Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

skkn một số giải pháp thực hiện tinh giản biên chế công chức cơ quan sở giáo dục và đào tạo đồng nai giai đoạn 2016 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.5 KB, 21 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ
CÔNG CHỨC CƠ QUAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH
ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016-2021

Người thực hiện: Nguyễn Thị Giang
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2016-2017


2
BM02-LLKHSKKN

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ GIANG
2. Ngày tháng năm sinh: 22/07/1969
3. Nam, nữ: Nữ


4. Địa chỉ: Số 2 – đường Nguyễn Văn Trị – P Quyết Thắng- TP Biên Hòa –
tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 846449 - ĐTDĐ: 0913621937
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ
8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý Kinh tế- Kỹ thuật
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác Tổ chức
Số năm có kinh nghiệm: 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo tại trường trung học phổ
thông Bình Sơn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (năm 2012).
+ Một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước
bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo.
+ Một số giải pháp về nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức ngành giáo
dục và đào tạo.
+ Nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường
THPT .


3
BM03-TMSKKN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC
CƠ QUAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2016-2021
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ
về chính sách tinh giản biên chế nhằm đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư,
không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác,
góp phần đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của các cơ
quan, đơn vị; xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, nâng cao cả về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị; hạn chế bất cập trong cách tổ chức bộ
máy quản lý, bố trí, sắp xếp vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, lao
ðộng dẫn đến tình trạng còn trùng chéo, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Chính vì vậy, cần phải xây dựng Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 20162021 nhằm tinh gọn bộ máy, hợp lý, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị; tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng
lực đáp ứng được yêu cầu công tác hiện nay.
Thực tế, khi xây dựng Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 và triển
khai thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai gặp rất nhiều khó khăn đối với
Ngành giáo dục và đào tạo nói chung và cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo nói riêng.
Làm thế nào để thực hiện Đề án đạt được kết quả nhằm nâng cao chất lượng của
đội ngũ công chức, xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý và đảm bảo hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là lý do tôi chọn đề tài: Một số giải pháp thực
hiện tinh giản biên chế công chức cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai giai
đoạn 2016-2021.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Xác định tinh giản biên chế là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi cơ quan,
đơn vị, quyết liệt xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện từng cơ quan, đơn
vị, bảo đảm đến năm 2021 tinh giản tối thiểu 10% so với tổng biên chế được cơ



4
quan có thẩm quyền giao năm 2015. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực
hiện đúng nguyên tắc, trình tự, đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Nghị định
số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số
01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Gắn kỷ cương, kỷ luật
hành chính với thực hiện tinh giản biên chế, áp dụng các biện pháp xử lý đối với
việc thực hiện không nghiêm chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước về
tinh giản biên chế.
Tinh giản biên chế phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan,
đơn vị, đi đôi với cải cách tiền lương và đổi mới tổ chức bộ máy. Tỷ lệ tinh giản
biên chế được xác định theo từng cơ quan, đơn vị, phù hợp với thực tế chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm mục tiêu nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Thực hiện quyết liệt và hiệu quả việc tinh giản biên chế công chức, viên chức
nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; đổi mới phong cách, thái độ làm việc mang lại hiệu quả
trong công tác; sớm loại bỏ công chức lười biếng (sáng cấp ô đi, chiều cấp về). Để
làm được điều này cần có sự quan tâm chỉ đạo, thống nhất cao giữa các cấp ủy
đảng, chính quyền và đoàn thể. Thực hiện nghiêm túc việc phê và tự phê bình
trong đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng năm.
2. Thực trạng về tổ chức bộ máy, biên chế
2.1. Về chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh ban
hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, Sở
Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có
chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo
dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu
chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;


5
các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp
luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, thanh
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
- Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước về ngành, lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước được
giao;
- Dự thảo mức thu học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc
phạm vi quản lý của địa phương để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp quyết định theo quy định của pháp luật;
- Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn
vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và
Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động,
giải thể các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt
động, giải thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý của Sở theo
quy định của pháp luật;
- Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các

Sở có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Dự thảo quyết định công nhận trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn
quốc gia theo quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành;
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt khác thuộc thẩm quyền ban hành của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.


6
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục và đào
tạo sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Sở.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Sở,
Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch
và các hoạt động giáo dục và đào tạo khác theo quy định của pháp luật và Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản
lý chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo của địa
phương.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên
tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công
tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây

dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn,
nghiệp vụ được giao.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển
hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục;
huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa
bàn.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân có liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa


7
phương; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong
lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định các điều
kiện, tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép,ục có sự tham gia đầu tư
của tổ chức, cá nhân nước ngoài; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ
chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Cấp và thu hồi đăng ký hoạt động của các tổ chức dịch vụ đưa người đi du
học tự túc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; kiểm tra hoạt động
của tổ chức này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của pháp luật; thống
kê, tổng hợp người đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở trên địa bàn tỉnh, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo
phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục
và đào tạo trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy

định của pháp luật.
- Xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa
phương hàng năm; phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục công lập đối với các
đơn vị trực thuộc Sở sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo
dục hàng năm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân
sách giáo dục hàng năm bao gồm: ngân sách chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng
cơ bản, chi mua sắm thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, chương trình mục tiêu quốc
gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ, giao dự toán chi ngân sách được
giao cho giáo dục; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của
cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và


8
kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý
của Sở; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo phân cấp của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, các
phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, cán bộ,
công chức, viên chức của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc
Sở; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với người đứng
đầu và cấp phó của người đứng đầu đối với các tổ chức trực thuộc Sở; công nhận,
không công nhận hoặc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng đối với cơ
sở giáo dục tư thục theo quy định của pháp luật; thực hiện việc tuyển dụng, hợp
đồng lao động, điều động, luân chuyển và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của
pháp luật.

- Trong trường hợp cần thiết phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo
ở địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định điều động cán bộ, giáo
viên của ngành sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
- Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao và tổ chức thực hiện
ngân sách được phân bổ theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quy định
của pháp luật.
- Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
2.3. Về tổ chức, bộ máy
+ Cơ cấu tổ chức:
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh ban
hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai và
Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quy định về tổ chức và hoạt
động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số
38/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, các


9
phòng chức năng và chuyên môn của Sở gồm: 9 phòng (Văn phòng, Thanh tra,
Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giáo dục Mầm
non(GDMN), Phòng Giáo dục Tiểu học(GDTH), Phòng Giáo dục Trung học và
Giáo dục Thường xuyên (GDTrH&GDTX), Phòng Khảo thí và Kiểm định chất
lượng (KT&KĐCL), Phòng Chính trị tư tưởng (CTTT).
Phòng chuyên môn, nghiệp vụ được thành lập theo nguyên tắc bảo đảm bao
quát đầy đủ các lĩnh vực, cấp học, ngành học thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Sở, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với đặc điểm quản
lý và khối lượng công việc thực tế ở địa phương, nâng cao hiệu quả và phù hợp với

yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, gồm: trường trung học phổ thông, trường
phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); trường phổ
thông dân tộc nội trú; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo
dục thường xuyên tỉnh; trường, lớp dành cho người khuyết tật; trung tâm Ngoại ngữ
và Tin học.
+ Về biên chế, số lƣợng ngƣời làm việc:
- Về số lượng biên chế, hợp đồng lao động được giao:
Năm 2016: 75 người (69 biên chế; 06 hợp đồng) theo QĐ số 2502/QĐUBND ngày 08/8/2016;
Năm 2017: 74 người (68 biên chế; 06 hợp đồng) theo QĐ số 93/QĐUBND ngày 09/01/2017;
Đến tháng 5/2017: 73 người (67 biên chế; 06 hợp đồng) theo QĐ số
1490/QĐ-UBND ngày 09/5/2017.
- Về biên chế và số người làm việc hiện có tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào
tạo (thời điểm 30/5/2017):
STT

Phòng (ban)

Tổng số

Số lượng người làm việc tính
đến 30/5/2017
Biên chế

Tổng cộng

70

64


Ban giám đốc

04

04

14

08

01 Văn phòng

Hợp đồng
07

06


10
02 P. Tổ chức cán bộ

07

07

03 P. Kế hoạch Tài chính

08

07


04 Thanh tra

06

06

05 P. Chính trị tư tưởng

03

03

06 P.Khảo thí KĐCL

05

05

07 P GD Mầm non

04

04

08 P GD Tiểu học

05

05


15

15

09 PGD Trung
GDTX

học

&

01

Thuận lợi:
- Đảng bộ và Ban Giám đốc Sở quan tâm chỉ đạo sâu sát về công tác cán bộ.
Ủng hộ việc cơ cấu lại các phòng chức năng, chuyên môn cho phù hợp với tình
hình thực tế của cơ quan theo tinh thần tinh giản, gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao.
- Đa số, công chức cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo trẻ, nhiệt tình, tâm huyết
với nghề. Chịu khó học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ
chính trị. 100% công chức đạt chuẩn theo quy định, 50% (32/64) công chức đạt
trình độ trên chuẩn.
Khó khăn: Tỉnh Đồng Nai là tỉnh phát triển công nghiệp đứng thứ 3 cả
nước. Hiện nay, số lượng trường, lớp, học sinh tăng cơ học quá nhanh. Công tác
quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có đội ngũ
công chức có đủ về số lượng, đủ về năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển
về giáo dục và đào tạo tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung, tuy nhiên việc thực
hiện tinh giản biên chế 10% và thực hiện tinh giản 50% đối với công chức cơ quan
Sở Giáo dục và Đào tạo nghỉ hưu. Theo cách tính này, giai đoạn 2016-2021 Sở
Giáo dục và Đào tạo phải tinh giản 12 biên chế so với số biên chế giao năm 2016.

Đây là một khó khăn đặc biệt đối với cơ quan Sở, vì giai đoạn 2016-2021 ngành
phải triển khai thực hiện nhiều đổi mới công tác quản lý về GD&ĐT nhằm đáp ứng
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo như đổi mới chương trình giảng dạy,


11
sách giáo khoa, thi cử, đào tạo bồi dưỡng … Số lượng cơ sở giáo dục, trường lớp
nhu cầu học tập của xã hội, của địa phương ngày càng phát triển nhưng nhân sự
quản lý đầu ngành phải thực hiện tinh giản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy
Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù
hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị
khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới và đơn vị sự nghiệp.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày
29/5/2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở đã tham
mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ của các phòng như sau:
- Sáp nhập Phòng Giáo dục Thường xuyên & Chuyên nghiệp vào Phòng
Giáo dục Trung học và tên gọi là Phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục Thường
xuyên.
- Điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ của phòng Công tác Học sinh –
Sinh viên và đổi tên gọi thành Phòng Chính trị, tư tưởng.
Sau khi điều chỉnh, sáp nhập các phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo có 9 phòng
chức năng và phòng chuyên môn (Gồm Văn phòng, Thanh tra, P. Tổ chức cán bộ
P. Chính trị, tư tưởng, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giáo dục Mầm non,
Phòng Giáo dục Tiểu học, Phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục Thường xuyên,
Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng). Giảm 02 phòng so với trước đây.
2. Cơ cấu, phân bổ lại biên chế:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy được xây dựng để đề

xuất bố trí cán bộ, công chức với số lượng phù hợp, đảm bảo chất lượng (phân
công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường; luân chuyển; đào
tạo, bồi dưỡng…) để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao theo các nội
dung sau:


12
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề
nghiệp, số lượng người làm việc và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng
lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:
VỊ TRÍ VIỆC LÀM

TT

Số lượng người làm
việc

I

Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo,
quản lý, điều hành:

24

1

Giám đốc

1


2

Phó Giám đốc

3

3

Trưởng phòng

9

4

Phó trưởng phòng

11

II

Vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn
nghiệp vụ

14

1

Phụ trách chuyên môn khối nhà trẻ

1


2

Phụ trách chuyên môn khối mẫu giáo

1

3

Phụ trách chuyên môn khối Tiểu học- Tự
nhiên. Giáo dục hòa nhập

1

4

Phụ trách chuyên môn khối Tiểu học- XH. Phổ
cập xóa mù TH

1

5
6
7
8
9
10
11
12


Phụ trách chuyên môn môn Văn (Phổ thông
&TX)
Phụ trách CM môn Toán- Tin (phổ thông
&TX)
Phụ trách chuyên môn Địa -Lịch sử- GDCD
(Phổ thông &TX)
Phụ trách chuyên môn môn Lý-Hóa (Phổ thông
&TX)
Phụ trách chuyên môn THCS-THPT môn SinhKT (Phổ thông &TX)
Phụ trách chuyên môn Anh văn (Phổ thông
&TX)
Phụ trách chuyên môn THCS-THPT môn Giáo
dục thể chất(Phổ thông &TX)
Phụ trách chuyên môn– tiếng Trung, phổ cập,
xóa mù bậc THCS(Phổ thông &TX)

1
1
1
1
1
1
1
1


13
13
14


Phụ trách chuyên môn Kiểm định CLngành
học MN- Tiểu học. Phụ trách tuyển sinh
Phụ trách chuyên môn Kiểm định CL ngành
học THCS-THPT. Cấp phát văn bằng

1
1

Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục
vụ

19

1

Tổng hợp

1

2

Văn thư – Lưu trữ

1

3

Pháp chế

1


4

Quản trị mạng- Tin học văn phòng

1

5

Kế toán Văn phòng Sở, Kế toán ngành

3

6

Thống kê

1

7

Phụ trách y tế học đường, vệ sinh ATTP,
chống đuối nước.

1

8

Phụ trách Công tác học sinh - sinh viên, Đoàn
đội


1

9

Tổ chức cán bộ- Phụ trách XD Vị trí việc làm,
biên chế , Tuyển dụng, sử dụng CC, VC.

1

10

Tổ chức cán bộ- Phụ trách hợp đồng lao động,
thỉnh giảng, làm việc. Thử việc. Đoàn ra, đoàn
vào.

1

11

Tổ chức cán bộ - Chế độ chính sách, nghỉ hưu,
nghỉ việc, thành lập, giải thể, cấp phép hoạt
động trung tâm NN

1

12

Tổ chức cán bộ - QL nhân sự, Tiền lương, hồ
sơ lưu trữ. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp CC,VC


1

13

Tổ chức cán bộ- Đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá
xếp loại CC-VC. Đánh giá công vụ. Dân chủ.
Dân vận

1

14

Thanh tra phụ trách khiếu nại, tố cáo

1

15

Thanh tra khối tiểu học- MN

1

16

Thanh tra THCS-THPT

1

III



14
17
IV

Thư viện- Thiết bị; thủ quỹ

1

Hợp đồng

6

18

Lái xe

2

19

Bảo vệ

2

20

Phục vụ


2
Tổng Cộng(I+II+II+IV)

63

b) Xác định số lượng cán bộ, công chức, lao động hợp đồng cơ quan Sở
đến tuổi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP ngày
27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công
chức, cụ thể cho từng năm trong giai đoạn từ năm 2016-2021, như sau:
Đối tượng/ năm
CBCC các phòng
chức nâng & chuyên môn Sở
GD&ĐT
HĐ 68 Sở GD&ĐT

Cộng

2016

2017

2018

2019

4

2

3


2
2

2020

3

2021

4
4

1
1

1
1
3
3

3
4

2

3

1
4


1

c) Xác định số biên chế, số lượng người làm việc có thể tinh giản so với hiện
tại (trên cơ sở phân công công việc hợp lý; tăng cường kiêm nhiệm; giảm bộ phận
trung gian, hành chính, phục vụ; cho thôi việc với những công chức, viên chức
không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành nhưng còn hạn chế về năng lực
theo quy định...).
Dự kiến công chức phụ trách chuyên môn toán, cấp phát văn bằng chứng chỉ
từ Phòng GDTX sáp nhập vào Phòng GDTrH nghỉ hưu vào năm 2017 sẽ không
tuyển lại công chức phụ trách công việc này, giao phụ trách chuyên môn toán cho
chuyên viên phòng GD trung học (cũ) đảm nhận, giao cấp phát văn bằng cho
Phòng khảo thí, kiểm định CLGD.


15
Dự kiến công chức phụ trách chuyên môn Phòng GD Tiểu học nghỉ hưu vào
năm 2017 sẽ không tuyển công chức phụ trách công việc này, giao cho chuyên
môn Phòng GDTX vừa sáp nháp vào Phòng tiểu học đảm nhận công tác này.
Năm 2017, điều động 01 công chức Văn phòng về đơn vị sự nghiệp công
lập.
Đến năm 2018, 01 công chức phòng khảo thí, kiểm định CLGD nghỉ hưu sẽ
không tuyển thêm công chức; 01 công chức phòng Tổ chức cán bộ sau khi nghiên
cứu sinh ở Úc về, đề nghị Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí công
tác khác cho phù hợp (vì chuyên ngành Tiến sĩ về Quản lý đô thị không phù hợp
với ngành GD&ĐT).
Dự kiến từ năm 2018 đến năm 2021, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện
giảng dạy theo chương trình tích hợp hoặc theo hướng đổi mới, dự kiến giảm biên
chế công chức phòng GDTrH&GDTX hoặc điều chuyển công chức phòng chuyên
môn sang phòng chức năng. Hạn chế tuyển mới hoặc điều động thêm công chức.

Sau khi thực hiện các giải pháp trên, số lượng cán bộ, công chức, lao động
hợp đồng có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài là 63
người (57 công chức; 6 hợp đồng). Giảm 12 chỉ tiêu biên chế so với biên chế được
UBND tỉnh giao năm 2016, đạt theo tỉ lệ bắt buộc của Đề án.
IV . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý theo hướng tinh gọn, chất lượng,
hiệu quả.
Đưa ra những đề xuất, định hướng, sắp xếp tổ chức bộ máy, xác định vị trí
việc làm phù hợp để thực hiện tinh giản.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với UBND tỉnh
Tham mưu, đề nghị Thủ tướng điều chỉnh Khoản 1, Điều 5 Nghị định số
108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên
chế. Không thực hiện giản 50% công chức nghỉ hưu theo quy định.
Với Bộ Giáo dục và Đào tạo


16
Ban hành quy định định mức biên chế các Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng
Giáo dục và Đào tạo thống nhất cả nước.
Với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Hàng năm, thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại công chức để có cơ sở
lựa chọn những công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đảm đương công
việc để sử dụng, bố trí công tác lâu dài. Sàn lọc đưa vào diện tinh giản biên chế đối
với công chức hạn chế về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
2. Luật Viên chức năm 2010;
3. Luật Bảo hiểm xã hội;
4. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

và Thông tri số 39-TT/TU ngày 23/7/2004 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
5. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính
sách tinh giản biên chế;
6. Thông tư Liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của
Liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số Điều của Nghị định số
108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên
chế;
7. Kế hoạch số 3988/KH-UBND ngày 01/6/2015 của UBND tỉnh về việc
triển khai thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 và Nghị định
số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế
và chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ
nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.
8. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng về việc
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
9. Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 của
liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ


17
10. Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh ban hành
Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai
11. Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai về việc sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quy định về tổ chức và
hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết
định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
NGƢỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Giang



18
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


19

BM01b-CĐCN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................

–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


20
BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
P. TỔ CHỨC CÁN BỘ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................................, ngày 30

tháng 5


năm 2017

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới


-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 

Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


21

Lưu ý:
a. Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4;
quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ
Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt.
b. Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý
lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN).
c. Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận
đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu
(BM 01-Bia SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng
thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN).




×