Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng học tốt môn địa lí ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN
TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN
Mã số: ………………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH RÈN KỸ NĂNG HỌC TỐT MÔN
ĐỊA LÍ BẬC TRUNG HỌC CƠ SƠ

Người thực hiện: Nguyễn Hồng Hải
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa li
- Phương pháp giáo dục:
- Lĩnh vực khác:

Có đinh kèm
Mô hình 

Phần mềm 

Phim ảnh 






Hiện vật khác 

Năm học: 2016 - 2017



Trang 1


SƠ YẾU LÍ LỊCH
I/- THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Hồng Hải
2. Ngày tháng năm sinh: 01/05/1979
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Trường PTDTNT liên huyện Tân Phú Định Quán.
5. Điện thoại: Cơ quan: 0613 856 483; Di động 01234 789 776
6. E-mail: Haisam@gmail. com
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường PTDTNT liên huyện Tân Phú Định Quán
II/- TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất) cao nhất : Thạc sỹ
Năm nhận bằng : 2016
Chuyên ngành đào tạo : Địa lí học
III/- KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Địa lí
Số năm kinh nghiệm: 16 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm có trong 5 năm gần đây:
* Nâng cao hiệu quả giảng dạy một tiết Địa lí 7 (năm 2012)
* Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Địa lí (năm 2013)
* Nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lí 7 bằng kênh hình ( năm 2014)
* Ứng dụng CNTT vào soạn giảng môn Địa lí 7 (năm 2015).

Trang 2



MỤC LỤC
7. PHỤ LỤC.... . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH RÈN
KỸ NĂNG HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ BẬC THCS”
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

X

ã hội luôn luôn vận động và phát triển, tư duy của loài người không một
giây phút “ngủ yên” sự thăng tiến của loài người từ xưa tới nay đã chứng
minh điều đó. Chính vì vậy, mở rộng tri thức là việc làm cấp bách đối với tất cả
mọi người và đặc biệt quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ mà điển hình là các em
học sinh. Điều đó lại càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết khi chúng ta đã
và đang đặt chân bước lên bậc thềm thế kỉ XXI và toàn cầu hoá thị trường thế giới.
Thế nhưng trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin,
khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào
đầu óc trẻ khối lượng kiến thức càng nhiều. Nếu cứ tiếp tục dạy và học (D&H) thụ
động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên
con đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo
dục, trong đó có sự đổi mới về căn bản dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng
của nước ta mà là vấn đề quan trọng ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triền
nguồn lực con người phục vụ mục tiêu kinh tế, xã hội.
Chính vì thế những năm gần đây sau cải cách giáo dục ở trường phổ thông
đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, tư duy sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh, “lấy trò làm
trung tâm”. Nhiều cuộc hội thảo đã xoay quanh vấn đề sử dung sách giáo khoa
mới như thế nào cho tốt, lựa chọn câu hỏi đàm thoại với học sinh ra sao? Sử dụng
phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới để phát triển năng lực tư duy

qua các kênh hình, kênh chữ, sách giáo khoa cũng như đồ dùng dạy học ở môn
Địa lí như thế nào? Làm sao để học sinh khai thác, tiếp thu kiến thức mới về môn
Địa lí? Thì trước hết phải đổi mới phương pháp cho phù hợp, nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, tìm tòi khám phá gây hứng thú trong học tập cho học sinh qua
từng tiết dạy.
Trang 3


Tất cả điều tôi trình bày trên đây là lí do, là động lực giúp tôi sử dụng
phương pháp mới vào quá trình dạy học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hướng dẫn
học sinh rèn kỹ năng học tốt môn Địa li ở bậc THCS”.

2. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN:
2.1. Về cơ sở lý luận:
2.1.1.Khái niệm về kĩ năng Địa li:
Kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó,
thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kĩ năng, kĩ xảo thực chất
là những hành động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách có ý thức
trên cơ sở những kiến thức Địa lí.
Muốn có kĩ năng, kĩ xảo, trước hết học sinh phải có kiến thức và biết cách
vận dụng chúng vào thực tiễn.
Kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kĩ xảo.
Kĩ năng hoàn thiện được hình thành sau khi đã có kĩ xảo. Kĩ năng hoàn
thiện đòi hỏi ở học sinh kinh nghiệm và một mức độ sáng tạo nhất định trong hành
động.
2.1.2. Đặc điểm môn Địa li:
Môn Địa lí trong nhà trường có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối
lượng kiến thức phong phú về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và những kĩ
năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà ít môn học đề
cập tới. Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng và kiến thức địa lí

trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:
Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các mối
quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả.
Phát triển cho học sinh tư duy địa lí đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán
dựa trên bản đồ.
Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,
bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ. Qua bản đồ, học
sinh dễ dàng có được các biểu tượng trong không gian đồng thời phát triển tư duy
Địa lí.
Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng kiến
thức, kĩ năng Địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống.
Trang 4


2.2. Cơ sở thực tiễn:
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các
phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các
phương tiện trực quan (mô hình, bản đồ, tranh ảnh, các loại biểu bảng…).Có thể
nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc
về bộ môn đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, kích thích suy nghĩ, tìm tòi,
tự lực của học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc
phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học
nói trên. Có thể nhận thấy những nét chung của giáo viên hiện nay là vẫn sử dụng
phương pháp cũ trong dạy học môn địa lí như:
Phương pháp dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những phương
pháp chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng địa lí, đặc biệt là khâu
nắm kiến thức mới. Lời ở đây chủ yếu là lời của thầy để mô tả, giải thích các sự
vật, hiện tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng, sự vật địa lí kết
hợp với việc tổ chức học sinh quan sát khi sử dụng các đồ dùng trực quan. Phương
pháp vấn đáp cũng là một trong những phương pháp dùng lời được sử dụng phổ

biến hiện nay, trong đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minh
họa.Việc sử dụng các phương pháp dùng lời như vậy thực chất là giáo viên giảng học sinh nghe, giáo viên ghi bảng - học sinh chép vào vở, giáo viên chỉ bản đồ học sinh nhìn theo, giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Giáo viên chủ động truyền đạt
một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài đã được chuẩn bị sẵn, trò thụ động tiếp
thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, kết hợp trả lời câu hỏi
giáo viên nêu ra.
Phương pháp trực quan: Việc sử dụng các phương tiện trực quan cũng còn
nhiều khiếm khuyết nên ít có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh. Có thể
nói các phương tiện dạy học của môn Địa lí có vai trò hết sức quan trọng vì đó là
“nguồn kiến thức Địa lí”, nhưng hiện nay đại đa số giáo viên Địa lí sử dụng các
phương tiện trực quan theo cách phân tích minh họa, ít chú ý đến vai trò là nguồn
kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinh tự làm việc
với các phương tiện này. Chính vì vậy, rất nhiều học sinh không biết đọc bản đồ,
không biết khai thác các bảng số liệu…, nói chung kĩ năng Địa lí của học sinh còn
yếu.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, thực hiện
chuẩn kiến thức kỹ năng, tích hợp kỹ năng sống, tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường, bảo vệ năng lượng. Phương pháp dạy học Địa lí tuy đã có một số cải tiến,
chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức
bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy, nhưng đó chỉ
là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết
Trang 5


đến đó. Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt
động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như vậy
chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học
sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân
học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết
những vấn đề đặt ra trong bài học.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan

điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai đồng
bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên, đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách
giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá…trong đó
chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo
viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan
niệm môn Địa lí là môn phụ.

Trang 6


3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.1 GIẢI PHÁP 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP ĐỊA LÍ :
3.1.1. Hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy
học:
Thiết bị và phương tiện dạy học phong phú, hiện đại, thực sự là công cụ
cho học sinh trong việc nghiên cứu khám phá kiến thức một cách nhanh chóng và
có hiệu quả nhất. Do vậy, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các
hoạt động học tập nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với phương tiện dạy học
Địa lí sau:
3.1.2. Bản đồ, lược đồ:
Đối với việc dạy học Địa lí, bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được
coi như quyển sách thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản
đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các
bước sau:
Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì ?
Vi dụ: Bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa
hình ( các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); bản đồ khí hậu thì đối tượng
thể hiện chủ yếu của bản đồ sẽ là các yếu tố khí hậu ( Nhiệt độ, khí áp, gió, mưa...)
hoặc bản đồ công nghiệp thì đối tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các
ngành công nghiệp. . .

Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ
như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên
bản đồ là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực
khách quan. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí
hiệu đó mà rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể
hiện trên bản đồ.
Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối
tượng địa lí.
Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy
(so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ địa lí không thể hiện
trực tiếp trên bản đồ (đó là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh
Trang 7


tế với nhau ) nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng, hiện
tượng địa lí.
Vi dụ 1: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ phân bố hoang mạc
trên thế giớ trong SGK Địa lí Lớp 7(Bài 19: Môi trường hoang mạc)

ú
c

- Tên lược đồ : “Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới”.
- Cách thể hiện: Các hoang mạc trên lược đồ được thể hiện bằng màu vàng (
Đối với vùng cực kì khô hạn), màu xanh lá mạ (Vùng khô hạn).
- Dựa vào màu sắc thể hiển trên lược đồ để xác định vị trí của các hoang
mạc, các bán hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa
hoặc gần các dòng biển lạnh.
- Dựa vào lược đồ, kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ
giữa các nhân tố : Vĩ độ địa lí, vị trí gần hay xa biển, các dòng biển lạnh với khí

hậu từ đó giải thích vì sao các hoang mạc lại thường nằm dọc theo hai đường chí
tuyến, ở sâu trong lục địa.
3.1.3. Biểu đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện
tượng gì ? (khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số...).
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(nhiệt độ, lượng
mưa, các ngành kinh tế, dân số...) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện
Trang 8


trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt...) và trị số các đại lượng
được tính bằng gì ? (mm, %, triệu người...).
- Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối
chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng
địa lí được thể hiện.
Vi dụ 2:
Khi dạy Bài 21:Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (Lớp 6).
Bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội (Hình 55SGK/65).

- Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.
- Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của Hà
Nội qua các tháng trong năm. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng
mưa được thể hiện bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ được tính bằng ( oC), lượng
mưa được tính bằng ( mm).

Trang 9


- Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ và các cột thể hiện lượng mưa của

Hà Nội có sự chênh lệch của các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao
(tháng 7) có tháng nhiệt độ thấp (tháng 1), có tháng mưa nhiều (tháng 8), có tháng
mưa ít (tháng 12). Sự chênh lệch về nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao
nhất và thấp nhất tương đối lớn (về nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng 12 oC, về
lượng mưa chênh lệch nhau khoảng 280 mm)
3.2. GIẢI PHÁP 2: MÔ HÌNH TRỰC QUAN:
Ngoài bản đồ, mô hình trực quan là nguồn trí thức địa lý quan trọng có khả
năng phản ánh đối tượng địa lý một cách cụ thể mà không một phương tiện dạy
học nào làm được. Giúp cho học sinh khai thác củng cố kiến thức và tư duy trong
quá trình học địa lý.
3.2.1. Mô hình “Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời”
- Nếu như không có mô hình Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời thì giáo
viên là người làm việc rất căng thẳng nhưng hiệu quả không cao. Sử dụng mô hình
giúp học sinh hứng thú khám phá tìm tòi hơn.
- Kết quả của cuộc thí nghiệm đã chứng minh cho học sinh thấy được Trái
Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo nhất định và khi chuyển động
quanh Mặt Trời, Trái Đất cũng tự chuyển động quanh trục để sinh ra ngày và đêm.

- Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh xác định được tại sao có năm,
tháng, có các mùa: Xuân – hạ – thu – đông? Tại sao có mùa lạnh – mùa nóng? Tại
sao có ngày – đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất?
- Và qua mô hình này học sinh nhận thức được Mặt Trời không phải mọc ở
đằng đông lặn ở đằng tây như các em đã nhầm.
3.2.2. Mô hình Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Trang 10


- Với mô hình này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời.

- Giáo viên cho học sinh quan sát các mô hình với yêu cầu:
+ Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
+ Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa
dần Mặt Trời.
=> Từ đó học sinh nhận biết được Trái Đất ở vị trí thứ ba trong số tám hành tinh
theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
3.2.3. Mô hình hệ thống sông và lưu vực sông

- Với mô hình này nhiệm vụ của người giáo viên là làm cho học sinh mô tả
được hệ thống sông qua mô hình để làm được điều này, giáo viên cần phải tiến
hành khai thác trên mô hình bằng phương pháp vấn đáp:
+ Sông là gì ?
+ Sông được thể hiện bằng màu gì trên mô hình?
+ Những bộ phận nào hợp thành một hệ thống sông?
+ Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì?
+ Dòng chảy lớn nhất gọi là gì?
- Từ đó học sinh rất dễ dàng xác định được đâu là phụ lưu, đâu là chi lưu, và
đâu là sông chính của bất kỳ một con sông nào trên bản đồ treo tường.
3.3. GIẢI PHÁP 3:TRANH ẢNH ĐỊA LÍ:
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:
- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay bức
ảnh đó thể hiện cái gì? (đối tượng địa lí nào?), ở đâu?.
- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện
trên bức tranh (hoặc ảnh).

Trang 11


- Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc
tính của nó.

Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số
đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học
sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí
khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng
địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó.
Vi dụ 3:
Bài 21: Con người và môi
trường địa lí (Lớp 8).
Mục 2: Tranh Khu công
nghiệp luyện kim ở Đức.(Hình 21.3SGK/75)
- Tên tranh: Tranh Khu công
nghiệp luyện kim ở Đức.
- Đặc điểm khu công nghiệp thể hiện trên bức tranh: Một khu công nghiệp
được xây dựng bên bờ một con sông.
- Biểu tượng và khái niệm về khu công nghiệp: Hệ thống ống khói san sát,
khói bụi mù mịt, hệ thống nước thải đổ ra sông.
- Dựa vào các đặc điểm đó để giải thích các hoạt động công nghiệp có ảnh
hưởng tới môi trường địa lí như thế nào? (gây ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc
phục).
3.4. GIẢI PHÁP 4: BẢNG SỐ LIỆU:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê
(hoặc các số liệu riêng lẻ). Cần chú ý học sinh:
- Không bỏ sót số liệu nào.
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.
- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo
cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
- Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu
nhằm tìm ra kiến thức mới.
Vi dụ 4: Phân tích bảng số liệu (Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển của Bắc

Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ-Lớp 9).
Trang 12


Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
(Nghìn tấn).
Bắc Trung Bộ

Duyên Hải Nam Trung Bộ

Nuôi trồng

38,8

27,6

Khai thác

153,7

493,5

- Đọc rõ số liệu.
- So sánh số liệu và rút ra nhận xét.
+ Sản lượng nuôi trồng Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Sản lượng khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ.
-

Câu hỏi đặt ra cho bảng số liệu.


+ Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác
giữa hai vùng?.
Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ,
tranh ảnh địa lí, giáo viên có thể vận dụng các bước này một cách linh hoạt khi
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như quả
địa cầu, mô hình.
3.5. GIẢI PHÁP 5: TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN HỌC SINH THU THẬP, XỬ
LÍ THÔNG TIN TRONG SGK:
Sách giáo khoa Địa lí mới được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình
huống, các thông tin đã được lựa chọn kĩ để giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn
học sinh thu thập, phân tích và xử lí thông tin. Vì vậy, trong quá trình dạy học ở
trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong sách giáo
khoa Địa lí.
Vi dụ 5: Bài 13: Môi trường đới ôn hòa (Lớp 7).
Nội dung: Bài được thể hiện qua hai kênh chữ và kênh hình.
Kênh hình trong bài gồm có:
+Lược đồ những yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa (Hình 13.1)

Trang 13


+ Ba ảnh:

Rừng lá rộng ở Tây Âu

Rừng hỗn giao

Rừng lá kim ở Liên bang Nga

(Hình 13.2)


+ Ba biểu đồ khí hậu bên cạnh ba kiểu rừng.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thu thập thông tin qua bài viết, tranh
ảnh, lược đồ để trả lời các câu hỏi trong bài và rút ra các kết luận về:
- Đặc điểm thời tiết bốn mùa và sự thay đổi quang cảnh thiên nhiên theo
mùa ở đới ôn hòa.
- Sự đa dạng của môi trường đới ôn hòa (nhiều loại môi trường).
Trang 14




- Mối quan hệ giữa chế độ nhiệt, mưa với các loại rừng ở đới ôn hòa.
Thông qua hoạt động thu thập, xử lí thông tin để khai thác lĩnh hội kiến thức
học sinh sẽ có được phương pháp học tập, biết cách thu thập và xử lí thông tin từ
các nguồn tài liệu khác, từ đó hình thành năng lực tự học.
3.6. GIẢI PHÁP 6: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH THEO HÌNH
THỨC HỌC TẬP KHÁC NHAU:
Để có thể tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, ngoài hình thức tổ
chức học tập tập trung theo lớp như hiện nay, nên tổ chức cho học sinh học tập cá
nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp.
3.6.1. Hình thức học tập cá nhân.
Dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đòi
hỏi có sự cố gắng về trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực
giành lấy kiến thức mới. Do đó, hình thức tự học tập cá nhân là hình thức học tập
cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp được tự nghĩ, tự làm
việc một cách tích cực nhằm đạt tới mục tiêu học tập. Học sinh phải vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã có để khai thác và lĩnh hội kiến thức mới. Đồng thời hình thức
này cũng tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng tự học của mỗi người.
Việc tiến hành dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập cá nhân có thể

như sau:
- Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức (chung cho cả lớp) và
hướng dẫn (gợi ý) học sinh làm việc.
- Làm việc cá nhân (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập)
- Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác
theo dõi, góp ý và bổ sung.
- Giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức.
3.6.2. Hình thức học tập theo nhóm.
Trong học tập, không phải bất kì nhiệm vụ học tập nào cũng có thể hoàn
thành bởi những hoạt động thuần túy cá nhân, có những bài tập, những câu hỏi,
những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân
mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần
phải tổ chức cho học sinh học tập hợp tác trong các nhóm nhỏ.
Tùy theo số lượng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu
nhóm, thông thường mỗi nhóm có từ 4 - 6 học sinh, tùy mục đích và yêu cầu vấn
đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định(gồm có Nam
lẫn Nữ, cả học sinh khá, trung bình, yếu, kém trong cùng một nhóm). Các nhóm
Trang 15


có thể duy trì ổn định trong cả tiết hoặc thay đổi trong từng hoạt động, từng phần
của tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc giao những nhiệm vụ khác
nhau.
Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể như sau:
Làm việc chung cả lớp:
* Giáo viên nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức.
* Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
* Hướng dẫn , gợi ý (cách làm việc theo nhóm, các vấn đề cần lưu ý khi trả
lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập,...).
Làm việc theo nhóm.

* Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư ký của nhóm), phân công
việc cho từng thành viên trong nhóm.
* Từng cá nhân làm việc độc lập.
* Trao đổi, thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thiện nhiệm vụ của
nhóm.
* Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm(không nhất thiết là nhóm
trưởng hay thư ký, mà có thể là một thành viên của nhóm đại diện trình bày kết
quả làm việc của nhóm).
Làm việc chung cả lớp (thảo luận, tổng kết trước toàn lớp).
* Đại diện một vài nhóm báo các kết quả làm việc.
* Thảo luận chung(các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho
nhau).* Giáo viên tổng kết và chuẩn xác kiển thức.
* Sau cùng giáo viên nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của
các nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh
nghiệm cho các nhóm làm việc chưa tốt.
Vi dụ 6: Khi dạy Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (Địa lí 6).
Phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
Làm việc chung cả lớp:
+ Xác định nhiệm vụ nhận thức.
Quan sát hình 24(SGK/28) và trả lời 5 câu hỏi trong phiếu học tập:

Trang 16


Câu 1: Vì sao đường biểu diễn trục trái đất (BN) và đường phân chia sáng
tối(ST) không trùng nhau?.
Câu 2: Ngày 22/6 và ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời và có
diện tích được chiếu sáng rộng hơn? Độ chênh lệch giữa ngày và đêm ở mọi điểm
của nửa cầu đó sẽ như thế nào?(Ngày dài hơn đêm hay đêm dài hơn ngày?).
Câu 3: Nơi nào trên Trái Đất có độ dài ngày và đêm bằng nhau?

Câu 4: Ngày 22/6 và ngày 22/12 tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào vĩ
tuyến nào trên Trái Đất?
Câu 5: Từ vĩ tuyến nào lên đến cực Bắc và Nam vào ngày 22/6 và ngày
22/12 chỉ có một ngày mà không có đêm hoặc chỉ có đêm mà không có ngày?.
Từ sự phân tích trên hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn
theo mùa trên Trái Đất.
Chia nhóm : Lớp chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh giao nhiệm vụ và
phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
* 4 nhóm phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn trong ngày 22/6.
* 4 nhóm phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn trong ngày 22/12.
+ Hướng dẫn gợi ý:
Câu 1: Khi trả lời câu 1 cần nhớ lại kiến thức đã học về hình dáng Trái Đất
để hiểu được vì sao Trái Đất có đường phân chia sáng tối(ST)
Quan sát hình 24(SGK/28), nhận xét về độ nghiêng của đường phân chia (ST) và
đường biểu diễn trục Trái Đất (BN) so với mặt phẳng Quỹ Đạo. Từ đó giải thích
vì sao hai đường này không trùng nhau.
Câu 2: Cần liên hệ với kiến thức đã học ở bài trước xem ngày 22/6 (hoặc
ngày 22/12), là mùa nóng hay mùa lạnh của nửa cầu nào? Nửa cầu nào có ngày
dài hơn đêm hay đêm dài hơn ngày.
Trang 17


Câu 3: Muốn biết nơi nào trên Trái Đất có độ dài của ngày và đêm bằng
nhau, cần so sánh độ dài của ngày và đêm ở xích đạo với độ dài của ngày và đêm
ở các vĩ tuyến 23027/ và 66033/ Bắc và Nam.

 Kết luân cần rút ra là hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái
Đất như thế nào? (Mùa nào có ngày dài, đêm ngắn?Ngược lại mùa nào có ngày
ngắn, đêm dài?).
Làm việc theo nhóm: Từng cá nhân làm việc độc lập sau đó nhóm trưởng

điều khiển nhóm thảo luận, thư ký nhóm ghi lại ý kiến của từng cá nhân và ý kiến
thống nhất của cả nhóm.
Làm việc chung cả lớp:
Hai học sinh đại diện cho hai nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm
(một nhóm báo cáo kết quả về ngày 22/6 và một nhóm báo cáo kết quả về ngày
22/12).
Các nhóm khác theo dõi góp ý và bổ sung.
Giáo viên tổng kết, chuẩn xác kiến thức và nhận xét tinh thần làm việc của cả các
nhóm, giáo viên tuyên dương những nhóm có ý kiến hay, tinh thần tập thể cao,
đồng thời nhắc nhở các nhóm còn thụ động để học sinh rút kinh nghiệm trong
những tiết sau.Để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh được thuận lợi và đỡ
mất thời gian, nếu có điều kiện nên sử dụng phiếu học tập. Phiếu học tập là những
tờ giấy rời, bảng phụ hoặc phim trong trên đó xác định nhiệm vụ nhận thức (Các
câu hỏi, bài tập…) mà học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ đó trong một thời gian
ngắn.
3.7. GIẢI PHÁP 7: HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG HỌC TẬP:
Hiện nay do nội dung học tập ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí
nói riêng quá nhiều vì vậy việc ghi nhớ nội dung là vấn đề mà nhiều học sinh lo
lắng. Để giảm áp lực cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ nội dung một
cách nhanh chóng và lâu dài giáo viên cần sử dụng bản đồ tư duy trong các bài
dạy đặc biệt là các bài ôn tập đồng thời hướng dẫn học sinh biết cách vẽ bản đồ tư
duy sau mỗi bài, mỗi chương hay cả chương trình học tập

Trang 18


Vi dụ 7: Để ghi nhớ nội dung bài 36 “Thiên nhiên Bắc Mỹ” – Địa lí 7 giáo
viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy từ đó giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu
Vi dụ 8: Để ghi nhớ nội dung tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ (Bài


30, 31 – Địa lí lớp 9) giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy từ như sau:

Trang 19


Vi dụ 9: Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ:
Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên
yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so
Trang 20


sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội
dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm
tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi
vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi
trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm
tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc
học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử
dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh
đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu
học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh
thông tin với từ khoá trung tâm.
Vi dụ: Trước khi học bài 14 (Địa 9), giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền
các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (nội dung phần 1 Bài 13).
Việc hoàn thiện thông tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn giản,
không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học bài thì sẽ không điền được
thông tin hoặc điền không chính xác.

Hình 1: BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (thiếu thông tin)


Trang 21


Hình 2: BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ ( đủ thông tin)
Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về cơ cấu ngành
dịch vụ hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với
từ khoá trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên nên căn
cứ vào đó để đánh giá và nhận xét.

Trang 22


4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Qua việc thực hiện đổi mới phương pháp day học tôi thấy đã đạt được
những kết quả tích cực sau:
4. 1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ, tìm ra những phương pháp phù
hợp với nội dung từng bài, từng phần, từng loại kiến thức.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao.
4.2. Đối với học sinh:
- Phát huy được tính tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho
người học, bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ.
- Học sinh ngoài việc tự học còn biết trao đổi thảo luận với bạn trong
nhóm, trên lớp, đề xuất ý kiến.
4.3. Hiệu quả tiết dạy:
Trong một vài năm gân đây một số giờ lên lớp giảng dạy môn Địa lí, tôi
thực hiện rèn luyện kỹ năng hướng dẫn học sinh học tốt môn Địa lí, kết hợp đổi
mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng
tạo, độc lập trong học tập của học sinh, lấy trò làm trung tâm, chất lượng giờ lên

lớp đạt hiệu quả cao.
Phương pháp hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác tri thức Địa lí từ bản
đồ, sử dụng tranh ảnh, hình ảnh, phim ảnh, bằng giáo án điện tử ứng dụng CNTT
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Địa lí có hiệu quả cao hơn.
Qua kinh nghiệm nhiều năm tôi thấy lớp học, sinh động hơn rất nhiều, vừa
tích cực làm việc, vừa tìm tòi, vừa phát biểu xây dựng bài, hứng thú học, tự khám
phá ra những điều mình chưa biết chứ không phải chủ động tiếp thu tri thức đã sắp
đặt sẵn.
Sau tiết dạy đạt khoảng 85% học sinh nắm vững kiến thức trên lớp. Học
sinh học bài ở nhà nhanh hơn, nắm vững kiến thức hơn, phát triển tư duy chủ
động, chất lượng bài kiểm tra cao hơn rất nhiều.
Đạt khoảng:
35 % học sinh đạt điểm tốt;
45% học sinh đạt điểm khá;
20% học sinh đạt điểm trung bình.

Trang 23


KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Qua thực tế khảo sát 69 học sinh khối 7 ở một số tiết năm học 2015 – 2016
về thái độ học tập và mức độ tiếp thu bài học môn Địa lí mà giáo viên chưa Hướng
dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng học môn Địa lí cho thấy hầu hết học sinh có thái
độ học môn Địa lí bình thường và việc tiếp thu kiến thức chỉ ở mức độ nhớ và hiểu
kiến thức đã được học với số liệu cụ thể như sau:
Số liệu thống kê:
* Thái độ học tập:
Tổng số

Không hứng

thú

Bình thường

Rất hứng thú

được khảo sát

SL

%

SL

%

SL

%

69

07

10

52

75


10

25

Học sinh khối 7

* Mức độ tiếp thu:
Tổng số
Học sinh khối 7

Nhớ được kiến
thức

Hiểu được kiến
thức

Vận dụng được
kiến thức

được khảo sát

SL

%

SL

%

SL


%

69

29

42

33

47,8

7

10,2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU KHI ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Qua thực tế khảo sát 62 học sinh khối 9 ở nhiều tiết giảng dạy bằng Hướng
dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng học tốt môn Địa lí trong năm 2016 - 2017 về thái
độ học tập và mức độ tiếp thu bài học môn Địa lí mà cho thấy hầu hết học sinh có
thái độ tích cực và rất hứng thú học môn Địa lí với số liệu cụ thể như sau:
* Thái độ học tập:
Tổng sô

Không hứng
thú

Bình thường


Rất hứng thú

được khảo sát

SL

%

SL

%

SL

%

62

00

00

04

6,4

58

93,6


Học sinh khối 9

* Mức độ tiếp thu:
Trang 24


Tổng sô
Học sinh khối 9

Nhớ được kiến
thức

Hiểu được kiến
thức

Vận dụng được
kiến thức

được khảo sát

SL

%

SL

%

SL


%

62

03

4,8

60

96,8

06

9,6

5. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Trang 25


×