Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo tổng kết nghị quyết trung ương 3 khóa 8 - năm 2017 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH HDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.96 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN ... ... ...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/BC-GD&ĐT

... ... ... , ngày

tháng 08 năm 2017

BÁO CÁO TỔNG KẾT
Việc thực hiện Nghị quyết TW3 Khoá VIII về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Phần thứ nhất
TT̀NH HT̀NH THỰC HIỆN CHIẾN LÝỢC CÁN BỘ
NGUYÊN NHÂN ƯU KHUYẾT ĐIỂM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Tình hình đội ngũ cán bộ hiện nay
Phòng Giáo dục và Đào tạo ... ... ... được thành lập năm 1998 trên cơ sở thành
lập huyện ... ... ... tháng 9 năm 1998 khi tách khỏi phòng Giáo dục và Đào tạo Bạch
Thông. Năm học 1998-1999 ngành có tổng số 32 trường và 01 văn phòng trong đó
Mầm non: 9 trường; Tiểu học 15 trường, THCS có 6 trường và PTCS có 3 trường.
Tổng số biên chế năm học 1998-1999 là 438 biên chế.
Đến thời điểm tháng 8 năm 2017 phòng Giáo dục và Đào tạo ... ... ... có tổng
số 40 trường trong đó mầm non 16 trường (tăng 7 trường so với năm học 1998-1999),
tiểu học 15 trường PTCS 3 trường và THCS là 6 trường. Tổng số biên chế tính đến
thời điểm tháng 8 năm 2017 là 563 biên chế, tăng 125 biên chế so với năm học 19981999. Số cán bộ quản lý trong năm học 2007-2017 là 70 người trong đó lãnh đạo
phòng 02, mầm non 20, tiểu học 31 và THCS là 17.


Huyện ... ... ... là một huyện trẻ mới được thành lập 10 năm nên đa số đội ngũ
cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc cao, gương mẫu đi đầu cho các phong trào của
ngành, phấn đấu làm cho phong trào giáo dục của huyện ngày càng phát triển đáp
ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ năm 1998 đến nay ngành Giáo dục ... ... ... đang từng bước phát triển cả về
số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ. Nhiều cán bộ được cử đi đào tạo bồi dưỡng
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hiện có cán bộ làm chủ chốt của ngành.
Cụ thể như sau: Đối với lãnh đạo ngành: Hiện ngành Giáo dục ... ... ... đang có
2 lãnh đạo đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đại học = 100%, một đồng chí đã
có bằng Cao cấp chính trị và 01 đang theo học lớp Cao cấp chính trị.
Đối với các đơn vị trường học: Bậc mầm non hiện có 16 trường và có 20 cán
bộ quản lý trong đó có 14 hiệu trưởng và 6 Phó Hiệu trưởng, trình độ trên chuẩn của
hiệu trưởng là 7 người = 50%, trình độ đạt chuẩn là 13 = 65,0%. Dự kiến trong năm
học 2017-2009 ngành sẽ tham mưu với huyện bổ nhiệm thêm 5 cán bộ quản lý nữa.
1


Bậc tiểu học hiện có 18 trường (03 trường nằm trong PTCS) và có 31 cán bộ
quản lý trong đó có 15 hiệu trưởng và 16 Phó Hiệu trưởng, trình độ trên chuẩn của
hiệu trưởng 11 người = 73,3%, trình độ trên chuẩn của phó hiệu trưởng 6 người =
37,5 %, trình đạt chuẩn là 14 = 45,2 %.
Bậc THCS có 9 trường (03 trường PTCS): Tổng số 17 quản lý trong đó có 9
hiệu trưởng và 8 Phó Hiệu trưởng, trình độ trên chuẩn của hiệu trưởng 6 người =
66,7%, trình độ trên chuẩn của phó hiệu trưởng 2 người = 25 %, trình độ đạt chuẩn là
9 = 52,9 %.
Đa số đội ngũ cán bộ quản lý cả 03 bậc học đều đã được bồi dưỡng qua các lớp
quản lý nhà trường và đều biết sử dụng máy vi tính.
II. Tình hình thực hiện chiến lược về công tác cán bộ
Với quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ, đánh giá cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nhìn chung,

chiến lược cán bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện theo đúng quan điểm,
phương hướng về công tác cán bộ của Đảng: Công tác đánh giá, xếp loại cán bộ được
tiến hành dân chủ, khách quan, thận trọng, đúng nguyên tắc, đảm bảo đúng quy trình;
công tác quy hoạch cán bộ và thực hiện quy hoạch cán bộ từng bước đi vào nề nếp;
công tác bồi dưỡng cán bộ được chú trọng đào tạo bằng nhiều hình thức, phù hợp với
chức danh, chuyên môn, chủng loại cán bộ; công tác bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo
đúng quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tốt năng lực công tác, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt chính sách cán bộ về đào tạo, bồi dưỡng, về sử
dụng và quản lý cán bộ, về chế độ đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần… Qua đó,
đội ngũ cán bộ từ phòng tới cơ sở trường học có nhiều chuyển biến tích cực trong
nhận thức và hành động,ý thức tự giác rèn luyện phấn đấu, ý thức trách nhiệm trong
công tác và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ được nâng lên, phát huy sức mạnh tập
thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong các cơ quan đơn vị.
Tuy nhiên, công tác cán bộ còn một số hạn chế: Thực hiện đánh giá cán bộ ở
một số đơn vị trường học còn chưa được coi trọng đúng mức, còn mang tính hình
thức, nể nang, né tránh nên chưa phát huy được hết công tác quy hoạch cán bộ. Việc
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chất lượng còn chưa cao.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW3
Khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong đó công tác tổ chức, bộ máy cán bộ là nhiệm vụ cốt lõi, ngành Giáo dục và Đào
tạo ... ... ... đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ đến
năm 2020: Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý từ ngành đến cơ sở có phẩm
chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đảm bảo theo tiêu chuẩn Nghị quyết TW3 khóa VIII đã đề ra; phấn đấu đến năm
2015, đội ngũ cán bộ cấp trường 100% đạt trình độ trên chuẩn.
1) Tình hình xây dựng, ban hành và thực hiện các quy chế về công tác cán bộ;
cụ thể hoá, thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác và quản lý đội
ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị
và người đứng đầu.
2



Từ khi nhận được Nghị quyết TW3 Khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, huyện, ngành.
Ngành Giáo dục và Đào tạo ... ... ... đó tiến hành phổ biến, quán triệt nội dung văn
bản đến các đơn vị trường học trong toàn huyện. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của
cấp trên, hằng năm ngành lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, điều động và luõn chuyển
cán bộ, chuẩn bị nhân sự cán bộ quản lý trình huyện phê duyệt. Phần lớn cán bộ mới
đảm nhận nhiệm vụ đều trong diện được quy hoạch.
2) Tình hình và kết quả thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quy
định, quy chế và công tác cán bộ:
- Công tác đánh giá cán bộ: Hằng năm ngành có tổ chức đánh giá cán bộ công
chức cuối năm, từ đó phân loại cán bộ theo quy định của Bộ Nội vụ. Đưa vào bồi
dưỡng, quy hoạch những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, có tinh thần trách nhiệm
để làm nguồn cán bộ về sau. Tiếp tục bồi dưỡng cho những cán bộ còn yếu và đưa ra
khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu
đổi mới đất nước.
- Công tác quy hoạch cán bộ: Từ khi có các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh
ủy, Huyện uỷ. Ngành Giáo dục và Đào tạo ... ... ... đã mạnh dạn quy hoạch đội ngũ
cán bộ quản lý các trường học để đưa đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ đưa vào quy hoạch đã được cấp ủy, lãnh đạo cơ quan rà soát, xem xét,
đánh giá, điều chỉnh hàng năm; được đào tạo lý luận chính trị, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và được bố trí, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt theo quy
hoạch.
- Công tác quản lý và bố trí sử dụng cán bộ: Hiện nay ngành có tổng số 68 Cán
bộ quản lý cho cả 3 bậc học (mầm non, tiểu học, THCS) và đã được ngành tham mưu
bổ nhiệm vào các vị trí công tác phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện công
tác. Cán bộ quản lý trước khi bổ nhiệm đều được đào tạo, bồi dưỡng và đều nằm
trong danh sách quy hoạch.
- Công tác luân chuyển cán bộ: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cấp

trên, luân chuyển những cán bộ đã có 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại đơn vị cũ, dựa vào trình
độ, năng lực của từng cán bộ quản lý mà luân chuyển cho phù hợp nhu cầu công việc.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã
được Chi bộ, Lãnh đạo cơ quan quan tâm tăng cường và từng bước gắn công tác đào
tạo với quy hoạch cán bộ. Trong những năm gần đây tỉ lệ cán bộ được đào tạo bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý trường học đều tăng.
- Công tác xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ: Việc thực hiện các chính
sách do Trung ương và địa phương ban hành như quy định chính sách đào tạo và thu
hút nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ học tập lý luận chính trị,
quản lý hành chính nhà nước và nghiệp vụ đoàn thể, chính sách luân chuyển cán bộ,
chính sách ưu đãi ngành, các loại phụ cấp…đã thể hiện sự quan tâm hơn đối với cán
bộ công chức, đặc biệt là cán bộ nữ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc luân
chuyển, điều động.

3


Ngoài ra ngành đã thực hiện đầy đủ các chính sách đối với cán bộ nữ như thực
hiện các chế độ, chính sách lao động, tiền lýơng, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế, thai
sản, nuôi con nhỏ theo quy định…góp phần động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ yên
tâm công tác.
- Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ:
Hiện nay ngành có 563 cán bộ công chức, viên chức và 01 đồng chí phụ trách công
tác cán bộ nên khối lượng công nhiều, không có chuyên môn nên công tác cán bộ còn
gặp nhiều khó khăn.
III. Ưu điểm và khuyết điểm trong công tác cán bộ, bài học kinh nghiệm
1. Các ưu điểm (cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện)
Hệ thống văn bản chỉ đạo cấp trên đầy đủ, rơ ràng, hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dần trở thành quy trình chặt
chẽ, dân chủ, công khai, có tính chiến lược;

Việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ đã phát huy được tinh thần trách
nhiệm, chủ động, sáng tạo trong mỗi cán bộ cơ quan.
Đội ngũ cán bộ trẻ nhiều.
2. Khuyết điểm (cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện)
Thiếu nguồn cán bộ thực sự có năng lực quản lý có thể đưa được phong trào đi
lên.
Đội ngũ cán bộ tuổi cao còn nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong
công tác quản lý, trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Cán bộ trẻ tuy có trình độ, có năng lực nhưng lại trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi
con nhỏ, khó khăn trong công tác quản lý và nắm bắt thực tiễn, vv́ vậy thiếu kinh
nghiệm trong công tác quản lý
Công tác bồi dưỡng cho cán bộ còn ít, đặc biệt về lý luận chính trị.
3. Bài học kinh nghiệm
Thường xuyên phát hiện, đào tạo bồi dưỡng những cán bộ trẻ có năng lực,
trình độ và có điều kiện công tác bổ sung vào quy hoạch.
Đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ điều kiện, không đáp ứng được
yêu cầu đổi mới.
Phần thứ 2
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẾN NĂM 2011, NĂM 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
I. Phương hướng, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán
bộ
1) Phương hướng, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ từ nay đến năm 2011,
năm 2015 và đến năm 2020.
- Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện
uỷ theo tinh thần Nghị quyết TW 3 khóa VIII “về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
4


công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Phấn đấu từ nay đến năm 2011 sẽ có đủ cán

bộ quản lý cho các bậc học tiểu học và THCS, đến năn 2015 đủ cán bộ quản lý cho
các bậc học mầm non theo quy định của Bộ Nội vụ; Từ nay đến năm 2015 có 100%
CBQL đều đạt trình độ trên chuẩn và có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà trường, biết
sử dụng thành thạo máy vi tính; 50% CBQL có trình độ lý luận chính trị từ trung sơ
cấp trở lên; Đến năm 2020 có 100% CBQL có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở
lên.
Ngành xây dựng chiến lược cán bộ đúng tinh thần của Nghị quyết TW3 khóa
VIII là: Bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo hợp lý về cơ cấu, gắn với yêu cầu nhiệm vụ
chính trị và chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị trường học.
2) Quan điểm nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ từ nay đến năm 2011, năm
2015 và đến năm 2020.
- Công tác quy hoạch cán bộ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính
kế thừa và liên tục, khắc phục tv́nh trạng thiếu hụt, chắp vá, bị động về cán bộ. Thực
hiện luân chuyển cán bộ để tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng trình độ và năng lực cán
bộ từ thực tiễn công tác
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quy hoạch
cán bộ;
- Tập trung sắp xếp, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác quy
hoạch, tạo nguồn; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nữ;
II. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ từ nay đến năm 2011,
năm 2015 và đến năm 2020.
Bám sát quan điểm chỉ đạo của cấp trên trong công tác cán bộ, kịp thời phát
hiện bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng để có nguồn cán bộ cho những năm tiếp theo.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo đưa nguồn cán bộ trẻ đi đào tạo bồi dưỡng về
chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ.
Chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng nội dung yêu cầu của công tác cán bộ, hằng
năm có đánh giá, điều chỉnh, bổ sung nguồn cán bộ mới đưa vào diện quy hoạch.
Hằng năm ngành thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá cán bộ trước khi bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nâng cao phẩm chất

chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, tinh thần thái độ phục vụ
nhân dân.
Trên đây là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW III khóa VIII về
chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kính
báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo./.
Nơi nhận:

TRƯỞNG PHÒNG

- Sở GD&ĐT (B/c);
- Lýu: VT, TCCB.

Nguyễn Đình Toán
5


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIAI ĐOẠN 1998 – 2017
I. Những quan điểm, chủ trương của lãnh đạo tỉnh; các ban, bộ, ngành,
đOÀN THỂ Ở Trung ương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn
1998-2017
TỪ KHI NHẬN được NGHỊ QUYẾT TW 3 KHOÁ VIII về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất Nước, BAN THường VỤ TỈNH
UỶ, Ban Thường vụ huyệN ỦY Với quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đánh giá cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng, nhv́N CHUNG, CHIẾN Lược cán bộ được Ban Thường vụ huyện ủy
thực hiện theo đúng quan điểm, phương hưỚNG VỀ Công tác cán bộ của Đảng.
Công tác đánh giá, xếp loại cán bộ được tiến hành dân chủ, khách quan, thận
trọng, đúng nguyên tắc, đảm bảo đúng quy trình; CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN
BỘ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CÁN BỘ TỪNG Bước đi vào nề nếp; công tác

bồi dưỡng cán bộ được chú trọng đào tạo bằng nhiều hv́NH THỨC, PHÙ HỢP VỚI
CHỨC DANH, CHUYÊN MÔN, CHỦNG LOẠI CÁN BỘ.

6


Công tác bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo đúng quy hoạch, tạo điều kiện cho cán
bộ phát huy tốt năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt
chính sách cán bộ về đào tạo, bồi dưỡng, về sử dụng và quản lý cán bộ, về chế độ đãI
NGỘ VẬT CHẤT VÀ động viên tinh thầN.
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ: (THEO BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ GỬI
KÈM)
III. Những đề xuất, kiến nghị:
- VỀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ (TRÌNH độ đào TẠO, BỒI Dưỡng): NHẤT TRÍ
VỚI CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN đối VỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM, BỔ
NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÁC Cơ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN;
- VỀ TRIỂN KHAI CÁC HỆ TẠI CHỨC (đỐI Tượng, TIÊU CHUẨN đI HỌC
TẠI CHỨC, THỜI GIAN): Đối Tượng XÉT được đI HỌC THAM GIA CÁC HỆ đào
TẠO TẠI CHỨC PHẢI LÀ CÁN BỘ NGUỒN NẰM TRONG DIỆN QUY HOẠCH,
được TẬP THỂ đơN VỊ đồng Ư CHO đI HỌC.
- VỀ CÔNG TÁC BỒI Dưỡng CÁN BỘ: TẠO đIỀU KIỆN CHO CÁN BỘ
được THAM GIA DỰ CÁC LỚP BỒI Dưỡng VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
CŨNG NHư LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ.
- VỀ PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ đào TẠO VÀ đào TẠO CÁN BỘ:
NHẤT TRÍ PHÂN CẤP đào TẠO HIỆN HÀNH; CẦN MỞ RỘNG CÁC LỚP đào
TẠO VỀ địa PHươNG HOẶC LIÊN KẾT đào TẠO THEO NHU CẦU địa PHươNG.
- VỀ PHươNG THỨC PHỐI HỢP GIỮA BAN TỔ CHỨC TRUNG ươNG;
CÁC TỈNH UỶ, THÀNH UỶ; BAN CÁN SỰ đảng CÁC BỘ, BAN, NGÀNH đOÀN
THỂ Ở TRUNG ươNG VÀ CÁC Cơ SỞ đào TẠO để TRIỂN KHAI CÔNG TÁC đào
TẠO, BỒI Dưỡng CÁN BỘ: CẦN CÓ SỰ PHỐI HỢP đồng BỘ GIỮA CÁC BAN

NGÀNH đOÀN THỂ TRONG CÔNG TÁC đào TẠO, BỒI Dưỡng.
IV. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các điạ phương, bộ, ban,
ngành đoàn thể ở trung ương từ nay đến đại hội XI của ĐảNG và đến năm 2020.
DỰA TRÊN NHU CẦU CỦA CÔNG TÁC CÁN BỘ TỪNG THỜI KỲ MÀ
CÓ NHỮNG đIỀU CHỈNH CỤ THỂ CHO PHÙ HỢP.
HẰNG NăM NGÀNH GỬI NHU CẦU đàO TẠO BỒI Dưỡng LÊN CÁC Cơ
QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN PHÊ DUYỆT.
Cơ BẢN đến Năm 2020 CÓ 100% CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÁN BỘ NẰM
TRONG QUY HOẠCH được đào TẠO BỒI Dưỡng để đáp ỨNG được NHỮNG
YÊU CẦU đổi MỚI đất Nước TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN đại
HOÁ./.

7



×