Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non thành kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU
GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH KIM

Người thực hiện: Phạm Thị Thu Giang
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Kim
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THẠCH THÀNH NĂM 2017


MỤC LỤC
STT

Nội dung:

Trang

1
2
3
4
5
6


7
8

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
Thành Kim
2.3.1. Khảo sát đánh giá và phân loại giáo viên mẫu giáo trong
việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên cho phù hợp:

1
1
2
2
2
2
3
3

9

10

11

4
6

6

12

2.3.2. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian
năm học 2016 - 2017 và chỉ đạo giáo viên lựa chọn trò chơi
phù hợp với từng độ:

8

13

2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước
khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ:

9

14
15
16
17
18
19


2.3.4. Chỉ đạo giáo viên tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian
thông qua các hoạt động:
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ
huynh trong việc sưu tầm và làm đồ dùng phục vụ cho các trò
chơi dân gian.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2.Kiến nghị

10
13
15
17
17
17


1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi chúng ta ai cũng đã từng trảỉ qua tuổi thơ với bao kỷ niệm gắn với
thời thơ ấu cùng với những trò chơi con trẻ hàng ngày. Có thể nói trò chơi không
thể thiếu trong cuộc sống của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ mầm non. Là giáo viên mầm
non hơn ai hết chúng ta đều biết: Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt
động vui chơi. Chơi được ví như “Cơm ăn, nước uống hàng ngày của trẻ”, chính
vì thế mà trẻ không chỉ cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe và được học tập
mà quan trọng nhất là trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi ở độ tuổi
này vô cùng phong phú, mỗi trò chơi đều có luật chơi, cách chơi riêng và mang
những sắc thái, hứng thú khác nhau khiến trẻ có thể chơi suốt ngày mà không hề

biết chán.
Trong kho tàng trò chơi của trẻ, tôi thật sự quan tâm đến mảng trò chơi
dân gian. Hầu hết các trò chơi dân gian đều được kết tinh từ quá trình sinh hoạt,
lao động hàng ngày của nhân dân, nó tích tụ trí tuệ và niềm vui sống của bao thế
hệ người Việt Nam. Trò chơi dân gian trẻ em mang những cái tên giản dị, mộc
mạc như: Kéo co, chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, chuyền thẻ, rồng rắn lên
mây, ô ăn quan, đua vịt, bịt mắt bắt dê....với những dụng cụ để chơi cũng đơn
giản, dễ kiếm, dễ tìm và dễ làm, có thể chỉ là quả bưởi non, que tre, que trúc vót
nhẵn, hay những hòn sỏi, mảnh bát vỡ khe tròn, mảnh vải vụn....cũng làm được
dụng cụ để cho cả một nhóm trẻ chơi say xưa cả buổi. Điểm độc đáo nhất của
mảng trò chơi dân gian là trong quá trình chơi trẻ không chỉ được vận động tay,
chân mà còn được kết hợp đọc các câu văn vần, đồng dao có nhịp, được gieo
vần một cách thoải mái và có thể dài ngắn hoặc lặp đi lặp tùy thích với các luật
chơi, cách chơi rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi mầm non chưa biết đọc,
chưa biết viết. Qua chơi trẻ đón nhận được rất nhiều điều thú vị và bổ ích, làm
cho môi trường xung quanh của trẻ đẹp hơn và ngày càng rộng mở. Có thể nói
trò chơi dân gian trẻ em có một vị trí khá quan trọng góp phần tạo nên diện mạo
văn hóa truyền thống dân tộc. Trò chơi dân gian đã gắn liền với tuổi thơ của biết
bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng bồi đắp tình yêu quê hương
đất nước, nó ra đời gắn liền cùng môi trường sống gần gũi với thiên nhiên và
con người Việt Nam góp phần tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể
chất, tâm hồn và trí tuệ cho trẻ. Do đó việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ là góp phần hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, nhưng năng lực, phẩn chất, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi. Thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa, mang đậm tính
truyền thống còn giúp trẻ phát huy tốt khả năng tư duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ
trải nghiệm chân thực nhất về văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng làm thế nào
để việc giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo thật sự có hiệu
quả, khi thực tế vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non nói chung và trường mầm non Thành Kim nói riêng thật sự chưa được
chú trọng và chưa được quan tâm đúng mức, một số giáo viên chưa hiểu sâu về
1


mảng trò chơi dân gian nên thật sự chưa thấy được tầm quan trọng trong việc
cho trẻ tiếp cận khám phá nhiều về các trò chơi dân gian. Do đó khi tổ chức các
trò chơi dân gian cho trẻ chơi chưa đạt được hiệu quả cao.
Xuất phát từ lý do trên, bản thân là một Phó hiệu trưởng đồng hành phụ
trách chuyên môn của nhà trường tôi thật sự trăn trở rất nhiều, sự trăn trở ấy đã
thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm
non Thành Kim” nơi tôi công tác để làm đề tài nghiên cứu trong sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành
Kim” tôi nghiên cứu với mục đích đưa ra được một số biện pháp nhằm chỉ đạo
giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất và góp phần
nhỏ bé vào việc giữ gìn và lưu truyền trò chơi dân gian để nét đẹp văn hóa giàu
bản sắc dân tộc này mãi mãi là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam và không
bao giờ bị mai mọt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Kim.
- Nghiên cứu về ý nghĩa, vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo
và hoạt động tổ chức trò chơi dân gian của từng giáo viên ở các lớp mẫu giáo
trong trường mầm non Thành Kim để từ đó tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên tổ chức trò chơi dân gian trong trường có hiệu quả hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết.

- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp quan sát, thống kê, sử lý số liệu, tổng hợp kết quả và đánh
giá.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến:
- Năm học 2010 – 2011, bản thân đang là một giáo viên đứng lớp 5 tuổi
tại trường mầm non Thạch Định, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi
dân gian vào trường học. Phòng giáo dục huyện triển khai, hướng dẫn và chỉ đạo
các trường tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, nắm bắt được sự cần thiết của việc
tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, tôi đã nghiên
cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Thạch Định”, sáng kiến của tôi đã
được hội đồng khoa học phòng giáo dục Thạch Thành cùng sở giáo dục Thanh
Hóa đánh giá xếp loại A cấp huyện và loại C cấp tỉnh.
Bản thân hiện nay là được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý đã năm năm tôi
vẫn dõi theo, ngầm nhận xét và đánh giá việc thực hiện đề tài khoa học của mình
trong các trường của huyện nói chung và của đơn vị tôi công tác nói riêng tôi
2


thấy vẫn còn nhiều trăn trở, tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu đề tài này nhưng
nghiên cứu và triển khai ở cương vị là người lãnh chỉ đạo nên có những điểm
mới sau:
- Bao quát khảo sát và tổng hợp tình trạng chung về việc tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
Thành kim nói riêng tôi thấy: Có lẽ do việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non không phải là một trong chín hoạt động trong
ngày của trẻ vì nó chỉ được lên kế hoạch và tổ chức lồng ghép ở các hoạt động
trong ngày nên đa số giáo viên chỉ chú trong đến việc tổ chức các hoạt động

trong ngày của trẻ mà thôi vì thế nên đôi khi việc tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ còn theo kiểu hình thức lấy lệ, làm cho có đủ nội dung chứ chưa thật sự say
mê và cũng chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Do đó biện pháp mới cốt lõi của tôi là
"Khảo sát đánh giá và phân loại giáo viên mẫu giáo trong việc tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp".
- Nghiên cứu đưa ra những biện pháp cụ thể và trực tiếp chỉ đạo giáo viên
thực hiện các biện pháp đó: Cụ thể tôi khai thác và chuyển thể các biện pháp ở
sáng kiếm cũ mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả thành những biện pháp mới
phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện tại và theo đúng cương vị là chỉ đạo thực
hiện với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo
trong nhà trường đó là việc phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở và
kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ của giáo viên và kết
quả từ học sinh, với mong muốn rèn cho giáo viên kỹ năng tổ chức thường
xuyên, say mê và sáng tạo trò chơi dân gian cho trẻ. Trẻ thì thật sự hứng thú và
nhiệt tình tham gia chơi
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Trò chơi dân gian được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động sinh hoạt
của người dân, không đơn giản giúp con người có được phút giây thư giãn, giải
trí sau giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa
mỗi con người với nhau, trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo lưu
truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác mang đậm bản sắc văn
hóa dân gian mặt khác trò chơi dân gian còn góp phần thỏa mãn nhu cầu chơi
của trẻ. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ còn giúp trẻ hướng về cội
nguồn và hiểu hơn những giá trị độc đáo của văn hóa cổ truyền dân tộc, là
phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở
rộng nhận thức, tình yêu quê hương đất nước và đó cũng là một tiêu chí trong
phong trào phát động: "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực".

Chính vì vậy trò chơi dân gian trẻ em rất cần thiết được lựa chọn và tổ chức cho
trẻ chơi trong trường mầm non. Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám
đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: Cuộc sống đối với trẻ em không thê
thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của
3


con trẻ mà nó chức đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản
sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triên
tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiêu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy
móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi
các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi
ngày trước - đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ có ở các thành
phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiêu và quay về nguồn với
các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết [3].
2.2.Thực trạng của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo ở trường Mầm non Thành Kim:
* Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
Trường mầm non Thành Kim là một trường chuẩn quốc gia, năm học
2016 -2017 có tổng số cán bộ giáo viên gồm 33 đồng chí.
- Trong đó số cán bộ quản lý: 3 đồng chí.
- Số giáo viên đứng lớp: 28 đồng chí. Cụ thể giáo viên đứng lớp mẫu giáo
là 24 đồng chí. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường còn khá trẻ,
năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng
- Nhân viên: 2 đồng chí.
* Về học sinh:
Tổng số giáo viên toàn trường là: 398 trẻ được phân chia thành 18 nhóm
lớp. Trong đó:
- Trẻ nhà trẻ: 4 nhóm với 56 học sinh.

- Mẫu giáo: 14 lớp với 342 học sinh.
Sau khi khảo sát thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo trong những năm qua tại nhà trường tôi thấy thực sự chưa đạt hiệu rõ rệt cụ
thể như sau:
- Giáo viên đã chủ động trong việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho
từng chủ đề trong năm học và đã tổ chức cho trẻ chơi lồng ghép trong các hoạt
động, nhưng một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu sắc về mảng trò chơi dân
gian, một số lại chưa coi trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, do đó chưa
quan tâm nhiều đến việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ một cách thường
xuyên. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian còn đang hời hợt
và sử dụng các biện pháp hướng dẫn cho trẻ chơi còn qua loa, lấy lệ, chưa chú ý
duy trì sự hứng thú của trẻ, trong quá trình chơi, chưa động viên khích lệ trẻ một
cách kịp thời. Mặt khác một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh
nghiệm còn lúng túng trong việc tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động
tập thể.
- Đa số giáo viên chú trọng đến tổ chức các hoạt động chung, các hoạt
động để lại sản phẩm nhiều hơn, chưa có sự đầu tư về thời gian để tìm tòi sáng
Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK cña c©u nãi trªn):
- Ở mục 2.1: Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói:Cuộc
sống đối với trẻ em ....là một việc làm cần thiết“ tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3.

4


tạo để tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng có hiệu quả,
mà chỉ tổ chức lặp di lặp lại một số trò chơi đã quá quen với trẻ, các đồ dùng
phục vụ cho trò chơi còn đơn giản, nhiều khi giáo viên chọn những trò chơi
không phải làm đồ dùng, không có sự sáng tạo, nên không tạo được sự hứng thú
khi trẻ tham gia chơi.
- Quan hệ giao tiếp của trẻ trong quá trình hoạt động cũng chưa được chú

ý đúng mức, khi trẻ chơi giáo viên chưa thực sự hòa cùng với trẻ để động viên
khích lệ gây hứng thú cho trẻ chơi. Cạnh đó do cơ sở vật chất của nhà trường
còn thiếu thốn, nhà trường chưa khắc phục được những khó khăn về môi trường
hoạt động: như sân trường còn chật, đồ dùng tổ chức các hoạt động còn chưa
được phong phú.
*Kết quả khảo sát việc tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viên và
khảo sát chất lượng trên trẻ đầu tháng 9 năm học 2016 - 2017 tôi tổng hợp
được kết quả như sau:
- Đối với giáo viên:
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
Khá
TB
SL SL Tỷ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
lệ
%
%
%
%
Giáo viên có hiểu về
trò chơi dân gian nói
12,5 6
25
15
62,5
0
0
chung và trò chơi dân 24 3

gian dành cho trẻ
mầm non nói riêng
Giáo viên có kỹ năng
2
8,3
6
25
16
66,7
0
0
tổ chức trò chơi dân 24
gian cho trẻ
- Đối với trẻ :
Nội dung
Tổng
số
trẻ
Trẻ có hứng thú
tham gia các trò
chơi dân gian
Trẻ có kỹ năng khi
tham gia các trò
chơi DG

342

342

Giỏi

SL Tỷ
lệ
%

Đạt
Khá
SL Tỷ
lệ
%

TB
SL Tỷ lệ
%

SL

Tỷ lệ
%

43

55

16,1

147

97

28,4


13,1

168

30

12,5

8,8

45

Chưa đạt

43

49

102

30

5


Nhìn vào kết quả trên tôi rất trăn trở và đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa
vào thực nghiệm một số biện pháp sau.
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Kim:

2.3.1. Khảo sát đánh giá và phân loại giáo viên mẫu giáo trong việc tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho phù
hợp:
Trước hết tôi tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch tổ chức
khảo sát, đánh giá, nhận xét, phân loại khả năng tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ của từng giáo viên mẫu giáo để nắm vững kỹ năng, trình độ của từng giáo
viên bằng các hình thức sau:
- Tổ chức kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, giáo án của từng giáo viên. Đa số giáo
viên có hồ sơ sổ sách sạch sẽ, trình bày khoa học, trong kế hoạch cũng như trong
bài soạn đều có lồng ghép trò chơi dân gian cho trẻ theo kế hoạch tổ chức thực
hiện các trò chơi dân gian đầu năm học của nhà trường.
- Kiểm tra đột suất việc giáo viên tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi dân
gian trong kế hoạch cá nhân để nắm được chất lượng giáo viên và hiệu quả trên
trẻ của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong nhà trường.
- Kiểm tra trình độ hiểu biết của giáo viên về trò chơi dân gian thông qua
việc trả lời một số câu hỏi hiểu biết về trò chơi dân gian và tầm quan trọng của
việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.
Câu hỏi 1: Đồng chí hiểu gì về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân
gian dành cho trẻ mầm non nói riêng?
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy nêu tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non hiện nay?
Kết quả khảo sát, đánh giá và phân loại như sau:
+ Giáo viên có hiểu về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian
dành cho trẻ mầm non nói riêng: Giói 3 đồng chí; Khá 6 đồng chí; Trung bình:
15 đồng chí
+ Giáo viên có kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ: Giỏi 2 đồng
chí; Khá: 6 đồng chí; Trung bình 16 đồng chí.
Từ kết quả trên tôi quyết định lên kế hoạch triển khai đến toàn thể giáo
viên trong trường ở buổi họp chuyên môn với nội dung sau: Trong cuộc họp tôi
đưa ra cuộc thảo luận về trò chơi dân gian nói chung và mảng trò chơi dân gian

dành cho trẻ mầm non nói riêng, để giáo viên tự thảo luận đưa ra những ý kiến
của bản thân. Trong quá trình trao đổi, một số giáo viên trẻ thổ lộ rằng thực sự
các cô ấy không có nhiều kiến thức hiểu biết về trò chơi dân gian, vì tuổi thơ
cũng không còn được chơi những trò chơi ấy mà chỉ bắt trước một số trò chơi
phổ biến, được nghe kể hoặc được xem trên truyền hình và được thông qua nội
dung của phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà
thôi nên khi thực hiện tổ chức cho trẻ chơi còn lơ mơ, lấy lệ chưa đem lại hiệu
quả. Một số giáo viên lớn tuổi hơn thì có hiểu biết về trò chơi dân gian và cũng
biết cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ nhưng chưa có lòng say mê và cũng
6


chưa thật sự nắm được tầm quan trọng của trò chơi này đối với thế hệ trẻ nên
cũng tổ chức hời hợt lấy lệ do đó không thu hút được trẻ tham gia chơi. Tôi thâu
tóm hết các ý kiến sau đó tôi tổng hợp và nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của
trò chơi đối với trẻ mầm non và sự cần thiết của việc giữ gìn, bảo tồn trò chơi
dân gian loại trò chơi không đơn thuần chỉ là chơi vui mà nó chứa dựng cả nền
văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc đang bị mai một và lãng quên.
Qua đó giáo viên đã có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng và vô cùng cần
thiết trong việc giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian
thông qua việc tổ chức có hiệu quả các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Tiếp theo tôi thảo luận với giáo viên về mảng trò chơi dân gian dành cho
trẻ em, phát động phong trào tìm hiểu, sưu tầm thu thập các loại trò chơi dân
gian trẻ em, thu thập về cách chơi, luật chơi để làm phong phú kiến thức hiểu
biết về trò chơi dân gian cho giáo viên, tạo cho giáo viên sự đam mê thì khi
truyền tải và tổ chức cho trẻ chơi mới linh hoạt, sáng tạo được.
Tôi khẳng định việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ thực sự có hiệu quả,
trước hết người giáo viên cần phải có hiểu biết sâu sắc về trò chơi dân gian,
hiểu rõ tính chất của từng loại trò chơi, do đó việc phân loại trò chơi là rất cần
thiết. Từ đó tôi thảo luận và thống nhất với giáo viên phân trò chơi dân gian

thành các loại như sau:

Hình ảnh: Họp chuyên môn triển khai chuyên mục thảo luận thống nhất về trò
chơi dân gian trong trường mầm non Thành Kim

a. Loại trò chơi dân gian góp phần phát triển thể lực và ngôn ngữ cho
trẻ:
Trong quá trình chơi trẻ được vận động nhịp nhàng toàn bộ cơ thể, qua chơi
giúp trẻ tăng cường về mặt thể lực, rèn sự dẻo dai, đồng thời trẻ vừa chơi vừa
đọc những câu văn vần, những bài đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ;....đó là
những trò chơi như: Trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi lộn cầu vồng, trò chơi cướp
cờ, kéo co, đua vịt, chồng nụ chồng hoa, thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây....
7


b. Loại trò chơi dân gian góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ: Qua chơi
trẻ được phát triển trí tuệ, phản xạ nhanh nhạy, tư duy lo gích....gồm có các trò
chơi như: Trò chơi ô ăn quan, trò chơi oẳn tù tì, trò chơi trốn tìm, trò chơi đánh
chuyền, bịt mắt bắt dê, gắp cua, mèo đuổi chuột,....
c. Loại trò chơi góp phần phát triển thẩm mĩ cho trẻ: Trò chơi này
giúp trẻ khả năng sáng tạo, năng khiếu thẩm mĩ, tính kiên trì....như: Trò chơi
nặn tò he bằng đất sét, làm chong chóng bằng lá dừa, làm trâu bằng lá mít, trò
chơi pháo đất.
d. Loại trò chơi tái tạo lại hoạt động hàng ngày của người lớn: Trò
chơi này giúp trẻ có hiểu biết về công việc của người lớn, thích được làm những
công việc như người lớn, học được cách ứng xử, giao tiếp của người lớn....như:
trò chơi “Đi cầu đi quán”; Trò chơi “dệt vải”; trò chơi “Giã chày một”.....
2.3.2. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian năm học
2016 - 2017 và chỉ đạo giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với từng độ:
Đầu năm học tôi phối hớp với đồng chí Đào phó hiệu trưởng nhà trường

xây dựng kế hoạch thực hiện các trò chơi dân gian trong năm học theo hướng
tổng quát định hướng và bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch gợi ý trò chơi dân
gian theo các chủ đề để giáo viên các nhóm lớp dựa vào đó để xây dựng kế
hoạch tổ chức các trò chơi dân gian vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
hàng ngày phù hợp với từng chủ đề.
Kế hoạch gợi ý trò chơi dân gian cho các chủ đề:
TT
Chủ đề
Nội dung tổ chức các trò chơi dân gian
Nu na nu nống, thả đỉa ba ba. Lộn cầu vồng, bắt
1 Trường Mầm non
bóng..
Trốn tìm, kéo co, chi chi chành chành, bịt mắt đánh
2 Bản thân
bóng, đá cầu, ném bóng vào xô....
Mèo đuổi chuột, kéo co, tập tầm vông, nu na nu
3 Gia đình
nống....
4 Nghề nghiệp
Chồng nụ chồng hoa, nhảy dây, cờ lúa ngô, dệt vải.
Thế giới thực vật, Cướp cờ, kéo co, ô ăn quan, ném còn, chơi đu, ăn quả
5
tết Nguyên Đán
nhả hạt, quăng dây tiếp sức, ném vòng cổ trai, ....
Rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, xỉa cá mè, câu ếch,
6 Thế giới động vật
gắp cua, bắt vịt con
7 Giao thông
Trốn tìm, đá cầu, oẳn tù tì, bánh xe quay
Hiện tượng tự

Thả đỉa ba ba, lộn cầu vồng, tập tầm vông, nhảy lò
8
nhiên
cò, nhảy dây, gắp cua, chuyển nước, chìm nổi
QH- Đất nước 9
Kéo co, lộn cầu vồng, đua vịt, nhảy bao bố....
Bác Hồ
Chồng nụ chồng hoa, ô ăn quan, mèo đuổi chuột,
10 Trường tiểu học
đánh chuyền
Từ kế hoạch gợi ý trên giáo viên các nhóm lớp dựa vào đó để xây dựng
kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
hàng ngày phù hợp với từng chủ đề và như chúng ta đã biết ở mỗi độ tuổi trẻ có
8


mức nhận thức và khả năng tư duy, chú ý có chủ định khác nhau, do đó các trò
chơi cũng cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Do đó
tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn trò chơi như sau:
- Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Do khả năng chú ý có chủ định còn hạn
chế, với nhận thức còn đang khái quát, đơn giản, tôi nhắc nhở giáo viên nên
chọn những trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng, không phải tư duy nhiều chỉ cần chơi
vui vẻ, nhanh nhẹ và khéo léo là đủ như các trò chơi sau: Nu na nu nống; Dung
dăng dung dẻ; Kéo cưa lừa sẻ; Chi chi chành chành; Gắp cua; Đua vịt; Kéo co;
Lộn cầu vòng; Rồng rắn lên mây; Câu ếch,.....
- Đối với trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi: Khả năng chú ý có chủ định và nhận
thức của trẻ đã cao hơn so với trẻ 3-4 tuổi. Do đó cũng phải chọn thêm những
trò chơi có yêu cầu cao hơn biết định hướng, biết phối hợp với bạn khác khi chơi
thì ngoài các trò chơi của trẻ mẫu giáo bé còn có các trò chơi như: Trò chơi: Bịt
mắt bắt dê; Lộn cầu vòng; Kéo co; Thả đỉa ba ba; Rồng rắn lên mây;....

- Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Khả năng ghi nhớ có chủ định và tư duy
của trẻ đã phát triển mạnh, yêu cầu giáo viên tổ chức ngoài các trò chơi đã chơi
ở lứa tuổi trước ra thì nên chọn thêm các trò chơi sau: Ô ăn quan; Chuyền thẻ;
Trốn tìm, Cướp cờ; Trồng nụ trồng hoa; Ném còn; Rải suốt; Đá cầu; Uẳn tù tì;....
Sau khi triển khai biện pháp này tôi thấy giáo viên có cái nhìn gần gũi,
thân thiện hơn với trò chơi dân gian, giáo viên quan tâm hơn đến việc chọn trò
chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động trong ngày của trẻ. Hứng thú hơn
trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
Sau khi giáo viên lên kế hoạch tháng, tuần tôi duyệt cẩn thận và theo dõi việc
thực hiện kế hoạch một cách đầy đủ, tổng hợp đánh giá nhận xét vào những buổi
họp chuyên môn tiếp theo.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ:
Do đặc trưng của trò chơi dân gian là vừa chơi vừa hát hoặc đọc những lời
đồng dao nào đó, các câu hát hay lời đồng dao đó khiến cho không khí cuộc chơi
vui vẻ, nhộn nhịp hơn, mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa
song bài nào cũng phù hợp với tư duy của trẻ, gần gũi dễ hiểu với trẻ khi vừa
đọc vừa chơi. ví dụ như: Trò chơi "chuyền thẻ" trẻ vừa chơi vừa đọc "Rải bàn
một, một que mốt, que mai, con tra, con hến, con nhện, dăng tơ, quả mơ, quả
táo, quả đào lên đôi. Rải bàn đôi, đôi tôi, đôi chị, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành
hoa, đôi lên ba. Rải bàn ba, ba quả na, ba ,quả táo, ba quả đào, một lên tư. Rải
bàn tư, tư củ từ, tư củ khoai, hai lên năm. Rải bàn năm, năm con tằm, năm lên
sáu. Rải bàn sáu, sáu củ ấu, bốn lên bảy. Rải bàn bải, bảy quả na, ba lên tám.
Rải bàn tám, tám quả trám, hai lên chín. Rải bàn chín, chín gốc cột, một lên
mười", hay trò chơi: Rồng rắn lên mây, trẻ vừa chơi vừa hát: "Rồng rắn lên mây,
có cây núc nác, có nhà khiên binh, ông thầy thuốc có nhà hay không?" câu hát
dường như chẳng có mạch, ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó lại không thể chơi
được,...vì vậy để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian đạt hiệu quả cao thì trước
khi tổ chức cho trẻ chơi mội trò chơi dân gian nào đó giáo viên cần phải chuẩn
9



bị đầy đủ các yếu tố như: Chuẩn bị lời ca, đọc (nếu có trong trò chơi), chuẩn bị
dụng cụ chơi, chuẩn bị địa điểm chơi.
Với việc chuẩn bị lời ca, đọc: Tôi yêu cầu giáo viên phải sắp xếp thời gian
cho trẻ đọc mọi lúc, mọi nơi khi có thể, nhất là vào thời điểm đón, trả trẻ hay
trong hoạt động chiều, động viên, khích lệ trẻ để trẻ hứng thú tham gia đọc
thuộc và đọc rõ lời trước khi chơi, có như thế khi chơi trẻ mới chơi một cách dễ
dàng và hứng thú.
Với việc chuyển bị dụng cụ chơi: Tôi yêu cầu giáo viên trước khi tổ chức
cho trẻ chơi bất cứ trò chơi nào đều phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chơi và đảm
bảo đủ cho các nhóm chơi để tất cả trẻ trong lớp cùng được tham gia chơi. Vì
mỗi trò chơi dân gian đều có luật chơi và cách chơi khác nhau vì thế mà dụng cụ
chơi cũng khác nhau và thiếu nó thì trò chơi sẽ không diễn ra được.
VD: Trò chơi "đánh chuyền" không thể thiếu 10 que được vót nhẵn và
một đồ vật có dạng khối cầu vừa tầm tay cầm của trẻ như quả bưởi non hay quả
bóng, phục vụ cho mốt tốp 4,5 trẻ chơi, vì vậy để cho trẻ các lớp cùng được
tham gia chơi thì tuỳ theo số trẻ của lớp mình để chuẩn bị.
Ngoài ra một yếu tố không thể thiếu cho khâu chuẩn bị đó là chọn địa
điểm chơi sao cho phù hợp với từng trò chơi và từng thời điểm chơi. Ví dụ: Nếu
chơi trong hoạt động ngoài trời thì địa điểm chơi phải là khu sân rộng, bằng
phẳng, sạch sẽ, nếu ở hoạt động góc thì dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng để tại góc
cho trẻ chơi theo các nhóm nhỏ.
Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả tốt hay không, khâu
chuẩn bị hoàn chỉnh là đã đạt 50% kết quả, phần còn lại là do sự truyền thụ của
cô và hứng thú của trẻ. Vì thế yêu cầu giáo viên phải có sự hướng dẫn, tổ chức
cho trẻ chơi một cách khoa học, sáng tạo, đảm bảo được tính đặc thù của từng
loại trò chơi, biết khai thác tất cả những gì đã có trong thực tế và suy nghĩ tìm
tòi tạo thêm niềm vui mới cho trẻ bằng chính khả năng sư phạm, lòng yêu nghề
mến trẻ của mình. Khi cho trẻ chơi cô giáo vừa phải là người hướng dẫn vừa là

người bạn cùng chơi với trẻ để tạo ra môi trường thân thiện giúp các em có hứng
thú và tự nguyện chơi.
Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy giáo viên có tiến triển rõ rệt về
mọi mặt: Chu đáo trong công tác chuẩn bị. Nhanh nhẹn hoạt bát, hướng dẫn trẻ
chơi say mê hơn, sinh động hơn và thu hút trẻ hứng thú tham gia chơi hơn.
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian thông
qua các hoạt động:
Như chúng ta đã biết: Mỗi hoạt động của trẻ trong ngày đều nhằm đạt
được mục đích nhất định vì hoạt động nào cũng có tính chất chung của nó và
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng tham gia. Nếu hoạt động
học được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời
lại giúp trẻ được gần gũi với với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng, sự vật
xung quanh và góp phần phát triển thể chất cho trẻ, hay ở hoạt động góc trẻ lại
được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Do đó để
giúp giáo viên đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động đạt hiệu quả tôi đã chỉ
10


đạo giáo viên chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi và từng
hoạt động cụ thể.
Đối với hoạt động học: Tôi chỉ đạo giáo viên triển khai một số nội dung
cụ thể việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ thông qua hoạt động học như sau:
Với hoạt động phát triên thê chất: Tôi hướng dẫn giáo viên chọn những
trò chơi dân gian đưa vào nội dung "Trò chơi vận động" sao cho phù hợp.
Ví dụ: Đề tài: "Bật xa 30cm" của lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, sau khi cho trẻ
vận động cơ bản chuyển sang phần trò chơi vận động tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi "Lộn cầu vồng" với cách chơi như sau: Từng đôi một đứng đối diện nhau,
nắm tay nhau và cùng vung tay về hai bên theo nhịp lời của bài đồng dao, mỗi
tiếng vung tay sang một bên
"Lộn cầu vồng

Nước sông đang chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng".
Đọc đến câu cuối "Cùng lộn cầu vồng" trẻ vẫn nắm tay nhau, cả hai cùng
đưa một bên tay lên đầu và cùng chui qua tay vẫn nắm với nhau xoay nửa vòng,
sau câu hát hai trẻ quay lưng lại với nhau và tiếp tục thực hiện như lần trước để
trở về vị trí cũ là quay mặt với nhau.

Hình ảnh: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đang chơi trò "chơi lộn cầu vồng"
Trò chơi này trẻ chơi rất hứng thú và phù hợp khi trẻ vừa vận động cơ
chân lại được vận động cơ tay giúp trẻ phát triển hài hoà.
Với hoạt động làm quen với toán: Tôi gợi ý để giáo viên chọn các trò
chơi phù hợp cho vào phần luyện tập.
Ví dụ: Chủ đề hiện tượng tự nhiên, lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, đề tài:
Đếm đến 8, nhận biết nhóm có tám đối tượng, nhận biết số 8. Ở phần luyện tập
tổ chức cho trẻ chơi trò chơi "gắp cua". Đồ dùng chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ
gồm có 8 viên sỏi. Cách chơi: Hai tay trẻ nắm lại, các ngón tay đan đan vào
nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua. vừa đọc "gắp cua bỏ giỏ" vừa khéo léo
11


gắp từng hòn sỏi thả vào lòng của 2 bàn tay, khi gắp hết cho trẻ đếm số "cua" đã
gắp được. Trẻ rất hứng thú chơi, qua đó gúp trẻ củng cố đếm đến 8 và nhận biết
nhóm có 8 đối tượng.
Đối với hoạt động ngoài trời: Tôi chỉ đạo giáo viên dự vào kế hoạch gợi
ý trò chơi dân gian theo các chủ đề để chọn lựa trò chơi phù hợp với chủ đề và
đưa vào kế hoạch tuần của mình để thực hiện. Tôi triển khai thực nghiệm qua ví
dụ sau đây

Ví dụ: Chủ đề bản thân, hoạt động ngoài trời đề tài
- Nội dung 1: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
- Nội dung 2: Trò chơi vận động: "Kéo co"
- Nội dung 3: Chơi tự do
Trò chơi tổ chức như sau:
Chuẩn bị: Đồ dùng là một sợi dây thừng to mềm dài 6 m, giữa sợi dây
được buộc một cái nơ làm dấu phân chia giữa hai đội, vẽ 1 vạch thẳng ngang
làm ranh giới giữa hai đội chơi.
Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương về thể lực,
xếp thành hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn ra một cháu khoẻ nhất đứng
đầu ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây, trẻ
đứng nối tiếp phải đứng so le không đứng về một phía. chân trước chân sau, lấy
tư thế chuẩn bị, khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả dùng sức kéo mạnh dây về phía
mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là
thua cuộc.
Trò chơi này rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, phát triển tính
đoàn kết tạo nên sức mạnh tập thể và khơi dậy trong mỗi cá nhân trẻ sự nỗ lực
của bản thân. Bên cạnh đó những bạn cổ vũ sẽ là động lực lớn để thúc đẩy sức
mạnh tập thể. Trò chơi thu hút được rất nhiều trẻ tham ra chơi và cổ vũ trong khi
chơi.

Hình ảnh: Trẻ "Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C" đang chơi trò chơi kéo co.
12


Đối với hoạt động góc: Tôi chỉ đạo giáo viên dự vào kế hoạch gợi ý trò
chơi dân gian theo các chủ đề để chọn lựa trò chơi phù hợp với chủ đề và cho
vào kế hoạch tuần của mình để thực hiện. Với hoạt động góc nên chon những trò
chơi nhẹ nhàng, chơi theo nhóm nhỏ, ví dụ: Ở góc phân vai của chủ đề gia đình

thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như "nu na nu nống, chi chi cành cành, gắp
cua..."
Đối với hoạt động mọi lúc mọi nơi:
Để việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt kết quả cao và trở thành việc
làm thường xuyên của giáo viên và hoạt động thường ngày của trẻ tôi chỉ đạo và
gợi ý cho giáo viên thường xuyên cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi, như tổ chức
cho trẻ chơi trò chơi dân gian trong giờ đón, trả trẻ, trong thời gian chuyển tiếp
giữa hoạt động này với hoạt động kia.
Ví dụ: Cho trẻ chơi cho trẻ chơi trò các trò chơi " Chi chi cành cành, nu
na nu nống, gắp cua, dệt vải, lộn cầu vòng, uẳn tù tì,.....".
Ngoài ra tôi còn tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng để xin kế hoạch tổ
chức các trò chơi dân gian trong buổi tổ chức tết Trung thu cho trẻ và trường tôi
đã tổ chức cho trẻ đón tết trung thu kết hợp cho trẻ chơi các trò chơi dân gian
như trò chơi: Bịt mắt bắt dê, Kéo co, nhảy bao bố, đua vịt. Qua việc tổ chức này
đã tạo được niềm vui, hứng thú lớn cho trẻ và phụ huynh trong toàn trường.
Sau khi chỉ đạo thực hiện biện pháp này tôi thấy có chuyển biến rất nhiều,
thể hiện là khi duyệt kế hoạch của giáo viên có kế hoạch chơi các trò chơi ràng,
đều đặn, khi trực tiếp kiểm tra, thăm lớp dự giờ giáo viên lồng ghép tổ chức các
trò chơi dân gian trong các hoạt động hàng ngày rất đều đặn và có kết quả tốt
cạnh đó trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
trong việc sưu tầm và làm đồ dùng phục vụ cho các trò chơi dân gian.
Công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là
một việc làm vô cùng quan trọng đối, làm tốt được việc đó là một thành công
lớn của mỗi giáo viên. Với trò chơi dân gian được đúc rút từ kinh nghiệm sống
và sinh hoạt hàng ngày của bao thế hệ người Việt nam, bên cạnh đó đúng như
câu tục ngữ cha ông đã để lại: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao" phụ huynh có bao thế hệ với vốn sống và kinh nghiệm sống của
cha ông truyền lại, cần phát huy sức mạnh của nhân dân.
Từ những suy nghĩ và những khẳng định trên tôi triển khai đến giáo viên

để giáo viên hiểu và thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong buổi họp phụ
huynh và trong giờ đón trả trẻ để thu thập chắt lọc những trò chơi dân gian mà
họ biết phù hợp với trẻ giúp cô giáo làm phong phú thêm kho tàng trò chơi dân
gian của lớp. Qua quá trình phối hợp và triển khai của giáo viên, các lớp đã thu
thập được rất nhiều trò chơi dân gian từ phụ huynh phù hợp cho trẻ. Có những
trò chơi sau khi thu thập giáo viên đã cải tạo cách chơi và luật chơi của một số
trò chơi đưa vào cho trẻ chơi đạt hiệu quả cao cụ thể là hai trò chơi sau:
- Chơi "u":

13


Địa điểm: Nơi tổ chức trò chơi là một mảng sân rộng được vạch ranh
giới ở giữa và có 2 đội chơi.
Luật chơi: Yêu cầu của trò chơi là mỗi lần u chỉ được dùng một hơi
không được dùng hơi thứ hai, ai sai luật sẽ bị chết (là không được chơi).
Cách chơi: Sau khi uẳn tù tì bên nào thắng sẽ được đi trước. Một người
trong đội đi trước sẽ hít một hơi dài vừa chạy sang bên đội bạn vừa phát âm "u"
kéo dài, hai tay khua phải người nào của đội bạn và chạy về đội mình trước khi
hết hơi "u" là đã bắt được 1 người làm tù binh nhốt vào một ô vẽ sẵn bên đội
mình và được đi tiếp, nếu người "u" bị bắt trước khi hết hơi thì bị chết và bị đội
bạn bắt làm tù binh cho đứng vào vòng tròn theo quy định. Lúc này lượt chơi sẽ
thuộc về đội bên. Khi bên nào đi tiếp mà đội mình có người bị bắt thì trong quá
trình "u" sang đội bạn phải tìm cách tiếp cận với người bị bắt vừa "u" và phải
khua tay được vào bạn bị bắt và chạy nhanh về phía đội mình trước khi hết hơi
"u" là đã cứu được bạn. Nếu bên nào bị bắt nhiều là thua cuộc.
- Chơi "cù": Cù là một vật được đẽo bằng gỗ to tròn dần về phía trên,
phía dưới nhỏ và hơi nhọn, ở giữa hơi ngẳng.
Địa điểm: Tổ chức chơi trên nền sân bằng phẳng rộng, nhẵn.
Dụng cụ chơi: Là những chiếc "cù" có hình thù khác nhau tuỳ thuộc vào

từng địa phương, nơi thì gần giống hình bầu dục một đầu to, một đầu nhỏ và
nhọn, ở giữa có khấc ngẳng để quấn giây. Một sợi dây dài 50 - 60cm bằng len
bên hoặc bằng vải được thắt nút một đầu.
Luật chơi: Phải quấn cù chặt dây theo đúng chiều kim đồng hồ để khi
giật giây "cù" phải được quay tròn trên mặt đất hoặc mổ cù thật mạnh xuống đất
đồng thời giật mạnh giây để cù quay. Cù của ai quay lâu là thắng cuộc, hoặc cù
nào thua là bị chết sẽ bị bỏ vào một vòng tròn vẽ sẵn, muốn cứu cù ra người
chơi không đưa cù nhẹ nhàng mà phải mổ mạnh cù vào vào cái cù muốn cứu
trong vòng sao cho cái cù đó văng ra khi vòng mà cù của người cứu vẫn quay
thì cù được cứu đó mới tiếp tục được chơi.
Cách chơi: Quấn dần đầu dây không có nút vào đầu nhỏ của cái cù lên
đầu to theo chiều kim đồng hồ đến khi hết dây kẹp đầu dây có nút vào kẽ ngón
tay trỏ sao cho thật vững để giữ lấy sợi giây rồi đưa cù ra phía trước đồng thời
giật mạnh dây cù về phía sau thế là chiếc cù quay tròn trên mặt đất phẳng. Khi
chơi cù của ai quay lâu là cù đó thắng cuộc. Cũng tuỳ vào quy định của từng
tốp chơi để nều luật chơi, có tốp chỉ chơi đưa cù sao cho cù quay lâu là thắng
cuộc, nhưng cũng có tốp lại quy định cù nào thua là bị chết sẽ bị bỏ vào một
vòng tròn vẽ sẵn, muốn cứu cù ra người chơi không đưa cù nhẹ nhàng mà phải
mổ mạnh cù vào vào cái cù muốn cứu trong vòng sao cho cái cù đó văng ra khi
vòng mà cù của người cứu vẫn quay thì cù được cứu đó mới tiếp tục được chơi.
Cách chơi này rất nguy hiểm chỉ phù hợp với các anh chị thanh thiêú niên
Giáo viên sưu tầm hai trò chơi trên và đã tự tìm hiểu qua luật chơi, cách
chơi và chỉ rõ ra được "chơi u" giúp trẻ phát triển thể chất rất tốt, mỗi lần trẻ hít
sâu để lấy hơi giúi cho khoang phổi của trẻ phát triển, mặt khác trong quá trình
chơi còn rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo và mưu trí để lừa sự sơ hở của đối
14


phương, cách chơi cũng đơn giản. Còn trò "chơi cù" giáo viên cải tạo luật chơi
phù hợp với trẻ 5-6 tuổi là chỉ đưa cù nhẹ nhàng, cù nào quay lây sẽ thắng cuộc.

Trò chơi này giúp trẻ rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay phối kết hợp giữa
cách quấn cù và quay cù sao cho cái cù quay lâu, để tạo được kỹ năng này yêu
cầu trẻ phải kiên trì tập luyện thì mới thành công được.
Cả hai trò chơi này đều phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn. Giáo viên còn biết
phối hợp nhờ phụ huynh đẽo cù và tự tay bện một số dây cù bằng len và tổ chức
cho trẻ chơi. Qua theo dõi đánh giá đầu tiên trẻ còn lúng túng chưa chơi được,
dần dần khi đã biết chơi trẻ rất hứng thú chơi, còn với trò chơi u trẻ vô cùng
hứng thú. Tôi rất thích biện pháp này nên tiếp tục đề nghị giáo viên nhận rộng
rãi trong toàn thể phụ huynh ở tất cả các lớp trong toàn trường để tìm thêm
nhiều trò chơi nữa cho trẻ chơi.
Cạnh đó nhà trường còn phát động giáo viên sưu tầm các trò chơi đã được
in thành sách, in trong báo, trên truyền hình… giáo viên ghi chép lại sau đó lựa
chọn những trò chơi phù hợp để tổ chức tại lớp, ngoài ra còn khuyến khích giá
viên có thể sáng tác ra các trò chơi mới nhưng vẫn phải đảm bảo những qui định
đó là: Phải phù hợp với đối tượng là trẻ mầm non, có cách chơi, luật chơi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một năm chỉ đạo thực hiện các biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức
các trò chơi dân gian cho trẻ tôi tổng hợp và đánh giá được kết quả như sau:
*Đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên,
tháng 3 năm 2017:
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
Khá
TB
SL
SL Tỷ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
lệ
%

%
%
%
Giáo viên có hiểu
về trò chơi dân
gian nói chung và
24
7
29.2 13 54.2
4
16.6
0
0
trò chơi dân gian
dành cho trẻ mầm
non nói riêng
Giáo viên có kỹ
năng tổ chức trò
24
6
25
11
45.8
7
29.2
0
0
chơi dân gian cho
trẻ
* Kết quả khảo sát trên 14 lớp mẫu giáo, tháng 3 năm 2017:

Nội dung
Tổng

Giỏi
SL Tỷ

Đạt
Khá
SL Tỷ

Chưa đạt
TB
SL Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ
15


số
trẻ
Trẻ có hứng thú
tham gia các trò
chơi dân gian
Trẻ có kỹ năng khi
tham gia các trò
chơi DG

lệ

%

lệ
%

%

%

342

125

36.5

175

51.2

42

12.3

0

0

342

109


31.8

138

40.4

95

27.8

0

0

Nhìn vào bảng trên so với đầu năm tỷ lệ trẻ có hứng thú trong khi tham
gia các trò chơi dân gian, kết quả loại tốt tăng 24%, khá tăng 35.1%. Trẻ trung
bình giảm 30.7%, không có trẻ chưa đạt. Trẻ có kỹ năng trong khi tham gia các
trò chơi dân gian tốt tăng: 23%, khá tăng: 27.1%, Trẻ trung bình: giảm 21.2%.
không còn trẻ chưa đạt.
Giáo viên có hiểu biết về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian
dành cho trẻ mầm non nói riêng: Tốt tăng 16.7%; Khá tăng: 29.2%; Trung bình
giảm: 37.5%.
Giáo viên có kỹ năng tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ có chất
lượng chất lượng: Tốt tăng 16.7%; Khá tăng: 290.8%; Trung bình giảm: 51%.
Có thể nói: Sau một năm triển khai thực nghiệm các biện pháp trên tôi
thấy hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo trong
trường mầm non Thành Kim được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
- Đối với nhà trường: Qua việc chỉ đạo tổ chức giáo viên cho trẻ chơi trò
chơi dân gian đạt hiệu quả như trên đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng

chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
- Đối với giáo viên: Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên, hầu hết giáo viên trong trường đã có tầm nhìn sâu sắc hơn về
mảng trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian dành cho trẻ em mầm non
nói riêng. Giáo viên đã thường xuyên tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian
vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, say mê tìm tòi, thu thập những trò
chơi đan gian để tổ chức cho trẻ chơi trong trường, có kỹ năng và sáng tạo trong
quá trình tổ chức cho trẻ chơi, thu hút trẻ ngày càng hứng thú tham gia các trò
chơi khi cô tổ chức, đặc biệt là trò chơi dân gian.
- Đối với trẻ: Các cháu mạnh dạn, tự tin hơn, hứng thú với các trò chơi do
cô tổ chức, trẻ có điều kiện trải nghiệm, khám phá, giao tiếp giữa trẻ với trẻ,
giữa trẻ với cô gần giũ thân thiện hơn, trẻ phát triển tốt về mặt ngôn ngữ, làm
giàu vốn từ mở rộng tầm hiểu biết, tham gia trò chơi còn giúp các trẻ thêm gắn
bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể.
- Về bản thân: Bản thân tôi rất vui mừng vì sau khi thực hiện thực nghiệm
sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi nhận thấy rõ sự đổi thay trong cách nhìn của
giáo viên về việc tổ chức trò chơi cho trẻ nói chung và việc tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ nói riêng, thấy giáo viên say mê hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng
16


trẻ, hàng ngày trong sân trường và ở các lớp học thường xuyên nhộn nhịp vang
lên những câu đồng dao, những câu văn vần của những trò chơi dân gian làm
lòng tôi sao xuyến bâng khuâng nhớ về tuổi thơ với bao kỷ niệm cũng những trò
chơi con trẻ hàng ngày đã gắn bó trong tiềm thức của mình. Tôi mừng vui khi
thấy hình nhưng mình đã góp được một phần bé nhỏ vào việc đưa các bé trở lại
với cội nguồn, khơi dậy và bảo tồn nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc để trò chơi
dân gian Việt nam không bị mai mọt và lãng quên.
3.Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.

Với chương trình giáo dục mầm non mới như hiện nay, việc tổ chức các
trò chơi dân gian cho trẻ là rất cần thiết. Trẻ được vui chơi, vận động, khám phá,
giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nâng cao nhận thức của trẻ, phát triển các
giác quan, tăng cường thể lực. Thông qua các hoạt động của trò chơi trẻ tự bộc
lộ khả năng của mình, biết học hỏi nhường nhịn bạn bè, có tinh thần tập thể, biết
giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn.
Tổ chức các trò chơi dân gian yêu cầu người giáo viên phải biết sắp xếp
công việc, thực hiện nghiêm túc kế hoạch chuyên môn, phải có sự linh hoạt tùy
vào tình hình thực tế và nắm chắc nội dung trò chơi, tích cực, năng nổ, trao đổi
học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc làm của giáo viên thông qua việc dự
giờ thăm lớp, theo dõi chất lượng của từng lớp để có sự so sánh, nhận xét có kế
hoạch thực hiện tiếp theo.
Chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục để có hiệu quả, rèn kỹ năng giờ
nào việc nấy cho giáo viên tránh tình trạng làm qua loa, lấy lệ mang tính hình
thức.
Giáo dục Mầm non giữ một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách trẻ sau này. Do vậy công tác giáo dục mầm non phải được
tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống nhằm tạo dựng những
nền tảng ban đầu vững chắc cho quá trình phát triển sau này của mỗi cá nhân trẻ,
vì đó là chủ nhân tương lai của xã hội sau này, không được xem nhẹ hoạt động
nào. Nhận thức được điều đó tôi đã nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để
rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo hoạt động giáo dục và các hoạt động
khác tại trường với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục và khẳng định được thương hiệu của nhà trường với phụ huynh, mục tiêu
nhằm là tạo mọi điều kiện để trẻ phát triển thể lực và trí tuệ một cách tốt nhất,
góp phần đào tạo con người phát triển một cách toàn diện.
3.2. Kiến nghị.
Đối với ngành học mầm non: Tôi mong muốn, những sáng kiến kinh
nghiệm của các năm học đã đượ đánh giá có chất lượng được xếp loại cao của

các cấp sẽ được triển khai cụ thể trong ngành học để các trường chỉ đạo đến
tường giáo viên học hỏi và áp dụng với mong muốn tạo điều kiện góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục mầm non trong cả nước nói chung và trong ngành học
mâm non huyện nhà nói riêng.
17


Đối với nhà trường: Tiếp tục thực hiện tốt phong trào "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực". Chỉ đạo sát sao việc tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ trong nhà trường. Động viên khích lệ giáo viên tìm tòi, thu thập làm đồ
dùng cho những trò chơi dân gian phù hợi với các độ tuổi để thường xuyên tổ
chức cho trẻ chơi ngày càng đạt kết quả cao hơn.
Đối với lãnh đạo chính quyền địa phương: Quan tâm đôn đốc việc thi
công xây dựng trường và khuôn viên sân trường để đảm bảo tạo điều kiện tốt
nhất cho trẻ được học tập vui chơi trong năm học mới 2017-2018 đáp ứng với
nhu cầu ngành học đề ra.
Lời cảm ơn:
Tôi xin cảm ơn đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non Thành Kim và
những ý kiến đóng góp chỉ đạo, bổ sung của hội đồng khoa học cấp huyện đã
giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này. Song sáng kiến kinh nghiệm vẫn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các cấp, các ngành để sáng đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thạch Thành, ngày 05 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến


Phạm Thị Thu Giang

18


Tài liệu tham khảo (TLTK) và trích dẫn TKTK
[1]. Điều lệ trường mầm non.
[2]. Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009).
[3]. Nguồn trang điện tử Dân tộc học và Phát triển. Tác giả ( Đoàn Thu Hà) [3]
[4]. Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT về việc phát động thi đua xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực.
[5]. Tham khảo 101 trò chơi dân gian dành cho trẻ em.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thu Giang.
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường MN Thành Kim,

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại

(Phòng,
Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Một số biện pháp giúp trẻ trẻ
làm quen với MTXQ

Phòng

A

2003 - 2004

2

Một số BP để nâng cao chất
lượng HĐ làm quen chữ viết


Phòng

A

2004 - 2005

3

Một số biện pháp góp phần
nâng cao chất lượng Môn PTLN

Sở

C

2005 - 2006

4

Một số biện pháp tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ MG (56T)

Sở

C

2010 - 2011

6


Nâng cao chất lượng đội ngũ
GV trường mầm non Thành Vân
thông qua việc “Bồi dưỡng giáo
viên ứng dụng công nghệ thông
tin.

Sở

C

2013 - 2014



×