Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn kinh nghiệm để dạy tốt bộ môn thể dục khối 8 cho học sinh trường THCS THPT huỳnh văn nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.74 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THCS-THPT HUỲNH VĂN NGHỆ
Mã số: ……………….

“KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT BỘ MÔN
THỂ DỤC KHỐI 8 CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THCS-THPT HUỲNH VĂN NGHỆ”.

Người thực hiện: HỒ VĂN MINH
Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh nghiệm để dạy tốt bộ môn thể dục khối 8 cho học
sinh trường THCS- THPT Huỳnh Văn Nghệ.
- Quản lý giáo dục:

- Phương pháp dạy môn học: Thể dục

- Lĩnh vực khác:


Có đính kèm:
Mô hình

 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

Năm học : 2016-2017

 Hiện vật khác


Sáng kiến nghiên cứu khoa học



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN:
1.Họ tên:

HỒ VĂN MINH

2.Ngày tháng, năm sinh: 12/ 08/ 1985
3.Nam( nữ): Nam
4.Địa chỉ: Lý Lịch 1, xã Phú Lý , Vĩnh Cửu, Đồng Nai
5.Điện thoại:

(CQ)

(NR);ĐTDĐ: 0982827826

6.Fax:

E-mail:

7.Chức vụ: Giáo viên
8.Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn thể dục khối 6; thể dục lớp 9/2. Chủ
nhiệm lớp 6/2.
9.Đơn vị công tác: Trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Giáo Dục Học
- Năm nhận bằng: 2014
- Chuyên môn đào tạo: GDTC
III: KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GDTC

- Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây:
1. Kinh nghiệm dạy tốt bộ môn thể dục khối 7 cho HS trường THCS-THPT
Huỳnh Văn Nghệ.
2. Kinh nghiệm dạy tốt bộ môn thể dục khối 8 cho HS trường THCS-THPT
Huỳnh Văn Nghệ.
3. Luận văn Thạc Sĩ: Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bóng đá
ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai.

Người thực hiện : Hồ Văn Minh
2


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

TÊN SKKN: “KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT BỘ MÔN THỂ DỤC KHỐI 8
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS-THPT HUỲNH VĂN NGHỆ”.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Muốn có sức khỏe tốt, đòi hỏi mỗi người phải tự giác tích cực rèn luyện, tập
luyện để cơ thể phát triển một cách hài hòa, cân đối và toàn diện, vì “Sức khỏe là
cơ sở vật chất của sự tồn tại và phát triển con người, là nguồn hạnh phúc của mỗi
cá nhân trong cuộc sống, là cơ sở trong việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
của cả một dân tộc”. Giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho nhân dân không chỉ là
trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, mà còn được Bác Hồ xác định: “Đó là bổn
phận của mỗi người dân yêu nước”. Trên cở sở tư tưởng đó, GDTC đối với học
sinh là một việc không thể thiếu được trong công tác giáo dục và đào tạo. Nhà
nước ta đặt công tác TDTT là ngang hàng với những công tác cách mạng khác.
Ông bà ta thường nói: “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiệt”.
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, môn
giáo dục thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là

một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho
học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn
luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Đặc biệt là lứa tuổi
học sinh THCS nói chung và học sinh khối lớp 8 nói riêng tính vui tươi, hồn nhiên,
hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của
các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục chúng ta không nên theo
khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng
thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động
đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp
các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
Mặc khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác
nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em không ham thích tập thể
dục..v.v. Vậy phải làm thế nào đối với những em đó mà không phải để cho các em
đó đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi hoặc không ham thích.
Phải làm như thế nào? Phải dùng những biện pháp gì? Một câu hỏi đang đặt ra cho
môn học thể dục của ngành giáo dục thể chất của chúng ta hiện nay.
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện về mặt thể chất và chức
năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo vận
động cơ bản trong đời sống, trong lao động. GDTC là một bộ phận của TDTT, là
một trong những hình thái hoạt động cơ bản của định hướng rõ của TDTT trong xã
hội. Hay cụ thể nói cách khác GDTC là loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt
là dạy học vận động và phát triển có chủ định các tố chất thể lực của con người.
GDTC và thể thao trường học duy trì và cũng cố sức khỏe, nâng cao trình độ
thể lực cho học sinh, rèn luyện thân thể để đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định.
Trang bị cho học sinh kiến thức lý luận cơ bản về những nội dung, phương pháp
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
3


Sáng kiến nghiên cứu khoa học


tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật động tác cơ bản một số môn thể
thao. Rèn luyện cho học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, xây dựng
lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân thể. Đồng thời, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các trường xây dựng và rèn luyện phong trào thể thao mạnh mẽ
và sâu rộng: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập
luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh…” .
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền TDTT nước nhà ngày càng phát
triển mạnh sâu rộng, đã đạt được một số thứ hạng cao trong khu vực và một số
môn thể thao đã đạt được thành tích thế giới. Trong đó, coi trọng công tác GDTC,
coi như là một mặt trong mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, nhằm
phát triển và bồi dưỡng những tài năng thể thao còn tiềm ẩn của đất nước.
Vậy trên nền tảng GDTC đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý
có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều
phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt
cho việc học tập, nâng cao trí tuệ, lôi cuốn sự hiếu học của các em, đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục cho ngành chúng ta hiện nay nói chung, đặc biệt đối với
trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ là một Trường đang từng bước hoàn thiện
rèn luyện cho các em học tốt các môn văn hóa song song đó cũng cần phải rèn
luyện thể chất cho các em thật tốt. Do đó tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Kinh
nghiệm để dạy tốt bộ môn Thể Dục khối 8 cho học sinh trường THCS-THPT
Huỳnh Văn Nghệ”.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.Cơ sở lí luận:
Phát triển toàn diện các năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức
năng của cơ thể. Do đó, phát triển toàn diện các năng lực thể chất cũng là một nhân
tố quan trọng thúc đẩy sự cải tiến về hình thái chức năng và ngược lại. Đồng thời,
năng lực thể chất còn là điều kiện tất yếu, đầu tiên cho sự tiếp thu, nâng cao trình
độ chuyên môn kiến thức nghiệp vụ sau này của mỗi người.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp

dẫn.
- Phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo viên chỉ đạo mà trong
đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại GDTC là một quá trình sư
phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể chất cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của
huấn luyệm thể thao được xác định trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ quá
trình tập luyện. Đó là các nhiệm vụ:
+ Giáo dục các phẩm chất tâm lý.
+ Chuẩn bị thể lực.
+ Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động.
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
4


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

+ Phát triển trí tuệ.
Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương tiện
tập luyện thể chất là:
+ Các bài tập thể chất.
+ Các phương tiện tâm lý.
+ Các biện pháp vệ sinh.
+ Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
Trong GDTC, đặc biệt là TDTT, phải chú trọng đến lượng vận động, nó bao
gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ: các yêu cầu của lượng
vận động, quá trình thực hiện lượng vận động, độ lớn của lượng vận động.
Phải tuân thủ nguyên tắc tập luyện, đó là:
+ Nguyên tắc nâng cao LVĐ
+ Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ
+ Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ.
Vì các em là học sinh đang độ tuổi mới lớn, bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì

nên việc xây dựng hệ thống bài tập phải mang tính hệ thống, từ chưa biết đến biết,
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi
nhằm giúp các em phát triển kỹ năng vận động, thể lực chung, các kỹ thuật cơ bản.
Trong đó chú ý mục tiêu phát triển thể lực, đây chính là yếu tố nền tảng để giúp
các em phát triển tốt về thể chất và tinh thần tạo điều kiện tiền đề cho yêu cầu tập
luyện trong những giai đoạn tiếp theo, đủ sức khỏe để học tốt các môn học văn
hóa.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học, giúp các em rèn luyện
thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập. Đây là thời kỳ phát triển vàng
son của các em học sinh vì thế thông qua các trò chơi, các hoạt động tập luyện và
thi đấu thể thao để rèn luyện sức khỏe thì HLV cần chú trọng tới các kỹ năng sống
trong cộng đồng, tập thể, trách nhiệm của bản thân, thái độ ứng xử, biết cách tôn
trọng bản thân và tôn trọng mọi người.
- Phát triển toàn diện các năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức
năng của cơ thể. Do đó, phát triển toàn diện các năng lực thể chất cũng là một nhân
tố quan trọng thúc đẩy sự cải tiến về hình thái chức năng và ngược lại. Đồng thời,
năng lực thể chất còn là điều kiện tất yếu, đầu tiên cho sự tiếp thu, nâng cao trình
độ chuyên môn kiến thức nghiệp vụ sau này của mỗi học sinh.
- Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh
dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức
bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện
thường xuyên liên tục đặc biệt là TDTT sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
5


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Tập TDTT vừa có lợi cho

sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP.
1.Tổ chức:
a) Mục đích :
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học TD.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, chống lại được căn bệnh béo phì, để có sức
khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp
dẫn.
b) Đối tượng:
Học sinh khối 8 Trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ năm học 2015-2016.
c) Phương pháp:
- Kích thích các em ham thích học môn thể dục bằng các liệu pháp tâm lý,
hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và ý chí cho các em.
- Đưa các bài tập thể lực được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp
với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy .
- Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập : ảnh bóng đá, ảnh Cầu đá, ảnh cầu
lông, ảnh các kỷ thuật chạy nhảy, ảnh bài thể duc, có kết hợp với âm nhạc… tạo
tính hấp dẫn.
- Phương pháp sử dụng “trò chơi” lồng ghép vào các nội dung học.
- Phương pháp thi đua khen thưởng, động viên và nêu cao các thành tích trong
các môn thể dục - thể thao.
2. Các giải pháp:
- Trong bộ môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm
say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, các
em không cần ghi chép nhiều như những môn khác mà chỉ thực hiện các động tác
Thầy Cô đưa ra để các em thực hiện động tác đó tương đối được mà thôi, trong
khi tập luyện làm thế nào để các em không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản đồng
thời phải hưng phấn trong tiết học và đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt
được những yêu cầu trên, tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể sau :

- Trước hết tôi nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tập làm mẫu từng động tác, thao
tác nhuần nhuyễn, tôi phân tích rõ ràng từng chi tiết ngắn gọn, chính xác, xung tích
dễ hiểu, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt
ngay. Ngoài ra còn có thể sử dụng tranh ảnh có liên quan để minh hoạ làm tăng sự
chú ý cho các em.
- Trong phần mở đầu giáo viên sử dụng một số trò chơi mà các em ưa thích để
gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản như: cho cả lớp vỗ tay hát
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
6


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

chung một bài hát để tạo sự thoải mái phấn khởi trong bước đầu cho quá trình thực
hiện 1 tiết học (chơi trong khoảng 2 phút). Qua trò chơi sẻ tăng thêm sự hứng thú
trong học tập của các em. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh
không cảm thấy chán nản trong giờ học.
- Giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức lên lớp một cách phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi của từng lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, sân bãi, nơi tập
luyện. Nếu là dạy động tác mới thì Giáo viên phải tập luyện trước một cách nhuần
nhuyễn đúng kĩ thuật động tác trước khi lên lớp.
- Khi thực hiện động tác tôi làm mẫu sau đó chọn 1-2 học sinh có khả năng và
năng khiếu tốt thực hiện lại cho cả lớp xem, tạo cho các em hình ảnh trực quan lúc
ban đầu.
- Trong tiết học tôi đưa vào những trò chơi có liên quan tới môn học, vừa tập
luyện vừa vui chơi để khi tập luyện các em không có cảm giác mệt mõi, nhàm
chán.
- Các bài tập thể lực được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với
mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy .
- Các bài tập thể lực được sử dụng một cách thích hợp để phát triển các tiền đề

thành tích cần thiết cho học sinh, kỹ thuật động tác phải phù hợp với yêu cầu cấu
trúc bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao một cách liên
tục. Thể lực của học sinh phải được phát triển tốt và tối ưu quá trình hồi phục
nhanh.
- Bài tập phải được xây dựng hợp lý, cũng như việc phân chia tối ưu lượng vận
động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó có thể đảm bảo cho học sinh lớp 8
phát triển đầu đủ những tố chất vận động cần thiết. Bài tập cần được xây dựng trên
cơ sở đặc điểm trình độ thể lực cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện của đối
tượng giảng dạy .
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi THCS tính hiếu động, ít tập
trung, ít chú ý, nhất là khi vào lớp các em thường bị các yếu tố bên ngoài làm tác
động, nên các em thường lơ là trong giờ học. Do vậy trong phần mở đầu tôi sử
dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, hoặc nói thời sự hoặc kể một
câu chuyện ngắn để gây sự chú ý và hứng thú trước khi vào phần cơ bản.
 Các bài tập có thể gây hứng thú cho học sinh:
+ Luyện tập đội hình đội ngũ: nội dung này tương đối nhàm chán và khô khan đối
với các em học sinh nên khi tập luyện phải truyền được ý nghĩa và tầm quan trọng
của nội dung này như: thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể, thể hiện được
sức mạnh của sự đoàn kết một lòng, một người vì mọi người và mọi người vì một
người...
+ Luyện tập chạy nhanh: Có thể cho học sinh chơt trò chơi “ Chạy tiếp sức”, trò
chơi “ ai nhanh hơn”, chạy biến tốc và tăng tốc, tổ chức cho học sinh thi đấu và
khen thưởng...

Người thực hiện : Hồ Văn Minh
7


Sáng kiến nghiên cứu khoa học


+ Luyện tập Bật nhảy: có thể tổ chức trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”,trò chơi “ nhảy
cừu”, trò chơi “ bật xa tiếp sức”, trò chơi “ nhảy vào vòng tròn tiếp sức”…

Ảnh : trò chơi “ Kéo co”

Ảnh : trò chơi “nhảy ô tiếp sức”

+ Luyên tập chạy bền : Có thể cho chơi trò “chơi lò cò tiếp sức”, trò chơi “chạy
vượt chướng ngại vật tiếp sức”,trò chơi chạy “dít dắt tiếp sức”, trò chơi “Thừa
người thứ 3”…
+ Luyện tập môn đá cầu: Cho học sinh thực hiện đá cầu vào ô tính điểm, tâng cầu
2 chạm chuyền cầu, phát cầu qua lưới vào ô tính số lần, chơi chuyền cầu tự do
chuyền theo nhóm,tổ chức cho học sinh đấu tập và khen thưởng…
+ Luyện tập bài thể dục : Sau một số lần HS tập, khi thấy các em đã thực hiện
tương đối đúng động tác, GV không làm mẫu, mà chỉ hô khẩu lệnh cho học sinh
thực hiện. Chia tổ cho các em tự tập, cho nghe nhạc hay ghép nhạc khi tập luyện,
có tổ trưởng theo sát từng tổ để sửa động tác cho các bạn làm sai.
Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán,
gây kích thích hưng phấn cho các em.Trong quá trình học, nếu các em có dấu hiệu
mệt mỏi tôi thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui
tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh
thần luyện tập thể thao gây cảm giác mới lạ cho các em học để các em luyện tập
tốt hơn.
Cơ sở xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho học sinh gồm các bài
tập phát triển thể lực chung và các bài tập phát triển thể lực chuyên môn, trong bài
tập phát triển chuyên môn, có bài tập phát triển thể lực chuyên môn cơ sở - bài tập
phát triển chuyên môn cơ bản.
Ngoài ra dụng cụ học tập cũng rất quan trọng, nên tôi áp dụng triệt để vì nó dễ
tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, tôi thường thay đổi dụng
cụ như : đá cầu, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá… hay các vật dụng khác mang

màu sắc như cờ, bông tua áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt
các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện.
Khi giảng dạy tôi vận dụng các phương pháp giảng dạy phân nhóm và phân
nhóm quay vòng ,nhằm giúp cho các em đảm bảo hình thành kĩ năng ban đầu. Chú
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
8


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

ý tăng cường kiểm tra bài tập giao cho HS tập luyện ở nhà. Bài tập ở nhà giao cho
học sinh cần chú ý đến việc phát triển thể lực thể hình cho các em.
Trong suốt tiết học, tôi thường dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động
viên các em, mỗi một nội dung tôi cho các tổ thi đua với nhau, tôi nhận xét khen
thưởng tạo cho các em sự tranh đua, gắng sức tập luyện.
Đối với học sinh yếu, tôi không để các em nghỉ, tôi phải tổ chức riêng cho các
em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các em có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, tôi
thường xuyên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳn hạn
cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp
dụng phương pháp tập luyện với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em
này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập
luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn, từ đó tạo nên sự tự tin cho các em cùng hòa
nhập với mọi người.
Tóm lại: Ở lứa tuổi này, có những biến đổi đáng kể về tâm sinh lý và thể chất.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy thể chất, giáo viên cần lưu ý đến những đặc điểm
đó để có những tác động tâm lý phù hợp, yêu cầu sự hợp tác một cách tự giác trong
quá trình giảng dạy và sử dụng khả năng đa dạng để thực hiện các yêu cầu một
cách có mục đich, độc lập hơn, sáng tạo hơn nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác
giảng dạy.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

- Khi thực hiện những phương pháp, cách thức theo đề tài này tôi tiến hành khảo
sát lần 1 các em học sinh với câu hỏi như sau:
Em có thích học môn thể dục không ?
*Trước khi áp dụng SKKN:
Lớp

Sỉ số

Rất thích

Không thích

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

8/1

35

6


17,1

14

40

15

42,9

8/2

34

7

20,6

10

29,4

17

50

8/3

32


6

18,8

12

37,5

14

43,7

Tổng

101

19

18,8

36

35,6

46

45,6

Người thực hiện : Hồ Văn Minh
9


Không thích
lắm


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

Sau khi áp dụng một số phương pháp, cách thức thực hiện nêu trên vào giờ
giảng dạy, sau khoản thời gian 8 tháng trong năm học 2015- 2016. Tôi thấy các em
học sinh ham thích học nhiều hơn, các em chú ý và nghiêm túc trong từng bài
giảng mới, niềm say mê tập luyện TDTT các em càng cao. Từ đó kết quả các em
đạt được trong các kỳ kiểm tra hàng tháng cũng tốt hơn trước rất nhiều. Tôi lại tiến
hành khảo sát lần 2 cùng với câu hỏi như đã khảo sát lần 1 và thu được kết quả như
sau.
*Sau khi áp dụng SKKN:
Lớp

Sỉ số

Rất thích

Không thích
lắm

Không thích

SL

TL(%)


SL

TL(%)

SL

TL(%)

8/1

35

25

71,4

9

25,7

1

2,9

8/2

34

26


76,5

6

17,6

2

5,9

8/3

32

23

71,9

8

25

1

3,1

Tổng

101


74

73,3

23

22,8

4

3,9

Sau khi thực hiện khảo sát, đối chiếu kết quả qua hai lần tìm hiểu tôi thu
được số liệu như sau:
- Số học sinh rất thích học môn Thể Dục tăng từ 18,8% lên 73,3%.
- Số học sinh không thích học môn Thể Dục lắm giảm từ 35,6% xuống
22,8%.
- Cùng theo đó số học sinh không thích học môn Thể Dục cũng giảm từ
45,6% xuống 3,9%.
Từ những áp dụng phương pháp trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy
đa số các em say mê hơn với giờ học Thể Dục, từ đó ham thích hơn trong các hoạt
động TDTT và trong giờ học hằng ngày. Vì ở đó các em được học tập rèn luyện
bộc lộ hết khả năng, năng khiếu và cá tính của mình.
Qua các phương pháp tôi áp dụng các em đã phát huy tốt hơn tính đoàn kết
tự giác, dũng cảm giúp các em có niềm phấn khởi, tự tin và ham thích hơn trong
giờ học Thể Dục nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Các em đã có được một
suy nghỉ đúng đắn hơn trong việc rèn luyện đạo đức và học tập. Chính vì vậy qua
các hoạt động thi đấu TDTT hàng năm của nhà trường và cấp Huyện, cấp Tỉnh các
em đạt được nhiều giải cao. Ngoài ra các em còn được hình thành cách nhìn nhận
đúng đắng hơn về tính cần cù, nhẫn nại và khả năng khắc phục những khó khăn

trong cuộc sống.
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
10


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

V . ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, tài liệu tham khảo từ đó xây
dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng HS trong lớp, quan tâm
tới HS yếu, HS hoà nhập. Nâng cao chất lượng giờ học TD theo quy định của
chương trình theo từng khối lớp. Chú trọng bồi dưỡng nhằm phát huy năng khiếu
của học sinh để tạo điều kiện HS tham gia các hội thi TDTT đạt kết quả cao.
Các giáo viên nên tận tình với học sinh từ đó hiểu được tâm sinh lý và sức học
của học sinh mình mà từ đó đưa ra những bài học và giải pháp phù hợp cho các
em. Điều này được xem là then chốt trong quá trình sư phạm và đây còn được xem
là cánh cửa dẫn đến thành công trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công tác đào
tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia; Phát triển TDTT ngoại khóa, xây
dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh tham gia
hoạt động ngoại khóa trong các CLB, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát
triển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với từng cấp học, từng
vùng, địa phương.
Ngành giáo dục nên tạo điều kiện thuận lợi giúp tăng cường công tác đào tạo
giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại khóa cho hướng
dẫn viên TDTT; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong giáo dục thể
chất và hoạt động thể thao trường học.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giảng dạy thể dục dành cho giáo viên lớp 6, 7, 8, 9. Bộ GD & ĐT
- Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi. Viện khoa học TDTT,

nxb TDTT Hà Nội năm 2003.
- PGS. TS Mai Văn Muôn – TS Nguyễn Đăng Chiêu – Phương Pháp nghiên
cứu khoa học TDTT – nxb TDTT 2005.
- Phạm Tuấn Phượng (2001), Đo Đạc thể hình, , nxb TDTT
- Nguyễn Toán, Pham Danh Tốn. Lí luận và phương pháp TDTT. nxb TDTTHà Nội
-

Đông Văn Triệu - Lê Anh Thơ, Lý luận và phương pháp GDTC trong
trường học, nxb TDTT - 2000

- Internet :
+ />+ />%C4%91%C3%A1
Người thực hiện : Hồ Văn Minh
11


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

VII.PHỤ LỤC:
-

Phiếu khảo sát sự yêu thích học môn thể dục khối 8 của học sinh trường
THCS- THPT Huỳnh Văn Nghệ.

PHIẾU KHẢO SÁT
(Sự yêu thích học môn thể dục)
Học sinh:……………………………………………….........Lớp:……....
Nhằm định hướng và nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh trường
THCS- THPT Huỳnh Văn Nghệ, để tiến hành nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm
để dạy tốt bộ môn Thể Dục khối 8 cho học sinh trường THCS-THPT Huỳnh Văn

Nghệ. Tôi muốn biết về sự yêu thích học môn thể dục hiện nay của các em học
sinh khối 8 trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ - Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
Các em học sinh hãy suy nghĩ và có 3 cách lựa chọn để trả lời: rất thích,
không thích lắm và không thích. Các em học sinh hãy đánh dấu chéo (X) vào 1
trong 3 ô khi chọn lựa qua câu hỏi:
Em có thích học môn thể dục không ?
Rất thích

Không thích lắm

Không thích

Mong các em hãy đóng góp thêm những ý kiến của bản thân nhằm xây dựng
cho giờ học Thể Dục thêm hứng thú và hài lòng khi tham gia tiết học!.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Rất cảm ơn khi nhận được sự trả lời và ý kiến của các em học sinh!
Ngày

tháng

năm 2016

Người được phỏng vấn
(Ghi rõ họ, tên và ký tên)


Người thực hiện SKKN

Người thực hiện : Hồ Văn Minh
12


Sáng kiến nghiên cứu khoa học

Hồ Văn Minh

Người thực hiện : Hồ Văn Minh
13



×