Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn quốc phòng an ninh khối 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.05 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
" ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MƠN
QUỐC PHỊNG AN NINH KHỐI 12"
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ phát triển khoa học, công nghệ cao, thế kỷ của
nền kinh tế tri thức, với sự phát triển vũ bão về khoa học, công nghệ và thông tin.
Nghề dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào các hoạt động giảng
dạy cũng phải phát triển để tiếp cận khoa học hiện đại (như các phương tiện nghe,
nhìn, truyền thơng, kỹ thuật vi tính) và tận dụng những thành tựu trong công nghệ
dạy và học.
Sự nghiệp CNH, HĐH nước ta, đang đặt ra yêu cầu cho ngành Giáo dục phải
đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và ứng dụng CNTT vào các hoạt động
trong trường học nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới góp phần giải
quyết hai vấn đề quan trọng là phát triển nguồn nhân lực và chiếm lĩnh những cơng
nghệ cao.
Phương châm đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học và hiện đại hoá nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học, để đưa học sinh vào cuộc, tạo cơ hội để
học sinh suy nghĩ hành động, nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của
học sinh trong học tập và mọi hoạt động khác
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phịng tồn dân. Đây là mơn học chính khóa nằm trong chương trình
giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thơng nhằm rèn luyện và hình thành
nhân cách học sinh, góp phần nâng cao ý thức quốc phịng cho các em và củng cố
nền quốc phịng tồn dân vững mạnh. Từ đó giúp các em có nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng trong công tác bảo vệ Tổ Quốc của bản thân, cũng như tuyên
truyền, vận động người thân và nhân dân thực hiện tốt công tác xây dựng nền Quốc
Phịng Tồn Dân và bảo vệ An Ninh Tổ Quốc.
Việc đưa mơn học này vào chương trình giảng dạy khơng ngồi mục đích
giúp các em nhận thức tốt vai trò và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ An Ninh Tổ
Quốc, giúp cho việc xây dựng nền Quốc Phịng Tồn Dân, An Ninh Nhân Dân
ngày càng vững mạnh. Trong đó học sinh là những chủ nhân tương lai của đất


nước, lại có điều kiện tiếp thu và vận dụng sáng tạo những kiến thức được học tập,
để phát huy vai trị của mình trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
Hiện nay,với sự phát triển của xã hội ngày càng được nâng cao, các phương
tiện phục vụ trong cuộc sống hàng ngày, ngày càng tiến bộ đã góp phần rất lớn
trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong hoạt động giáo dục nói riêng.
Đối với hoạt động giáo dục thì với sự phát triển của xã hội, sự ra đời của các
sản phẩm cơng nghệ, đã góp phần rất lớn trong lĩnh vực này và nó cũng đem lại
hiệu quả cao giúp giáo viên truyền đạt vấn đề hiệu quả hơn và học sinh tiếp thu
kiến thức nhanh hơn, tốt hơn…
1


Tuy nhiên, để áp dụng những thành tựu khoa học được rộng rãi trong các cơ
sở giáo dục, cần phải có sự đầu tư tổng thể cả về nhân lực và vật lực, mà vấn đề
này thì khơng phải cơ sở giáo dục nào, địa phương nào cũng đáp ứng và thực hiện
được. Mặc dù cịn gặp phải nhiều khó khăn nhưng nhận thấy hiệu quả rất lớn trong
việc vận dụng thành tựu khoa học công nghệ trong công tác giảng dạy, truyền
đạt…. Đặc biệt là sau khi đã có kết quả thực nghiệm trong năm học 2016 - 2017
của hai lớp 12A4 và 12A6 để đem ra đối chứng. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“Ứng dụng công nghệ thơng tin trong giảng dạy mơn quốc phịng an ninh khối
12” với mong muốn thông qua đây mọi người nhận thức rõ hơn về hiệu quả của
việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sẽ giúp thầy và trò kết hợp đạt
hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội nói chung cũng như
trong sự nghiệp đổi mới nền giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang
thực hiện.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục Quốc phịng, an ninh trong tình
hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện cơng tác giáo dục Quốc phòng, an ninh năm
2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN ; Luật
Giáo dục Quốc phịng và an ninh được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp
thứ 5, ngày 19/6/2013, và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là bước
phát triển mới, góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả,
hiệu lực quản lý Nhà nước về cơng tác giáo dục Quốc phịng, an ninh, đáp ứng yêu
cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Cùng nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng, an ninh
trong các trường THPT.
Máy tính, mạng Internet và thế giới ảo trên Internet
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng
ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu
như cơng dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy
tính tồn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vơ cùng lớn, khơng thể đo đếm
được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ
CNTT&Truyền thơng (ICT) thay vì CNTT (IT).
Một máy tính nối mạng khơng phải chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi
email mà nó là kênh kết nối chúng ta với tất cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận
tồn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những
tổ chức ở xa nửa vòng trái đất. Mạng máy tính tồn cầu thực sự đã tạo ra một thế
giới mới trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại
điện tử (ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game
online), các diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện
tử (blogger),…

2


Lợi ích mà thể giới ảo trên Internet mang lại
Tuy gọi là thế giới ảo nhưng nó đem lại lợi ích thực sự cho những người tham

gia, thậm chí những lợi ích đem lại cịn nhiều hơn so với trong thế giới thật. Ví dụ
những cá nhân tham gia thương mại điện tử có thể ngồi ở nhà, thơng qua máy tính
nối mạng để bn bán trao đổi và có thể thu được rất nhiều lợi nhuận. Học sinh có
thể tham gia các hệ thống học trực tuyến trên mạng mà khơng phải tốn một đồng
học phí, mà kiến thức thu được còn nhiều hơn là theo lớp học thật. Một học sinh ở
Hà Nội có thể thơng qua một hệ thống học trực tuyến để theo học một thầy giáo ở
tận TP HCM. Một thầy giáo có thể dạy cùng một lúc hàng vạn học sinh.
Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia
sẻ với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc trong đời
sống và cơng việc. Ví dụ mọi người có thể chia sẻ các đoạn phim hoặc các bài hát,
có thể chia sẽ các bài viết về những kiến thức khoa học, xã hội, v.v… Ví dụ các
bậc phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái.
Các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với
nhau, để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của
mỗi người. Học sinh cũng có thể thơng qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến
thức về học tập và thi cử.
Giảng dạy mơn Giáo dục quốc phịng – An ninh là q trình dạy học mang
tính đặc thù nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đường lối qn sự,
cơng tác quốc phịng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an
ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân
dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ
qn sự, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về các quan điểm
của Đảng về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh
nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hịa bình” bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
Qua mơn học giúp cho học sinh hiểu biết và vận dụng thành thục thao tác các
kỹ năng quân sự cần thiết, biết vận dụng thành thạo các động tác vận động cơ bản
trên chiến trường. Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ

luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác.
Trong thời đại ngày này trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
CNTT, việc ứng dụng công nghệ, khai thác thông tin trên mạng Internet trở nên
phổ biến, mọi tầng lớp trong xã hội có thể nhanh chóng tìm được các thơng tin
khác đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau. Sự bùng nổ vệ thông tin đặt ra nhu
cầu tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề đáp ứng với yêu cầu
của thời đại. Do đó đạo tạo ra con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao là
mục tiêu hàng đầu của nhân loại và thế giới.

3


Đối với môn GDQP-AN cũng như các môn học khác tất cả đều nhằm mục
đích tích cực hóa hoạt động của học sinh, kích thích tư duy sáng tạo, đem lại hiệu
quả tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
* Thuận lợi :
Bản thân tôi được nhà trường tạo điều kiện cho đi học lớp đào tạo ngắn hạn (6
tháng) về bộ mơn giáo dục Quốc phịng, an ninh và nhiều năm được tập huấn về
chuyên môn.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường đã
tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tổ bộ môn nên việc triển khai công tác
giảng dạy mơn giáo dục Quốc phịng ở nhà trường diễn ra đúng kế hoạch.
Học sinh hầu hết đã quen dần và đa số học sinh đều cảm thấy gần gũi, với
mơn học.
Giờ dạy mơn giáo dục Quốc phịng thực sự mang lại cho giáo viên. sự cảm
hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học
giáo dục Quốc phòng – an ninh đã đáp ứng được nhu cầu môn học.
Nề nếp, kỷ cương của nhà trường ln được duy trì thường xun và đảm bảo
tốt qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập

tốt.
sử dụng hiệu quả đối với bài có hình ảnh, phim minh họa hợp lý; lớp học sinh
động, học sinh hứng thú, tiếp thu bài nhanh với phim, hình ảnh động minh họa;
giáo viên có nhiều hình thức củng cố bài, kiểm tra khả năng tiếp thu, vận dụng kiến
thức học sinh vừa học. Phần củng cố bài có thể sử dụng các dạng câu hỏi trắc
nghiệm, trả lời câu hỏi sau khi xem một đoạn phim ngắn
* Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phịng – an ninh hồn tồn được đào tạo từ
chuyên ngành giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốc phòng – an ninh, tuy được
đào ngắn hạn qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và được tập huấn về chuyên
môn nhưng do đây là một lĩnh vực khá mới mẻ và thời gian được lĩnh hội về
chun mơn có hạn nên ít nhiều đã gặp phải khó khăn trong giảng dạy. Q trình
nhận thức về kiến thức Quốc phòng, quân sự chưa sâu, chưa nắm chắc nội dung,
mục đích, chuẩn kiến thức kỹ năng, nhất là các yêu cầu cụ thể để triển khai dạy và
học mơn giáo dục Quốc phịng, an ninh, theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào
tạo như các mơn khác. Chưa giải quyết được các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị,
phịng học, vấn đề về mơi trường và các khoản đầu tư khác cho môn học giáo dục
Quốc phòng, an ninh vẫn còn hạn chế.
Đối với học sinh : còn một bộ phận học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn
học phụ dẫn đến ý thức học tập mơn giáo dục Quốc phịng – an ninh chưa cao.
Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ, nhưng vẫn chưa đáp
ứng được u cầu thực tiễn mơn học như có một số tranh ảnh giảng dạy đã cũ
khơng cịn phù hợp...
4


Học sinh khó ghi bài đầy đủ nếu giáo viên không chuẩn bị bài photo sẵn; khi
làm bài kiểm tra, thi bằng hình thức tự luận khơng diễn đạt được rõ ý. Cịn đối với
giáo viên sẽ gặp khó khăn khi tìm tài liệu; địi hỏi khả năng sử dụng tốt các phần
mềm hỗ trợ (vẽ, cắt phim, chỉnh sửa…); tốn rất nhiều thời gian và công sức soạn

cho một bài giảng bằng giáo án điện tử.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Kiến thức Quốc phòng, an ninh mang tính nội dung chính trị, trừu tượng là
chính, học sinh tếp thu bài rất khó dẫn đến chán nản khơng ưa thích mơn
học. Nhằm gây hứng thú cho tiết dạy địi hỏi Giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu
các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt chẽ và
logic phát triển của nội dung bài học. Hiểu được mục tiêu bài dạy và trình độ phát
triển tâm, sinh lý học sinh để có cách tổ chức hợp lý từng hoạt động học tập cụ thể
như sau:
1. Xây dựng thư viện tư liệu
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn giáo dục quốc phòng việc
xây dựng kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng vì đặc trưng của
mơn giáo dục quốc phịng là bộ mơn trang bị cho học sinh hệ thống tri thức đa
dạng, phong phú. Do vậy giáo viên dạy giáo dục quốc phòng phải chú trọng cập
nhật những sự kiện, thông tin, số liệu mới phục vụ cho q trình giảng dạy có hiệu
quả.
Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu,
sách, báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu.
Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận
lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc
khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ... Trong quá trình tham
khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy
Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để
phục vụ cho quá trình giảng dạy.
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình
vẻ... thơng qua chức năng cung cấp thơng tin của máy tính.
Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các vấn đề liên quan đến bài giảng, cần
thực hiện thao tác: Mở các băng hình, các đĩa CD - Rom, lựa chọn các đoạn phim

có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm (như Hero Super Player 3000 hoặc
Herosoft 2001 hay Camtasia studio...) cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính
thành các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy.
+ Khai thác các hình ảnh tĩnh, động, các phần mềm trên các đĩa CD - ROM,
VCD. Chỉ cần kích chuột vào Insert/ Picture/ From file... vào ổ đĩa CD - ROM lựa
chọn tranh, hình vẽ cần tìm rồi đưa vào bài giảng.
5


Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu
phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ
thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
2. Xây dựng bài giảng điện tử
Từ nhiều năm nay, ở các trường phổ thông cũng đã tương đối phổ biến mơ hình
giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính,
máy chiếu (projector),... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là
những cơng cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy
học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mơ hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi,
đầu video...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì
sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng một trận đánh lịch sử, trên
bản đồ giấy chỉ có thể diễn tả được bằng các mũi tên chỉ hướng tấn cơng, cịn trên
phần mềm có thể diễn tả được hình ảnh của các đồn qn di chuyển, nên tạo được
sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử khơng phải là phần
mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là
giáo viên, khơng phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa
trên giao tiếp thầy-trị, chứ khơng phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên
là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được
những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh
và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các
tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp
dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng các bài giảng đóng gói đơn lẻ như sau thì dễ
thấy những mặt hạn chết như sau:
- Tính cứng nhắc trong nội dung bài giảng: Các bài giảng điện tử xây dựng
theo mơ hình trên thường không thể ứng dụng trên quy mô rộng được. Một bài
giảng do giáo viên này thiết kế khó có thể áp dụng cho một giáo viên khác vì mỗi
người sẽ có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Thậm chí với cùng một giáo
viên nhưng với những trình độ học sinh khác nhau thì cũng phải có những bài
giảng khác nhau.
- Sự áp đặt máy móc: Hiện nay, nhiều cơ quan trong ngành Giáo dục hay các
Sở Giáo dục địa phương cũng thường đầu tư xây dựng hoặc mua phần mềm hỗ trợ
giảng dạy, sau đó đưa về các trường để sử dụng. Tuy nhiên, giáo viên phải tâm đắc
với phần mềm nào thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả. Mọi sự áp đặt từ cấp
trên đưa xuống sẽ trở nên vô nghĩa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất là do giáo viên
trực tiếp đứng lớp quyết định, không phải một người khác sáng tác ra để áp đặt cho
họ. Thậm chí việc áp đặt cịn có thể gây ra hiệu quả xấu khi tạo cho người giáo
viên tính lười soạn bài, khơng phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và cũng
không nắm rõ được những ý đồ sư phạm trong một bài giảng.
6


Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được
rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác
triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh,
phim, Flash,...). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng
khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ,
chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngồi thì sẽ rất khó
khăn.

Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng các cơng cụ tìm kiếm trên Internet tư liệu
như Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tư liệu phong phú như
Wikipedia, YouTube,... đặc biệt là các nguồn tài nguyên phục vụ cho giáo dục và
đào tạo như Thư viện tư liệu giáo dục tại (cung cấp các tư liệu
giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng), Thư viện bài giảng điện tử tại
(cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo
viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy) và Cổng thơng tin Giáo Dục
Quốc Phịng (www.giaoducquocphong.org).
Chúng ta có thể sử dụng giáo án điện tử để dạy các bài có tính chất thuyết
trình, kiến thức trừu tượng, đặc biệt là những bài học mà có thể khai thác được các
tư liệu, hình ảnh, video, phần mềm...
Bộ mơn giáo dục quốc phịng chưa có bài giảng điện tử có sẵn do vậy giáo
viên phải tự soạn bài giảng điện tử đa số dựa vào . Thực tế bài giảng điện tử có thể
dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như PowerPoint, đây là phần mềm thiết kế
bài giảng điện tử tương đối đơn giảng, phù hợp với giáo viên giảng dạy các bộ
môn không chuyên về CNTT như mơn giáo dục quốc phịng. Chương trình này dễ
sử dụng, bằng cách đọc sách hướng dẫn hoặc học hỏi bạn bè, đồng nghiệp thì có
thể soạn được bài giảng. Trên thị trường hiện nay có bán phần mềm hướng dẫn tự
học Microsoft PowerPoint, giáo viên có thể mua về để tự học.
Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử:
- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu, tranh, ảnh, phim, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy
- Lựa chọn các phần mềm, trình diễn, hiệu ứng... để xây dựng tiến trình dạy
học thơng qua hoạt động cụ thể.
- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
* Lưu ý: Trong bài giảng điện tử đối với mơn giáo dục quốc phịng, giáo viên
cần đưa những tư liệu, thơng tin, tranh ảnh hay đoạn phim có tính thực tiễn cao,
những thơng tin, số liệu phải mang tính thời sự, phải chuyển tải được nội dung bài
giảng thì bài dạy mới có hiệu quả cao.

3. Đa dạng hóa phương pháp dạy học
Bên cạnh ứng dụng CNTT được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần
tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hóa các
hình thức dạy học, phải biết kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: nêu
7


vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học
sinh tự học, tự nghiên cứu... Tùy theo đặc điểm của từng chương, từng bài, tùy
theo đối tượng học sinh để sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp mới có
thể đạt được hiệu quả cao trong dạy và học.
4. Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập
Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp làm việc theo nhóm được xem là những phương pháp học mới so với phương
pháp học thuộc lòng truyền thống trước đây. Những năm gần đây, việc ứng dụng
CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng
CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo
nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng
động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng
CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng
chung trong giáo dục thời đại hiện nay.
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và u cầu
các em tìm kiếm thơng tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng
chủ đề nhất định.
Giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục quốc phịng-an ninh cho
học sinh trung học phổ thông
Giải pháp 1: Sử dụng các phần mềm tiêu biểu phục vụ cho công tác giảng
dạy
Học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm vi tính.
Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử lý

ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các phần mềm
chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như
Powerpoint, Violet, tạo các hình ảnh mô phỏng để dạy học như Macromedia Flash,
Swish, v.v...
a. Các phần mềm phổ thông
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với cả mọi
người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số phần mềm
quan trọng có thể kể ra (chủ yếu nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft
Office)
Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn, báo
cáo, kế hoạch và tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Các giáo viên có thể dùng để soạn
giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng
Internet.
Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi
phí tài chính, hoặc lưu trữ và tính điểm của học sinh. Excel mạnh ở điểm là có thể
đưa vào những phương pháp tính tốn, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng.
Microsoft Outlook: Phần mềm gửi nhận thư điện tử. Đã qua rồi thời kỳ mà
các đơn vị hoặc cá nhân trao đổi với nhau với nhau hồn tồn bằng cơng văn giấy
8


tờ hoặc gọi điện thoại (thậm chí điện thoại đường dài) trong những công việc
thường ngày. Ngày nay thư điện tử đã được sử dụng chủ yếu, với những ưu điểm
vượt trội như rẻ tiền, thơng tin nhanh chóng và đơn giản. Mỗi cá nhân sẽ có một
địa chỉ thư điện tử riêng. Microsoft Outlook là phần mềm hỗ trợ việc quản lý và
gửi nhận thư điện tử rất dễ dàng.
UniKey: Cài đặt phần mềm này, ta mới có thể gõ được tiếng Việt trong các
văn bản, thư tín,... Ta có thể chọn kiểu gõ Telex hay VNI, có thể chọn mã chữ là
Unicode hay TCVN,... Đặc biệt phần mềm có chức năng chuyển mã chữ rất tiện
lợi, giúp có thể đọc được những văn bản không dùng Unicode mà máy tính khơng

có font chữ tương ứng. Ví dụ trước đây các văn bản từ miền Bắc vào miền Nam
hoặc ngược lại thì đều khơng thể đọc được, vì miền Bắc dùng mã TCVN, cịn miền
Nam thì dùng mã VNI.
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều
tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những
chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó
hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu
ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ).
b. Các phần mềm phục vụ cho giáo dục
Đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chúng tôi khuyến khích học và sử
dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho
việc giảng dạy.
Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn
để làm bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim,
cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao
diện đẹp.
Hiện nay, phần lớn các bài giảng điện của giáo viên ở Việt Nam đều sử dụng
phần mềm Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm
khác hiện đại hơn, dễ dùng hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền.
Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được
những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên
lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet.
Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện
tiếng Việt, dễ dùng, có những năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài
tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết
được với các phần mềm công cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh
động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô
phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash địi trình độ người sử
dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường khơng dùng

Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều cơng sức, mà chỉ dùng để tạo
ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng
hoàn chỉnh.
9


Giải pháp 2: Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thơng tin trực
tuyến
Chúng ta có thể tự xây dựng một kho tài nguyên dạy học với vài nghìn tư liệu,
nhưng như vậy liệu đã đủ chưa. Thực ra, việc đó giờ khơng cịn là vấn đề cần lo
lắng vì Internet đã chính là một thư viện khơng lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn
nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thơng tin
trên đó ln được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng và
bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết
khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet.
Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy như
sau:
a. Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
Thông thường hiện nay, các thư viện lớn đều được phát triển theo mơ hình xã
hội, nội dung sẽ do chính người sử dụng cùng xây dựng lên với số lượng người
tham gia xây dựng lên đến hàng triệu người. Trên thế giới đã xuất hiện các thư viện
nổi tiếng như:
- Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa
toàn thư khổng lồ với đầy đủ tri thức nhân loại từ xưa đến nay, do hàng chục triệu
tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến
thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về
tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng
ngày v.v...
- Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có
thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt

Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn
- Thư viện tư liệu giáo dục là trang web chia sẻ các tư liệu
phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam, hiện là
trang web chia sẻ tư liệu dạy học duy nhất ở Việt Nam với gần 60.000 mục tư liệu.
- Thư viện bài giảng điện tử: địa chỉ trang web là . Đây
là trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng
thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước.
Hiện tại trang web đã có trên 200.000 thành viên tham gia, với hàng triệu lượt truy
cập mỗi tháng, số lượng tài nguyên lên đến 50.000 bài giảng và giáo án.
- Thư viện giáo trình điện tử: địa chỉ . Đây là trang
web tập hợp các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ
GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH
Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ,... Tuy nhiên đây không phải là trang web cộng
đồng nên lượng thông tin không lớn và không được cập nhật thường xuyên.
b. Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo.
Có thể truy cập vào các trang web này qua các địa chỉ trang web tương ứng

10




Cơng cụ tìm kiếm trực tuyến là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất của
nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nó quy tụ được tri thức nhân loại về một nơi. Có
thể nói chúng ta cần bất cứ thơng tin gì thì các máy tìm kiếm này có cung cấp cho
chúng ta gần như ngay lập tức, từ hàng chục tỷ trang web và nguồn tài nguyên
khác nhau trên mạng Internet.
Ví dụ: Muốn tìm hiểu về cơng tác nguỵ trang bài 7, chỉ cần lên mạng, vào công
cụ tìm kiếm, gõ chữ “bộ đội đặc cơng” là có thể hiện ra hàng trăm trang web về chủ
đề này. Muốn có hình ảnh về các loại vũ khí hiện đại của các nước trên thế giới thì chỉ

cần vào mạng, sau vài thao tác đơn giản là có thể tìm được hàng chục bức ảnh.
Cơng cụ tìm kiếm thu nhỏ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thành cuốn
cẩm nang đầu giường đối với mỗi con người hiện đại. Ngay cả đối với giáo viên
thì cũng nên coi như việc ngồi máy tính để soạn bài giảng, giáo án là phải kết nối
Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm Internet thì mới có thể tạo ra những sản
phẩm có chất lượng được.
Các cơng cụ tìm kiếm thực chất đã làm thay đổi một phần của thế giới, con
người không cần phải nhồi nhét những kiến thức khoa học và đời sống để trở thành
những học giả uyên thâm, mà chỉ cần là người có tư duy tốt, nhạy bén, sáng tạo thì
mới phát huy được hiệu quả trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những vấn đề cần làm trong giáo dục
hiện nay, nhất là giáo dục phổ thông.
Gải pháp 3: Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã
hội
Kết nối mạng Internet, giáo viên khơng chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến
thức, nhưng tài ngun mình cần mà cịn có thể chia sẻ, trao đổi thơng tin với
nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất
hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng.
Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của
Bộ GD&ĐT, địa chỉ trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên
quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục,
các chính sách mới của Bộ GD&ĐT.
Diễn đàn giáo viên: địa chỉ , là diễn đàn chuyên cho
giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng
CNTT trong dạy học.
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia
các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi
là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh
nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các
blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình. Ở các nước châu Âu, các giáo viên sử

dụng rất nhiều blog phục vụ cho cơng việc của mình.
11


Blog hiện nay đang được giới trẻ ưa chuộng, thực tế thì cũng có nhiều điểm
chưa tốt, chưa kiểm sốt được. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng, các blog có
thể phát huy tính tích cực rất cao, mà đặc biệt nếu các giáo viên biết sử dụng để
làm tốt hơn cho cơng việc giảng dạy của mình.
Các địa chỉ mạng xã hội để tạo blog được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là:
: Là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay vì tính dễ dùng
và nó gắn liền với chương trình chat Yahoo Messager.
: Đây là mạng xã hội mà giáo viên và trí thức sử dụng
nhiều hơn do có giao diện đẹp và nhiều tính năng hấp dẫn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua thực tế những năm giảng dạy mơn giáo dục quốc phịng – an ninh. Với sự
cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã
đúc kết được một số biện pháp cụ thể như trên và đã tiến hành thực nghiệm đồng
thời triển khai áp dụng vào giảng dạy cho học sinh khối 12 của nhà trường trong
suốt thời gian qua.
So sánh kết quả học tập của 2 lớp tôi đã chọn để thực nghiệm và đối chứng
trong năm học 2016 – 2017 trong đó lớp 12A6 được tiến hành giảng dạy bằng
phương pháp đổi mới như đã nêu ở trên, còn lớp 12A4 tiến hành giảng dạy theo
phương pháp truyền thống cụ thể như sau.
Bảng 1
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Sĩ Số

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Lớp
học Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
lệ
lệ
lệ
lệ
lệ
sinh
Số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
%
12A4
37
23 62,2 12 32,4

2
5,4
0
0
0
0
12A6
34
26 76,5
8
23,5
0
0
0
0
0
0
Như vậy việc đưa ứng dụng thông tin vào dạy học và sử dụng các giải pháp
trên so với trước đây, tôi nhận thấy kết quả thật khả quan, sự hứng thú trong học
tập mơn giáo dục quốc phịng, an ninh của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tiết học
khơng cịn căng thẳng, khô khan hay nhàm chán. Ngược lại học sinh có sự chuyển
biến tích cực rất nhiều; chịu khó tìm tư liệu nhiều hơn, những điều chưa hiểu cũng
được mạnh dạn trao đổi với bạn bè và giáo viên. Hào hứng trong mỗi lần diễn ra
hội thao nhỏ sau tiết học. Vì vậy kết quả được tăng lên rõ rệt.
* Kết luận

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy mơn Giáo dục Quốc
phịng – An Ninh đã mang lại hiệu quả rõ rệt bởi tính ưu việt của nó qua việc
thiết kế bài giảng đã cùng một lúc đã sử dụng nhiều kênh thông tinh khác
nhau giúp cho học sinh nhanh chóng nhận biết, hiểu và vận dụng vào thực tế

bài học. Như vậy ứng dụng cộng nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng
dạy môn Giáo dục Quốc phịng – An Ninh theo hướng phát huy tính tích cực,
12


tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, đã tạo cho học sinh có năng lực tự
học, khả năng thực hành, kích thích lịng ham mê học tập và ý chí vươn lên,
loại bỏ thói quen học tập thụ động.
Thiết kế bài dạy bằng công nghệ thông tin theo hướng đổi mới làm tăng
tính hiệu quả học tập và hợp tác giữa các cá nhân, nhất là lúc giải quyết
những vấn đề tư duy trìu tượng, những kiến thức liên quan đến thực hành cần
học sinh nắm rõ, hiểu sâu do vậy ứng dụng công nghệ thông tin đã kết hợp cả
phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại gắn với nhiều hình
thức tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, học ở trong lớp, ngoài
lớp, trong trường hay liên hệ thực tế ngoài thao trường, bãi tập có liên quan
đến nội dung bài học.
Tuy nhiên soạn giảng theo hướng đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy môn Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh đã mang lại hiệu quả
thiết thực, xong việc soạn giảng để đáp ứng yêu cầu bài giảng cũng cần sự nỗ
lực tự học học tự bồi dưỡng của giáo viên đó là sử dụng cơng nghệ thơng tin
thành thạo, biến vận dụng để khai thác có hiệu quả về hình ảnh, âm thanh,
các đoạn phim, VIDEO phù hợp từ mạng Internet và biết cắt hình ảnh, các
đoạn clip có tác dụng minh họa sinh động, vừa đủ đáp ứng yêu cầu bài giảng
là công việc mất nhiều thời gian, cơng sức địi hỏi giáo viên cần tâm huyết
với nghề sẽ đạt được hiệu quả cao.
Muốn tạo ra được hứng thú cho học sinh học tập môn giáo dục Quốc phòng,
an ninh cần trang bị thêm những phương tiện cần thiết nhất, bổ sung các loại giáo
trình, sách báo, tài liệu tham khảo trong hệ thống thư viện là vô cùng cần thiết. Đặc
biệt là các loại tài liệu tham khảo phải được cập nhật thường xuyên; đảm bảo việc
khai thác thơng tin từ Internet.

Trong q trình giảng dạy tôi đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn như đã trình
bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong sự
đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của quý thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp
cũng như sự chỉ đạo về chuyên môn của trường tạo điều kiện cho tơi được học hỏi
thêm và hồn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017 đồng thời
cũng là cơ sở để tơi có thể tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy sau này.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Khuyến nghị
Trước hết, người thầy phải ln có lịng u nghề, tâm huyết với cơng việc, có
ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp
dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. Phải thường xuyên nghiên cứu,
chủ động dự giờ của đồng nghiệp để tích luỹ thêm kinh nghiệm, phương pháp;
tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn…để nắm bắt những thông tin về nội
dung, chương trình. Từ đó, giáo viên mới có thể lập một kế hoạch bài học cho
mình một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học với nhau.
13


Cần tích cực áp dụng CNTT và sử dụng các loại tranh ảnh, các đoạn phim tư
liệu vào trong quá trình giảng dạy, nhằm thu hút sự chú ý, tạo ra hứng thú học tập
của học sinh giúp các em hiểu bài nhanh hơn. Đặc biệt Giáo viên cần tạo ra một
không gian vui nhộn trong các tiết học sẽ thu hút được tất cả các em tham gia, các
em sẽ có hứng thú học hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Việc đưa ứng dụng thông tin vào trong bài học mà tơi đang trình bày giúp
giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các em đến với nội
dung của bài học. Học sinh u thích bộ mơn, hứng thú và tích cực học tập hơn,
như vậy sẽ cho kết quả cao hơn. Biện pháp tuy có thể nói khơng mới gì lắm, nhưng
với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến
một kết quả khả quan hơn trong q trình học.
Dạy học nói chung và dạy học giáo dục Quốc phòng, an ninh nói riêng yêu

cầu người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì
mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Do đó yêu cầu người
giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm và nắm được những nội dung cơ bản. Trong
quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi
kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sự vững chắc trong kiến thức,
nhằm lơi cuốn học sinh. Ngồi ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và
năng động để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học.
2. Đề xuất
- Đối với tổ:
Các thầy cô được phân công dạy môn giáo dục quốc phòng cần bổ sung kiến
thức cũng như các kỹ năng soạn giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong
bài học. Cần tổ chức các buổi dự giờ, giảng mẫu đối với các tiết dạy có ứng dụng
cơng nghệ thông tin để cho các thành viên học tập rút kinh nghiệm.
- Đối với nhà trường:

Quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên được học
hỏi kinh nghiệm, giao lưu để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất phòng máy để giáo viên được ứng
dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy nhiều hơn.
Cần tham mưu Sở giáo dục đào tạo cấp bổ sung các trang thiết bị đã hư.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin
ứng dụng vào giảng dạy Môn GDQP-AN.
Cần cung cấp, bổ sung các đồ dùng hư hỏng, tranh ảnh khơng cịn phù hợp…
nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên, học sinh ở trường trung học phổ
thông được tốt hơn.
Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chun mơn nhằm tìm các giải pháp
để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
đánh giá giờ dạy giáo dục Quốc phòng, an ninh.

14


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 (Sách giáo khoa)

2.

Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 (Sách giáo viên)

3.

Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng

(www.giaoducquocphong.org)
4.

Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org)

5.

Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới

6.

Thông tin trên mạng Internet.

7.


Thông tin tư liệu.

8.

Tạp chí Quốc Phịng Tồn Dân.

9.

Tạp chí Nhà Trường Quân Đội

10.

Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục Quốc phịng, an ninh trong
tình hình mới
11.

Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác giáo dục Quốc phòng, an ninh năm
2010 và những năm tiếp theo.
12.

Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN ; Luật Giáo dục Quốc

phịng và an ninh được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại kỳ họp thứ 5, ngày
19/6/2013, và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
VII. PHỤ LỤC

Có đính kèm
NGƯỜI THỰC HIỆN

TRẦN NGUYÊN BÁ
15



×