Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Môt số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.16 KB, 16 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm CSND - Giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi.
Đây là giai đoạn đầu tiên quan trọng của việc hình thành nhân cách con người.
Nếu không làm tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc
giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp về sau. Nghị quyết TW2, khoá VIII của
Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra, mục tiêu giáo dục Mầm non
phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một
cách toàn diện”.
Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo là nhiệm vụ hết sức
cần thiết và vô cùng quan trọng vì:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh,
phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt
ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc
hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa
trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm
non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động,
trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của
trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức
tạp, từ dễ đến khó.
Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tôi nhận thấy được
tầm quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và
nhiệm vụ cao cả của mình trong việc phát triển những mầm non tương lai của
đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói
chung ngày càng tốt đẹp, tiến bộ xã hội, xứng đáng với lời dạy của Bác:
“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Xác định rõ tầm quan trọng trên, khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt


động tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến
thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi, tạo sự lôi cuốn đối
với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác.
Có thể nói hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động
quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn
trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm, đọc chuẩn
chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan, phát triển óc quan sát, ghi nhớ có
chủ định và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ. Hơn bao giờ hết thông qua việc
làm quen với chữ cái còn cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. giúp trẻ
hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là
đọc và viết sau nàỳ, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực, là tiền đề vững
chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông.
Song trên thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, việc cho trẻ làm
quen với chữ cái cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp chưa được giáo
1


viên quan tâm đúng mức, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ
đồng thời ít tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập vì vậy hiệu quả của quá trình giáo
dục đạt chưa cao. Nội dung lồng ghép, đan xen còn rời rạc chưa hoà quyện vào
nhau do vậy dẫn đến tình trạng trẻ nhàm chán, không hứng thú trong giờ học.
Các phương pháp dạy học chưa được giáo viên sử dụng phù hợp. Làm thế nào
để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu
biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Với ý nghĩa và tầm quan
trọng của hoạt động làm quen với chữ cái và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề
tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái”
nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp giáo viên có cơ sở để dạy tốt hơn hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
và có những đúc kết cho bản thân khi tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho

trẻ 5 – 6 tuổi. Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, hoàn
thiện tiếng mẹ đẻ, phát triển bộ máy phát âm, phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ
hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động làm quen chữ cái của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp A2 Trường
mầm non xã Thọ Xương
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp tổ chức tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê và sử lý số liệu

2


PHẦN II: NỘI DUNG SKKN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để
sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí
tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư
duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn
diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào
lớp 1. Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một
bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua
những cái khó khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản
thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi
trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với
chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào
dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm
vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh

hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi
gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái.
Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm
quen dần với chữ cái( nhận mặt chữ và tập tô chữ) là hết sức cần thiết. Nội dung
này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên việc
trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn
cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn
đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó
hoạt động làm quen với chữ cái cũng rất là quan trọng, khó học đối với trẻ giúp
trẻ ghi nhớ tốt các chữ cái là nền tảng vững chắc cho trẻ khi vào lớp 1. Việc tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng
được tiếp cận, đó cũng là một vấn đề được đề cập đế để giúp trẻ nhận biết được
dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ, để cho trẻ có một kiến thức vững vàng
về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc
với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp
xúc.
Như vậy nếu giáo viên biết tạo cơ hội và hoạt động cho trẻ làm quen với
chữ cái cho trẻ tham gia một cách tích cực. Thì sẽ góp phần quan trọng trong
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm,
khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt của trẻ, phát triển các giác quan và hoàn thiện
các nhân cách cho trẻ.tạo tiền đề vững chắc cho trẻ tự tin bước vào lớp 1
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Trường mầm non Thọ Xương với số lượng trẻ đông. Qua thực tiễn nghiên
cứu và trao đổi với một số phụ huynh học sinh và điều tra tâm sinh lý của trẻ
trong lớp tôi nhận thấy: Một số phụ huynh chưa nhận thức hết tầm quan trọng
của việc cho trẻ đến trường còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ
học vô lý do. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã
dạy trước chương trình lớp 1 nên dẫn đến việc tiếp thu bài của trẻ không đồng
đều, trẻ tỏ ra nhàm chán, không hứng thú vì mình đã biết rồi. Một số trẻ chưa
3



nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia. Khi phát âm nhiều trẻ còn phát
âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác.
Bản thân tôi qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi
nhận thấy trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người
giáo viên phải kiên trì chịu khó, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong việc tổ
chức các hoạt động nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái nói
riêng. Để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực.
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đầu tư
trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho trẻ tương đối đầy đủ.
- 100% số trẻ trong lớp học đúng theo độ tuổi.
- Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, đạt nhiều thành tích cao trong công
tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận
tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm
tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc
chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ. Mặc dù có
những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này của lớp tôi
vẫn có những khó khăn sau:
2.2.2 Khó khăn:
- Hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú, linh hoạt. Giáo viên còn nói
nhiều, chủ yếu dùng các phương pháp truyền thống, chưa tạo cơ hội cho trẻ chủ
động tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.
+ Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ
không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài hoặc nói nhiều. Chính vì vậy
nếu không trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối tượng
nhận biết thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, trí thức lĩnh
hội được không sâu, và hay bị quên. Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao

tiếp, phát âm còn nhỏ và chưa chính xác, các nét tô của trẻ còn chệch nhiều ra
ngoài, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút.., Một số trẻ chưa chủ động, tích cực
tham gia vào hoạt động.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn
học. Chưa coi trọng việc học tập của con, cho con đi học không đúng giờ, chưa
chuyên cần, còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu đến trường
mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ và thường cho con nghỉ học tùy tiện nên
ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Một phần nhỏ trẻ được bố
mẹ, người thân dạy trước chương trình nên trong giờ học không tập trung có
biểu hiện phân tán không muốn học.
- Môi trường lớp học được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề nhưng nội
dung và hình thức chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
Tôi đã tiến hành khảo sát trên 40 cháu và kết quả như sau:
STT
Nội dung
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ%
1
Trẻ nhận và phân biệt được các chữ 25/40
63%
cái đã học
4


2
3
4

Trẻ sao chép lại được chữ cái đã học

24/40
60%
Trẻ phát âm chuẩn, chính xác
25/40
63%
Trẻ biết cách tô và tô trùng khít lên 20/40
50%
các nét chấm mờ
5
Kỷ năng tô viết, tư thế ngồi cách cầm 20/40
50%
bút
Từ kết quả trên, tôi băn khoăn, suy nghĩ cần phải làm thế nào để giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ, diễn đạt và phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ. Bằng kiến thức
đã học và kinh nghiệm giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp để giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ thông qua HĐLQ với chữ cái. Cụ thể như sau:
2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần
thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt độnglàm quen với chữ cái.
Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải
nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để
thu nhận một khối lượng kiến thức và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học
sau này ở phổ thông. Vì thế giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp tất cả trẻ đến với
mình, dành thời gian quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp. Biết cung cấp cơ
hội để tạo sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. Biết sắp xếp lớp học
theo cách khuyến khích trẻ hoạt động. Tạo cơ hội để phát triển tư duy, phát triển
các kỹ năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ, hứng thú trong học tập và
khám phá thế giới xung quanh.
Tận dụng những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đầu tư đồ dùng dạy
học phục vụ cho hoạt động. Đổi mới cách trang trí lớp tạo môi trường học tập

theo hướng mở phù hợp từng chủ đề, tạo cơ hội để trẻ hoạt động trải nghiệm với
đồ dùng trang trí để lĩnh hội kiến thức. Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí
không dán cố định mà được bố trí trẻ có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý
tưởng của trẻ.
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý
của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết.
Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ
cái, các loại quả hay con vật để trang trí theo chủ điểm.
VD: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ cái” và tôi
lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm thực vật thì tôi
cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo tranh
ảnh về các loại lá, hột hạt ... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l,m,n, cho trẻ dán chữ
cái dưới các loại hột hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa
cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định
cho trẻ làm quen L, M, N thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.
Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không
những ở góc “Bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng
và từ tương ứng, như hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào
nhãn và và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên
lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có
5


những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử
dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho
trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng
phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ... ngoài
ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt,
chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ..

Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của
trẻ để trang trí lớp, ở đó trẻ được tìm những chữ cái đã học, nhưng chữ cái giống
nhau, gắn tên các con vật, tên trẻ, tìm những từ còn thiếu..., thông qua đó trẻ
được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú.
Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm
chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng
cố kỹ năng cho trẻ. Giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ
đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. Môi trường học tập là yếu tố
rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của
trẻ. Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để thu nhận một khối lượng kiến thức
và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học sau này ở phổ thông.
Biện pháp2: Tổ chức linh hoạt các hoạt động làm quen với chữ cái. Khuyến
khích tính tự giác, chủ động tích cực ở trẻ.
* Thông qua hoạt động làm quen với chữ cái.
Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài, một yêu
cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi
truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng
tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải
chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng . Ví dụ : Với chủ điểm
“Trường mầm non”
Nhóm chữ cái o,ô,ơ Tôi gây hứng thú bằng bài hát : “ Vịt con học chữ” Cô
hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu truyện cũng
kể về bạn vịt đấy,bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con trong
ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong
cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o
qua từ “bảng con” ( Cô cho trẻ phát âm ,nói cấu tạo chữ o) khi Vịt con viết trên
bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ
làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu”( Cô cho trẻ phát âm chữ ô ,và câu tạo của
chữ ô), cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”.cô cho trẻ làm quen
chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng

thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ
được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách
tay....Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ nói mắt, đầu ..
- Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng)
- Ai có thể tạo thành chữ ô?
Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng
thành vòng trong rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô.Với chữ cái “ơ” cô cũng cho thực
hiện như thế.
6


Hoặc với trò chơi “Tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa
các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu
lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì
phải lấy o tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra
số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ
thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính
tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam... Song song
với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách phát âm. Bởi lúc này
bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát
âm sai nên trẻ bắt chước. Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước
tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi
cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu
trẻ nhìn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.
VD: Khi trẻ phát âm chữ N- L, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm
thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm
+ L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi
+ N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới
Hoặc chữ u,ư cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn. Bên cạnh những trẻ phát

âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm
to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc
này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng
giống như bạn.Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, trẻ
đã nhận biết chính xác chữ cái đã học, phát âm rõ ràng, chuẩn hơn so với đầu
năm.
Bên cạnh đấy để giờ học trở nên hứng thú, thay đổi giữa động và tĩnh tôi đã
đưa trò chơi vào để giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức. Nếu trò chơi không mới
lạ, không hấp dẫn dễ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. Vì vậy tôi đã không
ngừng đổi mới sáng tạo, đưa các trò chơi hấp dẫn vào tiết học. Ví dụ tiết làm
quen với chữ e,ê, tôi cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
+ Luật chơi: Đội gia đình đông con sẽ đứng xếp thành hình chữ ê. Đội gia
đình ít con đứng xếp thành hình chữ e. Trong thời gian một bản nhạc đội nào
đứng xếp nhanh đúng và đẹp sẽ là đội chiến thắng
+ Cách chơi: Các thành viên trong đội chơi sẽ thảo luận, bàn bạc để sắp xếp
các chỗ đứng sao cho tạo thành chữ cái theo yêu cầu
Với trò chơi này không chỉ giúp trẻ có biểu tượng về chữ e,ê mà còn giúp trẻ
có sự đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn bạc theo nhóm
Ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ phát triển rất nhanh.Trẻ nhanh nhớ cũng
nhanh quên. Có thể trẻ đã nhận biết phát âm được chữ cái khi cô đưa ra nhưng
khi cho trẻ chơi trò chơi vẫn còn một số trẻ chưa nhớ kỹ được đặc điểm hình
dạng của chữ cái. Do đó tôi đã đưa vào một số trò chơi giúp trẻ nhớ được đặc
điểm của chữ cái. VD như trò chơi xếp chữ cái bằng hột hạt, trò chơi nặn chữ
cái…Ở các trò chơi này, ban đầu tôi thấy nhiều trẻ xếp, nặn chữ bị ngược chẳng
hạn như chữ: c, a, ă, â, e, ê, b,d, p, q…Sau đó được cô giáo gợi ý trẻ đã nhanh
chóng sửa sai. Không chỉ được sử dụng đất nặn trong hoạt động tạo hình mà
7


qua các trò chơi với chữ cái trẻ cũng được dùng tay lăn dọc, uốn chữ theo yêu

cầu của cô. Như vậy trong khi chơi các trò chơi này trẻ phải tư duy để xếp hoặc
nặn được chữ cái. Ngoài ra tôi còn đưa vào rất nhiều trò chơi khác như: Trò chơi
tìm chữ cái còn thiếu trong từ, gạch chân chữ cái, nối chữ cái… Khi quan sát trẻ
chơi tôi thấy trẻ rất hứng thú, chủ động tích cực, say xưa..
*Thông qua hoạt động cho trẻ tập tô.
Để trẻ thực hiện tô viết đúng, đẹp trước hết là ngồi phải đúng tư thế, đặt vở
ngay ngắn trước khi tô, khi tô không xoay tập. Vì vậy trước khi tô tôi thường
xuyên nhắc trẻ ngồi thẳng lưng đầu hơi cúi, tay trái giữ sách, tay phải cầm bút
Vào đầu năm học tôi thấy đến 50% số trẻ của lớp đều cầm bút bằng 4 đầu ngón
tay và cầm sát xuống đầu bút chì để viết. Và trong khi tô chữ còn chệch nhiều ra
ngoài. Để giúp trẻ tô được chữ đẹp và có tư thế ngồi đúng tôi đã trao đổi bàn bạc
với giáo viên trong lớp để cùng có biện pháp, phối hợp sao cho đạt hiệu quả cao.
Để khắc phục được tình trạng này không phải ngày một ngày hai là làm
được, bản thân tôi tự an ủi, động viên mình cũng nhữ các chị em trong trường
phải kiên trì. Đối với những trẻ cầm bút chưa đúng thì chúng tôi trực tiếp cầm
tay cháu hướng dẫn trẻ tô sau đó để tự trẻ tô nhưng phải đứng gần trẻ để quan
sát, hướng dẫn. Nếu ra chỗ khác ngay lập tức trẻ sẽ quay về cầm bút như lúc ban
đầu. Điều này thật dễ hiểu vì trẻ đã có thói quen cầm bút như vậy rồi, để sửa thói
quen đó tôi cố gắng quan tâm đến trẻ nhiều hơn và động viên trẻ nhiều hơn để
trẻ cố gắng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ chưa tô trùng khít lên các chấm mờ hoặc cách
tô chưa đúng. Để phát hiện ra được những lỗi đó thì chúng tôi đã hết sức quan
tâm đến trẻ, biết quan sát và bao quát trẻ bởi trẻ lớp tôi tương đối đông. Trong
khi trẻ thực hiện tô chúng tôi đã phân công nhau mỗi người đứng quan sát và
hướng dẫn một nhóm trẻ. Đặc biệt chúng tôi cũng sắp xếp cho trẻ yếu ngồi gần
trẻ giỏi để học hỏi nhau. Khi quan sát trẻ tô tôi phát hiện ra có trẻ thì tô ngược
(Tô chữ a thì trẻ lại tô nét móc trước sau đó tô nét cong tròn), có trẻ thì tô rất
nhanh, rất ẩu, chưa trùng khít lên các nét chấm mờ, có trẻ lại tô đi tô lại một chữ
rất nhiều lần ( Trong khi tô một chữ cái thì trẻ lại không tô theo như cô đã làm
mẫu mà lại tô chưa được một nét thì đã nhấc bút lên, tiếp tục tô lại nét vừa tô…

có khi tô một chữ thì trẻ phải nhấc bút lên tới 4-5 lần). Cũng như cách sửa cầm
bút cho trẻ tôi cũng vừa cầm tay trẻ vừa hướng dẫn cách tô.
Với sự kiên trì cố gắng của cả cô và trẻ cuối cùng đa số trể lớp tôi đã ngồi
đúng tư thế khi tô, tô chữ đẹp hơn, biết cách cầm bút…và thích các giờ học tập
tô hơn.
Biện pháp 3: Lồng ghép linh hoạt, sáng tạo vào các hoạt động phù hợp
Phát huy tính tự giác, chủ động tích cực ở trẻ.
Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động
khác vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực
cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các
môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy tính tích cực, hứng thú, khuyến khích
trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo linh hoạt sáng tạo ứng xử
sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phải nhanh nhạy để mang lại sự chú ý
8


cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các hoạt động khác vào hoạt
động làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ điểm.
* Lồng ghép vào hoạt động âm nhạc:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ,âm nhạc làm
tâm hồn trẻ tươi vui rộn ràng và hứng khởi .Vì vây tôi thường chọn những bài
hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ i, t, c
chủ điểm “ Thế giới động vật ” Tôi cho trẻ hát bài : “Tôm cá cua thi tài”
* Lồng ghép vào hoạt động văn học:
Để tiết học lô rích và xuyên suốt cà bài học khi vào một tiết học làm quen
học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp hoạt động văn học. Khi tích hợp một
câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó
có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Chủ điểm “ Ngành nghề ’Tôi đã kể câu truyện sáng tạo “ Ước mơ ” Có

hai anh em ước mơ em thì lớn lên thích làm nghề “ Lái tàu ” Còn anh thì thích
làm nghề “Chữa bệnh ” và cô cho trẻ quan sát tranh 2 nghề đó gắn thẻ chữ rời
và cho trẻ làm quen 2 chữ u và ư
Hoặc cô dùng những bài thơ, ca dao, hò vè dễ nhớ, dễ đọc cũng gây sự hứng
thú cho trẻ như bài “ Gánh gánh gồng gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng” “vè
* Tích hợp môn môi trường xung quanh.
Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung
quanh. Mà muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh,
mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen .
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i, t, c. chủ điểm “ Thế giới động vật”Tôi cho
trẻ tìm hiểu chữ t qua từ “Con Tôm” trẻ được quan sát con Tôm và sẽ biết thêm
về đặc điểm bên ngoài của con tôm từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ . Hoặc
trò chơi “Thi gắn chữ cái ” nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó tôi gắn
các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ
điểm tăng thêm sự hiểu biết vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh
về thế giới xung quanh.
* Tích hợp hoạt động làm quen với toán
Với trẻ học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết
chữ cái tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” trẻ thi đua
nhau gắn chứa đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn,
nhiều hơn là mấy. Cô cùng trẻ đọc chữ cái và đếm xem gạch được bao nhiêu chữ
cái
* Thông qua hoạt động góc
Sau khi tham gia hoạt động học trẻ sẽ được tham gia vào hoạt động góc. Đặc
biệt thông qua góc học tập sẽ giúp trẻ thích thú và học tốt các chữ cái. Để lôi
cuốn được sự thích thú của trẻ tôi đã chuản bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi,
nguyên phế liệu báo lịch cũ cho trẻ hoạt động.
Ở góc chữ cái tôi chuẩn bị các đồ dùng, nguyên phế liệu như bút sáp, màu
nước, len, giấy màu vụn…để trẻ vẽ hoặc dán chữ từ những mảnh giấy vụn. Theo
như chương trình MN hiện nay, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, trẻ phải

được hoạt động và trải nhiệm. Vì vậy không những cho trẻ viết và tô màu chữ
bằng bút sáp, tôi đã cho trẻ sử dụng màu nước(trẻ có thể dùng tay trực tiếp viết
9


chữ hoặc dùng chổi vẽ) Khi trẻ viết xong tôi đến hỏi trẻ vừa viết được chữ gì?
Như vậy trẻ vừa nhớ lại được mặt chữ vừa luyện được cả cách phát âm. Bên
cạnh đó tôi còn hướng trẻ vào chữ cái đang học bằng cách cho trẻ tự tìm các chữ
cái rời xếp thành tên của mình sao cho tên của trẻ đó phải có chữ cái đang học.
VD đang học chữ i,t,c thì trẻ nào thấy tên của mình có một trong 3 chữ cái đó
thì lên gắn vào.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ cắt chữ cái to từ sách báo, lịch cũ. Trẻ được sử dụng
kéo cắt lượn theo đường viền của chữ và được phát âm nói về đặc điểm của chữ
cái mình vừa cắt được. Từ đó giúp trẻ củng cố thêm vốn chữ cái của mình.
Dù bằng hình thức này hay hình thức khác với việc chuẩn bị nhiều đồ dùng,
nguyên phế liệu khác nhau cùng với sự hướng dẫn gợi mở của cô giáo tôi thấy
trẻ rất hứng thú tham gia học chữ cái, phát âm rõ ràng và nhớ được chữ cái lâu
hơn.
* Ở góc sách.
Ở góc sách trẻ sẽ được giở những cuốn sách, tranh truyện, bước đầu trẻ biết
cách đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải mặc dù trẻ chưa hiểu gì về các từ
trong sách. Khi đọc trẻ được chỉ lần lượt vào từng từ như vậy trẻ sẽ nhận ra
những chữ cái mà mình đã học.
6. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tổ chức hoạt động
cho trẻ làm quen với chữ cái.
Trong một vài năm gần đây dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của phòng GD,
các trường mầm non trong toàn huyện nói chung và trường MN Thọ Xương nói
riêng đã bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhận thấy được
sự cần thiết và ích lợi của việc ứng dụng CNTT, tôi đã không ngừng học hỏi bạn
bè, đồng nghiệp, qua Internet…để đưa CNTT vào trong giảng dạy. Đặc biệt tôi

thấy HĐLQ với chữ cái trước kia cần phải mất nhiều thời gian để làm đồ dùng
như vẽ tranh, cắt dán chữ phía dưới tranh, bảng gài chữ, thẻ chữ to, nam châm
bảng… dễ gây cho giáo viên lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng. Chẳng hạn
trong giờ làm quen với nhóm chữ có 3 chữ cái như: i,t,c hoặc b,d,đ thì đương
nhiên cô phải dùng 3 tranh và 3 bảng gài chữ có gắn các thẻ chữ rời tương ứng
với bức tranh, lại chưa kể đến các thẻ chữ to cho trẻ nhìn rõ. Nhưng khi ứng
dụng CNTT vào tiết chữ cái thì không chỉ giúp trẻ tiếp cận với tin học mà còn
giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng đồ chơi, hiệu
quả và chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo.
Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với chữ cái đã mang lại cho trẻ
hứng thú và kích thích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Bởi trên máy có các
hình ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn
của cô giáo. Và trẻ sẽ tập trung chú ý trước những điều mới lạ, tiết học càng đạt
hiệu quả cao hơn
VD: Tiết làm quen với chữ cái e,ê ở chủ đề gia đình tôi coppy hình ảnh “Bé
tập bò”, “ Mẹ bế bé” từ mạng Internet, dưới mỗi hình ảnh đó tôi đánh chữ tương
ứng. Khi dạy đến chữ nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ chọn chữ
cái nào học rồi thì khi nháy chuột chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi tôi gới thiệu
chữ e thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở phông chữ to. Hoặc khi cho trẻ
10


so sánh chữ e,ê, những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện và có màu giống
nhau.
Hay trong giờ làm quen với chữ h,k tôi đa sưu tầm trò chơi trên mạng
internet “những trò chơi với chữ cái”. Ở trò chơi này trẻ phải tư duy để tìm chữ
cái sắp xếp theo đúng quy luật. Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng
máy tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ
dưới tranh.
Như vậy trẻ vừa được dùng chuột để di chuyển, vừa được củng cố lại chữ cái

đã học. Trẻ được trải nghệm, giúp trẻ hoạt động tích cực, hứng thú, trẻ nhớ và
phát âm chính xác chữ cái trẻ đã được làm quen.
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc CS- GD trẻ là hết sức quan
trọng và cần thiết. Thấy được điều đó tôi đã giành thời gian trao đổi về tình hình
của trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hoặc các buổi họp phụ huynh. Hai phía cùng
cố gắng phối kết hợp giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt động làm quen với chữ
cái.
Hiện nay không chỉ ở thành phố mới có hiện tượng cho con đi học, luyện viết
chữ( học trước chương trình lớp 1) mà ngay cả ở nông thôn đã bắt đầu xuất hiện.
Phụ huynh cho con luyện chữ trước tuổi đến trường với kỳ vọng chuẩn bị trước
vì sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Tuy nhiên kỳ vọng này của cha
mẹ chưa rõ lợi đến đâu mà lại hại cho quá trình phát triển của trẻ, làm thui chột
hứng thú học ở trẻ. Trong giờ học khi cô giới thiệu chữ cái mới có trẻ đã khoe “
con đã biết chữ cái này rồi” trong giờ học cháu không tập trung , trêu đùa bạn
khác, làm ảnh hưởng đến cả lớp. Với tình hình như vậy tôi đã tuyên truyền với
phụ huynh về tác hại của việc dạy trẻ học trước chương trình lớp 1. Ngoài ra tôi
thường xuyên theo dõi chương trình VTV2, đó là kênh khoa học và giáo dục. Ở
kênh này rất hay chiếu chương trình về cách nuôi dạy con cái, vấn đề trẻ học
chữ trước chương trình lớp 1…Được xem giới thiệu về giờ phát sóng của
chương trình tôi đã thông báo cho phụ huynh biết để dành thời gian theo dõi.
Được xem các chương trình đó , phụ huynh đã có cái nhìn đúng đắn về việc cho
trẻ luyện chữ trước chương trình lớp 1 và cùng với giáo viên CSGD trẻ theo
chương trình mầm non mới. Bên cạnh việc tuyên truyền với phụ huynh không
nên cho trẻ đi học trước chương trình lớp 1, tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ
các nguyên phế liệu, sách báo, tranh ảnh cho các cháu hoạt động, làm đồ dùng
đồ chơi. Chẳng hạn khi học đến chữ cái nào thì có thể trong hoạt động góc hoặc
trò chơi trong hoạt động học tôi cho trẻ cắt chữ cái đang học từ sách báo, lịch cũ.
Hoặc đến chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông, tôi cho trẻ làm những chiếc
thuyền từ chai dầu gội đầu, xốp và để phân biệt những chiếc thuyền do tự tay trẻ

làm ra, tôi đã gợi ý trẻ làm ký hiệu cho chiếc thuyền bằng những chữ cái khác
nhau. Qua những hoạt động đó tôi thấy trẻ rất thích thú vui sướng vì tự mình đã
tạo ra được sản phẩm, giúp trẻ củng cố lại chữ cái đã học.
Mặt khác tôi còn trao đổi với phụ huynh mua thêm cho các cháu sách tranh
truyện hay đĩa “ trò chơi với chữ cái”…để dạy cho các cháu ở nhà. Để việc phối
kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh đạt hiệu quả cao tôi đã dán kế hoạch hoạt
động từng tuần ngoài cửa lớp để phụ huynh tiện theo dõi chương trình CSGD
11


trẻ. Như vậy khi phụ huynh đến lớp thấy chương trình học của trẻ đang dạy chữ
cái nào thì về nhà phụ huynh sẽ củng cố lại chữ cái đã học ở lớp cho trẻ. Bằng
hình thức đó đa số trẻ lớp tôi đã nhận biết và phát âm được các chữ cái mà tôi đã
dạy theo chương trình.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
* Đối với cô giáo : Qua gần một năm áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy mình
đã giảm bớt được nhiều thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho tiết học nên tôi có
thêm thời gian để trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu tham khảo tư liệu sách
báo… để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Đối với trẻ : Từ những kinh nghiệm trên khi áp dụng vào tình hình thực tế của
lớp tôi thì tôi thấy trẻ đã hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen chữ
viết. Những trẻ nói tiếng địa phương hay phát âm không chuẩn cũng đã được rèn
và phát âm đúng hơn, rõ ràng hơn. Trẻ nhận biết đúng chữ cái, biết cách tô chữ
và tô không chườm ra ngoài. Các tiết học khác trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và
đạt kết quả tốt hơn
STT
Nội dung
Kết quả
Đầu năm
Cuối năm

Tăng
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
1 Trẻ nhận biết và phân 25/40 63%
40/40 100% 15
37%
biệt được các chữ cái đã
học
2 Trẻ sao chép lại được 24/40 60 % 40/40 100% 16
40 %
chữ cái đã học
3 Trẻ phát âm chuẩn, 25/40 63%
40/40 100% 15
37%
chính xác
4 Trẻ biết cách tô và tô 20/40 50%
40/40 100% 20
50%
trùng khít lên các nét
chấm mờ
5 Trẻ biết cách cầm bút
20/40 50%
40/40 100% 20
50%
* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con mình nhận biết, phát âm rõ ràng và tô
được các chữ cái đã học. Đồng thời các phụ huynh đã nhận thấy được tác hại
của việc cho trẻ đi học trước chương trình lớp 1. Hầu hết phụ huynh đã tin tưởng
và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường rất nhiều.

12


PHẦN III : KẾT LUẬN
3.1. Kết luận:
Hoạt động cho trẻ ‘Làm quen với chữ cái" là một trong những hoạt động
hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi nó giúp trẻ bước đầu
làm quen và tập phát âm 29 chữ cái của "Tiếng việt". Hỗ trợ trực tiếp và tích
cực cho bộ môn "Tiếng Việt" ở trường phổ thông. Việc dạy trẻ thông qua các trò
chơi, học tập, phù hợp với tính chất hoạt động của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Việc
dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hoạt động trí tuệ, hình thành những cơ sở
ban đầu của kỹ năng nghe đọc, nói Tiếng Việt.
Trên cơ sở đó tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ
5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái” và tôi đã áp dụng vào dạy lớp
mẫu giáo 5 - 6 tuổi do tôi chủ nhiệm. Trong quá trình dạy tôi đã vận dụng linh
hoạt các phương pháp, biện pháp mà tôi đã đưa ra nhằm giúp trẻ hoạt động tích
cực hơn, trẻ nhớ chính xác các chữ cái đã học, ngồi và cầm bút đúng tư thế, trẻ
phát âm rõ ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ tốt hơn, trẻ tự tin trong giao tiếp
hơn. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ
và ngôn ngữ. Bên cạnh đó giáo viên cũng tích cực, chủ động, tự học, bồi dưỡng
nâng cao kiến thức, biết ứng dụng công nghệ thông tin một cách chủ động, sáng
tạo hơn.
Các biện pháp đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy hiệu quả
rõ rệt, qua trao đổi với đồng nghiệp nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều
giáo viên làm theo và cũng mang lại hiệu quả rõ rệt và được Ban ban hiệu đánh

giá cao.
3. 2. Kiến nghị:
- Giáo viên tiếp tục xây dựng môi trường trong và lớp xây dựng môi trường mở
cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tích cực nghiên cứu, sáng tạo, linh
hoạt đổi mới hình thức tổ chức, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động
tích cực.
- Đề nghị các cấp, các ngành bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục
vụ cho hoạt động giáo dục.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn
làm quen với chữ cái, tại Trường Mầm non. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các
nhà quản lí bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm
trong công tác dạy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đỗ Thị Thủy

Thanh hóa, Ngày 28 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình, không
sao chép nội dung của người khác

Nguyễn Thị Hòa
13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Chức danh khoa học


1

Hoàng Thị Thu Hương

2

TS: Lê Thu Hương
TS: Lê Thị Ánh Tuyết
TS: Trần Thị Ngọc
Trâm

3

Tên tài liệu

Nhà xuất bản

- Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên.
- Module. MN 22 và
23:
Ứng
dụng
Nhà xuất bản
Phương pháp dạy
Hà Nội.
học tích cực trong
lĩnh vực phát triển
nhận thức và ngôn

ngữ.
- Hướng dẫn tổ chức
thực hiện chương
Nhà xuất bản
trình giáo dục mầm
giáo dục.
non, mẫu giáo lớn 56 tuổi.
Mạng, Itenet

Năm
sản
xuất

2009

2009

14


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI
TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Mầm non Thọ Xương

TT


Tên đề tài SKKN

1.

Giúp trẻ học tốt môn âm nhạc

2.

Một số kinh nghiệm giúp hoạt động
khám phá khoa học về môi trường
xung quanh của trẻ 5-6 tuổi
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc

3.
4.
5.

Sáng tạo trong việc tổ chức có hiệu
quả các trò chơi vận động cho trẻ
lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 – 6
tuổi học tốt môn học làm quen với
chữ cái

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)


HĐKHGD
Huyện Thọ
Xuân
HĐKHGD
Huyện Thọ
Xuân
HĐKHGD
Huyện Thọ
Xuân
HĐKHGD
Huyện Thọ
Xuân
HĐKHGD
Huyện Thọ
Xuân

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2007-2008


C

2009-2010

C

2013-2014

B

2015-2016

B

2016-2017

15


MỤC LỤC
Tên mục lục
A. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thuận lợi

2.2.2. Khó khăn
2.3. Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. Phần kết luận
3.1 Kết luận
3.2. Kiến nghị - đề xuất

Trang
1
2
2
2
3
3
3
4
4
12
13
13

16



×