Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên tổ chức tốt chuyên đề pháp triển vận động trong trường mầm non hoa mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm


2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Các biện pháp thực hiện

8

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

14

3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

17

3.1. Kết luận

17

3.2. Kiến nghị

17

Tài liệu tham khảo

19


1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc.
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.
Việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ thuộc trách nhiệm của mỗi gia
đình, mỗi nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy mỗi một người dân mạnh khỏe là cả
đất nước mạnh khỏe, mỗi một người dân yếu ớt làm cho đất nước yếu ớt đi. Cái
quý giá nhất của một con người là sức khỏe và trí tuệ. Một người có sức khỏe thì
có 100 điều ước còn người không có sức khỏe thì chỉ có duy nhất một điều ước
đó là có được sức khỏe.
Với mục tiêu nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em. Phát triển thể chất
là một trong 5 mặt phát triển toàn diện của trẻ ở độ tuổi mầm non. Phát triển thể
chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là sự phát triển về hình thái
cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức,
ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm.
Để đạt được mục tiêu đó, trường Mầm non Hoa Mai trong quá trình chỉ
đạo chuyên đề phát triển vận động đối với đội ngũ Cán bộ giáo viên (CBGV),
bản thân tôi nhận thấy được rất rõ việc đầu tư cơ sở vật chất các nhà trường nói
chung đều chưa tập trung quan tâm nhiều đến trang thiết bị giáo dục thể chất mà
mới chỉ tập trung đầu tư vào 1 số đồ chơi phổ biến ngoài trời, các trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động cụ thể hầu như không được các trường quan tâm nhiều,
mới chỉ sơ đẳng như: Giáo viên tự làm 1 số túi cát, tạo 1 số chướng ngại vật
phục vụ cho các hoạt động chính hay 1 số trò chơi. Việc xây dựng kế hoạch
cũng như việc đưa các nội dung vào thực tế giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, thể
hiện rất rõ ở các nội dung mà giáo viên triển khai tới trẻ còn chưa đáp ứng được
yêu cầu chung của ngành. Đây cũng chính là thực tiễn chung của ngành giáo dục

nói chung và bậc học Mầm non nói riêng khi tổ chức “ hoạt động thể chất” cho
trẻ. Bên cạnh đó sự hào hứng tập trung vào hoạt động đối với trẻ hầu như không
có, trẻ bị gò bó quá trong các hoạt động với lý do giáo viên quá áp lực với các
nội dung cơ bản, chưa kịp thời động viên và tạo ra không khí thoải mái với trẻ.
Đặc biệt chưa biết hướng trẻ nhìn vào tương lai để có được những đam mê và
ước mơ vươn tới cái đích cần đạt của xã hội hiện tại.
Sự lồng ghép tinh thần thể thao vào các hoạt động của giáo viên đối với
trẻ còn nhiều hạn chế .
Từ tình hình thực tế chung của đội ngũ giáo viên Mầm non nói chung và
trường Mầm non Hoa Mai nói riêng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thể
chất cho trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu. Bản thân tôi luôn quan tâm và đặt vấn
đề sức khỏe lên hàng đầu, bởi lẽ mỗi con người chúng ta dù rất thông minh,
năng động nhưng sức khỏe không đảm bảo thì sẽ không thực hiện được mục tiêu
phấn đấu của bản thân và cống hiến tốt cho xã hội.
Mặt khác, chúng ta đang được sống trong thời đại văn minh của nhân
loại, ngoài việc năng động, sáng tạo... mỗi con người chúng ta cần phải phấn đấu
2


để vươn tới cái đẹp, làm đẹp cho bản thân cũng chính là làm đẹp cho gia đình và
xã hội. Đối với bậc học Mầm non đã và đang được Đảng và Nhà nước rất quan
tâm đến vấn đề giáo dục thể chất và đây cũng là cách đánh giá tối ưu nhất khi
mỗi đứa trẻ lớn lên hàng ngày dựa vào chiều cao, cân nặng...
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi là 1 Hiệu trưởng trường Mầm
non, đặc biệt là diện trường trọng điểm của bậc học Mầm non thành phố để
nhằm thay đổi nhận thức cũng như đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động,
điển hình là việc tổ chức tốt chuyên đề phát triển vận động đang được toàn
ngành quan tâm, bản thân tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đội
ngũ giáo viên tổ chức chuyên đề phát triển vận động trong trường mầm non
đạt kết quả cao” là đề tài nghiên cứu nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo

dục thể chất trong trường Mầm non Hoa Mai, đồng thời trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp để tìm ra các giải pháp tối ưu trong việc chỉ đạo đội ngũ giáo
viên thực hiện tốt chuyên đề này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về chất lượng thực hiện chuyên đề phát triển vận
động cho trẻ tại trường mầm non Hoa Mai – Thành phố Thanh Hóa.
Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho
trẻ tại trường mầm non Hoa Mai – Thành phố Thanh Hóa để phát triển tốt thể
lực đáp ứng việc phát triển toàn diện theo hướng tích cực cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu đã chọn với khả năng và trách nhiệm của mình, tôi
chọn đối tượng nghiên cứu là đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo
viên tổ chức chuyên đề phát triển vận động tại trong trường mầm non đạt kết
quả cao”.
Qua đề tài này giúp bản thân cũng như giáo viên có những định hướng
phù hợp trong việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Sau khi vận
dụng đề tài này sẽ góp phần đắc lực cho việc phát triển vận động cho trẻ trong
trường đạt kết quả cao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình lựa chọn, trong quá
trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảo
tài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho
quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu .
+ Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết
quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
* Cơ sở pháp lý:

Với mục tiêu nâng cao tầm vóc về thể lực của trẻ em, thời gian qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát
3


triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”. Sau 3 năm
thực hiện, đến nay, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư thêm
các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ nội dung giáo dục phát triển thể chất của
trẻ.
Phát triển thể chất là một trong 5 mặt phát triển toàn diện của trẻ ở độ tuổi
mầm non. Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là
sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triển
toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm.
Năm học 2013 - 2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số
808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề
“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non giai đoạn 2013 - 2016”.
Sau khi nhận được hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các trường mầm non triển khai thực hiện.
* Cơ sở khoa học:
Trong đời sống xã hội, sức khỏe con người luôn giữ vai trò quan trọng, nó
là cơ sở không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người,
sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước đều khẳng định: Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người và của
xã hội.
Trong bài viết sức khỏe và thể dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe
mới làm thành công”.
Như vậy bất kỳ hoạt động nào của con người (hoạt động thể chất hay hoạt
động tinh thần) đều cần 1 nền tảng sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe, con người có

thể thực hiện được mọi điều mình mong muốn, nhưng khi không có sức khỏe
con người rất khó thực hiện được công việc của mình.
Mặt khác sức khỏe chính là nền tảng quan trọngđể tạo nên sự phát triển
của xã hội, khi có sức khỏe con người có thể thực hiện hoạt động cá nhân và
hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ sở hàng đầu để giúp cho mỗi người
tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy có thể đóng góp sức lực, trí tuệ của
mình cho sự phát triển của đất nước.
Hơn thế nữa, sức khỏe là cơ sở để nâng cao chất lượng dân số, đây là yếu
tố quan trọng hàng đầu để phát triển con người Việt Nam cả về thể chất, trí tuệ
và sự hòa hợp xã hội – Cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân
và xã hội. Đặc biệt là đối với phụ nữ người có thiên chức sinh nở các thế hệ con
người thì càng cần có sức khỏe để góp phần duy trì phát triển nòi giống về mọi
mặt.
Tổ chức y tế thế giới đã khẳng định: Có một sức khỏe tốt là một trong
những quyền cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính
kiến, chính trị hay điều kiện kinh tế xã hội.
Chính vì vậy mà việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung
và trẻ em nói riêng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; Mặt trận
4


tổ quốc; các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội. Vậy nên đối với trường
mầm non là nơi đặt nền móng đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chúng
ta càng phải quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Bởi: “Trẻ em hôm
nay chính là thế giới ngày mai”.
Để làm tốt được điều này, với vai trò là hiệu trưởng cần có cách nhìn đúng
đắn về vấn đề trên, phải là người có tâm; có tầm; có tài. Phải biết nhìn xa, trông
rộng, biết hướng lái cho đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) và quy tụ thành 1
khối đoàn kết thống nhất nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Nếu chúng ta chăm sóc được 1 thế hệ mầm non có đủ sức khỏe, nhanh

nhẹn, tự tin thì ngày mai đất nước Việt Nam sẽ phồn vinh và ngược lại.
Xác định được mục tiêu trên, bản thân tôi đưa ra 1 số biện pháp chỉ đạo
đội ngũ giáo viên thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm
non Hoa Mai để nâng cao chất lượng đội ngũ trong giảng dạy, đồng thời trao đổi
kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ trong
trường mầm non, đáp ứng được mục tiêu của ngành và toàn xã hội, tạo nền tảng
cho đất nước phồn vinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
*Tình hình địa phương:
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương phường Ngọc Trạo –
TP Thanh Hóa:
Là phường thuộc trung tâm thành phố Thanh Hóa, với diện tích 0,58km 2;
dân số gần 20.000 người. Chủ yếu người dân là cán bộ công chức nhà nước và
các hộ dân buôn bán nhỏ lẻ. Vì vậy, điều kiện phát triển kinh tế của phường rất
khó khăn, dẫn đến việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho các nhà trường trên
địa bàn phường hầu như không có sự đầu tư hỗ trợ của địa phương.
*Quy mô, cơ cấu tổ chức trường mầm non Hoa Mai – TP Thanh Hóa:
- Quy mô:
+ 750 trẻ/24 nhóm, lớp (tăng 120 cháu/6 nhóm lớp so với năm học trước).
+ Tổng số CBGV: 60 người. Trong đó:
• Ban giám hiệu: 03 người;
• CBGV biên chế: 30 người;
• Hợp đồng thành phố: 18 người
• Hợp đồng trường: 12 người.
+ Trình độ chuyên môn: 100% CBGV đạt chuẩn; trong đó trên 80% đạt
trình độ trên chuẩn.
- Cơ cấu tổ chức nhà trường:

5



Chi bộ
(25 đảng viên)

Công đoàn

Hội
chữ thập đỏ

Tổ
Nhà trẻ

Ban giám hiệu
(03 người)

Hội
khuyến học

Tổ
Mẫu giáo


Tổ
Mẫu giáo
nhỡ

Đoàn thanh niên
(25 đoàn viên)

Các tổ

chuyên môn

Tổ
Mẫu giáo
lớn

Hội
PH HS

Tổ
Nuôi dưỡng

Hành chính

- Những thành tích nổi bật của nhà trường trong những năm gần đây:
+ Luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua và chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ.
+ Được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua
+ Được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen
+ Được Bộ giáo dục tặng bằng khen
+ Được Liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen
+ Được tặng Huân chương lao động hạng nhì.
*Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ:
- Thuận lợi:
+ Là trường có bề dày thành tích.
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết.
+ Được lãnh đạo các cấp quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
mọi nhiệm vụ được giao.
- Khó khăn:
+ Đội ngũ giáo viên hầu hết đều đang trong độ tuổi sinh đẻ, đôi khi gây

khó khăn cho việc sắp xếp, bố trí nhân sự.
+ Trình độ, nhận thức chưa đồng đều.
6


+ Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn.
+ Áp lực về thời gian đối với đơn vị trọng điểm.
*Các biện pháp và kết quả trước khi triển khai chuyên đề:
- Chỉ đạo 1 cách chung chung, không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
phát triển vận động cho trẻ đối với đội ngũ giáo viên.
- Công tác XHHGD chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là việc đầu tư
CSVC cho chuyên đề này.
- Chưa quan tâm nhiều đến nội dung phát triển vận động.
- Ít tổ chức dự giờ đúc rút kinh nghiệm trong nội dung này.
- Kết quả:
Nhà trường: Chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động này, thậm trí
không có phòng tập, sân vườn chật hẹp, trang thiết bị hầu như không có...
Đội ngũ GV: Thờ ơ với việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động
cho trẻ mà thường tập trung vào các hoạt động khác.
Kết quả trên trẻ: không hào hứng tham gia các hoạt động, kỹ năng vận
động chưa tốt.
Kết quả hàng năm được thống kê như sau:
Năm học

Kinh phí đầu tư
(triệu đồng)

Trang bị CSVC( ĐD ĐC)

Nguồn

kinh phí

2012 - 2013

10

- Một số xe đạp, xe máy

XHHGD

2013 - 2014

18

- Nhà tròi (1 bộ)

NSNN

2014-2015

98

- Cầu trượt, xích đu

NSNN

2015-2016

300


- Trang thiết bị khu thể chất XHHGD
( thang leo, cung chui, bộ
vận động liên hoàn...)

Kết quả:
*Đối với ban giám hiệu: Việc chỉ đạo chưa sâu, thiếu kinh nghiệm thực
tiễn và chưa xác định rõ vị trí, vai trò của hoạt động.
*Đối với GV: Thờ ơ trong việc tổ chức hoạt động, thậm trí cắt xén chương
trình( ở 1 số nhóm, lớp).
*Đối với trẻ: Hoạt động mang tính bắt buộc, giờ hoạt động mang không
khí căng thẳng.
*Phụ huynh: Không hào hứng đóng góp.
Từ thực trạng trên bản thân tôi đã xác định vai trò, trách nhiệm của bản
thân cần phải thay đổi cách làm nhằm từng bước đi vào ổn định. Đặc biệt trong
các năm gần đây được sự quan tâm của giáo dục thành phố đẩy mạnh các điều
kiện của trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và triển khai nghiêm túc chuyên đề
7


phát triển vận động, cùng với sự quan tâm đặc biệt của lực lượng phụ huynh nhà
trường đã làm cho diện mạo của nhà trường được thay đổi rất lớn.
Các hoạt động của nhà trường đi vào ổn định và khẳng định rõ kết quả
của chuyên đề.
Các hoạt động của trẻ đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng hơn, điều này
đã được thể hiện rõ nét ở 1 số hoạt động của các lớp.
Hình ảnh dưới đây đã minh chứng cho sự đổi thay về chất lượng của trẻ
trong HĐPTVĐ.

Tuy nhiên đây mới chỉ là thành công bước đầu bước đầu, để đạt được kết
quả như mong muốn thì bản thân tôi phải cân nhắc, tập trung nghiên cứu và đưa

ra 1 số các giải pháp nhằm thổ chức chỉ đạo và thực hiện 1 cách thường xuyên
và đạt được hiệu quả cao, đáp ứng với nhu cầu hiện tại.
Chúng ta biết rằng để nâng cao chất lượng tổ chức chuyên đề phát triển
vận động cho trẻ bao gồm rất nhiều các yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố có tính chất
quyết định chính là yếu tố con người.
Để quản lý con người mang tính khoa học và đạt hiệu quả không phải là
vấn đề đơn giản. Bởi lẽ mỗi con người đều có những ưu điểm, nhược điểm

8


riêng; hoàn cảnh và tính cách của mỗi con người đều khác nhau. Đặc biệt điều
kiện ngoại cảnh tác động đến mỗi con người là yếu tố vô cùng quan trọng.
Vậy làm thế nào để chúng ta quản lý đội ngũ tổ chức chuyên đề phát triển
vận động cho trẻ đạt hiệu quả?
Bản thân tôi luôn nhận thức: “Việc tạo động lực cho người khác là tạo
thành công cho chính mình”; “Thành công của 1 người quyết định bởi sự
giúp sức từ cộng sự của họ”.
Xuất phát từ những nhận thức trên, trong nhiều năm qua bản thân tôi đã
có được 1 phần thành công để góp phần xây dựng trường MN Hoa Mai ngày 1
phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Điều đó đã được khẳng định
trong chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là trong việc tổ chức thành
công các hoạt động lễ hội của trường, điển hình là việc tổ chức “Hội khỏe bé
mầm non năm học 2015- 2016”, lễ hội “Hoa Mai chung sức đua tài” năm học
2016 – 2017.
Với vai trò là hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi nhận thức sâu sắc về
vấn đề xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ và luôn đặt làm yếu tố hàng đầu
trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó là lực lượng phụ huynh đóng vai trò vô cùng
quan trọng bởi họ đã góp 1 phần rất lớn vào việc huy động nguồn kinh phí và
đặc biệt là sự cổ vũ bằng tinh thần cho đội ngũ giáo viên và các cháu học sinh

thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Vậy tôi cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đủ về số
lượng, có tư cách đạo đức tốt, tư tưởng chính trị ổn định, trình độ chuyên môn
vững vàng.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
Để làm tốt việc xây dựng đội ngũ, bản thân đã đưa ra một số biện pháp
sau nhằm nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên tổ chức chuyên đề phát
triển vận động có hiệu quả:
*Biện pháp1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CBGV.
Tạo môi trường thoải mái nhưng nghiêm túc đồng thời nhìn nhận, lựa
chọn, phân công sắp xếp con người đúng vị trí để phát huy hết khả năng cá
nhân. Đây là yếu tố đầu tiên nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc và phát huy sự tự
giác của mỗi cá nhân.
Cổ nhân có câu: “Dụng nhân như dụng mộc”, ta cần phải xác định rõ ý
nghĩa của câu nói trên và cần biết khai thác triệt để những mặt mạnh của CBGV
trong trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã thường xuyên nhắc nhở các cấp, các
ngành; “ Phải cân nhắc cán bộ cho đúng và phải dùng cán bộ cho khéo”;
“Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ cũng không được việc”.
Vậy trong quản lý ta cần phải dựa vào câu nói của người để đánh thức
được tiềm năng của con người.
Tôi đã tập hợp được 1 số giáo viên có năng lực xuất sắc về việc tổ chức
các hoạt động thể chất, đồng thời định hướng cho họ trong việc thực hiện đạt
được mục tiêu của nhà trường và ngành đề ra. Bên cạnh đó, cá nhân tôi luôn
9


theo sát để nắm bắt tình hình, điều chỉnh và động viên thúc dục đội ngũ giáo
viên và các cháu thực hiện có hiệu quả các hoạt động.
Một minh chứng rất rõ: Chúng ta tìm ra điểm mạnh của mỗi con người rồi

tổ chức, sắp xếp công việc xoay quanh điểm mạnh sẽ dẫn đến hiệu quả công
việc cao.
Trong việc thực hiện công tác tổ chức nhân sự của trường, bản thân tôi
phải nhìn nhận, đánh giá 1 cách khách quan để sắp xếp, bố trí công việc cho đội
ngũ 1 cách hợp lý, nhằm phát huy khả năng của mỗi cá nhân.
*Một số hình ảnh dưới đây là minh chứng cho việc sử dụng, phân công
đúng người đúng việc đã mang lại 1 kết quả đáng ghi nhận trong các hoạt động
lễ hội do nhà trường tổ chức. Các vận động viên nhí trong hội khỏe đã để lại cho
khán giả 1 ấn tượng khó phai trong màm đồng diễn, các vận động viên đã khắc
sâu biểu tượng của trường MN Hoa Mai bằng kỹ thuật xếp chữ HM tượng trưng
cho trường Mầm non Hoa Mai của trẻ đang học, dưới sự hướng dẫn và tập luyện
tận tình và đầy khả năng của đội ngũ GV nhà trường:

10


Bên cạnh đó để khắc sâu vào tâm trí trẻ ở hội khỏe này giáo viên đã luyện
cho trẻ xếp các vòng tròn olympic và giúp trẻ nhận biết được biểu tượng thể
thao của thế giới:

Hình ảnh dưới đây đã minh chứng cho kết quả học tập và rèn luyện của
các bé trường MN Hoa Mai – Thành phố Thanh Hóa:

11


Trên đây l minh chứng cho việc thực hiện nhiệm vụ của cô và trò trong
trường 1 cách nghiêm túc và có hiệu quả. Mặc dù có những trẻ ở tuổi mẫu giáo
3-4 tuổi nhưng các bé rất chủ động khi ra sân khấu để thể hiện màn đồng diễn
của mình với tâm trạng rất háo hức...

*Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động có sức lan tỏa:
Chúng ta biết rằng: Để phát huy được hiệu quả tổ chức hoạt động đối với
bất kỳ 1 nội dung nào, ở bất kỳ nơi nào cũng đòi hỏi rất cao ở sự lan tỏa, thu hút
người học, người nghe, người xem... dặc biệt là đối với trẻ mầm non. Có làm
được điều này thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho việc tổ chức hoạt động.
Trong thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trường đội
ngũ giáo viên đã không ngừng nỗ lực và đã mang lại được kết quả đáng ghi nhận
ở trẻ. Thật tự hào khi chúng ta làm 1 điều gì mà đã đem lại niềm hạnh phúc trên
mỗi gương mặt trẻ thơ.
Hình ảnh các cháu rất hào hứng, phấn khới đón xem các bạn tham gia diễn
tập đã được chúng tôi ghi lại:

*Biện pháp 3: Xây dựng các tiêu chí đạo đức nhà giáo
“Giáo dục nhân cách” với khẩu hiệu:
“ Lấy nhân cách để giáo dục nhân cách
12


Lấy trái tim để nuôi dưỡng tâm hồn”
Bởi trường mầm non là môi trường đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.
Vì vậy mục tiêu của nhà trường: Đội ngũ CBGV cần tu dưỡng đạo đức thông
qua:
- Văn hóa giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, với trẻ, với phụ huynh… Sự
học hỏi, chia sẻ, thân thiện giữa đồng nghiệp trong trường và với trường bạn.
- Xây dựng nét đẹp văn hóa trang phục giáo viên – học sinh. Nét đẹp về
việc xây dựng, tạo môi trường chung, riêng (bao gồm: khâu vệ sinh, tạo môi
trường, trang phục đi làm, trang phục lễ hội …).
Thể hiện: Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm và ứng dụng vào đơn
vị 1 cách phù hợp.
- Văn hóa về việc thực hiện nội quy, quy chế nhà trường.

Thể hiện: Tập trung trí tuệ tập thể, đặc biệt là lực lượng cốt cán để xây
dựng nội quy, quy chế hàng năm và định ra các tiêu chuẩn bình xét thi đua. Từ
đó, chỉ đạo rứt điểm theo phương châm với tinh thần tự giác.
- Tu dưỡng đạo đức thông qua ý thức trách nhiệm đối với công việc, với
bản thân, với đồng nghiệp và đặc biêt là cấp trên của mình (phải có kỹ năng thực
thi nhiệm vụ có hiệu quả khi được cấp trên giao trách nhiệm).
Để làm tốt được mục tiêu của nhà trường về vấn đề tu dưỡng đạo đức của
đội ngũ, trước hết hiệu trưởng phải là người mẫu mực, là tấm gương sáng để đội
ngũ soi vào. Đồng thời, hiệu trưởng phải biết đặt niềm tin và đội ngũ và cá nhân
khi giao nhiệm vụ cho họ, luôn động viên, khích lệ để các cá nhân hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cần có sự kiểm tra, giám sát khi giao nhiệm
vụ bằng nhiều cách khác nhau.
Bằng sự quan tâm, chia sẻ chúng tôi đã mang đến cho đội ngũ CBGV của
mình 1 tình cảm chân thành, 1 niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự.
Đây cũng chính là 1 trong những yếu tố cơ bản nhằm thúc đẩy đội ngũ có
trách nhiệm cao trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

13


*Biện pháp 4: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục:
Việc đầu tư nguồn kinh phí của ngân sách dành cho trường là hạn chế,
không thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, song nhu cầu của các hoạt động lại
đòi hỏi rất cao. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi là 1 hiệu trưởng cần phải biết cân
nhắc đầu tư những gì và cần huy động từ lực lượng phụ huynh ra sao?
- Đầu tiên tôi cần tập trung nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục
trẻ, sự uy tín của đội ngũ giáo phối hợp lực lượng phụ huynh làm tốt công tác
huy động tài chính đầu tư cơ sở vật chất.
- Cần vạch ra kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất hàng năm vào cuối các
năm học, thông qua các cuộc họp phụ huynh cuối năm (công khai công tác xã

hội hóa trong năm và vạch ra kế hoạch năm tới).
Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học học cần tập trung vào những
vấn đề gì? đặc biệt là trong chuyên đề phát triển vận động, giúp phụ huynh thấy
rõ lợi ích của việc đầu tư, bên cạnh đó tôi đã triển khai đầu tư trước 1 số hạng
mục để phụ huynh được chứng kiến khi con mình hoạt động thì mang lại hiệu
quả gì?.
*Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm cho
những năm học tiếp theo:
14


Chúng ta biết rằng: Trong quản lý nếu không có khâu kiểm tra, đánh giá
thì sẽ không có yếu tố quản lý. Là hiệu trưởng bản thân tôi nhận thức rõ vấn đề
này và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.
Ở nội dung này, tôi đi sâu vào các vấn đề sau:
- Kiểm tra lại kế hoạch bổ sung CSVC đã đảm bảo quy chuẩn chưa?
Kế hoạch đã tiến hành được bao nhiêu %?
Chất lượng đầu tư CSVC có đảm bảo phù hợp với hoạt động của trẻ
không để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
- Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động của GV có đảm bảo thường xuyên
không? Có mang tính khoa học và hiệu quả không?
- Kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của trẻ có đạt không? Trẻ tham
gia có hào hứng không?
- Lắng nghe các ý kiến phản hội từ đồng nghiệp và đặc biệt là từ lực
lượng phụ huynh. Bởi đây là lực lượng quan trọng để huy động nguồn tài chính
đầu tư CSVC thực hiện tốt cuyên đề này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
* Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phát triển vận động:
Năm học 2016 – 2017, nhà trường tiếp làm tốt công tác XHH để đầu tư cơ
sở vật chất phục vụ cho hoạt động phát triển vận động.


15


Hình ảnh khu thể chất của nhà trường
*Ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân khi được
lãnh đạo giao nhiệm vụ.
- Mọi giáo viên được phân công các nhiệm vụ khác trong trường đầu có
sự đòan kết, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phát huy hết khả năng của mình, mang lại kết quả cao nhất mỗi khi tổ
chức các hoạt động.
*Đối với trẻ:
- Tích cực và thoải mái, phấn khởi tham gia các hoạt động.
- Tạo được sân chơi cho trẻ, đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển
thể lực của trẻ.
- Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tiếp thu nhanh.

16


- Trẻ tự tin trước công chúng: Có thể nói “Hội khỏe bé mầm non”, lễ hội
“Hoa Mai chung sức đua tài" của trường tổ chức thu hút số trẻ tham gia hoạt
động đông nhất, hào khí nhất trong tất cả các lễ hội.
*Đối với phụ huynh:
- Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình khi tham gia công tác
XHHGD.
- Là niềm động viên lớn về tinh thần để cổ vũ nhà trường trong việc thực
hiện nhiệm vụ của ngành.
*Đối với ngành: Nhờ việc tổ chức tốt chuyên đề phát triển vận động của

nhà trường, bản thân tôi nhận thấy nhà trường đã góp 1 phần lớn trong sự thành
công của ngành và đã dược ngành ghi nhận.
Kết quả chỉ đạo chuyên đề phát triển vận động được thể hiện rất rõ ở con
số thống kê 3 năm gần đây như sau:
Năm học

2014 - 2015

Số trẻ tham gia hoạt
động đạt kết quả cao

Nội dung

30 - 35

Trẻ tham gia vào tiết mục của việc tổ
chức lễ hội trong đó có nội dung hoạt
động thể chất.

- 555 cháu mẫu giáo
2015 - 2016
- 320 cháu mẫu giáo
- 690 cháu mẫu giáo
2016 - 2017
- 250 cháu mẫu giáo

- Các hoạt động giáo dục thể chất.
- Tham dự vào các nội dung của “ Hội
khỏe bé Mầm non”
- Các hoạt động giáo dục thể chất.

- Tham dự vào các nội dung của “Lễ
hội Hoa Mai chung sức đua tài”

Từ kết quả trên, ta có thể khẳng định rằng: Sự chỉ đạo chuyên đề “Phát
triển vận động” cho trẻ Mầm non tại đơn vị trường mầm non Hoa Mai đã đem
lại hiệu quả rất lớn.
Quá trình chỉ đạo có sự sáng tạo, đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt
động, đội ngũ giáo viên tâm huyết trong việc làm đồ dùng, đồ chơi.
Sau 3 năm chỉ đạo thực hiện chuyên đề đã góp phần nâng cao chất lượng
toàn diện trong trường, giảm tỉ lệ trẻ thiếu tự tin, rèn cho trẻ tính kỷ luật, tính
trung thực cao, tích cực tham gia hoạt động để nâng cao sức khỏe. Đồng thời
huy động được lực lượng phụ huynh tích cực góp phần vào công tác XHH để
đầu tư CSVC, góp phần xây dựng nhà trường ngày một vững chắc hơn, là động

17


lực để thúc đẩy đội ngũ giáo viên sáng tạo hơn, năng động hơn trong công tác tổ
chức các hoạt động tại trường.
Điều đó đã góp 1 phần rất lớn trong công tác: “Đổi mới căn bản và toàn
diện về giáo dục”.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Để tổ chức có hiệu quả cao thì trước hết bản thân tôi cần:
- Có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và mẫu mực trong tất cả các
hoạt động (từ gia đình cho đến xã hội). Đồng thời cần năng động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Nhà trường luôn coi trọng và đầu tư việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tổ chức lễ hội đối với trẻ. Góp phần giúp
trẻ phát triển trí tuệ, thể lực, giáo dục đạo đức, tinh thần tập thể cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và chỉ đạo đội
ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc và linh hoạt, sáng tạo.
- Cần thay đổi các nội dung cũng như hình thức tổ chức để lôi cuốn trẻ
hoạt động 1 cách hiệu quả.
- Động viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, quan tâm, chăm lo kịp
thời cho đội ngũ CBGV, đặc biệt là số giáo viên có năng lực trong việc tổ chức
hoạt động.
- Thường xuyên có kế hoạch để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc
biệt là mở các lớp tập huấn về công tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
- Thu hút sự tham gia của các lực lượng xã hội, đặc biệt là lực lượng phụ
huynh học sinh.
- Làm tốt công tác XHH giáo dục, đặc biệt là công tác khuyến học,
khuyến tài.
3.2. Kiến nghị đề xuất:
- Về phía Phòng giáo dục:
Tổ chức mở chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên học
tập, tham khảo, cập nhật thông tin, kiến thức về tổ chức hiệu quả các hoạt động
phát triển thể chất trong trường mầm non.
Khuyến khích động viên kịp thời các nhà trường làm tốt công tác tổ chức
các động liên quan đến công tác giáo dục thể chât cho trẻ trong trường mầm
non.
Tạo điều kiện về kinh phí cho các trường tổ chức có hiệu quả. Đặc biệt là
các trường làm tốt công tác lễ hội.
Tham mưu với UBND thành phố tạo điều kiện về kinh phí xây dựng cơ
bản để nhà trường tiếp tục đầu tư cở sở vật chất khu phòng chức năng và sân thể
chất đảm bảo yêu cầu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Về phía Sở giáo dục và đào tạo:
Tham mưu với UBND tỉnh có cơ chế cho các nhà trường về các nguồn
vốn được vay ưu đãi để các nhà trường có điều kiện phát triển về cơ sở vật chất
và tự khẳng định về chất lượng ngày một tốt hơn.

18


Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc tổ chức tốt các hoạt động
nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non
Hoa Mai – Thành phố Thanh Hóa. Bản thân rất mong được sự đóng góp ý kiến
của hội đồng khoa học các cấp để đề tài đạt được hiệu quả tốt nhất, góp phần
nâng cao chất lượng tổ chức chuyên đề phát triển vận động trong trường mầm
non ngày một hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thu

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến

Lê Thị Toàn

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn

thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động ngoài
trời” của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.
4. “Xây dựng và khai thác môi trường giáo dục phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non” của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.
5. “Hướng dẫn tổ chức chơi ngoài trời” của Phòng giáo dục và đào tạo
thành phố Thanh Hóa.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Toàn
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường MN Hoa Mai – TP Thanh Hóa

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại


1.

Kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ
giáo viên nâng cao chất lượng Sở GD&ĐT
chăm sóc giáo dục trẻ

B

2007 - 2008

2.

Chỉ đạo đội ngũ giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào
trường mầm non

Sở GD&ĐT

B

2010 - 2011

3.

Chỉ đạo đội ngũ giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào
trường mầm non

Sở GD&ĐT


B

2011 - 2012

4.

Một số biện pháp bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên của hiệu trưởng
trường mầm non

Phòng
GD&ĐT

A

2012 - 2013

5.

Một số biện pháp bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên của hiệu trưởng
trường mầm non

Phòng
GD&ĐT

A


2013 - 2014

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

21


6.

Một số biện pháp bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên của hiệu trưởng
trường mầm non

Phòng
GD&ĐT

A

2014 - 2015

7.


Một số biện pháp chỉ đạo đội
ngũ giáo viên tổ chức lễ hội
trong trường mầm non đạt kết
quả cao

Sở GD&ĐT

B

2015 - 2016

8.

Một số biện pháp chỉ đạo đội
ngũ giáo viên tổ chức chuyên đề
phát triển vận động trong trường
mầm non đạt kết quả cao

Thành phố

A

2015 - 2016

22


23




×