Hầu Trời
Tản Đà
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu
huyện hầu Trời.
- Thấy được những nét cách tân trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan
niệm mới về nghề văn của ông.
B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học:
Khi hướng dẫn HS đọc hiểu, chỉ cần tập trung phân tích đoạn chữ in to ( từ câu 25 đến câu 98 ),
còn các đoạn thơ khác chỉ đọc tham khảo. Với một số câu thơ, khổ thơ, HS chỉ cần nắm được đại
ý của chúng là đủ, miễn sao cảm nhận được đúng hơi thở, giọng thơ chung.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
* Tổ chức kiểm tra bài cũ:
- Anh ( chị ) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời bài thơ Xuất dương lưu biệt ?
- Anh ( chị ) hãy đọc hai câu thơ mở đầu và hãy so sánh với những câu thơ nói về chí làm trai của
các nhà nho thuở trước, tìm chỗ đồng điệu và khác biệt.
* Tiến trình bài mới:
Đọc phần tiểu dẫn trong SGK
và cho biết những nét chính
về Tản Đà ?
Anh ( chị ) hãy nêu vị trí của
Tản Đà trong văn học dân
tộc ? Đồng thời, nêu lên sức
hấp dẫn của thơ ông và kể tên
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Tản Đà ( 1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu,
người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay là xã
Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Làng ông nằm ven sông Đà,
gần núi Tản Viên. Nhà thơ đã lấy tên núi, tên sông đó ghép lại
thành bút danh của mình.
- Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học
cũng mới manh nha, nên con người ông kể cả học vấn, lối sống
và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn người của hai thể kỉ.
- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại
sống theo phương thức của lớp tiểu tư sản thành thị, học chữ Hán
từ nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ
và rất ham học hỏi để tiến kịp thời đại. Vì vậy, ông là một con
người hào hoa, phóng túng, không chịu khép mình trong khuôn
khổ Nho giáo.
- Ông sáng tác văn chương chủ yếu theo những thể loại cũ nhưng
nguồn cảm xúc lại rất mới mẻ.
- Tản Đà là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam sống bằng nghề viết
văn, làm báo.
- Cuộc đời ông vui ít, buồn nhiều, càng về cuối càng chật vật. Có
điều đáng quý là trước sau Tản Đà vẫn giữ được mình trong
sạch.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Ông viết thành công ở nhiều thể loại, nhưng làm nên một Tản
Đà danh tiếng, trước hết là thơ.
- Tản Đà đặt cầu nối giữa hai thời đại văn học dân tộc: từ trung
những tác phẩm chính của
ông ?
Bài thơ Hầu Trời được ra đời
trong thời gian nào và được in
trong tập nào ?
Anh ( chị ) hãy chô biết ý
nghĩa nhan đề bài thơ ?
Anh ( chị ) có nhận xét gì về
đề tài bài thơ ?
Anh ( chị ) hãy nêu chủ đề bài
thơ ?
Bài thơ được viết theo thể loại
gì ?
Anh ( chị ) có nhận xét gì về
âm điệu của bài thơ ?
đại sang hiện đại.
- Thơ văn ông chinh phục độc giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ,
với sự hiện diện của cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa ngông
nghênh phớt đời, vừa cảm thương ưu ái. Giữa lúc thơ phú nhà
Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng - vừa tìm về với ngọn nguồn
thơ ca dân gian, dân tộc, vừa có những nét sáng tạo độc đáo và
tài hoa.
- Những tác phẩm chính: Còn chơi ( thơ, 1921 ), Giấc mộng lớn (
văn xuôi, 1928 ), Thiên thai ( tuồng ),...
3. Tác phẩm:
a. Giới thiệu bài thơ:
Bài thơ ra đời vào đầu những năm 20 của thể kỉ XX và được in
trong tập Còn chơi ( 1921 ) của Tản Đà. Bài thơ thể hiện những
dấu hiệu mới về hình thức trong thơ của tác giả.
b. Nhan đề bài thơ:
Bài thơ có nhan đề mới nghe qua có vẻ lạ, nhưng nếu biết tác
giả là thi sĩ Tản Đà thì ta có thể hiểu được vì sao lại có cái nhan
đề Hầu Trời ấy. Qua nhan đề Hầu Trời, dường như tác giả muốn
thể hiện khát vọng muốn khẳng định chính mình giữa cuộc đời,
và thể hiện cái ngông của mình.
c. Đề tài bài thơ:
Ở lớp 8, chúng ta được học bài thơ Muốn làm thằng cuội thì bài
Hầu Trời này có thể xem là một sự tiếp nối cái mạch thơ lên
Thiên đình, Tiên giới với cảm hứng lãng mạn bay bổng của cái
tôi ngông nghênh, phóng túng, in đậm cá tính của Tản Đà.
Như vậy, đây là đề tài quen thuộc trong văn học trung đại,
nhưng Tản Đà muốn mượn đề tài quen thuộc để thể hiện ý tưởng
mới mẻ. Yếu tố mới là thể hiện cái tôi cá nhân đầy bản lĩnh và tự
tin của nhà thơ. Phải chăng, hiện thực không cho phép tài năng
của ông được thể hiện và ông không tìm được tri âm tri kỉ giữa
chốn văn chương hạ giới rẻ như bèo nên khiến ông phải tìm lên
Thiên đình để có thể được thỏa nguyện ước mong của mình.
d. Chủ đề bài thơ:
Bài thơ đã trình bày lí do cùng thời điểm lên đọc thơ hầu Trời
để bộc lộ cái tôi tài hoa, phóng túng và khao khát được khẳng
định mình giữa cuộc đời. Đồng thời, nhà thơ cũng trần tình cảnh
khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành thiên lương ở
hạ giới, cùng phút lưu luyến tiễn biệt khi trở về.
e. Thể loại bài thơ:
Bài thơ viết theo thể Thất ngôn trường thiên, rất phù hợp với
cảm xúc phóng túng, tự do.
f. Âm điệu bài thơ:
Âm điệu của bài thơ cũng có sự chuyển biến linh hoạt. Âm điệu
gắn liền với mạch truyện:
- Vui, hào hứng và sôi nổi ( đoạn một và hai ).
- Sự xót xa có xen vào chút an ủi của Trời ( đoạn ba ).
- Ngậm ngùi, tiếc nuối ( đoạn bốn ).
Bài thơ có thể chia làm mấy
phần ? Hãy nêu nội dung
chính của từng phần.
Anh ( chị ) hãy trình bày diễn
biến câu chuyện hầu Trời ?
Đồng thời, hãy nhận xét về
diễn biến đó.
Anh ( chị ) hãy phân tích bốn
câu thơ mở đầu bài thơ ? Từ
đó, cho biết các vào chuyện
hầu Trời của tác giả có gì đặc
biệt ?
II. Bố cục văn bản:
Bài thơ có thể chia làm 4 phần:
- Đoạn 1 ( từ đầu Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy ): lí do cùng
thời điểm được gọi lên hầu Trời.
- Đoạn 2 ( tiếp theo Đày xuống hạ giới vì tội ngông ): cuộc
đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn thiên
đình; và việc xưng danh của tác giả.
- Đoạn 3 (tiếp theo Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết ):
trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề
văn và thực hành thiên lương ở hạ giới.
- Đoạn 4 ( còn lại ): cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư
tiên.
Bài thơ có bố cục rất mạch lạc và rõ ràng. Mạch chính là kể
chuyện theo trình tự thời gian, giúp người đọc dễ theo dõi. Xen
vào kể chuyện là những chi tiết được hư cấu, tưởng tượng kích
thích người đọc, người nghe.
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Diễn biến câu chuyện hầu Trời:
Diễn biến câu chuyện hầu Trời được sắp xếp một cách rất
logic:
- Nằm một mình buồn đun nước uống ngâm văn đi
lại chơi trăng.
- Tiên xuống nêu lí do đưa lên Trời.
- Được đón tiếp trọng vọng được mời đọc thơ chư tiên xúm
vào ca ngợi, tán thưởng Trời truyền hỏi danh tính.
- Kể tình cảnh và bày tỏ nỗi lòng Trời đả thông tư tưởng
Trời sai đóng xe đưa về lạy tạ ra về.
Chuyện như bịa đặt hoàn toàn mà như thật, lại rất vui, rất lạ và
rất hóm hỉnh. Đó chính là nét mới trong nghệ thuật cấu tứ bài thơ
dài của tác giả. Việc hư cấu nên cả một câu chuyện trong bài thơ
này có ý nghĩa cách tân nhất định. Nó như muốn đưa thơ trữ tình
dần thoát khỏi nhiệm vụ tỏ chí nghiêm trang, khắc khổ để tiện
giãi bày cảm xúc phóng khoáng của con người cá nhân và xây
dựng một quan hệ giao tiếp mới đối với độc giả thành thị khi đó.
2. Cách vào chuyện của tác giả:
- Ai cũng biết câu chuyện lên thiên đình hầu Trời của tác giả là
câu chuyện hoàn toàn hư cấu, không có thực. Nhưng ngay khổ
thơ mở đầu, tác giả đã tạo ra cho người đọc thấy đây là một câu
chuyện có thật với một nghệ thuật độc đáo.
- Câu thơ mở đầu tiên đã tạo ra một không khí nửa hư nửa thực
để gây được ở người đọc một mối nghi vấn nhằm gợi trí tò mò:
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chuyện có vẻ như mộng mơ, như bịa đặt, chẳng biết có hay
không, nhưng dường như lại là thật, thật hoàn toàn bởi tác giả đã
bồi đắp ba câu thơ bằng những lời khẳng định chắc như đinh
đóng cột, nhắc đi nhắc lại bốn lần chữ thật với nhịp thơ dồn dập
ngăn cách bằng những dấu cảm thán như để củng cố thêm niềm
Tâm trạng của thi sĩ khi đọc
thơ cho Trời và chư tiên nghe
có điều gì đặc biệt ? Qua đó,
anh ( chị ) cảm nhận được
điều gì về cá tính nhà thơ và
về những niềm khao khát
chân thành trong con người
thi sĩ ? Trong buổi giao thời
giữa văn học hiện đại, niềm
khao khát ấy có ý nghĩa như
thế nào ?
tin:
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Như vậy, ba câu thơ dường như muốn nói không còn điều gì
phải nghi ngờ nữa. Cái bàng hoàng vì lạ lùng, đột ngột bị át đi
bởi cái sướng lạ lùng vì được lên Trời, gặp tiên.
Cảm giác đó làm cho câu chuyện mà tác giả sẽ kể sẽ trở nên
có sức hấp dẫn đặc biệt, không ai có thể bỏ qua. Tác giả đã kết
hợp kể và bình giá để tăng sự cuốn hút. Như vậy, cách vào
chuyện thật độc đáo và có duyên, tạo được sự tò mò, chú ý cuốn
hút người đọc về câu chuyện lên tiên của mình.
- Xuân Diệu đã có lời bình khổ thơ đầu này thật tinh tế: Vào đột
ngột câu đầu, cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi
ngờ theo khoa học, để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp
người ta.
3. Cảnh đọc thơ:
a. Tâm trạng của thi sĩ:
Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe đã diễn ra khá sinh
động pha chút hóm hỉnh thật thú vị qua lời kể của tác giả:
- Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì
thơ văn của chính mình:
Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
rồi thi sĩ lại tự khen mình:
Văn dài hơi tốt ran cùng mây !
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
...
Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười !
Tác giả đã tưởng tượng cảnh chính mình đọc thơ cho những
đối tượng đặc biệt ( là Trời và chư tiên ) nghe. Qua đó, tác giả đã
vẽ lại chính tâm hồn và tư cách nghệ sĩ của chính mình trước bạn
đọc. Nhà thơ chỉ cao hứng như thế khi gặp được người hiểu và
thông cảm ( là Trời ) mà thôi. Ở hạ giới đâu dễ tìm được người
tri âm như vậy !
- Tác giả có nhu cầu muốn đọc hết cho Trời và chư tiên nghe
những tác phẩm văn chương - những đứa con tinh thần của mình.
Bằng thủ pháp liệt kê, tác giả đã kể hết những tác phẩm văn
chương của mình:
Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Trước tâm trạng của thi sĩ như
vậy thì Trời và chư tiên đã có
thái độ như thế nào ?
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Ở đây, Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình và ông cũng là
người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã cái tôi của
mình. Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận Trời để khẳng định tài
năng của mình trước Ngọc Hoàng và chư tiên. Đây cũng là niềm
khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Phải chăng, giữa chốn
văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng,
khinh bỉ, ông không tìm được tri âm tri kỉ nên phải lên tận cõi
tiên mới có thể thỏa nguyện.
b. Thái độ của Trời và chư tiên:
- Trời khen nhiệt tình và đánh giá rất cao thơ văn thi sĩ:
Trời lại phê cho: “ Văn thật tuyệt !
Văn trần được thế chắc có ít !
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh như sương !
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !
Thái độ cảm xúc, tình cảm của Trời là vừa khâm phục, vừa
thích thú, như hòa cùng dòng cảm xúc trong văn thơ của tác giả.
Những câu thơ đó như đã cực tả niềm tự hào, tự nhận thức của
nhà thơ về tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình.
Có lẽ, trước Tản Đà ít ai nói trắng ra cái hay, cái tuyệt của văn
thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời ( một ông Trời
cũng khá bình dân ). Ở đây, ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát
triển rất cao và Tản Đà không hề vô lối khi tự khen mình, mà để
cho Trời khen thì cũng là một hình thức tự khen, vì có ai kiểm
chứng được lời nói của Trời đâu.
Nhà thơ đã thấy được cái tài, cái giàu, lắm lối là phẩm hạnh
đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những phẩm hạnh mang tính
chất truyền thống như nhời văn chuốt đẹp, khí văn hùng mạnh,
êm, tinh,... Tình huống hầu Trời đã làm cho nhà thơ có một cơ
hội tuyệt vời để phô bày một cách sảng khoái tài năng của bản
thân.
Lời khen của Trời hẳn là sự thẩm định có sức thuyết phục
nhất, không thể bác bỏ hay nghi ngờ. Đây đúng là một lối tự
khẳng định rất ngông của vị trích tiên.
- Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ ( thể
hiện qua thái độ của ngôi sao Tâm, Cơ, của Hằng Nga, Song
Thành, Tiểu Ngọc; và đặc biệt là câu thơ thật hóm hỉnh của Tản
Đà khi ông đề cao thơ của mình ):
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong một bài cùng vỗ tay
...