dịp
gần gũi với quần chúng lao động nên văn sĩ Hoàng (truyện ngắn Đôi mắt) dễ có cái
nhìn khinh miệt, đen tối về người dân quê kháng chiến.
Tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi hoàn cảnh xuất thân,

hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó.
b/ Ngoại hình:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Xem mặt mà bắt hình dong”. Trong văn học miêu
tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật.
Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm (cái bên trong) của
nhân vật được thống nhất với ngoại hình (vẻ bề ngoài). Song cũng có những
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 4


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

trường hợp cái bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của nhân vật “trật khớp”, thậm chí
trái ngược nhau (như nhân vật Qua-di-mô-đô trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà của
Vichto Huygô). Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá
có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của một nhân
vật nào đó.
- Miêu tả nhân vật Chí Phèo nhà văn Nam Cao đâu quá kĩ lưỡng, rườm rà. Hắn
về lớp này trông khác hẳn, Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái
răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông
gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những
nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế
trông gớm chết! Chừng ấy chi tiết cũng giúp người đọc hình dung rõ sự thay đổi
hoàn toàn của Chí Phèo từ nhân hình đến nhân tính sau 7, 8 năm ở tù. Chí phèo từ
một anh nông dân hiền lành trở thành một tên lưu manh. Hắn về hôm trước, hôm
sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say
khướt…Miêu tả nhân vật văn sĩ Hoàng cũng thế, Nam Cao chỉ cần vài nét chấm
phá. Dáng người to béo, bước đi khệnh khạng, vừa đi vừa như bơi hai cánh tay ra
hai bên vì những khối thịt ở dưới nách kềnh ra, bàn tay múp míp, bộ mặt đầy đặn

và trên mép một cái vành móng ngựa ria trông như một chiếc bàn chải nhỏ - chừng
ấy chi tiết đủ giúp người đọc hình dung một con người kiểu cách, trưởng giả, một
lối sống sung túc, dư thừa giữa lúc nhân dân đang gian khổ kháng chiến.
- Về người đàn bà vùng biển Nguyễn Minh Châu gọi một cách phiếm định
“người đàn bà”. Điều tác giả gây ấn tượng chính là ngoại hình để liên tưởng đến số
phận của chị. Người đàn bà trạc ngoài 40 tuổi, một thân hình quen thuộc của người
đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nết thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt
mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ.
Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng…
- Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân được miêu tả với một vài chi tiết thật
đắt. Dáng ông gọn quánh như chất sừng, chất mun, tay lêu nghêu, chân khuỳnh
khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái, giọng nói vẫn ào ào như sóng nước. Mắt
ông lúc nào cũng vòi vọi như mong đợi một cái bến xa trong sương mù. Người đọc
có thể hình dung được cuộc sống của ông đã gắn bó với sông nước, với nghề lái đò
từ thủa ấu thơ. Ngoại hình này rất phù hợp với hoàn cảnh và nghề nghiệp của ông
lái đò.
- Thị trong “Vợ nhặt”, Kim Lâm chỉ vài nét phác họa “Hôm nay thị rách quá,
áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt
chỉ còn thấy hai con mặt.” Chỉ bằng ấy chi tiết thôi tác giả đã lên án sâu sắc hiện
thực xã hội. Chính sách cai trị tàn ác của Nhật, Pháp khiến nhân dân đói khổ, nạn
đói năm 1945 làm hơn hai triệu người chết đói. Nạn đói đã làm siêu đổ sức vóc
người lớn, giá trị con người bị rẻ rúng.
- Ở truyện ngắn “Vi hành”, mượn lời người con trai (đôi nam nữ thanh niên
người Pháp đi trên toa xe điện ngầm) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã phác họa chân
dung Khải Định: “Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt
bủng như vỏ chanh ấy đấy à?”. Các chi tiết này ám chỉ thật sâu cay một tính cách
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 5



ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

hèn kém, chẳng có mấy thiên lương cùng lối sống xa hoa trụy lạc của ông vua bù
nhìn An Nam.
Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội
tâm, vào bản chất của nhân vật.
c/ Ngôn ngữ :
Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hóa,
nhận ra tính cách của người ấy. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học
được cá thể hóa cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân.
- Nhân vật cố Hồng trong tiểu thuyết trào phúng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hễ
cứ mở miệng ra là gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” mặc dù ông ta chẳng biết việc
gì chỉ là một kẻ ngu dốt, háo danh.
- Nhân vật Xuân Tóc Đỏ cho đến khi đã trở thành “nhà cải cách thẩm mĩ ”,
“đốc tờ Xuân”, “giáo sư quần vợt”, “cố vấn báo gõ mõ”, …Được cả xã hội thượng
lưu thành thị trọng vọng, Xuân Tóc Đỏ vẫn đầu cửa miệng mấy chữ “mẹ kiếp”,
“nước mẹ gì”. Điều đó chứng tỏ cái tính cách lưu manh, vô học của y không sao
gột rửa nổi.
- Nhân vật Chí Phèo mở đầu tác phẩm “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng
thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng
nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai.
Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả là Vũ Đại ai cũng nhủ:
“Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật!
Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn.
Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn
không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi
này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân
hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiên răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí
Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết,

cả làng Vũ Đại cũng không biết…”. Người đọc có thể nhân thức rõ bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người của Chí, Chí đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người, không ai
coi Chí là con người. Làm nổi bật giá trị hiện thực - nhân đạo của tác phẩm. Chính
xã hội thực dân phong kiến đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa. Chí từ một
anh thanh niên hiền lành lương thiện bị Ba Kiến ghen đẩy vào tù, thậm chí đẩy đến
cai chết.
- Nhân vật Tràng (Vợ nhặt của Nam Cao) ta thấy rỏ anh là một người lao đông
bình dân với tính cách hồn nhiên, yêu đời thông qua lời nói hàng ngày “Một lần
hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc, Hắn hò rằng:“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với
anh, nì”. Hắn vỗ vỗ vào túi – Rích bố cu, hở! – Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuôn hàng lên xe rồi cùng về – Chệc kệ!”.
- Người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu) thông qua
ngôn ngữ, cách nói chuyện ở tòa án giúp Phùng hiểu ra nhiều điều của cuộc sống.
“Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 6


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

- Con lạy quý tòa…
- Sao, sao?
- Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”
cho thấy bà là một người phụ nữ quê mùa, it học, cam chịu, ít hiểu biết…
“ - Chị cám ơn các chú! – Người đàn bà tự nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn
thiết …Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng
túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:
- Từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt…Cũng vì xấu, trong phố không

ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá háy đến nhà tôi
mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền
lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi….
- Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày
cách mạng về… Mong các chú cách mạng hiểu cho, đám đàn bà hàng chài ở
thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để
cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con …” Phùng đã hiểu rỏ hơn về người đàn
bà, về chánh án Đẩu, về người đàn ông…và đặc biệt nhận thức sâu sắc hơn về cuộc
sống, về bàn thân mình.
- Hãy chú ý đến ngôn ngữ của Hoàng (Đôi mắt của Nam Cao) – một bậc đàn
anh trong văn giới đồng thời là một tay chợ đen chợ đỏ rất tài tình: “Tôi cho rằng
cuộc cách mạng tháng tám cũng như cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người
lãnh đạo cừ”, “Bộ Đông Chu mất ở Hà Nội, không đem đi được. Thế mới sầu đời
chứ! Hận quá, may mà bộ Tam quốc lại để ở ngoại thành, đem đi được, nếu không
thì buồn đến chết”.
d/ Nội tâm:
Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm
giác, cảm xúc, tình cảm, Suy nghĩ…Thế giới bên trong này thường tương tác với
thế giới bên ngoài (môi trường thiên nhiên, quan hệ và hành vi của những nhân vật
khác xung quanh, sự biến chuyển của đời sống xã hội…) đồng thời cũng có qui
luật vận động riêng của nó. Một nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy
trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống
nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được
một cách thuyết phục, kĩ lưỡng mặt này cũng là nơi chứng tỏ năng lực của người
phân tích tác phẩm.
- Bố cục truyện ngắn Hai đứa trẻ vận động theo dòng cảm giác bâng khuâng,
tâm trạng buồn man mác của nhân vật Liên trong không gian phố huyện nhỏ trước
giờ khắc ngày tàn dần về đêm. Tính trữ tình, sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thể
hiện qua việc diễm tả bao biến thái nhẹ nhàng của cảnh vật với lòng người.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, hay nhất có lẽ là những trang văn Tô Hoài

diễn tả sự trỗi dậy từng bước của sức sống tiềm tàng trong lòng Mị, quá trình hồi
sinh của tâm hồn cô trong đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn tình. Sự hồi
sinh này biểu hiện qua diễn biến tâm trạng, qua các cử chỉ, hành động. Nhìn mọi
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 7


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

người trong nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm ngày Tết cúng ma đang tụ
tập quanh bếp lửa khua chiêng, nhảy múa và uống rượu, Mị nghĩ: “Ngày tết, Mị
cũng uống rượu”. Cô lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Hành động uống
rượu ấy là gì nếu không phải là ý thức về quyền làm người, quyền bình đẳng đang
trỗi dậy. Đã là con người, ai chẳng có quyền uống chén rượu trong ngày Tết. Mị
cũng uống rượu và uống ừng ực như thể để chứng tỏ rằng mình còn là một con
người, để bỏ hờn. Nhiều người viết về vợ chồng A Phủ đã quên mất chi tiết ấy.
Cũng tương tự như thế, hãy chú ý đến hành động thắp sáng đĩa đèn của Mị: “Mị
đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu
Mị đang rập rờn tiếng sáo…”. Hành động này có ý nghĩa gì? Bấy lâu nay Mị có
bận tâm gì đến bóng tối hay ánh sáng xung quanh mình đâu. Cuộc đời đối với
người con dâu gạt nợ chỉ là một đêm dài. Nhưng bây giờ, Mị không còn chịu nổi
bóng tối đang vây quanh mình nữa. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là Mị đang muốn
thắp sáng lại cuộc đời mình? Đó là những hành động phản kháng âm thầm mà
quyết liệt, những hành động chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu tâm trạng từ khi
nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường.
- Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, phần viết về quá trình hồi sinh cảm
động của Chí Phèo và bi kịch đau đớn trong cõi tinh thần sau đó ở anh ta trở thành
những trang văn hay nhất của kiệt tác Chí Phèo. Nó là bài ca về sức mạnh kì diệu
của tình người, của tình yêu. Sự chăm sóc ân cần của Thị Nở, những bát cháo hành

nóng hổi của Thị Nở thật sự đã mang hương vị ngọt ngào của tình yêu khiến cho
Chí Phèo lại biết khóc, biết cười như một con người. Thị Nở đâu chỉ là người yêu
mà chính là con đường sống, là chiếc cầu dẫn Chí Phèo trở lại cái xã hội bằng
phẳng, thân thiện của loài người. Có hiểu hết niềm vui hồi sinh của Chí Phèo, có
hiểu hết vai trò quan trọng của Thị Nở như thế ta mới càng thấm thía nỗi đau đớn,
tuyệt vọng của Chí Phèo khi chiếc cầu kia đột ngột bị “rút ván”. Khi bị Thị Nở đột
ngột cự tuyệt, Chí Phèo ban đầu chưa thể hiểu bởi anh ta đang “say” với nguyện
ước trở lại làm người. Khi chợt hiểu ra, Chí Phèo lại vơ lấy rượu uống. Nhưng thật
ra lúc này càng uống lại càng tỉnh, “tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa,
hắn cú thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức…”. Có lẽ,
trong cuộc đời hơn bốn mươi năm của Chí Phèo chỉ có một lần khóc như thế!
Người đàn ông khốn khổ đến lúc này mới được hưởng hương vị của cháo hành thì
chẳng thể nào quyên…Không thể quay lại làm quỷ dữ nữa. Chí Phèo đành đi đến
cái chết, phải trả thù kẻ thù đích thực của mình! Rốt cuộc, một Chí Phèo tỉnh đã
giết chết một Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương bằng thịt đã chết nhưng còn lại
trong lòng người đọc là một Chí Phèo đang lên tiếng đòi quyền sống, đang dõng
dạc đòi quyền lương thiện. Diễn tả quá trình hồi sinh rồi bị cự tuyệt quyền làm
người để đi đến hành động tra thù, tự sát quyết liệt ở nhân vật Chí Phèo, Nam Cao
đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo sâu sắc về con người.
Qua các dẫn chứng vừa nêu ở trên ta thấy là diễn biến nội tâm thường gắn liền
cử chỉ hành động của nhân vật thường được “hữu hình hóa” qua cử chỉ hành động.
e/ Cử chỉ, hành động:

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 8


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH


Không phải ngẫu nhiên mà khi miêu tả nhân vật Hoàng trong buổi tối tiếp
chuyện Độ, Nam Cao (qua mắt Độ) hay đặc tả những động tác khác thường ở nhân
vật này. Chúng ta hãy thử liệt kê: “Anh cười gằn một tiếng, nhìn bao trùm cả người
tôi, hỏi”, “Nỗi khinh bỉ của anh phì ra cả ngoài, theo cái bĩu môi dài thườn thượt.
Mũi anh nhăn lại như ngủi thấy mùi xác thối…”, “Anh trợn mắt bảo tôi…”,
“Hoàng nhếch một khóe môi lên gay gắt…”, “Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như
một con mèo vồ một con chuột…”. Qua những cử chỉ hành động ấy, chúng ta đủ
hiểu Hoàng khinh miệt, ghê tởm dân quê đến mức nào, tính hiếu thắng, kẻ cả trong
trò chuyện của anh ta ra sao. Ấy cũng là một cái tài trong ngòi bút của Nam Cao
khi khắc họa tính cách nhân vật.
Bản chất con người ta bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động.
Phân tích nhân vật, vì thế cần tập trung khai thác kĩ nhất các cử chỉ, hành động. Đó
là sự thật hiển nhiên. Nhưng đáng chú ý là bản chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở
việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm việc ấy của nhân vật nữa. Vế sau này là
một phương diện vô cùng quan trọng để nhà văn cá tính hóa nhân vật.
- Nam Cao đã dựng lên trước mắt ta một Chí Phèo bằng xương bắng thịt với
tính cách điên khùng, uất ức, với số phận tuyệt đối cô độc và bi thảm không thể lẫn
với bất kì một ai khác. Quả là rất Chí Phèo từ một bộ mặt với đầy những vết ngang
dọc, dáng đi ngất ngưỡng đến cách chửi, từ kiểu rạch mặt ăn vạ, kiểu uống rượu
đến lối tỏ tình với Thị Nở “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”, từ
hành động xách dao ra đi trả thù đến cách đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời
mình.
-Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, cũng là cách trừng trị người nô lệ
nhưng cái cách mà thống lí Pa Tra hành hạ A Phủ vì anh để mất bò mới độc ác làm
sao, càng chứng tỏ cái quyền lực ghê gớm và bộ mặt tàn bạo của giai cấp phong
kiến thống trị ở miền núi.
Khi điển hình hóa nhân vật, một nhà văn có tài thường “lựa chọn” cho nhân
vật những hành động độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
* Trong phần trên chúng ta đã chỉ ra các phương diện cơ bản khi phân tích nhân
vật trong tác phẩm tự sự. Ở đây cần lưu ý: Không phải bất cứ các nhân vật nào

cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này (lai lịch, ngoại hình, ngôn
ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động). Có chỗ nhiều, chỗ ít, có chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi
thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu
vào các phương diện thành công nhất trong tác phẩm. Cũng không nhất phải tuần
tự theo năm phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế, cho bài làm văn của
mình hấp dẫn.
f/ Vai trò của tình huống đối với việc thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự:
Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
thể hiện tính cách và số phận nhân vật.
Có thể hiểu tình huống là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thường đang
thử thách con người. Nó gồm những diễn biến, Sụ kiện đòi hỏi con người trong đó
phải xoay trở, cần phải bộc lộ một cách chân xác năng lực và bản chất của mình.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 9


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

Như vậy, tình huống gắn chặt cùng cốt truyện, thường hiện lên rõ rệt các bước
ngoặt trên dòng cốt truyện và tác động trực tiếp tới nhân vật. Xây dựng tình huống
trở thành nhiệm vụ và hứng thú, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn.
Khi phân tích nhân vật cần quan tâm thích đáng đến tình huống. đó chính là
căn cứ để phân tích, lí giải sự phát triển của tính cách, số phận nhân vật.
- Cuộc đời của Chí Phèo sẽ ra sao nếu không có cuộc gặp gỡ tình cờ với Thị
Nở? Tại sao cuộc gặp gỡ có vẻ ngẫu nhiên mà lại mang tính định mệnh này, Nam
Cao đã dẫn Chí Phèo đến một bước ngoặc lớn lao trong cuộc đời. Chí Phèo được
một bàn tay đàn bà chăm sóc, được hưởng hương vị cháo hành, Chí Phèo ao ước
được làm hòa với mọi người, được trở về cái xã hội bằng phẳng và thân thiện của
loài người. Rồi lời lẽ bà cô Thị Nở đột ngột trở mặt. Chí Phèo tự nhận ra tấn bi

kịch chua xót của kẻ bị cự tuyệt quyền làm người…Những sự kiện dồn dập ấy
khiến nổi lên quá trình hồi sinh cảm động, đáng thương của người cố nông lương
thiện trong con quỷ dữ Chí Phèo, càng ngời lên vẻ đẹp nhân phẩm và số phận tuyệt
vọng, bế tắc của một tầng lớp nhân dân cùng khổ.
- Cũng viết về người lao động nghèo, hiếm ai xây dựng được tình huống
truyện độc đáo và hấp dẫn như Kim Lân trong Vợ Nhặt. Bối cảnh xám xịt của nạn
đói năm 1945 với cuộc trở về lạ lùng của Tràng và một người đàn bà lạ vào một
buổi chiều thê lương nồng nặc mùi xác chết, tiếng quạ kêu…về một căn nhà tồi
tàn, trước sự ngạc nhiên của mọi người trong xóm ngụ cư. Hai bận tầm phơ tầm
phào với mấy câu nói nủa đùa nủa thật, cùng bốn bát bánh đúc, ấy thế mà thành vợ
thành chồng. Quả là tình huống cười ra nước mặt, đan xen thú vị giữa hài và bi,
giữa đen tối và tươi sáng. Nhưng chính trên cái cảnh tối sầm này bỗng lấp lánh cái
nhìn nhân đạo vô cùng đáng quí của Kim Lân. Nhà văn như muốn nói với bạn đọc
rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù cả khi phải đối chọi hàng ngày với cái đói, cái
chết, người dân lao động nghèo vẫn biết vui với hạnh phúc bình dị mà mình đang
có, khao khát sống, khao khát hạnh phúc gia đình và vẫn lạc quan về tương lai.
- Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi xây dựng được một
tình huống độc đáo. Nhân vật Việt rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trân
đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại,
tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi đứt (ngất đi)
khi nối (tỉnh lại). Tóm lại, tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của
thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật. Câu truyện trở nên chân thật hơn,
khách quan nhưng vẫn có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự
sự và trữ tình.
- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một
tình huống độc đáo. Phùng đã chứng kiến tận mắt người đàn ông đánh vợ một cách
tàn bạo, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng. Trước đó anh nhìn đời bằng cái nhìn
của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo thơ mộng của thuyền
biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn. Phùng đã phát
hiện ra hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Chính tình huống câu chuyện của

người đàn bà ở tòa án, giúp người nghệ sĩ thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ
những ngang trái trong gia đình thuyền chai, hiểu sâu thêm những phẩm chất tốt
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 10


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

đẹp của người đàn bà, chị em thắng Phác, về người đàn ông, hiểu thêm về người
đồng đội (chánh án Đẩu) và rút ra được nhiều điều cho chính mình. Nguyễn Minh
Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả
năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặc trong tư
tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa
khám phá, phát hiện đời sống.
Muốn làm nổi bật bản chất nhân vật, nhà văn cần đặt nó vào các tình huống
thư thách. Nếu không có tình huống xin đi nhờ xe của một cô gái và đặc biệt là tình
huống chiếc xe bất ngờ gặp máy bay địch oanh tạc khi vừa qua khỏi ngầm Đá
Xanh làm sao vẻ đẹp nhân vật Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh
Châu) được soi tỏ từ một góc độ mới. Cô gái có tấm thân mảnh dẻ, mang “vẻ đẹp
giản dị và mát mẻ như sương núi” ấy cũng là một chiến sĩ dũng cảm, dày dạn kinh
nghiệm trong thử thách bom đạn và sẵn sàng đỡ viên đạn cho người đồng đội vừa
mới gặp mặt. Tình huống này khiến Lãm cũng như người đọc nhận ra và khâm
phục vẻ đẹp toàn bích của hình tượng nhân vật Nguyệt.
Mối quan hệ giữa tình huống với nhân vật thể hiện mối tương quan giữa hoàn
cảnh và tính cách. Hoàn cảnh càng có tính điển hình, càng có độ gây cấn thì càng
dễ nổi bật tính cách điển hình của nhân vật.
2. Minh họa cho các giải pháp trên:
Để làm sáng tỏ và phần nào giúp các bạn vận dụng các vấn đề lí thuyết, sau
đây tôi xin trình bày một bài tập làm văn với dạng đề phân tích nhân vật.

Đề: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Bái làm:
Nam Cao (1917-1951) là một trong số những nhà văn tiêu biểu nhất của
văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tồn tại và phát triển chỉ trên dưới mười lăm
năm, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã sáng tạo được nhiều hình tượng điển
hình giàu sức sống. Trong gia đình những nhân vật điển hình này, Chí phèo (Nam
Cao) xuất hiện như một gương măt nổi bật.
Truyện Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc của Nam Cao về đế tài
người nông dân, cũng là một trong những đỉnh cao của trào lưu hiện thực phê
phán. Thành công của hình tượng Chí Phèo chứng tỏ tài năng nghệ thuật độc đáo
của Nam Cao, kết tinh giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác
phẩm này.
Bối cảnh hiện thực của truyện ngắn Chí Phèo là xã hội nông thôn Việt Nam
nghèo đói những năm bốn mươi. Trong không khí tối sầm này, Không ít người
nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng, lưu manh, không it người phải điên
khùng, liều lĩnh mà tồn tại. Tính cách Chí Phèo mang ý nghĩa điển hình cho lớp
người ấy trong thời buổi xã hội ấy.
Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp ngay Chí Phèo ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi. “
Bao giờ cũng thề, cứ rượu xong là hắn chửi…”. Không phải ngẫu nhiên mà Nam
Cao để Chí Phèo xuất hiện đầu tiên bằng tiếng chửi và hắn thường xuyên xuất hiện
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 11


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

bằng tiếng chửi. Chí Phèo chửi ai? “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ
rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?
Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai”. Nghĩa là ý

đối lập với tạo hóa, với xã hội. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng
cả là Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật!
Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Nghĩa là y đối lập với quê hương.
Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nghĩa là y đối lập với
mọi người (vì có đứa nào chửi nhau với hắn đâu). Nhưng cũng không ai ra điều.
Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết
mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ
thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!
Hắn nghiên răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nghĩa là Chí phèo tự đối
lập lại nguồn gốc, sự tồn tại của mình. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo?
Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không biết…”. Những mong
tìm mối dây liên hệ với xã hội chỉ bằng tiếng chửi mà không thể có. Chí Phèo tồn
tại như một con vật. Ấy là một kẻ lưu manh, liều lĩnh trong tình cảnh cô độc tuyệt
đối. Người đọc có thể nhân thức rõ bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí,
Chí đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài ngươi, không ai coi Chí là con người. Làm nổi bật
giá trị hiện thực - nhân đạo của tác phẩm. Ngay từ khi mới sinh ra, Chí Phèo đã bị
ném khỏi lề cuộc sống, chỉ trông mong vào lòng trắc ẩn của kẻ qua đường. Trong
làng Vũ Đại, Chí Phèo là “một thằng cùng hơn cả dân cùng; không cha không mẹ,
không thước đất cắm dùi”. Cả đời Chí Phèo “chưa bao giờ được chăm sóc bởi một
bàn tay đàn bà”, đến nỗi mơ ước chung sống với một người phụ nữ xấu đến ma chê
quỷ hờn cũng không đạt được. Chí Phèo tồn tại trong sự khinh rẻ và ghê sợ của
mọi người. Chí Phèo chết đi cũng trong sự cô độc. Không gì cô độc, tủi nhục hơn
khi chết mà không được lấy một giọt nước mắt, chết mà người ta mừng! Mong ước
trở lại làm người của Chí Phèo đã bị cự tuyệt, bị xã hội từ chối phũ phàng. Số phận
khốn khổ ấy của Chí Phèo tiêu biểu cho số phận của cả một lớp người cố cùng
dưới đáy xã hội cũ.
Hiện tượng Chí Phèo vô cùng độc đáo nhưng không phải ngẫu nhiên, cá biệt.
Thông qua tính cách điên khùng, số phận bi thảm của Chí Phèo, tác giả đã khái
quát lên qui luật tha hóa con người nghiệt ngã của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Cái gì đã đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi? Ai đã biến Chí Phèo thành con quỷ

dữ của làng Vũ Đại?
Cái con quỷ dữ ấy đã từng có một thời làm người hiền lành, lương thiện. Từ
tuổi thơ “bơ vơ chuyền tay cho người làng nuôi” đến tuổi thanh niên “làm canh
điền cho ông Lí Kiến” Chí Phèo sống cuộc đời cực khổ của người cố nông ở nông
thôn. Anh nông dân hiền lành ấy đã từng mơ ước một cuộc sống hạnh phúc giản dị
trong lao động “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”. Tuy còn trẻ, anh cũng phân biệt được
tình yêu chân chính với thói dâm dục xấu xa; bị bà Ba gọi lên bóp chân, anh “chỉ
thấy nhục chứ yêu đương gì”. Nhưng bản chất trong trắng, lương thiện của người
nông dân trong Chí Phèo đã bị bọn cường hào và nhà tù thức dân ra sức bóp chết.
Chí Phèo vô cớ bị đẩy vào tù, bảy tám năm sau về làng, hắn đã thành người khác
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 12


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

hẳn. “Hắn về lớp này trông khác hẳn, Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì
trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh,
đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay
cũng thế trông gớm chết!” Chừng ấy chi tiết cũng giúp người đọc hình dung rõ sự
thay đổi hoàn toàn của Chí Phèo từ nhân hình đến nhân tính sau 7, 8 năm ở tù. Chí
phèo từ một anh nông dân hiền lành trở thành một tên lưu manh. “Hắn về hôm
trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều.
Rồi say khướt…”.
Về cái làng Vũ Đại chật chội mà bao thế lực xâu xé nhau, một thước đất cắm
dùi không có, Chí Phèo biết làm gì để sống. Không thể hiền lành mà sống - oái ăm
thay để tồn tại, phải cướp giật, ăn vạ, đâm chém. Muốn thế phải liều lĩnh, phải gan

góc. Những thứ ấy Chí Phèo tìm ở rượu, và Chí Phèo luôn luôn say, “hắn say thì
hắn làm bất cứ thứ gì người ta sai hắn làm”. Người ta đây chính là Bá Kiến – kẻ ăn
tiên chỉ làng Vũ Đại, Kẻ lọc lõi, già đời đục khoét, gian ngoan vô cùng trong nghề
bóc lột. Chúng ta còn nhớ lần thứ nhất Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau hôm đi ở tù
về. Bằng tiếng chửi, bằng vỏ chai rạch mặt ăn vạ, đến nhà Bá Kiến với ý định để
trả thù. Nhưng đến khi từ nhà cụ Bá ra về với tâm trạng thỏa thê, với đồng bạc
trong tay. Đặc biệt là lần đòi được nợ ở nhà đội Tảo (nhờ sự may mắn tình cờ) thì
Chí Phèo đã dần trở thành công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến. Chí Phèo đã bán đi
cả nhân phẩm lẫn nhân hình để tồn tại và tồn tại như một con vật. Hiện tượng Chí
Phèo tiêu biểu cho sự tha hóa phổ biến trong xã hội tàn phá ghê gớm con người.
Khi những người nông dân vốn lương thiện mà dốt nát, tăm tối bị rơi và tình trạng
bần cùng hóa thì dễ uất ức mà trở thành những kẻ “cố cùng liều thân”. Gặp kẻ
thống trị xảo quyệt, sự liều thân cô độc này rất dễ bị lợi dụng, mua chuộc để biến
thành sự phá hoại mù quáng. Cuối cùng họ lại trở thành đầy tớ tay chân cho chính
kẻ thù của mình. Đó là một qui luật đầy mĩa mai, chua xót trong xã hội cũ. Sức
mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là ở chỗ đó.
Một hiện tượng điển hình đầy sức sống bao giờ cũng là một “con người này”
(theo cách nói của Hêghen). Ấy là một cá tính độc đáo, rõ nét, một gương mặt
không thể lẫn. Hình tượng Chí Phèo vừa mang tính khái khát cao, tính phổ biến
sâu rộng đồng thời mang những nét riêng độc đáo. Mấy ái có “lai lịch” lạ lùng như
Chí Phèo. Mấy ai lớn lên với cảnh ngộ tội nghiệp như Chí Phèo. Chí Phèo là một
cuộc đời rất riêng ngay từ khi sinh ra, lớn lên cho đến lúc chết đi. Chí Phèo độc
đáo từ ngoại hình đến tiếng chửi, đến cách hành động. Một bộ mặt không hẳn ra
con người; không hẳn ra con vật, đầy những vằn ngang vạch dọc do nhựng lần đâm
chém, rạch mặt ăn vạ. Một lối chửi rủa điên khùng, uất ức…thật Chí Phèo, cũng
thật Chí Phèo đến cách uống rượu đến cách toan đốt quán khi không được uống
chịu, thậm chí đến cách tỏ tình với Thị Nỡ cũng rất Chí Phèo “hay là mình sang
đây ở với tớ một nhà cho vui” và cách đâm chém kẻ thù rồi kết liễu đời mình. Hình
tượng Chí Phèo gây ấn tượng thật sâu đậm với người đọc. Mặt tiêu biểu khái quát
của số phận Chí Phèo bộc lộ qua những nét cụ thể, độc đáo của y; ngược lại những

nét riêng, độc đáo trong tính cách Chí Phèo phản ánh sinh động cảnh ngộ, số phận
của một lớp người.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 13


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

Những sự kết hợp biện chứng, hài hòa giữa hai mặt tính chung và tính riêng ở
hình tượng Chí Phèo không chỉ thể hiện ở trên. Xây dựng hình tượng Chí Phèo,
Nam cao đã phát hiện ra và hết sức trân trọng bản chất lương thiện ở người nông
dân nghèo khổ. Ở phần sau tác phẩm, nhân vật này được thể hiện như một tính
cách người đang hồi sinh. Trên phương diên này Chí Phèo điển hình cho số phận bi
thảm và sự vùng dậy phản kháng quyết liệt, tuyệt vọng nhưng rất đáng quí ở người
lao động bị áp bức.
Năm ngày chung sống với Thị Nở như một tia sáng lóe lên trong cuộc đời tăm
tối dằng dặc của Chí Phèo để rồi vụt tắt ngấm đưa anh ta vào cõi chết. Cuộc gặp gỡ
tình cờ với Thị Nỡ (hai duyên số kì lạ dưới bàn tay khéo léo của ông mối Nam
Cao) không chỉ khơi dậy bản năng sinh lí của gã đàn ông mà quan trọng hơn, đã
đánh thức lương tri của người cố nông lương thiện bấy lâu nay bị vùi lấp sâu trong
con quỷ dữ Chí Phèo. Phần viết về quá trình hồi sinh cảm động của Chí Phèo và bi
kịch đau đớn trong cõi tinh thần sau đó ở anh ta trở thành những trang văn hay nhất
của kiệt tác Chí Phèo. Nó là bài ca về sức mạnh kì diệu của tình người, của tình
yêu. Sự chăm sóc ân cần của Thị Nở, những bát cháo hành nóng hổi của Thị Nở
thật sự đã mang hương vị ngọt ngào của tình yêu khiến cho Chí Phèo lại biết khóc,
biết cười như một con người. Thị Nở đâu chỉ là người yêu mà chính là con đường
sống, là chiếc cầu dẫn Chí Phèo trở lại cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của loài
người. Có hiểu hết niềm vui hồi sinh của Chí Phèo, có hiểu hết vai trò quan trọng
của Thị Nở như thế ta mới càng thấm thía nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Chí Phèo

khi chiếc cầu kia đột ngột bị “rút ván”. Khi bị Thị Nở đột ngột cự tuyệt, Chí Phèo
ban đầu chưa thể hiểu bởi anh ta đang “say” với nguyện ước trở lại làm người. Khi
chợt hiểu ra, Chí Phèo lại vơ lấy rượu uống. Nhưng thật ra lúc này càng uống lại
càng tỉnh, “tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cú thoang thoảng
thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức…”. Có lẽ, trong cuộc đời hơn bốn
mươi năm của Chí Phèo chỉ có một lần khóc như thế! Người đàn ông khốn khổ
đến lúc này mới hưởng hương vị của cháo hành thì chẳng thể nào quyên…Không
thể quay lại làm quỷ dữ nữa. Chí Phèo đành đi đến cái chết, phải trả thù kẻ thù đích
thực của mình! Rốt cuộc, một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say. Chí
Phèo bằng xương bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lòng người đọc là một Chí
Phèo đang lên tiếng đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi quyền lương thiện. Diễn tả
quá trình hồi sinh rồi bị cự tuyệt quyền làm người để đi đến hành động tra thù, tự
sát quyết liệt ở nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo sâu
sắc về con người.
Góp phần làm nên thành công rực rỡ cho tác phẩm không thể không nhắc đến
nghệ thuật. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách sâu sắc với những đoạn độc
thoại nội tâm, xây dựng được những chi tiết điển hình (chi tiết bát cháo hành, cái là
gạch cũ, chi tiết tiêng chửi), cách thần thuật linh hoạt không theo trình tự thời gian,
kết cấu vong tròn. Ngôn ngữ sinh động gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Giọng điệu lạnh lùng, dửng dưng nhưng đầy thương cảm. Xây dựng được những
nhân vật điển hình…
Trong nền văn xuôi hiện đại, Chí Phèo là một hình tượng vô cùng độc đáo.
Cuộc đời đầy đau thương, tủi hận của Chí Phèo điển hình cho số phận bi thàm của
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 14


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH


tầng lớp nông dân bần cùng hóa, lưu manh hóa không lối thoát trong xã hội cũ, của
những người cùng khổ, tăm tối dưới ách áp bức tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp
thống trị. Với hình tượng văn học điển hình bất hủ này, Nam Cao đã lớn tiếng vạch
trần bản chất tàn bạo của tầng lớp thông trị trong xã hội thực dân nửa phong kiến
đã hủy hoại con người, đồng thời thể hiện một niềm tin sâu sắc vào bản tính tốt đẹp
của con người.
IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài đã được giới thiệu, triển khai trong tổ, được các giáo viên của tổ đánh
giá cao. Qua tiết dạy, giáo viên phản hồi tích cực, đa số học sinh hứng thú, tiếp thu
nhanh, đạt được kết quả cao trong kiểm tra, đánh giá…
Riêng bản thân, sau nhiều năm ứng dụng đã thu được kết quả như sau:
Lĩnh vực ứng dụng

Kết quả đạt được

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp

Trên mức bình quân của sở

Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Năm 2011-2012 Đạt 3 giải học sinh
giỏi cấp tỉnh, trong đó 2 giải ba, 1 giải
khuyến khích.
- Năm 2014-2015 Đạt 7 giải học sinh
giỏi cấp cấp tỉnh, trong đó 2 giải nhì, 2
giải ba, 3 giải khuyến khích.
- Năm 2016-2017 Đạt 5 giải học sinh
giỏi cấp cấp tỉnh, trong đó 1 giải nhì, 3
giải ba, 1 giải khuyến khích.


V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Chúng ta muốn khẳng định
mình, muốn đạt được kết quả cao trong kiểm tra đánh giá cần nắm vững các kĩ
năng làm bài.
Tuy vậy muốn có những kĩ năng cần thiết để làm các dạng bài, cần phải rèn
luyện trong quá trình không phải một sớm một chiều. Để có những kĩ năng đó con
người cần phải rèn luyện nhiều mặt ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Giáo
viên dạy văn phải chú ý không chỉ bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mà còn phải rèn
luyện kĩ năng làm các dạng bài cho học sinh nhằm giúp các em làm tốt các bài
kiểm tra đánh giá, đạt được kết quả cao tao hứng thú trong học tâp từ đó yêu thích
học môn ngữ văn.
Muốn đạt được mục đích cần có sự nỗ lực từ nhiều phía: Về phía học sinh, gia
đình cần phải thấy tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài.
Giáo viên dạy văn phải có lòng nhiệt tình đầu tư vào giờ dạy học phải đa dạng các
phương pháp - phát huy tính tích cực của học sinh - Rèn luyện kĩ năng làm bài
thường xuyên.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 15


ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH

Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy chia sẻ cùng đồng
nghiệp. Nếu có gì thiếu sót, rất mong các Thầy cô góp ý và bỏ qua.
Cuối cùng xin chúc Quý Thầy cô dồi dào sức khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết
vì sự nghiệp giáo dục và luôn thành công trong cuộc sống./.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Bộ giáo dục và đào tạo (2014). Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát năng lực học sinh.
2.

Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt

3.

Bộ giáo dục và đào tạo. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên). Ngữ văn

4.

Bộ giáo dục và đào tạo. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên). Ngữ văn

11
12
NGƯỜI THỰC HIỆN

Mai Thị Ngọc Hằng

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 16



×