SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO
DỤC
PHÁT
TRIỂN
THẨM
MĨ CHO
TRƯỜNG
MỘT
SỐ
BIỆN
PHÁP
CHỈ ĐẠO
NÂNG
CAOTRẺ
CHẤT
LƯỢNG
MẦM
NON
THẠCH
ĐỊNH
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ TRƯỜNG
MẦM NON THẠCH ĐỊNH
Người thực hiện: Lưu Thị Giang
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Định
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý
Người thực hiện: Lưu Thị Giang
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Định
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng GDPTTM cho
trẻ
2.3.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
nói chung và chuyên môn GDPTTM cho trẻ trong nhà trường
2.3.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM
cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động CSGD trẻ tại trường
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên rèn luyện nề nếp thói quen, các kỹ
năng sống tốt cho trẻ trong trường mầm non góp phần nâng cao
chất lượng GDPTTM cho trẻ
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư trang bị
cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDPTTM cho trẻ
2.3.6. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình thực hiện tốt
GDPTTM cho trẻ
2.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo
viên
2.4. Hiệu quả khi áp dụng các biện pháp trên đối với hoạt động
GDPTTM tại trường
3. Kết luận và đề nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Trang
1
1
2
2
3
3
3
4
4
5
5
6
7
14
14
16
16
17
19
19
19
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
1
GDPTTM
2
CSGD
3
SKKN
Chú thích
Giáo dục phát triển thẩm mĩ
Chăm sóc giáo dục
Sáng kiến kinh nghiệm
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục phát triển thẩm mĩ (GDPTTM) có vai trò rất quan trọng trong
hình thành và phát triển nhân cách con người nói riêng và hình thành con người
mới xã hội chủ nghĩa nói chung, độ tuổi mầm non (từ 0-6 tuổi) là thời kỳ vàng
của sự phát triển toàn diện con người, chúng ta có thể hiểu từ việc khai thác các
vấn đề xoay quanh phát triển thẩm mĩ con người: Như chúng ta đã biết ý thức
thẩm mĩ là những viên gạch hồng để dựng xây nên những toà lâu đài tình cảm
thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ là một trong những hình thái ý thức xã hội, có quan hệ
biện chứng khăng khít với ý thức đạo đức. Sự hình thành ý thức đạo đức sẽ bị
chi phối tác động bởi ý thức thẩm mĩ. Trong đó những lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp
trở nhân tố tích cực trong phát triển con người mới. Nói một cách khác hơn, ý
thức thẩm mĩ có sự tác động sâu xa đến tất cả các thuộc tính của nhân cách: Cả
khí chất, năng lực, xu hướng và tính toán, góp phần tạo nên một nhân cách phát
triển cho mỗi cá nhân với những đặc trưng vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện
nay vừa hướng tới việc hình thành con nguời mới xã hội chủ nghĩa.
Con người có ý thức thẩm mĩ tốt được thể hiện qua sự phản ánh hiện thực ý
thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, con
người luôn có nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật là hình thức
biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ.
Ý thức thẩm mĩ cần phải được hình thành và phát triển sớm ngay từ tuổi
thơ ấu của con người chính là ở độ tuổi mầm non mà bắt đầu từ hình thành và
phát triển cảm xúc thẩm mĩ của trẻ.
Như vậy ý thức thẩm mĩ chính là năng lực cảm nhận của con nguời về cái
đep, song cái đẹp ở đây là cái đẹp gắn liền với hiện thực, với cuộc sống của con
người. Giáo dục thẩm mĩ là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực
bản chất người theo quy luật của cái đẹp. Chính vì vậy, giáo dục thẩm mĩ đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của con nguời, nó góp phần
định hướng cho đạo đức, nhân cách của chính cá nhân đó trong xã hội.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường đã kích
thích mỗi con người chúng ta từng bước điều chỉnh mọi khả năng của mình như:
năng động, tích cực, tinh tế, sáng tạo, .... để phù hợp với cơ chế mới, cầu mong
bản thân đứng vững và phát triển, làm giàu.
Tuy nhiên trong quá trình vận động, điều chỉnh và đổi mới do những vấn
đề nhạy cảm của cuộc sống như hơn thua, tính toán về kinh tế.... bởi thế trong
quá trình điều chỉnh ấy, có khi lại thái quá, dẫn đến cuộc đua tranh làm giàu
bằng mọi giá có thể dẫn đến sự tàn nhẫn vô sỉ trong tính toán, nghèo nàn, đơn
điệu về nội tâm, trống rỗng về tâm hồn, phá hủy những giá trị văn hóa, đặc biệt
là văn hóa thẩm mĩ. Ở một số bộ phận, hiện nay có những nguời hướng vào
những lợi ích cá nhân thực dụng, thờ ơ với lý tưởng chính trị - xã hội. Trong
nhu cầu và thị hiếu, đã xuất hiện tâm lý của xã hội tiêu thụ… Thêm vào đó, có
rất nhiều thanh niên quên đi những cái đẹp chân chính trong nghệ thuật, trong
giá trị đạo đức truyền thống để tiếp thu cái gọi là “văn hóa ngoại lai”, “thẩm
1
mĩ nước ngoài” để tạo thành thị hiếu cho bản thân. Ở họ, “cái đẹp” ở đây
chính là ăn mặc hớ hênh, ăn nói “có gu”, sống chỉ biết mình, thờ ơ, vô cảm
trước mọi vấn đề của xã hội… nói tóm lại mặt tiêu cực của nền kinh tế thị
trường đang làm ảnh hưởng xấu đến những thị hiếu thẩm mĩ tích cực, nền đạo
đức cũng vì thế mà xuống cấp trầm trọng, tồn tại ở trong tất cả ngành nghề, lĩnh
vực. Trong quá trình đó, chúng ta cần coi trọng giáo dục thẩm mĩ, hình thành ở
họ tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mĩ đúng đắn, phù hợp với những giá trị của
dân tộc, thúc đẩy họ vươn tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp [1]
GDPTTM cho thế hệ trẻ nói chung và đặc biệt là phải được hình thành
nhen nhóm từ giáo dục cảm xúc thẩm mĩ ở độ tuổi mầm non nói riêng có một
vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con
người Tuy nhiên, trong những năm qua công tác giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thị
hiếu nghệ thuật tại trường mầm non nói chung và nơi tôi công tác còn bị xem
nhẹ, chưa coi đây là nội dung giấo dục quan trọng, chưa được quan tâm đúng
mức, nên việc lồng ghép GDPTTM vào chương trình dạy trẻ cũng như các hoạt
đông chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ hằng ngày còn nhiều hạn chế, xác định
được vai trò của GDPTTM cho trẻ mầm non mà bắt đầu từ hình thành và phát
triển thị hiếu thẩm mĩ theo hướng tích cực, đúng đắn, phẩm chất đạo đức trong
sáng cho trẻ nhằm tạo cơ hội trẻ phát triển tốt toàn diện sau, Từ hạn chế như trên
tôi xét thấy vấn đề cần tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non là rất sức cần thiết nên tôi đã chọn đề
tài “một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường
mầm non Thạch Định” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm giúp cho bản thân và lãnh đạo trong nhà trường là người trực tiếp
quản lý trường mầm non biết được thực trạng công tác GDPTTM trẻ Mầm non
hiện nay rất cần thiết, cấp bách nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức
- Nhằm tìm ra các giải pháp, đưa ra được một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên
nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non.
- Nhằm tăng cường hơn nữa việc phối kết hợp giữa ba môi trường giáo dục
đó là nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục
để tạo nên nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng CSGD trẻ nói
chung và GDPTTM cho trẻ mầm non, từng bước xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn Quốc mức độ 2.
Đặc biệt tôi chọn đề tài này nghiên cứu với ý tưởng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mầm non đồng thời giúp trẻ có đủ hành
trang bước vào học ở trường phổ thông nói riêng và góp phần xây dựng thế hệ
con người mới xã hội chủ nghĩa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Chương trình giáo dục Mầm non;
- Các hoạt động CSGD trẻ trong trường Mầm non của giáo viên.
- Trẻ độ tuổi mầm non
2
- Các điều kiện GDPTTM cho trẻ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Công tác quản lý chỉ đạo trường học mầm non nói chung và chỉ đạo giáo
dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non nói riêng muốn đạt kết quả cao cần có
sự nghiên cứu và sử dụng những phương pháp phù hợp với từng mục đích, từng
đối tượng. Trong phạm vi nghiên cứu của bản thân tôi về vấn đề “Một số biện
pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường mầm non
Thạch Định” tôi đã kết hợp hài hòa các nhóm phương pháp sau đây:
- Phương pháp huy động nguồn lực;
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp hội thảo.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở tuổi mầm non với tâm hồn trong sáng, ngây thơ nhưng rất nhạy cảm,
giàu cảm xúc với mọi người cũng như cảnh vật xung quanh trẻ, các quá trình
tâm lý, trạng thái tâm lý.... của trẻ đang được hình thành, phát triển mạnh và
hoàn chỉnh về chức năng, ở tuổi này trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong
phú, sáng tạo, do vậy năng khiếu nghệ thuật cũng được nảy sinh và phát triển.
Sự hình thành ý thức thẩm mĩ được giáo dục qua nhiều giai đoạn; từ tuổi ấu
thơ, tuổi mà có thể gọi là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ, rồi mới
cho tới trường đời. Để giáo dục ý thức thẩm mĩ cần kết hợp nhiều hình thức linh
hoạt, giáo dục ở mọi lúc mọi nơi, trong nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau.
Tuy nhiên công tác giáo dục thẩm mĩ cho trẻ là một trong những nội dung quan
trọng của giáo dục toàn diện cho trẻ tại trường mầm non. Từ những mối quan hệ
trong giao tiếp giữa trẻ với cô giáo, bạn bè, bằng các bài học đầu tiên về tạo
hình, hát múa, đóng kịch, đọc thơ.....đã giúp trẻ cảm nhận, ấn tượng, hiểu biết về
vẻ đẹp thiên nhiên, xã hội, con người. Việc tiếp xúc thường xuyên với các đối
tượng thẩm mĩ sẽ gợi lên ở trẻ những xúc cảm thẩm mĩ và dần hình thành tình
cảm thẩm mĩ.
Vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung
quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục quy định và
đã được thực hiện tại các trường mầm non trên toàn quốc, tuy nhiên thực ttế
hiện nay các trường mầm non nói chung và trường mầm non tôi quản lý nói
riêng đang còn có những hạn chế về chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, các
vấn đề tôi đang quan tâm trăn trở là: Nhận thức sâu sắc của giáo viên về vai trò
quan trọng của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non còn có phần hạn
chế, giáo viên coi trong các môn học như làm quen với toán; chữ cái, khám phá
khoa học.... còn giáo dục phát triển cảm xúc thẩm mĩ chưa được coi trọng đúng
mức, điều đó cũng dẫn đến việc tìm tòi nghiên cứu các biện pháp, phương pháp
mới và vận dụng vào dạy trẻ còn đơn điệu, thiếu sáng tạo; Việc đầu tư về bồi
3
dưỡng chuyên môn, xây dựng môi trường, mua sắm trang thiết bị.... phục vụ cho
công tác GDPTTM cho trẻ còn hạn chế. Các bậc phụ huynh chưa hiểu biết sâu
sác về tầm quan trọng của giáo dục phất triển thẩm mĩ đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ vì vậy đã dẫn đến chất lượng GDPTTM cho trẻ chưa
cao. Trước tình hình thực trạng về chất lượng GDPTTM cho trẻ của nhà trường,
tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng :
* Thuận lợi: Trường mầm non Thạch Định gần khu trung tâm của huyện,
luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao mọi mặt của lãnh đạo cấp huyện,
của phòng giáo dục. Đảng ủy, ủy ban nhân dân và hội cha mẹ học sinh luôn quan
tâm xây dựng cơ sở vật chất, môi trường lớp học cho nhà trường. Đội ngũ cán
bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đa số trẻ năng động đa số có trình độ trên
chuẩn, vững vàng về chuyên môn, nhiệt huyết nghề nghiệp, đoàn kết phấn đấu
xây dựng trường phát triển đi lên, nhà trường đã được công nhận trường đạt
chuẩn Quốc gia năm 2009 và từ đó đến nay nhà trường không ngừng phấn đấu
đạt được các danh hiệu tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Hiện nay nhà trường đã có
bốn phòng học kiên cố, khuôn viên trường cũng được xây dựng sạch sẽ khang
trang.
Đa số các bậc phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, sãn sàng trao đổi phối
hợp cùng với giáo viên trong công tác CSGD trẻ và thực hiện nghiêm nội quy
của nhà trường.
* Khó khăn: Nhu cầu học tập của con em trong khu vực ngày càng phát
triển, điều kiện kinh tế địa phương và nhân dân trên địa bàn xã còn nhiều khó
khăn, nguồn kinh phí xây dựng phòng học hạn hẹp. Do điều kiện kinh phí khó
khăn nên trong công tác xây dựng bài trí khuôn viên, các công trình phụ trợ, sân
chơi manh mún chưa thực hợp lý đẹp mắt, số trẻ trên lớp còn có lớp quá định
biên so với quy định, Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên
không đồng đều, giáo viên chưa thực chịu khó trong tìm kiếm phương pháp mới,
lồng ghép vào các
hoạt động nhằm giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
Trẻ phần lớn là con em gia đình nông nghiệp thuần tuý, bận rộn trồng trọt,
sản xuất nên ít quan tâm đến phối hợp chăm sóc GDPTTM cho trẻ, giao lưu văn
hoá các vùng miền hạn chế vì vậy trẻ em nói tiếng địa phương nhiều.
Qua khảo sát chất lượng GDPTTM cho trẻ trong nhà trường còn thấp, chưa thực
sự đáp ứng yêu cầu mới.
* Kết quả của thực trạng trên:
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 -2017 tại thời điểm tháng 9
năm 2016 trên giáo viên và trẻ tại các nhóm, lớp trường mầm non Thạch Định
cho tôi thấy kêt quả sau:
- Biểu 1.
4
TS
cán
bộ,
giáo
viên
Chất lượng khảo sát đầu năm học 2016-2017
Nắm được những Biết tổ chức các hoạt động Quan tâm, hứng
vấn đề chung về GDPTTM thông qua các hoạt thú và sáng tạo
GDPTTM cho trẻ động mang tính nghệ thuật trong việc tổ
mầm non: Đặc điểm (âm nhạc, tạo hình, làm quen chức các hoạt
phát triển; Mục tiêu, với tác phẩm văn học...) và động GDPTTM
nội dung, Các hoạt các hoạt động khác ở trường cho trẻ mầm non.
động GDPTTM.
mầm non.
18
TS
Đạt tỉ
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ
lệ %
%
9
50
8
44,4
7
38,8
- Biểu 2.
TS Học
Chất lượng qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học về
sinh
giáo dục phát triển thẩm mĩ của trẻ
Trẻ dễ hoà mình vào các Trẻ biết nhận ra cái Trẻ có ước mơ về
nhân vật, hình tượng trong đẹp, cái xấu, có những điều tốt
các tác phẩm nghệ thụât, quan điểm rõ ràng đẹp, có những suy
đồng nhất biến mình trong về yêu thích những nghĩ vươn tới
đó, thể hiện sự cảm nhận điều tốt đẹp, không những điều tốt
của mình bằng những thích, loại trừ cái đẹp
cung bậc tình cảm khác xấu.
nhau
185
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ
TS
Đạt tỉ
%
lệ %
60
32,4
55
29,7
40
21,6
Xét kết quả khảo sát đầu năm thực trạng trên của nhà trường số liệu cho
thấy nội dung giáo dục và phát triển thẩm mĩ cho trẻ chưa được giáo viên quan
tâm đúng mức, giáo viên chưa tích cực nghiên cứu tài liệu để hiểu sâu sắc về
những vấn đề chung về GDPTTM cho trẻ mầm non như: Đặc điểm phát triển;
Mục tiêu, nội dung, Các hoạt động GDPTTM. Từ đó mà việc nghiên cứu tìm ra
các phương pháp mới cũng như vận dụng lồng ghép nội dung, hình thức tổ chức
nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ vào các môn học cũng như các hoạt động
CSGD trẻ hằng ngày còn nhiều hạn chế, giáo viên chưa quan tâm chú trọng
nhiều đến hứng thú, nhu cầu của trẻ trong phát triển cảm xúc thẩm mĩ.
Từ những thuận lợi, khó khăn trên, cùng với những boăn khoăn về chất
lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non, là người cán bộ quản lý nhà
trường dựa trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra
và áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ
trường mầm non Thạch Định” Nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ đáp
ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong thời kỳ mới.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ.
Đứng trước thực trạng tình hình của chất lượng giáo dục thẩm mĩ của nhà
5
trường cũng như yêu cầu mới CSGD mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã xây
dựng dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học với nội dung thực hiện các
chuyên đề cụ thể. quan tâm các giải pháp chỉ đạo thực hiện GDPTTM cho trẻ,
các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường trong và ngoài lớp học, đồ
dùng thiết bị dạy học, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.... nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Dự thảo kế hoạch
được đưa ra hội đồng giáo dục nhà trường thảo luận, bổ sung, thống nhất các chỉ
tiêu nhiệm vụ và được bàn giải pháp kỹ càng trong hội nghị cán bộ công chức
đầu năm để thống nhất thực hiện, tôi đã chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên đề GDPTTM phù hợp với điều kiện và
yêu cầu thực tế của địa phương, của nhà trường. Để lập kế hoạch GDPTTM cho
trẻ đảm bảo tính khả thi, thực hiện đạt chỉ tiêu, căn cứ vào thực trạng đã khảo sát
về chất lượng đầu năm và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng độ tuổi, sau đó
phổ biến cho giáo viên chủ nhiệm lớp làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề GDPTTM phù hợp với trẻ lớp mình phụ trách một cách cụ thể chi
tiết. Cuối cùng là ra quyết định thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các tổ
chức, cá nhân trong nhà trường thực hiện. Với việc xây dựng kế hoạch này vừa
tận dụng phát huy trí tuệ tập thể, làm tăng thêm trách nhiệm và tinh thần tự giác
của từng cá nhân trong nhà trường, đem lại hiệu quả thực hiện chất lượng
GDPTTM cho trẻ trong năm học.
2.3.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói
chung và chuyên môn GDPTTM cho trẻ trong nhà trường
Với trách nhiệm lớn của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm
thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và
GDPTTM cho trẻ, một trong những nội dung cần được quan tâm để đáp ứng yêu
cầu mới hiện nay. Xác định rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên đến chất
lượng CSGD trẻ trong nhà trường, trước hết yêu cầu người giáo viên phải có
phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực về chuyên môn, tác phong, lối sống
lành mạnh, có tâm huyết nghề nghiệp. Muốn có được các tiêu chuẩn đó trước
hết yêu cầu người giáo viên cần phải tích cực tự học tập, nghiên cứu, phấn đấu,
song nhà trường giữ một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập, nghiên cứu, trau dồi đạo đức,
tác phong.... vươn lên.
Để làm tốt nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tôi đã tích cực
nghiên cứu các văn bản về hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN, những
điểm mới, chuyên đề mới hằng năm trong chương trình GDMN để chỉ đạo
chuyên môn xây dựng kế hoạch lồng ghép các chuyên đề mới vào giáo dục trẻ
đem lại hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện bố trí cán bộ quản lí,
giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm việc
thực hiện chương trình GDMN. Chỉ đạo 100% lớp thực hiện theo chương trình.
Bố trí giáo viên phù hợp với năng lực chuyện môn. Hướng dẫn giáo viên lập kế
hoạch CSGD trẻ theo kế hoạch tháng, tuần, lồng ghép nội dung GDPTTM cho
trẻ ở từng độ tuổi. Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn
6
giáo viên lập kế hoạch hoạt động cho trẻ theo từng chủ đề, nghiên cứu tìm tòi
trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu có liên quan đến GDPTTM
cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, đồng thời chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn xây dựng tiết dạy mẫu với nội dung lồng ghép GDPTTM cho toàn
thẻ giáo viên trong trường dự giờ tham khảo, hội thảo rút kinh nghiệm và nhân
rộng, giúp giáo viên nắm vững những vấn đề chung về GDPTTM cho trẻ mầm
non: Đặc điểm phát triển; Mục tiêu, nội dung, Các hoạt động GDPTTM, giúp
cho giáo viên biết tổ chức các hoạt động GDPTTM thông qua các hoạt động
mang tính nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học...) và
các hoạt động khác ở trường mầm non, chỉ đạo giáo viên trong quá trình thực
hiện CSGD trẻ trên các hoạt động trong ngày ở trường giáo viên phải luôn quan
tâm, hứng thú và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động GDPTTM cho trẻ
của lớp mình phụ trách.
Bên cạnh đó là việc làm tốt phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN) trong nhà trường. Xác định rõ SKKN là tinh hoa trí tuệ con người, là
những điểm mới, khoa học, là đem lại hiệu quảt cao trong chất lượng dạy và
học, đặc biệt chú ý đến các chuyên đề mới do cấp trên tập huấn đưa vào lồng
ghép dạy trẻ, với yêu cầu mới hiện nay quan tâm trú trọng đến chuyên đề
GDPTTM cho trẻ. Ngay từ đầu năm học nhà trường phối hợp với công đoàn
phát động phong trào viết SKKN và cho cán bộ, giáo viên đăng ký đề tài và
hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra giáo viên xây dựng kế hoạch nghiên cứu để hoàn
thành, từ khâu viết sườn đến việc đi sâu vào nghiên cứu hoàn thành các nội
dung, khai thác thử nghiệm các giải pháp mới của mình đem lại hiệu quả trong
chuyên môn, thông qua việc đúc rút SKKN đã có nhiều giáo viên đưa ra được
những giải pháp hay ứng dụng vào dạy GDPTTM cho trẻ, nâng cao cảm xúc
thẩm mĩ cho trẻ mầm non.
2.3.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ
mầm non thông qua các hoạt động CSGD trẻ tại trường.
* Chỉ đạo GDPTTM cho trẻ thông qua môi trường thiên nhiên ngoài lớp
học:
Cảnh vật thiên nhiên quanh trẻ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát của
tâm
hồn trẻ, ấn tượng không bao giờ cạn về cái đẹp của con người chính là thiên
nhiên, đối với trẻ cảm xúc về cái đẹp còn được bắt đầu từ thiên nhiên, Mỗi khi ta
mệt mỏi hoặc tâm trạng không vui ta tìm đến thiên nhiên, ngồi yên lặng nhìn
đồng cỏ xanh mượt, cánh đồng lúa chín vàng... với âm thanh rì rào trong gió, ta
lại cảm thấy yêu đời hơn, muốn sống tốt đẹp hơn, cũng chính vì những lý do đó
trong trường mầm non cảnh đẹp của khuôn viên, sân vườn trường là một môi
trường GDPTTM cho trẻ rất tốt. Ngoài việc xây dựng kế hoạch và thực hiện
tham mưu với các cấp, các ngành có liên quan, phối hợp với phụ huynh để
không ngừng xây dựng tu bổ cảnh quan thiên nhiên trong khuôn viên nhà
trường, tôi đã chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác xây
dựng kế hoạch, tích cực tham gia tu bổ chăm sóc thiên nhiên, khuôn viên nhà
7
trường, đưa ra các giải pháp hữu hiệu sử dụng môi trường thiên nhiên trong dạy
trẻ, trong những giờ dạo chơi tham quan ngoài trời giáo viên cần truyền tải đến
cho trẻ các nội dung GDPTTM. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên dạy trẻ quan sát,
ngắm nhìn cảnh vật đẹp đẽ có từ thiên nhiên, phong cảnh, cỏ, cây, hoa lá, thời
tiết, đem đến cho trẻ cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên với ánh mặt trời
rực rỡ, những khóm cây khoác trên mình mảnh lá xanh non đung đưa mềm mại
trong gió, giọt sương long lanh trên lá, những bông hoa muôn màu… hay các
con vật nuôi, những cảnh tượng đẹp đẽ của người lao động hoặc quá trình học
tập rèn luyện của các anh chị học sinh cấp tiểu học, sự bài trí sắp xếp đồ chơi
trên sân trường, những cảnh đẹp trang trí trên các mảng tường, biết lắng nghe
những âm thanh, cảm xúc tích cực..... đồng thời trong quá trình hướng dẫn trẻ
chơi trò chơi vận động giáo viên dạy trẻ hiểu luật chơi, biết dùng từ ngữ trong
sáng trao đổi với bạn bè, những động tác chính xác, biết phối hợp hoạt động vui
chơi cùng nhóm bạn, hoặc biết tưởng tượng sáng tạo và vẽ trên sân trường
những hình ảnh đẹp, sống động bằng phấn... Tôi chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn
giáo viên đặc biệt quan tâm trong quá trình trẻ chơi tự do trên sân trường, giúp
trẻ có các kỹ năng chơi an toàn với đồ chơi ngoài trời, biết sử dụng các động tác
múa biết điều chỉnh hình thể của mình thật đẹp, thể hiện những lời ca trong sáng
khi múa hát cùng bạn, nhường đồ chơi cho bạn, trao đổi phát triển ngôn ngữ
trong sáng... tóm lại tôi đã chỉ đạo chuyên môn quan tâm chỉ đạo giáo viên tận
dụng khai thác triệt để cảnh vật, âm thanh, hiện tượng, vẻ đẹp thiên nhiên gần
gũi quanh trẻ để khuyến khích gợi cảm sự cảm nhận của trẻ về cái đẹp, có cảm
xúc về cái đẹp trong tâm hồn trẻ. Giúp trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh tế của thiên
nhiên. tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ
càng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn, đồng thời tăng
thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn.
* Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung GDPTTM cho trẻ vào các hoạt động có
chủ định:
+ Một trong những nội dung GDPTTM cho trẻ là đưa trẻ đến với các tác
phẩm văn học.
Văn học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất. Đối
với trẻ mầm non thông qua hoạt động cho trẻ nghe những câu chuyện kèm theo
những bức tranh minh họa sinh động. Là người Hiệu trưởng nhà trường ngoài
việc đầu tư đồ dùng dạy học như mua sắm tranh chuyện, thiết bị nghe nhìn, đồ
chơi..v..v.. Tôi đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu
nắm vững đặc điểm tâm lý từng độ tuổi đặc biệt là sự phát triển tư duy, tưởng
tượng, sự tập chung chú ý của trẻ để GDPTTM đem lại hiệu quả cao thông qua
văn học nghệ thuật. Trong quá trình giáo viên kể cho trẻ nghe những câu chuyện
cổ tích, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn đầy huyền thoại và giàu trí tưởng tượng, gợi
lên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp, cái nhân hậu luôn chiến thắng cái xấu, cái
thấp hèn, thông qua giờ kể chuyện giáo viên khuyến khích trẻ trả lời hệ thống
câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện, bắt trước những lời thoại hay đầy
cảm xúc của nhân vật, những cử chỉ điệu bộ đẹp của nhân vật trong câu chuyện
8
được cô và trẻ sử dụng nét đẹp của hình thể để sáng tạo thể hiện lại, chúng ta
khuyến khích trẻ đọc những bài thơ hay, giàu tình cảm… tất cả những cái đó đều
làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ những cảm xúc lớn lao, hướng trẻ học tập và làm
theo những nhân vật tốt đẹp trong câu chuyện, bài thơ, hình thành ở trẻ tình yêu
đối với văn học, biết trân trọng sách vở, có thói quen và hứng thú đọc sách và
cũng từ sách mà đứa trẻ khôn lớn.
+ GDPTTM lồng ghép vào dạy trẻ hoạt động âm nhạc.
Đứa trẻ mới chào đời đã được âu yếm trong vòng tay và lắng nghe những
lời ru dương của mẹ của bà, có thể nói những ngữ điệu đầu tiên mà trẻ nghe
được là từ những lời nói âu yếm, tình cảm, lời ru ngọt ngào, lớn lên trẻ đến
trường mầm non được tiếp xúc với hoạt động âm nhạc, đây là một loại hình
nghệ thuật có tác dụng giáo dục trẻ mạnh mẽ, sâu sắc. Âm nhạc là ngôn ngữ của
tình cảm là phương tiện để thực hiện những cảm xúc tinh tế của con người.
Từ việc nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc vai trò của âm nhạc trong GDPTTM
cho trẻ, tôi đã chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên sáng tạo thực hiện đa
dạng các giải pháp và đem lại hiệu quả rõ rệt trong giáo dục trẻ. Đối với trẻ nhỏ
trước tiên là tập cho trẻ lắng nghe nhạc điệu của thiên nhiên, khám phá âm thanh
quanh trẻ, đó là âm thanh được phát ra từ những con vật nuôi, đồ chơi của bé,
tiếng rì rào trong gió của vườn hoa, của đồng lúa chín vàng, âm thanh đồng cỏ
vườn cây, của mùa xuân, của mưa thu. Từ chỗ rung động trước cảnh đẹp của
thiên nhiên, nghe âm thanh của thiên nhiên chuyển dần sang nghe nhạc của sự
sáng tạo thông qua những bài hát trong chương trình dạy trẻ mầm non những bài
đồng dao, tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng thanh la, phách gõ…đối với nội dung dạy
trẻ vận động theo nhạc đây là
nội dung dạy trẻ biết sử dụng
các động tác khéo léo uyển
chuyển của hình thể, nhịp nhàng
theo nhạc điệu, việc này xuất
phát từ cảm xúc đẹp đẽ cuả trẻ về
vẻ đẹp tiềm ẩn, du dương trong
lời ca tiếng hát, nhạc cụ làm xúc
động lòng người, gây hưng phấn
trào dâng ở trẻ, trẻ muốn thể hiện
thật đẹp qua những điệu múa và
lời ca tiếng hát. Vì vậy tôi đã chỉ
đạo chuyên môn hướng dẫn giáo
viên bám sát đặc điểm tâm lý trẻ (Giờ hoạt động âm nhạc lớp Lá năm học
2016-2017)
để dạy trẻ đem lại hiệu quả.
Ngoài ra GDPTTM cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm
non còn được thực hiện trong nội dung giáo viên hát cho trẻ nghe, từ những lời
ca tiếng hát trầm bổng, đi vào lòng người theo nhạc của giáo viên, kết hợp với
nội dung mang tính chất giáo dục trẻ hoặc mô tả cảnh đẹp về sự vật hiện tượng
thiên nhiên, đất nước, con người quanh trẻ, trẻ nghe và cảm nhận được cái đẹp
9
đó, muốn làm ra cái đẹp. Bản thân tôi đã chỉ đạo giáo viên tìm hiểu sâu sắc tất cả
những vẻ đẹp được tô vẽ trong lời ca tiếng hát, động tác hình thể biểu cảm của
cô giáo VD: cô hát cho trẻ nghe bài “Hạt gạo làng ta”; hay là bài “Địu con đi
nhà trẻ”..v..v.. thông qua nội dung bài hát, sự thể hiện biểu cảm mượt mà kết hợp
động tác uyển chuyển của cô giáo mà trẻ cảm nhận được, thức dậy trong tâm
hồn trẻ tình cảm trìu mến, dịu dàng âu yếm, nhiệt tình và chân thành, nhen nhóm
ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, con người.
+ GDPTTM cho trẻ thông qua dạy trẻ hoạt động tạo hình.
Trẻ mầm non được tiếp xúc với môn học tạo hình, đây chính là ta đang đưa
trẻ đến với hội họa, mặc dù hội hoạ đối với trẻ chỉ mới ở mức sơ đẳng thông qua
việc nhìn ngắm những bức tranh đẹp, phong cảnh, đồ chơi, vật thật hoặc những
nhân vật trong câu chuyện cô kể cho trẻ nghe, từ đó trẻ yêu thích mà trẻ có hứng
thú và vẽ nên những bức tranh. Để rèn sự khéo léo của đôi tay và GDPTTM cho
trẻ còn được thông qua việc dạy trẻ nặn, vẽ, xếp dán... tôi đã chỉ đạo chuyên
môn bồi dưỡng cho giáo viên các phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình bằng
dùng lời nói, tranh ảnh, vật mẫu đẹp,...khuyến khích động viên, gây cảm hứng
cho trẻ để trẻ hứng thú sáng tạo nâng cao chất lượng dạy trẻ tạo hình và lồng
ghép GDPTTM.
Giáo viên giới thiệu cho trẻ quan sát những vật mẫu đẹp hấp dẫn, mặt khác
thông qua việc trẻ tiếp xúc trải nghiệm trong cuộc sống quanh trẻ như xem tranh
hội hoạ, xem phim, nghe cô kể chuyện, đọc thơ....giáo viên dùng lời nói dịu
dàng, phân tích hướng dẫn ngắn gọn dễ hiểu cùng với sử dụng đồ dùng dạy học
đẹp hấp dẫn lôi cuốn trẻ để trẻ hứng thú sáng tạo nên tác phẩm của mình.
(Giờ hoạt động tạo hình trẻ 3-4 tuổi)
Trẻ yêu quý nhân vật và tưởng tượng sáng tạo trong khi thực hiện các bài
tập, tạo sản phẩm tạo hình.
Mặt khác sự sáng tạo trong khi trẻ vẽ, nặn... là phương tiện để trẻ nhận thức
cái đẹp và càng khuyến khích trẻ, dâng trào những cảm xúc về cái đẹp trong tâm
10
hồn trẻ thơ.
+ GDPTTM cho trẻ thông qua các ngày lễ, hội tại trường mầm non.
Hằng năm chúng ta thường tổ chức tương đối nhiều các ngày lễ hội trong trường
mầm non, cụ thể là ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, ngày nhà
giáo Việt Nam; chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12, ngày hội mừng
xuân; ngày quốc tế phụ nữ 8-3; ngày hội phát thưởng cuối năm học, tết thiếu nhi
1-6.... Tuỳ vào từng lễ hội và độ tuổi khác nhau giáo viên xây dựng kế hoạch và
tổ chức các hoạt
động ví dụ:Ngày hội 2011 thì chủ yếu là tổ chức
ca hát múa, cùng nhau
làm thiệp, cắm hoa; ngày
tết quân đội 22-12 thì tổ
chức thêm trang trí xe
hoa
diễu hành; lễ hội mừng
xuân thì tổ chức thêm
hoạt động gói bánh
trưng, bánh tét, trò chơi
dân gian, viết câu đố; lễ
hội mừng ngày Quốc tế
phụ nữ thì chủ yếu là (Tiết mục đồng diễn múa khoẻ của các bé lớp Lá B
cắm hoa, làm thiệp trường mầm non Thạch Định trong ngày hội tri ân thầy
mừng, múa hát....vv.....
cô giáo 20/11)
Đặc biệt là
mỗi năm đi sâu vào
một số chuyên đề
theo đó là được
chuyên ngành cấp
trên chỉ đạo một nội
dung hội thi các
cấp, cụ thể như năm
học 2015-2016 tổ
chức hội thi “Hội
khoẻ bé mầm non;
năm học 2016-2017
tổ chức hội thi “Bé
hát dân ca” đây là
một ngày hội phù
hợp với tâm lý tuổi
mầm non nhất mà
trẻ yêu thích nhất
11
(Tiết mục hội thi bé hát dân ca bé 4-5 tuổi trường mầm non Thạch Định
năm học 2016-2017)
Thông qua tổ chức những ngày này đưa trẻ vào các phong trào văn hoá
văn nghệ, tạo cho trẻ tâm thế háo hức mong đợi, niềm vui sướng được diễn xuất,
tạo dáng, mặc trang phục đẹp, được tham gia hội diễn văn nghệ cho cha mẹ, các
cô giáo bạn bè xem và khen ngợi nên trẻ cảm thấy rất hãnh diện. Là Hiệu trưởng
nhà trường tôi đã hướng dẫn, chỉ đạo nhà trường chuẩn bị chu đáo từ khâu tổ
chức, kinh phí, chỉ đạo giáo viên tập luyện cho trẻ, tạo lòng tin từ phụ huynh vận
động quyên góp ủng hộ của các cấp các ngành, phụ huynh trẻ để tổ chức thành
công các ngày
hội.
Thông qua các ngày hội ngày lễ để chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo
viên lồng ghép GDPTTM cho trẻ bằng các hoạt động văn hoá văn nghệ và đồng
thời cũng để làm tốt hơn công tác vận động các tổ chức, cá nhân..... quan tâm
đầu tư chung tay xây dựng trường mầm non ngày càng khang trang hơn. Tôi đã
chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn cho giáo viên tích cực khuyến khích, động viên,
tạo cảm xúc, chuẩn bị chu đáo nguyên vật liệu thực hiện hoạt động cùng trẻ,
trong tập luyện chú ý để tất cả các trẻ cùng được tham gia, thông qua đó trẻ học
được những kỹ năng cần thiết, hiểu về ý nghĩa ngày hội, đặc biệt là trẻ được cảm
nhận về cái đẹp, mong muốn vươn tới cái đẹp từ đó giúp trẻ có cảm nhận về
thảm mĩ và phát triển cảm xúc thẩm mĩ.
(Tiết mục hát múa trẻ 4-5 tuổi mừng ngày hội đến trường của bé năm học
2016-2017)
+ Trong tất cả các hoạt động có chủ đích ở trường mầm non cũng như một
ngày hoạt động của bé chúng ta cần phải quan tâm lồng ghép GDPTTM cho trẻ
ở mọi lúc, mọi nơi.
12
Từ việc trang trí các
góc học tập, trưng bầy đồ
dùng, đồ chơi trong lớp,
treo tranh ảnh chủ đề...sự
sắp xếp, kê đặt bàn cho trẻ
ăn uống, ngủ trưa, hay giờ
tập thể dục sáng hoặc việc
dạy trẻ cùng làm đồ chơi
với cô, cũng như dạy trẻ tập
tô từng nét chữ, tô con
số…. Tất cả đều tác động
đến cảm nhận thẩm mĩ của (Giờ thể dục sáng của bé trường MN Thạch Định)
trẻ.
Chính vì lẽ đó tôi đã chỉ đạo giáo viên phải luôn tạo ra sự gần gũi, yêu
thương để trẻ cảm thấy dễ chịu, vui sướng, từ sự quan tâm dịu dàng thân tình,
được nghe lời nói ngọt ngào của cô, của bạn, cảm nhận được mối quan hệ tốt
đẹp giữa cô và trẻ, giữa nhóm bạn cùng lớp, cùng trường, được chia sẻ niềm vui
nỗi buồn với nhau, được giao lưu văn hoá, văn nghệ, giao tiếp lịch sư, cô dạy trẻ
cùng nhau lao động tự phục vụ cùng sinh hoạt chung trong bữa ăn, giấc ngủ, giờ
chơi.....VD: trong bữa ăn trẻ biết rửa tay sạch sẽ, ngồi ngay ngắn, mời cô, mời
bạn trước khi ăn, trong khi ăn không nói chuyện, đùa nghịch hoặclàm rơi vãi
cơm, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa đựng thức ăn chung của bàn ăn và lau tay
bằng khăn sạch sẽ..vv...giờ ngủ biết nằm ngay ngắn, không nói chuyện, không
làm ảnh hưởng đến người khác, biết tự phục vụ như tự lấy gối của mình, biết
nhường chỗ cho bạn..vv..
Cả trong cách dùng
ngôn ngữ lịch sự để
nhập vai, biết nhường
đồ chơi và phối hợp
chơi cùng nhóm bạn,
chơi xong cất đồ chơi
gọn
gàng
vào
góc...vv...như
vậy
thông qua các hoạt
động ở trường mầm
non từ đó mà chúng ta
lồng cho trẻ ghép
GDPTTM .
(Giờ ăn trưa của bé)
Tất cả điều đó làm nên cái đẹp là nguồn gốc phong phú của đời sống tinh
thần để trẻ lớn lên với tâm hồn trong sáng và khoẻ mạnh.
13
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên rèn luyện nề nếp thói quen, các kỹ năng sống
tốt cho trẻ trong trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng GDPTTM
cho trẻ.
Trẻ mầm non còn non nớt, không gian mà trẻ được tiếp xúc đầu tiên trong
phạm vi rất hẹp, chỉ mới trong vòng tay của bà của mẹ và cô gíao mầm non, trẻ
chưa có nhiều cơ hội để tham gia trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các vấn đề về
tự nhiên, xã hội, con người, vì vậy kĩ năng xã hội ở trẻ mầm non còn ở dạng sơ
khai và thiếu, mà kĩ năng xã hội của trẻ có thể hiểu là một dạng hành động của
trẻ nhằm thực hiện các mối quan hệ với sự vật, hiện tượng xung quanh, tôi chỉ
đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể trên cơ sở nắm vững phương thức
thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội trong từng điều kiện, hoàn
cảnh giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi với trường lớp, cộng đồng gần gũi.
Cung cấp kỹ năng xã hội cho trẻ tốt là tiền đề để giúp cho việc GDPTTM cho trẻ
tốt. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ triển khai
thông qua một số hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non,
trú trọng các nội dung giáo dục các hành vi như tôn trọng bạn, tôn trọng người
lớn, biết chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn, biết giải quyết mâu thuẫn, chấp
nhận ý kiến hợp lý của người khác…bởi văn hoá thẩm mĩ trong sinh hoạt đời
thường của con người – xã hội, bao gồm không chỉ các biểu tượng về con người,
sự hoàn thiện về thể lực, vẻ đẹp của tác phong, của trang phục và nơi ở, mà cả
thể hiện thực tế các biểu tượng ấy ở diện mạo, tác phong sinh hoạt, tính cách của
cá nhân và tính cộng đồng của cá nhân. Giáo viên luôn quan tâm định hướng để
trẻ giải quyết, hoặc giáo viên phải kịp thời giải thích, điều chỉnh giúp trẻ ở một
số tình huống khó giải quyết mà trẻ vấp phải, giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải
nghiệm các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Việc tổ chức tốt các hoạt
động giáo dục các kĩ năng xã hội sẽ góp phần quan trọng giúp trẻ biết vận dụng
kiến thức, kỹ năng mà trẻ mới nắm bắt được, những kinh nghiệm của trẻ để trẻ
trải nghiệm một cách tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho việc học
tập ở tiểu học nói chung và GDPTTM cho trẻ.
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư trang bị cơ sở vật
chất, các điều kiện thực hiện GDPTTM cho trẻ.
Xác định rõ công tác xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia
vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con
người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà
nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng
cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.
Do đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng hay còn gọi là tư
duy cụ thể, bằng tay cho nên mọi hoạt động giáo dục đưa đến với trẻ muốn đạt
được hiệu quả mong muốn cần thiết phải thông quan nhiều thiết bị, đồ dùng dạy
học, đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm, khám phá và phát triển nhận thức, đặc
biệt trên lĩnh vực GDPTTM phải thông qua các hoạt động mang tính nghệ thuật
(âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học...) và các hoạt động khác
14
trong trường mầm non cần được trang bị đầy đủ với nguồn kinh phí tương đối
lớn
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền vân động các
tầng lớp trong xã hội hưởng ứng tích cực trong xây dựng nền giáo dục địa
phương, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi
trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, môi trường giáo dục, nền nếp thói quen
trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, quan hệ nhà trường với phụ
huynh, giữa nhà trường với xã hội để nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn
hoá, có môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh... trong quá trình tích cực
tham mưu, vận động nhà trường đã đầu tư xây dựng trang bị được các công
trình, thiết bị cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc GDPTTM cho trẻ bằng
các việc làm cụ thể: tiếp tục mua sắm cho 02 lớp mẫu giáo 60 bộ bàn ghế nhựa
đúc quy cách màu sắc tươi sáng để thay thế cho các bộ bàn ghế đã cũ, hư hỏng,
thiếu thẩm mĩ; Đầu tư xây dựng môi trường ngoài lớp học xanh, sạch, đẹp để trẻ
tích cực hoạt động, sửa sang các công trình vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước,
trang trí ngoài hiên nhóm, lớp, tu bổ vườn thiên nhiên, trồng thêm bồn hoa, cây
cảnh sân trường, xây dựng bể xử lý rác thải, trang bị thêm các thùng đựng rác
bài trí đẹp mắt, giáo dục trẻ các thói quen bỏ rác vào thùngmột cây nước nóng
lạnh, ti vi, tủ đựng tài liệu, trang bị mỗi lớp .... Giúp cho trẻ được thu hút vào vẻ
đẹp tinh tế của thiên nhiên. tâm hồn trẻ được tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp
xúc với thiên nhiên, trẻ càng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp
hơn, tốt hơn, đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi
trường ngày càng đẹp hơn cũng là nhằm khuyến khích động viên trẻ đến
trườngĐầu tư mua sắm, trang bị đồ dùng dạy học như các đồ dùng dụng cụ giáo
dục âm nhạc, tạo hình...vv.., đồ chơi trong lớp, chỉ đạo giáo viên trang trí các
góc học tập xinh động gọn gàng đẹp mắt, thay đổi theo chủ đề chủ điểm và làm
mới môi trường học tập trong lớp cho trẻ được ngắm nhìn, hoạt động tích cực
khuyến khích trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc của bản thân với những hình
ảnh đẹp, sự bố trí, sắp xếp gọn gàng;
(Góc học tập của lớp Lá A trường MN Thạch Định năm học 2016-2017)
15
Bên cạnh đó nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tích cực trong việc làm đồ
dùng dạy học, đồ chơi trẻ em, tích cực trong việc trang trí nhóm, lớp trồng hoa
cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để thực hiện các tiết dạy, các hoạt động
ngoài trời xinh động, trẻ được hoạt động, trải nghiệm nhiều trên đồ dùng, đồ
chơi, cũng như môi trường học tập hấp dẫn thu hút trẻ và thông qua đó
GDPTTM cho trẻ
2.3.6. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình thực hiện tốt GDPTTM
cho trẻ.
Trẻ mầm non rất giàu cảm xúc, tâm hồn tuổi thơ của trẻ ngây thơ và trong
sáng, rất dễ tiếp nhận cái đẹp trong môi trường xung quanh. Vì vậy nhà trường
cần có sự phối hợp tốt với gia đình, cha mẹ trẻ để có những biện pháp và biết tận
dụng hữu hiệu các điều kiện có thể để GDPTTM cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn
diện.
Bản thân tôi đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, đưa ra được các giải
pháp hữu hiệu để phối hợp với phụ huynh trong công tác CSGD trẻ, hướng dẫn
cho cán bộ, giáo viên, các bậc phụ huynh trong trường hiểu sâu sắc vấn đề giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo, không chỉ thực hiện lồng ghép vào chương trình
giáo dục mầm non “tiết học” tạo hình, múa hát, đóng kịch, “các hoạt động khác
tại trường”… mà lớp học đầu tiên tuyệt vời nhất đó chính là gia đình. Sự cảm
nhận đầu tiên, rực rỡ nhất, ấn tượng nhất về vẻ đẹp được bắt nguồn từ thẩm mĩ
của cha mẹ từ mối quan hệ giao tiếp - ứng xử tốt đẹp trong gia đình, từ việc bài
trí nhà cửa, sắp xếp đồ đạc nơi trẻ được sinh sống, hay việc dạy con trẻ học nói,
học hát, chào hỏi ông, bà, bố, mẹ một cách lễ phép, dạy trẻ biết lao động tự phục
vụ để phát triển thể lực, sự khéo léo của đôi tay..... đây là điều kiện quan trọng
nhất để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, là một giải pháp đem lại hiệu quả giáo dục
cao, giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn, phối hợp với gia đình giáo dục trẻ tốt.
Bằng các hình thức thông qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường ba lần
trong năm; toàn trường xây dựng góc tuyên truyền; thông qua các hội thi
hằng năm; đặc biệt là giáo viên trực tiếp trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong
giờ đón, trả trẻ để trao đổi tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết nhằm giúp
cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ có thói
quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố
mẹ, người lớn. Có thói quen nề nếp trong học tập, trong các hoạt động, trẻ năm
vững các kiến thức, kỹ năng, trả lời hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, từ
đó chất lượng GDPTTM
cho trẻ được nâng lên rõ rệt.
2.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên.
Xác định rõ việc kiểm tra trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng trong
chức năng quản lý trường học, là công cụ thiết yếu nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục, kiểm tra nhằm đảm bảo tính pháp chế, tăng cường kỷ luật trong giáo
dục và nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém để bổ sung kịp thời. Tôi
đã xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học và tiến hành thường xuyên
16
theo kế hoạch bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo
định kỳ, kiểm tra đột xuất. Trong đó nhà trường đã kiểm tra toàn diện được100%
giáo viên; Kiểm tra chuyên đề mỗi giáo viên kiểm tra 2 lần/năm.
Việc kiểm tra đột xuất một số nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chương
trình, kiểm tra hồ sơ, giáo án, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc
đánh giá chất lượng. Kiểm tra kỹ năng của trẻ: Vở tập tô, làm quen toán, tạo
hình, các loại vở theo hướng dẫn của cấp trên…
Với mục đích nâng cao hiệu quả về GDPTTM cho trẻ mầm non, một vấn
đề mà tôi đang quan tâm, quá trình kiểm tra tôi đã chú trọng khâu lồng ghép nội
dung GDPTTM cho trẻ vào các hoạt động CSGD trẻ tại trường như thế nào, chất
lượng ra sao, được thể hiện trên kiến thức kỹ năng, cảm xúc thẩm mĩ, sự tự tin,
khéo léo, lễ phép với người trên, trẻ có ngoan không, có biết giữ gìn vệ sinh cá
nhân, phối hợp hoạt động cùng nhóm bạn, quá trình giao tiếp của trẻ có tốt
không, các tác phẩm nghệ thuật của trẻ như tranh vẽ, sản phẩm nặn, động tác
múa hát của trẻ có đẹp không....; chất lượng còn được thể hiện trên đồ dùng học
tập của bé, trang trí, sắp đặt nhóm, lớp, khâu vệ sinh lớp học, hoặc là bố trí giờ
ăn, giấc ngủ cho trẻ của giáo viên, đặc biệt là trực tiếp kiểm tra giáo án, giờ dạy
của giáo viên để nắm bắt được phương pháp dạy, việc lồng ghép thực hiện nội
dung chuyên đề vào bài dạy có hợp lý và đạt yêu cầu không!
Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác giáo
dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức,
xây dựng kế hoạch bối dưỡng nâng cao chất lượng CSGD trẻ nói chung và
GDPTTM cho trẻ.
2.4. Hiệu quả khi áp dụng các biện pháp trên đối với hoạt động
GDPTTM tại trường.
* Kết quả đạt được khi áp dụng các biện pháp trên vào hoạt động giáo dục
trong nhà trường năm học 2016-2017 đối với giáo viên và trẻ được khảo sát
đánh
giá cuối năm học tại thời điểm cuối tháng 3 năm 2017 như sau:
- Biểu 1.
TS cán
Chất lượng khảo sát cuối năm học 2016-2017
bộ, giáo Nắm được những vấn Biết tổ chức các hoạt Quan tâm, hứng
viên
đề chung về GDPTT động GDPTTM thông thú và sáng tạo
cho trẻ mầm non: qua các hoạt động mang trong việc tổ chức
Đặc điểm phát triển; tính nghệ thuật (âm các hoạt động
Mục tiêu, nội dung, nhạc, tạo hình, làm quen GDPTTM cho trẻ
Các
hoạt
động với tác phẩm văn học...) mầm non.
GDPTTM.
và các hoạt động khác ở
trường mầm non.
18
TS
Đạt tỉ lệ
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ
%
%
18
100
16
88,8
16
88,8
17
- Biểu 2.
TS Học
sinh
Chất lượng qua khảo sất đánh giá chất lượng về giáo dục
phát triển thẩm mĩ của trẻ
Trẻ dẽ hoà mình vào Trẻ biết nhận ra cái Trẻ có ước mơ về
các nhân vật, hình đẹp, cái xấu, có quan những điều tốt đẹp,
tượng trong các tác điểm rõ ràng về yêu có những suy nghĩ
phẩm nghệ thụât, thích những điều tốt vươn tới những điều
đồng nhất biến mình đẹp, không thích, loại tốt đẹp
trong đó, thể hiện sự trừ cái xấu.
cảm nhận của mình
bằng những cung bậc
tình cảm khác nhau
185
TS
Đạt tỉ lệ
TS
Đạt tỉ lệ
TS
Đạt tỉ lệ
%
%
%
150
81
165
89,1
155
83,7
Từ việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDPTTM cho trẻ
trong nhà trường kết quả cho thấy:
Cán bộ quản lý nhà trường đã nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề GDPTTM
cho trẻ mầm non, có nhiều kinh nghiệm trong cách chỉ đạo GDPTTM cho trẻ tại
trường từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo CSGD trẻ nói
chung, GDPTTM cho trẻ trong trường đạt chất lượng cao hơn.
Giáo viên đã nắm vững kiến thức cơ bản về những vấn đề chung GDPTTM
cho trẻ mầm non, mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức, lồng ghép vào các hoạt
động trong công tác CSGD trẻ, càng ngày càng tìm ra nhiều phương pháp mới
áp
dụng vào GDPTTM cho trẻ trong các hoạt động CSGD trẻ.
Từ việc luôn quan tâm đến chất lượng tổ chức thực hiện chuyên đề mà giáo
viên đã ghi chép nhật ký theo dõi sự tiến bộ của trẻ cũng như hứng thú và sáng
tạo trong việc tổ chức các hoạt động GDPTTM cho trẻ mầm non, giáo viên ngày
càng có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong mọi hoạt động đã đạt được mục tiêu
GDPTTM cho trẻ chất lượng giáo dục cao hơn so với đầu năm học.
Các cấp các ngành địa phương cũng như phụ huynh đã nâng cao được nhận
thức về vai trò của vấn đề GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non đến hình
thành phát triển nhân cách trẻ, từ đó đã có nhiều giải pháp phối hợp CSGD trẻ
cũng như hỗ trợ kinh phí để xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ
dùng dạy học đồ chơi cho trẻ.
Trẻ mầm non trong nhà trường qua một năm học được giáo viên CSGD
đảm bảo tiến độ, chất lượng nội dung chương trình của Bộ Giáo dục quy định,
trong đó quan tâm trú trọng đến GDPTTM, trẻ đã có nhiều tiến bộ vượt bậc
trong vấn đề nhận thức thẩm mĩ được thể hiện rõ nét đa số trẻ được phát triển tốt
về cảm xúc thẩm mĩ, trẻ biết thể hiện các cung bậc cảm xúc tình cảm khác nhau,
biết phân biệt cái đẹp cái xấu, điều hay lẽ phải, yêu thích caí đẹp và mơ ước
vươn tới, tự làm ra cái đẹp.
18
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Trong điều kiện phát triển hội nhập kinh tế Quốc tế, phát triển xã hội nước
nhà hiện nay cần có những con người mới phát triển toàn diện, con người cần
phải “vừa hồng, vừa chuyên” [2 ], để dựng xây quê hương đất nước giàu đẹp.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người thì tuổi thơ ấu, tức
là tuổi học tại trường mầm non, thời kỳ vàng của cuộc đời một con người rất
quan trọng, mang tính chất quyết định cho sự hình thành và phát triển nhân cách,
phát triển toàn diện. Vấn đề GDPTTM là một nội dung quan trọng trong giáo
dục trẻ mầm non hình thành nhân cách, phát triển toàn diện, thế nhưng hiện nay
các trường mầm non nói chung và trường mầm non Thạch Định nơi tôi công tác
vẫn chưa quan tâm đúng mức vấn đề này. Vì vậy năm học 2016-2017 chuyên
ngành cấp trên đã mở chuyên đề GDPTTM cho trẻ mầm non đến toàn thể cán
bộ, giáo viên mầm non, nhằm đem đến kiến thức chuyên môn cho cán bộ, giáo
viên mầm non, thực hiện nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ. Đứng trước
tình hình đó tôi luôn trăn trở và có kế hoạch tập chung nghiên cứu tìm tòi sáng
kiến nhằm áp dụng chỉ đạo nhà trường trong việc thực hiện GDPTTM cho trẻ có
được kết quả cao hơn. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp
mới như trên vào thực tế công tác quản lý chỉ đạo và GDPTTM cho trẻ cho thấy
kết quả:
Bản thân đã nâng cao hơn kiến thức về các công tác phối hợp tham mưu
với lãnh đạo cấp trên, phối hợp với các bậc phụ huynh trong trường trong việc
đầu tư kinh phí trang bị cho công tác CSGD trẻ nói chung và GDPTTM nói
riêng, qua quá trình tìm tòi nghiên cứu sách vở, tài liệu tôi đã nắm được sâu sắc
hơn về tầm quan trọng của GDPTTM, hiểu được sâu sắc vấn đề GDPTTM là
một nội dung quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
mầm non, tiền đề cho việc hình thành những công dân tương lai có một hồn
“đẹp”, giàu lòng nhân ái, giàu tình yêu thương, biết cảm nhận cái đẹp, bảo vệ và
sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. Đó là điều rất cần cho bất cứ trẻ nào, dù sau
này trẻ trở thành công nhân, nông dân, nhà bác học hay người nghệ sĩ, bởi điều
cao cả mà ai cũng cần hướng tới đó chính là giá trị của “Chân - Thiện - Mĩ”.
Mặt khác tôi đã chỉ đạo áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng GDPTTM
cho trẻ mầm non, từ đó chỉ đạo nâng cao được chất lượng đội ngũ trong CSGD
trẻ nói chung và GDPTTM cho trẻ mầm non nói riêng, chỉ đạo chuyên môn,
giáo viên trong trường căn cứ trên tình hình thực tế của nhà trường, tình hình
kinh tế - xã hội cũng như nền văn hoá địa phương, thực hiện GDPTTM cho trẻ
đạt được kết quả rõ rệt trong năm học, đây cũng là một thực nghiệm tốt để tiếp
tục ứng dụng trong những năm học sau tại trường nơi tôi quản lý nói riêng và tôi
tin tưởng rằng bằng những giải pháp như trên, có sự đam mê nhiệt huyết của cán
bộ giáo viên mầm non khi áp dụng vào dạy trẻ sẽ đem lại được kết quả cao hơn
hiện nay trong công tác GDPTTM cho trẻ mầm non trên địa bàn huyện nhà.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với phòng giáo dục:
19
Tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng trường lớp, chỉ đạo sát sao
công tác chuyên môn để nhà trường nâng cao chất lượng CSGD trẻ và phát triển
mọi mặt, nhà trường vững vàng đi lên đạt các tiêu chí của trường mầm non đạt
chuẩn Quốc gia mức độ 2.
* Đối với địa phương, đồng nghiệp.
Xin khuyến nghị địa phương có kế hoạch đầu tư kinh phí để xây dựng
phòng học, các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đồ
chơi đam bảo cho hoạt động CSGD trẻ nâng cao các tiêu chí trường chuẩn Quốc
gia phấn đấu được công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.
Với khả năng, năng lực của bản thân cùng với sự trăn trở, nhiệt huyết nghề
nghiệp tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, trải nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ phát triển toàn diện nói chung và GDPTTM cho trẻ mầm non nói riêng nhằm
góp phần vào sự nghiệp giáo dục mầm non, với năng lực chuyên môn, kinh
nghiệm còn ít, trong quá trình nghiên cứu, trải nghiệm bản thân tôi căn cứ trên
tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên, tình hình cơ sở vật chất nhà trường hiện
có, tình hình học sinh cũng như điều kiện của địa phương, nên tôi tin tưởng
rằng SKKN không khỏi những hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được, đồng nghiệp,
hội đồng xét SKKN các cấp xem xét, góp ý, bổ sung để tôi có thể hoàn thiện
hơn về chuyên môn của mình góp phần nhỏ bé xây dựng và phát triển sự nghiệp
giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Thạch Đinh, ngày 20 tháng 03 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết SKKN
Ngô Thị Hoa
Lưu Thị Giang
/
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vai trò của việc giáo dục ý thức thẩm mĩ đối với sự phát triển nhân cách con
người trong nền kinh tế thị trường - Ths. Phạm Thị Tuân - Trường chính trị
Nghệ An;
[2]. Di chúc Hồ Chí Minh;
[3]. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non- Bài
giảng chuyên đề hè 2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành;
[4]. Quản trị hiệu quả trường học - Nguyễn Khắc Oanh, Phạm Quốc Tuấn - Nhà
xuất bản Hà Nội năm 2009;
[5]. Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non (Theo chương trình giaó dục mầm
non mới) - Lê Thị Đức, Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hoà – Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam năm 2011;
[6]. Chương trình giáo dục mầm non - NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011;
[7]. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động Giáo dục trong trường Mầm
non -NXB Giáo dục Việt nam Năm 2011;
[8]. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGD ĐT năm 2015 hợp nhất Quyết định về
điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
……………………………….
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lưu Thị Giang
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Định
Kết quả
đánh giá Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
đánh giá
(A, B,
xếp loại
hoặc C)
1. Một số kinh nghiệm xây dựng
Phòng giáo dục
A
2002-2003
đội ngũ giáo viên
và đào tạo
Thạch Thành
2. Một số biện pháp tổ chức nuôi Sở giáo dục và
C
2003-2004
dưỡng bán trú tại trường mầm
đào tạo Thanh
non
Hoá
3. Một số biện pháp xây dựng cơ Phòng giáo dục
A
2004-2005
sở vật chất tại trường mầm non và đào tạo
Thạch Tân đạt chuẩn Quốc gia Thạch Thành
4. Một số kinh nghiệm chỉ đạo
Sở giáo dục và
C
2007-2008
thực hiện nội dung giáo dục
đào tạo Thanh
bảo vệ môi trường trong trường Hoá
mầm non
5. Một số biện pháp tự rèn luyện
Sở giáo dục và
C
2010-2011
năng lực của Hiệu trưởng, nâng đào tạo Thanh
cao năng lực quản lý chuyên
Hoá
môn trường mầm non
6. Một số biện pháp xây dựng
Sở giáo dục và
C
2013-2014
nguồn CBQL trường mầm non đào tạo Thanh
kế cận tại trường mầm non
Hoá
Thạch Tân
---------------------------------------------------Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
22