Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN phương pháp giải bài tập đại cương kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.26 KB, 45 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong năm học 2014-2015; 2015-2016 và 2016-2017 tôi được phân công
giảng dạy lớp các lớp 12 cơ bản, học sinh đa số có học lực trung bình và không
có động cơ học tập tích cực và cũng có một số ít học sinh học tốt môn hóa. Điều
thứ nhất, với tình hình việc chọn môn thi để xét tốt nghiệp và đại học hiện nay thì
đa số các em học sinh không chọn và không chú tâm vào học môn hóa khá rắc rối
và khó. Điều thứ hai, ngay khi bước vào lớp 12 chuyển hẳn sang hình thức thi
kiểm tra trắc nghiệm với lượng kiến thức rộng và không có thời gian làm bài tập
như các lớp 10, 11 khiến các em mất phương hướng, không theo kịp nên nhiều em
đã bỏ luôn môn hóa. Những điều này điều này khiến tôi gặp khó khăn để ổn định
và tạo một quá trình học và dạy học môn hóa lớp 12 đạt hiệu quả như mong
muốn. Vì vậy ở đề tài này tôi chỉ đưa ra quá trình hình thành và phương pháp giải
các bài tập tương đối cơ bản để tạo niềm tin cho học sinh khi chọn học bộ môn
hóa 12 và nâng cao cho một số học sinh khá.
Để hệ thống, nắm chắc kiến thức thì việc giải các bài tập hoá học là cách tốt
nhất giúp thí sinh hoàn thành chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học, qua đó các
em làm tốt bài thi của mình. Qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm giải toán hoá học đối với dạng bài tập về đại cương kim loại lớp 12, chủ
yếu về tính chất hóa học của kim loại và dãy điện hóa từ dễ đến khó theo trình tự
như đề thi Quốc gia.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Đây là những kinh nghiệm rút ra của cá nhân tôi. Tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp và Ban giám hiệu
nhà trường giúp tôi có được phương pháp dạy học phần này tốt hơn.



Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Hiện nay trong chương trình hóa học số tiết để giải bài tập rất ít, trong các
giờ luyện tập, giáo viên chỉ ôn tập kiến thức về lí thuyết và hướng dẫn các em giải
một số bài tập sách giáo khoa, mặc dù nhiều tài liệu cũng có đưa ra các bài tập trắc
nghiệm và có thể cả lời giải, nhưng thường hạn chế ở một số ít dạng bài tập. Do
đó cách giải bài tập bằng phương pháp trắc nghiệm còn nhiều bỡ ngỡ đối với học
sinh, các em không có được kiến thức giải cơ bản, áp dụng các công thức tính
nhanh mà không hiểu vần đề nên khá rời rạc, giải sai và không kiểm soát hệ thống
mà mình đã học được. Do đó, việc phân loại và hướng dẫn cách giải các dạng bài
tập nói chung và phần về đại cương kim loại 12 nói riêng là rất cần thiết, giúp học
sinh biết phân dạng và nắm phương pháp giải, từ đó có thể tự ôn luyện kiến thức
và vận dụng kiến thức để giải các bài tập và đạt được điểm cao trong các kỳ thi.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
- Tóm tắt tính chất hóa học và trình bày một số dạng bài tập về kim loại;
hướng dẫn giải chúng bằng phương pháp ngắn gọn, dễ hiểu.
- Học sinh nắm được cách phân loại và phương pháp giải một số dạng bài
tập trắc nghiệm về kim loại, giúp các em có thể chủ động phân loại và vận dụng
các cách giải để nhanh chóng giải các bài toán trắc nghiệm mà không còn bỡ ngỡ
như trước đây. Qua đó sẽ góp phần phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo và tạo
hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh.

Đề tài này dựa trên cơ sở:
- Những bài tập thuộc về tính chất hóa học của kim loại.
- Để giải bài tập về kim loại, ta thường kết hợp các phương pháp: Bảo toàn
khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối
lượng...
Khi giảng dạy ở lớp 12, tôi thấy nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc
phân loại và giải các bài tập phần này, dường như những kiến thức này là sự tổng
hợp và củng cố lại các kiến thức mà các em đã làm từ lớp 8 tới giờ. Các em
thường sử dụng lí thuyết nhớ được khá rời rạc không có tính hệ thống, vì vậy các
em chỉ làm được các bài có phương trình hóa học quen thuộc, các em không thể
hoàn thành được bài tập khác. Để giúp các em có thể giải được các bài tập phần
này, tôi đề xuất phương pháp giải giúp các em hệ thống lại kiến thức về kim loại
lớp 12 mà bao hàm hóa học vô cơ mà các em đã học được một cách rời rạc ở lớp
dưới. Đó là:
“Phương pháp giải bài tập đại cương kim loại”

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
+ Chuyên đề này được áp dụng thực hiện tại các lớp 12 cơ bản học kỳ I,
năm học 2014-2015; 2015-2016 và 2016-2017 với hầu hết là học sinh ban cơ bản,
vào các tiết luyện tập, ôn tập học kỳ I và học tăng tiết trái buổi.
+ Chuyên đề được chia thành 5 dạng bài tập cụ thể:

- Dạng 1: Kim loại tác dụng với phi kim:
+ 1 Kim loại tác dụng hỗn hợp phi kim.
+ 2 Kim loại tác dụng hỗn hợp phi kim.
- Dạng 2: Kim loại tác dụng nước:
+ Kim loại tác dụng với nước.
+ Kim loại tác dụng với nước, trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch
axit.
- Dạng 3: Kim loại tác dụng với dung dịch axit:
+ Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
+ Kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit HCl và H2SO4 loãng.
+ Một kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3.
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc.
- Dạng 4: Kim loại tác dụng với dung dịch muối:
+ Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa 1 muối.
+ Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối.
- Dạng 5: Bài toán oxit:
+ Oxi hóa kim loại bằng oxi. Cho sản phẩm thu được tác dụng với axit H2SO4.
+ Oxi hóa kim loại bằng oxi. Cho sản phẩm thu được tác dụng với axit HNO3.
+ Chia hỗn hợp kim loại thành 2 phần bằng nhau: 1 phần đốt cháy trong oxi
(hoặc không khí), 1 phần tác dụng với axit hoặc dung dịch bazơ.
- Dạng 6: Bài toán điện phân:
+ Điện phân nóng chảy
+ Điện phân dung dịch
* Mỗi dạng đều có ba phần:
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết và kiến thức cần nhớ và phương pháp.
Phần 2: Bài tập minh họa: Đưa ra hệ thống những bài tập đa dạng, khai thác
ở nhiều khía cạnh khác nhau và được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao, vừa hay, vừa
có loại khó và phân chúng ra thành từng dạng nhỏ, đồng thời hướng dẫn giải cho
các dạng đó với phương pháp ngắn gọn và dễ nhớ.


Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Phần 3: Phần bài tập vận dụng cho các dạng: Cung cấp hệ thống bài tập
từ dễ đến khó nhằm giúp các em tự ôn luyện và vận dụng, qua đó giúp các em nhớ
và nắm chắc phương pháp giải hơn.
-------------------------------DẠNG 1. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI PHI KIM
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết
Tính chất chung 1: Tác dụng với phi kim: Hầu hết các kim loại khử được phi
kim thành ion âm.
- Với O2, hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) tạo oxit.
2x M + y O2 → 2 MxOy ( M là kim loại từ Li → Mn)
2n M + m O2
nhiệt độ cao hơn
Ví dụ:

4Al

+ 3O2

t o cao

¾¾¾®

t o cao

Cu + Cl2

2MnOm (M là kim loại từ Zn → Hg), cần đốt ở

t o cao

¾¾¾®

¾¾¾®

2Al2O3

CuCl2

- Với Halogen tạo ra muối halogenua: Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
Ví dụ:

2 M + n X2 → 2 MXn
2Al

+ 3Cl2 → 2AlCl3

Zn

+ Cl2 → ZnCl2

- Với lưu huỳnh tạo ra muối sunfua.
t o cao


2Al

+ 3S

Fe

+S

Hg

t phßng
+ S 

→ HgS

¾¾¾®
t o cao

¾¾¾®

Al2S3
FeS

o

- Au, Pt không tác dụng với O 2 và S, riêng Ag chỉ phản ứng O 2 trong một
khoảng nhiệt độ hẹp.
- Với Nitơ tạo ra muối nitrua.
6Li


t phßng
+ N2 

→ 2Li3N

3Ca + N2

o

t o cao

¾¾¾®

Ca3N2

- Phương pháp giải.


Dựa vào phương trình phản ứng hóa học

Áp dụng các định luật bảo toàn:


Định luật bảo toàn electron: Σne cho = Σne nhận



Định luật bảo toàn khối lượng, ...




Lập phương trình đại số và đưa ra nghiệm là số mol.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Phần 2. Bài tập minh họa.
Câu 1: Cho 13,5 gam kim loại hóa trị III tác dụng với Cl2 dư thu được 66,75
gam muối. Kim loại đó là?
A. Fe (M=56)

B. Cr (M=52)

C. Al (M=27)

D. As (M=75)

Hướng dẫn giải
Cách 1: Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m Cl = 66,75 – 13,5 = 53,25 (gam)
2


⇒ n Cl =
2

53,25
= 0,75 (mol)
71

t
Phương trình hóa học: 2 M + 3 Cl2 
→ 2 MCl3
o

⇒ nkim loại =

2.0,75
= 0,5 (mol)
3

⇒ Mkim loại phản ứng =

13,5
= 27 (gam/mol) , chọn C.
0,5

Cách 2: Số mol nguyên tố M không đổi nên: nM = n MCl

3




13,5
66,75
=
⇒ MM = 27 (gam/mol), chọn C
M M M M + 35,5.3

Nhận xét: Bài toán này rất dễ với những học sinh hiểu được khối lượng
được bảo toàn. Tuy nhiên nhiều em không tính được số mol bất kì chất nào nên
không làm được, tôi thấy đa số học sinh lập tỉ lệ theo cách 2 giải được nhưng các
em không hiểu tại sao có tỉ lệ đó, nếu đổi thành oxit nhôm thì các em lập tỉ lệ sai.
Câu 2: Đốt cháy bột Mg trong bình khí clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hết khối
lượng chất rắn trong bình tăng thêm 10,65 gam so với ban đầu. Khối lượng Mg đã
phản ứng là?
(Cho Mg:24; Cl:35,5).
A. 3,6 gam.

B. 2,4 gam.

C. 4,8 gam.

D. 2,69 gam.

Hướng dẫn giải
t
Mg + Cl2 
→ MgCl2
o

Phương trình hóa học:


Bảo toàn khối lượng ta được:
⇒ n Cl =
2

m Cl = 10,65gam
2

10,65
= 0,15mol
71

⇒ n Mg = 0,15mol

⇒ n Mg = 0,15.24 = 3,6gam , chọn A
Nhận xét: Rất nhiều học sinh không hiểu khối lượng chất rắn tăng thêm
10,65 gam nghĩa là gì. Các em hay hiểu nhầm đó là khối lượng muối. Dẫn tới kết
quả các em sẽ chọn đáp án D.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Câu 3: Đốt một lượng nhôm (Al) trong 6,72 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản
ứng đem hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 6,72 lít H 2 (các thể tích khí
đo ở đkc). Khối lượng nhôm đã dùng là (Cho Mg:24; Al: 27; O:32; Cl:35,5).
A. 8,1gam.


B. 16,2gam.

C. 18,4gam.

D. 24,3gam.

Hướng dẫn giải
Vì sau khi phản ứng với oxi, hòa tan sản phẩm vào dung dịch HCl tạo khí
hidro do đó trong hỗn hợp sản phẩm phải có kim loại nên nhôm dư.
Cách 1:
t
Phương trình hóa học xay ra: 4Al + 3O2 
→ 2Al2O3
o

(1)

Al2O3 + 6HCl 
→ 2AlCl3+ 3H2O
2Al

+ 6HCl 
→ 2AlCl3+ 3H2

(2)
(3)

Từ phương trình (2) và (3) ta suy ra:
n Al =


4n O

2

3

+

2n H
3

2

= 0,4 + 0,2 = 0,6 mol

⇒ m Al = 0,6.27 = 16,20gam , chọn B
Cách 2: Gọi số mol Al là a mol.
Đề cho n O = 0,3mol , n HCl = 0,3mol
2

Chất khử
0

Al

+3
→ Al

a mol


Chất oxi hóa
0

+ 3e

O2

3a mol

−2

+ 4 e → 2O

0,3 mol 1,2 mol
+1

2H

0
+ 2 e → H2

0,6 mol
Bảo eletron ta được:

0,3 mol

3a = 1,2 + 0,6 = 1,8 mol

Suy ra: a = 0,6 mol ⇒ m Al = 0,6.27 = 16,20gam , chọn B.

Nhận xét: Khó khăn nhất bài toán là lượng nhôm vẫn còn dư sau khi phản
ứng với oxi do đó khi hòa tan sản phẩm vào HCl mới tạo khí. Chỉ có vài phương
trình đơn giản là giải tốt bài này bằng nhiều cách. Tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh
không thể nhận ra nhôm dư và không làm được bài.
Câu 4. Cho V lít hỗn hợp khí Cl 2 và O2 ở (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng vừa đủ
với hỗn hợp chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, sau phản ứng hoàn toàn thu được
22,1 gam chất rắn. Giá trị của V là ? (Cho Mg:24; Al: 27; O:32; Cl:35,5).
A. 4,48 lít.

B. 5,6 lít.

C. 6,72 lít.

D. 5,04 lít.

Hướng dẫn giải
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Vì cả Al và Mg đều tác dụng với Cl2 và O2 nên sẽ có 4 phương trình hóa
học, điều đó là khó khăn khi giải bằng phương trình hóa học nên sử dụng phương
pháp bảo toàn electron là hợp lý nhất.
Gọi a, b lần lượt là số mol Clo và oxi
Đề cho: n Al =


2,7
3,6
= 0,1mol ; n Mg =
= 0,15mol
27
24

Chất khử

Chất oxi hóa

0
+3
Al → Al

+ 3e

Cl 2

0,1 mol

0,3 mol

a mol

+2

0


Mg → Mg
0,15 mol
Bảo eletron ta được:

+ 2e
0,3 mol

0

0

O2

−1

+ 2 e → 2Cl
2a mol
−2

+ 4 e → 2O

b mol

4b mol

2a + 4b= 0,3 + 0,3 = 0,6 mol

(1)

Bảo toàn khối lượng ta được: 2,7 + 3,6 + 71a + 32b = 22,1 gam


(2)

Từ (1) và (2) suy ra: a = 0,2 mol; b = 0,05 mol.
Vậy V = (a+b).22,4 = (0,2 + 0,05).22,4 = 5,6 lít, chọn B.
Nhận xét: Đây là một bài khó trong đề thi học kỳ I năm 2014 của sở. Rất
nhiều học sinh trung bình và yếu không nắm chắc phản ứng oxi hóa khử nên
không thể làm bài này. Các em sẽ viết 2 phương trình hóa học gán cho mỗi phi
kim vào mỗi kim loại và tính số mol oxi, clo theo số mol kim loại đã cho, mà
không hiểu rằng có 4 chất tạo ra. Dẫn tới kết quả các em sẽ chọn đáp án D.
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “kim loại tác dụng với phi kim”
Câu 1: Đốt 1 lượng (Al, Fe) trong 2,8 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho
hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl không thấy khí bay ra, tiếp tục sục khí clo
tới dư vào dung dịch thì thu được 29,6 gam muối khan. Khối lượng hỗn hợp kim
loại là
A. 8,3.

B. 5,5.

C. 11.

D. 8,3.

Câu 2: Cho 6,72 gam kim loại tác dụng với Cl2 dư thu được 19,5 gam muối. Kim
loại đó là?
A. Fe (M=56)

B. Cr (M=52)

C. Al (M=27)


D. Mg (M=24)

Câu 3: Đốt cháy bột m gam bột Al trong bình khí clo dư, sau khi phản ứng xảy ra
hết khối lượng chất rắn trong bình là (m+21,3). Khối lượng Al đã phản ứng là?
A. 4,05 gam.

B. 2,7 gam.

C. 5,4 gam.

D. 1,35 gam.

Câu 4: Đốt một lượng Mg trong 2,24 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem
hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 1,12 lít H 2 (các thể tích khí đo ở
đkc). Khối lượng Mg đã dùng là (Cho Mg:24; Al: 27; O:32; Cl:35,5).
A. 6,0gam.

B. 6,2gam.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

C. 4,8gam.

D. 2,4gam.
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm


Trường THPT Điểu Cải

Câu 5: Cho V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 ở (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng vừa đủ
với hỗn hợp chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, sau phản ứng hoàn toàn thu được
22,1 gam chất rắn. Giá trị của V là ? (Cho Mg:24; Al: 27; O:32; Cl:35,5).
A. 4,48 lít.

B. 5,6 lít.

C. 6,72 lít.

D. 5,04 lít.

Câu 6: Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3?
A. 21,3 gam

B. 12,3 gam.

C. 13,2 gam.

D. 23,1 gam.

Câu 7: Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi.
Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O2 trong bình chỉ còn 0,865 mol
và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là:
A. 1,2 gam.

B. 0,2 gam.

C. 0,1 gam.


D. 1,0 gam.

Câu 8: Đốt cháy bột Al trong bình khí Clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là
A. 1,08 gam.

B. 2,16 gam.

C. 1,62 gam.

D. 3,24 gam.

Câu 9: Đốt 1 lượng bột (Al, Mg) trong 1,12 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản
ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy bay ra 2,24 lít H 2 (các thể tích
khí đo ở đkc). Phần trăm theo khối lượng nhôm trong hỗn hợp là
A. 69,23%.

B. 30,77%.

C. 40,77%.

D. 59,23%.

Câu 10. Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với clo tạo ra 27 gam CuCl2?
A. 12,4 gam

B. 12,8 gam.

C. 6,4 gam.


D. 25,6 gam.

Câu 11: Đốt 1 lượng (Al, Fe) trong 2,8 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho
hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl không thấy khí bay ra, tiếp tục sục khí clo
tới dư vào dung dịch thì thu được 29,6 gam muối khan. Phần trăm theo khối lượng
Al trong hỗn hợp là
A. 32,53%.

B. 67,47%.

C. 40,5%.

D. 59,5%.

-----------------------------

DẠNG 2. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI NƯỚC
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết
Tính chất chung 2: Tác dụng với nước:
- Những kim loại có tính khử mạnh IA, IIA như: K, Ba, Ca, Na,...( trừ Be
không tác dụng còn Mg phản ứng ở nhiệt độ cao) khử nước mãnh liệt ở nhiệt độ
thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
Thí dụ:
Tổng quát:

2Na +

2H2O → 2NaOH + H2↑


Ca +

2H2O → Ca(OH)2 + H2↑

2M +

2xH2O → 2M(OH)x + xH2↑

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

- Một số kim loại có tính khử kém hơn những kim loại trên như Zn, Fe,...
(Xét Mg đến Fe) khử được H2O ở nhiệt độ cao, không tạo dung dịch kiềm.
3Fe

+

4H2O → Fe3O4 + 4H2↑

- Kim loại có tính khử yếu như: Pb, Cu, Ag, Hg,...không khử được nước, dù
ở nhiệt độ cao.
- Phương pháp giải.
Tổng quát:


2M +

2xH2O → 2M(OH)x + xH2↑

Bảo toàn khối lượng tính mdd bazơ:
m dd bazo = m nước + m kim loại phản ứng – m khí hdro
Trung hòa bazơ:
M(OH)x +

xHCl → MClx + xH2O

2M(OH)x +

xH2SO4 → M2(SO4)x + 2xH2O

Kết quả: nH+ = nOH- = 2nH2
Chủ yếu dựa vào phương trình phản ứng hoặc phương trình phản ứng tổng
quát, bảo toàn khối lượng để lập phương trình đại số và đưa ra nghiệm là số mol.
Phần 2. Bài tập minh họa.
Câu 1. Khi hòa tan 4,68 gam một kim loại nhóm IA vào 195,44 gam nước, thu
được dung dịch A và 1,344 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu chuẩn).
a) Kim loại đó là ?
A. K (M=39)

B. Li (M=7)

C. Na (M=23)

D. Rb (M=85)


b) Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành là ?
A. 14,00 %

B. 3,36 %

C. 3,44 %

D. 13,97 %

Hướng dẫn giải
a) Gọi kim loại nhóm IA là A số mol là x
2A + 2H2O → 2AOH + H2↑
x

x

0,5x

mol

nH 2 = 0,5x = 0,06 ⇒ x = 0,12 mol
⇒ MA=

4,68
= 39 ( A là Kali) ⇒ Đáp án A
0,12

b) Dung dịch tạo thành chỉ có KOH là chất tan.
m chất tan = 0,12.56 = 6,72 gam.

Bảo toàn khối lượng ta được:
m dung dịch bazơ = 4,68 + 195,44 – 0,06.2 = 200 gam.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Vậy C% KOH =

Trường THPT Điểu Cải

6,72
.100 = 3,36% .
200

Nhận xét: Với bài này, đa số học sinh làm tốt, tuy nhiên vẫn có học sinh
yếu viết sản phẩm tạo ra A2O và H2, cũng có nhiều học sinh không tính được khối
lượng dung dịch sau phản ứng dẫn tới kết quả sai.
Câu 2. Hòa tan hết 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp trong nhóm
IIA vào nước dư, thu được dd X và 2,24 lit khí H2 (đktc).
a) Hai kim loại đó là? (Cho: Mg: 24; Ca: 40; Sr: 88; Be: 9; Ba: 137).
A. Be và Mg

B. Mg và Ca

C. Ca và Sr

D. Sr và Ba


b) Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hòa lượng dd X là ?
A. 0,1 lit

B. 0,3 lit

C. 0,075 lit

D. 0,15 lit

Hướng dẫn giải
a) Gọi chung hai kim loại nhóm IIA là A số mol là x
A + 2H2O → A(OH)2 + H2↑

Phương trình hóa học chung:

x

nH 2 = x = 0,1 mol,

⇒ M A=

x

x

mol

6,4
= 64

0,1

⇒ Hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp trong nhóm IIA là Ca và Sr ⇒ Đáp án C.

b) Dung dịch tạo thành có Ca(OH)2 và Sr(OH)2 là chất tan.
Phương trình hóa học chung:
A(OH)2 + 2HCl → ACl2 +
x
⇒ nHCl = 2x = 0,2 mol

2x

x

⇒ Vdd HCl =

H2O

mol

0,2
= 0,1 lít = 100 mL.
2

Nhận xét: Với bài này, đa số học sinh làm sẽ đặt 2 kim loại A, B với số mol
a, b nên đa số không thể làm được, tuy nhiên sau khi được gợi ý các em làm tốt
câu a, đến câu b các em lại viết 2 phương trình rồi giải hệ pt ra số mol các bazo rồi
mới viết phương trình với HCl nên khá dài.
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “kim loại tác dụng với nước”
Câu 1. Khi hòa tan 2,76 gam một kim loại nhóm IA nước dư, thu được dung dịch

A và 1,344 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Kim loại đó là ?
A. K (M=39)

B. Li (M=7)

C. Na (M=23)

D. Rb (M=85)

Câu 2. Hòa tan hết 10,0 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp trong nhóm
IIA vào nước dư, thu được dd X và 2,24 lit khí H 2 (đktc). Hai kim loại đó là?
(Cho: Mg: 24; Ca: 40; Sr: 88; Be: 9; Ba: 137).
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

A. Be và Mg

Trường THPT Điểu Cải

B. Mg và Ca

C. Ca và Sr

D. Sr và Ba

Câu 3. Khi hòa tan 3,68 gam Na vào 95,12 gam nước, thu được dung dịch A.

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành là ?
A. 14,00 %

B. 3,36 %

C. 6,5 %

D. 13,97 %

Câu 4. Hòa tan hết m gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp trong nhóm
IIA vào nước dư, thu được dd X và 1,12 lit khí H 2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl
1M cần dùng để trung hòa lượng dd X là ?
A. 0,1 lit

B. 0,3 lit

C. 0,075 lit

D. 0,15 lit

Câu 5. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi khi hòa tan 7,8g kali kim
loại vào 36,2 gam nước là:
A. 25,57%

B. 12,795

C. 25,45%

D. 12,72%


Câu 6. Hỗn hợp X gồm K và Al. Cho m gam X tác dụng với nước dư thu được 5,6
lít khí. Mặt khác, cũng m gam X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được
8,96 lít khí (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn).
Giá trị của m là:
A. 10,95g

B. 18g

C. 16g

D. 12,8g

Câu 7. khối lượng K2O cần lấy để hòa tan vào 70,6 gam nước để thu được dung
dịch có nồng độ 14% là:
A. 8,4g

B. 4,8g

C. 4,9g

D. 9,4g

Câu 8. Cho hỗn hợp 0,1 mol Ba và 0,2 mol Al vào nước dư thì thể tích khí thoát
ra (đktc) là:
A. 2,24 lít

B. 4,48lít

C. 6,72 lít


D. 8,96 lít

Câu 9. Cho 21g hỗn hợp hai kim loại K và Al hòa tan hoàn toàn trong nước được
dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, lúc đầu không thấy
kết tủa, đến khi kết tủa hoàn toàn thì cần 400mL dung dịch HCl 1M. Số gam K
trong hỗn hợp là:
A. 15,6g

B. 5,4g

C. 7,8g

D. 10,8g

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M
(hóa trị n không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở
đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100 mL dung dịch HCl 1M. Phần trăm
về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là:
A. 68,4 %

B. 36,9 %

C. 63,1 %

D. 31,6 %

Câu 11. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư, thu được 0,896 lít
khí (ở đktc)
• Thí nghiệm 2: Cũng cho m gam hỗn hợp trên cho vào dung dịch NaOH dư

thu được 2,24 lít khí (ở đktc) Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Giá trị của m là:
A. 2,85 gam

Trường THPT Điểu Cải

B. 2,99 gam

C. 2,72 gam

D. 2,80 gam

Câu 12. Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và
5,6 lít khí (ở đktc). Tính V mL dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y
A. 125 mL
B. 100 mL
C. 200 mL
D. 150 mL
Câu 13. Cho 1,4 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y
(Mx < My) vào nước dư, thu được không quá 2,24 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. K.

B. Na.


C. Rb.

D. Li.

--------------------------DẠNG 3. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết
Tính chất chung 3: Tác dụng với axit:
a- Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl và các axit thông thường khác.
Nhiều kim loại ( trước H, trừ Ag, Cu, Hg, Au, Pt) có thể khử được ion H +
(H3O+) trong dung dịch axit thành H2.
→ 2Mn+ + n H2 ↑
Tổng quát : 2M + 2nH+ 

Ví dụ:

Fe + 2H+ 
→ Fe2+ + H2↑
Fe +

2HCl → FeCl2 + H2↑

Fe +

H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑

Những kim loại có tính khử mạnh (K, Ba, Ca, Na,...) dễ gây nổ khi tiếp xúc với
dung dịch axit.
b- Tác dụng với H2SO4 đặc

Các kim loại (trừ Pt, Au) khử S+6 xuống số oxh thấp hơn. (H2S, S, SO2).
M + H2SO4 đđ 
→ M2(SO4)n + {SO2; S; H2S} + H2O
Ví dụ:

2Fe + 6H2SO4đặc, nóng, dư → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
3Mg + 4H2SO4 đđ 
→ 3MgSO4 + S + 2H2O
4Mg + 5H2SO4đặc, nóng → 4MgSO4 + H2S + 4H2O

c- Tác dụng với HNO3
Các kim loại (trừ Pt, Au) khử N+5 xuống số oxi hóa thấp hơn. (NH4NO3, N2,
N2O, NO, NO2)
M + HNO3 
→ M(NO3)n + {NxOy ; NH4NO3; N2 } + H2O
Ví dụ:

Cu

+

3Cu +

4HNO3 đặc

→ Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng


Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Zn +

10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Zn +

10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O

Fe + 6HNO3 đặc, nóng, dư 
→ Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Fe + 4HNO3 đặc, nóng, dư 
→ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Nếu Fe vẫn còn dư sau p/ư (2)thì:

Fedư + HNO3 đặc, nóng 
→ Fe(NO3)2

Lưu ý: Al, Fe, Cr thụ động với (HNO3 và H2SO4 ) đặc nguội.
- Phương pháp giải.
* Kim loại trước H + Axit HCl, H2SO4 loãng → Muối có hóa trị thấp + H2↑
* Kim loại đứng sau hidro thì không phản ứng với HCl và H2SO4 loãng.
 mmuối clorua = mKL pư + 71. n H






mmuối sunfat = mKL pư + 96. n H

2

2

Kim loại + HNO3 hoặc H2SO4 đặc, tạo ra muối mà kim loại có số oxi hóa cao
nhất.
Áp dụng định luật bảo toàn electron: Hóa trị cao nhất của kim loại là x
x.nKL pư = 6.nS + 2. n SO + 8. n H S
2

2

x.nKL pư = n NO + 3.nNO + 10. n N + 8. n N O + 8. n NH NO
2

2

2

4




mmuối nitrat = mKL pư + 62. n e cho (hay e nhân) + 80. n NH NO



mmuối sunfat = mKL pư +



n HNO



n H SO

4

2

3

4

3

96
. n e cho (hay e nhân) = mKL pư + 96.(3.nS + n SO + 4. n H S )
2
+ 4.nNO + 12. n N + 10. n N O + 10. n NH NO
2


phản ứng

= 2. n NO

phản ứng

= 4.nS + 2. n SO + 5. n H S

2

3

2

2

2

4

2

3

2

Phần 2. Bài tập minh họa.
a) Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng
Câu 1. Khi hòa tan m gam một kim loại vào dung dịch HCl dư, thu được dung
dịch A chứa 15,24 gam muối clorua và 2,856 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu

chuẩn). Kim loại đó là ?
A. Fe (M=56)

B. Mg (M=24)

C. Na (M=23)

D. Zn (M=65)

Hướng dẫn giải
Gọi kim loại là A hóa trị x số mol là a
2A + 2xHCl → 2AClx + xH2↑
a
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

a

0,5ax

(mol)
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

nH 2 = 0,5ax = 0,12 ⇒ ax = 0,24 mol ⇒ a =
⇒ M AClx


0,24
(mol)
x

15,24
= 0,24 = 63,5x ⇒ MA + 35,5x = 63,5x ⇒ MA = 28x.
x

Vậy chỉ có Fe (M=56, x=2) là thỏa mãn. ⇒ Đáp án A
Nhận xét: Với bài này, đa số học sinh chọn hóa trị II để làm, dẫn tới rất dễ.
Với x=2.
A + 2HCl → ACl2 + H2 ↑
a

a

nH 2 = a = 0,12 mol ⇒ M ACl =
2

a

mol

15,24
= 124 ⇒ MA + 71 = 127 ⇒ MA = 56.
0,12

Câu 2: Cho 8 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 22,2 gam muối khan.
Giá trị của V là

A. 2,24 lit

B. 4,48 lit

C. 3,36 lit

D. 1,12 lit

Hướng dẫn giải
Cách 1 : Gọi chung 2 kim loại là M hóa trị x số mol a
Phương trình phản ứng chung :
2A + 2xHCl → 2AClx +

xH2↑

a

ax
2

ax

a

(*)
mol

Về khối lượng:
mA= a.MA= 8 gam


(1)

m ACl = a.(MA + 35,5x) = 22,2 gam

(2)

x

Từ (1) và (2) suy ra:

a.M A
8
=
⇒ ax = 0,4 mol.
a.(M A + 35,5x ) 22,2

⇒ nH 2 = 0,2 ⇒ VH 2 = 4,48 lit ⇒ Đáp án B

Cách 2 :
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng (*) ta suy ra công thức :
mkim loại + mHCl = mmuối clorua + mmuối clorua H2


mkim loại + 36,5.2 nH 2 = mmuối clorua + 2. nH 2



mkim loại + 71 × nH 2 = mmuối clorua

⇒ nH 2 =


mmuoi − mkimloai

=

71
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

22, 2 − 8
= 0,2 ⇒ VH = 4,48 lit ⇒ Đáp án B.
71
2

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

b) Kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit HCl và H2SO4 loãng
Câu 3: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al và 380 mL dung dịch Y gồm HCl
1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở
đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion.
a) Phần trăm về khối lượng của Al trong hỗn hợp X là
A. 50,78%

B. 49,22%

C. 56,25%


D. 43,75%

C. 52,285g

D. 65,375g

b) Khối lượng muối trong dung dịch Y là
A. 41,120 g

B. 39,41g

Hướng dẫn giải
Đối với dạng bài tập này ta phải xét xem axit hay kim loại dư ?
Ta có: ∑ nH + = 0,76 mol; nH 2 = 0,38 ⇒ nH +

phản ứng

= 0,76 = 0,76

⇒ Axit và axit vừa đủ.

a) Gọi a, b lần lượt là số mol magie và nhôm
Chất khử
Chất oxi hóa
0
+2
0
+1
2 H + 2 e → H2

Mg → Mg + 2e
a mol
2a mol
0,76 1,52 mol
0
+3
→ Al
+ 3e
Al
b mol
3b mol
Ta có hệ phương trình:
 24a + 27b = 7, 68  a = 0,14
⇒ m%Al = 56,25% ⇒ Đáp án C
⇒

2
a
+
3
b
=
0,
76
b
=
0,16




b) Bảo toàn khối lượng ta được:
m muối = m kim loại +maxit phản ứng- m khí =7,68+0,38.36,5+0,38.0,5.98-0,38.2=39,41 g
⇒ Đáp án B.

Nhận xét: Rất nhiều học sinh trung bình và yếu không nắm chắc phản ứng
oxi hóa khử nên không thể làm bài này. Các em sẽ viết 2 phương trình hóa học
gán cho mỗi axit vào mỗi kim loại và tính số mol kim loại, mà không hiểu rằng có
4 chất tạo ra. Dẫn tới kết quả các em sẽ chọn đáp án sai.
c) Một kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 16,8 gam Fe vào dung dịch HNO 3 dư, thu được 6,72 lít
khí NO duy nhất (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là
A. 48,4 gam

B. 54,0 gam

C. 36,6 gam

D. 72,6 gam

Hướng dẫn giải
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Vì axit dư nên chỉ tạo muối sắt III.

Cách 1: Bảo toàn mol nguyên tố Fe:
n Fe( NO ) = nFe= 0,3 mol. ⇒ mmuối = 0,3.242 = 72,6 gam
3 3

Cách 2: Bảo toàn electron ta được: n NO

3



trong muối

= nelectron trao đổi = 3.nNO = 0,9 mol

mmuối = mFe + m NO = 16,8 + 62 × 3 × 0,3 = 72,6 gam, chọn Đáp án D.
3



Nhận xét: Các em sẽ viết phương trình hóa học và tính số mol muối dễ
dàng theo lớp 11 chỉ gặp các bài axit dư, tuy nhiên các em không lường được có
khả năng tạo muối sắt II hay không.
Câu 5: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 4,4 lít dung dịch HNO 3, sinh ra hỗn
hợp gồm 2 khí NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với CH4 là 2,4. Nồng
độ mol của axit ban đầu là
A. 0,43M

B. 1,9M

C. 1,43M


D. 0,86M

Hướng dẫn giải
Gọi x, y lần lượt là số mol 2 khí NO và N2O
Ta có thể sử dụng phương pháp đường chéo để tìm tỉ lệ mol 2 khí:

x 2
 NO x (mol )
30 x + 44 y

= 2, 4 × 16 ⇒ =

x+ y
y 3
 N 2O y (mol )
Chất khử
0

Al

+3
→ Al

0,5 mol

(1)

Chất oxi hóa
+ 3e


+5

N

1,5 mol

+ 3e
3x mol

+5

2N



+2

N
x mol
+1

→ 2N (N2O)
+ 8e
8y mol
y mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 0,5 × 3 = 6x + 8y

(2)


Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1 mol; y = 0,15 mol.
Bảo toàn mol nguyên tố N:

nHNO3 = nN = nN

trong muối và trong khí

= 0,5.3 + 0,1 × 1 + 0,15 × 2 = 1,9 mol

⇒ CM HNO3 = 0,43M ⇒ Đáp án A.

Nhận xét: Đa số các em học sinh trung bình, yếu và cả học sinh khá vẫn
không làm được bài này, vì các em không tính được số mol các khí.
d) Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc
Câu 6: Hoà tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại Fe, Ag, Cu bằng dung
dịch HNO3 loãng lấy dư, thu được 4,032 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

đktc) thoát ra và dung dịch B. Đem cô cạn dung dịch B, thu được hỗn hợp m gam
ba muối khan. Giá trị của m là
A. 60,27


B. 54,28

C. 51,32

D. 45,64

Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học chung cho 3 kim loại
3M +

4xHNO3 loãng → 3M(NO3)x + xNO + 2xH2O

Từ phương trình ta thấy: n NO

3



trong muối

= nelectron trao đổi = 3.nNO = 0,54 mol

Nên dễ dàng ta có:
m3muối = m3kim loại + m NO

3



/muoi


= mkim loại +62.0,54 =17,84 + 62.0,54 = 51,32 gam

⇒ Đáp án C

Nhận xét: Đa số các em học sinh áp dụng công thức tính nhanh để làm bài
này, không gặp khó khăn gì.
Câu 7: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10% về khối
lượng) vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam chất
rắn, dung dịch Y và 2,24 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Lượng
muối trong dung dịch Y là
A. 24,2 gam

B. 37 gam

C. 27 gam

D. 22,4 gam

Hướng dẫn giải
Đối với dạng toán này, chúng ta không thể áp dụng ngay biểu thức tính khối
lượng muối ở trên được vì sau phản ứng kim loại dư.
Trước hết ta phải tính : mkim loại phản ứng = 10 – 1,6 = 8,4 gam
⇒ mmuối = mkim loại phản ứng + 62 × 3nNO = 8,4 + 62 × 0,3 = 27 gam
⇒ Đáp án C

Nhận xét: Đa số các em học sinh áp dụng công thức tính nhanh để làm bài
này, một số em lấy khối lượng kim loại phản ứng là 10 nên sai.
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “kim loại tác dụng với axit”
Câu 1. Khi hòa tan m gam một kim loại vào dung dịch HCl dư, thu được dung

dịch A chứa 15,24 gam muối clorua và 2,856 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu
chuẩn). Kim loại đó là ?
A. Fe (M=56)

B. Mg (M=24)

C. Na (M=23)

D. Zn (M=65)

Câu 2: Cho 8 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 22,2 gam muối khan.
Giá trị của V là
A. 2,24 lit

B. 4,48 lit

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

C. 3,36 lit

D. 1,12 lit
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Câu 3: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al và 380 mL dung dịch Y gồm HCl

1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở
đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về
khối lượng của Al trong hỗn hợp X là
A. 50,78%

B. 49,22%

C. 56,25%

D. 43,75%

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 16,8 gam Fe vào dung dịch HNO 3 dư, thu được 6,72 lít
khí NO duy nhất (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là
A. 48,4 gam

B. 54,0 gam

C. 36,6 gam

D. 72,6 gam

Câu 5: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 4,4 lít dung dịch HNO 3, sinh ra hỗn
hợp gồm 2 khí NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với CH4 là 2,4. Nồng
độ mol của axit ban đầu là
A. 0,43M

B. 1,9M

C. 1,43M


D. 0,86M

Câu 6: Hoà tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại Fe, Ag, Cu bằng dung
dịch HNO3 loãng lấy dư, thu được 4,032 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở
đktc) thoát ra và dung dịch B. Đem cô cạn dung dịch B, thu được hỗn hợp m gam
ba muối khan. Giá trị của m là
A. 60,27

B. 54,28

C. 51,32

D. 45,64

Câu 7: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10% về khối
lượng) vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam chất
rắn, dung dịch Y và 2,24 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Lượng
muối trong dung dịch Y là
A. 24,2 gam

B. 37 gam

C. 27 gam

D. 22,4 gam

Câu 8: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al và 380 mL dung dịch Y gồm HCl
1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở
đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Khối lượng
muối trong dung dịch Y là

A. 41,120 g

B. 40,265g

C. 52,285g

D. 65,375g

Câu 9. Khi hòa tan m gam một kim loại vào dung dịch HCl dư, thu được dung
dịch A chứa 11,4 gam muối clorua và 2,688 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu chuẩn).
Kim loại đó là ?
A. Mg (M=24)

B. Fe (M=56)

C. Na (M=23)

D. Zn (M=65)

Câu 10: Cho 10,4 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu
được dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 31,7 gam muối
khan. Giá trị của V là
A. 2,24 lit

B. 6,72 lit

C. 3,36 lit

D. 4,48 lit


Câu 11: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO 3 dư, thu được 6,72 lít
khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị m là
A. 8,4 gam

B. 5,6 gam

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

C. 11,2 gam

D. 16,8 gam

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Câu 12: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 500 mL dung dịch HNO 3, sinh ra
hỗn hợp gồm 2 khí NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với hidro là 19,2.
Nồng độ mol của axit ban đầu là
A. 3,784M

B. 1,9M

C. 1,43M

D. 0,86M


Câu 13. Hoà tan 2,0 gam một kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl, sau đó cô
cạn dung dịch thu được 5,55 gam muối khan. Tên của kim loại đó là ?
A. Canxi

B. Kẽm

C. Magie

D. Bari.

Câu 14. Hòa tan 1,8 gam muối sunfat của một kim loại nhóm IIA trong nước rồi
pha loãng cho đủ 50 mL dung dịch. Để phản ứng hết với dung dịch này cần 20 mL
dung dịch BaCl2 0,75M. Công thức của muối sunfat là ?
A. BeSO4

B. MgSO4

C. CaSO4

D. BaSO4.

Câu 15. Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol O 2,
chất rắn sau phản ứng tan trong dung dịch HCl dư tạo 13,44 lít khí (đktc). M là ?
A. Na

B. Al

C. Ca

D. Mg.


Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl thu
được 0,5 gam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là ?
A. 27,75 gam.

B. 27,25 gam.

C. 28,25 gam.

D. 28,75 gam.

Câu 17. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau
khi thu được 336 mL H2 (đktc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim
loại đó là ?
A. Fe

B. Cu

C. Mg

D. Ba.

Câu 18. Hòa tan 0,5 gam hợp kim của Ag vào dung dịch HNO 3. Thêm dung dịch
HCl vào dung dịch trên, thu được 0,398 gam kết tủa. Thành phần % Ag trong hợp
kim là ?
A. 60 %

B. 61 %

C. 62 %


D. 63 %.

Câu 19. Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe – Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng
hoàn toàn thu được 0,896 lít H2 (đktc). Thành phần % của Fe là ?
A. 75,1 %.

B. 74,1 %.

C. 73,1 %.

D. 72,1 %.

Câu 20 Hoà tan hoàn toàn15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư
thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Số gam muối tạo thành là ?
A. 35,7 gam.

B. 36,7 gam.

C. 63,7 gam.

D. 53,7 gam.

Câu 21. Hòa tan hết 2,4 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe bằng dung dịch
HCl, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối clorua. Giá trị của m là ?
A. 13,44 gam.

B. 15,2 gam.

C. 9,6 gam.


D. 12,34 gam.

Câu 22. Cho a gam kim loại M tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 2M thu
được (a + 21,3) gam muối MCln. V có giá trị là ?
A. 0,6 lít.

B. 0,4 lít.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

C. 0,3 lít.

D. 0,2 lít.
Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Câu 23. 11,2 gam sắt để ngoài không khí bị gỉ thành 13,6 gam chất rắn A. Cho A
tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít NO (đktc) duy nhất. Giá
trị của V là
A. 2,24 lít.

B. 0,224 lít.

C. 3,36 lít.


D. 0,336 lít.

Câu 24. Cho 10,2 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Al tác dụng hết với dung dịch
HCl dư, thu được 5,6 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu
được là ?
A. 28 gam.

B. 27,95 gam.

C. 27 gam.

D. 29 gam.

Câu 25. Cho 11 gam hỗn hợp nhiều kim loại trước H 2 tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng, dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thì số gam muối
khan thu được là
A. 3,98 gam.

B. 39,8 gam.

C. 35 gam.

D. 3,5 gam.

Câu 26. Cho 22 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại IA và IIA tác dụng với
dung dịch HCl dư thu được 0,3 mol khí (đktc). Cô cạn dung dịch thì số gam muối
khan là ?
A. 1,87 gam.

B. 2,53 gam.


C. 18,7 gam.

D. 25,3 gam.

Câu 27. Cho 3,87 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250 mL dung dịch Y chứa
axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch Z và 4,368 lít H 2 (đktc). Thành phần
% về khối lượng Mg trong hỗn hợp X là ?
A. 37,21 %.

B. 26 %.

C. 35,01 %.

D. 36 %.

Câu 28. Cho 1,935 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng với 125 mL dung
dịch gồm HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28M, thu được dung dịch X và 2,184 lít H 2
(đktc). Cô cạn dung dịch, thu được số gam muối khan là ?
A. 9,7352 g.

B. 9,3725 g.

C. 9,7532 g.

D. 9,2357 g.

Câu 29. m gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng với 250 mL dung dịch X chứa hỗn hợp
HCl 1M và H2SO4 0,5M sinh ra 5,32 lít H 2 (đktc) và dung dịch Y (coi V dung dịch là
không đổi). Dung dịch có pH là ?

A. 1

B. 7

C. 2

D. 6.

Câu 30. (CĐ 2012) Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X
và một kim loại kiềm thổ Y (Mx < My) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít
khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. K.

B. Na.

C. Rb.

D. Li.

----------------------------DẠNG 4. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết
Tính chất chung 4: Tác dụng với dung dịch muối:
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm


Trường THPT Điểu Cải

- Kim loại không tan trong nước khử được ion kim loại hoạt động yếu hơn
trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Ví dụ:

Fe +

CuSO4 dung dịch → FeSO4 + Cu

- Nếu kim loại tan trong nước như: K, Ba, Ca, Na khi tác dụng với dung
dịch muối thì phản ứng với nước trước tạo ra bazo, sau đó bazo này phản ứng với
dung dịch muối nên không thu được kim loại.
Ví dụ: cho Na vào dung dịch CuSO4
Đầu tiên: 2Na +

2H2O → 2NaOH

+ H2↑

Sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ¯ xanh + Na2SO4
Điều kiện để kim loại A đẩy kim loại B khỏi dung dịch muối:
- A có tính khử mạnh hơn B.
- A và B là những kim loại đều không tác dụng được với nước ở điều kiện
thường như: IA, Ca, Ba, Sr…
- Muối của A và B trong sơ đồ phản ứng phải là những muối tan trong nước.
- Phương pháp giải.
* Khi giải dạng toán này ta cần xác định thứ tự các phản ứng xảy ra và xác định
chính xác sau phản ứng chất nào dư (kim loại hay muối dư).
- Kim loại có tính khử mạnh hơn và muối của ion kim loại tính oxi hoá mạnh

hơn sẽ phản ứng trước.
- Nói chung, nếu chưa biết số mol của kim loại và số mol của muối ban đầu thì
ta không thể xác định được chính xác phản ứng nào xảy ra tiếp theo.
* Trường hợp nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) thì M sẽ khử ion
H+ của H2O thành H2 và tạo thành dung dịch bazơ. Sau đó xảy ra các phản
ứng trao đổi giữa muối và dung dịch bazơ.
* Kim loại B sinh ra bám trên thanh kim loại A
* Khối lượng thanh kim loại A thay đổi ∆m = mB tạo ra – m A p/ư
* Khối lượng chất rắn tăng: ∆m ↑ > 0
* Khối lượng chất rắn giảm: ∆m ↓ < 0
* Khối lượng chất rắn tăng = khối lượng dung dịch giảm.
Phần 2. Bài tập minh họa.
a) Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối.
Câu 1: Cho 13,7 gam kim loại Ba vào 200 mL dung dịch FeSO 4 1M, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 23,3 gam

B. 32,3 gam

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

C. 5,6 gam

D. 9,86 gam
Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải


Hướng dẫn giải
nBa = 0,1 mol; nFeSO4 = 0,2 mol.
Các phản ứng xảy ra:
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑

(1)

Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2 ↓

(2)

Từ (1) và (2) ta có: nBaSO4 = nFe ( OH )2 = nBa = 0,1 mol
⇒ mkết tủa = 0,1 × 233 + 0,1 × 90 = 32,3 gam ⇒ Đáp án B

Nhận xét: Rất nhiều học sinh trung bình và yếu không nắm chắc phản ứng
giữa Ba với nước trước nên sẽ viết phản ứng đẩy sắt kim loại ra. Dẫn tới kết quả
các em sẽ chọn đáp án sai.
Câu 2: Cho thanh kẽm nặng 10 gam vào 100 mL dung dịch AgNO 3 1M. Sau một
thời gian lấy thanh kẽm ra cân thấy thanh kẽm nặng 11,51 gam, giả sử toàn bộ Ag
sinh ra bám vào thanh kẽm. Khối lượng bạc kim loại thu được là ?
A. 2,16 gam

B. 1,08 gam

C. 10,8 gam

D. 20,8 gam

Hướng dẫn giải

Đặt x là số mol Zn phản ứng với AgNO3
Phương trình phản ứng: Zn + 2AgNO3 → 2Ag + Zn(NO3)2
x

2x

2x

x mol

Khối lượng thanh kim loại Zn thay đổi là: ∆m = mAg tạo ra – m Zn phản ứng
11,51 - 10 = 108.2x - 65x = 151x ⇒ x = 0,01 mol
⇒ mAg tạo ra = 108 × 0,02 = 2,16 (gam) ⇒ Đáp án A

Nhận xét: Đa số học sinh không biết phương pháp giải, các em gặp khó
khăn trong vấn đề không phân biệt được khối lượng thanh kẽm trước và sau phản
ứng, đa số tính số mol kẽm từ 10 gam ban đầu, và khối lượng tăng là khối lượng
Ag nên dẫn tới kết quả các em sẽ chọn đáp án sai.
Câu 3: Nhúng một kim loại M chỉ có hoá trị II trong hợp chất có khối lượng
15,525 gam vào 150mL dd AgNO3 1M cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Lọc dung
dịch, đem cô cạn thu được 13,725 gam muối khan. Kim loại M là
A. Fe (M=56)

B. Zn (M=65)

C. Pb (M=207)

D. Ni (M=59)

Hướng dẫn giải

Ta thấy mmuối thu được < mkim loại nên kim loại dư, AgNO3 hết.
M + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2Ag
0,075 ¬ 0,15 → 0,075
mol
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm
⇒ M M ( NO3 )2 =

Trường THPT Điểu Cải

13,725
= 183 ⇒ M = 59 ⇒ Đáp án D
0,075

Nhận xét: Đa số học sinh viết được phương trình, các em yếu sẽ tính M M
nên dẫn tới kết quả các em sẽ chọn đáp án C sai, các em khá hơn sẽ nhận thấy
khối lượng muối, và tinh M của muối cho đáp án D đúng.
b) Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol Al và 0,1 mol Fe. Cho X vào 100mL dung dịch Y
gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3
kim loại. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít H 2 (đktc)
và còn lại 28 gam chất rắn không tan.
a) Chất rắn A gồm những chất nào?
A. Ag, Cu, Fe

B. Ag, Cu, Al


C. Al, Cu, Fe

D. Ag, Fe, Ag

b) Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:
A. 1M và 2M

B. 2M và 1M

C. 0,2M và 0,1 M

D. 0,5M và 0,5M

Hướng dẫn giải
a) Sơ đồ phản ứng:
Hỗn hợp X

AgNO : x mol
1,12lit H
→ chÊt r¾
n A 
→{
{ AlFe+100mL ddY { Fe(NO
) : y mol
28g r¾
nB
+HCl

3


2

3 2

Chất rắn A gồm 3 kim lọai đó là : Ag, Cu, Fe ⇒ Al, Cu(NO3)2 và AgNO3 phản ứng
hết, Fe dư ⇒ chọn A.
b) Chỉ có Fe trong rắn A tác dụng vời HCl nên:
nFe dư = nH 2 = 0,05 mol ⇒ nFe pư = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: x + 2y = 0,1 × 3+ 0,05 × 2= 0,4

(1)

Mặt khác chất rắn không tan là Cu và Ag ⇒ 108x + 64y =28

(2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,2; y = 0,1 mol

CM Cu ( NO ) = 1M; CM AgNO = 2M
3
3 2

⇒ Đáp án A

Nhận xét: Bài toán này tương đối khó nên hầu hết học sinh trung bình, yếu
không lập luận được thứ tự phản ứng theo quy tắc α do đó làm sai, một số ít các
em làm được toàn bài.
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “kim loại tác dụng với dung dịch muối”
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng


Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải

Câu 1. Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO 4. Phản ứng xong thì
khối lượng lá kẽm thay đổi như thế nào ?
A. Tăng 0,1 gam. B. Tăng 0,01 gam. C. Giảm 0,1 gam. D. Giảm 0,01 gam.
Câu 2. Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,2 mol CuSO 4. Phản ứng xong thấy
khối lượng lá kẽm ?
A. Tăng 0,1 gam. B. Tăng 0,2 gam. C. Giảm 0,2 gam. D. Giảm 0,1 gam.
Câu 3. Ngâm một lá Zn nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24 gam ion M 2+. Phản
ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94 gam. M là ?
A. Fe
B. Cu
C. Cd
D. Ag.
Câu 4. Cho 1,12 gam bột sắt và 0,24 gam bột Mg vào một bình chứa sẵn 250 mL
dung dịch CuSO4. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 gam.
Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là ?
A. 0,1M.
B. 0,04M.
C. 0,06M.
D. 0,12M.
Câu 5. Nhúng một que sắt nặng 5 gam vào 50 mL dung dịch CuSO 4 15% (D =
1,12 gam/lít). Khi que sắt đã được mạ kín thì có khối lượng là 5,154 gam. Nồng
độ C% của dung dịch CuSO4 còn lại là ?

A. 8,87 %.
B. 9,53 %.
C. 8,9 %.
D. 9,47%.
Câu 6. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sauk hi
thu được 336 mL H2 (đktc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại
đó là ?
A. Fe
B. Cu
C. Mg
D. Ba.
Câu 7: Cho 13,7 gam kim loại Ba vào 200 mL dung dịch FeSO 4 1M, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 23,3 gam
B. 32,3 gam
C. 5,6 gam
D. 9,86 gam
Câu 8: Cho thanh kẽm nặng 10 gam vào 100 mL dung dịch AgNO 3 1M. Sau một
thời gian lấy thanh kẽm ra cân thấy thanh kẽm nặng 11,51 gam, giả sử toàn bộ Ag
sinh ra bám vào thanh kẽm. Khối lượng bạc kim loại thu được là ?
A. 2,16 gam
B. 1,08 gam
C. 10,8 gam
D. 20,8 gam
Câu 9: Nhúng một kim loại M chỉ có hoá trị II trong hợp chất có khối lượng
15,525 gam vào 150mL dd AgNO3 1M cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Lọc dung
dịch, đem cô cạn thu được 13,725 gam muối khan. Kim loại M là
A. Fe (M=56) B. Zn (M=65)
C. Pb (M=207)
D. Ni (M=59)

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol Al và 0,1 mol Fe. Cho X vào 100mL dung dịch
Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3
kim loại. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít H 2 (đktc)
và còn lại 28 gam chất rắn không tan. Chất rắn A gồm những chất nào?
A. Ag, Cu, Fe
B. Ag, Cu, Al
C. Al, Cu, Fe
D. Ag, Fe, Ag
Câu 11. (ĐHKA 2012): Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 mL dung dịch gồm AgNO3
0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn X. Giá trị của m là
A. 4,72.
B. 4,08.
C. 4,48.
D. 3,20.
Câu 12. (ĐHKA 2012): Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng
dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe 2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu
nào sau đây là đúng?
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Điểu Cải


Câu 13. (ĐHKA 2012): Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn
Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2
D. AgNO3 và Mg(NO3)2
Câu 14. (ĐHKA 2012): Cho 100 mL dung dịch AgNO 3 2a mol/l vào 100 mL
dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất
rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị
của m là
A. 11,48
B. 14,35
C. 17,22
D. 22,96
Câu 15. (ĐHKB 2012): Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 mL dung
dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X
và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,168 gam
B. 0,123 gam
C. 0,177 gam
D. 0,150 gam
Câu 16. (CĐ 2012): Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại
trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
2+

2+
2+
2+
Câu 17. (CĐ 2012): Cho dãy các ion : Fe , Ni , Cu , Sn . Trong cùng điều kiện,
ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Fe2+
B. Sn2+
C. Cu2+
D. Ni2+
Câu 18. (CĐ 2012): Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
(2) Cho Fe Vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (3) và (4).
B. (1) và (2).
C. (2) và (3).
D. (1) và (4).
Câu 19: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol Al và 0,1 mol Fe. Cho X vào 100mL dung dịch
Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3
kim loại. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít H 2 (đktc)
và còn lại 28 gam chất rắn không tan. Nồng độ mol của Cu(NO 3)2 và AgNO3 trong
Y lần lượt là:
A. 1M và 2M
B. 2M và 1M
C. 0,2M và 0,1 M
D. 0,5M và 0,5M
Câu 20. (CĐ 2012): Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại
sắt tạo thành muối sắt(III)?

A. HNO3.
B. H2SO4.
C. FeCl3.
D. HCl.
-------------------------DẠNG 5: BÀI TOÁN OXIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
+ Bản chất của dạng toán này là xét cho cả quá trình, nên chỉ cần quan tâm
tới trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa và chất khử rồi áp dụng
định luật bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng,...do đó lược bớt được các giai
đoạn trung gian, giúp giải bài tập nhanh hơn.
+ Hỗn hợp m gam kim loại:
+O
+ HNO ( H SO )
→ m1 gam chất rắn (M, MxO) →
(M) 
M+n + sản phẩm khử
(1)
(2)
2

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng

3

2

4

Trang 25



×