Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

skkn tên đề tài NCKHSPƢD (VIẾT IN HOA đậm) môn NGỮ văn 10 góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG học tập CHO học SINH TRƯỜNG THPT tư THỤC TRƢƠNG VĨNH ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 44 trang )

BM 01-Bia NCKHSPƯD

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT TT TRƢƠNG VĨNH KÝ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƢ PHẠM ỨNG DỤNG
MÔN NGỮ VĂN 10 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT TƢ THỤC TRƢƠNG VĨNH KÝ

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THOA
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn



(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in Báo cáo NCKHSPƯD
 Mơ hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác


(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016-2017


BM02-LLKH

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THOA
2. Ngày tháng năm sinh: 29/12/1991
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Phường Xuân Trung, TX Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613781334

(CQ)/ (NR); ĐTDĐ:01664691389

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đồn thể, cơng việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): giảng dạy môn Ngữ văn
9. Đơn vị công tác: Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Ngữ văn
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Ngữ văn hệ chính quy

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm: 03 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng đã có trong 5 năm gần đây: chưa

2


BM03-BCNCKHSPƯD

Tên đề tài NCKHSPƢD (VIẾT IN HOA ĐẬM)
MÔN NGỮ VĂN 10 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT TƢ THỤC TRƢƠNG VĨNH KÝ
Tên tác giả và tổ chức
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THOA

Đơn vị THPT TT Trương Vĩnh Ký

I. TÓM TẮT
Văn học là nhân học – là môn khoa học dạy chúng ta cách làm người, hướng
chúng ta đến các giá trị: chân – thiện – mỹ. Vì vậy, vai trị và trách nhiệm của giáo
viên dạy văn là rất quan trọng. Họ chính là những kĩ sư tâm hồn, là người hình
thành và ni dưỡng các giá trị ấy trong lịng mỗi học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, số lượng học sinh u thích và đầu tư đúng mức cho mơn học này cịn rất
khiêm tốn. Điều đó kéo theo chất lượng học tập mơn Ngữ văn của các em cịn khá
thấp. Thực tế ấy đặt ra cho các nhà giáo dục nói chung và giáo viên dạy văn nói
riêng nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi phương
pháp dạy học và cả phương tiện hỗ trợ trong mỗi giờ học văn. Mục đích là làm sao
cho mỗi tiết học văn khơng cịn khơ khan, nhàm chán, nặng nề kiến thức mà ngược

lại, trở nên phong phú, lôi cuốn học sinh. Để thay đổi thực trạng này, tôi đưa ra
giải pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy mơn Ngữ văn 10 để góp phần nâng cao
chất lương học tập của các em. Nghiên cứu được tiến hành trên 02 nhóm. Nhóm 1
(Nhóm thực nghiệm) : gồm 15 em lớp 10C3; Nhóm 2 (Nhóm đối chứng): gồm 15
em lớp 10C4. Cả 02 nhóm có những đặc điểm giống nhau đó là: cùng một độ tuổi,
có sự tương đương về giới tính, trình độ và khả năng nhận thức (có kiểm tra trước
khi tiến hành thực nghiệm). Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế
(có ứng dụng CNTT) khi dạy các bài từ tiết 73 đến hết tiết 76 thuộc tuần 29 đúng
theo PPCT môn Ngữ văn 10 năm học 2016 – 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy
tác động trên đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Nhóm thực
nghiệm (Nhóm 1) có kết quả bài kiểm tra cao hơn nhóm đối chứng (Nhóm 2).
Điểm kiểm tra lúc ban đầu khi chưa thực hiện giải pháp thay thế như sau: ở nhóm
thực nghiệm có giá trị trung bình là 6.80, cịn ở nhóm đối chứng có giá trị trung
bình là 6.87. Qua kiểm chứng, cho ta thấy giá trị p = 0.01 (p < 0.05), nghĩa là có sự
khác biệt rất lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối
chứng. Điều đó đã chứng minh rằng việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy có
hiệu quả rất tốt, góp phần nâng cao chất lượng môn ngữ văn của học sinh khối 10
trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, các đơn vị kiến thức được nhà
biên sọan trình bày theo từng đề mục tương ứng với từng đơn vị kiến thức cần đạt.
Ở phần văn bản, bố cục lần lượt là: giới thiệu tác giả, tác phẩm; đưa văn bản; chú
thích; ghi nhớ và cuối cùng là luyện tập. Còn phần Tiếng Việt và Tập làm văn có
bố cục quy nạp: đề mục, cung cấp ngữ liệu liên quan, câu hỏi kèm theo, ghi nhớ và
cuối cùng cũng là phần luyện tập. Xét về tính khoa học, ta thấy cách trình bày, bố
trí như thế là hợp lí, các kiến thức được trình bày rõ ràng. Nhưng thực tế mà nói,
3



trong quá trình giảng dạy, đăc biệt là dạy theo phương pháp truyền thống: thuyết
trình xen kẽ vấn đáp (khơng có sự hỗ trợ của CNTT), người thầy gặp khơng ít khó
khăn, trở ngại. Trải qua 3 năm trực tiếp giảng dạy và lắng nghe chia sẻ của những
đồng nghiệp thâm niên tơi có thể tạm chia những khó khăn ấy thành các điều sau
đây:
+ Thứ nhất là gặp khó khăn, trở ngại về mặt thời gian. Hiện tượng “cháy
giáo án” là điều không hiếm thấy khi dạy các bài có lượng kiến thức lớn (chẳng
hạn các bài Truyện Kiều, Bình Ngơ Đại Cáo, Phú sơng Bạch Đằng,…). Đã có
nhiều tiết, vì áp lực về mặt thời gian, chúng ta đành phải “hi sinh” đơn vị kiến thức
này để làm “sáng” đơn vị kiến thức khác trong cùng một bài học. Cũng vì thời gian
có hạn, khi gặp những bài dài giáo viên dè dặt trong việc mở rộng, đào sâu kiến
thức mà đáng lẽ ra cần đưa ra trao đổi với học trị.
+ Khó khăn thứ hai phải kể ra đó là tính sinh động, khả năng lơi cuốn của
sách giáo khoa (SGK). Do là văn bản khoa học nên cách viết của SGK phần lớn
thiên về kiến thức, chưa chú trọng nhiều về mặt hình thức. Phần hình ảnh minh họa
cho tác giả, đặc biệt là tác phẩm (các tập thơ, tập truyện, bài viết, bài nói liên quan
đến tác phẩm) thiếu rất nhiều. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy cả hai quyển Ngữ văn 10
tập 1 và tập 2 rất hiếm thấy có một tranh ảnh nào minh họa cho ngữ liệu của phần
Tiếng Việt và Tập làm văn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tư duy, óc
tưởng tượng của học sinh trong quá trình tiếp cận và lĩnh hội.
Nhận thấy được hai trở ngại lớn ấy, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp thay thế
sau:
2.Giải pháp thay thế:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mơn Ngữ văn 10 góp phần nâng
cao chất lượng học tập của học sinh trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký. (Minh
họa cho giải pháp thay thế xin mời quý Ban Giám khảo xem ở phụ lục 7.2).
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào giảng dạy mơn Ngữ văn 10 có góp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mơn Ngữ văn 10 có góp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
III. PHƢƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
- Về phía GV: Cơ Nguyễn Thị Thoa đang dạy bộ môn Ngữ văn 10 ở hai nhóm:
nhóm 1 (nhóm thực nghiệm) và nhóm 2 (nhóm đối chứng). Tinh thần, trách
nhiệm ở hai nhóm là như nhau.
- Về phía HS: Hai nhóm được lựa chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính và
khả năng nhận thức. Cụ thể:

4


Số
liệu

Bảng 1: Tình hình của hai nhóm
Số lƣợng giữa các
Kết quả cuối năm lớp 9
lớp

Sĩ số Nam
Nữ
Giỏi Khá
Nhóm
15
07
08
5
5

01
15
07
08
5
5
02
Ý thức học tập của các em đều tích cực, chủ động.

TB

Yếu

Kém

5
5

0
0

0
0

2. Thiết kế
Tiến hành trên hai nhóm gồm: Nhóm 01 (15 em HS lớp 10C3) là nhóm thực
nghiệm. Nhóm 02 (15 em HS lớp 10C4) là nhóm đối chứng. Sau khi giảng dạy
bình thường với cả hai nhóm (cùng một phương pháp giảng dạy, truyền đạt lượng
kiến thức như nhau) từ tiết 73 đến tiết 76 (tức kiến thức của tuần 29), tơi tiến hành
cho cả hai nhóm làm một bài kiểm tra chung. Đề kiểm tra xin mời quý Ban giám

khảo xem ở phụ lục 7.3. (Phụ lục 3). Tiếp đến, tơi đối chiếu kết quả bài kiểm tra
của hai nhóm có sự khác nhau khơng q lớn. Điểm của bài kiểm tra trước tác
động xem ở phụ lục 7.7. (Phụ lục 7). Dùng phép kiểm chứng T-test của bài kiểm
tra ấy, cho ra kết quả như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng xác định sự tương đương.
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Giá trị trung bình
6.80
6.87
p
0.44
Từ bảng 2, ta có p = 0.44 > 0.05. Như vậy sự chênh lệch giá trị trung bình (GTTB)
của hai nhóm là khơng có ý nghĩa. Vậy hai nhóm được coi là tương đương với
nhau.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu.
Kiểm tra
Kiểm tra
Nhóm
trƣớc tác
Tác đơng
sau tác động
động
Thực nghiệm
Dạy học có ứng dụng CNTT
O1
O3
Đối chứng
Dạy học khơng ứng dụng
O2
O4

CNTT
Căn cứ vào bảng, ta sử dụng phép kiểm chứng Ttest độc lập..
3. Quy trình nghiên cứu
3.1 Chọn hai lớp trong đó có hai nhóm học sinh học lực tương đương nhau:
Tôi căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra trước tác động, chọn ra 02 nhóm học sinh
có học lực tương đương nhau. Nhóm 01 (15 em HS lớp 10C3) là nhóm thực
nghiệm. Nhóm 02 (15 em HS lớp 10C4) là nhóm đối chứng.

5


3.2 Nghiên cứu và lựa chọn các phầm mềm dạy học thích hợp để soạn giảng
các tiết dạy có ứng dụng CNTT trên nhóm thực nghiệm. (Xem ở phụ lục 7.4).
3.3. Soạn giáo án có ứng dụng CNTT vào trong các tiết dạy: ( Xem ở phụ lục
7.5).
- Khi dạy lớp đối chứng, tơi thiết kế bài giảng bình thường (không ứng dụng
CNTT).
- Khi dạy lớp thực nghiệm, tôi thiết kế bài giảng có tích ứng dụng CNTT.
3.4. Tiến hành giảng dạy:
Tiến hành dạy thực nghiệm theo bảng 4.
Bảng 4: PPCT dạy nhóm thực nghiệm.
Tuần
Thứ ngày
Phân mơn
Tiết
Tên bài dạy
Hồi trống Cổ Thành (Trích
Văn bản
73
“Tam quốc diễn nghĩa”) – La

Quán Trung –
Hồi trống Cổ Thành (Trích
Ba (28/02/2016)
“Tam quốc diễn nghĩa”) – La
29
Văn bản
74
Quán Trung –
+ Đọc thêm: Tào Tháo uống
rượu luận anh hùng.
Năm (02/3/2016)
Làm văn
75 Bài viết số 7: Nghị luận văn học.
Bảy (04/3/2016)
Văn bản
76 Bài viết số 7: Nghị luận văn học.
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra sau khi học xong tiết 69 (tức tuần 25),
môn Ngữ văn 10, tôi ra đề cho HS cả hai nhóm cùng làm (lúc này trong các tiết
dạy ở cả hai nhóm chưa hề ứng dụng CNTT) . (Phụ lục 3).
- Bài kiểm tra sau tác động: Sau khi học xong các bài từ tiết 73 đến tiết 76 (tức học
hết tuần 29) môn Ngữ văn 10 tôi lại cho cả hai nhóm làm chung một đề kiểm tra
khác. (Lúc này nhóm thực nghiệm đã được tơi ứng dụng CNTT vào các tiết dạy
nói trên, cịn lớp đối chứng thì khơng). Đề kiểm tra sau tác đơng xem phụ lục 7.6.
(Phụ lục 6).
4. Đo lƣờng
Sau khi kiểm tra sau tác động, tơi tiến hành chấm, nhập điểm, tính tốn và thống kê
kết quả. Xem ở phụ lục 7.7. (Phụ lục 7).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu và kết quả:
Bảng 5: So sánh điểm TB sau tác động.

Thực Nghiệm
Đối Chứng
Điểm TB
7.933
6.92
Độc lệch chuẩn
0.9
1.2
Giá trị p (theo Ttest)
0.01
Độ lệch trị TB (SMD)
0.845
Theo bảng trên ta thấy kết quả hai nhóm trước và sau tác động là tương
đương. Sau tác động có p = 0.01 <0.05. Vậy sự chênh lệch trị trung bình của nhóm
6


thực nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa (Kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chứng khơng phải do ngẫu nhiên mà có. Nhờ có thực hiện ứng dụng
CNTT vào trong các tiết dạy, hay nói khác đi là nhờ có tác động nên mới có kết
quả cao hơn).
SMD (độ lệch chuẩn trung bình) = 0.845. Theo tiêu chí Cohen: 0.8 ≤ SMD ≤
1. Vậy việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy có hiệu quả rất lớn.
Như vậy, giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận:
Kết quả sau khi tác động của hai nhóm có độ chênh lệch điểm số là 0.88 đã
minh chứng rằng lớp được tác động có kết quả cao hơn lớp không được tác đông.
SMD = 0.845 nằm trong khoảng 0.8 ≤ SMD ≤ 1. Điều này nói lên mức độ
ảnh hưởng của tác động là lớn. Các biện pháp tác động đã đem lại kết quả tốt và có
hiệu quả, có thể áp dụng cho các đối tượng tương đương.

P = 0.01 << 0.05, phép kiểm chứng cho thấy kết quả thu được sau tác đông
không phải do ngẫu nhiên mà chính là nhờ sự tác động chủ động của ta. Nghĩa là
muốn có kết quả và hiệu quả thì giải pháp được nêu trong đề tài là có giá trị và ý
nghĩa với việc nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn cho HS lớp 10.
Về hạn chế: Để áp dụng được đề tài này, yêu cầu GV phải có trình độ nhất
định về tin học. Nắm bắt được tính năng, cách sử dụng của từng thiết bị và phần
mềm dạy học, thao tác tốt với bảng tương tác,… thì mới có hiệu quả. Nếu một
trong các u cầu nói trên khơng đạt thì kết quả mang lại sẽ không được như mong
muốn.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc ứng dụng CNTT vào các bài học thuộc bộ môn Ngữ văn 10 là điều rất
cần thiết. Nó góp phần rất quan trọng việc nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn
của HS. Và giải pháp này không chỉ áp dụng cho môn Ngữ văn 10 mà có thể áp
dụng cho mơn Ngữ văn ở các khối còn lại. Hơn thế nữa là cho tất cả các môn học
đang được giảng dạy trong nhà trường.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với các cấp quản lí:
- Đối với các trường chưa triển khai ứng dụng CNTT thì nhanh chóng tập
huấn để GV nắm bắt và cần hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình soạn
giảng.
- Đối với các trường đã triển khai ứng dụng CNTT thì:
+ Bố trí đầy đủ phòng ốc, phương tiện cho giáo viên thuận tiện trong việc
ứng dụng CNTT.
+ Cần tổ chức những tiết dạy mẫu cho giáo viên trong trường học hỏi, rút
kinh nghiệm.
+ Có những cuộc thi ứng dụng CNTT theo từng bộ môn ở phạm vi cấp tổ,
cấp trường để GV trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
7



+ Đưa việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào tiêu chí xét thi đua của
giáo viên cuối học kỳ và cuối năm.
2.2. Đối với giáo viên:
- Cần chủ động tiếp cận, tìm hiểu để sử dụng được các phương tiện và phần
mềm dạy học hiện đại.
- Cần trang bị máy tính, cài đặt các phần mềm như: Acti Inspire, Acti View,
Acti Vote, Hi Teach, Power Point, Total Video Converter, phần mềm sách giáo
khoa…
- Có ý thức nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để lựa chọn các hình thức ứng
dụng CNTT sao cho phù hợp vời từng bài, từng thời điểm của mỗi tiết dạy.
- GV cần hướng dẫn cả HS của mình thao tác thành thạo trên bảng tương
tác, cách ghi đáp án vào phiếu học tập,…
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giáo viên.
Dự án Việt – Bỉ . Bộ GD & ĐT, 2008.
2. Mạng Internet: />3. Mạng Internet: />4. Imindmap – Phần mềm hỗ trợ thiết kế sơ đồ tư duy. Bộ GD&ĐT, NXB Giáo
dục 2010.
5. Mạng Internet: http://youtube/hướng dẫn sử dụng bảng tương tác.
6. Mạng Internat: Total Video Converter – Phần mền cắt nhạc và đổi đuôi tập tin.

8


VII. PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC 1 : KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Bƣớc

Hoạt động
- Ở rất nhiều tiết dạy của môn Ngữ văn 10, khối lượng kiến thức, kĩ

năng cần hình thành cho học sinh là khá nhiều và dài, thậm chí là
q tải. Điều đó khiến thầy và trị gặp khó khăn về mặt thời gian để
đào sâu, mở rộng và luyện tập. Vì thế mà chất lượng học tập mơn
Ngữ văn 10 bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra, việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay phần lớn vẫn quen
1. Hiện
với phương pháp học truyền thống (thuyết trình xen kẽ vấn đáp) và
trạng
phương tiện dạy học vẫn chưa được chú trọng (chủ yếu chỉ là bảng
đen, sách giáo khoa). Thực tế này ít nhiều đã làm cho tiết dạy trở
nên khơ khan, nhàm chán, thiếu đi tính sinh động, phong phú và lôi
cuốn học sinh. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập
môn Ngữ văn 10 của học sinh.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ văn 10 góp
2. Giải pháp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THPT Tư
thay thế
thục Trương Vĩnh Ký.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mơn Ngữ văn 10
3. Vấn đề
nghiên cứu có góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh không?
Giả thuyết
nghiên cứu
4. Thiết kế
5. Đo lƣờng
6. Phân tích
7. Kết quả

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ văn 10
có góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Thiết kế trước và sau tác động đối với hai nhóm tương đương.
Đo kiến thức: Dùng bài kiểm tra trước và sau tác động.
Sử dụng phép T-test độc lập.
Bài kiểm tra sau tác động có điểm trung bình cao hơn bài kiểm tra
trước tác động. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy môn Ngữ văn 10 đã góp phần nâng cao chất lượng học
tập của học sinh trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.
***************************

9


2. PHỤ LỤC 2:
ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÁC PHẦN TRONG MỘT TIẾT DẠY MẪU
Để thấy được giải pháp thay thế đưa ra là hợp lí và có hiệu quả cao hơn, tôi
dùng phép so sánh giữa hai cách dạy học truyền thống và dạy học có ứng dụng
CNTT vào các phần: Dẫn nhập vào bài mới, phần Giới thiệu tác giả, tác phẩm;
phần Phân tích tác phẩm và cả phần Tổng kết bài học khi dạy văn bản “Hồi
trống Cổ Thành” – La Quán Trung - trong chƣơng trình Ngữ văn 10 – tập 2 –
SGK trang 74 - 79. Cụ thể của phép so sánh ấy như sau:
* Cách truyền thống mà trƣớc đây chúng ta thƣờng hay làm:
- Phần dẫn nhập vào bài mới: Giáo viên thường dùng phương pháp thuyết trình,
bình giảng, kể chuyện liên quan đến đề tài chiến tranh để từ đó dẫn nhập vào bài
mới. Với cách vào bài này, thông qua những câu từ có tính trau chuốt cao, giáo
viên có thể lơi cuốn học sinh chú ý vào bài học. Đây là cách làm ít nhiều mang lại
hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm này áp dụng cho bài “ Hồi trống Cổ Thành” thẳng
thắn mà nói thì chưa phải là cách làm tối ưu và việc dùng đi dùng lại nhiều lần
phương pháp này sẽ gây ra hiện tượng “chai cảm xúc” ở học sinh. Về lâu dài, sẽ
làm giảm hứng thú và sự chú ý của các em. Đây là điều mà bất kỳ người thầy nào
cũng không hề mong muốn.

- Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm: Với cách dạy học truyền thống, giáo viên sẽ
gọi 1 đến 2 học sinh đọc phần chú thích * sách giáo khoa trang 74. Sau đó, yêu
cầu các em nêu lại những nét tiêu biểu về tác giả La Quán Trung, tóm tắt “ Tam
quốc diễn nghĩa”, đoạn trích “ Hồi trống cổ thành”. Học sinh lần lượt nêu ra. Giáo
viên cho học sinh nhận xét lẫn nhau và cuối cùng giáo viên nhận xét và nhấn mạnh
lại những ý quan trọng, cho học sinh ghi bài. Cách làm này khá nhàm chán, chẳng
qua chỉ là việc đọc và nhắc lại những gì mà sách giáo khoa cung cấp. Với hoạt
động này học sinh thường ít hứng thú và chú ý, khả năng khắc sâu ở các em là
không cao. Giáo viên không thể cho học sinh quan sát được những hình ảnh liên
quan đến bài học.
- Phần phân tích tác phẩm: Ở bài này, chúng ta thường phân tích theo từng nhân
vật hoặc bố cục của đoạn trích. Ở từng phần, giáo viên thường dùng phương pháp
vấn đáp thông qua hệ thống câu hỏi có tính dẫn dắt và hướng đích để rút ra nghệ
thuật, nội dung của từng phần. Với cách vấn đáp liên tục, áp dụng cho một bài có
nhiều kiến thức mở rộng như bài “ Hồi trống Cổ Thành” thì rõ ràng chúng ta đã
yêu cầu khá cao ở học sinh. Theo cách này, các em phải liên tục tư duy, bày tỏ ý
kiến, so sánh, đối chiếu, tự nhận xét, đánh giá bản thân,… Một loạt các hoạt động
diễn ra liên tục như thế ít nhiều đã làm cho tiết học trở nên nặng nề, học sinh dễ
dàng bị căng thẳng và thậm chí là “bỏ cuộc” (đặc biệt là học sinh yếu).
- Phần tổng kết văn bản: đại đa số chúng ta thường đặt ra các câu hỏi có tính khái
qt cao. Chẳng hạn: “Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung
của văn bản”. Yêu cầu này rõ ràng chỉ phù hợp với các học sinh khá giỏi, còn đối
với các em yếu, thậm chí là học sinh trung bình cũng khơng chắc là đủ tự tin để
trình bày suy nghĩ trước lớp. Cách làm này thứ nhất là không phải đối tượng học
sinh nào cũng phù hợp, thứ hai là có nguy cơ làm mất nhiều thời gian của tiết học
vì phải trải qua nhiều cơng đoạn: học sinh trình bày, nhận xét lẫn nhau, thầy (cô)
chốt ý, ghi bảng . Đấy là chưa kể đến chuyện học sinh trả lời sai, giáo viên phải
giảng giải, điều chỉnh lại kiến thức cho các em thì thời gian càng bị ảnh hưởng.
10



Từ những hạn chế vừa phân tích trên, tơi mạnh dạn đưa ra giải pháp thay thế
sau:
* Ứng dụng CNTT vào tiết dạy để nâng cao hiệu quả học tập của các em:
- Đầu tiên là phần dẫn nhập vào bài: Với bài “ Hồi trống Cổ Thành” tôi sẽ
giới thiệu đến các em một vài hình ảnh thời Tam quốc và dùng những gợi ý chơi
trị chơi đốn tên nhân vật với đặc điểm tính cách, ngoại hình. Từ đó chọn ra nhân
vật Quan Cơng và Trương Phi để dẫn vào bài (3 phút). Với trị chơi này, tơi tin
chắc rằng sẽ gây được sự hứng thú, chú ý, đặc biệt là các học sinh chưa từng biết
đến các nhân vật, tác phẩm nói trên, giúp các em tiếp cận tác phẩm hiệu quả nhất.
- Đến phần tìm hiểu chung: Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu đến các em
những bộ tiểu thuyết nổi tiếng của đất nước Trung Hoa, hình ảnh của tác giả La
Quán Trung và tác phẩm “ Tam quốc diễn nghĩa”. Để giúp học sinh hình dung rõ
hơn về bối cảnh thời Tam quốc cũng như diễn biến của tác phẩm, tơi sẽ kết hợp
trình chiếu bản đồ với hiệu ứng theo từng giai đoạn để tóm tắt, khắc sâu ghi nhớ
với học sinh. Tiếp theo, với đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành” tơi sẽ cho các em
xem một đoạn phim, sau đó sử dụng sơ đồ tóm tắt. Với một khối lượng kiến thức
khá nặng như trên nếu dạy với phương pháp truyền thống (thuyết trình) thì sẽ mất
khá nhiều thời gian. Vả lại đòi hỏi học sinh phải vừa nghe, vừa tự hình dung, tự
thâu tóm nội dung bài học. Điều đó là quá tải với học sinh. Nhưng khi áp dụng
CNTT vào phần này thì vấn đề thời gian sẽ được rút ngắn. Khơng chỉ có vậy, bằng
trực quan sinh động, học sinh có thể dễ dàng cảm nhận, lĩnh hội kiến thức mà giáo
viên muốn truyền tải.
- Tiếp đến là phần phân tích tác phẩm:
+ Phần 1: Hồn cảnh gặp gỡ.
Ở phần này, tơi sẽ dùng sơ đồ tóm tắt bối cảnh hồi 27. Với cách làm này học sinh
sẽ dễ dàng nắm được nguyên nhân, bối cảnh gặp gỡ của hai nhân vật Quan Công
và Trương Phi.
+ Phần 2: Chia làm hai phần nhỏ (a) và (b).
Lưu ý: Tiết thử nghiệm chỉ dạy đến hết phần 2a theo phân phối chương trình.

2a. Phân tích nhân vật Trương Phi.
Khi phân tích nhân vật này tơi sẽ chia theo các phân cảnh gặp gỡ nhân vật khác để
bộc lộ rõ tính cách.
- Khi nghe tin Quan Công đến.
- Khi gặp Quan Công.
- Khi Sái Dương xuất hiện.
-Khi Quan Công chém đầu Sái Dương.
Trong mỗi phân cảnh tơi sẽ chiếu trích đoạn của phân cảnh đó, đưa ra câu hỏi
để học sinh phát hiện những chi tiết hình ảnh về hành động, thái độ nhân vật. Sau
đó sử dụng hiệu ứng in đậm, đổi màu kích thích vào thị giác giúp học sinh từng
bước hình dung về nhân vật. Sau khi áp dụng phương pháp trên đối với các phân
cảnh, tôi sẽ đưa ra bảng biểu tổng kết những nét chính về nhân vật mà các em đã
tìm hiểu. Từ đó, u cầu học sinh rút ra kết luận cuối cùng về nhân vật.
- Cuối cùng là phần tiểu kết:
Để kiểm tra kiến thức trong tiết học đồng thời giúp học sinh làm quen với hình
thức trắc nghiệm nhanh tơi sẽ trình chiếu những câu hỏi trắc nghiệm. Các em sẽ sử
dụng Activote để bấm lựa chọn đáp án của mình. Với cách làm này sẽ cùng một
11


lúc kiểm tra được một cách nhanh nhất khả năng lĩnh hội của học sinh trong tiết
học, đồng thời tạo hứng thú thi đua giữa các học sinh.
***************************
3. PHỤ LỤC 3
ĐỀ KIỂM TRA TRƢỚC TÁC ĐỘNG VÀ HƢỚNG DẪN CHẤM
A. Đề kiểm tra: 15 phút
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về nhân vật Ngô Tử Văn? Chàng đã có hành
động gì? Ý nghĩa của hành động đó? ( 5 điểm)
Câu 2: Ý nghĩa của chi tiết Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên? ( 5
điểm)

B. Hƣớng dẫn chấm:
Câu 1:
- Ngô Tử Văn tên Soạn, người ở huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là người có
tính tình thẳng thắn, nóng nảy, thấy tà gian thì không chịu được.
- Hành động của Ngô Tử Văn: Đốt đền tà, tìm lại cơng lí cho thổ cơng, trừ hại cho
dân.
- Ý nghĩa của hành động:
+ Thể hiện phẩm chất khảng khái, chính trực, dũng cảm, sẵn sàng vì dân trừ hại.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
Câu 2: Ý nghĩa của chi tiết Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên:
- Chức phán sự là chức quan xem xét các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án
– đó là chức quan thực hiện cơng lí.
- Vì đức tính cương trực, dũng cảm bảo vệ chính nghĩa nên Ngơ Tử Văn được
nhận chức phán sự.
- Việc nhậm chức phán sự là một sự thưởng cơng xứng đáng, có ý nghĩa noi gương
cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh, bảo vệ cơng lí.
***************************

12


4. PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ PHẦN MỀM DẠY HỌC TIÊN TIẾN
ĐƢỢC ỨNG DỤNG TRONG NHỮNG TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM
1. Phần mềm PowerPoint:
Đây là một phần mềm dùng để trình chiếu những bi giảng theo từng Slide.

13



2. Phần mềm Activ Inspire:
- Bên cạnh Power Point thì phần mềm Activ Inspire cũng là một trong những phần
mềm hỗ trợ đắc lực trong việc soạn của giáo viên. Phần mềm này khơng chỉ cho
phép giáo viên trình chiếu bài giảng của mình đã soạn trước đó mà cịn cho phép
người dạy và người học trực tiếp tương tác với nhau thông qua bảng thông minh
ActivBoard.
- Giới thiệu đôi nét về giao diện và một số phần mềm khác đi kèm.

Bộ trắc nghiệm
Activote giúp giáo
viên tổ chức bài tập
trắc nghiệm cho HS.

Máy chiếu vật thể
giúp giáo viên chụp và
chiếu các phiếu thảo
luận của HS

14


3. Phần mềm cắt nhạc MP3 Cutter:
- Trong một tiết dạy, việc đưa một đoạn nhạc thích hợp vào đúng lúc sẽ tạo nên
một hiệu ứng rất tốt. Tạo được hứng thú cho học sinh, làm cho tiết học trở nên sinh
động hơn, cũng có thể làm cho tiết học trở nên sâu lắng hơn,… Phần mềm MP3
Cutter (cắt nhạc) sẽ giúp giáo viên có thể cắt những bản nhạc dài thành những đoạn
nhạc ngắn theo ý tưởng của mình. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho tiết học
mà mục đích vẫn đạt được.
- Hướng dẫn sử dụng:
Bước 1:


Bước 2, 3:

15


Bước 4, 5, 6, 7, 8:

4. Phần mềm đổi đuơi Video Converter Factory Pro 7 Full:
Video Converter Factory Pro giúp bạn:
- Chuyển đổi hơn 100 định dạng video khác nhau
- Xử lý cùng lúc nhiều video
- Tách nhạc ra khỏi video bất kì - Cắt Video chuyên nghiệp theo ý muốn
- Gộp nhiều Video thành 1 – Chọn hiệu ứng độc đáo vào Video của bạn.
Hƣớng dẫn sử dụng: Thao tác theo hình bên dƣới.

16


17


Bước 3: Làm theo hình dưới

Thêm hiệu ứng vào Video
Bước 1: Add files cần xử lý, sau đó nhấn biểu tượng như hình

18



Bước 2: Click vào Effects, chọn hiệu ứng ưng ý

Bước 3: Click vào biểu tượng như hình, sau đó nhấn Run để áp dụng thay đổi
Vậy là bạn đã làm chủ được phần mềm Video Converter Factory Pro rồi đó.

19


5. Phần mềm Violet:

20


5. PHỤ LỤC 5
GIÁO ÁN MINH HỌA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 10
Theo kế hoạch ở trên, tôi sẽ dạy thực nghiệm ở nhóm I (có ứng dụng CNTT)
từ tiết 73 đến hết tiết 74 (tức tuần 29). Sau khi xác định mục tiêu của từng tiết dạy
dựa trên chuẩn kiến thức – kĩ năng, tôi lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp
và thể hiện nó qua từng hoạt động cụ thể. Để tiến hành các hoạt động học tập ấy,
tôi bắt đầu soạn các bài giảng điện tử trên nền các phần mềm dạy học tiên tiến như:
phần mềm PowerPoint, ActivInspire, kết hợp với các phần mềm cắt nhạc (MP3
Cutter) , phần mềm đổi đuôi (Video Converter Factory Pro 7 Full) để phục vụ cho
các. Ngồi ra, tơi sử dụng phương tiện dạy học là bảng tương tác, bộ trắc nghiệm
Activote (thiết kế bài tập trắc nghiệm) và kết hợp phần mềm ActiView với máy
chiếu vật thể để trình chiếu các phiếu học tập của học sinh. Tất cả các phần mềm
và phương tiện dạy học ấy sẽ hỗ trợ tơi và cả học sinh trong q trình khám phá,
chiếm lĩnh bài học.
Để minh họa rõ nét cho những gì vừa nói trên đây, tơi xin đưa ra 01 giáo án
mẫu mà tôi đều đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo kế hoạch dạy thực nghiệm.

Cụ thể là: Tiết 73: Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung). Tôi mong rằng qua 01
giáo án mẫu này quý Ban Giám khảo sẽ hình dung được quá trình ứng dụng CNTT
vào giảng dạy của tơi và cũng có cùng quan điểm với tôi rằng nếu ứng dụng CNTT
đúng nơi, đúng lúc trong một tiết dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của
học sinh.

21


Giới thiệu bài mới:

Vào bài:

22


I. Tìm hiểu chung:

23


24


Đoạn phim:

25



×