BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT
HÈ 2006
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
=================
BÁO CÁO VỀ CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA
VẬT LÍ LỚP 10 THPT PHÂN BAN
I/ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát:
Góp phần thực hiện mục tiêu của
giáo dục phổ thông:
- Kế thừa và phát triển kết quả giáo
dục Trung học cơ sở
- Hoàn thiện học vấn phổ thông
- Chuẩn bị cho học sinh học lên (đại
học, cao đẳng) hoặc tham gia lao động
trong xã hội
2. Các mục tiêu cụ thể:
2.1 Mục tiêu về kiến thức:
Cung cấp cho HS kiến thức phổ thông ở trình độ tú
tài (tương đương các nước trong khu vực), cụ thể:
- Những khái niệm tương đối chính xác về sự
vật, hiện tượng.
- Những định luật cơ bản được trình bày phù
hợp với năng lực toán học của HS
- Những nét chính của thuyết vật lí cơ bản
- Những hiểu biết về phương pháp thực hành
và phương pháp mô hình
- Những ứng dụng quan trọng trong đời sống,
sản xuất
2.2 Mục tiêu về kĩ năng:
- Kĩ năng thu lượm thông tin từ quan sát
thực tế, thí nghiệm
- Các kĩ năng xử lí thông tin: xây dựng
bảng, vẽ đồ thị, rút ra kết luận,...
- Các kĩ năng truyền đạt thông tin: trình
bày kết quả quan sát, báo cáo TN,...
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích
hiện tượng, giải bài tập
- Kĩ năng thực hành: sử dụng dụng cụ, lắp
đặt các thí nghiệm,...
2.3 Mục tiêu tình cảm, thái độ, tác phong:
- Hứng thú học tập môn Vật lí
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong
đời sống
- Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận,
tỉ mỉ
- Tính trung thực trong khoa học
- Tinh thần nổ lực cá nhân, hợp tác trong
học tập
II/ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1/ Về kiến thức:
1.1 Tính phổ thông:
Là những kiến thức cần thiết trong cuộc sống hàng ngày,
kiến thức SGK là Vật lí cổ điển.
1.2 Tính cập nhật và tính hiện đại của chương trình:
- Thay những ứng dụng đã lỗi thời bằng những ứng dụng
cập nhật
- Coi trọng đúng mức các phương pháp đặc trưng bộ môn:
thực nghiệm, mô hình
- Phù hợp với nền kinh tế phát triển trong vòng hơn 10 năm
tới, đặc biệt là các thí nghiệm: đồng hồ đo thời gian, laser,...
1.3 Tinh giản chương trình:
Thể hiện các mặt sau:
- Kiến thức đưa vào chương trình đã tinh lọc
kĩ.
- Nhắc sơ lượt những kiến thức đã học trong
chương trình THCS
- Cân đối những kiến thức: lí thuyết và vận
dụng. Đề cao vai trò tính thực tế trong việc
vận dụng.
- Đảm bảo sự phối hợp liên môn: Toán,
Hoá, Sinh, Công nghệ,..
2/ Về mặt kĩ năng:
* Chung cho các môn học
- Kĩ năng thu thập thông tin
- Kĩ năng xử lí thông tin
- Kĩ năng truyền đạt thông tin
- Kĩ năng tự học
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn
đề trong học tập
* Khả năng chuyên biệt của Vật lí:
- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường phổ thông:
thước, cân, nhiệt kế, các đồng hồ đo điện,...
- Kĩ năng lắp ráp và thực hiện những thí nghiệm đơn giản
- Kĩ năng xác định sai số và trình bày hợp lí kết quả thu
được
- Kĩ năng sử dụng tốt thuật ngữ Vật lí
* Tỉ lệ % số tiết:
- Tiết thực hành: từ 7% đến 9% . Mỗi lớp có từ 3 đến 4
bài thực hành (mỗi bài 2 tiết)
- Số tiết có thí nghiệm: (giáo viên làm và học sinh tự làm)
Từ 30% đến 50% tổng số tiết
- Tỉ lệ tiết bài tập, ôn tập, tổng kết: khoảng 30% tổng số
tiết
3/ Về tác phong, thái độ:
- Tính cẩn thận, chu đáo, nhất là trong
thí nghiệm
- Báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm
- Tôn trọng thành quả lao động của
người khác và của mình
- Lòng yêu thích môn Vật lí